You are on page 1of 75

BÀI TẬP KẾ TOÁN

DOANH NGHIỆP
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP


Kế toán tài chính:
a. Kế toán doanh nghiệp:
Doanh nghiệp chung (Thông tư 200/2015/TT-BTC)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Thông tư 133/2016/TTBTC)
Doanh nghiệp siêu nhỏ (Thông tư 132/2018/TTBTC)

b. Kế toán các tổ chức tín dụng (Ngân hàng); Công ty chứng khoán; Hành chính, sự
nghiệp; Hợp tác xã; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam…

 Các hình thức sổ kế toán

a. Hình thức kế toán Nhật ký chung;


b. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;

c. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;


d. Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;

e. Hình thức kế toán trên máy vi tính.


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP LOẠI
TÀI KHOẢN TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU

I- NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP CÁC TÀI KHOẢN
KẾ TOÁN TIỀN
Kế toán tiền bao gồm các tài khoản:

STT TÀI KHOẢN

1 Tài khoản 111 – Tiền mặt

2 Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng

3 Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển

4 Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh

5 Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

1.1. Tài khoản 111 – Tiền mặt


Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam
tại quỹ tiền mặt.

- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư
ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.

- Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ
tại quỹ của doanh nghiệp

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế
toán ghi nhận doanh thu, ghi:

a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các
khoản thuế (gián thu) phải nộp này được tách riêng theo từng loại ngay khi ghi nhận
doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận
doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp
và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ
giá bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập
khác bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền
mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế), ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)


Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

5. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận
ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Có các TK 128, 131, 136, 138, 141, 244, 344.

3.6. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền mặt, kế toán ghi
nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác định
theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc
chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)

Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

7. Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

8. Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành
lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

9. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược


Có TK 111 - Tiền mặt.

10. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán, cho vay hoặc đầu tư vào công ty con,
đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết..., ghi:

Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228

Có TK 111 - Tiền mặt.

11. Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường
xuyên), mua TSCĐ, chi cho hoạt động đầu tư XDCB:

 Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua không bao gồm
thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 - Tiền mặt.

 Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm
cả thuế GTGT.

12. Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kiểm kê định kỳ),
nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111 - Tiền mặt.

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả
thuế GTGT.

13. Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt sử dụng ngay vào sản
xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,...

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)


Có TK 111 - Tiền mặt.

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh chi phí bao gồm cả
thuế GTGT.

14. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341

Có TK 111 - Tiền mặt.

15. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:

Nợ các TK 635, 811,…

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111 - Tiền mặt.

16. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên
nhân, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 111 - Tiền mặt.

17. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên
nhân, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).

18. Kế toán hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ: Thực hiện theo quy

định tại phần hướng dẫn TK 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ.

19. Các giao dịch liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt.

a) Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ.

 Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:


Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241, 623, 627, 641,642,133,… (theo tỷ giá
hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111 (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153,156,157,211,213,241,623, 627, 641, 642,133,… (theo tỷ giá


hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Có TK 111 (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ:

 Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái , ghi:

Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

 Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)

Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

 Trường hợp trả trước tiền bằng ngoại tệ cho người bán, bên Nợ tài khoản phải trả
áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế thời điểm trả trước)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
c) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:

Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế)

Có các TK 511, 515, 711,... (tỷ giá giao dịch thực tế).

d) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

 Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá hối đoái giao dich thực tế tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138,... (tỷ giá ghi sổ kế toán).

 Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 136, 138,… (tỷ giá ghi sổ kế toán).

 Trường hợp nhận trước tiền của người mua, bên Có tài khoản phải thu áp dụng tỷ
giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:

Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)

Có TK 131 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước).

20. Kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế (là tỷ giá mua của ngân hàng) để
đánh giá lại các khoản ngoại tệ là tiền mặt tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, ghi:

 Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam, kế toán ghi nhận lãi tỷ giá:

Nợ TK 111 (1112)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

 Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam, kế toán ghi nhận lỗ tỷ giá:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)


Có TK 111 (1112).

 Sau khi bù trừ lãi, lỗ tỷ giá phát sinh do đánh giá lại, kế toán kết chuyển phần chênh
lệch lãi, lỗ tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi lớn hơn lỗ) hoặc chi phí
tài chính (nếu lãi nhỏ hơn lỗ).

3.21. Kế toán đánh giá lại vàng tiền tệ

- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi, kế toán ghi nhận doanh thu
hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 1113 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lỗ, kế toán ghi nhận chi phí tài
chính, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 1113 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước).

1.2. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng


Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại
Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại
Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

- Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ
của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu


1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân
hàng, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu
thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi
trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa
có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi
ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận
doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp
và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. 7/3/2021

2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ
giá bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập
khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

4. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 111 - Tiền mặt.


5. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản,
căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 113 - Tiền đang chuyển.

6. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân
hàng; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng,
ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)

Có các TK 128, 131, 136, 141, 244, 344.

7. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền gửi ngân hàng, kế
toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác
định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc
chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)

Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

1.3. Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng
tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được
giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (thu nợ của khách hàng)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

b) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của
Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112).

c) Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa
nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122).

d) Khách hàng trả trước tiền mua hàng bằng séc, doanh nghiệp đã nộp séc vào Ngân
hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

đ) Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của
doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)

Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).

e) Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người
cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).

g) Việc đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển được thực hiện tương tự
phương pháp kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền mặt (xem tài khoản 111)

1.4. Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi mua chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào chi phí thực tế mua (giá mua
cộng (+) chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…),
ghi:

Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh

Có các TK 111, 112, 331

Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

b) Định kỳ thu lãi trái phiếu và các chứng khoán khác:

- Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín
phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu),
ghi:

Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi;

Nợ các TK 111, 112, 138....

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.


- Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại
khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động
tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản
tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị
của chính khoản đầu tư đó, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138... (tổng tiền lãi thu được)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi
doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi của các kỳ sau khi
doanh nghiệp mua khoản đầu tư).

c) Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia:

- Trường hợp nhận cổ tức cho giai đoạn sau ngày đầu tư, ghi:

Nợ các TK 111, 112...

Nợ TK 138 - Phải thu khác (chưa thu được tiền ngay)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Trường hợp nhận cổ tức của giai đoạn trước ngày đầu tư, ghi

Nợ các TK 111, 112, 138... (tổng tiền lãi thu được)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi
doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư).

- Trường hợp nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn
Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính
mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính, ghi:

Nợ các TK 112, 138

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh.

d) Khi chuyển nhượng chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào giá bán chứng
khoán:
- Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131... (tổng giá thanh toán)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá
vốn).

- Trường hợp bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá vốn)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn).

- Các chi phí về bán chứng khoán, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 331...

đ) Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán kinh doanh đã đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

e) Trường hợp doanh nghiệp nhượng bán chứng khoán kinh doanh dưới hình
thức hoán đổi cổ phiếu, doanh nghiệp phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận
về tại thời điểm trao đổi. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu
nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi được kế toán là doanh thu hoạt
động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).

- Trường hợp hoán đổi cổ phiếu có lãi, ghi:

Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)


Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý
của cổ phiếu nhận về cao hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)

- Trường hợp hoán đổi cổ phiếu bị lỗ, ghi:

Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận
về thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn).

g) Đánh giá lại số dư các loại chứng khoán thỏa mãn định nghĩa các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (như trái phiếu, thương phiếu bằng ngoại tệ…).

- Trường hợp lãi, ghi:

Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (1212,1218 )

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (1212,1218 ).

1.5. Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1. Khi gửi tiền có kỳ hạn, cho vay, mua các khoản đầu tư để nắm giữ đến ngày
đáo hạn bằng tiền, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112.

2. Định kỳ kế toán ghi nhận khoản phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi cho
vay, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (lãi nhập gốc)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

3. Khi thu hồi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131, 152, 156, 211,....(theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ)

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).

4. Chuyển các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn thành đầu tư vào công ty
con, công ty liên doanh, liên kết, ghi:

Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ)

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Có các TK liên quan (nếu phải đầu tư thêm)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi).

5. Kế toán các giao dịch liên quan đến trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn:

a) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi trước:

- Khi trả tiền mua trái phiếu nhận lãi trước, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)

Có các TK 111, 112,… (số tiền thực chi)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi nhận trước).

- Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện


Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282).

b) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ:

- Khi trả tiền mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)

Có các TK 111, 112,...

- Định kỳ ghi nhận tiền lãi trái phiếu:

Nợ các TK 111, 112, 138

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282).

c) Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi sau:

- Khi trả tiền mua trái phiếu, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)

Có các TK 111, 112,...

- Định kỳ tính lãi trái phiếu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, thu hồi gốc và lãi trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...


Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388) (số lãi của các kỳ trước)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi kỳ đáo hạn).

6. Kế toán khoản tổn thất do không thu hồi được các khoản đầu tư nắm giữ đến
ngày đáo hạn chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi:

-Khi có các bằng chứng cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không
thu hồi được (như bên phát hành công cụ mất khả năng thanh toán, phá sản…), kế
toán phải đánh giá khả năng, xác định giá trị khoản đầu tư có thể thu hồi được. Nếu
khoản tổn thất được xác định một cách đáng tin cậy, kế toán phải ghi nhận phần
chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào chi phí
tài chính, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1281, 1282, 1288).

- Trường hợp sau khi ghi nhận khoản tổn thất, nếu có bằng chứng chắc chắn cho thấy
khoản tổn thất có thể thu hồi lại được, kế toán ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị
có thể thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ khoản đầu tư, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1281, 1282, 1288)

Có TK 635 - Chi phí tài chính.

7. Đánh giá lại số dư các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại
là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

- Trường hợp lãi, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái


Có TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

II- NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP CÁC TÀI KHOẢN
KẾ TOÁN NỢ HẢI THU
Đối với doanh nghiệp có chu Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh
Diễn giải kỳ kinh doanh bình thường doanh bình thường dài hơn 12 tháng
trong vòng 12 tháng

Nợ phải thu Nợ phải thu được thanh toán Nợ phải thu được thanh toán trong
ngắn hạn trong vòng 12 tháng vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường

Nợ phải thu Nợ phải thu được thanh toán Nợ phải thu được thanh toán dài hơn một
dài hạn sau 12 tháng chu kỳ kinh doanh bình thường

Nợ phải thu bao gồm các khoản: Phải thu của khách hàng, Thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khác.

2.1. Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng tiền
(kể các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác), kế toán
ghi nhận doanh thu, ghi:

a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các
khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế
GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.


b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận
doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp
và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

2. Kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại:

Nợ TK 5213 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế)

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế GTGT của hàng bán bị
trả lại, chi tiết cho từng loại thuế)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

3. Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

a) Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay trên hóa
đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu, giảm giá (ghi
nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khấu, giảm giá;

b) Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác
định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết
khấu (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện
được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu
giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp, ghi:

Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212) (giá chưa có thuế)

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế của hàng giảm giá, chiết
khấu thương mại)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá).
4. Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh toán
tiền mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách
hàng, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

5. Nhận được tiền do khách hàng trả (kể cả tiền lãi của số nợ - nếu có), nhận tiền
ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi).

Trường hợp nhận ứng trước bằng ngoại tệ thì bên Có TK 131 ghi theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm nhận tiền ứng trước (tỷ giá mua của ngân hàng nơi thực hiện giao
dịch)

6. Phương pháp kế toán các khoản phải thu của nhà thầu đối với khách hàng liên
quan đến hợp đồng xây dựng:

a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế
hoạch:

- Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế
toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn
thành (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi:

Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng
phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

b) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị
khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một
cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở
phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

c) Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện
hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). 7/3/2021

d) Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay các bên khác để bù đắp cho các chi
phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (như sự chậm trễ, sai sót của khách hàng
và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng), ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

đ) Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng
trước từ khách hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.


7. Trường hợp khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng
(theo phương thức hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá nhận trao đổi
(tính theo giá trị hợp lý ghi trong Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng của khách
hàng) trừ vào số nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 156 - Hàng hóa

Nợ TK 611- Mua hàng (hàng tồn kho kế toán theo phương pháp KKĐK)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

8. Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ
được phải xử lý xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số chưa lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

9. Kế toán khoản phải thu về phí ủy thác tại bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

10. Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ
được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:

- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).


- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

2.2. Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ thuế.

- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế
GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 611 (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có các TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán).

2. Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh
doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 242,... (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)


Có các TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán).

3. Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho), nếu thuế
GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán).

4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ:

- Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền
phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập
khẩu không được khấu trừ)

Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 33381 - Thuế Bảo vệ môi trường

Có các TK 111, 112, ...

- Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).

5. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do
kém, mất phẩm chất: Căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các
chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc
hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại
hoặc được giảm giá)

Có các TK 152, 153, 156, 211,... (giá mua chưa có thuế GTGT).

6. Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)

Có các TK 111, 112, 331,...

b) Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được
khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).

7. Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác
định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường, nếu thuế GTGT
đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ:

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác
định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có
quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá
nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 334,... (số thu bồi thường)


Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu xác định được nguyên nhân và có quyết
định xử lý ngay).

8. Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số
thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

9. Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

2.3. Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ


Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ, có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở
doanh nghiệp cấp trên để phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị cấp dưới
không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp cấp trên giao.

Tài khoản này không phản ánh số vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con hoặc số
vốn doanh nghiệp đầu tư các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc
lập. Vốn đầu tư vào các đơn vị trên trong trường hợp này phản ánh trên tài khoản 221
“Đầu tư vào công ty con”.

- Tài khoản 1362 - Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này chỉ mở ở các
doanh nghiệp là Chủ đầu tư có thành lập BQLDA, dùng để phản ánh khoản chênh
lệch tỷ giá phát sinh ở các BQLDA chuyển lên.

- Tài khoản 1363 - Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá: Tài
khoản này chỉ mở ở các doanh nghiệp là Chủ đầu tư có thành lập BQLDA, dùng để
phản ánh khoản chi phí đi vay được vốn hóa phát sinh tại BQLDA.
- Tài khoản 1368 - Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu khác giữa
các đơn vị nội bộ

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Tại đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

a) Khi chi hộ, trả hộ doanh nghiệp cấp trên và các đơn vị nội bộ khác:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có các TK 111, 112.

b) Căn cứ vào thông báo của doanh nghiệp cấp trên về số quỹ khen thưởng, phúc lợi
được cấp, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi.

c) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ doanh
nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và phân cấp của từng đơn vị:

- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp ghi nhận doanh thu, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng nội
bộ)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Đồng thời ghi nhận giá vốn, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 154, 155, 156.


- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp ghi nhận doanh thu,
giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp nội bộ được phản ánh là khoản phải thu
nội bộ, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có các TK 154, 155, 156

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

đ) Khi nhận được tiền hoặc vật tư, tài sản của cấp trên hoặc doanh nghiệp nội bộ
khác thanh toán về các khoản phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153,...

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).

e) Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối
tượng, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3368)

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).

2. Hạch toán ở doanh nghiệp cấp trên

a) Khi doanh nghiệp cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị cấp dưới không có tư
cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc:

- Trường hợp giao vốn bằng tiền, ghi:

Nợ TK 1361 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

Có các TK 111, 112.

- Trường hợp giao vốn bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (giá trị còn lại của TSCĐ) (1361)

Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn của TSCĐ)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).


b) Trường hợp các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc
nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước theo sự uỷ quyền của doanh
nghiệp cấp trên, khi đơn vị cấp dưới thực nhận vốn, doanh nghiệp cấp trên ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

c) Khi doanh nghiệp cấp trên cấp kinh phí sự nghiệp, dự án cho đơn vị cấp dưới, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có các TK 111, 112, 461,...

d) Trường hợp đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc phải hoàn lại
vốn kinh doanh cho doanh nghiệp cấp trên, khi nhận được tiền do đơn vị hạch toán
phụ thuộc nộp lên, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361).

đ) Căn cứ vào báo cáo của đơn vị hạch toán phụ thuộc về số vốn kinh doanh đơn vị
hạch toán phụ thuộc đã nộp Ngân sách Nhà nước theo sự uỷ quyền của cấp trên, ghi:

Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361).

e) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ doanh
nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và phân cấp của từng đơn vị, doanh nghiệp
có thể ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị
hạch toán phụ thuộc hoặc tại thời điểm khi đơn vị hạch toán phụ thuộc bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ ra bên ngoài:

- Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao hàng hóa,
dịch vụ cho đơn vị hạch toán phụ thuộc, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)


Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng nội
bộ)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

- Trường hợp doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu tại thời điểm chuyển giao hàng
hóa, dịch vụ cho đơn vị hạch toán phụ thuộc:

+ Khi chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có các TK 154, 155, 156

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).

+ Khi đơn vị hạch toán phụ thuộc thông báo đã tiêu thụ được sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ cho bên thứ ba bên ngoài doanh nghiệp, kế toán ghi doanh thu, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.

Đồng thời ghi nhận giá vốn, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).

g) Khoản phải thu về lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động khác ở các
đơn vị cấp dưới, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.

h) Khi chi hộ, trả hộ các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ
thuộc, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có các TK 111, 112,....


i) Khi nhận được tiền do đơn vị cấp dưới nộp lên về tiền lãi kinh doanh, thanh toán
các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp dưới, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).

k) Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối
tượng, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3368)

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).

