You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG


KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế năng lượng, kinh tế môi trường,
biến đổi khí hậu

Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á.

NHÓM 42
Trần Khánh Ly : 2111113154
Nguyễn Thị Việt Hoài : 2111510035

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Trần Sỹ

TP. Hồ Chí Minh, 05 tháng 01 năm 2023

1
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan, đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC
CHÂU Á.” là bài nghiên cứu của nhóm tác giả, không có sự sao chép của người khác.
Đề tài là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, học hỏi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Trần Sỹ. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ yếu tố gian lận trong bài, nhóm tác giả xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, nhóm tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến giảng viên hướng dẫn T.S Nguyễn Trần Sỹ, người đã tận tình hướng dẫn và chia sẻ
ý kiến quý báu của mình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, nhóm tác giả nhận thức rõ về sự hạn chế trong kiến thức và kinh
nghiệm cá nhân, vì thế, bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm tác giả
mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng góp xây dựng từ Thầy, Cô để có thể
hoàn thiện bài báo cáo một cách chỉn chu và hoàn thiện hơn.

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương


nhỏ nhất thông thường

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

CS-ARDL Cross-Sectional Autoregressive


Distributed Lag

FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định

REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu


nhiên

GLS Generalized least squares Bình phương tối thiểu tổng


quát

VIF Variance Inflation Factor

WDI World Development Indicators Ngân hàng chỉ số phát triển

CRED Centre for Research on the Trung tâm Nghiên cứu Dịch
Epidemiology of Disasters tễ học Thiên tai

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU:
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong nghiên cứu 20
2 Bảng 4.1 Ma trận tương quan giữa các biến định lượng và 27
giá trị gia tăng ngành nông nghiệp
3 Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến định lượng và 27
giá trị gia tăng trong các ngành phi nông nghiệp
4 Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả kiểm định tự tương quan 28
5 Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả kiểm định hệ số phóng đại 29
phương sai VIF
6 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy tác động của thiên tai đến giá trị 30
gia tăng nông nghiệp và phi nông nghiệp (mô
hình không biến tương tác)
7 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy tác động của thiên tai đến giá trị 31
gia tăng nông nghiệp và phi nông nghiệp (mô
hình có biến tương tác)
8 Bảng 4.7 Kết luận tổng hợp từ mô hình 1 (không có biến 32
tương tác)
9 Bảng 4.8 Kết luận tổng hợp từ mô hình 2 (có biến tương 34
tác)

HÌNH VẼ:
STT Hình vẽ Nội dung Trang
1 Hình 2.1 Khung lý thuyết về những tác động của thảm họa 18
thiên nhiên đến phát triển kinh tế
2 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 20

4
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 4
CHƯƠNG 1: NỀN TẢNG VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 7
1. Bối cảnh nghiên cứu: 7
2. Mục tiêu nghiên cứu 7
3. Câu hỏi nghiên cứu 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
6. Cấu trúc của đề tài 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11
2.1 Tổng quan lý thuyết về thiên tai, giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, giá trị gia
tăng các ngành phi nông nghiệp 11
2.1.1 Tổng quan lý thuyết về thiên tai 11
2.1.2 Tổng quan lý thuyết về giá trị gia tăng ngành nông nghiệp 11
2.1.3 Tổng quan lý thuyết về giá trị gia tăng các ngành phi nông nghiệp 12
2.2 Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến giá trị gia tăng ngành nông
nghiệp và phi nông nghiệp châu Á 12
2.3 Đề xuất giả thuyết 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Quy trình nghiên cứu 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1 Mô hình nghiên cứu định lượng 21
3.2.2 Dữ liệu và biến 23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Kết quả mô hình đo lường tác động đến giá trị gia tăng ngành nông nghiệp và
phi nông nghiệp châu Á 27
4.1.1 Ma trận hệ số tương quan 27
4.1.2 Kiểm định Wooldridge 28

5
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023) 29
4.1.3 Kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF 29
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023) 29
4.1.4 Kết quả mô hình hồi quy 29
4.2 Bình luận kết quả nghiên cứu 37
4.2.1 Thiên tai 37
4.2.2 Giáo dục 38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 40
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 40
5.2 Một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai đến giá trị gia tăng
ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp ở châu Á 40
5.3 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 42
Tài liệu tham khảo 44

6
CHƯƠNG 1: NỀN TẢNG VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
1. Bối cảnh nghiên cứu:
Biến đổi khí hậu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm toàn cầu, ảnh hưởng
trực tiếp đến các khía cạnh kinh tế-xã hội và môi trường. Trên khắp thế giới, trong
những năm gần đây, nhiều khu vực đã phải đối mặt với những thảm họa thiên tai như
bão với cường độ mạnh, những đợt nắng nóng cực kỳ gay gắt, lụt lội, hạn hán và điều
kiện khí hậu khắc nghiệt, gây ra những tổn thất nặng nề về cả người và tài sản. Có nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa những hiện tượng thiên tai này và biến đổi khí
hậu (Thắng, 2010).Mặc dù thiên tai gây ra những hệ quả rất thảm khốc, nhưng tác động
của nó đối với một quốc gia cụ thể là không dễ dàng nhìn thấy. Khi nói đến tăng trưởng
kinh tế, có đa dạng các kết quả được ghi nhận. Các nước châu Á là những quốc gia
thường chịu nhiều tác động của thiên tai, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về khu vực này.
Do đó, nhóm tác giả nhận ra rằng việc nghiên cứu về “Tác động của thiên tai
đối với sự phát triển kinh tế ở các quốc gia châu Á” là hoàn toàn cần thiết, mang tính
chất quan trọng từ cả góc độ lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc
thay đổi nhận thức và hành động của cả các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư, nhằm
giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai đối với sự phát triển kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề tài được thực hiện với mục tiêu tổng quát là xác định
các yếu tố có thể ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp
và phi nông nghiệp của những quốc gia châu Á chịu tác động của thiên tai.
Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát, đề tài xác định ba mục tiêu cụ thể, gồm:
- Xác định mức độ ảnh hưởng của thiên tai đối với giá trị gia tăng ngành nông
nghiệp của các quốc gia châu Á.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của thiên tai đối với giá trị gia tăng các ngành phi
nông nghiệp của các quốc gia châu Á.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần làm giảm tác động của thiên tai
đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Mặc dù có nhiều nghiên cứu cố gắng điều tra xem thiên tai ảnh hưởng như thế
nào đến tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ những

7
hậu quả kinh tế vĩ mô của những sự kiện này, đặc biệt là ở châu Á. Nghiên cứu của
nhóm tác giả giải quyết khoảng trống nghiên cứu này bằng cách điều tra các tác động
kinh tế của các thảm họa thiên nhiên và mức độ nghiêm trọng khác nhau ở các quốc gia
có thu nhập trung bình cao và trung bình thấp ở châu Á. Cụ thể, nghiên cứu phân tích
thiên tai, mức độ nghiêm trọng của thiên tai đối với giá trị gia tăng ngành nông nghiệp
và phi nông nghiệp, đồng thời còn đưa ra một số khuyến nghị từ khía cạnh của chính
phủ nhằm tận dụng ảnh hưởng của thiên tai.
Nhìn chung, câu hỏi mà nghiên cứu này đề cập đến là: Tác động kinh tế của thiên
tai đến các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở các nước châu Á là gì và nên
làm gì để giải quyết những tác động đó?
1. Tác động của thiên tai tới tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á là gì?
1.1. Thiên tai có ảnh hưởng tới tăng trưởng giá trị gia tăng nông nghiệp ở các
nước châu Á?
1.2. Tác động kinh tế của thiên tai đến tăng trưởng giá trị gia tăng phi nông
nghiệp ở các nước châu Á như thế nào?
1.3. Có sự khác biệt nào về tác động của mức độ nghiêm trọng của thiên tai đối
với tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á không?
1.4. Các yếu tố kinh tế khác có kiểm soát được tác động của thiên tai tới tăng
trưởng kinh tế ở các nước châu Á không?
1.5. Có yếu tố xã hội nào ảnh hưởng đến tác động kinh tế của thiên tai ở các nước
châu Á không?
2. Cần đưa ra những khuyến nghị hoặc chính sách nào để khai thác những tác động tích
cực hoặc giảm thiểu hậu quả của thiên tai ở các nước châu Á?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác động của thiên tai đến tăng trưởng
kinh tế các quốc gia châu Á. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng từ 29 quốc gia châu
Á trong giai đoạn 1995 - 2021, bao gồm 10 quốc gia có thu nhập trung bình cao và 19
quốc gia có thu nhập trung bình thấp được thu thập từ World Development Indicators
(2021).

8
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả: dựa trên số liệu thu thập được, đề tài thống kê,
phân tích và đánh giá sự tương quan giữa các biến trong mô hình.
- Phương pháp phân tích định lượng: dùng mô hình hồi quy kinh tế lượng để nghiên
cứu ảnh hưởng của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế của 29 nước châu Á.
- Các dữ liệu phục vụ mô hình được cung cấp bởi World Development Indicators (2021)
và EM - DAT của Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học Thiên tai (CRED).
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt nghiên cứu khoa học:
Đề tài này đóng góp thêm vào hệ thống những nghiên cứu trước về tác động của
thiên tai đến tăng trưởng kinh tế, đánh giá mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế với
thiên tai thông qua những số liệu thống kê và mô hình kinh tế lượng. Đặc biệt, đề tài đã
đo lường mức độ chênh lệch trong tác động của thiên tai theo nguồn vốn hình thành
thông qua biến tương tác mới int3 (thiên tai x nguồn vốn hình thành).
Về mặt đóng góp chính sách
Đề tài đề xuất một số khuyến nghị với nhà nước và cộng đồng dân cư nhằm giảm
thiểu tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế quốc gia.
6. Cấu trúc của đề tài
Trong chương 1, đề tài giới thiệu bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối
tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Ở chương 2,
đề tài giới thiệu tổng quan lý thuyết về thiên tai, giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, giá
trị gia tăng các ngành phi nông nghiệp; tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của
thiên tai đến giá trị gia tăng ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp châu Á để từ đó rút
ra các giả thuyết về tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế. Kế thừa những lý
thuyết của chương 2, chương 3 đề cập đến quy trình, phương pháp, mô hình, và dữ liệu
nghiên cứu. Trong chương 4, đề tài phân tích số liệu cần thiết cho mô hình kinh tế lượng
và bình luận kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, trong chương 5 đề tài tóm tắt kết quả nghiên
cứu, đưa ra một số kiến nghị nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai đến tăng trưởng
kinh tế các quốc gia châu Á, đồng thời nêu các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.

