You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ




TIỂU LUẬN
Môn: Tin học ứng dụng

GVHD: TS. Trần Tấn Tài

Sinh viên: Vũ Thùy Trang

Mã SV: 1911020022

Lớp: K13DCKT01

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU................................................................................................................. 3

B. NỘI DUNG..............................................................................................................4

Phần 1: Ứng dụng các hàm trong excel..................................................................................4

Câu 1:........................................................................................................................... 4

Phần 2: Hiện giá dòng tiền..........................................................................................................5

Câu 1:........................................................................................................................... 5

Phần 3: Ứng dụng hàm excel trong Tài chính và Kế toán...............................................5

Câu 1:........................................................................................................................... 5

Câu 2:........................................................................................................................... 6

Câu 3:........................................................................................................................... 7

Câu 4:........................................................................................................................... 8

C. KẾT LUẬN...........................................................................................................10

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................11


A. MỞ ĐẦU

-Lý do chọn đề tài:


Trong thời kỳ công nghệ số và nền kinh tế toàn cầu hóa. Tin học ứng dụng là
một trong những học phần quan trọng nhất trong chương trình đào tạo khối trường
kinh tế và quản trị kinh doanh. Là những nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp
tương lai, người học dù thuộc chuyên ngành đào tạo nào cũng cần được trang bị khả
năng nhận biết, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin mới trong kinh doanh.

Tin học ứng dụng trong kinh tế và quản trị kinh doanh là một bộ phận của tin
học quản lý nhằm ứng dụng các phương pháp quản lý thông tin của tin học trong quản
lý kinh tế nói chung và trong các loại hình doanh nghiệp nói riêng.Đối tượng nghiên
cứu của tin học ứng dụng trong kinh tế và QTKD là toàn bộ dữ liệu nghiên cứu, các
hàm, các lệnh, công thức tính, các kỹ thuật đồ họa, cơ sở dữ liệu, các kỹ thuật tổng
hợp phân tích, xây dựng mô hình kinh tế, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự báo
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm căn cứ đề ra các quyết định lựa chọn tối
ưu. Giáo trình môn “Tin học ứng dụng trong kinh tế” giúp ta biết được cách sử dụng
một số hàm thông dụng của excel, cơ sở dữ liệu trên excel, tổng hợp, phân tích và
thống kê số liệu, các hàm tài chính, các bài toán ứng dụng trong kinh doanh

1
B. NỘI DUNG

Phần 1: Ứng dụng các hàm trong excel


Câu 1:
-Hàm IF: Trả về 1 trong 2 giá trị tùy thuộc vào giá trị của biểu thức logic

Cú pháp:

IF(logical_test, value_if_true, value_if_false)

-Hàm Month: Trả về tháng của một biểu thức ngày

Cú pháp:

MONTH (serial_number)

-Hàm Sumif: Tính tổng các ô thỏa điều kiện

Cú pháp:

SUMIF (range1, criteria, range2)

-Lọc theo bảng tiêu chuẩn tạo trước:

a. Cách tạo bảng tiêu chuẩn

- Bảng tiêu chuẩn là 1 khối có ít nhất 2 ô (trên 2 dòng) , ô trên chứa tên 28 trường
(Field), ô dưới chứa tiêu chuẩn lọc. Tên trường làm tiêu chuẩn phải giống hệt tên
trường của vùng CSDL tốt nhất là sao chép từ tên trường CSDL - Các dòng phía dưới
ghi điều kiện: các giá trị tiêu chuẩn cùng dòng là các toán hạng của phép AND, khác
dòng là phép OR

b. Thao tác lọc

- Tạo bảng tiêu chuẩn (như đã trình bày ở trên) - Chọn lệnh Data - Xuất hiện nhóm
cộng cụ Sort & Filter như hình 2.1 - Chọn công cụ Advanced.

-Chọn 1 trong 2 hành động sau:

2
+ Filter the list, in-place: Kết quả lọc xuất hiện ngay trên CSDL gốc. Các dòng
không thỏa mãn điều kiện sẽ bị ẩn

+ Copy to another location: Kết quả lọc sẽ được trích sang một vùng khác

- List range: Địa chỉ của bảng dữ liệu cần lọc. Xác định bằng cách gõ trực tiếp hoặc
đặt con trỏ vào mục này rồi đưa chuột ra ngoài để quét.

