You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VÀ LIÊN HỆ ĐẾN THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM

LỚP: L02 NHÓM: 25

HK222

GVHD: THS. NGUYỄN TRUNG HIẾU

SINH VIÊN THỰC HIỆN


%
ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN ĐIỂM
BTL CHÚ
BTL
1 2113430 Lê Trung Hòa
2 2111410 Nguyễn Việt Hưng
3 2114172 Dương Văn Nghĩa
4 2114864 Đoàn Thị Mỹ Thiện
5 2115364 Lê Thanh Vỹ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Nhiệm vụ được phân % Điểm Điểm


STT Họ và tên Ký tên
công BTL BTL

1 Lê Trung Hòa Phần mở đầu-Kết Luận


Tổng hợp và Chỉnh sửa

2 Nguyễn Việt Hưng 2.2.2.1-2.2.2.2

3 Dương Văn Nghĩa Chương 1

4 Đoàn Thị Mỹ Thiện 2.1-2.2.1.1-2.1.1.2

5 Lê Thanh Vỹ 2.3

Họ và tên nhóm trưởng: Lê Trung Hòa

Trọng Số ĐT: 0383611524

Email: hoa.lehoa1601@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV:

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu Lê Trung Hòa


Danh mục viết tắt
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 KTTT Kinh tế thị trường
2 SHTT Sở hữu trí tuệ
3 XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................ 2

3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2


4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2

5. Kết cấu đề tài .............................................................................................................. 2

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG


XHCN Ở VIỆT NAM ....................................................................................................3
1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................................... 3

1.2. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam ................................................................................................................................. 3

1.3. Những nội dung của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam ......................................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 2 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM .................................................................................11
2.1. Khái quát về thể chế với quản lý của nhà nước . ................................................... 11
2.2. Thực trạng thể chế quản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay. ............................ 12

2.2.1. Những thành tựu phát triển của thể chế đối với quản lý của nhà nước và
nguyên nhân. .................................................................................................................... 12

2.2.2. Những mặt hạn chế trong phát triển của thể chế đối với quản lý của nhà
nước và nguyên nhân....................................................................................................... 20
2.3. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối với
quản lý của nhà nước ta trong thời gian tới. .................................................................... 33
2.3.1. Phương hướng nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối với quản lý của
nhà nước ta trong thời gian tới. ...................................................................................... 33
2.3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối với quản lý của nhà
nước ta trong thời gian tới. .............................................................................................. 34

KẾT LUẬN ..................................................................................................................39


TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mói (năm 1986), Đảng ta quan niệm kinh tế
hàng hóa có những mặt tích cực cần vận dụng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta đã
nhận thức rõ hơn, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu
để xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ áp dụng cơ chế thị trường đến phát triển kinh tế thị
trường; đưa ra quan niệm và từng bước cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường
định hưóng xã hội chủ nghĩa.

Tổng kết thực tiễn đổi mối kinh tế, Đại hội IX của Đảng khẳng định: Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nưốc ta.

Đại hội XI của Đảng khẳng định: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nưốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Đại hội XII của Đảng có sự phát triển mới bằng việc đưa ra quan niệm: Nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạnphát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Đại hội XIII khẳng định: Đó là mô hình kinh tế tổng quát của
nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.1

1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII. IX, XI, XII, XIII
1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu : Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

Không gian nghiên cứu: Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước tại Việt Nam, từ
năm 2009-2022.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Thứ nhất: Giới thiệu khái quát về KTTT, KTTT định hướng XHCN; Tính tất yếu
khách quan của việc phát triển KTTT địnhhướng XHCN ở Việt Nam và phân tích đặc
trưng cơ bản của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

Thứ hai: Thực trạng xây dựng, phát triển và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN với quản lý nhà nước ở Việt Nam.

Thứ 3: Giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam

4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài tài sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp
nghiên cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả.

5. Kết cấu đề tài


Bố cục đề tài bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo

Tromg đó phần nội dung được chia làm hai chương:

Chương 1: Lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt
nam.

Chương 2: Hoàn thiện thể chế với quản lý nhà nước trong quá trình hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM

1.1. Các khái niệm cơ bản

Thể chế kinh tế thị trường có hướng XHCN bao gồm các đường lối, chiến lược
chủ trương, luật pháp, và chính sách quy định để tạo ra các cơ chế hoạt động, điều chỉnh
chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động và quan hệ lợi ích của các tổ
chức và chủ thể kinh tế. Mục tiêu của hệ thống này là tạo ra sự đồng bộ giữa các yếu tố
thị trường và các loại thị trường hiện đại, với mục đích thúc đẩy sự giàu có cho dân, sự
mạnh mẽ cho đất nước, sự dân chủ, công bằng và văn minh.

1.2. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam

Đại hội XIII của Đảng nhận định rằng thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta trong quãng thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng
khen trong công cuộc từng bước xây dựng thể chế, song còn hạn chế: “thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập”.2 Các khía cạnh
cụ thể mà Đại hội XIII của Đảng chỉ ra là các biểu hiện của những hạn chế và bất cập
trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề trên được
Đảng nêu rõ như sau:

Các hạn chế trong xây dựng thể chế và chất lượng luật pháp và chính sách trên
một số lĩnh vực được chỉ ra trong Đại hội XIII của Đảng. Môi trường đầu tư kinh doanh
vẫn chưa thực sự rõ ràng và minh bạch. Việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực
phát triển chưa có đột phá. Việc phát triển thể chế và điều phối kinh tế vùng chưa được
đề cập đến và được thực hiện chậm chạp bằng cách cụ thể hóa thông qua pháp luật, dẫn
đến việc liên kết vùng còn rất mơ hồ. Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa
được quan tâm và chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật, nên liên kết vùng còn lỏng lẻo.

2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2021, tr.80, 114-115.
3
Các doanh nghiệp nhà nước đang đối diện với nhiều thách thức như chậm trong
việc cải cách và cập nhật cơ chế quản lý, vướng mắc trong việc thoái vốn và cổ phần
hóa, hiệu quả sản xuất và kinh doanh vẫn còn thấp, nợ và thua lỗ tiếp tục gia tăng, khó
khăn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Các doanh nghiệp tư nhân có quy mô
nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính và quản trị yếu. Các doanh nghiệp vốn
đầu tư nước ngoài chủ yếu sử dụng công nghệ trung bình và tham gia vào gia công lắp
ráp, thiếu sự liên kết, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trong
nước. Hoạt động đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác đang diễn ra chậm chạp, nhiều
hợp tác xã chưa thực hiện tốt vai trò liên kết và hỗ trợ kinh tế cho các hộ gia đình.

Thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hóa và dịch vụ công đang
gặp khó khăn. Một số thị trường và phương thức giao dịch thị trường hiện đại phát triển
chậm, đồng thời quá trình vận hành chưa hiệu quả, đặc biệt là trong thị trường yếu tố
sản xuất. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đang phát triển không đồng bộ.

Xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm
gần đây. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm
sự phụ thuộc vào nguồn cung ở nước ngoài, sự tăng giá thành sản phẩm và sự cạnh tranh
giá cả từ các nước khác trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, bao gồm sự
thiếu hụt về nguồn nguyên liệu và thiết bị sản xuất hiện đại.

Các nỗ lực để tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
Sự sử dụng tài nguyên vốn vay nước ngoài chậm và không hiệu quả, gây ra lãng phí.
Việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn chưa đạt được mức độ lựa chọn cẩn
trọng; sự kết nối và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp
trong nước vẫn gặp nhiều hạn chế. Xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh, nhưng giá trị gia
tăng vẫn còn thấp; đồng thời, việc bảo vệ thị trường trong nước, phòng ngừa và giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

4
Các hạn chế và bất cập đã nêu trên cho thấy rằng việc hoàn thiện thể chế phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam là cần thiết trong hoàn cảnh
hiện nay. Do đó, trong định hướng phát triển quốc gia giai đoạn 2021-2030, để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn, trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Đại hội
XIII của Đảng đã xác định việc hoàn thiện toàn diện và đồng bộ hóa thể chế phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều cần thiết. Mục tiêu là tạo ra một
môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả,
thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, cần
đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô
thị, phát triển kinh tế nông thôn liên kết với xây dựng nông thôn mới. Cần ưu tiên phát
triển hạ tầng nông thôn miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy mạnh chuyển
đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới,
sáng tạo. Đồng thời, cần gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. ( ĐCSVN:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII )

1.3. Những nội dung của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam

Để hoàn thiện thể chế sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hoàn thiện việc thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền
sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản) cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Điều này đảm bảo sự minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong các thủ tục hành chính
nhà nước và dịch vụ công, từ đó đảm bảo việc giao dịch quyền sở hữu tài sản được thực
hiện thông suốt; đồng thời bảo vệ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu tài sản.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai và tài nguyên để huy động, phân
bổ và sử dụng đất đai và tài nguyên một cách hiệu quả, cũng như khắc phục tình trạng
lãng phí đất đai.

