You are on page 1of 42

CHƯƠNG 2

KẾ TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN


PHẢI THU TRONG ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH SỰ NGHIỆP
MỤC TIÊU

• Hiểu được khái niệm, bản chất và nội dung của các
khoản vốn bằng tiền và các khoản phải thu trong
đơn vị HCSN;
• Nắm được yêu cầu quản lý của đơn vị đối với các khoản
vốn bằng tiền và các khoản phải thu;
• Hiểu và vận dụng được phương pháp kế toán các khoản
vốn bằng tiền và các khoản phải thu;
NỘI DUNG

2.1. Kế toán Vốn bằng tiền

2.2. Kế toán các khoản phải thu trong đơn vị Hành

chính sự nghiệp
2.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
2.1.1. Nội dung và nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền

• Tiền là biểu hiện trực tiếp của vốn và kinh phí dưới
hình thái giá trị

• Được quản lý tại quỹ của đơn vị (tiền mặt) hay gửi
tại Ngân hàng, Kho bạc. Gồm:
 Tiền Việt Nam (VNĐ)
 Ngoại tệ
Nguyên tắc hạch toán

1. Phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt


Nam.
2. Trường hợp phát sinh ngoại tệ thì quy đổi ra VNĐ theo tỷ
giá quy định tại thời điểm phát sinh
3. Khi xuất quỹ bằng ngoại tệ hoặc rút ngoại tệ gửi Ngân
hàng quy đổi theo tỷ giá hối đoái đã phản ánh trên sổ kế
toán theo một trong hai phương pháp: Bình quân gia quyền
di động; Giá thực tế đích danh. Các loại ngoại tệ phải được
quản lý chi tiết theo từng nguyên tệ.
Nguyên tắc hạch toán

4. Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong quản lý và hạch
toán tiền
5. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình
biến động của các loại tiền trong đơn vị
6. Kiểm tra và giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi
và quản lý tiền; chấp hành các quy định trong chế độ lưu
thông tiền tệ hiện hành
7. Thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ tiền mặt với thủ
quỹ, số liệu trên sổ tiền gửi với Ngân hàng, Kho bạc. Nếu có
chênh lệch phải tìm nguyên nhân để xử lý.
2.1.2. Kế toán tiền mặt
Tài khoản kế toán sử dụng
TK 111 – Tiền mặt
TK 1111 – Tiền Việt Nam
TK 1112 – Ngoại tệ
Phương pháp kế toán tiền mặt

1. Rút tiền từ tiền gửi NH, KB nhập quỹ:


Nợ TK 111
Có TK 112
2. Khi rút tạm ứng dự toán chi hoạt động:
Nợ TK 111- Tiền mặt.
Có TK 337- Tạm thu (3371)
Đồng thời, ghi: Có TK 008- Dự toán chi hoạt động
Phương pháp kế toán tiền mặt
3. Thu hồi công nợ, tạm ứng, tiền đặt cọc/ký quỹ/ ký cược:
Nợ Tk 111
Có Tk 131: phải thu khách hàng/ khách hàng ứng trước
Có Tk 141: tạm ứng
Có TK 136: phải thu nội bộ
Có TK 248: đặt cọc, ký quỹ, ký cược
Có TK 531: Doanh thu hoạt động SXKD
Có TK 411: nhận vốn góp kinh doanh
Có TK 338 (2): khi vay tiền
Có TK 348: nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược.
Có TK 338 (1): thu hộ đơn vị cá nhân khác
Phương pháp kế toán tiền mặt
4. Chi trực tiếp từ quỹ tiền mặt (NSNN) mà trước đó đơn vị đã tạm ứng:
BT1. Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 111
BT2. Nợ TK 337- Tạm thu (3371)
Có TK 511 - Thu hoạt động do NSNN cấp.
5. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho người lao động trong đơn vị:
Nợ TK 141- Tạm ứng
Có TK 111- Tiền mặt.
Khi người lao động thanh toán tạm ứng, ghi:
Nợ TK 611 - Chi phí hoạt động
Có TK 141- Tạm ứng
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3371)
Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp
Phương pháp kế toán tiền mặt
6. Thanh toán các khoản phải trả bằng tiền mặt:
Nợ các TK 331, 332, 334...
Có TK 111- Tiền mặt.
Đồng thời, ghi: Nợ TK 337- Tạm thu (3371)
Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp
7. Khoản ứng trước cho nhà cung cấp
Nợ TK 331- Phải trả cho người bán
Có TK 111- Tiền mặt.
- Khi thanh lý hợp đồng với nhà cung cấp:
Nợ 611- Chi phí hoạt động
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
Đồng thời, ghi: Nợ TK 337- Tạm thu (3371)
Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp
Phương pháp kế toán tiền mặt