- Criteria range: Địa chỉ bảng tiêu chuẩn đã tạo trước đó (cách xác định tương tự List
range)

- Copy to: Mục này chỉ xuất hiện khi ở mục Action chọn “Copy to another
location”. Xác định địa chỉ của một ô bất kỳ ngoài vùng trống dự kiến sẽ chứa kết quả
lọc

Đây là bài tập ứng dụng cho phần lý thuyết trên:

CÂU 1:
Bảng chi tiết xuất nhập
Loại hđ Ngày Mã Tên Loại Số lượng Đơn giá Thành tiền Tháng Tên Tháng
X 1/10/2006 TRBL-TB TEA Trung bình 100 20000 2000000 10 TEA 10
N 15/10/2006 CBMT-TH COFFEE Thượng hạng 50 102000 5100000 10
X 2/11/2006 TRBL-DB TEA Đặc biệt 20 60000 1200000 11
X 15/10/2006 TRBL-TH TEA Thượng hạng 50 80000 4000000 10
X 30/10/2006 CBMT-DB COFFEE Đặc biệt 100 100000 10000000 10
N 5/11/2006 CBMT-TB COFFEE Trung bình 500 34000 17000000 11
X 11/11/2006 CBMT-TH COFFEE Thượng hạng 30 120000 3600000 11

Bảng phụ
Đơn giá xuất hàng (1kg)
2 kí tự cuối TH DB TB Thống kê
Loại hàng Thượng hạng Đặc biệt Trung bình Tên hàng Tổng thành tiền
TEA 80,000 đ 60,000 đ 20,000 đ X N
COFFEE 120,000 đ 100,000 đ 40,000 đ TEA 7200000 0
COFFEE 13600000 22100000

Loại hđ Ngày Mã Tên Loại Số lượng Đơn giá Thành tiền Tháng
X 1/10/2006 TRBL-TB TEA Trung bình 100 20000 2000000 10
X 15/10/2006 TRBL-TH TEA Thượng hạng 50 80000 4000000 10
Tổng 150 100000 6000000

Phần 2: Hiện giá dòng tiền

Câu 1:
-PV: Trả về giá trị hiện tại của một khoản đầu tư theo từng kỳ

Cú pháp: PV(rate, nper, pmt, [fv], [type])

Cú pháp hàm PV có các đối số sau đây:

3
+Rate    Bắt buộc. Lãi suất theo kỳ hạn. Ví dụ, nếu bạn có một khoản vay mua xe hơi
với lãi suất 10%/năm và bạn trả nợ hàng tháng, thì lãi suất tháng của bạn là 10%/12,
hay 0,83%. Bạn sẽ nhập lãi suất 10%/12 hoặc 0,83% hoặc 0,0083 vào công thức.

+Nper    Bắt buộc. Tổng số kỳ hạn thanh toán trong một niên kim. Ví dụ, nếu bạn có
khoản vay mua xe hơi với kỳ hạn bốn năm và bạn trả nợ hàng tháng, thì khoản vay
của bạn có 4*12 (hay 48) kỳ thanh toán. Bạn sẽ nhập nper là 48 vào công thức.

+Pmt    Bắt buộc. Khoản thanh toán cho mỗi kỳ và không đổi trong suốt vòng đời của
niên kim. Thông thường, đối số pmt bao gồm tiền gốc và lãi, nhưng không chứa các
khoản phí và thuế khác. Ví dụ, số tiền thanh toán hàng tháng cho một khoản vay mua
xe kỳ hạn bốn năm trị giá $10.000 với lãi suất 12% là $263,33. Bạn sẽ nhập -263,33
làm pmt trong công thức. Nếu pmt được bỏ qua, bạn phải đưa vào đối số fv.