5
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, quản lý và sử dụng hiệu
quả tài sản công; phân biệt rõ tài sản đưa vào kinh doanh và tài sản để thực hiện chính
sách xã hội.

Thứ năm, hoàn thiện thể chế sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo,
đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo
hướng thống nhất, đồng bộ. Phát triển hệ thống đăng ký các loại tài sản, đặc biệt là bất
động sản.

Thứ bảy, "xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản trị quốc gia."3

Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
cần thực hiện các nội dung sau:

Đầu tiên, cần thực hiện một chế độ pháp lý kinh doanh nhất quán cho tất cả các
doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Tất cả các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng
và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật.

Thứ hai, cần hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh để đảm bảo đầy đủ quyền
tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh tế, như đã được quy định
trong Hiến pháp. Ngoài ra, cần xóa bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư và kinh
doanh.

Thứ ba, cần hoàn thiện thể chế về cạnh tranh để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Đồng thời, cần xử lý triệt để tình trạng chồng chéo các quy định về điều kiện kinh doanh.

Thứ tư, cần rà soát và hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, đầu tư công và các quy
định liên quan, cũng như quyết tâm xóa bỏ các quy định bất hợp lý.

3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, tr.132
6
Thứ năm, chú trọng đến việc hoàn thiện thể chế liên quan đến các mô hình sản
xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các
đơn vị sự nghiệp và các nông lâm trường. Các khía cạnh quan trọng bao gồm: (i) cải
cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước bằng cách tập trung vào các lĩnh vực
thiết yếu và quan trọng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ vốn nhà nước trong các doanh
nghiệp, (ii) hoàn thiện thể chế để huy động các nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế quản
lý của Nhà nước để đảm bảo các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển hiệu quả, và (iii)
cải cách nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, tăng cường hợp tác và
liên kết để hỗ trợ cho nông dân trong các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu
thụ nông sản.

Thứ sáu, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của
các thành phần kinh tế và các khu vực kinh tế phát triển để đóng góp vào sự phát triển
của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành
một động lực quan trọng của nền kinh tế. Cần thúc đẩy hình thành và phát triển các tập
đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại và năng lực quản trị tiên tiến, và hoàn
thiện chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảy là, cần hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bằng cách
chủ động lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ tiên tiến và
quản trị hiện đại, có cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Việt Nam, cam kết
liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và phù hợp với
định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế. Trong
quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cần phát huy mặt
tích cực có lợi cho đất nước; đồng thời cần kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công
khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực.

Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các lại thị trường:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường:

Để đảm bảo sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, cần cải thiện hệ thống
thể chế về giá cả, cạnh tranh, cung cầu, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, và các yếu tố
thị trường khác. Các yếu tố thị trường cần được hoạt động theo nguyên tắc của kinh tế
thị trường. Như vậy, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về giá cả, đẩy mạnh cạnh tranh,
7
nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cải thiện các chính sách và quy định
phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các yếu tố thị trường.

Thứ hai hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ vận hành thông suốt các loại thị
trường:

Các loại thị trường cơ bản như thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường vốn; thị
trường công nghệ; thị trường lao động... cần được hoàn thiện để đảm bảo sự vận hành
thông suốt và phát huy tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường kinh tế với
hướng đi xã hội chủ nghĩa. Việc này có thể được thực hiện thông qua cải cách và cập
nhật các quy định pháp luật, đẩy mạnh công tác giám sát và kiểm soát, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào các loại thị trường này.

Về nội hàm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Đại hội XIII đã
xác định rằng, kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng thể của Việt
Nam trong quá trình chuyển đổi lên CNXH. Đây là một nền kinh tế thị trường hiện đại,
tích hợp quốc tế, hoạt động đầy đủ và đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,
được quản lý bởi chính quyền pháp luật XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Mục tiêu của nền kinh tế này là để đảm bảo sự giàu có của dân, sức mạnh
của đất nước, sự dân chủ, công bằng và văn minh, phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước.

Kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng,
điều tiết và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khắc phục các khuyết tật của
cơ chế thị trường. Những nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của đất nước, và được phân bổ theo cơ chế
thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, địa bàn
quan trọng, quốc phòng và an ninh, và hoạt động theo cơ chế thị trường và quản trị hiện
đại, với tiêu chí hiệu quả kinh tế và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác.

Vai trò của kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp các dịch vụ cho các thành viên, liên kết và phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo
vệ lợi ích và tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Các hợp tác xã, tổ hợp tác có phạm vi hoạt động rộng lớn cũng có vai trò
8
quan trọng trong việc phát triển bền vững. Để tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã,
cần hình thành các hiệp hội và liên hiệp các hợp tác xã.

Vai trò của kinh tế tư nhân: Tất cả các ngành, lĩnh vực không bị pháp luật cấm
đều được khuyến khích cho phát triển kinh tế tư nhân, và được hỗ trợ để phát triển thành
các tập đoàn, công ty kinh tế tư nhân mạnh mẽ với sức cạnh tranh cao. Đồng thời, các
doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích để hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nhà
nước, hợp tác xã, kinh tế hộ, cũng như phát triển các công ty cổ phần với sự tham gia
rộng rãi của các chủ thể xã hội, đặc biệt là người lao động.

Vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, góp phần quan trọng trong việc thu
hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại và mở rộng thị
trường xuất khẩu.

Việc phát triển các loại thị trường đa dạng và phong phú là rất quan trọng để đáp
ứng nhu cầu và tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực trong kinh tế. Dưới đây là một số lời
giải thích chi tiết về các loại thị trường đã nêu trong câu hỏi của bạn:

Thứ nhất, thị trường các yếu tố sản xuất: Đây là thị trường mà các yếu tố sản xuất
như lao động, vốn, đất đai, công nghệ và tài nguyên tự nhiên được huy động, phân bổ
và sử dụng. Việc phát triển thị trường này giúp tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản
xuất, cải thiện năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất.

Thứ hai, thị trường hàng hóa, dịch vụ: Đây là thị trường mà các sản phẩm và dịch
vụ được sản xuất, tiêu thụ và trao đổi. Việc phát triển thị trường này đòi hỏi sự tổ chức
và quản lý hiệu quả để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong giao dịch, đồng thời
thúc đẩy phương thức giao dịch hiện đại và thương mại điện tử.

Thứ ba,thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm: Đây là các thị trường
liên quan đến các loại tài sản tài chính như tiền mặt, chứng khoán, hợp đồng tương lai,
bảo hiểm... Việc phát triển thị trường này đòi hỏi sự đồng bộ và hiệu quả trong hoạt
động để hỗ trợ cho hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và cá nhân.

Thứ bốn, thị trường khoa học và công nghệ: Đây là thị trường mà các sản phẩm
và dịch vụ liên quan đến khoa học và công nghệ được sản xuất, tiêu thụ và trao đổi. Việc

9
phát triển thị trường này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế hiện đại, đồng thời cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Thứ năm, thị trường bất động sản, quyền sử dụng đất: Đây là thị trường liên quan
đến việc giao dịch các tài sản như nhà ở, đất đai

10
CHƯƠNG 2
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ
TRÌNH HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XHCN Ở VIỆT NAM

2.1. Khái quát về thể chế với quản lý của nhà nước .

Hoạt động của cơ quan Hành chính nhà nước là sự tác động của quyền lực nhà
nước đến các chủ thể xã hội: công dân và tổ chức, thể nhân và pháp nhân,công pháp
hoặc tư pháp (công quyền) mang đặc trưng cưỡng bức và thuyết phục thực hiện.

Thể chế kinh tế chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa là một hình thức tổ chức
kinh tế trong đó chủ sở hữu của các nguồn tài nguyên và các phương tiện sản xuất được
chia sẻ trong cộng đồng. Trong thể chế này, quyết định về sản xuất, phân phối và sử
dụng tài nguyên được đưa ra bởi cộng đồng thay vì các cá nhân hoặc tập đoàn. Để đảm
bảo hoạt động hiệu quả của thể chế kinh tế chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà
nước thường có vai trò quản lý các nguồn tài nguyên và các phương tiện sản xuất. Quản
lý này có thể bao gồm quản lý các ngành công nghiệp chủ chốt, các loại hình doanh
nghiệp và các quy trình sản xuất. Một trong những mục tiêu của thể chế kinh tế chính
trị định hướng xã hội chủ nghĩa là đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong phân phối
tài nguyên và kết quả sản xuất. Điều này có thể được đạt được thông qua các chính sách
chính trị và kinh tế như phân phối thu nhập, trợ cấp cho người nghèo và phát triển hạ
tầng. Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất
quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. (Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng ). Đây là đường lối đảng đề ra và đất nước chúng ta đã thực
hiện được hai mươi hai tính tới thời điểm hiện tại. Qua những dữ liệu thống kê cho thấy
chính sách mới của đảng rất khả quan khi chúng ta đã bước đầu đạt được những thành
tựu mang tầm vóc quốc tế. Để đảm bảo sự phát triển kinh tế theo hướng thị trường trong
định hướng xã hội chủ nghĩa, đảng và nhà nước cần sửa chữa và khắc phục những lỗ
hổng và sai sót trong quá trình thực hiện chính sách. Việc này sẽ tối ưu hóa nền kinh tế
thị trường và đòi hỏi sự đóng góp của toàn bộ cộng đồng. Ngoài ra, các cấp trung ương,

11
tỉnh, thành phố cũng cần làm gương, tránh những hoạt động không minh bạch, làm ảnh
hưởng đến quá trình chuyển giao chính sách xuống các cấp nhỏ hơn và không làm lệch
lạc hoặc sai phạm yêu cầu của đảng nhà nước. Điều này sẽ đảm bảo sự hiệu quả và minh
bạch của việc triển khai chính sách trong thời gian tới.