8. Mua NVL, CCDC nhập kho hoặc TSCĐ đưa vào sử dụng bằng
tiền mặt:
BT1. Nợ các TK 152, 153,211,213
Có TK 111- Tiền mặt.
BT2. Nếu mua bằng nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước
ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại, đồng thời, ghi:
Nợ TK 337 (3371, 3372, 3373)- Tạm thu
Có TK 366 (36612, 36622, 36632) - Các khoản nhận trước
chưa ghi thu
Đồng thời, ghi:
BT 3. Có TK 014- Nguồn phí được khấu trừ, để lại (nếu mua bằng
nguồn phí được khấu trừ, để lại).
Phương pháp kế toán tiền mặt
9. Mua NVL, CCDC, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ để dùng vào hoạt động SXKD:
(Ghi tương tự như ở DN)
10. Chi cho các hoạt động (XDCB, HĐTX, HĐKTX, HĐ viện trợ, vay nợ nước
ngoài, HĐ thu phí, lệ phí) bằng tiền mặt:
Nợ các TK 241, 611, 612, 614
Có TK 111- Tiền mặt.
Nếu chi bằng nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí
được khấu trừ, để lại, đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3371, 3372, 3373)
Có các TK 511, 512, 514
Đồng thời, ghi:
Có TK 014- Nguồn phí được khấu trừ, để lại (nếu mua bằng nguồn phí được
khấu trừ, để lại).
2.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Tài khoản kế toán sử dụng
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
TK 1121 – Tiền Việt Nam
TK 1122 – Ngoại tệ
Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc

1. Khi xuất quỹ gửi vào NH, Kho bạc:

Nợ TK 112

Có TK 111

2. Khi NSNN cấp kinh phí bằng Lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 337- Tạm thu (3371).

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 012: cấp bằng lệnh chi tiền thực chi hoặc

Nợ TK 013: cấp bằng Lệnh chi tiền tạm ứng


Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc

3. Khi nhà tài trợ chuyển tiền về TK tiền gửi tạm ứng (TK
đặc biệt) do đơn vị làm chủ TK:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 337- Tạm thu (3372).

4. Thu lãi tiền gửi:

Nợ TK 112

Có TK liên quan
Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc

5. Vay tiền đơn vị khác, hoặc chuyển tiền chi trả hộ (không phải

cấp trên dưới hạch toán phụ thuộc)

Nợ Tk 112

Có TK 338- Phải trả khác (3382).: vay tiền

Có TK 338- Phải trả khác (3381): chi trả hộ


Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc

6. Khi thu được kinh phí hoạt động khác, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 337- Tạm thu (3371).

Xác định số phải nộp NSNN, cấp trên..., ghi:

Nợ TK 337- Tạm thu (3371)

Có các TK 333, 336, 338,...

Số được để lại đơn vị theo quy định hiện hành, ghi:

Nợ TK 018- Thu hoạt động khác được để lại (0181, 0182).

