You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ


--------------

TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Đề tài: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và vai trò
quản lý của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thúy Cường

Sinh viên: Vũ Thùy Trang

Lớp: K13DCKT01

MSSV: 1911020022

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU:.............................................................................................................................. 1

B. NỘI DUNG............................................................................................................................ 2

1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam............................................2

1.1. Khái niệm kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam........2

1.1.1. Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng XHCN......2

1.1.2. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộỉ chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu khách
quan......................................................................................................................... 4

1.1.3. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hộỉ chủ nghĩa ở Việt Nam..................4

1.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam........5

1.2.1. Khái niệm về thể chế, thể chế kinh tế, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kỉnh tế thị trường định hướng xã hộỉ
chủ nghĩa.................................................................................................................5

1.2.2. Những nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.........................................................................6

2. Vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế......................................6

2.1.Cơ sở khoa học của việc xác lập vai trò Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN........................................................................................................6

2.2. Vai trò Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
hiện nay.........................................................................................................................7

C. KẾT LUẬN......................................................................................................................... 12

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................13


A. MỞ ĐẦU

-Lý do chọn đề tài:

 Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tốn tại và phát triển của từng quốc
gia từng dân tộc. Vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều
nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỉ qua, do đó việc tìm tòi mô hình quản lý
kinh tế thích hợp và có hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà nước ta và nhiều nước trên thế
giới quan tâm.
Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại, là kết quả phát triển
lâu dài của lực lượng sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế, trải qua các giai đoạn
kinh tế thị trường sơ khai, kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hiện đại. Tuy
nhiên, không có mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai đoạn
phát triển. Ngay ở các nước phát triển cũng có những mô hình kinh tế thị trường khác
nhau như: Mô hình kinh tế thị trường tự do mới ở Mỹ, kinh tế thị trường xã hội ở
Cộng hòa liên bang Đức, kinh tế thị trường phối hợp ở Nhật Bản, kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa ở Trung Quốc ...
Ở Việt Nam, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được lựa chọn là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. [1]
Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài: “Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và vai trò quản lý của nhà nước trong quá
trình phát triển kinh tế”

1
B. NỘI DUNG

1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt


Nam
1.1. Khái niệm kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Việt
Nam
* Khái niệm kinh tế thị trường.
* Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: là mô hình kinh tế
tống quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; là nền kinh tế vận hành
đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự
quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo; nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Về thực chất kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.1.1. Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng
XHCN
-Khi băt đầu đổi mới (1986) Đảng ta quan niệm kinh tế hàng hóa có những mặt tích
cực cần vận dụng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-Trong quá trình đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận Đảng ta đã nhận
thức rõ hơn, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để
xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ áp dụng cơ chế thị trường đến phát triển kinh tế thị
trường; đưa ra quan niệm và từng bước cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
-Tổng kết thực tiễn đổi mới kinh tế, Đại hội IX khẳng định “Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta”.
-Đại hội XI khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự

2
quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
-Đại hội XII của Đảng có sự phát triển mới bằng việc đưa ra quan niệm: “Nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
(Nguồn văn kiện các đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII của

Đảng Cộng sản Việt Nam)

* Từ khái niệm trên đây, có thể thấy nội hàm của khái niệm bao gồm những khía cạnh
chủ yếu sau:

Một là: Kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một mô
hình kinh tế thị trường đặc thù của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa.
Hai là: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa
chứa đựng những đặc điểm của kinh tế thị trường nói chung (tính phổ biến) vừa chứa
đựng những đặc điểm của định hướng xã hội chủ nghĩa (tính đặc thù).
Ba là: Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở chỗ Việt Nam kế thừa có chọn lọc những thành
tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn của
những năm đổi mới, đồng thời có hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách; các yếu
tố thị trường, các loại thị trường; vai hò chức năng của nhà nước, của thị trường phù
hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến của quốc tế và phù hợp với tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Bốn là: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước
đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; sử dụng các công cụ
chính sách và nguồn lực nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện phát hiển xã hội.