2.2. Thực trạng thể chế quản lý của nhà nước ở nước ta hiện nay.
2.2.1. Những thành tựu phát triển của thể chế đối với quản lý của nhà nước và
nguyên nhân.
2.2.1.1. Những thành tựu phát triển của thể chế đối với quản lý của nhà nước.

Thứ nhất, cải cách hành chính: Điều này đã giúp tăng tính minh bạch, giảm
sự cố định và tăng khả năng giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp và người dân.

Dưới đây là một số số liệu thống kê liên quan đến những hoạt động cải cách
hành chính tại Việt Nam: “Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của
Việt Nam tăng cao. Báo cáo Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB)
năm 2018 xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam từ vị trí 88/183 năm
2010 tăng lên vị trí 69/190 năm 2018. Theo báo cáo Môi trường kinh doanh 2020
(Doing Business 2020) do Ngân hàng Thế giới công bố ngày 24/10/2019, Việt
Nam xếp thứ 70 trong tổng số 190 nền kinh tế trên toàn thế giới. Năm 2009, khi
khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn thế giới, Việt Nam xếp thứ 75 về năng lực
cạnh tranh; đến năm 2015, nước ta đã cải thiện được 19 bậc, xếp thứ 56/140 quốc

12
gia, năm 2019, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 67/141 quốc
gia.”4.

Chỉ số CCHC năm 2019 của các bộ, cơ quan ngang bộ( Nguồn:
Bộ Nội vụ)

Cải cách hồ sơ, thủ tục hành chính: Theo Báo cáo Thường niên của Chính phủ
năm 2021: "Tính đến tháng 9/2020, đã có khoảng 2.897 thủ tục hành chính được cắt
giảm hoặc bãi bỏ, giúp giảm bớt thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp" 5.
Đổi mới cơ chế, chính sách về đầu tư: Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến
tháng 9/2021, Việt Nam đã thu hút được hơn 22,1 tỷ USD vốn FDI (đầu tư trực tiếp
nước ngoài) trong năm nay, tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho
thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường kinh doanh và đầu
tư tại Việt Nam.

Thứ hai, quản lý tài chính hiệu quả: Việc tăng cường quản lý tài chính đã giúp
Việt Nam tăng cường độ tin cậy của các chính sách tài chính và hạn chế sự thất thoát
ngân sách. Đi đầu là những thành tựu to đi đầu là cải cách các thủ tục, biên chế cắt giảm
những vị trí trung gian không cần thiết đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan. Nhằm
làm rõ tính minh bách bằng cách làm giảm đi các thủ tục không cần thiết tránh các cấp
xảy ra hiện tượng thanh nhũng, làm mất đi sự công minh công bằng của đảng nhà nước.
Sự đổi mới này góp phần thích cực cải thiện môi trường làm việc và tính chuyên nghiệp,

4
Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2020. (24/10/2019). Truy cập từ https://www.mof.gov.vn.
5
Trang 54, Báo cáo Thường niên của Chính phủ năm 2021.
13
nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam với các nước láng giềng, được cộng đồng
doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt, Bộ Tài chính đã tích cực
sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả : “Tính đến tháng
6/2020, Bộ Tài chính đã sắp xếp, cắt giảm trên 5.641 đầu mối các đơn vị từ cấp Trung
ương đến cấp tổ (đội) tại địa phương; giảm 4.544 vị trí lãnh đạo, quản lý; giảm 9 đơn vị
sự nghiệp công lập. Năm 2019, biên chế công chức tại các tổ chức hành chính của Bộ
Tài chính đã giảm 4.974 chỉ tiêu tương đương 6,7% so với số đã được giao năm 2015 là
74.262 biên chế.”( Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7
khóa XI)

Thứ ba, nhận thức về tư duy và lý luận đã có sự đổi mới, được vận dụng vào
đường lối quản lý, kinh tế của Đảng. Đường lối được thể chế thành Hiến pháp, pháp
luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình
thành và phát triển. Những thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như: “GDP
bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.715 USD, gấp 15 lần năm 1990; thu nhập bình
quân đầu người 1 tháng đạt 4.294,5 nghìn đồng, gấp 12 lần năm 2002. Chất lượng tăng
trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế ngày một lớn. Năng suất lao động
(NSLĐ) ngày càng được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn 2016-2019, NSLĐ toàn nền
kinh tế tăng 5,86%/năm, cao hơn tốc độ 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu
kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các ngành, trình
độ công nghệ sản xuất, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng

14
lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển
kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế”.6

Biểu đồ tăng trưởng GDP qua các năm từ 2015 - 2019. ( Ảnh-
Thu Hà

Thứ tư, phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề gay go xã hội như xóa đói,
giảm nghèo đạt nhiều thành tựu rất tích cực. Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân
được cải thiện và ngày càng no đủ. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên,
số hộ nghèo giảm, cho thấy chênh lệch giàu nghèo không còn gay gắt, gia tăng tinh thần
đoàn kết tương trợ giữa nhân dân, đất nước phát triển đồng đều. Mỗi năm thêm hơn 1
triệu lao động có việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng
mới ở cả nông thôn và thành thị. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân
dân được nâng lên. Công tác phát triển dân trí văn hóa, chăm sóc và nâng cao sức khỏe,
các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, thể dục thể thao, công tác kế hoạch hóa gia đình và
nhiều hoạt động xã hội khác có những phát triển và tiến bộ đáng kể. Người lao động
được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế chưa hợp lý, phát huy được quyền làm

6
Tổng Cục Thống Kê. (Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25/2020)
15
chủ bản thân và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn trong tìm việc làm, tăng thu
nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội.

Môt số kết quả giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 (Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội )

Thứ năm, sự hợp tác quốc tế: Việt Nam đã tăng cường sự hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong việc tham gia các hiệp định thương mại tự do như
TPP, RCEP, EVFTA. Điều này giúp Việt Nam gia nhập vào cộng đồng kinh tế toàn cầu
và tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của đất nước. Sự hợp tác quốc tể đã đem lại
những thành quả vô cùng to lớn cho nền kinh tế Việt Nam: “Cụ thể, có 1.355 dự án mới
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 11,8% so với cùng kỳ); có 769 lượt dự
án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 13,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng
thêm đạt trên 8,3 tỷ USD (tăng 29,9% so với cùng kỳ)...7

7
MBS (Mirae Asset-Brokerage Securities). (14/10/2021 ). Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh
9 tháng đạt 15.4 tỷ USD. Truy cập từ https://mbs.com.vn/cn/research-center/market-overview/macro-
insights/giai-ngan-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tiep-tuc-tang-manh-9-thang-dat-15-4-ty-usd/.
16
Cơ cấu đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2022 theo tháng và theo thành
phần vốn đầu tư. (Ảnh: Cục Đầu tư nước ngoài)

2.2.1.2. Nguyên nhân phát triển của thể chế đối với quản lý của nhà nước.

Đầu tiên những nguyên nhân chính để nhà nước cải cách hành chính:

Cải cách hành chính là quá trình thay đổi cơ cấu, thủ tục, quy trình và phương
thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm cải thiện chất lượng, hiệu quả và tính
minh bạch của hoạt động hành chính. Một trong những lý do chính của việc cải cách
hành chính là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, giảm
chi phí và thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch và trách nhiệm
của cơ quan hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ công cung cấp
cho người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, cải cách hành chính cũng giúp tăng khả năng giải quyết vấn đề cho
người dân và doanh nghiệp bằng cách tạo ra các thủ tục đơn giản hóa, rõ ràng hơn và dễ
hiểu hơn. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ, giảm thời gian chờ đợi và tăng
khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

17
Đồng thời qua dó cải cách hành chính cũng giúp tăng tính minh bạch và trách
nhiệm của cơ quan hành chính, giảm sự cố định và tăng độ tin cậy của dịch vụ công
cung cấp. Điều này giúp tăng sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp vào các cơ
quan hành chính, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi hơn
cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Điều thứ hai, Quản lý tài chính hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc phát triển
thể chế kinh tế chính trị tại Việt Nam vì các lý do sau:

Tài chính là cơ sở vật chất và nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, do đó, quản
lý tài chính hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền
vững của nền kinh tế.