+Fv    Tùy chọn. Giá trị tương lai hoặc số dư tiền mặt bạn muốn thu được sau khi thực
hiện khoản thanh toán cuối cùng. Nếu fv được bỏ qua, thì nó được giả định là 0 (ví dụ,
giá trị tương lai của khoản vay là 0). Ví dụ, nếu bạn muốn tiết kiệm $50.000 để chi trả
cho một dự án đặc biệt trong 18 năm, thì $50.000 là giá trị tương lai. Khi đó, bạn có
thể dự đoán một cách thận trọng về lãi suất và quyết định bạn phải tiết kiệm được bao
nhiêu tiền mỗi tháng. Nếu fv được bỏ qua, bạn phải đưa vào đối số pmt.

+Type    Tùy chọn. Số 0 hoặc 1 chỉ rõ thời điểm thanh toán đến hạn.

Đây là phần ứng dụng cho lý thuyết trên:

Câu 1:
rate nper pmt fv type pv
a 9% 1 0 110 1 -$100.92
b 9% 3 37 0 1 -$102.09
c 9% 4 0 140 1 -$99.18
d 9% 4 32.2 0 1 -$113.71
e Trả ngay -$120.00
Cty nên chọn phương án c. Vì đó là phương án có số tiền chi trả nhỏ nhất

4
Phần 3: Ứng dụng hàm excel trong Tài chính và Kế toán
Câu 1:
PMT: Trả về khoản tương đương từng kỳ cho một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả
theo định kỳ

Cú pháp

PMT(rate, nper, pv, [fv], [type])

Cú pháp hàm PMT có các đối số dưới đây:

+Rate    Bắt buộc. Lãi suất của khoản vay.

+Nper    Bắt buộc. Tổng số món thanh toán cho khoản vay.

+Pv    Bắt buộc. Giá trị hiện tại, hoặc tổng số tiền đáng giá ngang với một chuỗi các
khoản thanh toán tương lai; còn được gọi là nợ gốc.

+Fv    Tùy chọn. Giá trị tương lai hay số dư tiền mặt bạn muốn thu được sau khi thực
hiện khoản thanh toán cuối cùng. Nếu fv được bỏ qua, thì nó được mặc định là 0
(không), có nghĩa là giá trị tương lai của khoản vay là 0.

+Type    Tùy chọn. Số 0 (không) hoặc 1 chỉ rõ thời điểm thanh toán đến hạn.

Đây là phần ứng dụng cho phần lý thuyết trên:

Câu 1:
rate nper pv fv type pmt
0.035 12 - 200,000,000 0 0 $20,696,789.85

Câu 2:
Hàm NPV: Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là giá trị của các khoản đầu tư,
chi phí và thu nhập trong vòng đời của dự án được quy về hiện tại

Cú pháp: = NPV(rate, value1, value2, ...)

- Rate:  Bắt buộc. Lãi suất chiết khấu trong cả một kỳ.

-Value1, value2, ...:  Value1 là bắt buộc, các giá trị tiếp theo là tùy chọn. 1 tới 254 đối
số thể hiện các khoản thanh toán và thu nhập.

5
+Value1, value2 v.v. phải có khoảng cách thời gian bằng nhau và xảy ra vào cuối mỗi
kỳ.

+Hàm NPV sử dụng thứ tự của value1, value2 v.v. để diễn giải thứ tự của các dòng
tiền. Hãy bảo đảm bạn nhập các giá trị thanh toán và thu nhập theo đúng thứ tự.

+Những đối số là các ô trống, giá trị lô-gic hoặc dạng biểu thị số bằng văn bản, giá trị
lỗi hoặc văn bản mà không thể chuyển thành số sẽ được bỏ qua.

+Nếu đối số là mảng hay tham chiếu, chỉ các số trong mảng hay tham chiếu đó mới
được tính. Các ô trống, giá trị lô-gic, văn bản hoặc giá trị lỗi trong mảng hoặc tham
chiếu bị bỏ qua.