9
Tiểu kết chương 1: Chương 1 của đề tài trình bày các vấn đề sau: (1) Bối cảnh
nghiên cứu, (2) Mục tiêu nghiên cứu, (3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (4) Phương
pháp nghiên cứu, (5) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, (6) Cấu trúc của đề tài.
Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, bài nghiên cứu xác định mức độ ảnh
hưởng của một số yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế với bộ dữ liệu lấy từ 29 quốc gia
châu Á giai đoạn 1990-2021. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ phác họa rõ nét tác
động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và đề xuất một số giải pháp hữu ích.

10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan lý thuyết về thiên tai, giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, giá trị gia
tăng các ngành phi nông nghiệp
2.1.1 Tổng quan lý thuyết về thiên tai
Hiện nay, các nghiên cứu về thiên tai vẫn chưa thống nhất về khái niệm, mặc dù
các quan điểm có nhiều nét tương đồng. Theo (Lindell and Prater, 2003), thiên tai xảy
ra khi một sự kiện địa lý, khí tượng hay thủy văn vượt quá khả năng ứng phó của một
cộng đồng đối với sự kiện đó. Tương tự, (Prasad and Francescutti, 2017) cho rằng thiên
tai là những hậu quả quá lớn của một rủi ro thiên tai, thường được liên kết với việc cạn
kiệt nguồn lực và thương vong khi chỉ ra sự khác biệt giữa thiên tai và rủi ro thiên tai.
Cùng với quan điểm trên, Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang (FEMA)
cho rằng rủi ro thiên tai là mối đe dọa của một sự kiện tự nhiên có thể gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực, trong khi thiên tai là những thiệt hại thực tế mà cộng đồng phải gánh
chịu khi rủi ro thiên tai xảy ra. Tại Việt Nam, theo Luật phòng, chống thiên tai năm
2013 đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 cho rằng: “thiên
tai là hiện tượng tự nhiên, bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường,
điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.” . Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng
chống thiên tai (2020) cũng đưa ra định nghĩa tương tự, theo đó “thiên tai là hiệu ứng
của một tai biến tự nhiên (lũ lụt, bão, phun trào núi lửa, động đất hay sạt lở đất) có thể
ảnh hưởng tới môi trường, và dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trường và/hay
con người”. Từ các quan điểm trên, có thể hiểu thiên tai là hậu quả của những hiện
tượng tự nhiên bất thường, vượt quá khả năng ứng phó của cộng đồng, gây ra những
thiệt hại về con người, kinh tế và môi trường.
Thiên tai có thể được xác định dựa trên bốn đặc điểm, bao gồm (1) xảy ra trong
thời gian ngắn và đột ngột, (2) kết quả tức thời và không tự chủ được, (3) đại diện cho
các thảm họa tiềm ẩn và (4) tạo ra tình huống khẩn cấp. Khi những mối nguy hiểm đó
tương tác với những tổn thương về kinh tế, xã hội, môi trường và vật chất thì thiên tai
sẽ xảy ra.
2.1.2 Tổng quan lý thuyết về giá trị gia tăng ngành nông nghiệp
Theo truyền thống, giá trị gia tăng nông nghiệp gắn liền với chế biến sản phẩm
thô (Lu and Dudensing, 2015). Trong những năm qua, các lựa chọn giá trị gia tăng cho

11
nông dân đã được mở rộng bao gồm việc nâng cao giá trị thông qua các đặc điểm nhận
dạng của sản phẩm nông nghiệp - những đặc điểm có thể không nhìn thấy được trên
thực tế, bao gồm các chỉ định địa phương và hữu cơ (Womach, 2013; USDA, 2015) Giá
trị gia tăng ngành nông nghiệp tương ứng với các phân khu ISIC 01-03 và bao gồm lâm
nghiệp, săn bắn và đánh cá, cũng như trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị gia tăng là sản
lượng ròng của một ngành sau khi cộng tất cả các đầu ra và trừ đi các đầu vào trung
gian. Nó được tính toán mà không khấu trừ khấu hao tài sản cố định hoặc sự cạn kiệt
và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nguồn gốc của giá trị gia tăng được xác định theo
Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế (ISIC).
2.1.3 Tổng quan lý thuyết về giá trị gia tăng các ngành phi nông nghiệp
Giá trị gia tăng các ngành phi nông nghiệp tương ứng với giá trị gia tăng trong
ngành chế tạo, công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ (Davis and Pearce, 2001).
Đề tài sử dụng khái niệm giá trị gia tăng các ngành phi nông nghiệp là sản lượng
ròng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ sau khi cộng tất cả các đầu ra và
trừ đi các đầu vào trung gian.
2.2 Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến giá trị gia tăng ngành nông
nghiệp và phi nông nghiệp châu Á
Mặc dù tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu nhưng
tài liệu về chủ đề này rất đa dạng và không thống nhất. Có nhiều ngành học thuật đưa
ra các quan điểm khác nhau về phương pháp tiếp cận và những phát hiện phân tích
(Shabnam, 2014), chẳng hạn như liên quan đến những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp do
thiên tai gây ra cùng với những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của chúng. Nghiên cứu
này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các lý thuyết tăng trưởng và kết quả thực nghiệm
nhằm khám phá những hậu quả kinh tế của thiên tai.
Các lý thuyết tăng trưởng không đưa ra câu trả lời chắc chắn về việc liệu thiên
tai có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay không. Các mô hình tăng trưởng tân cổ
điển truyền thống cho rằng thiên tai có thể thay thế vốn vật chất hiện có bằng nguồn
vốn sản xuất, do đó tạm thời thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, việc giảm số lượng lao
động hiệu quả sẽ có tác động tiêu cực (Loayza et al., 2012). Trong khi đó, các mô hình
tăng trưởng nội sinh đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về tác động của thiên tai. Họ dự đoán
rằng thiên tai có thể có cả tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tùy

12
thuộc vào hoàn cảnh cụ thể (Cavallo et al., 2013). Ví dụ, trong các mô hình nội sinh
này, các cá nhân đầu tư cả vào vốn vật chất và con người. Khi thiên tai làm giảm lợi
nhuận tương đối trước đây thì chúng sẽ làm tăng lợi nhuận tương đối sau này một cách
tương ứng. Vì vậy, có thể có sự gia tăng tích lũy vốn con người là tác động bên ngoài
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (Skidmore and Toya, 2002).
Với những dự đoán khác nhau này từ các lý thuyết tăng trưởng, vấn đề về tác
động của thiên tai đến nền kinh tế là một câu hỏi thực nghiệm. Những tác động như vậy
được phân loại bởi (Pelling, Özerdem and Barakat, 2002) và (Caribbean, 2003) là trực
tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp là thiệt hại đối với các động lực chính của nền kinh
tế bao gồm tài sản vật chất, nguyên liệu thô, tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác và
hậu quả của nó như rủi ro, tử vong. Trong khi đó, tác động gián tiếp là sự ức chế các
hoạt động kinh tế do thiên tai, hoặc các chi phí phát sinh để thay thế phương tiện sản
xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ thông thường.
Hệ quả trực tiếp và gián tiếp của thiên tai dẫn đến sự gián đoạn trong hoạt động
kinh tế ngắn hạn (Vikrant Panwar, Subir Sen, 2019). Về chủ đề này, (Albala-Bertrand,
1993) là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong nghiên cứu ảnh hưởng của các
thảm họa địa chất, khí tượng đến tăng trưởng kinh tế (GDP) ở các nước Mỹ Latinh từ
năm 1960 đến năm 1979. Áp dụng phương pháp OLS, ông nhận thấy các thiên tai hoặc
không có tác động đáng kể đến nền kinh tế hoặc có thể hữu ích về lâu dài với mức tăng
GDP bình quân hàng năm là 0,4%. Các nghiên cứu khác cho rằng tác động tích cực của
thiên tai chỉ giới hạn ở các lĩnh vực kinh tế cụ thể như nông nghiệp hoặc các loại thảm
họa (Loayza et al., 2012; Fomby, Ikeda and Loayza, 2013). Cụ thể, các tác giả cho rằng
mặc dù các thảm họa thảm khốc gây tổn hại cho nền kinh tế bất kể khung thời gian,
nhưng các sự kiện không thảm khốc có thể có tác động tích cực tùy thuộc vào loại thảm
họa đang được nghiên cứu.
Điều thú vị là (Noy, 2009) đã tìm thấy tác động tiêu cực của các cú sốc tự nhiên
về mặt tiền tệ (thiệt hại) nhưng không có tác động nào về mặt dân số (tử vong hoặc bị
ảnh hưởng). Kết quả này được hỗ trợ bởi (Shabnam, 2014), nghiên cứu của ông có tác
động đáng kể trong lĩnh vực này, trong đó ông đã sử dụng OLS (fixed effect - FE) để
phân tích 187 quốc gia được lựa chọn và nhận thấy rằng lũ lụt có tác động tiêu cực đến
sinh kế của người dân nhưng không gây thiệt hại về tính mạng.