Quản lý tài chính hiệu quả giúp tăng tính minh bạch, tăng khả năng dự báo và
giảm rủi ro trong hoạt động tài chính, từ đó giúp tăng độ tin cậy của thị trường tài chính
và thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Quản lý tài chính hiệu quả giúp tăng khả năng ứng phó với các tình huống khó
khăn trong kinh tế, như tăng trưởng chậm, lạm phát, suy thoái, và giảm thiểu những rủi
ro tài chính.

Quản lý tài chính hiệu quả cũng giúp đảm bảo tính công bằng và sự phân phối
hợp lý của các nguồn lực trong xã hội, từ đó tạo ra sự thịnh vượng và sự tiến bộ cho toàn
xã hội.

Vì vậy, quản lý tài chính hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng để phát
triển thể chế kinh tế chính trị tại Việt Nam, đảm bảo sự bền vững và phát triển của nền
kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Thứ ba, nhận thức về tư duy và lý luận đã có sự đổi mới và được vận dụng vào
đường lối quản lý và kinh tế của Đảng có thể được phân tích như sau:

Phản ánh xu hướng phát triển của thế giới: Trên thế giới, các quốc gia đã chuyển
từ thể chế kinh tế truyền thống sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Việc áp dụng các lý thuyết kinh tế mới và tiến bộ giúp các nước phát triển đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và cải thiện đời sống người dân. Việt Nam không
thể nằm ngoài xu hướng đó.

18
Nhu cầu phát triển kinh tế: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu
phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân là rất lớn. Thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa giúp tăng cường hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững,
đồng thời giúp cải thiện đời sống người dân.

Sự phát triển của các ngành kinh tế mới: Thế giới đang chuyển dịch từ nền kinh
tế truyền thống sang kinh tế số, kinh tế thông minh và kinh tế xanh. Việc nắm bắt được
xu hướng này và phát triển các ngành kinh tế mới sẽ giúp Việt Nam cải thiện độ cạnh
tranh và tăng cường hiệu quả kinh tế.

Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ: Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã
mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong việc tăng cường hiệu quả kinh tế. Để tận
dụng được cơ hội này, cần có sự đổi mới về nhận thức và vận dụng các lý thuyết kinh
tế mới và tiến bộ.

Tóm lại, việc nhận thức về tư duy và lý luận đã có sự đổi mới và được vận dụng
vào đường lối quản lý và kinh tế của Đảng giúp tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển, đồng thời giúp cải thiện
đời sống người dân và tăng cường hiệu

Để đạt thành tựu như vậy, cho thấy sự đúng đắn trong chủ trương và đường lối
của Đảng và Nhà nước về hệ thống quản lý nhà nước. Nhà nước đóng vai trò quan trọng
trong việc quản lý và tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế hiệu quả.
Trong hơn ba mươi năm qua, Đảng và Nhà nước đã liên tục sửa đổi, ban hành các luật,
bộ luật và hiến pháp, nhằm hoàn thiện hệ thống thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Thứ tư, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu phát triển quan trọng
để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, vì có những nguyên nhân chính
sau:

Bất công trong phân phối tài nguyên: Bất cập trong việc phân phối tài nguyên và
thu nhập gây ra sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, gây ra đói nghèo và chênh
lệch về chất lượng cuộc sống giữa các địa phương và vùng miền.

19
Thiếu cơ sở hạ tầng phát triển: Việc thiếu hạ tầng cơ sở, hệ thống giáo dục và y
tế kém chất lượng ở một số vùng đất nghèo là nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo.

Thiếu kinh nghiệm quản lý và phát triển: Để phát triển kinh tế thị trường hiệu
quả, cần có chính sách và quản lý phù hợp để đưa các nguồn lực đến với những vùng
đất nghèo, giúp họ phát triển kinh tế, tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thay đổi cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế chủ
nghĩa xã hội thị trường định hướng đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, việc đầu tư vào các khu vực đói nghèo
cũng cần phải được đảm bảo và kiểm soát chặt chẽ.

Thứ năm, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế để hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường vì các lý do sau đây:

Mở rộng thị trường xuất khẩu: Hợp tác quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận các thị
trường tiêu thụ mới và mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này sẽ giúp tăng cường năng
lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng thu
nhập, giảm đóng góp của người nghèo và giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nội địa.

Chuyển đổi công nghệ: Hợp tác quốc tế cũng giúp Việt Nam tiếp cận các công
nghệ mới và tiên tiến hơn, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng cường sức cạnh tranh
và đẩy mạnh năng lực sản xuất.

Hỗ trợ phát triển: Việc hợp tác quốc tế còn giúp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ
và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng
cao chất lượng cuộc sống và giảm đóng góp của người nghèo.

Học hỏi kinh nghiệm: Hợp tác quốc tế giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm từ
các quốc gia khác, từ đó cải thiện và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cũng như các
chính sách kinh tế khác, nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

2.2.2. Những mặt hạn chế trong phát triển của thể chế đối với quản lý của nhà nước
và nguyên nhân.
2.2.2.1. Những mặt hạn chế trong phát triển của thể chế đối với quản lý của nhà
nước.

20
Phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
đang đối diện với nhiều thách thức và hạn chế trong việc quản lý của nhà nước, bao
gồm:

Thứ nhất, sự phát triển bất đồng: Mặc dù kinh tế đang phát triển, tuy nhiên, sự
bất đồng trong phát triển giữa các khu vực, vùng miền, giữa thành thị và nông thôn
vẫn còn rất lớn.

Điển hình như vấn đề về dân trí :“Về mặt kỹ thuật khi thấy một phổ điểm có
2 đỉnh thì có thể kết luận sẽ có 2 nhóm đối tượng cùng làm một đề thi. Nếu phân tích
cụ thể, sẽ thấy 10 địa phương có điểm thi tiếng Anh cao chủ yếu là các thành phố lớn,
10 địa phương có điểm thi tiếng Anh thấp nhất tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc,
vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn. Do đó, có thể nói rằng phổ
điểm thi tiếng Anh có 2 đỉnh rõ rệt thể hiện rất cụ thể sự phân hóa giữa nhóm học sinh
ở thành thị và nông thôn”, TS Vũ Thị Phương Anh nói.

Phổ điểm Tiếng anh năm 2022( nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Vấn đề chênh lệch giàu nghèo cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho qua trình
phát triển kinh tế trên cả nước. Tùy thuộc vào từng địa phương, mức chênh lệch thu
nhập giữa các nhóm khác nhau ở Việt Nam là rất lớn. Cao Bằng là một trong những
địa phương có chênh lệch cao nhất, với nhóm có thu nhập cao nhất gần 13 lần so với
nhóm có thu nhập thấp nhất. Nhiều tỉnh khác như Quảng Trị, Quảng Bình, Sơn La và

21
Yên Bái cũng có chênh lệch thu nhập cao, trong khi TP. Hồ Chí Minh có chênh lệch
thu nhập thấp hơn so với các địa phương khác.

5 địa phương có TNBQ đầu người cao nhất và 5 địa phương có TNBQ đầu người
thấp nhất năm 2020. Đơn vị: triệu đồng/tháng (Nguồn: GSO)

Thứ hai, thiếu năng lực quản lý: Quản lý nhà nước vẫn đang đối mặt với vấn đề
thiếu năng lực trong việc thực hiện các chính sách, quy định và kiểm soát hoạt động
của các doanh nghiệp. Thống kê qua các số liệu sau: “Cho đến cuối năm 2012, tổng số
nợ công của Việt Nam được ước tính là khoảng 55,7% GDP. Trong đó, nợ công nước
ngoài và nợ công trong nước lần lượt chiếm 24,6% và 18,8% GDP. Một rủi ro lớn đối
với nợ công của Việt Nam có thể đến từ những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà
có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả. Điều này sẽ gây ra sự đe doạ cho tính
bền vững của nợ công Việt Nam. Ví dụ, khoản nợ nước ngoài của khu vực tư và
DNNN không được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 11,4% GDP (bảo lãnh vay
nước ngoài là 150.586 tỷ đồng, tương đương với 5,1% GDP), chưa kể đến phần nợ
trong nước của DNNN. Vì vậy, nợ công Việt Nam đã vượt quá ngưỡng an toàn được
khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như WB hay IMF, tức là 60% GDP.”8

8
Theo báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của DNNN năm 2012 số 490/BC-CP của Chính phủ
22
Cơ cấu nợ của các DNNN năm 2012 ( Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình
hình sản xuất kinh doanh của DNNN năm 2012. )

Thứ ba, thị trường chưa hoàn thiện: Việc xây dựng và phát triển thị trường vẫn
còn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu của các doanh
nghiệp. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, cơ cấu kinh tế Việt
Nam vẫn chưa thực sự đa dạng và phong phú. Ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở
các ngành sản xuất đơn giản như may mặc, giày dép, điện tử gia dụng, trong khi các
ngành công nghiệp cao cấp như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, ô tô, máy bay
vẫn chưa được phát triển đầy đủ.