3. Kế toán tại Chủ đầu tư có thành lập BQLDAĐT ( Ban quản lý dự án đầu tư)

a) Khi chủ đầu tư có quyết định giao vốn đầu tư bằng tiền, vật tư, TSCĐ cho
BQLDAĐT, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Có các TK 111, 112, 152

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình.

b) Lãi tiền gửi ngân hàng do tạm thời chưa sử dụng vốn đầu tư do các BQLDA đầu tư
chuyển lên cho Chủ đầu tư, kế toán chủ đầu tư ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

c) Chủ đầu tư kết chuyển chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá vào giá trị công
trình cho BQLDAĐT tính vào chi phí đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1363)

Có các TK 111, 112, 242, 335.

d) Khi nhận doanh thu, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác do các
BQLDAĐT nộp lên, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1362, 1368)

Có các TK 515, 711.

đ) Khi các BQLDAĐT chuyển số thuế GTGT đầu vào khi mua NVL, CCDC, TSCĐ,
dịch vụ để thực hiện dự án đầu tư cho Chủ đầu tư để khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368).

e) Khi nhận giá vốn cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí khác do các
BQLDAĐT chuyển lên, kế toán ghi:

Nợ các TK 632, 635, 811

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1362, 1368).

g) Khi dự án hoàn thành, nhận bàn giao công trình, kế toán chủ đầu tư ghi:

- Trường hợp nhận bàn giao công trình đã được quyết toán, chủ đầu tư ghi nhận giá trị
công trình là giá đã được quyết toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 213, 217, 1557

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)

Có các TK 331, 333, … (nhận nợ phải trả nếu có).

- Trường hợp nhận bàn giao công trình chưa được quyết toán, chủ đầu tư ghi nhận giá
trị công trình là giá tạm tính. Khi quyết toán phải điều chỉnh giá trị công trình theo giá
được quyết toán, ghi:

+ Nếu giá được quyết toán lớn hơn giá tạm tính, ghi:

Nợ các TK 211, 213, 217, 1557

Có các TK liên quan.

+ Nếu giá được quyết toán nhỏ hơn giá tạm tính, ghi:
Nợ các TK liên quan

Có các TK 211, 213, 217, 1557.

2.4. Tài khoản 138 - Phải thu khác


Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định
rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.

Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên
nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể. Chỉ hạch toán vào tài khoản
1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát, hư hỏng tài sản
của doanh nghiệp phải chờ xử lý. Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên
nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ thì ghi vào các tài khoản liên quan, không
hạch toán qua tài khoản 1381.

- Tài khoản 1385 - Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà
doanh nghiệp đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất
việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá,...

- Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của doanh nghiệp
ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133, 136 và TK 1381,
1385, như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khoản phải bồi
thường do làm mất tiền, tài sản;...

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát hiện
thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (giá trị còn lại của TSCĐ)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).


2. TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc hoạt động phúc lợi
phát hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho
hoạt động sự nghiệp, dự án)

Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho
hoạt động phúc lợi)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của tài sản thiếu chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác (TSCĐ dùng cho sự nghiệp, DA).

3. Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư, hàng hóa ,... phát hiện thiếu khi kiểm kê:

a) Khi chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có các TK 111, 152, 153, 155, 156.

b) Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào
quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 1388 - Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ
số thu bồi thường theo quyết định xử lý)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính
vào tổn thất của doanh nghiệp)
Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

c) Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và
người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi
thường, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (số phải bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ
số thu bồi thường theo quyết định xử lý)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có các TK 152, 153, 155, 156

Có các TK 111, 112.

4. Các khoản cho mượn tài sản tạm thời, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có các TK 152, 153, 155, 156,...

5. Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi, các khoản phải thu khác, ghi

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có các TK liên quan.

6. Kế toán giao dịch ủy thác xuất - nhập khẩu tại bên nhận ủy thác:

a) Khi bên nhận uỷ thác chi hộ cho bên giao uỷ thác, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (nếu bên giao ủy thác chưa ứng tiền)

Nợ TK 3388- Phải trả phải nộp khác(trừ vào tiền nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112,…


b) Khi được doanh nghiệp uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ với các khoản đã
chi hộ, kế toán doanh nghiệp nhận uỷ thác xuất khẩu ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả khác (3388)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388).

c) Kế toán chi tiết các giao dịch thanh toán xuất - nhập khẩu ủy thác được thực
hiện theo hướng dẫn của tài khoản 338 - Phải trả khác; Kế toán các khoản thuế GTGT
hàng nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế nhập khẩu tại bên giao và nhận ủy thác thực hiện
theo hướng dẫn của tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

7. Định kỳ khi xác định tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia
phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,.... (số đã thu được tiền)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

8. Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 138 - Phải thu khác (1388).

9. Khi có quyết định xử lý nợ phải thu khác không có khả năng thu hồi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (số bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (nếu được bù đắp bằng khoản dự phòng
phải thu khó đòi)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số hạch toán vào chi phí)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác).


10. Khi các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản phải thu khác (đang
được phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho công ty mua bán nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,.... (số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số chênh lệch được bù đắp bằng khoản
dự phòng phải thu khó đòi)

Nợ các TK liên quan (số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số
tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu
khó đòi)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388).

11. Khi phát sinh chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ghi:

Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa (chi tiết chi phí cổ phần hóa)

Có các TK 111, 112, 152, 331,…

12. Khi kết thúc quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện
quyết toán các khoản chi về cổ phần hóa với cơ quan quyết định cổ phần hóa.
Tổng số chi phí cổ phần hóa, chi trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, chi hỗ trợ
đào tạo lại lao động,... được trừ (-) vào số tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước
thu được từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, ghi:

Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa (tiền thu bán cổ phần thuộc vốn NN)

Có TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa.

13. Các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí
SXKD nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác

Có các TK 161, 241, 641, 642,...

14. Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu khác có gốc ngoại tệ được đánh
giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:

- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 138 - Phải thu khác

2.5. Tài khoản 141 - Tạm ứng

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 141 - Tạm ứng

Có các TK 111, 112, 152,...

b) Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh
toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản
tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, ...

Có TK 141 - Tạm ứng.

c) Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại
kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 141 - Tạm ứng.

d) Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán
lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:
Nợ các TK 152, 153,156, 241, 621, 622, 627,...

Có TK 111 - Tiền mặt.

BÀI TẬP CHƯƠNG 2


Bài 1: Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn
kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:

1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ.

2. Đem tiền mặt gởi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có.

3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ.
Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT
20.000đ.

4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ.

5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ.

6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2.

7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.

8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã
thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả
bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.

9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ.

10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ.

11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ.

12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho
nhân viên 20.000.000đ.

Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên.

Giải:

1. Nợ TK 111: 22.000.000
Có TK 133: 2.000.000

Có TK 511: 24.000.000

2. Nợ TK 113: 30.000.000

Có TK 111: 30.000.000

3. Nợ TK 111: 65tr

Có 711: 63tr

Có 3331: 2tr

Chi phí vận chuyển:

Nợ 811:

Nợ 333:

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2

 BÀI TẬP KẾ TOÁN TSCĐ


Bài 1. Doanh nghiệp K tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình về
tăng TSCĐ trong tháng như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

1. Mua một thiết bị SX (TSCĐ hữu hình 211 ), giá mua chưa có thuế 80.000, thuế
GTGT 10%, đã trả bằng TGNH. Chi phí trước khi sử dụng ( 211) đã trả bằng tiền
mặt 2.000. TSCĐ này (411) được mua bằng nguồn vốn đầu tư XDCB (441).

2. Mua 1 ô tô phục vụ quản lý doanh nghiệp (211), giá mua chưa thuế là 740.000,
thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho bên bán. Chi phí trước khi sử dụng (211) đã
trả bằng tiền tạm ứng (141)12.100, trong đó (đã có trong tổng tiền), thuế GTGT 400
và lệ phí trước bạ (3339)là 7.400. Xe ô tô được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư
XDCB và được đánh giá còn 80% giá trị sử dụng

3. Mua một xe tải phục vụ bán hàng (211), giá mua chưa thuế là 230.000, thuế
GTGT 5%, đã trả bằng TGNH. Chi phí trước khi sử dụng (211) đã trả bằng tiền mặt
10.000. trong đó, thuế GTGT 600 và lệ phí trước bạ (339) là 2.300. TSCĐ này được
mua sắm bằng quỹ phúc lợi (3532)

4. Mua trả góp một máy B (211), thời gian trả góp 16 tháng, giá mua trả ngay chưa
có thuế 80.000, thuế GTGT 5%, lãi trả góp (242) 12.000 trả cho người bán
(331). Doanh nghiệp đã trả (trả cho người bán 331)ngay bằng tiền mặt 4.000, số
còn lại trả góp trong 16 tháng, bắt đầu từ tháng sau. Chi phí trước khi sử dụng TSCĐ
(211)đã trả bằng tiền tạm ứng 1.450, trong đó thuế GTGT 120.