3
Nội hàm khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
cho thấy, đây là một mô hình kinh tế thị trường đặc thù, lấy cái riêng là định hướng xã
hội chủ nghĩa để chế định cái chung là kinh tế thị trường. Theo đó, nó vừa phải bao
hàm đẩy đủ các thuộc tính chung vốn có khách quan của kinh tế thị trường, vừa chứa
đựng những thuộc tính riêng có của định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2 Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộỉ chủ nghĩa
ở Việt Nam là tất yếu khách quan
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến
lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Sự lựa chọn đó xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:
Một là: Phát triển kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa là tất yếu,
phù hợp với quy luật khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Hai là: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ỉà phương
tiện để đi đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả.

Ba là: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là
sự lựa chọn định hướng phát triên hoàn toàn phũ hợp với quy luật phát triển khách
quan và xu thế tất yếu của thời đại.

1.1.3 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hộỉ chủ
nghĩa ở Việt Nam
+ Về mục đích phát triển kinh tế thị trường
+ Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế.
+ Về quan hệ quản lý nền kinh tế.
+ Về quan hệ phân phối.

+ Về tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội

Với những đặc trưng trên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là sự kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của kinh tế thị trường với bản
chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội để hướng tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, văn
minh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang
trong quá trình hình thành và phát triển tất sẽ còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắc

4
phục và hoàn thiện.
1.2 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
1.2.1 Khái niệm về thể chế, thể chế kinh tế, thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kỉnh tế thị trường định
hướng xã hộỉ chủ nghĩa
* Thể chế: Thể chế là những quy định luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi
người phải tuân theo hay: Thể chế là những quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ chế
vận hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.
* Thể chế kinh tế: Là hệ thống quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành nhằm điều chỉnh hành vỉ của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh
và các quan hệ kinh tế.

* Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, các quy
định, quy tắc, chế định, điều tiết hành vi của mọi chủ thể, mọi quá trình diễn ra trong
nền kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự hình thành, vận hành thông suốt và phát triển
nền kinh tế.
*Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hưởng xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một nền kinh
tế thị trường hiện đại, một mặt nó phải được vận hành theo các quy luật thị trường, mặt
khác phải có sự quản lý, điều tiết của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai: Xuất phát từ yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của nhà nước trong nền kinh
tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba: Xuất phát từ sự phát triển của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề
nghiệp, các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường như đóng góp xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường;
phản biện chính sách công; là cầu nối giữa nhà nước, chính phủ với quần chúng nhân
dân, với các tổ chức trong và ngoài nước.

5
1.2.2. Những nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Hoàn thiện thể chế về sở hữu

2. Hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
3. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững,
tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng an ninh và thích ứng với biến đổi khí hậu

5. Hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế

6. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế
của nhà nước, phát huy vaỉ trò làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [1]

2. Vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế.
2.1. Cơ sở khoa học của việc xác lập vai trò Nhà nước trong quản lý nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN
- Sự thất bại của trường phái kinh tế thị trường tự do khi nền kinh tế phát triển hoàn
toàn chỉ tuân theo quy luật của nền kinh tế thị trường mà thiếu vắng bàn tay quản lý
của Nhà nước đã đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, đổ vỡ;

- Trong mối quan hệ giữa 3 chủ thể của nền kinh tế thị trường: Nhà nước - Thị trường
- Doanh nghiệp; mỗi chủ thể đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể vừa độc lập tương đối
nhưng lại đặt trong mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể khác.

- Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở các quốc gia khác nhau cho thấy vai trò quản
lý kinh tế của Nhà nước ở các nước là khác nhau, có nước đề cao tuyệt đối, có nước
hoàn toàn không coi trọng, có nước cân đối hài hòa giữa quy luật thị trường và vai trò
can thiệp, quản lý của Nhà nước. Thực tế này cho thấy một kết luận chung là cần thiết
phải xác lập vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường bởi một nền
kinh tế suy tàn hay hưng thịnh suy cho cùng chính là do quản lý của Nhà nước.