13
Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu quan trọng về tác động ngắn hạn của các thảm
họa thiên nhiên đều ủng hộ tuyên bố rằng thiên tai gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế
(Raddatz, 2007; Hsiang and Jina, 2014; Lopez, Thomas and Troncoso, 2016) đã áp dụng
mô hình nhị thức âm (FE) để nghiên cứu tác động của các thảm họa khí tượng thủy văn
và sự tích tụ carbon ở 184 quốc gia. Kết quả cho thấy những thảm họa như vậy ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng GDP và mức tăng trưởng GDP giảm 0,13% có liên quan
đến sự tích lũy carbon trong khí quyển 1%. Một nghiên cứu khác của (Vikrant Panwar,
Subir Sen, 2019) cho thấy thiên tai có tác động tiêu cực hoặc không đáng kể đến các
biến tăng trưởng. Các tác giả cũng chỉ ra rằng những thảm họa nghiêm trọng có tác động
tồi tệ hơn nhiều đến tăng trưởng kinh tế so với những thảm họa vừa phải và tác động
này nhất quán với tất cả các loại thảm họa. Điều này đúng ngay cả đối với lũ lụt, vốn
trước đây được ước tính là có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tương tự, trong
một nghiên cứu về ảnh hưởng của các thiên tai đến đổi mới năng lượng, đã sử dụng dữ
liệu bảng từ năm 1975 đến năm 2018 trong 29 nước OECD và phát hiện ra rằng thảm
họa có thể gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến sự đổi mới công nghệ năng lượng không
chỉ trong năm nó xuất hiện mà còn trong bốn năm sau. Kết quả cũng được xác nhận bởi
Joseph (2022), người đã sử dụng hiệu ứng cố định DID mô hình và hàm phản ứng xung
trên biến ngoại sinh chính (cường độ động đất) và dữ liệu ánh sáng ban đêm (đại diện
cho hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian 27 năm). Nghiên cứu này đã cung cấp
những hiểu biết mới về tác động của các sự kiện tự nhiên lớn, đó là động đất đã gây ra
sự sụt giảm đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước trong ngắn hạn. Hơn nữa,
thiên tai cũng làm giảm sự giàu có của các hộ gia đình dẫn đến làm giảm GDP bình
quân đầu người. Wu và cộng sự. (2022) đã sử dụng hồi quy tuyến tính đa biến và
phương pháp so sánh để chỉ ra rằng trong ngắn hạn, các thảm họa thiên nhiên không chỉ
gây tổn hại cho thu nhập mà còn cả tình trạng sức khỏe của các hộ gia đình nông thôn,
từ đó để lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn.
Tác động của thiên tai trong dài hạn vẫn chưa được kết luận rõ ràng cả về mặt lý
thuyết và thực nghiệm vì có nhiều kết quả khác nhau được quan sát thấy (Chhibber &
Laajaj, 2013; Noy & DuPont, 2016). Các tình huống sau đây về tác động lâu dài của
thảm họa đối với tăng trưởng kinh tế bao gồm: (i) không ảnh hưởng đến lộ trình tăng
trưởng dài hạn; (ii) ảnh hưởng xấu do nguồn vốn sụt giảm thường xuyên; và (iii) hiệu

14
quả tốt nhờ thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật trong giai đoạn phục hồi (Cavallo et al. 2013).
Kiểm tra nghiên cứu thực nghiệm cung cấp những phát hiện tương tự. Một mặt, tác
động dài hạn là
tích cực hoặc không tác động tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả này có thể được tìm thấy
ở một trong những nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực này của Skidmore và Toya (2002).
Tuy nhiên khi thảo luận về lý thuyết, mối tương quan dương giữa thảm họa thiên tai và
tăng trưởng kinh tế, đầu tư vốn con người và tăng trưởng trong tổng yếu tố sản xuất
được tìm thấy. Hơn nữa, tương tự kết quả được minh họa trong nghiên cứu của Lima,
et al. (2018) sử dụng mô hình khác biệt kép để tìm ra rằng tác động lan tỏa do thiên tai
gây ra có thể có lợi cho các khu vực xung quanh, ví dụ điển hình về lũ quét vì nó có thể
giúp thúc đẩy tăng trưởng và năng suất cây trồng của các vùng lân cận về lâu dài. Sự
lan tỏa cũng được chứng kiến trong nghiên cứu của James et al. (2022) sử dụng khung
DID không gian để kiểm tra và phát hiện ra rằng ít nhất 2/3 tác động tổng thể đến các
chi nhánh ấn định lãi suất tiền gửi đến từ các yếu tố gián tiếp. Điều này có thể là do
thiên tai có tác động lan tỏa về mặt địa lý, ảnh hưởng đến cách các chi nhánh cạnh tranh
đặt ra lãi suất tiền gửi cho các khoản tiền gửi tùy thuộc vào khoảng cách giữa các chi
nhánh đó với các chi nhánh dễ bị thiên tai. Điều này có thể được giải thích bằng mô
hình tăng trưởng nội sinh. Thiệt hại ban đầu do thiên tai sẽ được bù đắp bằng tiến bộ
công nghệ và thay thế cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong dài hạn.
Mặt khác, những tác động tiêu cực cũng được ghi nhận. Hsiang và Jina (2014)
đã tạo ra một dữ liệu toàn cầu về các thảm họa thiên nhiên ngoại sinh và là cơ quan đầu
tiên chứng minh rằng, bất kể mức thu nhập, vị trí hoặc quy mô của thảm họa, quy mô
lớn, thường xuyên và có thể khái quát hóa tồn tại những tổn thất vĩnh viễn đối với thu
nhập quốc dân. Những thay đổi quan sát được trong thu nhập quốc dân được phản ánh
lâu dài trong tiêu dùng, đầu tư, thương mại và viện trợ nước ngoài, ủng hộ kết luận này.
Cũng liên quan đến chi tiêu và thu nhập, Khan và cộng sự (2020) và Brigitte, Daniel
(2023) đã khẳng định những tác động tiêu cực của chúng đối với nền kinh tế. Trong khi
Khan và cộng sự (2020) sử dụng phương pháp ứng dụng hệ thống GMM và CS-ARDL
để chứng minh rằng vì chi tiêu hiện tại của chính phủ có xu hướng tăng để ứng phó với
thiên tai nên quá trình tăng trưởng kinh tế quốc gia lâu dài bị ảnh hưởng, tạo nên tác
động tiêu cực của thiên tai tới cân đối tài khóa liên quan đến sự sụt giảm đột ngột doanh

15
thu của chính phủ. Brigitte và Daniel (2023) cho thấy rằng thu nhập cá nhân giảm trong
thời gian dài ở các quận lân cận có thể lớn hơn và nhiều hơn bù đắp cho sự tăng trưởng
dài hạn trong thu nhập cá nhân tại địa phương. Điều này có thể được giải thích bởi phân
bổ nguồn lực cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Về tổn thất do một loại hình
cụ thể gây ra thiên tai, Michael và Daniela (2015) nhận thấy hạn hán luôn có tác động
bất lợi ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng dài hạn của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi
hạn hán có quy mô đáng kể về mặt kinh tế và hoạt động thông qua ít nhất ba kênh riêng
biệt: mức độ giáo dục thấp hơn, tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn và mức sinh cao hơn. Một
nghiên cứu khác của Berlemann và Wenzel, (2018) kết luận kết quả tương tự đối với
bão. Bằng cách sử dụng các chỉ số bão ngoại sinh từ cơ sở dữ liệu khí tượng, giải quyết
vấn đề kiểm soát quá mức và điều chỉnh mối tương quan không gian, tác giả nhận thấy
sự hỗ trợ mạnh mẽ từ thực nghiệm cho kết luận: các cơn bão có ảnh hưởng tác động
bất lợi lâu dài đến nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đóng góp
chính của bài tạp chí là chứng tỏ các quốc gia với mức độ phát triển khác nhau chịu
những tác động khác biệt rõ rệt từ các cơn bão nhiệt đới.
Tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn rất đa dạng, tuy
nhiên qua nghiên cứu thực nghiệm có thể suy ra rằng loại hình thiên tai là một trong
những yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Fomby và cộng sự. (2011) phát
hiện ra rằng các loại thiên tai khác nhau dẫn đến những tác động khác nhau đến nền
kinh tế. Các tác giả đã sử dụng mô hình VARX với dữ liệu bảng của 84 quốc gia từ năm
1960 đến năm 2007. Kết quả cho thấy hạn hán có tác động tiêu cực đến nền kinh tế
trong khi tác động ngược lại được ghi nhận đối với lũ lụt. Các suy luận tương tự như
của Onuma et al, 2020; Panwar & Sen, 2018; Loayza et al 2012) và loại hình, mức độ
nghiêm trọng của thiên tai cũng như mức độ phát triển được đề xuất sẽ ảnh hưởng đến
cách thức và mức độ mà thiên tai có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế. Thiên tai
cũng có thể có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến tăng trưởng kinh tế dựa trên mức độ
phát triển và thu nhập của quốc gia. Horwich (2000) đã chứng minh rằng mức độ giàu
có đóng một vai trò quan trọng trong việc ứng phó của quốc gia trước thảm họa thiên
nhiên, điều này hỗ trợ cho phát hiện của Tol và Leek (1999) và Burton et al. (1993) đã
đề xuất mối quan hệ tiêu cực giữa cái chết và thu nhập. Tương tự như vậy, một trong
những bài báo được trích dẫn nhiều đã phát hiện ra rằng khi thu nhập tăng lên, các quốc

16
gia có xu hướng có mức thương vong và tình trạng vô gia cư thấp hơn sau những thảm
họa thảm khốc (Kahn, 2005). Kết quả này được mở rộng bởi Toya và Skidmore (2007)
và gần đây hơn là Pleninger (2022) đã phát hiện ra rằng các nước có thu nhập trung
bình bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi thiên tai. Vì rất khó để thiết lập mối liên hệ có ý
nghĩa thống kê bằng cách sử dụng dữ liệu và kỹ thuật hiện tại nên nghiên cứu về tác
động kinh tế vĩ mô của thảm họa thiên nhiên phần lớn vẫn mang tính chuyên môn hóa
(Panwar & Sen, 2018). Nhiều nghiên cứu đã đo lường thành công tác động kinh tế vĩ
mô của thiên tai thông qua việc xem xét loại hình, mức độ nghiêm trọng của thiên tai
cũng như mức độ phát triển (Loayza và cộng sự 2012; Panwar & Sen, 2018; Onuma và
cộng sự, 2020; Loewen và cộng sự, 2021 ; Krichene và cộng sự, 2021, Pleninger, 2022).
Nhìn chung, các nghiên cứu về ảnh hưởng của thiên tai đến tăng trưởng đều không đưa
ra một kết luận thống nhất. Đồng thời, theo hiểu biết của nhóm tác giả, chưa có nghiên
cứu nào cụ thể về các nước châu Á. Ngoài ra, việc đánh giá tác động của thiên tai tới
tổng quan nền kinh tế có thể có sai lệch vì thiên tai có thể có tác động khác nhau giữa
các ngành kinh tế. Đó là lý do tại sao nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần đánh giá
tác động kinh tế của thiên tai đối với lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp thông
qua việc xem xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai trên phạm vi các nước
châu Á từ năm 1990 đến năm 2021.