5. Chi tiền mặt () mua một TCSĐ (211)phục vục hoạt động phúc lợi (3533)do
Quỹ phúc lợi (3532) đài thọ theo hóa đơn thuế GTGT 61600 (gồm thuế GTGT
5.600, thuế GTGT không được khấu trừ.

6. Bộ phận XDCB (2142) bàn giao một cửa hàng mới xây dựng xong với tổng chi
phí thực tế đã bỏ ra là 1.920.000, trong đó, chi phí vượt mức bình thường (632)
120.000 không được tính vào nguyên giá TSCĐ. Cửa hàng này được đầu tư xây dựng
bằng nguồn vốn (411) (vốn vay không thể đưa vô vốn chủ sở hữu) vay dài hạn
ngân hàng 500.000 (không đưa vào hạch toán), phần còn lại bằng nguồn vốn đầu tư
XDCB.(441)

7. Nhận góp vốn liên doanh của đơn vị X một TSCĐ (211). Theo đánh giá của Hội
đồng liên doanh tài sản này (vốn chủ sở hữu  411)trị giá 110.000

8. Nhận biếu tặng một thiết bị quản lý doanh nghiệp (tài sản  211) còn mới
nguyên. Căn cứ giá thị trường thì thiết bị này được đánh giá 55.000, được tính tăng
thu nhập khác (711)

9. Xuất kho thành phẩm (155) làm TSCĐ (211)phục vụ cửa hàng, giá xuất kho
60.000,

10.Nhận lại một ô tô (tài sản 211) đem cầm cố (214) trước đây có nguyên giá
220.000, đã khấu hao 33.000

11.Mua một thiết bị (211), giá mua chưa thuế 120.000, thuế GTGT 10% và chi phí
trước khi sử dụng (211) 2.100, trong đó, thuế GTGT 5%, tất cả trả bằng chuyển
khoản. TSCĐ này được đầu tư bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng
vào hoạt động khoa học và công nghệ.

Yêu cầu:

• Tính toán và định khoản các nghiệp vụ trên

• Phản ánh vào sơ đồ TK 211

Giải:

NGHIỆ NỢ CÓ
SỐ TIỀN
P VỤ  CHI TIẾT TK TK
NV1 1.1 211   80.000  
    133   8.000  
      112   88.000
  1.2 211   2.000.000  
      111   2.000.000
  1.3 441   82.000.000  
      411   82.000.000
           
NV2 2.1 211   740.000  
    133   74.000  
      331   814.000
  2.2        
Số lệ phí nộp
  trước bạ 211   7.400  
      3339   7.400
  2.3 211   4.300  
    3339   7.400  
    133   400  
      141   12.100
  2.4 441   751.700  
      411   751.700
           
NV3 3.1 211   230.000  
    133   11.500  
      112   241.500
  3.2 211   2.300  
      3339   2.300
           
    211   7.100  
    3339   2.300  
    133   600  
      111   10.000
  3.3 3532   239.600  
      411   239.600
           
NV4 4.1 211   80.000  
    133   4.000  
    242   12.000  
      331   96.000
4.000 (vì đã trả tiền
nên tiền trả người bán
  4.2 331   giảm àghi nợ)  
      111   4.000
  4.3 211   1.330  
    133   120  
      141 1.450
         
NV5 5.1 211   61.600  
      111   61.600
  5.2 3532   61.600  
      3533   61.600
           
NV6 6.1 211   1.800.000  
    632   120.000  
      2142   1.920.000
1.300.000 (1.800.000-
  6.2 441   500.000)  
      411   1.300.000
         
NV7 7.1 211   110.000  
      411   110.000
           
NV8 8.1 211   55.000 (á Thu nhập)  
      711   55.000 (á Tài sản)
           
NV9 9.1 211   60.000  
      155   60.000
           
NV 10 10.1 211   220.000  
      214   33.000
187.000 (220.000-
      244   33.000)
           
NV 11 11.1 211   120.000  
    133   12.000  
      112   132.000
2.000 ( 2.100/ 1+5%)
  11.2 211    
    133   100 (2.100 -2.000)  
      112   2.100
122.000 (Quỹ phát
  11.3 3561   triển KHCN â)  
122.000 (Quỹ phát
triển KHCN hình
      3562   thành TSCĐ á)
Bài 2: Doanh nghiệp K tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình về
giảm TSCĐ hữu hình trong tháng như sau.

1. Nhượng bán 1 thiết bị thuộc bộ phận bộ phận bán hàng có nguyên giá (NG)
100.000, đã khấu hao (KH) 30.000, theo giá thanh toán ( gồm cả giá bán) có thuế là
99.000, đã thu bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT là 10%. Chi phí tân trang TSCĐ
này trước khi bán hàng bằng tiền tạm ứng là 3.000.

2. Thanh lý 1 MMTB thuộc phân xưởng SX, NG 100.000 đã khấu hao hết. Chi phí
thanh lý gồm:

- Lương phải trả 2.000

- Trích các khoản theo lương 480

- Phân bổ (dùng 242, không phân bổ dùng 153)chi phí công cụ


2.000
(loại phân bổ 18 tháng)

- Chi phí khác bằng tiền mặt 1.200

Phế liệu thu hồi từ tài sản này nhập kho trị giá 3.000

3. Hoàn trả vốn góp (vốn góp  411) cho đơn vị liên doanh bằng 1 thiết bị SX có
nguyên giá 120.000 đã khấu hao 32.000
4. Quyết định chuyển 1 thiết bị văn phòng không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ () sang làm
công cụ có NG 47.500, đã khấu hao () 40.000. Giá trị còn lại được phân bổ (đưa
vào 242 ) vào chi phí liên quan tháng sau.

5. Đem một ô tô thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp (TSCĐ ) có nguyên giá
200.000, đã khấu hao 50.000 đi cầm cố () (244). Doanh nghiệp nhận được khoản
tiền vay () (kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 2% tháng, thanh toán vốn và lãi khi đáo hạn)
bằng tiền mặt () 180.000.

6. Thanh lý một thiết bị đang phục vụ hoạt động phúc lợi (), NG 60.000, đã KH
55.000 ()  TSCĐ  . Phế liệu thu hồi từ tài sản này (3532 ) nhập kho (152 )
trị giá 500. Chi tháo dỡ (của 3532 ) bằng tiền mặt () 100

7. Bán một thiết bị đang phục vụ phát triển Khoa học và công nghệ (KH&CN) (),
NG 136.000, đã KH 48.000 TSCĐ. Giá bán chưa thuế (3561 ) 102.000, thuế
GTGT 10%, người mua chưa thanh toán. Chi tiền mặt trả tiền (2.000+3.100=5.100)
môi giới 2.000 và tân trang tài sản trước khi bán 3.100, trong đó, thuế GTGT 240.

8. Chuyển một thiết bị đang phục vụ phát triển KH&CN (3562 ), NG 52.000, đã KH
23.000 sang phục vụ bộ phận bán hàng.

Yêu cầu: Tính toán và định khoản tình hình trên.

Giải:

NGHIỆP VỤ CHI TIẾT NỢ TK CÓ TK SỐ TIỀN


NV1 1.1 214   30.000.000  
    811   70000  
      211   100000
  1.2 111   99000  
      711 90000  
      3331   9000
  1.3 811   3000  
      141   3000

NV2 2.1 214   100000  


      211   100000
  2.2 811   5680  
      334   2000
      338   480
      242   2000
      111   1200
  2.3 152   3000  
      711   3000

NV3 3.1 214   32000  


    411   88000  
      211   120000
NV4 4.1 242   7500  
    214   40000  
    211   47500

NV5 5.1 244   150000  


    214   50000  
      211   200000
  5.2 111   180000  
      341   180000

NV6 6.1 35333   5000  


    214   55000  
      211   60000
  6.2 152   500  
      3532   500
  6.3 3532   100  
      111   100

NV7 7.1 3562   88000  


    214   48000  
      211   136000
  7.2 3561   102000  
    3331   10200  
      131   112200
  7.3 3562   4860  
    133   240  
      111   5100

NV8 8.1 3562   29000  


      711   29000
Chương III: QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số
ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng,
giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp
trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích
khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính
ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố
định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa
không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh
chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được
trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm;
thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực
hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp
doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử
dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức
khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập
trong kỳ.5

PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính)

I. Phương pháp khấu hao đường thẳng:

1. Nội dung của phương pháp:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao
đường thẳng như sau:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức
dưới đây:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá củatài sản cố định
Thời gian trích khấu hao
của tài sản cố định

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia
cho 12 tháng.

2. Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng
cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại
hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích
khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.

3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định
được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao lũy kế đã thực
hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

4. Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ:

Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hóa đơn là 119
triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng,
chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.

a. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của
tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư số..../2013/TT-BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào
ngày

Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng .
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu: 10 năm = 12 triệu đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu
đồng/tháng
Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó
vào chi phí kinh doanh.

b. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30
triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian
sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 01/01/2018.

Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng

Số khấu hao lũy kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng

Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng: 6 năm = 15 triệu đồng/năm

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng: 12 tháng = 1.250.000
đồng/tháng

Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng
1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp

Bài 3. Số dư ngày 31/10 của TK 214: 12.500. Trích một số tài liệu để tính khấu hao
TSCĐ (phương pháp khấu hao đường thẳng) tháng 11 như sau: (ĐVT 1.000 đồng).

1. Trích chỉ tiêu khấu hao tháng 10 ca toàn công ty trên bảng tính và phân bổ khấu hao
tháng 10 là 8.150 (cho biết tháng 10 không có biến động về TSCĐ), phân bổ

Đơn vị Số tiền

Phân xưởng sản xuất (PXSX) chính 6.540

PX điện 430

Bộ phận quản lý doanh nghiệp (QLDN) 1.180.

Cộng 8.150

2. Tài liệu về tăng giảm TSCĐ tháng 11 (cho biết giá trị thanh lý ước tính = 0)
Diễn giải PXSX chính PX điện Bộ phận QLDN

Ngày 16/11 mua


Ngày 10/11 mua máy
máy phát điện, NG
TSCĐ tăng B, NG: 120.000, thời
162.000, thời gian
gian KH là 10 năm
KH 9 năm

Ngày 22/11 nhượng


Ngày 6/11 thanh lý 1
bán 1 thiết bị văn
TSCĐ giảm máy A, NG 72.000,
phòng, NG 96.000,
thời gian KH là 10 năm
thời gian KH 6 năm

Yêu cầu: Tính và định khoản khấu hao TSCĐ tháng 11

Giải:

Số KH tăng tại PXSXC = 120.000 x 21(10 x 12 x 30) = 700

Số KH giảm tại PXSXC = 72.000 x 25(10 x 12 x 30) = 500

Số KH tăng tại PX điện = 162.000*15(10*12*30) = 750

Số KH giảm tại Bộ phận QLDN = 96.000*9(6*12*30) = 400

Bài 4: Trong tháng 8/2017 tại 1 Công ty kế toán có phát sinh các nghiệp vụ về TSCĐ
như sau:

1. Ngày 05/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất, theo hđ gtgt giá mua
180.000.000, thuế gtgt 10% chưa thanh toán cho người bán.

- Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 1.100.000đ (gồm thuế gtgt 10%).

2. Ngày 15/08 mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận bán hàng, theo hđ gtgt có giá mua
150.000.000, thuế gtgt 10% tiền chưa thanh toán.

- Chi phí lắp đặt phải trả là: 2.200.000 ( trong đó thuế gtgt 200.000đ)

3. Ngày 22/08 mua 1 máy tính xách tay sử dụng cho bộ phận quản lý, theo hđ gtgt có
giá mua là 20.000.000đ, thuế gtgt 10% đã thanh toán bằng tiền chuyển khoản.
- Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 220.000 (trong đó thuế gtgt 20.000)

4. Ngày 26/08 Công ty đi vay ngân hàng để mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý
doanh nghiệp, theo hđ gtgt có giá mua là 150.000.000, thuế gtgt 10%, thanh toán qua
chuyển khoản. Lệ phí trước bạ chi bằng tiền mặt: 1.500.000.

Yêu cầu:

-Thực hiện bút toán liên quan các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

- Hãy xác định các chứng từ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi nhận các nghiệp vụ trên.

Tiêu chuẩn của tài sản cố định

Theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, để được coi là tài sản cố định, tài sản phải
thỏa mãn cả 3 tiêu chuẩn sau:

 Trong tương lai tài sản đó chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế cho chủ thể doanh
nghiệp
 Tài sản đó phải có thời hạn sử dụng trên 1 năm
 Tài sản có nguyên giá được xác định đáng tin cậy và giá trị từ 30.000.000đ trở
lên.

Chú ý: + Những tài sản mua về có giá trị dưới 30 triệu coi đó là công cụ dụng cụ.

+ Những hóa đơn có giá trị dưới 20 triệu phải thanh toán qua tài khoản ngân
hàng thì mới đơcj coi là chi phí hợp lý và được khấu trừ thuế gtgt.

Giải:

Nghiệp vụ Chi tiết NỢ TK CÓ TK SỐ TIỀN


NV1 1.1 211   180000000.000  
    133   18000000  
      331   198000000
  1.2 211   1000000  
    133   100000  
      111   1100000
           
NV2 2.1 211   150000000  
    133   15000000  
    331   165000000
  2.2 211   2000000  
    133   200000  
      111   2200000
           
NV3 3.1 153   20000000  
    133   2000000  
      112   22000000
  3.2 153   200000  
    133   20000  
      111   220000
NV4 4.1 211   150000000  
    133   15000000  
      112   165000000
 Đi vay ngân hàng 4.2 331   165000000  
      341   165000000
 Lệ phí trước bạ 4.3 211   1500000  
      3339   1500000
  4.4 3339   1500000  
      111   1500000

 BÀI TẬP NỢ PHẢI TRẢ


Bài 1. DN được hưởng chiết khấu thương mại (CKTM) sau khi mua NVL (khoản
CKTM này chưa được giảm trừ trong hóa đơn GTGT của những lần mua trước đó).
Biết rằng tổng số lượng NVL đã mua được hưởng CKTM là 1.000 tấn, mỗi tấn được
hưởng CKTM là 500.000đ.Trước khi xác định số lượng CKTM được hưởng, DN đã
xuất 600 tấn NVL vào SXSP (trong đó, Số NVL đang nằm trong giá trị sản phẩm dở
dang (SPDD) cuối kỳ là 200 tấn; Số NVL đang nằm trong thành phẩm tồn kho cuối
kỳlà 300 tấn; Số NVL đang nằm trong thành phẩm đã được tiêu thụ là 100 tấn. Ngoài
ra, DN đã xuất 300 tấn NVL cho hoạt động đầu tư xây dựng TSCĐ. Cuối kỳ còn tồn
kho 100 tấn NVL

Anh chị tính toán và định khoản số chiết khấu thương mại được hưởng của DN.

Giải:

STT Diễn giải Số Số CKTM được ghi giảm TK


lượng Đối tượng Số tiền
(tấn) (1000đ)
1 Trước khi xác định số lượng 600 NVL vào 300.000
CKTM được hưởng, xuất SXSP
nvl vào sxsp
1.1 Số nvl đang nằm trong gt 200 SPDD cuối kỳ 100.000 154
SPDD cuối kỳ
1.2 Số nvl đang nằm trong thành 300 TP tồn kho 150.000 155
phẩm tồn kho cuối kỳ cuối kỳ
1.3 Số nvl đang nằm trong thành 100 Giá vố hàng 50.000 632
phẩm đã tiêu thụ bán
2 Xuất nvl cho hoạt động đầu 300 XDCB dở dang 150.000 241
tư xây dựng TSCĐ
3 NVL tồn kho cuối kỳ 100 NVL tồn kho 50.000 152
cuối kỳ

Giải:

Nợ các 111,112,331(có thể ghi tất cả hoặc 01 500.000


TK trong 3 TK này)
Có TK 154 100.000
Có TK 155 150.000
Có TK 632 50.000
Có TK 241 150.000
Có TK 152 50.000
Bài 2: Công ty M tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tổ chức kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng 3, phòng kế toán có tài
liệu liên quan đến tình hình thanh toán với người bán với người nhận thầu như sau:

Số dư đầu tháng 3: (ĐVT 1.000 đồng)


Diễn giải Số tiền
Phát sinh trong tháng:
Tài khoản 331 39. 000
1. Ngày 2/3 nhập kho
Trong đó, chi tiết:
5.000 kg vật liệu X chưa
Công ty Xây dựng số 1-số dư (SD) Nợ 50.000 thanh toán tiền cho công

Cửa hàng Đồng Tâm – SD Có 88.000 ty Đông Hải – Đơn giá


chưa thuế ghi trên hóa
Ông A - SD Có 1.000
đơn (HĐ) GTGT 10/kg,
thuế GTGT 5%; đồng thời Cty được hưởng chiết khấu thương mại (CKTM) của 5 HĐ
trước đây (liên quan vật liệu Y còn tồn kho) trừ ngay trên hóa đơn lần này số tiền theo
giá chưa thuế 500, thuế GTGT 5%

2. Ngày 5/3, mua 1 tivi theo HĐ GTGT 39.600 (gồm thuế GTGT không được khấu trừ
10%) chưa trả tiền cho cửa hàng điện máy 106. TSCĐ này dùng cho nhà trẻ Cty dp
quỹ phúc lợi đài thọ.