23
Cơ cấu GDP năm 2021- Nguồn VOV.vn

Như trong hình có thể thấy cơ cấu GDP của ngành công nghiệp của nước ta
chưa thật sự thật sự chiếm tổng trọng của GDP cả nước. Mà nếu muốn nền kinh tế phát
triển Đảng nhà nước phải có những chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp
của nước ta.

Thứ tư, khó khăn trong việc đảm bảo quyền sở hữu: Việc đảm bảo quyền sở
hữu của các doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong
việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. Việc vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) là một vấn đề
nghiêm trọng tại Việt Nam, ảnh hưởng không những đến các doanh nghiệp trong nước
mà còn đến các nhà đầu tư nước ngoài. Dưới đây là một số số liệu thống kê về vi phạm
SHTT tại Việt Nam:

24
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ở Việt Nam,
tỷ lệ sản phẩm giả mạo và hàng nhái chiếm khoảng 12,5% tổng giá trị sản xuất năm
2019.

Theo Bộ Công an, trong 5 năm (2016-2020), lực lượng chức năng đã phát hiện
và xử lý hơn 20.000 vụ vi phạm SHTT, bao gồm cả sản phẩm giả mạo, hàng nhái,
hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
nhãn hiệu, thiết kế công nghiệp và các vấn đề liên quan đến SHTT trên mạng.

Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2021, Việt Nam
đã bước vào danh sách 10 quốc gia có số lượng khiếu nại liên quan đến vi phạm SHTT
đáng kể nhất trên thế giới.

Điều tra cho thấy tỷ lệ phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính
cá nhân tại Việt Nam hiện đang ở mức 74%, và giá trị thương mại của phần mềm trái
phép này lên đến 492 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm đi 4% so với kết quả
nghiên cứu của BSA được công bố vào năm 2016. Việt Nam đang đứng ở vị trí cao
nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương về việc cài đặt phần mềm không bản quyền.

Từ trái sang phải, đó là số liệu về phần mềm không có bản quyền


trong các năm 2017, 2015, 2013 và 2011 và giá trị thương mại trong cùng thời
kỳ". ( Nguồn: Báo cáo BSA 2018)

25
Những số liệu thống kê này cho thấy vi phạm SHTT là một vấn đề nghiêm
trọng tại Việt Nam và đòi hỏi sự chú ý và hành động của chính phủ, doanh nghiệp và
cộng đồng quốc tế để giải quyết.

Thứ năm, thực trạng tham nhũng: Thực trạng tham nhũng vẫn còn diễn ra rộng
rãi trong quản lý nhà nước, đặc biệt là trong việc cấp phép và giám sát.

Những lĩnh vực được xem là chịu tác động nhiều nhất của tham nhũng ( Nguồn:
Thư Viện Pháp Luật)
Những số liệu trên được khảo sát trên 1000 người về vấn đề tham nhũng tại Việt
Nam.

Tình trạng quan liêu, buôn lậu và bôi nhọ đến môi trường kinh doanh là những
vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Các hoạt động
này không chỉ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng
đồng và môi trường.

Ngoài những lý do chủ quan, một lý do khách quan khác cũng dẫn đến khó khăn
cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta chính là: Việt Nam còn phải
chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai do diễn biến nhanh chóng của biến đổi khí hậu.

26
Sạt lở, xói lở diễn ra ở nhiều nơi; bão lũ, thiên tai với cường độ lớn ngày càng “đe dọa”
cuộc sống người dân với mức độ ngày càng khủng khiếp. Đặc biệt có thể thấy rõ như
đồng bằng Sông Cửu Long với tình trạng biển xâm nhập mặn vào mỗi năm. Tính đến 8
giờ ngày 4/12/2020, có 16 loại hình thiên tai đã xảy ra: trên biển Đông có 13 cơn bão;
trên 49 tỉnh/TP có 264 trận mưa lớn, dông, lốc, trong đó có 9 đợt trên diện rộng ở 21
tỉnh, bao gồm cả TP Bắc Bộ và Trung Bộ; đặc biệt là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6
đến 22 tháng 10 tại Trung Bộ, có đến 120 trận lũ quét, sạt lở đất nhất trải từ Hà Tĩnh
đến Thừa Thiên Huế; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với RRTT cấp 4 (tại
Mường Tè, Lai Châu ngày 16 tháng 6 với độ lớn 4.9; tại Mộc Châu, Sơn La ngày 27
tháng 7 với độ lớn 5.3),…

Tình trạng thay đổi khí hậu và biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều ảnh hưởng đến
ngành nông nghiệp và kinh tế nói chung ở Việt Nam. Sự tăng nhiệt độ và tình trạng hạn
hán thiếu nước đã làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho nông dân
và các doanh nghiệp liên quan đến ngành nông nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy hậu
quả vô cùng nghiêm trọng:” Trong năm 2020, ở nước ta đã xảy ra 16 loại hình thiên tai.
Cụ thể có 13 cơn bão trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành
phố, trong đó 9 đợt có diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ; 120 trận
lũ, lũ quét, sạt lở đất; 86 trận động đất, trong đó có 2 trận động đất với rủi ro thiên tai

27
cấp 4 tại Mường Tè (Lai Châu) và Mộc Châu, (Sơn La); cùng với hạn hán, xâm nhập
mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu
Long… Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên
tai, tính đến ngày 4/12/2020, thiên tai đã làm 291 người chết, 64 người mất tích và 876
người bị thương. Thiệt hại về nhà cửa bao gồm 3.427 nhà sập, 333.084 nhà bị hư hại,
tốc mái, di dời khẩn cấp; 511.172 lượt nhà bị ngập. Nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, 198.374ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 51.923 gia súc và 4,11 triệu gia cầm chết
hoặc bị lũ cuốn trôi. Cùng với đó là 787km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng;
272,5km bờ biển, sông bị sạt lở; 1.190km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng; khối
lượng đất, đá sạt lở khoảng 4,1 triệu m3. Ước tính tổng thiệt hại hơn 35.181 tỷ đồng”.9
Việc đầu tư kinh phí cho phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng
đang gây ra áp lực lớn đối với ngân sách của chính phủ và các tổ chức có liên quan.
Ngoài ra, các hoạt động kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng như du lịch, đường sắt, giao
thông và đầu tư công. Do đó, cần có các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế và xã hội. Các giải pháp
này bao gồm ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo,
tăng cường trồng rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cường ứng phó với thiên tai và cải
thiện chính sách liên quan đến môi trường và phát triển bền vững.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế trong phát triển của thể chế đối với
quản lý của nhà nước.

Thứ nhât, những nguyên nhân khiến cho nền kinh tế phát triển không đồng đều
ở các vùng:

Yếu tố địa lý: Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, như có nguồn tài
nguyên phong phú, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn đới, có mưa đủ, thổ nhưỡng tốt, sông
ngòi chảy suốt năm... thường có dân trí cao hơn so với những vùng khó khăn hơn về
điều kiện tự nhiên.

9
Báo Pháp Luật. (06/02/2021). Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu)
28
Khả năng tiếp cận thông tin: Những vùng có tiếp cận thông tin, kiến thức, giáo
dục tốt hơn, có trường học, thư viện, phương tiện truyền thông đa dạng... thường có dân
trí cao hơn.

Tình trạng kinh tế: Những vùng có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu
người cao hơn, đảm bảo được cuộc sống vật chất, dịch vụ tốt hơn... thường có dân trí
cao hơn.

Văn hóa, lịch sử: Những vùng có truyền thống, văn hóa tốt, giá trị đạo đức, nhân
văn cao... thường có dân trí cao hơn.

Nhân tố cá nhân: Những yếu tố như sức khỏe, trình độ, tư tưởng, phẩm chất của
từng cá nhân cũng ảnh hưởng đến dân trí của từng vùng.

Chính sách phát triển: Chính sách phát triển kinh tế, xã hội của chính phủ đối với
từng vùng cũng ảnh hưởng đến chênh lệch dân trí. Nếu chính sách này được thực hiện
tốt, thì sự chênh lệch sẽ được giảm bớt

Thứ hai, Có nhiều nguyên nhân khiến cho quản lý nhà nước thiếu năng lực trong
việc thực hiện các chính sách, quy định và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp,
trong đó có thể kể đến:

Thiếu đầu tư vào đào tạo và phát triển năng lực quản lý: Trong một số quốc gia,
việc đầu tư vào đào tạo và phát triển năng lực quản lý cho người lao động trong các cơ
quan quản lý nhà nước chưa được đưa vào ưu tiên hàng đầu. Kết quả là, nhiều cán bộ
quản lý không có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt các chính sách, quy định và
kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.