Các trường hợp tăng khác giống kế toán tiền mặt


Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc

7. Mua sắm TSCĐ:


Trường hợp dùng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài để mua
sắm TSCĐ:
- Nếu mua về đưa ngay vào sử dụng, không phải qua lắp đặt,
chạy thử, ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi phí mua,
vận chuyển, bốc dỡ...).
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3372)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36621).
Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc

8. Các khoản chi phí trực tiếp từ TK tiền gửi Ngân hàng, Kho
bạc:

Nợ các TK 611, 612, 614...

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 337- Tạm thu (3371, 3372, 3373)

Có TK 511, 512, 514.


Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc
9. Khi thanh toán các khoản nợ:
Nợ các TK 331, 334, 338,332
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Nếu sử dụng nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài;
nguồn phí được khấu trừ, để lại, đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3371, 3372, 3373)
Có các TK 511, 512, 514.
Đồng thời, ghi:
Có TK 012 (nếu thanh toán bằng Lệnh chi tiền thực chi)
Có TK014 (nếu thanh toán bằng nguồn phí được khấu
trừ, để lại).
2.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
2.2.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng;
2.2.2. Kế toán các khoản phải thu nội bộ;
2.2.3. Kế toán khoản thuế GTGT được khấu trừ;
2.2.4. Kế toán các khoản tạm chi;
2.2.5. Kế toán khoản phải thu khác;
2.2.6. Kế toán các khoản tạm ứng
2.2.1. Kế toán các khoản phải thu của khách hàng
Nội dung

 Các khoản phải thu với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch
vụ, nhượng bán, thanh lý vật tư, TSCĐ... chưa thu tiền;

 Nhận trước tiền của khách hàng theo hợp đồng (hoặc cam kết) bán hàng hoặc cung
cấp dịch vụ; nhận trước tiền của bệnh nhân khi vào viện,...

Nguyên tắc kế toán

 Các khoản phải thu KH phải được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu,
từng khoản phải thu và từng lần thanh toán.

Tài khoản sử dụng:

 TK131 – Phải thu khách hàng (kết cấu tương tự DN)


2.2.1. Kế toán các khoản phải thu của khách hàng
Phương pháp kế toán 4) Khách hàng trả các khoản nợ phải
thu:
1)Bán hàng, cung cấp dịch vụ chưa thu tiền Nợ các TK 111, 112,...

Nợ TK 131- Phải thu khách hàng


Có TK 131- Phải thu khách hàng
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD
5) Cuối kỳ bù trừ công nợ cùng 1 đối
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước. tượng
2) Khách hàng ứng trước tiền Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ các TK 111,112 Có TK 131- Phải thu khách hàng


Có TK 131- Phải thu khách hàng.
6) Khoản nợ phải thu của khách hàng không đòi
3) Dịch vụ hoàn thành trừ vào ứng trước được, phải xử lý xóa sổ nếu được tính vào chi phí
Nợ TK 131- Phải thu khách hàng quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ trong kỳ, ghi:
Có các TK 111,112 (phần trả lại khách hàng)
Nợ TK 642- Chi phí quản lý của hoạt động SXKD,DV
Có TK 531 (phần doanh thu của đơn vị).
Có TK 131- Phải thu khách hàng.
Có TK 333 (nếu có)
2.2.2. Kế toán các khoản phải thu nội bộ
Nội dung

 Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định

 Các khoản cấp trên phải cấp cho cấp dưới

 Các khoản nhờ đơn vị nội bộ thu hộ

 Các khoản đã chi trả hộ đơn vị nội bộ

 Các khoản phải thu nội bộ vãng lai khác

Nguyên tắc kế toán

 Chỉ phản ánh mối quan hệ của đơn vị với đơn vị cấp dưới về các khoản thu hộ, chi hộ hoặc các khoản phải nộp
cấp trên hoặc phải cấp cho cấp dưới.