17
2.3 Đề xuất giả thuyết
Để đo lường tác động của thiên tai đối với tăng trưởng kinh tế, nhóm tác giả áp
dụng phân tích mô hình tính dễ bị tổn thương của Turner cho khoa học bền vững (Turner
và cộng sự, 2003) và áp dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Scoones (Nguyen
và cộng sự, 2023) để tạo khung phân tích của nhóm tác giả:

Hình 2.1. Khung lý thuyết về những tác động của thảm họa thiên nhiên đến phát
triển kinh tế
Nguồn: Sự điều chỉnh và áp dụng của nhóm tác giả từ mô hình của Turner
(2023)
Theo Fomby và cộng sự. (2013), khả năng phát triển và phục hồi nhanh
chóng của một quốc gia bị ảnh hưởng đáng kể bởi cường độ của một trận động
đất. Vì vậy, khi xem xét tác động lên tăng trưởng kinh tế, phải tính đến cường độ
thay đổi. Biến này được bao gồm trong yếu tố mức độ nghiêm trọng của mô hình.
Sau khi xem xét những phát hiện của Fomby et al. (2013), Onuma và cộng sự.
(2020) và Albala-Bertrand (1993), nhóm tác giả dự đoán rằng tác động bất lợi của
thảm họa thiên nhiên đối với giá trị gia tăng nông nghiệp và phi nông nghiệp của

18
một quốc gia sẽ tăng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thảm họa đó nhưng
có thể thay đổi theo khung thời gian.
Vì vậy, nhóm tác giả đã phát triển các giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Thiên tai sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế.
Giả thuyết 2: Thiên tai nghiêm trọng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy các yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến
tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế. Felbermayr và Gröschl (2014) phát
hiện ra rằng dân số có tác động tiêu cực đến tác động của thiên tai, có thể do một quốc
gia càng đông dân thì càng có nhiều người bị ảnh hưởng khi thảm họa xảy ra. Điều này
cũng phù hợp với phát hiện của Tasnim (2022), cho thấy rằng mối tương quan tích cực
giữa mật độ dân số với tổng số người chết và số người bị ảnh hưởng. Vì vậy, nhóm tác
giả đã phát triển giả thuyết sau:
Giả thuyết 3: Thiên tai có thể tác động tiêu cực đến các yếu tố xã hội của một
quốc gia, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Pleninger và cộng sự (2022) đã phát hiện ra rằng trình độ học vấn trung bình có
tác động tích cực, có thể kiểm soát ảnh hưởng của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế. Vì
vậy, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết 4: Trình độ học vấn trung bình có thể có tác động tiêu cực hoặc tích
cực, kiểm soát tác động kinh tế của thiên tai.
Felbermayr và Gröschl (2014) phát hiện ra rằng tích lũy tài sản cố định có tác
động tích cực đến tác động của thiên tai. Các nghiên cứu trước đây cũng xác định các
yếu tố trung gian chính liên quan đến nền kinh tế là yếu tố thiết yếu được đưa vào mô
hình, với các kết quả từ tác động tích cực đến tiêu cực (Skidmore & Toya, 2002; Noy,
2009; Loayza và cộng sự, 2012; Panwar & Sen, 2018; Reed, 2018; Onuma và cộng sự,
2020). Do đó, giả thuyết sau được xây dựng:
Giả thuyết 5: Các yếu tố kinh tế có thể có tác động tiêu cực hoặc tích cực, kiểm
soát tác động kinh tế của thiên tai.

19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu, minh họa trong hình 3.1, bao gồm 6 bước. Đầu tiên, đề tài
xác định vấn đề nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thiên tai đến tăng trưởng kinh
tế các quốc gia châu Á. Từ đó, để có cái nhìn tổng quan, nghiên cứu trình bày cơ sở lý
thuyết về vấn đề nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết. Dựa trên khung
lý thuyết nghiên cứu, đề tài thực hiện phân tích cơ sở dữ liệu để hiểu rõ về mẫu nghiên
cứu. Nhóm tác giả sử dụng phần mềm STATA14 để thực hiện phân tích thống kê mô
tả và phân tích mô hình kinh tế lượng. Quá trình xử lý dữ liệu được tiến hành như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


Nguồn: Nhóm tác giả (2023)
Bước 1: Tạo các biến số cho mô hình hồi quy
- Tạo biến số thiên tai với cách đo lường biến giả nhận giá trị 1 nếu hộ bị lũ lụt,
hạn hán, bão, động đất và các thiên tai khác; ngược lại nhận giá trị 0.
- Tạo biến số giá trị gia tăng nông nghiệp được đo lường bằng việc tổng hợp giá
trị gia tăng từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khai thác và đánh bắt tự
nhiên. Biến này được tính theo giá trị gia tăng từng năm, theo hàm ln(x).
- Tạo biến số giá trị gia tăng phi nông nghiệp được đo lường bằng việc tổng hợp
giá trị gia tăng từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Biến này được tính
theo giá trị gia tăng từng năm, theo hàm ln(x).

20
- Tạo biến số mức độ nghiêm trọng của thiên tai được đo lường bằng việc tổng
hợp số dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm.
- Tạo biến số trình độ học vấn cấp trung học được đo bằng số lượng cư dân có
bằng cấp trung học. Biến này được tính theo hàm ln(x).
- Tạo biến số tích lũy tài sản cố định được đo bằng giá trị đồng đô-la. Biến này
được tính từng năm, theo hàm ln(x).
- Tạo biến số mật độ dân số được đo bằng số cư dân/km2.
Bước 2: Kết nối dữ liệu thành dữ liệu bảng như sau
Kết nối các biến số của từng năm điều tra thành một bộ dữ liệu cho năm điều tra
đó. Từ đó, nhóm tác giả kết nối các thông tin biến số rời rạc thành tập tin dữ liệu chung
từng năm điều tra dựa trên thông tin các quốc gia. Tác giả kết nối dữ liệu thành dữ liệu
bảng giai đoạn 1990-2021 theo thông tin các quốc gia và năm điều tra.
Sau đó, đề tài tiến hành thống kê mô tả các biến và thực hiện kiểm định tương
quan. Dựa trên thống kê mô tả và xử lý các biến, đề tài tiến hành hồi quy mô hình FEM
đo lường ảnh hưởng của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế các nước châu Á. Đồng thời,
nhóm tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (thông qua kiểm định VIF), hiện
tượng tự tương quan và phương sai thay đổi (thông qua ma trận tự tương quan và kiểm
định Wooldridge) và khắc phục qua mô hình GLS (nếu có). Từ đó, đưa ra các kết luận
và đề xuất giải pháp, kiến nghị, và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Mô hình nghiên cứu định lượng
Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để ước tính hậu
quả của thiên tai đối với tăng trưởng kinh tế. Trong khi một số nghiên cứu sử dụng các
mô hình Panel VAR, Time Series Regression (ARIMA) hoặc ARDL (Raddatz, 2009;
Hochrainer, 2009; Fomby và các tác giả khác, 2013), một phương pháp phổ biến khác
là phương pháp momen tổng quát (GMM) (Panwar & Sen, 2018) được áp dụng để giải
thích sự thiên lệch của tự tương quan và tính nội sinh. Tuy nhiên, đối với dữ liệu bảng,
các phương pháp ước tính phổ biến nhất là mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
(OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (Mai
và các tác giả khác, 2023). Theo Woolridge (2009), khi tách biệt sự ảnh hưởng của các
đặc điểm thay đổi theo thời gian khỏi các yếu tố dự đoán, các tác động cố định có thể

21
kiểm soát các sai lệch kết quả. Trong khi REM giả định các đơn vị được chọn ngẫu
nhiên từ một tập hợp rộng hơn nhiều và thể hiện được sự thiếu chính xác về mặt không
gian tốt hơn, thì FEM thể hiện các thuộc tính không được quan sát từ một số đơn vị cố
định. Roodman (2009) đã chỉ ra rằng trong một chuỗi dữ liệu có thời gian dài hơn, độ
lệch của bảng động không còn đáng kể nữa. Ngoài ra, Gujarati (2021) khuyến nghị nên
bắt đầu với các mô hình Pooled OLS, FEM và REM và thực hiện kiểm tra giả thuyết để
tìm ra mô hình phù hợp với dữ liệu bảng. Do tệp dữ liệu của nhóm tác giả trong khoảng
thời gian 30 năm - đây là khoảng thời gian tương đối dài, nên trong nghiên cứu này,
nhóm tác giả sẽ thực hiện hồi quy trên cả ba mô hình và sau đó chọn ra mô hình phù
hợp nhất với nghiên cứu.
Với các mô hình trên, mục đích đề tài của nhóm tác giả là nghiên cứu bằng cách
mô tả và định lượng nhằm thể hiện tác động của thiên tai trong ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn ở các nước châu Á, từ đó đưa ra những gợi ý và giải pháp cần thiết cho các nhà
hoạch định chính sách. Do đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu xem hậu quả kinh tế
của các hiện tượng thiên tai có khác nhau giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp hay
không, tùy thuộc vào thiên tai và mức độ nghiêm trọng bằng cách sử dụng ba mô hình
hồi quy sau (1) - (3):
LnGRi,t = β0 + β1Di,t + β2Xi,t + β3SEVERITYi,t + μi,t + νi,t + εi,t
(1) - (3)
Trong mô hình này, i ứng với quốc gia có thiên tai xảy ra trong năm t. LnGR i,t là biến
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc của các quốc gia tương ứng (1) Lnagrii,t (giá trị gia tăng
trong ngành nông nghiệp) và (2) Lnnon_agrii,t (tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng thực
tế bình quân đầu người trong các ngành phi nông nghiệp). D i,t là biến thiên tai, và Xi,t
là biến kiểm soát. Biến μi,t thể hiện những tác động cố định của quốc gia, giải thích cho
tính không đồng nhất của từng quốc gia. Như đã được đề cập trong các mô hình, νi,t và
εi,t là hai biến của phần dư, νi,t đại diện cho tất cả các biến không được quan sát, khác
nhau giữa các đối tượng về mặt không gian hoặc "hiệu ứng bảng" (cố định hoặc ngẫu
nhiên). Mặt khác, εi,t là biến số có sai số khác nhau giữa các quốc gia về mặt không gian
và thời gian. Mô hình này được áp dụng cho ba nhóm quốc gia châu Á khác nhau: quốc
gia có thu nhập trung bình cao, quốc gia thu nhập trung bình thấp và quốc gia thu nhập
thấp để tìm ra những tác động khác nhau khi có thiên tai ở các quốc gia châu Á này.