Hạn chế trong cơ chế quản lý và thực thi chính sách: Một số quốc gia có cơ chế
quản lý và thực thi chính sách không hiệu quả, thiếu minh bạch và rõ ràng, dẫn đến sự
bất đồng giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.

Thái độ chủ quan và thụ động của cán bộ quản lý: Một số cán bộ quản lý có thái
độ chủ quan, không đồng tình với chính sách của nhà nước, hoặc không có tinh thần
trách nhiệm trong việc thực hiện công việc. Điều này dẫn đến việc họ không đủ năng
lực để thực hiện các chính sách, quy định và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp.

29
Sự cạnh tranh và áp lực từ thị trường: Sự cạnh tranh và áp lực từ thị trường khiến
cho nhiều doanh nghiệp chọn cách tiếp cận với cơ quan quản lý nhà nước bằng cách
tránh hoặc lách luật. Điều này làm cho cơ quan quản lý khó có thể thực hiện các chính
sách và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp.

Điều kiện kinh tế và chính trị khó khăn: Điều kiện kinh tế và chính trị khó khăn
cũng ảnh hưởng đến năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Vì các vấn đề khó
khăn này, các cơ quan quản lý nhà nước có thể không đủ nguồn, kinh phí và thời gian
để đưa ra các chính sách và thực hiện kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp một
cách hiệu quả.

Những yếu tố trên đều góp phần vào sự thiếu năng lực quản lý của cơ quan quản
lý nhà nước trong việc thực hiện các chính sách, quy định và kiểm soát hoạt động của
các doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, các nỗ lực đầu tư vào đào tạo và phát triển
năng lực quản lý cần được đưa vào ưu tiên hàng đầu, cơ chế quản lý và thực thi chính
sách cần được cải thiện để đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng, và cán bộ quản lý cần có
tinh thần trách nhiệm và đủ năng lực để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Thứ ba, Có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường chưa hoàn thiện, trong đó có
thể kể đến:

Thiếu đội ngũ chuyên gia và người có kinh nghiệm: Việc phát triển một thị trường
hoàn chỉnh và hiệu quả đòi hỏi đội ngũ chuyên gia và người có kinh nghiệm trong lĩnh
vực tài chính, kinh doanh, luật pháp và quản lý. Tuy nhiên, không phải thị trường nào
cũng có đủ lực lượng nhân sự chuyên môn và kinh nghiệm để thúc đẩy quá trình phát
triển.

Thiếu quy định rõ ràng và pháp lý đầy đủ: Việc thiếu các quy định rõ ràng và
pháp lý đầy đủ cũng là một nguyên nhân khiến cho thị trường chưa hoàn thiện. Nếu
không có các quy định pháp lý rõ ràng và đầy đủ, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong việc đưa ra quyết định kinh doanh và đầu tư.

Cạnh tranh không lành mạnh: Cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả các hành
vi trái pháp luật như độc quyền thị trường, đánh giá giá cả không đúng sự thật, hoặc sử

30
dụng các chiến lược cạnh tranh không minh bạch sẽ khiến cho thị trường không hoạt
động hiệu quả.

Thiếu tính minh bạch và độc lập: Việc thiếu tính minh bạch và độc lập trong việc
quản lý thị trường sẽ khiến cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư không có niềm tin vào
thị trường. Điều này sẽ dẫn đến mất cơ hội đầu tư và phát triển thị trường.

Thiếu hạ tầng và tiện ích cơ bản: Việc thiếu hạ tầng và tiện ích cơ bản như đường
giao thông, trung tâm thương mại, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng khiến cho thị
trường chưa hoàn thiện và không đủ thu hút các nhà đầu tư

Thứ tư, Có nhiều nguyên nhân khó khăn trong việc đảm bảo quyền sở hữu của
các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có
thể kể đến:

Thiếu nhân lực chuyên môn: Việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi các
chuyên gia về bản quyền, sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực liên quan khác. Tuy nhiên, ở
Việt Nam hiện nay, số lượng chuyên gia này vẫn còn ít, đặc biệt là ở các vùng nông
thôn.

Luật pháp chưa hoàn thiện: Các luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
vẫn chưa hoàn thiện và còn nhiều điểm chưa rõ ràng, dẫn đến sự khó khăn trong việc áp
dụng và thực thi.

Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp: Trong quá trình
thực hiện, các doanh nghiệp có thể gặp phải các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để giải
quyết các tranh chấp này.

Tình trạng vi phạm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Tình trạng vi phạm bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn diễn ra phổ biến và khó kiểm soát. Do đó, các doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo quyền sở hữu của mình.

Thiếu thông tin và giám sát: Việc giám sát và cung cấp thông tin về quyền sở hữu
trí tuệ cho các doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn đến sự khó khăn trong việc đảm bảo quyền
sở hữu của các doanh nghiệp.

31
Thứ năm, Nguyên nhân của thực trạng tham nhũng trong quản lý nhà nước có
thể bao gồm:

Thiếu giám sát và kiểm soát: Việc kiểm soát và giám sát của các cơ quan quản lý
nhà nước không đủ chặt chẽ, tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng.

Thiếu đạo đức, trách nhiệm và năng lực: Một số quan chức trong cơ quan quản
lý nhà nước thiếu đạo đức, trách nhiệm và năng lực để thực hiện công việc của mình,
dẫn đến sự tham nhũng.

Thiếu minh bạch và cạnh tranh: Khi quy trình cấp phép và giám sát không được
công khai và minh bạch, các quan chức có thể sử dụng quyền lực của mình để tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp "bạn bè" của mình hoặc để nhận lợi ích cá nhân.

Lương thấp: Các quan chức với mức lương thấp có thể có động cơ tham nhũng
để tăng thu nhập của họ.

Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện: Hệ thống pháp luật và các cơ quan thực thi
pháp luật chưa đủ mạnh để đấu tranh chống lại tham nhũng.

Có thể thấy rằng những khó khăn, hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân
khác nhau, nhưng trong đó nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do nhận thức của một
số cán bộ, đảng viên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn yếu kém,
vẫn chịu ảnh hưởng bởi lối tư duy bao cấp, cũ kỹ. Nền kinh tế thị trường thì ngày càng
phát triển, vậy mà năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo
kịp thời đại. Trong hệ thống chính trị nước ra cùng với trong bối cảnh hội nhập toàn cầu
hiện nay, chức năng, vai trò, cách thức hoạt động của một số cơ quan đơn vị còn chưa
đổi mới, chuyển đổi số còn chậm, chưa hoặc không đúng với đòi hỏi phát triển kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho việc
phát triển kinh tế và quản lý của nhà nước trong thời kỳ hiện nay. Nếu như không thể
thích nghi và đổi mới nhanh chóng, đưa ra các chính sách phù hợp với thực tiễn và nhu
cầu phát triển, thì sẽ rất khó để đạt được sự phát triển bền vững và đáp ứng được nhu
cầu của người dân cũng như đưa đất nước Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia
phát triển trong tương lai. Do đó, cần có những nỗ lực đổi mới và cải cách cơ cấu, nâng
cao năng lực quản lý của các cơ quan chức năng, cùng với việc tăng cường giáo dục và

32
nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN cho các cán bộ, đảng viên,
công chức và người dân. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới có thể phát triển một cách bền
vững và đạt được mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

2.3. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối
với quản lý của nhà nước ta trong thời gian tới.

2.3.1. Phương hướng nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối với quản lý của
nhà nước ta trong thời gian tới.

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, các hoạt động kinh tế đang bị ảnh
hưởng nghiêm trọng và chênh lệch giàu nghèo liên quan đến chênh lệch về tri thức và
sáng tạo cũng ngày càng tăng. Những người có trình độ và kỹ năng thấp sẽ dần bị tụt lại
phía sau, trong khi những người có trình độ, kỹ thuật và sáng tạo sẽ tiếp tục bứt phá
mạnh mẽ. Chính phủ cần đưa ra các giải pháp để giúp đỡ những người này để họ có thể
thích ứng với những công việc mới khi các công việc truyền thống bị thay thế bởi công
nghệ. Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cần có các phương
hướng để cải tiến thể chế quản lý nhà nước trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh
mẽ. Sau đây là những phương hướng mà Đảng nhà nước xác định để hoàn thiện thể
chế:

Thứ nhất, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước: Để
đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý thị trường, cần có các cơ quan quản lý nhà nước có
năng lực và trách nhiệm vững vàng. Nhà nước cần đầu tư để nâng cao trình độ chuyên
môn, kỹ năng, tác phong phục vụ của cán bộ quản lý, tăng cường khả năng giám sát,
đánh giá và đưa ra các quyết định kịp thời.