 Các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ là các đơn vị hạch toán phụ thuộc

 Cuối kỳ phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận công nợ. Bù trừ 136 và 336 và thanh toán theo từng đối tượng

Tài khoản sử dụng: TK 136 Phải thu nội bộ


2.2.2. Kế toán các khoản phải thu nội bộ
1)Phản ánh số tiền đơn vị đã chi, trả hộ các đơn vị nội bộ, ghi:
Nợ TK 136- Phải thu nội bộ
Có các TK 111, 112.
2)Khi có Quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp,
đơn vị có quỹ ghi: Nợ TK 136- Phải thu nội bộ
Có TK 431- Các quỹ.
- Khi thu được bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 136- Phải thu nội bộ.
3)Khi thu được các khoản đã chi hộ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153
Có TK 136- Phải thu nội bộ.
4)Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của
cùng đối tượng, ghi: Nợ TK 336- Phải trả nội bộ
Có TK 136- Phải thu nội bộ.
2.2.3. Kế toán các khoản thuế GTGT được khấu trừ
Nguyên tắc kế toán

 Phải tách riêng thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ. Nếu không
tách được thì tạm thời ghi nhận vào TK 133, cuối kì phải xác định theo quy định
số được khấu trừ và không được khấu trừ

 Số thuế GTGT không được khấu trừ phải tính vào giá trị TS mua hoặc giá vốn
hàng bán hoặc chi phí SXKD

 Thực hiện khấu trừ, kê khai, quyết toán và nộp thuế theo đúng quy định

Tài khoản sử dụng:

TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”


2.2.3. Kế toán các khoản thuế GTGT được khấu trừ
Phương pháp kế toán
12 3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số thuế GTGT đầu
1) Mua các yếu tố đầu vào được khấu trừ thuê
́ vào được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải
GTGT
nộp:
Nợ các TK 152, 153, 154, 156, 211, 612...(giá mua
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3331)
chưa có thuế)
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Nợ TK 133 (số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)

Có các TK 111, 112, 331,...(tổng giá 4) Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được
thanh toán). khấu trừ:

2)Trả lại hàng mua hoặc được giảm giá Nợ các TK 154, 642

Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán) Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 133- (số thuế GTGT đầu vào của
5) Khi nhận được tiền hoàn thuế GTGT của ngân
hàng mua trả lại hoặc được giảm giá) (nếu có)
sách (nếu có):
Có các TK 152, 153, 156...
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ


2.2.4. Kế toán các khoản tạm chi
Nội dung

 Tạm chi bổ sung thu nhập

 Tạm chi từ dự toán ứng trước

 Tạm chi khác như tạm chi từ kinh phí tiết kiệm xác định trong năm, chi thực hiện đơn đặt hàng
của NN nhưng vượt quá số dự toán được giao trong năm

Nguyên tắc kế toán

Chỉ phản ánh vào TK Tạm chi:

 Các khoản chi dự toán ứng trước

 Tạm chi bổ sung thu nhập cho người lao động (theo cơ chế tài chính), trường hợp đơn vị sự
nghiệp không có tồn quỹ bổ sung thu nhập.

 Các khoản tạm chi chưa đủ điều kiện ghi chi
2.2.4. Kế toán các khoản tạm chi
Tài khoản sử dụng
TK 137 – Tạm chi

