You are on page 1of 26

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

STT Nội dung nhận xét Giảng viên nhận xét Điểm Điểm
kết luận
giảng viên
1 Thể thức văn bản 1,5

2 Bố cục, kết cấu đề tài 1,5

3 Nội dung 5
(Lý luận + Thực tiễn)

4 Phương pháp trình 1,0


bày

5 Tài liệu tham khảo 1,0

10

Họ và tên giảng viên:

Chữ ký giảng viên:


LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn tới thầy Ngô Minh Thuận – giảng viên Học
viện Chính sách và Phát triển đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhóm tác giả hoàn
thành tiểu luận.

MỤC LỤC Trang


Lời cảm ơn 1
MỤC LỤC 2

1
Danh mục các ký hiệu và chữ cái viết tắt 3
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 7

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng 8
tầng
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 10

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUÁ TRÌNH XÂY 11


DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn ở Việt Nam 11

2.2 Những thành tựu và hạn chế 12

2.3 Những vấn đề đặt ra 16

Chương 3: GIẢI PHÁP VỀ CHO NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÁT TRIỂN 18


NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Quan điểm xây dựng nông thôn mới 18

3.2 Giải pháp sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng ở nông thôn phục vụ cho 19
nông thôn mới
3.3 Vốn đầu tư phát triển nông thôn mới 20

3.4 Hoàn thiện, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng 21
nông thôn mới
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

2
CSHT Cơ sở hạ tầng
KTTT Kiến trúc thượng tầng
NTM Nông thôn mới
QHSX Quan hệ sản xuất

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tich Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông
nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn từ
trong quá trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc
lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách
mạng, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm
nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

3
nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân.
Vận dụng phương pháp luận của phép biện chứng để tìm hiểu thực trạng dưới góc độ
triết học, đồng thời nêu lên những giải pháp mới nhằm cải thiện vấn đề. Vì vậy nhóm tác
giả chọn đề tài: “Thực trạng của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn từ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích của đề tài
Quan sát từ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để
nghiên cứu thực trạng của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
2.2.1 Về mặt lý luận
Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc hạ tầng trong phép
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ đó rút ra ý nghĩa về mặt lý luận và thực
tiễn.
2.2.2 Về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, đề
xuất những kiến nghị để củng cố thực trạng trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới thiệu phạm vi nghiên cứu như sau:

Nội dung nghiên cứu: Gồm hai phần lý luận và thực tiễn.

Về mặt lý luận: Nghiên cứu dưới góc nhìn mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng.

4
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu về quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới của
Việt Nam hiện nay.

Không gian nghiên cứu: Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: Hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận, nhóm đã sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm khách quan,
quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn.

5. Những đóng góp đề tài

5.1. Về lý luận

Làm rõ nội dung dưới góc nhìn từ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiên trúc thượng tầng về sự nghiên cứu.

5.2. Về thực tiễn

Thực trạng của quá trình xây dựng nông thôn mới và đề xuất giải pháp góp phần xây
dựng, phát triển nông thôn mới.

6. Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm: 3 chương, 10 tiết.

5
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.1.1 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình
thái kinh tế- xã hội nhất định. Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ
sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể
bao gồm: quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ; quan hệ sản xuất thống trị; quan hệ sản
xuất mầm mống của xã hội tương lai.

6
Quan hệ sản xuất thống trị là QHSX đang thống trị trong xã hội, là cơ sở xác lập cơ
cấu kinh tế của một nước. Về cơ bản, quan hệ nền móng bảo đảm lợi ích giai cấp cho giai
cấp thống trị trong xã hội. QHSX nền móng chi phối hoạt động của các quan hệ sản xuất
tàn dư và mầm mống, là nhân tố hàng đầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển về kinh tế - xã
hội cho quốc gia dân tộc.

Quan hệ sản xuất tàn dư là những bộ phận, yếu tố của QHSX ở phương thức sản
xuất cũ trong xã hội mới . Nó có thể là những yếu tố đã lạc hậu nhưng chưa bị xóa bỏ, hoặc
là những giá trị được kế thừa. Như vậy, các quan hệ sản xuất tàn dư vừa có thể gây cản trở,
vừa góp phần thúc đẩy đối với phương thức sản xuất mới.

Quan hệ sản xuất mầm mống là quan hệ phủ định đối với các QHSX hiện tại, là kết
quả tất yếu của quá trình vận động biện chứng của nền sản xuất xã hội giữa lực lượng sản
xuất và QHSX trong xã hội hiện tại. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, quan hệ sản xuất
mầm mống luôn bị quan hệ thống trị tìm cách chi phối nhằm ngăn cản sự tồn tại và phát
triển. Ngược lại, chế độ xã hội chủ nghĩa quan hệ sản xuất nền móng luôn tạo điều kiện cho
những quan hệ mới ra đời và phát triển.

Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu quan hệ sản
xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu
QHSX khác nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống
kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính giai cấp của CSHT là do kiểu quan
hệ sản xuất thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt
nguồn từ ngay trong CSHT.

Nếu xét trong nội bộ phương thức sản xuất, QHSX là hình thức phát triển của lực
lượng sản xuất, còn nếu xét trong tổng thể các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất hợp
thành cơ sở kinh tế của xã hội đó. Đây là cơ sở hiện thực để con người dựng nên kiến trúc
thượng tầng tương ứng.

1.1.2 Kiến trúc thượng tầng

7
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế
tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một CSHT nhất
định. Về mặt kết cấu KTTT gồm: hệ thống hình thái ý thức xã hội (chính trị, pháp luật, đạo
đức, triết học, tôn giáo, …), thiết chế - chính trị xã hội tương ứng (nhà nước, tòa án, giáo
hội, …).

Kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống trị,
tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại, quan điểm và tổ chức của các giai cấp
trung gian. Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của
KTTT trong một hình thái xã hội nhất định, trong đó bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà
nước – công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý.
Nhà nước là bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội trong điều
kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho
quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân,
thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng chức năng đối nội và đối ngoại của
quốc gia. Về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện chung
chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ
yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước. Chính nhờ có nhà nước
mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tồn tại thống nhất biện chứng với nhau.
Trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định, còn kiến trúc thượng tầng thường xuyên tác
động lại cơ sở hạ tầng.

1.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị đời sống tinh
thần. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng.
Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.
“Mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội – cơ cấu này tất yếu phải do sản

8
xuất kinh tế mà ra, cả hai cái đó tạo thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của
mỗi thời đại” [4, tr.11]. Do đặc điểm trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng
tầng: nhà nước, pháp luật, đảng phái chính trị,... đều không thể giải thích từ chính nó, bởi vì
chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết
định.

Khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi. “Cơ sở kinh tế
thay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng ” [3,
tr.15]. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế - xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển
từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. Sự biến mất của một
kiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc
thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng đằng sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu diệt. Có
những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử dụng để xây
dựng kiến trúc thượng tầng mới.

Vì vậy, tính quyết định của CSHT đối với KTTT diễn biến rất phức tạp trong quá
trình chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác.

1.2.2 Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và thường xuyên tác động lại cơ sở
hạ tầng. Sự tác động đó thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là duy trì,
bảo vệ cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc thượng
tầng cũ

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều lý:
nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với quy luật kinh tế khác quan thì nó thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội, nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược lại tức là
không phù hợp với quy luật kinh tế khác quan thì sẽ làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế -
xã hội.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận

9
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, khi
xem xét và cải tạo xã hội phải thấy rõ vai trò quyết định của CSHT và tác động trở lại của
KTTT, không được tuyệt đối hoá hoặc hạ thấp yếu tố nào.

Công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới thể chế chính trị là một quá trình mang tính
cách mạng lâu dài. CSHT thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế như:
kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư
nhân, cùng các kiểu QHSX gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau
cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa,
vì vậy mà có sự thống trị về chính trị và tinh thần Nhà nước phải thực hiện biện pháp kinh
tế có vai trò quan trọng nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi
thích hợp theo hướng như: kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai
trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong
các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân
và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở
kinh tế hợp lý.

Trung thành với lý luận Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn ở
Việt Nam, Đảng chủ trương tập chung đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của
nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác coi đó là nhiệm vụ quan trọng
để tiến hành thuận lợi đổi mới trên lĩnh vực chính trị.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG


NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn ở Việt Nam

Nông thôn là nơi sinh sống của bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở
nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu, có

10
vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế - xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây
dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện
đại”. Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn
mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc phát
triển kinh tế và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Trong những năm gần đây,
Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực phát triển CSHT song song với việc thực hiện chương trình
quốc gia giảm nghèo (Chương trình 135). Tuy vậy, đầu tư công cho việc phát triển hạ tầng
trong vùng còn hạn chế mặc dù đây là khu vực có tỷ lệ nghèo cao nhất nước. Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn luôn là vấn đề có vị trí và tầm quan trọng chiến lược trong sự phát
triển của nước ta. Ngày 05/08/2008, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Sau thời
gian triển khai Nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM đã trở
thành phong trào có ảnh hưởng sâu rộng và có tác dụng lớn trong việc nâng cao đời sống
nhân dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn tồn tại một số bất cập khiến hiệu quả của
chủ trương còn những hạn chế so với mục tiêu đặt ra.