Thứ hai, tăng cường giám sát và kiểm soát thị trường: Cần tăng cường giám sát,
kiểm soát các hoạt động thị trường, đảm bảo sự minh bạch và công bằng. Nhà nước cần
có chính sách tài chính hỗ trợ để tăng cường quản lý thị trường và kiểm soát đầu tư.

Thứ ba, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo: Sự đổi mới và sáng tạo được coi là động
lực tăng trưởng kinh tế. Nhà nước cần đưa ra các chính sách và cơ chế để thúc đẩy sự

33
đổi mới và sáng tạo, tạo ra môi trường thích hợp cho việc phát triển các ngành công
nghiệp mới, công nghệ mới và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh tích hợp kinh tế quốc tế: Việt
Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức mới, tăng cường
quan hệ thương mại với các nước khác để tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường quản lý chất lượng sản
phẩm: Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, tăng cường đầu tư vào các công
nghệ mới và các quy trình sản xuất hiệu quả.

2.3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế đối với quản lý của nhà
nước ta trong thời gian tới.

Điều đầu tiên trong giải pháp là nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước:

Đào tạo và phát triển năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước: Nhà nước cần
đầu tư vào đào tạo và phát triển năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước, đặc biệt là
trong lĩnh vực quản lý kinh tế và đối ngoại. Điều này giúp họ có được kiến thức và kỹ
năng cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, đối ngoại hiệu quả
hơn.

Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ
quan quản lý nhà nước cần tăng cường sự minh bạch trong quá trình ra quyết định và
thực hiện chính sách kinh tế. Đồng thời, họ cũng cần phải chịu trách nhiệm đối với
những quyết định và hành động của mình.

Tăng cường cơ chế kiểm soát và giám sát: Các cơ quan quản lý nhà nước cần
được kiểm soát và giám sát để đảm bảo rằng họ hoạt động theo đúng quy định và không
vi phạm pháp luật. Nhà nước cần tăng cường cơ chế kiểm soát và giám sát để ngăn chặn
các hành vi tham nhũng và lạm quyền trong quá trình quản lý kinh tế.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tham gia vào
quản lý kinh tế: Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội và doanh

34
nghiệp tham gia vào quản lý kinh tế. Điều này giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu
quả trong quản lý kinh tế và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Thứ hai, để tăng cường giám sát và kiểm soát thị trường Đảng nhà nước cần áp
dụng những giải pháp sau:

Tăng cường quy định pháp luật và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường để cung cấp thông tin
đầy đủ và chính xác cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tăng cường kiểm tra và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp lớn và có ảnh hưởng đến thị trường.

Xây dựng mạng lưới giám sát và kiểm soát thị trường, bao gồm cả các cơ quan
quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội.

Tăng cường hợp tác với các quốc gia khác để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm
trong việc giám sát và kiểm soát thị trường.

Thứ ba, để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo cần có những giải pháp như sau:

Khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học - công
nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao như công nghệ thông tin,
trí tuệ nhân tạo, và các công nghệ xanh. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các
cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu - phát triển, đồng thời tăng
cường hợp tác giữa các tổ chức, trường đại học và doanh nghiệp để thúc đẩy việc chuyển
giao công nghệ và ứng dụng thực tiễn.

Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Nhà nước
cần đưa ra chính sách hỗ trợ và khuyến khích các chương trình đào tạo, đổi mới chương
trình giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, và các trung tâm đào tạo khác. Đồng thời, cần tăng
cường đào tạo nghề cho lao động trên các khu vực nông thôn và các khu công nghiệp,
để tạo ra những nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao
động.

35
Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp mới và các start-up. Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ, khuyến
khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, hỗ trợ vốn và các nguồn tài nguyên cần thiết cho
các doanh nghiệp. Đồng thời, cần tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, minh bạch
và công bằng để các doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển bền vững. Tăng cường
sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà n

ước và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có liên quan đến các lĩnh
vực đang được quan tâm phát triển. Việc tăng cường sự hợp tác giữa các bên sẽ giúp
đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng các sản phẩm khoa học - công nghệ
vào sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, việc hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước
và các doanh nghiệp sẽ giúp tăng cường giám sát và quản lý, đảm bảo sự phát triển bền
vững của thị trường.

Thúc đẩy phát triển kinh tế số và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý sẽ giúp tăng cường
tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý và giám sát thị trường. Đồng thời, việc sử
dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh cũng giúp tăng cường năng suất và
giảm chi phí sản xuất, giúp các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng
toàn cầu. Việc tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp
cận với các thị trường lớn, đồng thời cũng giúp tăng cường tính cạnh tranh của các sản
phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ và
đào tạo để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn
cầu một cách hiệu quả.

Thứ tư, để tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh tích hợp kinh tế quốc tế, từ
đó thúc đẩy sự hoàn thiện của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
nâng cao năng lực quản lý của nhà nước Việt Nam, cần có những giải pháp sau đây:

Tăng cường hợp tác và đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nhà nước cần đưa ra các
chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia vào hoạt động đầu tư và kinh doanh. Đồng thời, cần tạo ra môi trường

36
kinh doanh cạnh tranh, minh bạch và công bằng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
đến đầu tư vào Việt Nam.

Tăng cường hợp tác về khoa học - công nghệ và giáo dục: Nhà nước cần đẩy
mạnh hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục,
để cải thiện năng lực và chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tăng cường việc chuyển
giao công nghệ và ứng dụng thực tiễn. Thúc đẩy quan hệ thương mại công bằng và bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng: Nhà nước cần đàm phán và ký kết các thỏa thuận
thương mại công bằng với các đối tác quốc tế, đồng thời tăng cường việc giám sát và
kiểm soát chất lượng sản phẩm nhập khẩu để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và
các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp pháp lý để đảm bảo
công bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên trong các thỏa thuận thương mại.

Xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối vùng lãnh thổ và với khu vực: Nhà nước cần
tập trung đầu tư vào hạ tầng vận tải, giao thông, viễn thông, năng lượng, cung cấp nước
và xử lý chất thải để đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi và tăng cường kết nối
giữa các vùng lãnh thổ trong nước và với các quốc gia trong khu vực.

Thứ năm, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường quản lý chất
lượng sản phẩm:

Tăng cường việc chuyển giao công nghệ: Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác với
các đối tác quốc tế để chuyển giao công nghệ và ứng dụng thực tiễn trong sản xuất, từ
đó cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ và
khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng
cường giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu
của thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất: Nhà nước cần hỗ trợ các doanh
nghiệp trong nước áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng lực cạnh
tranh và cải thiện chất lượng sản phẩm.

37
Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp: Nhà nước cần khuyến khích các
doanh nghiệp trong nước hợp tác với nhau để tăng cường năng lực cạnh tranh và cải
thiện chất lượng sản phẩm.

Thúc đẩy việc đổi mới kỹ thuật và sản phẩm: Nhà nước cần tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, từ đó cải thiện năng
lực cạnh tranh và tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm.

38
KẾT LUẬN

Tóm lại, sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa không chỉ là kết quả của sự tìm kiếm và phát triển lý thuyết của chủ nghĩa
xã hội, mà còn là sự lựa chọn và khẳng định con đường và mô hình phát triển
mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển
của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Có thể khẳng định, lý
luận và thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự sáng
tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, thực trạng thể chế quản lý của nhà nước ở Việt Nam hiện nay
vẫn đang gặp phải nhiều thách thức và khó khăn. Mặc dù đã có sự đổi mới và
thay đổi trong việc thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan chức
năng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về sự chậm trễ và thiếu hiệu quả trong quản
lý của nhà nước. Một số cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện đầy đủ các chức
năng và nhiệm vụ của mình, gây ra sự bất đồng và thiếu hiệu quả trong quản lý
và phát triển kinh tế. Thêm vào đó, vấn đề tham nhũng và lạm dụng quyền lực
trong quản lý của nhà nước vẫn còn tồn tại, gây ảnh hưởng đến sự công bằng và
tôn trọng quyền lợi của công dân.

Để giải quyết vấn đề này, Đảng và nhà nước cần tăng cường giám sát,
quản lý cán bộ, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng, xây
dựng các cơ chế pháp lý để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong quản
lý và phát triển kinh tế, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng
công nghệ. Nếu chúng ta thực hiện được các giải pháp này, chúng ta có thể nâng
cao tính hiệu quả và bền vững của quản lý kinh tế và đóng góp tích cực cho sự
phát triển của đất nước. Ngoài ra, cần cải thiện nền văn hóa kinh doanh, tạo động
lực cho các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận
cá nhân.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình Kinh thế chính trị
Mác-Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật Hà Nội-2021.

2. V.I. Leenin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc qia, Hà Nội, 2011,
t.4

3. Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2020. (24/10/2019).


Truy cập từ https://www.mof.gov.vn.