SDĐK: xxx -Cuối kì, k/c tạm chi bổ sung


Các khoản tạm chi phát thu nhập
sinh trong kì - K/c tạm chi khi được giao dự
toán chính thức hoặc khi đủ
điều kiện ghi chi
SDCK: xxx
TK 137- Tạm chỉ, có 3 TK cấp 2:
- TK 1371- Tạm chi bổ sung thu nhập
- TK 1374- Tạm chi từ dự toán ứng trước
- TK 1378- Tạm chi khác
2.2.4. Kế toán các khoản tạm chi
Phương pháp kế toán
2) Tạm chi từ dự toán ứng trước
1)
15 Tạm chi bổ sung thu nhập cho người lao
động khi được phép: - Khi phát sinh các khoản chi từ dự toán ứng
trước bằng tiền, ghi:
BT1) Nợ TK 137
Nợ TK 137- Tạm chi (1374)
Có TK 334
Có các TK 111, 112.
BT2) Khi chi bổ sung thu nhập cho NLĐ ghi
- Khi phát sinh các khoản chi trực tiếp từ dự toán
Nợ TK 334 ứng trước:
Có TK 111, 112 Nợ TK 137- Tạm chi (1374)
BT3) Cuối kỳ khi xác định kết quả các hoạt Có TK 337- Tạm thu (3374).
động, đối với đơn vị hành chính s ự nghiệp
được trích lập quỹ: Đồng thời, ghi: Có TK 009- Dự toán đầu tư
XDCB (0093).
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
- Khi được giao dự toán
Có TK 431- Các quỹ (4313).
chính thức Bt1) Nợ TK 241
Đồng thời kết chuyển số tạm chi
Có TK 137
Nợ TK 431- Các quỹ (4313)
Đồng thời ghi: Nợ TK 3374
Có TK 137-Tạm chi
(1371) Có TK 3664
2.2.4. Kế toán các khoản tạm chi

Phương pháp kế toán


3) Kế toán các khoản tạm chi khác
- Trong kỳ, nếu được phép tạm chi:
Nợ TK 1371 (nếu chi bổ sung thu nhập)
Nợ TK 1378 (nếu chi khen thưởng, phúc lợi)
Có các TK 111, 112
-Kết thúc năm, sau khi xác định số kinh phí quản lý hành chính tiết
kiệm được, kết chuyển số đã tạm chi:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 137- Tạm chi (1371, 1378)
-Nếu số kinh phí tiết kiệm chi vẫn chưa sử dụng hết:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có TK 431- Các quỹ (4315)
2.2.5. Kế toán các khoản phải thu khác
Nội dung
- Phải thu tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia;

- Phải thu về phí, lệ phí;

- Phải thu về bồi thường vật chất;

- Giá trị các khoản cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời;

- Giá trị tài sản phát hiện thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý;

- Các khoản phải thu khác.( thu hộ chi hộ giữa đơn vị quan hệ độc lập)

Nguyên tắc kế toán

Phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng phải thu, từng khoản phải thu và từng
lần thanh toán

TK sử dụng: TK 138 Phải thu khác với các TK 1381, 1382, 1383, và 1388
2.2.5. Kế toán các khoản tạm ứng
Nội dung

Tạm ứng là khoản tiền do Thủ trưởng đơn vị giao cho cán bộ, viên chức và NLĐ
trong nội bộ đơn vị để giải quyết công việc cụ thể nào đó.

Nguyên tắc kế toán


- Phải theo dõi chi tiết từng người nhận tạm ứng, từng lần tạm ứng và
từng lần thanh toán

- Phải thanh toán dứt điểm tạm ứng kì trước mới cho tạm ứng kì sau

- Tiền xin tạm ứng phải sử dụng đúng mục đích tạm ứng và khong chuyển
giao cho người khác.
2.2.5. Kế toán các khoản tạm ứng

Tài khoản sử dụng


Phương pháp kế toán
- Khi tạm ứng: TK 141 – Tạm ứng
Nợ TK 141
Có TK liên SDĐK: xxx
quan Tạm ứng Thanh toán tạm ứng
- Thanh toán tạm ứng:
Nợ TK liên quan
Có TK 141
SDCK: xxx
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1

Chi phí thu mua phát sinh khi mua vật liệu dùng cho hoạt
động thường xuyên trong đơn vị HCSN được tính vào?
A. Ghi giảm giá trị vật liệu nhập kho trong kỳ
B. Ghi tăng giá trị vật liệu nhập kho trong kỳ
C. Ghi giảm chi phí hoặc động thường xuyên
D. Ghi tăng chi phí hoặc động thường xuyên
Đáp án đúng: D. Ghi tăng chi phí hoặc động thường xuyên
Vì: Toàn bộ các chi phí thu mua vật liệu, sẽ được tính trực tiếp vào chi
phí hoạt động trong kỳ.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2