3. Ngày 8/3, nghiệm thu công trình nhà kho do Cty Xây dựng (XD) số 1 nhận thầu
(phần Xây lắp) theo HĐ GTGT 165.000 (gồm thuế GTGT 15.000)4. Ngày 10/3,
chuyển TGNH thanh toán số tiền còn nợ Cty XD số 1, sau khi trừ để lại 3% giá chưa
thuế của công trình (nhằm đảm bảo trách nhiệm công trình)

5. Ngày 12/3 chi tiền mặt thanh toán cho cửa hàng (CH) 106 sau khi trừ chiết khấu
thanh toán (CKTT) được hưởng là 1% giá chưa thuế

6. Ngày 15/3 nhận được hóa đơn điều chỉnh giá của CH Đồng Tâm chấp nhận giảm
giá vật liệu D (đang tồn kho) 20% trên số tiền hàng còn nợ (gồm thuế GTGT 10%)

7. Ngày 20/3 nhập kho vật liệu E mua chịu của Cty K theo HĐ GTGT 10.500 (gồm
thuế GTGT 5%, giá này đã trừ CKTM của số vật liệu E đã mua tháng trước (còn tồn
kho) là 210 (không đưa vào hạch toán vì đã trừ) (gồm thuế GTGT 5%)

8. Ngày 24/3, chi phí gia công khuôn mẫu phải trả cho cơ sở gia công cơ khí Phú Thọ
theo HĐ bán hàng thông thường 10.000. Cty nhận toàn bộ khuôn mẫu đã thuê ngoài
gia công với giá thực tế 15.000 giao thẳng cho phân xưởng sử dụng, ước tính phân bổ
12 tháng, bắt đầu từ tháng sau.

9. Ngày 25/5, ứng trước bằng tiền mặt theo hợp đồng giao thầu sửa chữa lớn xe vận
tải cho Garage Ngọc Hùng 2.000

10.Ngày 28/3, Cty xử lý số tiền nợ không ai đòi - khoản tiền phải trả ông A là 1.000,
được tính vào thu nhập khác.

11.Cuối tháng nhận được HĐ GTGT của XN Thiên Long số tiền 5.500 (gồm thuế
GTGT 500) .Cty đã chấp nhận thanh toán nhưng vật tư vẫn chưa về nhập kho.

Yêu cầu: Tính toán và định khoản tình hình trên.

Giải:

NV Chi tiết NỢ TK CÓ TK SỐ TIỀN


NV1 1.1 152   50000  
    133     2500
      331 (ĐH)   52500
525 (CKTM bên mình là
người mua nên dùng 331,
  1.2 331   bán thì dùng 521)  
      152   500
      133   25
           
NV2 2.1 211   39600  
      331   39600

  2.2 3532   39600 (Quỹ phúc lợi á)  


      3533   39600
           
NV3 3.1 211   150000  
    133   15000  
      331 (XD1)   165000
           
Số TGN chuyển = 165000x(1-3%)-50000 = 110050
NV4 4.1 331   110050  
      112   110050
  Phải thanh toán: 165000
  Số giữ lại 3%: 3%x150000 (giá chưa có thuế) = 4500
  Tiền ứng trước: 50000
  àSố tiền phải trả: 165000-4500-50000 = 110500
           
NV5 5.1 331   39600  
  CKTT 1% trên giá chưa thuế= (39600/1,1) x 1% = 360
      515 360
  5.2   111   39240
           
NV6 6.1 331 (ĐT)   17600 (88000x20%)  
      152D   16000
      133   1600
           
NV7 7.1 152   10000  
    133   500  
      331   10500
           
NV8 8.1 154   10000  
      331 (PT)   10000
  8.2 242   15000  
      154   15000
           
NV9 9.1 331 (NH)   2000  
      111   2000
           
NV 10 10.1 331 (Ô A)   1000  
      711   1000
           
NV 11 11.1 151   5000  
    133   500  
      331 (TL)   5500
Bài 3. Tại Cty A, tháng 12 có tính hình thanh toán cho CNV và các khoản trích theo
lương như sau: (ĐVT 1.000 đồng)

Số dư ngày 30/11 Số tiền


TK 334: 215.000
TK 335 – chi tiết trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX thuộc PXSX
3800
chính, dư nợ, chi tiết
Px 1 2000
Px 2 1800
Trong tháng 12, số liệu của phòng kế toán như sau:

1. Ngày 5/12 chuyển khoản trả lương kỳ 2/11 cho CNV (hệ thống thẻ ATM)
215.0002. Ngày 20/12 chuyển khoản trả lương kỳ 1/12 và BHXH cho CNV là
198.000, trong đó có BHXH (chi ốm đau) và trả thay lương là 1.500

3. Tổng hợp bảng kê danh sách CNV được hưởng cấp khó khăn do quỹ Phúc lợi đài
thọ 10.000

4. Ngày 25/12 tổng hợp tiền lương phải trả cho CNV trong tháng 12:

Tiền lương của CNV bộ phận


PXSX chính 1 PXSX chính 2 PXSX phụ Cửa Phòng Nhà trẻ
CNSX Lương nghỉ NVQL CNSX NVQL CNSX NVQL hàng ban thuộc
phép của Cty
CNSX
198.00 200 8.000 98.000 3.800 48.000 2.500 6.000 28.000 1.700
0
5. Căn cứ tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép để trích trước TL nghỉ phép của
CNSX thuộc PX SX chính 1 và 2, sau đó xử lý số chênh lệch giữa số trích trước và số
thực chi vào cuối niên độ kế toán

6. Trích các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc (17%) , BH thất nghiệp (1%) , BH y tế
(3%) và kinh phí công đoàn (2%) theo lương (giả sử theo lương thực tế) tính vào chi
phí cho mỗi đối tượng có tính lương (23%)

7. Tổng hợp bảng thanh toán tiền thưởng 6 tháng cuối năm do quỹ khen thưởng đài
thọ, số tiền 50.000

8. Ngày 30/12 đã yêu cầu ngân hàng chuyển tiền (đã nhận giấy báo nợ) nộp các khoản
trích theo lương cho các cơ quan có liên quan (Cty giữ lại BHXH 2% trên quỹ lương)

9. Cuối tháng, phản ánh khoản khấu trừ lương người lao động:

- Tiền tạm ứng còn thừa phải thu 500

- Bồi thường vật chất phải thu 720


- BHXH 8%, BHXH 8%, và BHTN 1% quỹ tiền lương

10.Giả sử cuối tháng Cty đã chuyển khoản trả toàn bộ số tiền các khoản còn phải trả
(lương kỳ 2 và các khoản khác) cho CNV

Tài liệu bổ sung: Cty A có 150 CNSX trực tiếp, với tiền lương thời gian bình quân
theo kế hoạch là 24/ngày. Theo chế độ, ngườn lao động được nghỉ phép 1 ngày/năm/
Quỹ tiền lương chính theo kế hoạch của CN trục tiếp cả năm là 2.880.000

Tiền lương chính CN PX SXC 1 trong tháng 12 là 185.000; CN PX SXC 2 là


82.000Yêu cầu:

- Tính toán và định khoản tình hình trên

- Phản ánh vào TK 334, 335 (chi tiết)

Giải:

NV Chi tiết NỢ TK CÓ TK SỐ TIỀN


NV1   334   215000  
      112   215000
           
NV2 BHXH trả thay lương 3383   1500  
      334   1500

  CK trả lương và BHXH 334   198000  


      112   198000
           

CNV được hưởng cấp khó khăn do


NV3 quỹ phúc lợi đài thọ 3532   10000  
      334   10000
           
NV4 TL CNSX PX1 622 PX1   198000  
  TL nghỉ phép CNSX PX1 335 PX1   200  
  TL NVQL PX1 642 PX1   8000  
  TL CNSX PX2 622 PX 2   98000  
  TL NVQL PX2 642 PX 2   3800  
  TL CNSX PXP 622 PX P   48000  
  TL NVQL PXP 642 PXP   2500  
  TL cửa hàng 641   6000  
  TL phòng ban QLDN 642   28000  
  TL nhà trẻ thuộc cty 3532   1700  
      334   394200
           