22
Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng triển khai biến SEVERITY i,t tương ứng với ba phương
trình để kiểm tra sự khác biệt về tác động của thiên tai theo mức độ nghiêm trọng của
thiên tai.
Để xử lý những hạn chế có thể có của phương pháp thực nghiệm này, trước và
sau khi chạy mô hình hồi quy, các thử nghiệm thống kê phải được tiến hành để đảm bảo
ước tính không thiên lệch và kiểm soát các vấn đề có thể xảy ra như dữ liệu ngoại lai,
đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai thay đổi. Đầu tiên, cần loại bỏ các trường hợp
bất thường dữ liệu mẫu được phân tích để tính đến trường hợp dữ liệu ngoại lai xảy ra
(Bates và cộng sự, 2021), được áp dụng ở mức ý nghĩa 5% trong nghiên cứu này. Khi
phát hiện đa cộng tuyến bằng cách sử dụng phương pháp VIF, giả định rằng có đa cộng
tuyến nếu VIF > 10 (Kim, 2019). Cuối cùng, thử nghiệm Wooldridge được áp dụng để
phát hiện tự tương quan, và nếu xuất hiện thì các mô hình phải được sửa đổi.
3.2.2 Dữ liệu và biến
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 29 quốc gia châu Á, bao gồm 10 quốc gia
có thu nhập trung bình cao và 19 quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong giai đoạn
từ 1990 đến 2021. Việc phân loại các nhóm thu nhập dựa trên phân loại WDI tiếp cận
thu nhập bình quân đầu người của mỗi quốc gia. Theo nghiên cứu của Thomas và cộng
sự (2012), mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được xác định bằng cách sử dụng
hai loại biến tăng trưởng để nắm bắt các yếu tố không đồng nhất ảnh hưởng của thiên
tai đến các ngành kinh tế: giá trị gia tăng ở hai ngành kinh tế chính là nông nghiệp và
phi nông nghiệp. Ngoài thiên tai là biến độc lập chính, nhóm tác giả còn đưa vào các
biến kiểm soát bao gồm yếu tố tiêu chuẩn quyết định tăng trưởng kinh tế và các biến
đại diện cho các ảnh hưởng bên ngoài thiên tai để tăng độ chính xác của mô hình và
tránh sai lệch kết quả chung. Đồng thời, nhóm các biến kiểm soát thành hai nhóm bao
gồm các yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế nhằm làm cho mô hình trở nên chính xác nhất
có thể.
Các số liệu về thiên tai được lấy từ EM - DAT của Trung tâm nghiên cứu thiên
tai (CRED), dữ liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các cơ
quan báo chí, công ty bảo hiểm, các nhóm phi chính phủ và các tổ chức học thuật bao
gồm số người tử vong, dân số bị ảnh hưởng và thiệt hại tài chính cho mỗi lần thiên tai.
Tất cả các thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng trên toàn cầu xảy ra từ năm 1900 đến

23
năm 2021 đều được đưa vào EM-DAT. Một sự kiện thảm họa được đưa vào CRED nếu
nó đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau: (1) Tình trạng khẩn cấp được thiết lập,
(2) 100 người trở lên cho rằng là họ đã bị ảnh hưởng, (3) 10 người chết trở lên đã được
báo cáo, (3) tình trạng khẩn cấp đã được ban bố và (4) yêu cầu hỗ trợ quốc tế đã được
đưa ra (Onuma và cộng sự, 2020). Để kiểm tra tác động của thiên tai đối với tăng trưởng
kinh tế, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu về một số loại thiên tai như động đất, lũ lụt,
bão và hạn hán, đồng thời nhóm tác giả sử dụng các biến đo lường cường độ thiên tai
để phân biệt giữa ảnh hưởng của thiên tai nghiêm trọng và không nghiêm trọng đối với
tăng trưởng kinh tế (Fomby và cộng sự, 2013; McDermott, Barry, & Tol, 2013).
Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ là bốn yếu tố chính
quyết định tăng trưởng kinh tế, nhưng các học giả có những ưu tiên khác nhau cho từng
yếu tố (Florin, Liliana, 2015). Cũng với nghiên cứu này, theo các nghiên cứu của
Tasnim (2022), Diop và cộng sự (2021), Panwar và Sen (2018), Felbermayr và Groschl
(2014), nhóm tác giả đề xuất một tập hợp các biến kiểm soát bao gồm giáo dục (tổng số
người có trình độ trung học), tổng vốn hình thành (US$) và mật độ dân số (tổng số
người chia cho diện tích đất, trên km vuông). Các biến được liệt kê ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong nghiên cứu

Biến Định nghĩa Kỳ vọng Các nghiên Nguồn


dấu cứu trước dữ liệu
đây

Biến phụ thuộc

Lnagrii,t Giá trị gia tăng ngành nông Panwar & WDI
nghiệp (Trồng trọt, lâm Sen (2018);
nghiệp…) Loayza và
cộng sự
(2012)

Lnnon_agrii,t Giá trị gia tăng ngành phi nông Panwar & WDI
nghiệp (sản xuất, công nghiệp, Sen (2018);
xây dựng, dịch vụ) Loayza và

24
cộng sự
(2012)

Biến độc lập

Disi,t Biến thiên tai: biến giả nhận -/+ Loayza và EM-
giá trị 1 nếu hộ bị lũ lụt, cộng sự DAT
hạn hán, bão và động đất trong (2012)
năm t; và ngược lại là 0.

Sevi,t Mức độ nghiêm trọng: biến giả - Panwar & EM-


được tính bằng tổng số người Sen (2018) DAT
bị thiệt hại tại thời điểm t.

Lncap Tổng vốn hình thành ($US) + Felbermayr WDI


& GRoshchl
(2014)

Lnedu Trình độ học vấn trung học + Pleninger và WDI


(Secondary education, cộng sự
vocational pupils) (2022)

Dens Mật độ dân số (số người/km2) - Felbermayr WDI


và Gröschl
(2014)

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp (2023)


Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế nhất định liên quan đến việc sử dụng dữ liệu
của nghiên cứu. Thứ nhất, là thách thức để xác định xem dữ liệu thảm họa có bị thiếu
hay không có thiệt hại, trong trường hợp đó có không có thiệt hại về kinh tế (thiệt mạng
về người và tài sản) liên quan đến sự cố đó hay không. Thứ hai, độ chính xác của kỹ
thuật thu thập dữ liệu được các cơ quan chính sử dụng để cung cấp dữ liệu cho EM-
DAT quyết định độ chính xác của dữ liệu thảm họa (Panwar & Sen, 2018). Tuy nhiên,

25
đây vẫn là cơ sở dữ liệu lớn nhất hiện có. CRED thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác
nhau, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, nhà cung cấp bảo hiểm, trung tâm nghiên cứu
và cơ quan báo chí. Dữ liệu từ Liên hợp quốc, chính phủ các quốc gia và Liên đoàn Chữ
thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế được ưu tiên và các mục nhập được kiểm tra
thường xuyên về tính nhất quán, đầy đủ và dư thừa. Cuối cùng, CRED là một trong
những cơ sở dữ liệu uy tín nhất khi truy cập các thảm họa thiên nhiên vì nó hợp nhất và
làm mới dữ liệu hàng ngày, việc kiểm tra được tiến hành định kỳ mỗi tháng một lần và
các thay đổi được thực hiện vào cuối mỗi năm dương lịch. (Reed, 2018).

26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả mô hình đo lường tác động đến giá trị gia tăng ngành nông nghiệp và
phi nông nghiệp châu Á
4.1.1 Ma trận hệ số tương quan
Để tiến hành kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến
độc lập định lượng, đề tài sử dụng ma trận tương quan như sau:
Bảng 4.1. Ma trận tương quan giữa các biến định lượng và giá trị gia tăng ngành
nông nghiệp

lnagri dis sev lnedu lncap dens

lnagri 1.0000

dis -0.3849 1.0000

sev -0.3620 0.1532 1.0000

lnedu 0.8238 0.4033 0.3495 1.0000

lncap 0.8840 0.3349 0.3435 0.8526 1.0000

dens 0.1052 -0.0059 -0.1294 -0.1193 0.1323 1.0000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023)


Ở mức ý nghĩa 5%, mô hình đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với
giá trị gia tăng ngành nông nghiệp cho thấy trình độ học vấn, tổng vốn hình thành và
mật độ dân số có tác động tích cực đến giá trị gia tăng nông nghiệp của các quốc gia
châu Á. Trong khi thiên tai và mức độ nghiêm trọng của nó có tác động trái ngược lên
giá trị gia tăng ngành nông nghiệp.
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến định lượng và giá trị gia tăng trong
các ngành phi nông nghiệp

lnnon_agri dis sev lnedu lncap dens

lnnon_agri 1.0000

dis 0.4785 1.0000

27
sev -0.3179 0.1532 1.0000

lnedu 0.8979 0.4033 0.3495 1.0000

lncap 0.9399 0.3349 0.3435 0.8526 1.0000

dens 0.0285 -0.0059 -0.1294 -0.1193 0.1323 1.0000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023


Trong mô hình đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với giá trị gia
tăng trong các ngành phi nông nghiệp, với mức ý nghĩa 5%, tác động của mức độ
nghiêm trọng của thiên tai càng lớn thì giá trị gia tăng trong ngành phi nông nghiệp
giảm. Ngược lại, nếu thiên tai (bao gồm cả mức độ nghiêm trọng và không nghiêm
trọng), trình độ học vấn, tổng vốn hình thành và mật độ dân số càng cao thì giá trị gia
tăng ngành phi nông nghiệp càng cao.
4.1.2 Kiểm định Wooldridge
Mô hình sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra mức độ tương quan giữa
các biến độc lập với các biến phụ thuộc, kết quả kiểm định được trình bày tóm tắt ở
bảng 4.3. Từ bảng kết quả ta thấy, cả 4 mô hình đều có giá trị Prob.F > 0.05, lớn hơn
mức ý nghĩa 5%. Như vậy, không xảy ra hiện tượng tự tương quan ở 4 mô hình.
Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả kiểm định tự tương quan

Mô hình F_value Prob.F

Đối với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng thực tế trong 2.173 0.1535
ngành nông nghiệp (không có biến tương tác)