4. Chính phủ Việt Nam (2021). Báo cáo Thường niên của Chính
phủ năm 2021. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Truy cập từ
https://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinh/baoc
aotn

5. Tổng Cục Thống Kê. (2020). Báo cáo Thông kê kinh tế Việt
Nam quý II/2020. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 25.

6. MBS (Mirae Asset-Brokerage Securities). (14/10/2021). Giải


ngân vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh 9 tháng đạt 15.4 tỷ USD.
Truy cập từ :

https://mbs.com.vn/cn/research-center/market-overview/macro-
insights/giai-ngan-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tiep-tuc-tang-manh-9-thang-
dat-15-4-ty-usd/.

7. Báo Pháp Luật. (06/02/2021). Việt Nam trong cuộc chiến


chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Truy cập từ:

https://baophapluat.vn/viet-nam-trong-cuoc-chien-chong-bien-doi-
khi-hau-toan-cau-414899.html.

8. Bộ tư pháp. (13/11/2020. Đề cương giới thiệu luật sửa đổi, bổ


sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính. Truy cập từ

40
https://sotuphap.daklak.gov.vn/images/DeCuongVanBan/202142815222
De%20cuong%20gioi%20thieu%20Luat%20sd,%20bs%20Luat%20XLVPHC.
doc

9. Nguyễn Phú Trọng. (2022). Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực


Tiễn Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở
Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội,
2017.

41
RUBRICS ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
*** SP1033_HK211 ***
TÊN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

TÊN GIẢNG VIÊN: TH.S NGUYỄN TRUNG HIẾU LỚP: L02 ; NHÓM 25

A. Phần 1: Đánh giá thực hiện BTL của nhóm

Tốt Khá Trung bình Kém


Tiêu chí
đánh giá C.L.O 8,5 - 10 7,0 – 8,4 4,0 – 6,9 0 – 3,9
(1) Trình bày tương đối đúng, (1) Trình bày đúng nhưng vẫn (1) Trình bày chưa đúng quy
(1) Trình bày đúng quy còn một vài sai sót nhỏ những còn nhiều lỗi quy định về văn định về văn bản khoa học đã
Hình thức, định về văn bản khoa học quy định về văn bản khoa học bản khoa học đã được hướng được hướng dẫn
và cấu trúc đã được hướng dẫn
C.L.O.1.1 đã được hướng dẫn dẫn
bài tập lớn
(2) Cấu trúc các phần cân (2) Cấu trúc các phần khá cân (2) Cấu trúc các phần tương đối (2) Cấu trúc các phần chưa cân
(25%) đối đối, còn một phần chưa cân đối cân đối, còn vài phần chưa cân đối
đối
0,0 – 0,95
2,5 điểm 2,13 – 2,5 1,8 – 2,1 1,0 – 1,75
(3) Nêu nội dung khá đầy đủ, rõ (3) Nội dung còn thiếu theo yêu (3) Thiếu trên 50% nội dung
(3) Nêu nội dung đầy đủ,
ràng theo yêu cầu; cầu; kiến thức theo yêu cầu;
phong phú theo yêu cầu;
Năng lực tư C.L.O.1.2 (4) Các luận cứ đưa ra đầy đủ, (4) Có đưa ra những luận cứ (4) Thiếu hoàn toàn những luận
duy, phân (4) Các luận cứ đưa ra đầy rõ ràng, cần thiết, chỉ mắc một nhưng còn thiếu nhiều luận cứ cứ khi trình bày, phân tích;
đủ, rõ ràng, cần thiết; vài lỗi; cần thiết;
tích và sáng (5) Phân tích và đánh giá đúng (5) Phân tích và đánh giá thực (5) Không phân tích được thực
tạo (5) Phân tích và đánh giá thực trạng, còn một số điểm trạng khá đầy đủ khía cạnh, còn trạng;
đúng đắn thực trạng; chưa phù hợp; nhiều điểm chưa phù hợp;
(60%)

(6) Lập luận rất vững chắc (6) Lập luận chặt chẽ, còn một (6) Lập luận khá về những (6) Không có lập luận khi phân
những thuận lợi và khó số ít sai sót về những thuận lợi thuận lợi và khó khăn hoặc tích những thuận lợi và khó
khăn hoặc những cơ hội và và khó khăn hoặc những cơ hội những cơ hội và thách thức, khăn hoặc những cơ hội và
thách thức; và thách thức; nhưng còn một số sai sót quan thách thức;
trọng về tư duy;
(7) Đưa ra những giải pháp (7) Đưa ra những giải pháp (7) Đưa ra những giải pháp (7) Không hề đưa ra được
đúng trọng tâm, thuyết đúng trọng tâm, nhưng còn một nhưng còn một vài điểm chưa những giải pháp cho vấn đề
phục, khoa học. vài điểm chưa thuyết phục và đúng trọng tâm,chưa thuyết nghiên cứu.
khoa học. thuyết phục và khoa học.
0,0đ – 1,15đ
6,0 điểm 5,1đ – 6,0đ 4,2đ – 5,04đ 2,4đ – 4,15đ
(8) Nộp bài đúng hạn (8) Nộp bài trễ hạn 01 ngày (8) Nộp bài trễ hạn 02 ngày (8) Nộp bài trễ hạn trên 02 ngày

(9) Chuẩn bị sẳn sàng mọi (9) Có chuẩn bị nhưng có thiếu (9) Có chuẩn bị nhưng có thiếu (9) Chuẩn bị không đầy đủ
thứ sót sót
Thời gian
(10) Phối hợp nhóm tốt, có (10) Có phối hợp trong nhóm (10) Ít phối hợp trong nhóm khi (10) Không có sự phối hợp trong
thực hiện &
sự chia sẻ và hỗ trợ nhau nhưng có vài chỗ chưa hỗ trợ thực hiện BTL nhóm khi thực hiện BTL
phương pháp C.L.O.1.3 trong thực hiện BTL nhau trong thực hiện BTL
làm việc
(11) Nhóm phối hợp tốt, (11) Nhóm có phối hợp nhưng (11) Ít có thực hiện sự chia sẻ, (11) Không có sự chia sẻ, thống
(15%) thực hiện sự chia sẻ, thống còn vài chỗ chưa chia sẻ, hỗ trợ thống nhất và hỗ trợ nhau trong nhất và hỗ trợ nhau trong việc
nhất và hỗ trợ nhau trong nhau trong giải quyết vấn đề việc giải quyết vấn đề của BTL giải quyết vấn đề của BTL
việc giải quyết vấn đề của của BTL
BTL
0,0 – 0,75
1,5 điểm 1,27 – 1,5 1,05 – 1,26 0,6 – 1,00
ĐIỂM BÀI TẬP LỚN ĐIỂM BÀI TẬP LỚN * NHẬN XÉT ĐỂ CẢI TIẾN CHO NHÓM
CỦA NHÓM TỰ CỦA NHÓM DO GIẢNG
- Về Kiến thức:
ĐÁNH GIÁ VIÊN ĐÁNH GIÁ
- Về Kỹ năng:
- Về Thái độ:
8.9
- Vấn đề khác:
STT Điểm đánh giá (C.L.O) Điểm do nhóm tự đánh giá Điểm do giáo viên đánh giá GHI CHÚ

1 C.L.O.1.1 2.4

2 C.L.O.1.2 5

3 C.L.O.1.3 1.5

4 TỔNG ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC 8.9

B. Phần 2: Đánh giá cá nhân làm việc nhóm trong quá trình thực hiện BTL
(Nhóm tự họp thảo luận đánh giá lẫn nhau. Điểm của mỗi thành viên được qui đổi theo tỷ lệ % đóng góp của thành viên đó từ điểm
của nhóm)
1. Qui định tham gia họp nhóm: tối đa 40%
- Tham gia đầy đủ: 40% - Vắng họp 1 lần: 30% - Vắng họp 2 lần: 20% - Vắng họp trên 2 lần: 0%
2. Qui định nộp sản phẩm được giao: tối đa 40%
- Nộp sản phẩm đúng hạn: 40% - Nộp sản phẩm trễ hạn 1 ngày: 30%
- Nộp sản phẩm trễ hạn 2 ngày: 20% - Nộp sản phẩm trễ hạn trên 2 ngày: 0%
3. Qui định tham gia giải quyết vấn đề, đóng góp ý kiến cải tiến: tối đa 20%
- Đóng góp đạt hiệu quả: 20% - Có quan tâm đóng góp: 10% - Không quan tâm: 0%

Tỷ lệ phần trăm điểm do


MSSV Họ Tên nhóm đánh giá Điểm do nhóm đánh Chữ ký
giá

2113430 Lê Trung Hòa 100% 10

2111410 Nguyễn Việt Hưng 90% 9

2114172 Dương Văn Nghĩa 90% 9

2114864 Đoàn Thị Mỹ Thiện 90% 9

2115364 Lê Thanh Vỹ 90% 9

You might also like