Theo đường lối của Đảng, trong những năm qua trào lưu kiến thiết xây dựng nông
thôn mới diễn ra sục sôi khắp những địa phương trên cả nước, lôi cuốn sự tham gia của cả
hội đồng và phát huy được sức mạnh toàn xã hội. Với điều kiện kèm theo nguồn lực có hạn,
Ban Chỉ đạo đã thống nhất những xã lựa chọn những tiêu chuẩn (trong bộ 19 tiêu chuẩn
thiết kế xây dựng nông thôn mới) mà đa phần người dân thấy cần thì tập trung chuyên sâu
làm trước, khuyến khích tiến hành những việc làm từng thôn, xóm, từng hộ dân hoàn toàn
có thể làm được. Bên cạnh đó, công tác làm việc đào tạo và giảng dạy nghề cho linh động
nông thôn theo hướng nâng cao kiến thức và kỹ năng kinh nghiệm tay nghề và xử lý việc
làm cho nông dân theo cả hai hướng là phi nông nghiệp cũng được chăm sóc. Chất lượng
giáo dục, y tế và thiết kế xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn vệ sinh thiên nhiên và môi
trường và bảo mật an ninh nông thôn cũng được chú trọng tăng trưởng.

11
Qua 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2010 - 2020 đã làm
thay đổi nhận thức của đa số người dân và lôi cuốn người dân tham gia xây dựng nông thôn
mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã dần trở thành một phong
trào sôi nổi, rộng khắp trên phạm vi cả nước với những thành tựu đáng kể tạo bước ngoặt
lớn trong phát triển nông thôn. Bộ mặt nông thôn có sự khởi sắc rõ rệt, từng bước gắn phát
triển nông thôn toàn diện với cơ cấu lại và đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông
nghiệp. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, tình hình chính trị và
xã hội ổn định.

Xây dựng NTM là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội cần được
quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa. Việc xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo và tạo công ăn việc làm cho người dân khu vực nông thôn từ đó
cải thiện cuộc sống từ đó tạo sự phát triển đồng bộ cho xã hội.

2.2 Những thành tựu và hạn chế

* Thành tựu:

- Tổng kết gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng NTM vừa qua, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, giao thông nông thôn toàn
quốc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và bảo
trì sửa chữa đường giao thông nông thôn được 345.897 km, trong đó, xây dựng mới 76.414
km; cải tạo nâng cấp 130.329 km; bảo trì, khôi phục 139.155 km đồng thời xây dựng mới,
sửa chữa, bảo trì được 31.364 cầu, 125.639 cống [14].

- Đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần ở nhiều vùng nông thôn được nâng lên rõ
rệt, nhiều gia đình đã có nguồn thu nhập không chỉ từ trồng trọt, chăn nuôi, … Kinh tế phát
triển kéo theo nhu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, công trình phúc lợi công cộng và đặc
biệt là nhu cầu xây dựng nhà ở theo đó đã tăng lên rất nhanh.

-Vai trò của tôn giáo trong thực hiện xây dựng NTM, đô thị văn minh và ghi nhận,
vinh danh đóng góp của các tôn giáo: Các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia làm cầu,
đường giao thông, xây nhà tình thương; cứu trợ đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh… Tại

12
nhiều địa phương, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo còn tham gia hiến hàng
nghìn mét đất cùng nhiều ngày công lao động để nâng cấp, xây dựng các công trình hạ tầng
cơ sở; gắn camera giám sát tại các khu vực dân cư để bảo vệ an ninh; góp phần đảm bảo
tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đóng góp của cộng đồng tôn giáo trong xây dựng
NTM không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội của tôn giáo, mà còn tạo lập sự ổn định và làm
nên sự gắn kết, sức mạnh nội tại trong cộng đồng tôn giáo, khẳng định vị trí của tôn trong
đời sống xã hội và phát triển đất nước.

- Sức sáng tạo không giới hạn của người nông dân được kết tinh trong quá trình lao
động sản xuất và thông qua việc phát huy dân chủ, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở nông
thôn trong điều kiện mới; nhiều sáng tạo của người dân rất có giá trị như: máy gieo hạt tự
động năng suất gấp 40 lần so với 1 người, máy nông nghiệp đa năng, phương thức canh tác
mới, áp dụng các công nghệ thông minh (công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ robot và tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)) trong sản
xuất nông nghiệp; các phương thức, mô hình phát triển sản xuất mới như: mô hình quản lý
rừng dựa vào cộng đồng (Lâm Đồng), mô hình du lịch nông nghiệp (Gia Lai), mô hình
nông nghiệp sa mạc ( Bình Thuận), mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp (Quảng Ngãi), ...