Đối với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng thực tế trong 1.666 0.2131
các ngành phi nông nghiệp (không có biến tương tác)

Đối với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng thực tế trong 2.221 0.1492
ngành nông nghiệp (có biến tương tác)

Đối với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng thực tế trong 1.716 0.2067
các ngành phi nông nghiệp (có biến tương tác)

28
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023)
4.1.3 Kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF
Hiện tượng đa cộng tuyến tồn tại khi hai hoặc nhiều biến trong cùng một mô
hình hồi quy có sự tương quan cao với nhau. Theo Henseler (2015), đa cộng tuyến xảy
ra khi giá trị của VIF vượt quá 10. Từ kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai ở
bảng 4.4 cho thấy các giá trị VIF trung bình của cả 2 mô hình đều nằm trong phạm vi
dưới 3, đều thấp hơn ngưỡng báo động. Điều này cho thấy đa cộng tuyến không xảy ra
trong mô hình được chỉ định.
Bảng 4.4. Tóm tắt kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF

VIF
Biến
Mô hình 1 Mô hình 2

lnedu 3.84 4.68

lncap 3.84 4.49

dis 1.20 1.33

sev 1.19 1.20

dens 1.04 1.05

Mean 2.22 2.55

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023)


4.1.4 Kết quả mô hình hồi quy
Kết quả kiểm định độ phù hợp cho cả bốn mô hình (Prob = 0,0000) đều cho thấy
mức độ thích hợp của mô hình rất tốt. Bên cạnh đó, để kiểm tra phương sai sai số thay
đổi cho mô hình, đề tài đã sử dụng kiểm định Modified Wald. Kết quả cho thấy các mô
hình đều bị hiện tượng phương sai thay đổi. Do đó, đề tài đã sử dụng hồi quy GLS để
khắc phục khuyết tật mô hình.
Đề tài thực hiện hồi quy đối với hai biến phụ thuộc chính là giá trị gia tăng nông
nghiệp và giá trị gia tăng ngành phi nông nghiệp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của

29
các yếu tố. Trong đó, giá trị gia tăng nông nghiệp được tổng hợp từ các ngành nhỏ như
trồng trọt, lâm nghiệp và giá trị gia tăng phi nông nghiệp được tổng hợp từ xây dựng,
sản xuất, công nghiệp và dịch vụ; thiên tai cũng được xem xét về sự xuất hiện trong
năm và mức độ nghiêm trọng để đánh giá một cách đầy đủ và chi tiết mức độ ảnh hưởng
của các tác nhân khác nhau. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu thực hiện hồi quy đối với biến
tương tác int3 (dis*lncap) nhằm nhận định mối liên hệ tương quan giữa thiên tai và tổng
vốn hình thành.
Bảng 4.5 với mô hình không có biến tương tác cho thấy biến thiên tai có ý nghĩa
thông kế cao ở mức 1% và có tác động tiêu cực đối với giá trị gia tăng nông nghiệp của
các nước châu Á. Cụ thể hơn, các yếu tố kiểm soát như trình độ học vấn, tổng vốn hình
thành càng cao thì mức độ ảnh hưởng của thiên tai tới giá trị gia tăng nông nghiệp càng
ít; ngược lại, mật độ dân số càng cao thì tác động của thiên tai đến giá trị gia tăng nông
nghiệp càng lớn, điều này có thể lí giải vì mật độ dân số cao và tổng người thiệt hại
trong thiên tai có mối tương quan cao (Tasnim, 2022). Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng
của thiên tai có tác động tiêu cực đến giá trị gia tăng nông nghiệp, thiên tai có mức độ
càng nghiêm trọng thì giá trị gia tăng nông nghiệp càng giảm. Đối với biến phụ thuộc
là giá trị gia tăng phi nông nghiệp, thiên tai có tác động dương. Điều này cho thấy thiên
tai có thể tạo ra một số cơ hội phát triển cho lĩnh vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, thiên
tai với mức độ nghiêm trọng thì có tác động ngược lại, giá trị gia tăng ngành phi nông
nghiệp sẽ giảm nếu quốc gia đối diện với thiên tai có mức độ nghiêm trọng lớn.
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy tác động của thiên tai đến giá trị gia tăng nông nghiệp
và phi nông nghiệp (mô hình không biến tương tác)

Mô hình 1 (không có biến tương tác)

Biến lnagri lnnon_agri

dis -0.317*** 0.163***

[0.000] [0.000]

sev -1.60e-09*** -7.58e-10*

[0.000] [0.080]

30
dens -1.57e-11*** -2.22e-11***

[0.000] [0.000]

lnedu 0.120*** 0.180***

[0.000] [0.001]

lncap 0.545*** 0.856***

[0.001] [0.001]

constant 7.915*** 3.026***

[0.004] [0.005]

Number of observations 438 438

R-square 0.8115 0.9216

Giá trị độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%,
(*) mức ý nghĩa 10% Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023)
Đối với mô hình có biến tương tác ở bảng 4.6, thiên tai cho thấy mức độ ảnh
hưởng rõ ràng hơn đến giá trị gia tăng nông nghiệp. Tương tự với biến mức độ nghiêm
trọng, tác động của thiên tai nghiêm trọng tới giá trị gia tăng nông nghiệp là nghiêm
trọng hơn so với mô hình không có biến tương tác. Ngoài ra, biến tương tác có tác động
khác nhau đối với giá trị gia tăng nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong khi biến tương
tác có tác động dương đến giá trị gia tăng nông nghiệp thì nó có tác động âm đối với
giá trị gia tăng phi nông nghiệp.
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy tác động của thiên tai đến giá trị gia tăng nông nghiệp
và phi nông nghiệp (mô hình có biến tương tác)

Mô hình 2 (có biến tương tác)

Biến lnagri lnnon_agri

dis -1.669** 1.855***

31
[0.004] [0.000]

sev -1.03e-09** -5.29e-10

[0.005] [0.102]

dens -2.04e-11*** -2.01e-11***

[0.000] [0.001]

lnedu 0.155*** 0.172***

[0.001] [0.000]

int3 0.0848*** -0.0687***

[0.000] [0.000]

lncap 0.515*** 0.903***

[0.001] [0.003]

constant 7.915*** 1.974***

[0.001] [0.001]

Number of observations 438 438

R-square 0.8145 0.9213

Giá trị độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%,
(*) mức ý nghĩa 10% Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023)
Kết quả nghiên cứu trên tương đồng với các nghiên cứu trước đây như Panwar
& Sen (2018); Loayza và cộng sự (2012); Felbermayr & GRoshchl (2014) và Pleninger
và cộng sự (2022).
Bảng 4.7. Kết luận tổng hợp từ mô hình 1 (không có biến tương tác)

Các yếu tố Giả thuyết Giá trị gia Giá trị gia Kết luận

32
ảnh hưởng tăng nông tăng phi
nghiệp (lnagri) nông nghiệp
(lnnon_agri)

dis Giả thuyết 1: Thiên -31,7% 16,3% Thiên tai có tác


tai sẽ có tác động động âm đến kinh
tích cực hoặc tiêu tế trong lĩnh vực
cực đến tăng trưởng nông nghiệp và có
kinh tế. tác động dương đối
với lĩnh vực phi
nông nghiệp.

sev Giả thuyết 2: Thiên -133,49% -300% Thiên tai với mức
tai nghiêm trọng có độ nghiêm trọng
tác động tiêu cực tác động tiêu cực
đến tăng trưởng đến tăng trưởng
kinh tế. kinh tế, thậm chí
làm giảm 3 lần giá
trị gia tăng ngành
phi nông nghiệp.

dens Giả thuyết 3: Thiên -152.6% -170.3% Thiên tai có tác


tai có thể tác động động tiêu cực đến
tiêu cực đến các yếu các yếu tố xã hội
tố xã hội của một (đại diện là mật độ
quốc gia, làm giảm dân số) của một
tốc độ tăng trưởng quốc gia, làm giảm
kinh tế mật độ người/km2
dẫn đến làm giảm
tốc độ tăng trưởng
kinh tế.

33
lnedu Giả thuyết 4: Trình 12% 18% Trình độ học vấn
độ học vấn trung trung bình có tác
bình có thể có tác động tích cực,
động tiêu cực hoặc kiểm soát tác động
tích cực, kiểm soát kinh tế của thiên
tác động kinh tế của tai.
thiên tai.

lncap Giả thuyết 5: Các 54,5% 85,6% Các yếu tố kinh tế


yếu tố kinh tế có thể (đại diện là tổng
có tác động tiêu cực vốn hình thành) có
hoặc tích cực, kiểm tác động tích cực,
soát tác động kinh tế kiểm soát tác động
của thiên tai. kinh tế của thiên
tai.

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023)

Bảng 4.8. Kết luận tổng hợp từ mô hình 2 (có biến tương tác)

Các yếu tố Giả thuyết Giá trị gia Giá trị gia Kết luận
ảnh hưởng tăng nông tăng phi
nghiệp (lnagri) nông nghiệp
(lnnon_agri)

int 8,48% -6,87% Biến tương tác


giữa thiên tai và
tổng vốn hình
thành có ý nghĩa
thống kê ở mức 1%
và có tác động
dương đến giá trị
gia tăng nông

34
nghiệp, tuy nhiên
có tác động âm đến
giá trị gia tăng phi
nông nghiệp.

dis Giả thuyết 1: Thiên -16.69% 18,55% Thiên tai có tác


tai sẽ có tác động động âm đến kinh
tích cực hoặc tiêu tế trong lĩnh vực
cực đến tăng trưởng nông nghiệp (tác
kinh tế. động nhẹ hơn khi
có biến tương tác)
và có tác động
dương đối với lĩnh
vực phi nông
nghiệp (tác động
mạnh hơn khi có
biến tương tác).

sev Giả thuyết 2: Thiên -117,9% Không có Thiên tai với mức
tai nghiêm trọng có tác động độ nghiêm trọng
tác động tiêu cực tác động tiêu cực
đến tăng trưởng đến tăng trưởng
kinh tế. kinh tế lĩnh vực
nông nghiệp, tuy
nhiên không có tác
động đối với lĩnh
vực phi nông
nghiệp khi có sự
tham gia của biến
tương tác trong mô
hình.