6
2.2. Vai trò Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta hiện nay
- Nhà nước quyết định thành công của công cuộc đổi mới và chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường

- Nhà nước quyết định tốc độ nhanh hay chậm của quá trình đổi mới

- Nhà nước quyết định định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường

* Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

+Nhận thức lại các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, thực hiện tốt việc phân
công, phân cấp trong thực hiện các chức năng

+Xử lý tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với quản lý Nhà nước về kinh tế,
giữa quản lý của Nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp:

+Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước về kinh tế 

+Tập trung mọi nguồn lực thực hiện 3 khâu đột phá: xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.

+Tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp, CPH và đổi mới DNNN, trọng tâm là các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước

+Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế, xây dựng đội ngũ cán bộ, quản lý.
[2]

* Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội
chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta được hình thành và phát triển trên
cơ sở phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết
nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo. Nhà nước ngày càng
tăng dần vai trò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về kinh tế.

7
Theo đó, Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
và lực lượng vật chất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của kinh
tế thị trường, tương thích với thông lệ của các nước; kiến tạo được môi trường vĩ mô;
xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và bảo đảm an sinh xã hội; ban hành cơ chế chính sách
về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng
kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ môi trường.

Đồng thời, Nhà nước phải bảo đảm được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hoàn
thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc chấp
hành các chính sách, chế độ, sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện
và hướng dẫn sự phát triển của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế.

Quản lý nhà nước đúng đắn không phải là bất chấp cơ chế thị trường, mà sử dụng cơ
chế thị trường để điều tiết sự vận động của hàng, tiền, của các yếu tố thị trường, phát
huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Các chủ trương, chính sách kinh tế và tổ chức
thực hiện chính sách của Nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường, mang lại lợi
ích và công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, ngăn ngừa
tình trạng độc quyền, lạm dụng và nhân danh kinh tế thị trường hay bàn tay nhà nước
để can thiệp làm méo mó thị trường, lệch lạc các nguồn lực và tổn hại lợi ích cộng
đồng.

Giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN là một sự nghiệp chưa có tiền lệ trong lịch sử và là một quá trình
mở, đòi hỏi sự sáng tạo và bản lĩnh cách mạng của Đảng, trên cơ sở nhận thức đầy đủ,
tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông
lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.

* Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường hiện đại theo định
hướng xã hội chủ nghĩa:

+ Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

8
+ Tiếp tục nắm vững và xử lý các quan hệ lớn

+ Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển

+ Hoàn thiện nhân tố con người, vì con người là khởi nguồn của mọi sự phát triển [3]

* Những điểm mới về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng

1. Làm rõ hơn vai trò, định hướng phát triển các thành phần kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2. Xác định rõ hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong cơ chế
vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

3. Đề ra nhiều nhiệm vụ mới, nội dung mới để tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng
bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước trong những năm tới. [4]

*Những vấn đề lớn đang đặt ra


Thực tế cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, về cơ bản Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp
tục chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền KTTT
định hướng XHCN với những thành tựu KT-XH ngày càng to lớn. Thể chế KTTT, đặc
biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý ngày càng được xây dựng, hoàn thiện
theo hướng tiến bộ, phù hợp. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu
rộng và hiệu quả. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị-xã hội ổn
định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Tuy nhiên, do phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự
nghiệp, một quá trình chưa có tiền lệ nên có những vấn đề đặt ra trong điều kiện hiện
nay cần phải được tiếp tục xem xét, hoàn thiện:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây
dựng là một nền kinh tế mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế,
văn hóa của đất nước và những giá trị XHCN mà chúng ta đang phấn đấu. Thế nhưng,
vấn đề cần xem xét là liệu chúng ta có thể nghiên cứu để áp dụng nhiều hơn, đầy đủ