- Nghệ thuật: Ở nông thôn hiện nay, mọi người dễ bắt gặp những bức tranh tường
bích họa được tái hiện sinh động qua từng nét tỉ mỉ, kỳ công.

Năm 2021, ở huyện Ứng Hoà (Hà Nội), với sự thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ
Huyện ủy, Huyện đoàn Ứng Hòa phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin khảo sát địa điểm,
lựa chọn chủ đề phù hợp trước khi thi công các bức bích họa tại 3 xã NTM nâng cao.
Huyện đoàn đã huy động hàng trăm lượt đoàn viên, thanh niên, họa sĩ, sinh viên, giáo viên
mỹ thuật ở các trường học tiến hành chỉnh trang, quét sơn tường và vẽ tranh tại các địa
điểm công cộng; nhà văn hóa; trường học; các bức tường bong tróc, rêu mốc, mất mỹ quan
bởi quảng cáo rao vặt; các trục đường liên thôn của 3 xã…với mong muốn tô điểm cho làng
quê thêm khởi sắc, tạo sự phấn khởi trong nhân dân. Tính đến nay, mỗi xã đã vẽ được hàng
trăm mét vuông tranh tường bích họa với những hình ảnh được tái hiện sinh động qua từng
nét vẽ chi tiết, tỉ mỉ, màu sắc ấn tượng, đảm bảo yếu tố mỹ thuật. Khắp các đường làng, ngõ
xóm, tranh tường bích họa có nội dung gần gũi, thân thuộc mang vẻ đẹp làng quê xưa hòa
13
quyện với những thay đổi của nông thôn mới hôm nay, với các chủ đề như: Lịch sử, văn
hóa, con người, phong cảnh làng quê, sản vật nông nghiệp địa phương, gia đình hạnh phúc,
nông thôn đổi mới, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống dịch COVID-19,
hoạt động vui chơi,…. Mỗi bức tranh gửi gắm một thông điệp ý nghĩa, góp phần cổ vũ,
khích lệ người dân, lực lượng đoàn viên, thanh niên cùng nêu cao ý thức, trách nhiệm xây
dựng, kiến thiết quê hương. Việc làm mới những bức tường bằng các bức tranh nghệ thuật
góp phần không nhỏ làm đẹp cảnh quan nông thôn, xóa các điểm chân rác và hạn chế tình
trạng dán tờ rơi quảng cáo rao vặt và thay đổi nhận thức của người dân về trách nhiệm vì
cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, mang lại không gian sống tươi sáng hơn,
sức sống hơn.

* Hạn chế:

- Từ 6/2010 đến nay cả nước đã huy động trên 2,3 triệu tỷ đồng để phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên việc nghiên cứu các giải
pháp, mô hình để quản lý hiệu quả, bền vững các công trình hạ tầng nông thôn chưa được
quan tâm tương xứng, còn nhiều bất cập, tồn tại trong quản lý, khai thác, bảo trì; chính
sách; yêu cầu từ thực tiễn. Nguyên nhân gốc rễ của các tồn tại trong quản lý sử dụng CSHT
nông thôn là do không đủ kinh phí, năng lực yếu kém và các cấu trúc quản trị không phù
hợp, không đồng bộ; thiếu sự tham gia của người thụ hưởng/cộng đồng, sẽ làm giảm hiệu
quả đầu tư, không duy trì, nâng chất được tiêu chí nông thôn mới cho giai đoạn sau năm
2020, gia tăng chi phí sửa chữa, phục hồi rất lớn.

- Mô hình ở, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, mật độ xây dựng, theo lối đô thị thiếu chọn
lọc, đang từng ngày hiện hữu, lạc lõng, xa lạ trong không gian cảnh quan và môi trường
văn hóa của nông thôn (bê tông hóa, chia lô, tách thửa, nhà phố, nhà ống chênh vênh…).
Theo đó, đã che khuất dần những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc cần được bảo
tồn và nhân rộng trong các vùng, miền, nông thôn Việt Nam.

Sử dụng đất khu vực ven đô, các khu vực tiềm năng về cảnh quan tự nhiên đang
cảnh báo những bất lợi về kiểm soát phát triển, giảm dần các quỹ đất dự trữ – vùng đệm

14
của đô thị, hệ sinh thái tự nhiên ven sông, ven biển, rừng đặc dụng, rừng bảo tồn, … tiềm
ẩn những hệ lụy về thiên tai, môi trường sống.