35
dens Giả thuyết 3: Thiên -165.4% -164.6% Thiên tai có tác
tai có thể tác động động tiêu cực đến
tiêu cực đến các yếu các yếu tố xã hội
tố xã hội của một (đại diện là mật độ
quốc gia, làm giảm dân số) của một
tốc độ tăng trưởng quốc gia, làm giảm
kinh tế mật độ người/km2
dẫn đến làm giảm
tốc độ tăng trưởng
kinh tế.

lnedu Giả thuyết 4: Trình 15,5% 17,2% Trình độ học vấn


độ học vấn trung trung bình có tác
bình có thể có tác động tích cực,
động tiêu cực hoặc kiểm soát tác động
tích cực, kiểm soát kinh tế của thiên
tác động kinh tế của tai.
thiên tai.

lncap Giả thuyết 5: Các 51,5% 90,9% Các yếu tố kinh tế


yếu tố kinh tế có thể (đại diện là tổng
có tác động tiêu cực vốn hình thành) có
hoặc tích cực, kiểm tác động tích cực,
soát tác động kinh tế kiểm soát tác động
của thiên tai. kinh tế của thiên
tai.

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả (2023)


Từ bảng 4.7 và 4.8, thiên tai, biến tương tác int3, trình độ học vấn, mật độ dân
số và tổng vốn hình thành được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Thiên tai là biến giải
thích chính của hai mô hình với mục đích nghiên cứu tác động của thiên tai đến giá trị
gia tăng nông nghiệp và phi nông nghiệp các nước châu Á. Cụ thể, hệ số hồi quy của

36
biến thiên tai mang dấu âm đối với biến giá trị gia tăng nông nghiệp và mang dấu dương
đối với giá trị gia tăng phi nông nghiệp. Tuy nhiên, thiên tai có mức độ nghiêm trọng
sẽ góp phần tác động mạnh mẽ đến sự giảm sút của giá trị gia tăng nông nghiệp và phi
nông nghiệp. Điều này được lý giải bởi thiên tai có sức tàn phá vô cùng to lớn đặc biệt
là các loại bão, lũ có thể cuốn đi mùa màng, giết chết hoa mùa, làm thay đổi thời tiết và
chế độ nước làm nông nghiệp mất mùa và từ đó, ảnh hưởng đến nguồn đầu vào của một
số ngành sản xuất. Ngược lại, thiên tai có thể tạo ra cơ hội phát triển cho ngành xây
dựng góp phần làm tăng giá trị gia tăng ngành phi nông nghiệp. Ngoài ra, thiên tai với
mức độ nghiêm trọng làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hầu hết các lĩnh vực dẫn đến có
tác động âm đến cả giá trị gia tăng nông nghiệp và phi nông nghiệp.

4.2 Bình luận kết quả nghiên cứu


Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai, đặc biệt là thiên
tai với tần suất cao và mức độ mạnh. Các thiên tai này bao gồm cả khí tượng thủy văn
(ví dụ như bão, lũ lụt, lượng mưa lớn và hạn hán) và địa vật lý (ví dụ như lở đất). Tác
động của thiên tai càng nặng nề hơn đối với các nước có thu nhập thấp, đặc biệt là đối
với các nước có cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu vì bản chất của hoạt động
nông nghiệp phải dựa vào thời tiết, khí hậu để gieo trồng đúng vụ mùa. Thiên tai làm
giảm đáng kể đến giá trị gia tăng ngành nông nghiệp của các nước châu Á. Kết quả mô
hình cho thấy các biến trình độ học vấn, tổng vốn hình thành có ảnh hưởng tích cực,
còn thiên tai ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị gia tăng nông nghiệp của các nước châu Á.
Bên cạnh đó, thiên tai với mức độ kém nghiêm trọng có tác động tích cực đến giá trị gia
tăng ngành phi nông nghiệp. Nhóm nghiên cứu bình luận về các yếu tố này như sau:
4.2.1 Thiên tai
Thiên tai làm giảm giá trị gia tăng nông nghiệp vì nông nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào khí hậu, đặc biệt là ở những quốc gia châu Á có trình độ phát triển còn thấp.
Hầu hết các quốc gia châu Á đều bị ảnh hưởng bởi những cơn bão mạnh, áp thấp nhiệt
đới, hạn hạn, lũ lụt hay động đất trong đó tập trung nhiều nhất tại các quốc gia có đường
bờ biển dài như Việt Nam, Bangladesh, Philippines, Trung Quốc hay những quốc gia
có kết cấu địa chất phức tạp như Afghanistan, Ấn Độ, Iran. Mỗi loại thiên tai có những
tác động khác nhau đối với ngành nông nghiệp, bão làm gãy đổ cây cối, làm gián đoạn

37
thời gian sinh trưởng của cây dẫn đến mất mùa; lũ lụt làm sạt lở, làm úng thối vùng đất
canh tác; hạn hán làm môi trường suy thoái, giảm độ ẩm trong không khí và hàm lượng
nước trong đất ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, đối với
ngành phi nông nghiệp, tác động của thiên tai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của
nó. Thiên tai với mức độ nhẹ có tác động tích cực đến ngành phi nông nghiệp. Thiên tai
có thể cải thiện năng suất và giá trị gia tăng của các doanh nghiệp sống sót sau thảm
họa, nhờ vào việc cập nhật nguồn vốn và áp dụng công nghệ mới. Cơ chế này thường
được gọi là “sự phá hủy mang tính sáng tạo”. Từ trận động đất ở Kobe, nhà nghiên cứu
đã phát hiện ra các công ty nằm bên trong khu vực bị ảnh hưởng đầu tư nhiều hơn so
với các công ty nằm bên ngoài, ủng hộ giả thuyết “phá hủy mang tính sáng tạo” (Hosono
và cộng sự, 2012). Cũng nhất quán với giả thuyết này, Leiter và cộng sự (2009) nhận
thấy rằng các công ty châu Âu nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt lớn năm
2000 có mức tăng trưởng tài sản và việc làm cao hơn so với các công ty không bị ảnh
hưởng. Tuy nhiên, thiên tai với mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu
gạo và an ninh lương thực, làm giảm giá trị gia tăng nhóm ngành sản xuất và dịch vụ.
Các thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng rất nhiều đến ngành công
nghiệp, du lịch, xây dựng và các hoạt động kinh tế khác một cách trực tiếp hay gián
tiếp. Ngoài ra, thiên tai và biến đổi khí hậu tạo nên sự thay đổi thời tiết đang trở thành
mối đe dọa trực tiếp với sức khỏe người dân. Đây cũng là môi trường sống lý tưởng cho
các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác làm gia tăng
tỷ lệ xuất hiện của các dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn lao động của tất cả các lĩnh vực
nông nghiệp hay phi nông nghiệp.
4.2.2 Giáo dục
Giáo dục có tác động tích cực đối với sự chuẩn bị và đương đầu của các quốc gia
trước thiên tai. Do đó, khi phải đối mặt với các rủi ro tự nhiên hoặc biến đổi khí hậu,
những người được giáo dục được cho là sẽ dễ thích ứng hơn trong việc ứng phó, chuẩn
bị, và hồi phục sau thiên tai. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực của các biến đổi khí hậu, cả trực tiếp và gián tiếp. Giáo dục trực tiếp
giúp cá nhân tích lũy kiến thức và kỹ năng, ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của họ.
Ngoài ra, giáo dục gián tiếp cải thiện sức khỏe và tăng cường khả năng tiếp cận thông
tin, tài nguyên cho cá nhân. Điều này cho thấy đầu tư vào việc nâng cao năng lực con

38
người thông qua giáo dục có thể đem lại hiệu quả tích cực, giảm thiểu tình trạng dễ tổn
thương và tăng cường khả năng thích ứng trước những thách thức của thiên tai.

39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Thông qua phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy bảng dữ liệu, nghiên
cứu cho thấy thiên tai đều có tác động tiêu cực đến nông nghiệp và tiêu cực đối với các
ngành phi nông nghiệp. Ngoài ra, thiên tai có tác động tích cực đối với các yếu tố kinh
tế (đại diện là tổng vốn hình thành), giáo dục, các lĩnh vực phi nông nghiệp và tác động
tiêu cực đối với các yếu tố xã hội (đại diện là mật độ dân số) và kinh tế trong lĩnh vực
nông nghiệp.
Trong đó, mô hình không có biến tương tác (int) cho thấy thiên tai tác động tích
cực đến giá trị gia tăng phi nông nghiệp, trình độ học vấn và đặc biệt là các yếu tố kinh
tế. Biến phụ thuộc giá trị gia tăng nông nghiệp ở châu Á có tác động tiêu cực đối với
thiên tai. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của thiên tai có tác động tiêu cực đến giá trị
gia tăng nông nghiệp, dễ thấy rằng thiên tai có mức độ càng nghiêm trọng thì giá trị gia
tăng nông nghiệp càng giảm. Đối với biến phụ thuộc là giá trị gia tăng phi nông nghiệp,
thiên tai có tác động dương cho thấy thiên tai có thể tạo ra một số cơ hội phát triển cho
lĩnh vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, thiên tai với mức độ nghiêm trọng thì có tác động
ngược lại, giá trị gia tăng ngành phi nông nghiệp sẽ giảm nếu quốc gia đối diện với
thiên tai có mức độ nghiêm trọng lớn.
Đối với mô hình có biến tương tác (int), với biến phụ thuộc là giá trị gia tăng
nông nghiệp, ở mô hình này thể hiện rõ rằng thiên tai ảnh hưởng rõ ràng hơn đến biến
phụ thuộc. Tương tự với biến độc lập mức độ nghiêm trọng, tác động của thiên tai
nghiêm trọng tới giá trị gia tăng nông nghiệp là nghiêm trọng hơn so với mô hình không
có biến tương tác. Bên cạnh đó, biến tương tác có tác động ngược nhau đối với giá trị
gia tăng nông nghiệp và phi nông nghiệp. Cụ thể, biến tương tác có tác động tích cực
đến giá trị gia tăng nông nghiệp và có tác động tiêu cực đối với giá trị gia tăng phi nông
nghiệp.