9
hơn những quy luật, những giá trị chung của thể chế kinh tế thị trường-một thành tựu
của nhân loại vào nền kinh tế của chúng ta, nhằm tạo thuận lợi sự phát triển vừa nhanh
hơn, vừa bền vững hơn hay không? Nếu thế thì cần phải có những điều kiện nào kèm
theo?
Thứ hai, định hướng của Đảng và Nhà nước và thực tiễn vừa qua đã chứng minh rằng,
để phát triển nền kinh tế Việt Nam không thể chỉ dựa vào một thành phần kinh tế nào,
mà cần phải khơi dậy được mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của đất nước, với một khát
vọng chung là xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường. Để hiện thực hóa điều đó, cả
nước đang phát động một tinh thần khởi nghiệp với mục tiêu là tới năm 2020, Việt
Nam sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp. Như vậy, nòng cốt để phát triển kinh tế Việt
Nam, là chỗ dựa bền vững cho kinh tế đất nước, phải chăng là mọi thành phần kinh tế
trong nước, bao gồm cả: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân? Như
vậy, về định hướng vĩ mô, liệu chúng ta cần có sự thay đổi nào không để khơi dậy
được mọi tiềm lực kinh tế của đất nước, tạo ra một sân chơi thực sự công bằng, bình
đẳng, trong thụ hưởng chính sách, được tiếp cận các nguồn lực và việc tuân thủ luật
pháp?   
Thứ ba, với những biểu hiện lợi ích nhóm, biểu hiện của chủ nghĩa tư bản thân hữu
đang diễn ra trong nền kinh tế, cần phải có giải pháp gì để ngăn chặn, để bảo đảm rằng
những lợi ích từ phát triển kinh tế đất nước sẽ không bị một bộ phận thiểu số trong xã
hội chiếm dụng, mà sẽ được chia sẻ công bằng; bảo đảm rằng sự phát triển của đất
nước là sự phát triển có tính bao trùm chứ không quá thiên lệch, tạo ra sự phân biệt về
giàu nghèo quá lớn giữa các vùng miền, giữa các thành phần, đối tượng trong xã hội.
Thứ tư, cần có chiến lược, cùng những giải pháp hữu hiệu như thế nào để việc phát
triển kinh tế của đất nước bảo đảm hài hòa hai yếu tố đó là: Phát triển “nhanh” và “bền
vững”. Đây là hai yêu cầu song hành. Bởi với một nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam nếu không có giải pháp để đạt một tốc độ phát triển ở mức cao thì rất dễ bị tụt
hậu, rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Thế nhưng, việc phát triển nhanh về kinh tế
phải bảo đảm yếu tố bền vững, đó không phải là sự phát triển bằng mọi giá, đặc biệt
không phải là việc hy sinh môi trường sống để phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đất

10
nước không ngoài mục đích nào khác là để bảo đảm cho mọi người dân có một cuộc
sống sung túc, hạnh phúc.
Động lực và triển vọng hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục phụ
thuộc vào những nhận thức và hành động thực tiễn mới, đầy đủ, sâu sắc hơn về phát
triển KTTT định hướng XHCN tại Việt Nam. [5]

11
C. KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tống quát
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; nhằm mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những đặc
điểm chung của kinh tế thị trường hiện đại, đồng thời có những đặc điểm riêng có do
tính định hướng xã hội chủ nghĩa quy định. Để phát triển kinh tế thị trường hướng tới
thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và
toàn xã hội.
Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát
triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích
giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát
triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực
tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện
tiên quyết để hình thành sự đồng thuận đó. Việc tăng cường quản lý vĩ mô sẽ nâng cao
hiệu quả tác động của Nhà nước tới sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế.

12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Tài liệu dùng
tập huấn giảng dạy năm 2019, Hà Nội 8-2019.

[2] Website https://hcma1.hcma.vn/daotao/Pages/khoa-kinh-te.aspx?


CateID=212&ItemID=15412

[3] Website https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/kinh-te-thi-truong-hien-dai-theo-


dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-trong-giai-doan-hien-nay-332980.html

[4] Website http://hvctcand.edu.vn/llct-xdll-cand/nghien-cuu-trao-doi/nhung-diem-


moi-ve-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-trong-
van-kien-dai-hoi-xiii-cua-2091

[5] Website http://xaydungdang.org.vn/Home/giai_bua_liem__vang/2018/11291/Phat-


trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia.aspx

13

You might also like