Người dân nông thôn (khoảng 65% dân số cả nước) tự thiết kế xây dựng với những
kinh nghiệm truyền thống, truyền khẩu. Kiến thức và nhận thức về lĩnh vực kiến trúc còn
rất hạn chế, dẫn đến du nhập kiến trúc đô thị một cách vô thức, lãng phí so với điều kiện
kinh tế, xa lạ với đặc trưng văn hóa của vùng miền.

Cùng với đó là những công nghệ mới, kỹ thuật xây dựng mới, sử dụng vật liệu mới,
công nghệ tiên tiến, kết hợp với vật liệu tại chỗ chưa được nghiên cứu, phổ cập, nên rất hạn
chế về tốc độ xây dựng, không đảm bảo về chất lượng và độ bền vững của công trình.

Kiến trúc công trình công cộng xây dựng theo mẫu, điển hình hóa, tiêu chuẩn hóa,
được nhân bản trên nhiều vùng nông thôn, thô cứng, sơ sài, thiếu tiện ích và vắng bóng tính
nhân văn, tính bản địa. Kiến trúc nông thôn đang đối mặt với nhiều thách thức về môi
trường cảnh quan, thiên tai và biến đổi khí hậu. Thiết kế kiến trúc và đặc biệt những giá trị
cần được bảo tồn và phát huy đang từng ngày bị lãng quên, đánh mất và xa dần với những
giá trị cần có của kiến trúc nông thôn. Thực tế, nhiều năm qua, kiến trúc nông thôn chưa
thực sự có được những hướng dẫn để người dân có thể cảm thụ được những giá trị về thẩm
mỹ, để có thể tự mình tạo nên những công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên của nơi ở,
điều kiện kinh tế, điều kiện xây dựng, khả năng chống chịu với thiên tai… Cùng với đó là
“lỗ hổng” rất lớn về hướng dẫn, kiểm soát quản lý [11].

- Việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở chỉ thành công khi thực sự
phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tuy nhiên, bài học kinh nghiệm đó có lúc, có nơi vẫn
chưa được nhận thức và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, thay vào đó là lối tư duy xa rời quần
chúng, chủ quan, duy ý chí, chưa thực sự xuất phát từ lợi ích của người dân…, thậm chí, có
những bức xúc của người dân không được xử lý kịp thời từ cơ sở. Một số chính sách, quyết
định được ban hành còn mang nặng tính chủ quan, xa rời thực tiễn, chưa đáp ứng được tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng, củng cố hệ
thống chính trị ở cơ sở cần đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn và sâu sát thực tiễn;
dựa trên sự giám sát có hiệu quả, thực chất của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức

15
trong hệ thống chính trị và đánh giá đối với phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng
viên.

- Trong trồng trọt, việc thâm canh tăng vụ để gia tăng sản lượng đã gây khó khăn
cho công tác phòng trừ sâu bệnh và làm gia tăng sự suy giảm độ màu mỡ của đất. Sự lạm
dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật sẽ để lại một lượng dư thừa gây tác động tiêu
cực đến hệ sinh thái nông nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí và có thể gây
đột biến gen đối với một số loại cây trồng, làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác,
do không có quy hoạch ban đầu, nhiều lò mổ, xí nghiệp chế biến thực phẩm còn nằm trong
khu dân cư; sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ, phân bố rải rác và chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý chất thải đảm bảo quy định.

Tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm không theo quy định, nhất là giết mổ gia súc, gia
cầm bị bệnh đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân làm phát
sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Thực tế cho thấy, những đợt dịch lở
mồm, long móng; dịch lợn tai xanh; dịch cúm gia cầm H5N1 trong những năm qua diễn ra
đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2.3 Những vấn đề đặt ra

Để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, cần chú trọng:

Nâng cao hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn (nâng
cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị).

Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, chất lượng hoạt động văn hóa gắn
với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn, xây
dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn.

Nâng cao năng lực của cộng đồng, chuyển đổi tư duy của người dân về phát triển
kinh tế nông thôn.

16
Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch nhằm nâng
cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá.

Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông
thôn - đô thị và kết nối các vùng miền.

Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo.

Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn, cải
thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với
phát triển kinh tế du lịch nông thôn;

Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn, tăng cường công tác giám
sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ CHO NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Quan điểm xây dựng nông thôn mới

17
Phát triển nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình đối mới, xây
dựng đất nước cũng như việc ổn định kinh tế xã hội. Trong suốt quá trình đó, người dân là
“chủ thể” xây dựng, nhà nước giữ vai trò định hướng và hỗ trợ thực hiện. Theo quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề của NTM rất phong phú và có thể tóm tắt ở những điểm
sau:

Nòng cốt của xây dựng NTM là xây dựng phẩm chất đạo đức, nhân cách và khả
năng người nông dân. NTM là một quá trình dài và nhiệm vụ mà Người đặt ra là tích cực
tăng gia sản xuất dựa trên nguyên tắc “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Người nhấn mạnh:
“Muốn tăng gia sản xuất, mọi người phải Cần, phải Kiệm. Không Cần, thì phí thời giờ
nhiều mà sản xuất được ít. Không Kiệm thì làm được bao nhiêu, dùng hết bấy nhiêu, rút
cục cũng như sản xuất được ít. Tăng gia sản xuất ích riêng cho mình mà cũng ích chung
cho cả nước. Nếu không có tinh thần Liêm và Chính, nếu tham lam ích kỷ, thì không thể
phát đạt việc tăng gia sản xuất. Vì vậy, tăng gia sản xuất và đời sống mới phải đi đôi với
nhau, không thể lìa nhau” [7, tr.116].

Một trong những chủ trương quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cho quá
trình xây dựng, đổi mới nông thôn là phải coi trọng văn hóa, coi đó là nền tảng tinh thần,
mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội. Người nông dân phải không ngừng nâng cao
nhận thức, hình thành bản lĩnh chính trị, lý tưởng cộng sản để đóng góp công sức xây dựng
đất nước.

Ngoài ra, Đảng và hệ thống chính trị từ Trung ương đến các cấp đại phương cũng
giữ vai trò chủ chốt. Phải có đường lối dẫn dắt, chỉ đạo từ phía trên của Đảng thì xây dựng
NTM mới thành công. Vì thế, trong Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng,
nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” [1, tr.92].
Song song với chỉ đạo, lãnh đạo phải đi sâu giám sát, bàn bạc lấy ý kiến từ nhân dân. Để
nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của NTM trong đời sống, cần có công tác tuyên truyền, giải thích,
làm gơng, lấy ví dụ từ những địa phương xây dựng thành công NTM.

18
3.2 Giải pháp sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng ở nông thôn phục vụ cho nông
thôn mới

3.2.1 Đổi mới mô hình quản lí bền vững cơ sở hạ tầng nông thôn

Cơ sở hạ tầng ở nông thôn bao gồm kinh tế, xã hội cho toàn ngành nông nghiệp,
nông thôn của huyện, làng, xã. Đây là thành phần chính của mô hình phát triển nông thôn
kiểu mẫu, là cơ sở vật chất, cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt, dân sinh
trong cộng đồng. Quản lí hiệu quả CSHT đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm
nghèo, đưa lượng lớn người dân nghèo ở nông thôn có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tốt
hơn, điều kiện chất lượng cuộc sống được cải thiện,

Để làm được điều này, các cấp lãnh đạo từ trung ương tới địa phương cần phải thực
hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Đi cùng đó là việc nâng cao ý thức của người dân cũng như
đào tạo kĩ năng xác định cơ sở hạ tầng cần thiết.

Qua nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn, áp dụng các phương pháp phù
hợp để xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá bền vững gồm 2 nhóm tiêu chí về CSHT nông thôn
và mô hình quản lý CSHT nông thôn cùng 25 tiêu chí thành phầnHoàn thành xây dựng 07
mô hình quản lý phù hợp cho các loại hình công trình hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy
lợi, nước sinh hoạt, chợ, nhà văn hóa) bao gồm 04 mô hình ở đồng bằng sông Hồng (mô
hình quản lý Trung tâm văn hóa – Thể thao; mô hình quản lý tổng hợp CSHT nông thôn;
mô hình cộng đồng tham gia quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, mô hình
cộng đồng tham gia quản lý đường giao thông nông thôn) và 03 mô hình ở đồng bằng sông
Cửu Long (mô hình cộng đồng tham gia quản lý đường giao thông nông thôn; mô hình
cộng đồng tham gia quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; mô hình cộng đồng
tham gia quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung) [15].

3.2.2 Sử dụng hợp lí nguồn lực đất đai gắn phát triển nông thôn mới

Xây dựng NTM cần phù hợp với đặc điểm từng vùng. Lấy ví dụ như ở Dak Lak -
một tỉnh có lợi thế về diện tích đất, là nơi thích hợp trồng nhiều loại nông sản. Không chỉ

19
vậy, Dak Lak còn là địa phương tập trung nhiều dân tộc và có vị trí quốc phòng quan trọng.
Chính vì vậy, tỉnh cần có chính sách sử dụng đất hợp lý.