5.2 Một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai đến giá trị gia tăng
ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp ở châu Á
Quá trình phòng chống thiên tai có thể xem là một yếu tố quan trọng trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở khu vực châu Á, đặc biệt đây là các nước phải chịu

40
nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Chính phủ các nước đã có những động thái, biện pháp
mạnh mẽ để ngăn chặn, làm giảm ảnh hưởng của thiên tai đến giá trị gia tăng ngành
nông nghiệp và phi nông nghiệp ở châu Á. Tuy nhiên, các biện pháp vẫn chưa giải quyết
triệt để các thiệt hại mà thiên tai gây ra. Vậy nên qua nghiên cứu nhóm tác giả đưa ra
một số khuyến nghị cho các nước ở châu Á trong việc giảm thiểu tác động của thiên tai
đến giá trị gia tăng ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, và các khuyến nghị chia
thành bốn phần: kiến thức, kỹ năng, tài chính và tuyên truyền.
Về kiến thức, các nước cần ban hành các chỉ đạo giúp người dân từng khu vực
biết cách chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với đặc điểm
thiên tai từng vùng. Đây là giải pháp quan trọng giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai
gây ra, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh kinh tế và an sinh xã hội. Xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra cho các công
trình, nhà cửa, doanh nghiệp. Tăng cường năng lực ứng phó với thiên tai bằng cách xây
dựng hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống dự phòng. Chuyển đổi số để các doanh nghiệp
linh hoạt hơn trong ứng phó với thiên tai như chuyển đổi sang làm việc từ xa, ứng dụng
công nghệ trong dự báo, cảnh báo thiên tai.
Về kỹ năng, các nhà nước cần chú trọng phát triển các giống cây trồng, vật nuôi
có khả năng chống chịu tốt với thiên tai như chịu hạn, chịu úng, chịu rét, chịu mặn và
có năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh đó, cần áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững
để giúp giảm thiểu tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp như kỹ thuật canh
tác không làm đất, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật trồng xen canh,... Và tăng
cường sử dụng công nghệ trong nông nghiệp giúp nông dân sản xuất hiệu quả hơn, giảm
thiểu rủi ro do thiên tai gây ra như hệ thống tưới tự động, hệ thống cảnh báo sớm thiên
tai. Đối với các ngành phi nông nghiệp, nhà nước cần quan tâm, xây dựng các công
trình cơ sở hạ tầng kiên cố để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra cho các công trình,
nhà cửa, doanh nghiệp như đê điều và hồ chứa nước Ngoài ra, cần ứng dụng công nghệ
trong dự báo, cảnh báo thiên tai chính xác hơn để các doanh nghiệp, người dân chủ
động ứng phó như hệ thống radar, hệ thống vệ tinh,...và cần tăng cường năng lực ứng
phó với thiên tai của doanh nghiệp như xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống dự
phòng,...

41
Về tài chính, các nước cần hỗ trợ nông dân về cây, con giống, phân bón, vật tư
nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau thiên tai. Ngoài ra, cần hỗ trợ nông dân khai
hoang thêm diện tích sản xuất mới, khắc phục các vùng đất bị vùi. Bên cạnh đó, cần
đầu tư nghiên cứu, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu tốt
với các loại thiên tai thường xảy ra như bão, lũ lụt, hạn hán,... và cần khuyến khích đào
tạo và hỗ trợ nông dân áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững, chẳng hạn như canh tác
không làm đất, tưới tiết kiệm nước, trồng xen canh. Đối với các ngành phi nông nghiệp,
chính phủ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kiên cố như đê điều, hồ chứa
nước, đường giao thông để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Bên cạnh đó, cần
đầu tư phát triển các ứng dụng công nghệ trong dự báo, cảnh báo thiên tai để giúp người
dân và doanh nghiệp chủ động ứng phó với thiên tai.
Về tuyên truyền, các nước cần đẩy mạnh công tác thông tin về thiên tai cho người
dân biết càng sớm càng tốt để có những biện pháp ngăn chặn hoặc làm giảm kịp thời
những thiệt hại về ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần thực hiện
các chương trình nhằm làm giảm thiên tai như trồng rừng, cứu hộ cứu nạn tại các địa
phương, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng sau thiên tai,
xây dựng các tòa nhà kiên cố để tránh bão, lụt,...
5.3 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Với sự kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước về tác động của
thiên tai đối với ngành nông nghiệp và các ngành phi nông nghiệp, mặc dù nhóm tác
giả đã nỗ lực để khắc phục những hạn chế tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn có một vài hạn
chế nhất định. Cụ thể, bài nghiên cứu tập trung vào kiểm định mối quan hệ giữa tác
động của thiên tai và tăng trưởng kinh tế ở châu Á. Tuy nhiên, có nhiều biến đại diện
khác của thiệt hại mà nhóm tác giả có thể chưa khám phá ra, như các chỉ số phản ánh
tình trạng kinh tế sau khi thiên tai xảy ra. Bên cạnh đó, các khía cạnh khác như các hỗ
trợ từ chính phủ, bảo hiểm, tài chính, kĩ năng,... vì hạn chế về mặt dữ liệu nên nghiên
cứu có phần hạn chế về mặt phạm vi phân tích và đánh giá.
Mặc dù có những khuyết điểm trên, nhưng nhóm tác giả hy vọng rằng nghiên
cứu này đã phần nào giải quyết những hạn chế này trong các nghiên cứu trước đây cũng
như là tiền đề cho các nghiên cứu sau này. Nhóm tác giả cho rằng bằng cách nghiên cứu
đề xuất hướng tiếp cận để cải thiện chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu, mở rộng mô

42
hình nghiên cứu và kiểm định các biến đại diện khác của thiên tai có tiềm năng giải
thích mối quan hệ giữa thiên tai và tăng trưởng kinh tế.

43
Tài liệu tham khảo
1. Albala-Bertrand, J.M. (1993) ‘Natural disaster situations and growth: A
macroeconomic model for sudden disaster impacts’, World Development, 21(9),
pp. 1417–1434. Available at: https://doi.org/10.1016/0305-750X(93)90122-P.
2. Caribbean, E.C. for L.A. and the (2003) Handbook for estimating the socio-
economic and environmental effects of disasters. Economic Commission for
Latin America and the Caribbean. Available at:
https://www.cepal.org/en/publications/2782-handbook-estimating-socio-
economic-and-environmental-effects-disasters (Accessed: 15 December 2023).
3. Cavallo, E. et al. (no date) ‘Catastrophic Natural Disasters and Economic
Growth’.
4. Consumer preferences for local production and other value-added label claims
for a processed food product | European Review of Agricultural Economics |
Oxford Academic (no date). Available at: https://academic.oup.com/erae/article-
abstract/39/3/489/452655 (Accessed: 15 December 2023).
5. Davis, J. and Pearce, D. (2001) ‘The Non-Agricultural Rural Sector in Central
and Eastern Europe’.
6. Economic Impact of Natural Disasters: An Empirical Re-examination - Vikrant
Panwar, Subir Sen, 2019 (no date). Available at:
https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/0973801018800087 (Accessed: 14
December 2023).
7. Fomby, T., Ikeda, Y. and Loayza, N.V. (2013) ‘THE GROWTH AFTERMATH
OF NATURAL DISASTERS’, Journal of Applied Econometrics, 28(3), pp.
412–434. Available at: https://doi.org/10.1002/jae.1273.
8. Glossary | DataBank (no date). Available at:
https://databank.worldbank.org/metadataglossary/world-development-
indicators/series/NV.AGR.TOTL.KD.ZG (Accessed: 15 December 2023).
9. Hsiang, S. and Jina, A. (2014) The Causal Effect of Environmental Catastrophe
on Long-Run Economic Growth: Evidence From 6,700 Cyclones. w20352.
Cambridge, MA: National Bureau of Economic Research, p. w20352. Available
at: https://doi.org/10.3386/w20352.

44
10. Lindell, M.K. and Prater, C.S. (2003) ‘Assessing Community Impacts of Natural
Disasters’, Natural Hazards Review, 4(4), pp. 176–185. Available at:
https://doi.org/10.1061/(ASCE)1527-6988(2003)4:4(176).
11. Loayza, N.V. et al. (2012) ‘Natural Disasters and Growth: Going Beyond the
Averages’, World Development, 40(7), pp. 1317–1336. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.worlddev.2012.03.002.
12. Lopez, R., Thomas, V. and Troncoso, P. (2016) ‘Economic growth, natural
disasters and climate change: New empirical estimates’, Working Papers
[Preprint]. Available at: https://ideas.repec.org//p/udc/wpaper/wp434.html
(Accessed: 14 December 2023).
13. Lu, R. and Dudensing, R. (2015) ‘What Do We Mean by Value-added
Agriculture?’, Choices, 30(4), pp. 1–8.
14. Noy, I. (2009) ‘The macroeconomic consequences of disasters’, Journal of
Development Economics, 88(2), pp. 221–231. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.jdeveco.2008.02.005.
15. Pelling, M., Özerdem, A. and Barakat, S. (2002) ‘The macro-economic impact
of disasters’, Progress in Development Studies, 2(4), pp. 283–305. Available at:
https://doi.org/10.1191/1464993402ps042ra.
16. Prasad, A.S. and Francescutti, L.H. (2017) ‘Natural Disasters’, in International
Encyclopedia of Public Health. Elsevier, pp. 215–222. Available at:
https://doi.org/10.1016/B978-0-12-803678-5.00519-1.
17. Raddatz, C. (2007) ‘Are external shocks responsible for the instability of output
in low-income countries?’, Journal of Development Economics, 84(1), pp. 155–
187. Available at: https://doi.org/10.1016/j.jdeveco.2006.11.001.
18. Shabnam, N. (2014) ‘Natural Disasters and Economic Growth: A Review’,
International Journal of Disaster Risk Science, 5(2), pp. 157–163. Available at:
https://doi.org/10.1007/s13753-014-0022-5.
19. Skidmore, M. and Toya, H. (2002) ‘DO NATURAL DISASTERS PROMOTE
LONG‐RUN GROWTH?’, Economic Inquiry, 40(4), pp. 664–687. Available at:
https://doi.org/10.1093/ei/40.4.664.
20. Thắng T.N.V. (no date) ‘BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG Ở VIỆT NAM’.

45
21. USDA Value-added Ag Definition | Agricultural Marketing Resource Center (no
date). Available at: https://www.agmrc.org/business-development/valueadded-
agriculture/articles/usda-value-added-ag-definition (Accessed: 15 December
2023).
22. Womach, J. (2013) Agriculture: A Glossary of Terms, Programs and Laws, 2005
Edition. Bibliogov.

46

You might also like