Phương pháp tính giá xuất kho vật liệu, CCDC nào sau đây
không được áp dụng tại đơn vị HCSN?
A. Phương pháp giá thực tế đích danh
B. Phương pháp nhập trước xuất trước
C. Phương pháp giá hạch toán
D. Phương pháp bình quân gia quyền
Đáp án đúng: C. Phương pháp giá hạch toán
Vì: Đơn vị HCSN chỉ áp dụng các phương pháp: Phương pháp giá
thực tế đích danh; Phương pháp nhập trước xuất trước; Phương
pháp nhập sau - xuất trước; Phương pháp bình quân gia quyền
CÂU HỎI ĐÚNG, SAI

Cho biết phát biểu sau đây đúng hay sai, giải thích?

Chi phí vận chuyển phát sinh khi mua hàng hóa được hạch
toán trực tiếp vào chi phí của hoạt động liên quan?

Trả lời: Sai vì chi phí thu mua phát sinh khi mua sản phẩm,
hàng hóa được tính vào giá trị hàng hóa nhập kho trong kỳ.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng”
 A. Phản ánh các khoản phải thu từ các hoạt động sự nghiệp và hoạt động
SXKD
 B. Chỉ sử dụng tại đơn vị HCSN có hoạt động SXKD
 C. Phản ánh các khoản tạm thu tại đơn vị HCSN
 D. Phản ánh khoản phí, lệ phí hiện chưa thu được

 Đáp án:
 Đáp án đúng là phương án B: Chỉ sử dụng tại đơn vị HCSN có hoạt động
SXKD
 Giải thích: vì TK 131 ghi nhận quan hệ thanh toán với khách hàng, chỉ có
ở hoạt động sản xuất dinh doanh, dịch vụ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Tại đơn vị HCSN có hoạt động SXKD, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, khi chi trả hộ bằng TGNH cho đơn vị nội bộ về tiền điện sử dụng
11.000 (trong đó có 10% thuế GTGT). Kế toán ghi (đơn vị 1.000đ):
 A. Nợ TK 611/ Có TK 112: 11.000
 B. Nợ TK 136/ Có TK 112: 11.000
 C. Nợ TK 136: 10.000/Nợ TK 133: 1.000 và Có TK 112: 11.000
 D. Nợ TK 136: 11.000 / Có TK 112: 11.000
 Đáp án:
 Đáp án đúng là phương án B: Nợ TK 136/ Có TK 112: 11.000
 Giải thích: ghi nhận quan hệ phải thu nội bộ trên TK 136 và không được khấu
trừ thuế GTGT
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ”
 A. Chỉ sử dụng tại đơn vị cấp dưới để phản ánh khoản đã chi hộ,
trả hộ
 B. Chỉ sử dụng tại đơn vị cấp trên để phản ánh khoản đã chi hộ,
trả hộ
 C. Dùng để phản ánh khoản chi hộ, trả hộ tại các đơn vị nội bộ
 D. Dùng theo dõi dự toán được cấp từ cấp trên và các khoản thu
nội bộ khác
 Đáp án:
 Đáp án đúng là phương án C: Dùng để phản ánh khoản chi hộ,
trả hộ tại các đơn vị nội bộ
 Giải thích: ghi nhận khoản phải thu nội bộ và không phân biệt
cấp trên, dưới
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
TK 331 - Phải trả người bán có số dư:
 A. Bên Nợ
 B. Bên Có
 C. Bên Nợ và Bên Có
 D. Không có số dư

 Đáp án:
 Đáp án đúng là đáp án C: Bên Nợ và Bên Có
 Giải thích: vì TK 331 là TK lưỡng tính.

You might also like