Để quản lí, sử dụng hiệu quả đất đai trước hết phải chú trọng chính sách bảo vệ đất
bằng cách khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp canh tác khoa học đối với
những khu vực có diện tích đất trồng lớn để nâng cao năng suất, cải thiện đời sống nông
dân góp phần vào quá trình nông thôn mới cả nước. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa
phương cũng cần kiểm soát quy hoạch sử dụng đất đối với những trường hợp chiếm dụng
đất riêng, đồng thời có chính sách phù hợp thu hồi đất để tạo vốn hỗ trợ cho xây dựng công
trình hạ tầng.

Sử dụng hiệu quả đất gắn với xây dựng NTM cần có tính hệ thống lâu dài. Vì vậy,
Nhà nước cần có sự hỗ trợ, giải quyết vướng mắc trong chính sách đất đai đối với mỗi địa
phương. Từ cấp địa phương phải đề ra chính sách áp dụng cụ thể để nông dân chủ động hơn
trong sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

3.3 Vốn đầu tư phát triển nông thôn mới

3.3.1 Cơ chế chính sách của nhà nước

Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách theo hướng phân cấp đồng thời khai thác
có hiệu quả giá trị các quỹ đất nhằm tập trung nguồn lực tài chính để xây dựng NTM, có
chính sách hỗ trợ các địa phương có điều kiện khó khăn như vùng xâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo

Xây dựng NTM phải huy động tổng hợp các nguồn lực: vốn cộng đồng, vốn doanh
nghiệp, các tổ chức tín dụng xã hội, vốn nhà nước trong đó vốn nhà nước là nguồn lực được
huy động và phân bố trực tiếp từ ngân sách nhà nước các cấp để thực hiện chương trình xây
dựng NTM. Nguồn lực này chỉ đầu tư cho các công trình thiết yếu, có sức lan tỏa, tạo động
lực, tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia.

3.3.2 Huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng dân cư và doanh nghiệp

Địa phương cần có công tác phổ biến, tuyên truyền với người dân các chế độ, chính
sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước trong huy động nguồn lực tài chính để mỗi cá nhân

20
thấy rõ vai trò chủ thể của mình, hạn chế tình trạng chỉ trông chờ vào nhà nước; coi trọng
sự tham gia của người dân trong quá trình đổi mới nông thôn. Đa dạng các hình thức đóng
góp tài chính nhưng phải phù hợp với từng điều kiện sẵn có của tổ chức, cá nhân, đặc biệt
là các vùng đặc thù trên cả nước. Từ thực tế có thể ví dụ bằng việc người dân hiến đất để
xây dựng đường xá phục vụ nhu cầu đi lại hay việc tham gia ngày công lao động. Về phía
chính quyền địa phương phải có hình thức biểu dương, có trách nhiệm công khai, giải trình
các nội dung với nông dân tạo cơ sở niềm tin vào sự lãnh đạo của nhà nước.

Bên cạnh sự đóng góp từ dân cư, doanh nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng trong
việc đầu tư phát triển nông thôn. Vì thế, nhà nước cần xây dựng chiến lược thu hút đầu tư
vào nông nghiệp từ đối tượng này bằng cách đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách đối
với doanh nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo tính đồng bộ, kết nối giữa các vùng
trong khu vực và cả nước, đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, đẩy
nhanh dự án thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3.4 Hoàn thiện, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông
thôn mới

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách
nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân. Muốn thực hiện điều đó, chính quyền các cấp từ
tỉnh đến huyện, xã lên kế hoạch cụ thể, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền: trong trường
học cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao kiến thức cho học sinh; đối với thôn
xóm, các hộ gia đình, người giữ chức vụ trưởng khu, trưởng thôn có những cuộc vận động
người dân tìm hiểu về môi trường, cách bảo vệ cũng như ảnh hưởng tiêu cực dến đời sống
sinh hoạt. nếu môi trường ô nhiễm.

Trong quá trình tuyên truyền cũng cần lên án những biểu hiện, hành vi gây mất vệ
sinh, có các biện pháp xử phạt nghiêm khác đối với cá nhân hay tổ chức vi phạm. Song
song với các cuộc vận động, ban chỉ đạo, chính quyền phải đề ra chính sách về môi trường,
chuẩn mực về hành vi sát với thực tế của địa phương; thành lập mô hình sản xuất đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm chính là phổ biến người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ
thật vào sản xuất, chế biến nông sản, đồng thời thiết lập mô hình hợp tác xã vệ sinh môi

21
trường: tổ chức việc thu gom, sử dụng quy trình tiên tiến xử lý rác thải, nước sinh hoạt và
chăn nuôi, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên đất, nước.,