NV5 Trích tl nghỉ phép = Tỷ lệ trích trước tl nghỉ phép x TL chính trong tháng
Tỷ lệ trích trước tl nghỉ phép = (TL nghỉ phép theo kế hoạch / Tổng tl theo
  KH)x100%= (12x150x24)/2880000 = 1,5%
  PX1=1,5%X185000=2775 622 PX1   2775  
      335 PX1   2775
  PX2=1,5%X82000 =1230 622 PX2   1230  
      335 PX2   1230
  Xử lý chênh lệch chi phí tl nghỉ phép trích trước:
  PX1=2775-(2000+200)=575 335 PX1   575  
      622 PX1   575
  PX2=1800-1230=570 622 PX2   570  
    335 PX2   570
           
NV6 Trích các khoản theo lương 23%
  PX1 CNSX=(198000 +200) x23% 622 PX1   45586  
  PX1 NVQL=8000x23% 627 PX1   1840  
  PX2 CNSX=98000x23% 622 PX2   22540  
  PX2 NVQL=3800X23% 627 PX2   874  
  PXP CNSX=48000x23% 622 PXP   11040  
  PXP NVQL=2500x23% 627 PXP   575  
  Cửa hàng=6000x23% 641   1380  
  Phòng ban QLDN= 28000 x23% 642   6440  
  Nhà trẻ thuộc cty=1700 x23% 3532   391  
      338   90666
  Ghi cũng được không ghi cũng được    
  Kinh phí công đoàn   3382   7884
  BHXH   3383   67014
  BHYT   3384   11826
  BHTN   3386   3942
           
NV7 Thanh toán tiền thưởng 6 tháng cuối năm do quỹ khen thưởng đài thọ, số tiền 50000
  3531 50000  
      334   50000
           
Ngân hàng chuyển tiền (đã nhận giấy báo nợ) nộp các khoản trích theo lương cho các
NV8 cơ quan có liên quan (cty giữ lại BHXH 2% trên quỹ lương)
  Kinh phí công đoàn: 2% 3382   7884  
BHXH: (17%-2%)+8% =23% (Cty
giữ lại 2% nộp 15%, CNV nộp 8%)
  3383   90666  
BHYT: 3%+1,5%=4,5% (Cty nộp
3%, CNV nộp 1,5%)
  3384   17739  
BHTN:1%+1%=2% (Cty nộp 1%,
  CNV nộp 1%) 3386   7884  
      112   124173
           
Cuối tháng, phản ánh khoản khấu
NV9 trừ lương người lao động 334   42611  
  TL tạm ứng còn thừa phải thu   141 500  
  Bồi thường vật chất phải thu   1388 720  
  BHXH 8% trên TL   3383 31536  
  BHYT 1,5% trên TL   3384 5913  
  BHTN 1% trên TL   3386 3942  
         
Cty đã ck trả toàn bộ số tiền các
khoản còn phải trả (lương kỳ 2 và
NV10 các khoản khác) cho CNV 334   215089  
215000+(1500+10000+394200+50
000)-(215000+198000+
  42611)=215089   112   215089
  Theo TK 334
  Nợ Có    
    215000    
  NV1 215000      
NV2 a   1500    
  NV2 b 198000      
  NV3   10000    

  NV4   394200  
  NV7   50000  
NV9 42611      
  TỔNG 455611 455700    
  NV10 215089      
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.thì người sử dụng lao
động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào
Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày
30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ,
BNN (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,
người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

1. Đối với người lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động


BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ- TNLĐ HT ÔĐ- TNLĐ
TS -BNN TS -BNN
14% 3% 0% 1% 3% 8% - - 1% 1,5%
21% 10,5%
TỔNG CỘNG 31,5%

BÀI TẬP VỐN CHỦ SỞ HỮU


Bài 1: Tại một doanh nghiệp Nhà nước (có vốn tự huy động, tỷ lệ vốn đầu tư của Nhà
nước là 1, tự huy động là 3, có các nghiệp vụ kinh tế sau (kỳ kế toán theo năm dương
lịch) (ĐVT: triệu đồng).

1. Trong năm N, doanh nghiệp tự quyết định tạm chia lợi nhuận cho thành viên 30
góp vốn liên kết bằng TGNH
Tạm trích lập các quỹ:
- Quỹ đầu tư phát triển (ĐTPT) 25
- Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty 4
- Quỹ khen thưởng 35
- Quỹ phúc lợi 16
Đến 31/12/N, số dự TK 4212 140
2. Tháng 3/N+1, sau khi tính tooán, doanh nghiệp xác định về phân phối lợi
nhuận năm N như sau:
- Lợi nhuận sau thuế (LNST) cả năm N là 250
- Chia Lợi nhuận cho thành viên góp vốn liên kết: 30%
Số còn lại được chia theo tỷ lệ vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và vốn tự
huy động. Trong đó, phần chia theo vốn Nhà nước đầu tư được bổ sung vốn góp
của CSH, phần chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau:

- Lập quỹ ĐTPT: 40%


- Lập Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty: 5%
- Phần còn lại lập quỹ khen thưởng và phúc lợi, trong đó, quỹ khen thưởng 60%,
quỹ phúc lợi 40%
3. Cuối quý 1/N=1, tạm tính thuế TNDN hiện hành phải nộp cho quí 1 là 20, kết
chuyển LNST của quí 1 là 70. Chi tiền mặt tạm chia lợi nhuận cho thành viên
góp vốn liên kết là 10
Yêu cầu: Tính toán, định khoản tình hình trên (kể cả đầu năm N+1) và ghi vào tài
khoản 421 (năm N+1) .

Giải:

Nghiệp vụ Chi tiết NỢ TK CÓ TK SỐ TIỀN


NV1          
Năm N 1 4212   110  
      112   30
    414   25
      3533   4
      3532   35
      3531   16
           
NV2          
Đầu năm N+1          
Kết chuyển lợi nhuận sau 2a 4212(năm N)   140  
thuế chưa phân phối năm nay     4211   140
sang lợi nhuận sau thuế chưa          
phận phối năm          
Tháng 3 năm N+1   250 30% 30 45
Chia lợi nhuận cho thành 2b 4211   45  
viên góp vốn liên kết:     338   45
(250*30%)-30=45   250 70% 0.25 43.75
vốn nhà nước 1/4 = 0.25 2c 4211   43.75  
    411   43.75
           
Phân chia vốn tự huy động   250 70% 0.75 131.25
được phân phối: vốn huy         (250*70%
động 3/4 *0.75)
Lập quỹ ĐTPT: 40%, tạm   131.25 40% 25 27.5
trích: 25
Quỹ thưởng ban quản lý điều   131.25 5% 4 2.5625
hành cty: 5%         (131.25*5%
)
-4
Quỹ khen thưởng 131.25 55% 60% 35 8.3125
Quỹ phúc lợi 131.25 55% 40% 16 12.875
           
  2d 4211   51.25  
      414   27.5
      3533   2.5625
      3532   8.3125
    3531   12.875
           
NV3. Cuối quý 1 năm N+1          
Tạm tính thuế TNDN 3a 8211   20  
      3334   20
Kết chuyển thuế TNDN 3b 911   20  
      8211   20
Kết chuyển LNST 3c 911   70  
      4214   70
Cho tiền mặt tạm chia lợi 3d 4212   10  
nhuận cho thành viên góp     111   10
vốn
Bài 2: Trong kỳ, Doanh nghiệp X có tình hình như sau: (ĐVT: ngàn đồng)

1. Nhận vốn góp liên doanh 1 TSCĐ A từ Cty Y. TSCĐ A được hội đồng liên
doanh đánh giá: 85.000, chi phí vận chuyển, lắp đặt TSCĐ A doanh nghiệp chi
hộ cho đơn vị góp vốn bằng tiền mặt, giá chưa thuế: 1.000, thuế GTGT 5%.
2. Nhận bàn giao TSCĐ B do được tặng. Căn cứ vào quyết định cho, tặng TCSĐ
trị giá 50.000. TS đã đưa vào sử dụng, thuế TNDN phải nộp tính theo thuế suất
20%, thu nhập sau khi nộp thuế đã được bổ sung vốn đầu tư của CSH (vốn
khác).
3. Căn cứ vào biên bản kiểm kê kho và quyết định đánh giá lại một số tài sản như
sau:

Vật liệu Số lượng sổ sách Số lượng kiểm kê Đơn giá cũ Đơn giá mới
A 1.000 kg 950 kg 30/kg 36/kg
B 300 lít 790 lít 14/lít 16/lít
C 350 kg 360 kg 60/kg 55/kg

kế toán thực hiện điều chỉnh số liệu theo thực tế kiểm kê. Giá trị tài sản thiếu,
thừa trong định mức được ghi tăng, giảm giá vốn hàng bán. Giá trị tài sản
thiếu, thừa trên định mức chờ xử lý. Sau đó đánh giá lại tài sản theo quyết định.
4. Quyết định xử lý chênh lệch
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản được xử lý vào vốn đầu tư của CSH (vốn khác)
- Chênh lệch tài sản thiếu, thừa trên định mức (sau khi cho phép bù trừ) bắt bộ
phận kho bồi thường
Yêu cầu: Tính toán, định khoản tình hình trên

Biết rằng:

Thừa/thiếu trong định mức cho phép của Vật liệu A là +/- 0,01%, vật liệu B là +/-
0,03%, vật liệu C là =/- là 0,05%

Tổng lưu chuyển của các looại vật liệu trong kỳ của vật liệu A là 50.000 kg, VL B
là 40.000 lít, VL C là 5.000 kg.

Giải:

Nghiệp vụ Chi tiết NỢ TK CÓ TK SỐ TIỀN


1a. Nhận góp vốn liên doanh 1
NV1 doanh 1 TSCĐ A 211   85000  
    411   85000
1b. Dn chi hộ cho đơn vị góp vốn
  bằng tiền mặt 1388   1050
    111   1050
         
2a. Nhận bàn giao 1 TSCĐ B do
NV2 được tặng 211   50000  
    711   50000
  2b. Thuế TNDN phải nộp 8211   10000  
      3334   10000
  2c. Thu nhập sau khi nộp thuế đã 4212   40000  
  được bổ sung vốn đầu tư của CSH   4118   40000
         
NV3          

Vật Số Số Chên Tổng Tỷ lệ Định Thừa/ Đơn Giá trị Giá trị Đơn Chênh
liệu lượng lượng h lệch luân định mức thiếu giá trong trong giá lệch
sổ kiểm chuyển mức cho trong cũ định định mới đánh
sách kê cho phép định mức mức giá
phép mức ghi phải
tăng bồi
GVHB thường
(cho
bù trừ
A 0.01
(kg) 1000 950 50 50000 % 5 45 30 150 1350 36 5700
B(lít 0.03
) 300 790 490 4000 % 12 478 14 168 6692 16 1580
C(k 0.05
g) 350 360 10 5000 % 2.5 7.5 60 150 450 55 1800
Hạch toán qua Xác định chênh lệch thừa thiếu về số lượng qua kiểm
 
kê tương ứng với giá gốc
 
  3a. Xử lý thừa thiếu trong và ngoài định mức
  VL A 1381   1350  
    632   150  
      152A   1500
  VL B 152B   6860  
      3381   6692
      632   168
  VL C 152C   600  
      3381   450
      632   150
         
3b. Xử lý đánh giá lại (phần
chênh lệch giữa giá cũ và giá
  mới 152A   5700  
    152B   1580  
      412   7280
    412   1800  
      152C   1800
4a. Chênh lệch đánh giá lại tài
sản được xử lý vào vốn đầu tư
NV4 của CSH (vốn khác) 412   5480  
      411   5480
4b. Xử lý chênh lệch tài sản
thiếu, thừa trên định mức (sau 3381
  khi cho phép bù trừ) (VLC)   450  
3381
    (VLB)   900  
      1381   1350

BÀI TẬP KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH.

Bài 1: Công ty M tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (PPKT), kế toán hàng
tồn kho (HTK) theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX), chi phí mua hàng
theo dõi riêng. Trong tháng 3, phòng kế toán có tình hình về mua hàng như sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)

1. Ngày 10/3 nhập kho đủ lô hàng chưa thanh toán theo hóa đơn GTGT gồm 500 đơn
vị hàng A, giá mua chưa thuế 200/đơn vị, thuế suất thuế GTGT 10% (giá này đã tính
trừ chiết khấu thương mại 5/đơn vị.

2. Ngày 15/3, chi tiền mặt thanh toán theo hóa đơn bán hàng gồm 400 đơn vị hàng B,
đơn giá 300/đơn vị. Biên bản kiểm nghiệm cho biết: nhập kho 395 đơn vị hàng B,
trong đó 15 đơn vị không đúng qui cách, công ty đã đề nghị chủ hàng giảm giá 10%
giá hóa đơn; còn 5 đơn vị thiếu so với hóa đơn, công ty bắt áp tải bồi thường 50%, số
còn lại tính vào giá vốn hàng bán (GVHB).

3. Ngày 20/3 chuyển TGNH thanh toán tiền mua hàng chịu ngày 10/3. Theo hợp đồng
thỏa thuận, Cty M được hướng chiết khấu thanh toán là 1% giá thanh toán. Đã nhận
được giấy báo nợ của NH.

4. Ngày 25/3 chi TGNH mua 100 đơn vị hàng C có đơn giá chưa thuế 10.000/đơn vị,
thuế GTGT 10%, kèm theo khuyến mại 5 đơn vị hàng X. Cty đã nhập đủ hàng C và X.
Biết giá trị hợp lý của hàng X theo đánh giá là 2.000/đơn vị

5. Cuối tháng, chi phí mua hàng thanh toán bằng tạm ứng 2.000 (trong đó thuế GTGT
150)

Yêu cầu: Tính toán và định khoản tình hình trên

Giải:
Bài 2: Cty cổ phấn Z, tính thuế GTGT theo PPKT, thuế suất thuế GTGT đầu vào và
đầu ra đều là 10%, kế toán HTK theo phương pháp KKTX, tính giá trị HTK theo
phương pháp FIFO. Tháng 12/ năm N có tài liệu kế toán như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

Số dư đầu tháng 12/N của một số TK:

110.000 (chi tiết 200 đơn vị hàng A, đơn giá 250;


Tk 156
và 400 đơn vị hàng B, đơn giá 150)
TK 157; 331; 333; 133 0
1. Ngày 01: xuất bán thu TGNH 100 đơn vị hàng A, đơn giá bán chưa có thuế 310 và
100 đơn vị hàng B, đơn giá bán chưa thuế 210. Xuất kho ký gửi đại lý P 300 đơn vị
hàng B, đơn giá ký gửi chưa thuế 220, hoa hồng 5% giá ký gửi chưa thuế và thuế
GTGT trên hoa hồng 10%.

2. Ngày 02: Mua hàng Cty X theo phương thức trả góp, theo hóa đơn GTGT của cty
X 500 đơn vị hàng A, đơn giá mua trả ngay chưa thuế 224, đơn giá trả góp chưa thuế
240, thời gian trả góp 8 tháng, bắt đầu từ tháng này. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ số
hàng này bằng tiền mặt là 2.100, trong đó thuế GTGT được khấu trừ là 100.

3. Ngày 10: Mua hàng C chưa trả tiền cho Cty Y số lượng 1.000 đơn vị, đơn giá mua
chưa thuế 60. Toàn bộ số hàng này giao ngay cho Cty N tại kho Cty Y đơn giá bán
chưa thuế 100, chưa thu tiền.

4. Ngày 31:

a. Chi tiền mặt trả góp cho Cty X tháng thứ nhất. Đồng thời, phản ánh lãi mua trả góp
tháng này.

b. Đại lý P thanh toán tiền hàng ký gửi đã bán được 250 đơn vị hàng B bằng tiền mặt
sau khi trừ tiền hoa hồng và thuế GTGT trên hoa hồng.

c. Xác định kết quả kinh doanh tháng này (trong đó, phần chi phí bán hàng chưa bao
gồm các khoản phát sinh ở các nghiệp vụ trên là 3.500 và chi phí quản lý doanh
nghiệp chưa bao gồm các khoản phát sinh ở các nghiệp vụ trên là 5.000. Cty đang
được miễn thuế TNDN.
Yêu cầu:

- Tính toán và định khoản tình hình trên

- Phản ánh tình hình trên vào sơ đồ các TK 632, 511, 911.

Giải:

Nghiệp vụ Chi tiết NỢ TK CÓ TK SỐ TIỀN


NV1 1.1 112   57200  
      511   52000
      3331   5200
1.2 632   40000  
      156A   100x250=25000
      156B   100x150=15000
300x150=4500
    157 PB   0  
      156B   45000
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 3

You might also like