Đây là phần ứng dụng cho phần lý thuyết trên:

Câu 2:
Năm Doanh thu Chi phí Dòng tiền
0 0 3 -3 Rate= 10%
1 500000000 375000000 125000000 NPV= 1,450,584,641.78
2 500000000 375000000 125000000
3 600000000 375000000 225000000
4 700000000 375000000 325000000
5 600000000 375000000 225000000
6 800000000 375000000 425000000
7 800000000 375000000 425000000
8 900000000 375000000 525000000

Câu 3:
SLN: Trả về giá trị khấu hao theo phương pháp đường thẳng của tài sản trong một kỳ.
Cú pháp: SLN(cost, salvage, life)
Cú pháp hàm SLN có các đối số sau đây:
Cost: Chi phí ban đầu của tài sản.
Salvage:  Giá trị còn lại ước tính của tài sản sau khi đã khấu hao
Life: Đời hữu dụng của TSCÐ.
Đây là phần ứng dụng cho lý thuyết trên:

6
Câu 3:
cost 120,000,000
salvage 35,000,000
life 5

Năm Lượng trích KH GTCL


2000 $17,000,000.00 $103,000,000.00
2001 $17,000,000.00 $86,000,000.00
2002 $17,000,000.00 $69,000,000.00
2003 $17,000,000.00 $52,000,000.00
2004 $17,000,000.00 $35,000,000.00
Câu 4:
IRR: Nội suất thu hồi vốn của một dòng ngân lưu
Cú pháp: IRR(value, guess)

Cú pháp hàm IRR có các đối số sau đây:

-Values    Bắt buộc. Một mảng hoặc tham chiếu tới các ô có chứa những số mà bạn
muốn tính toán tỷ suất hoàn vốn nội bộ.

+Các giá trị phải chứa ít nhất một giá trị dương và một giá trị âm thì mới tính toán
được tỷ suất hoàn vốn nội bộ.

+Hàm IRR sử dụng trật tự của các giá trị để diễn giải trật tự của dòng tiền. Hãy bảo
đảm bạn nhập các giá trị thanh toán và thu nhập theo trình tự mong muốn.

+Nếu một đối số mảng hoặc tham chiếu có chứa văn bản, giá trị lô-gic hoặc các ô
trống, thì những giá trị này được bỏ qua.

-Guess    Tùy chọn. Một số mà bạn đoán là gần với kết quả của IRR.

+Microsoft Excel sử dụng kỹ thuật lặp để tính toán IRR. Bắt đầu với số đoán, IRR
quay vòng qua các tính toán cho đến khi kết quả chính xác trong phạm vi 0,00001
phần trăm. Nếu hàm IRR không tìm thấy kết quả có ý nghĩa sau 20 lần thử, nó sẽ trả
về giá trị lỗi #NUM! .

+Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần phải cung cấp số đoán cho tính toán
IRR. Nếu số đoán được bỏ qua, thì nó được giả định là 0,1 (10 phần trăm).

7
+Nếu IRR cho giá trị lỗi #NUM! , hoặc nếu kết quả không giống như kỳ vọng của
bạn, hãy thử lại với một giá trị khác cho số đoán.

Đây là phần ứng dụng cho lý thuyết trên:

Câu 4:
Năm Doanh thu Chi phí Dòng tiền
1 0 1 -1
2 0.6 0.2 0.4
3 0.6 0.2 0.4
4 0.6 0.2 0.4
IRR 10%
Vì IRR nhỏ hơn lãi suất vay nên dự án không được chấp nhận

8
C. KẾT LUẬN

Ngày nay các hệ thống thông tin đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt
động của doanh nghiệp. Các hệ thống thông tin như kế toán, khách hàng, thông tin về
sản xuất, phân phối hàng hóa,... giúp quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, đưa ra
các quyết định hợp lý. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho việc xây dựng và
vận hành các hệ thống cơ sở dữ liệu trên được dễ dàng, tiện lợi. Thông qua các lý
thuyết và bài tập trên ta đã có thể tự làm thành thạo công việc xử lý dữ liệu thông qua
các hàm IF, Sumif, Month,... ,biết cách tổng hợp và thống kê dữ liệu, biết phân tích và
trình bày dữ liệu theo nhiều tiêu chí, giải quyết các bài toán tối ưu trong kinh doanh và
quản lý, biết cách giải quyết các bài toán tài chính thường gặp trong doanh nghiệp
thông qua các hàm SLN, PV, PMT, IRR, NPV,...

9
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng môn “Tin học ứng dụng trong kinh tế” của Thầy Trần Tấn Tài

10

You might also like