Thứ hai, lãnh đạo các cấp tổ chức thực hiện quy hoạch NTM về môi trường

Chính quyền phải công khai quy hoạch NTM, cung cấp đầy đủ nội dung cho người
dân, định kỳ tổ chức rà soát việc thực hiện và điều chỉnh các kế hoạch phát triển nông
nghiệp cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của từng địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động
bảo vệ môi trường trên cơ sở đã được phê duyệt quy hoạch. Trong một thời hạn nhất định,
cấp chính quyền phải tranh thủ nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường sinh thái, phát động phong trào trồng cây
gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tổ chức
thực hiện nghiêm các quy định mà nhà nước đặt ra về bảo vệ môi trường trong hoạt động
sản xuất của các nhà máy, khu công nghiệp hay trong sinh hoạt người dân. Thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, giám sát việc chấp hành quy định nhà nước đồng thời có các
chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm.

22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Có thể nói cho đến nay chưa có chương trình lớn nào hợp ý dân như chương trình
NTM. Xây dựng nông thôn là quá trình bền bỉ, lâu dài, được tiến hành bằng nhiều hình
thức, nhiều mô hình trên toàn quốc và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đây sẽ
là những bước tạo tiền đề để người dân nông thôn phát triển, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần đồng thời cũng thay đổi tư duy của chính người dân nhằm tạo ra các vùng nông
thôn phát triển hài hòa và bền vững.

Hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hôi công bằng văn minh, nắm vững phép
biện chứng giữa CSHT và KTTT, giữa đổi mới kinh tế và chính trị, vận dụng sáng tạo
những chủ chương, đường lối của Đảng thì dù cho con đường trước mắt có đầy trông gai
nhưng nhất định chúng ta sẽ dành thắng lợi trong công cuộc đổi mới nông thôn, xây dựng
đất nước.

2. Kiến nghị

Để người nông dân có cuộc sống ổn định, chính quyền các cấp có liên quan cần tạo
thị trường tiêu thụ nông sản đồng thời phát triển các ngành công nghiệp thực phẩm phục vụ
sản xuất nông nghiệp; áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất và vận chuyển giao lưu, mua bán
các nông sản phẩm.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển các
giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao,
không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học. Phát triển ngành sản xuất phân
bón hữu cơ, phân sinh học, thuốc trừ sâu sinh học để thay thế cho các loại phân bón hóa
học vô cơ, thuốc trừ sâu độc hại đang bị sử dụng lạm dụng như hiện nay.

Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao động tại địa phương. Cần có biện pháp đào tạo
nâng cao trình độ và sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hóa cơ cấu sản
xuất kinh doanh để tạo việc làm tại chỗ vừa tạo thêm thu nhập, phân công lao động nông
thôn làm cho dân cư nông thôn ổn định, giảm bớt sức ép đi dân ra thành phố.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
2. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy
mạnh
3. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh (1946), Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Báo Cứu quốc, số 229.
7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Thế giới (2007), “Tầm quan trọng của quản trị quốc
gia VI: các chỉ số thành phần và tổng hợp về quản trị quốc gia 1996-2006”, tài liệu
nghiên cứu số 4280.
9. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 8 (81), 2014.
10. TS Đoàn Trường Thụ (2022), Tạp chí Cộng sản.
11. KTS Lã Kim Ngân (02/2022), “Kiến trúc nông thôn Việt Nam – Phát triển và hội
nhập”, Tạp chí Kiến Trúc, https://www.tapchikientruc.com.vn/, ngày 01 tháng 04
năm 2022.
12. Thảo Nhi (2021), “Tranh tường bích họa làm đẹp phong cảnh làng quê”,
http://sovhtt.hanoi.gov.vn/, ngày 26 tháng 11 năm 2021.
13.Nguyễn Thuận, “Quản lý sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới còn nhiều
thách thức”, https://baodaklak.vn/ , ngày 18 tháng 01 năm 2013.
14. Anh Tú, “Ngành giao thông vận tải phấn đấu về đích sớm các công trình giao thông
nông thôn giai đoạn 2021-2025”, http://sovhtt.hanoi.gov.vn/, ngày 19 tháng 10 năm
2022.
15. ThS Đặng Minh Tuyến, “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý sử
dụng hiệu quả bền vững cơ sở hạ tầng ở nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn
mới”, https://vawr.org.vn/, ngày 30 tháng 06 năm 2021.

24
16. Trí Việt, “Tôn giáo góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,
https://dttg.baotainguyenmoitruong.vn/, ngày 02 tháng 12 năm 2021.

25

You might also like