You are on page 1of 78

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI


VIỆT NAM TRONG NĂM 2021

Nhóm 11
Môn: Kinh tế vĩ mô
GVHD: ThS. Lê Nhân Mỹ
Thành viên nhóm:
Từ Thanh Hằng K214110797
Nguyễn Phúc Dương Luân K214110804
Châu Tuệ Minh K214110808
Cao Hương Giang K214110809
Bùi Trần Kim Thịnh K214110822
Bùi Thị Minh Thư K214110825
Phạm Thị Thanh Trúc K214110826
Huỳnh Thu Phương K214111950
Ho Chi Minh, 14/05/2022
Danh sách thành viên

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


Điểm số
STT Họ và tên Phân công nhiệm vụ
(Tự đánh giá)

Mục 2: Tiểu mục 2,3,4


Châu Tuệ Minh Mục 3: Tiểu mục 4
1 100%
(Nhóm Trưởng) Bảng chấm điểm thành viên
và nhận xét của giáo viên

Nguyễn Phúc Mục 1


2 100%
Dương Luân Mục 3: Tiểu mục 2

Mục 2: Tiểu mục 1


3 Phạm Thị Thanh Trúc 100%
Mục 3: Tiểu mục 3

Mục 3: Tiểu mục 1


4 Huỳnh Thu Phương 100%
Tổng hợp nội dung

Mục 3: Tiểu mục 5


5 Từ Thanh Hằng 100%
Bìa tiểu luận

Mục 3: Tiểu mục 6


6 Bùi Thị Minh Thư 100%
Lời mở đầu

Mục 3: Tiểu mục 7


7 Bùi Trần Kim Thịnh 100%
Mục lục, đánh số trang

Mục 4
8 Cao Hương Giang 100%
Lời kết và tài liệu tham khảo

Nhận xét của giáo viên:


....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã xác định doanh nghiệp có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đại hội XIII
của Đảng xác định: phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành
nòng cốt của nền kinh tế đất nước. Trong đó ngân hàng là một doanh
nghiệp với chức năng đặc biệt đó là nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán chi
phiếu, và thực hiện các dịch vụ có liên quan khác cho công chúng. Hoạt
động ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong sự vận động nhịp
nhàng của nền kinh tế.
Là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt mà theo pháp luật Việt Nam
quy định cần có số vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp. Sở dĩ có
quy định đó vì hoạt động của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến nhiều
người. Tình trạng hoạt động của ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến
nhiều ngành kinh doanh khác do đó phân tích các ảnh hưởng tác động
đến ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc dự đoán sự phát
triển của nền kinh tế.
Trải qua năm 2021 với nhiều biến động chưa từng có, hoạt động của
các ngân hàng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng chịu nhiều
ảnh hưởng. Những tác động gây ra nhiều trở ngại cũng như thuận lợi với
sự vận động và phát triển của ngân hàng. Để phân tích các yếu tố của
môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng tại Việt
Nam trong năm 2021 nhóm chúng em quyết định thực hiện bài báo cáo
để nghiên cứu, làm rõ từng yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, công
nghệ, chính trị, văn hóa mà ngân hàng chịu tác động.
Báo cáo gồm 5 phần:
1. Lý do chọn đề tài
2. Cơ sở lý thuyết
3. Phân tích kết quả nghiên cứu
4. Một số đề xuất, khuyến nghị để ngân hàng hoạt động hiệu quả
5. Thảo luận cá nhân

iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU iii

1. Lý do chọn đề tài 01

2. Cơ sở lý thuyết 02
2.1. Khái niệm môi trường vĩ mô 03
2.2. Khái niệm ngân hàng 08
2.3. Hoạt động ngân hàng 08
2.4. Hệ thống ngân hàng hiện đại 10

3. Phân tích kết quả nghiên cứu 11


3.1. Tổng quan về hoạt động ngân hàng trong năm 2021 12
24
3.2. Môi trường nhân khẩu 19
3.3. Môi trường kinh tế 22
3.4. Môi trường tự nhiên 24
3.5. Môi trường công nghệ 28
3.6. Môi trường chính trị 30
3.7. Môi trường văn hóa 32

4. Một số đề xuất, khuyến nghị để ngân hàng hoạt động hiệu quả 36

5. Thảo luận cá nhân 39

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

iv
Lý do chọn đề tài

1. Lý do chọn đề tài
Khoảng thời gian 3500 TCN, hoạt động ký gửi các vật phẩm cá nhân
đã xuất hiện ở Tây Âu cổ đại, đó chính là tiền thân của hoạt động ngân
hàng. Ngân hàng xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1427 và vẫn
còn tồn tại đến ngày nay là ngân hàng Monte dei Paschi di Siena, được
đặt tại thành phố Siena, nước Ý. Hiện nay, ngân hàng đã trở thành một
khái niệm quen thuộc đối với tất cả mọi người, đóng một vai trò quan
trọng trong sự ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia.

Thời gian vừa qua, dịch bệnh Covid đã khiến cho nền kinh tế thị
trường nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề. Các hoạt động sản xuất, kinh
doanh bị đình trệ, khiến cho cuộc sống của người dân và hoạt động của
doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi. Trong tình hình đó, việc tháo gỡ khó
khăn, hỗ trợ giúp đỡ cho người dân, doanh nghiệp được xác định là
nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của ngành ngân hàng. Do đó, việc tìm hiểu
ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động của ngân hàng là một
việc hết sức cần thiết, chính vì thế, nhóm chúng em xin trình bày bài tiểu
luận với chủ đề “Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động của
các ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2021”. Bài tiểu luận sẽ đem lại
những kiến thức về các loại môi trường kinh tế vĩ mô, về ngân hàng và
phân tích ảnh hưởng của từng loại môi trường đến các ngân hàng tại Việt
Nam.

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, nhóm sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Nhóm rất hy vọng thầy và bạn đọc góp ý để nhóm hoàn
thiện bài tiểu luận tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy và bạn đọc.

01
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm môi trường vĩ mô

2.2. Khái niệm ngân hàng


Cơ sở

thuyết 2.3. Hoạt động ngân hàng

2.4. Hệ thống ngân hàng


hiện đại

02
Khái niệm môi trường vĩ mô

2.1. Khái niệm môi trường vĩ mô


Môi trường vĩ mô là môi trường mà trong đó các yếu tố là
những nguồn lực, thể chế bên ngoài có khả năng ảnh
hưởng, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động
kinh doanh và hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô thường có 3 đặc điểm sau:
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường có tác động
gián tiếp đến hoạt động hoặc kết quả hoạt động của tổ
chức.
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường có mối
quan hệ tương tác với nhau để cùng tác động đến tổ
chức.
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến
tất cả các ngành khác nhau, các lĩnh vực khác nhau và
tất cả mọi tổ chức.

Môi trường vĩ mô bao gồm 6 yếu tố: môi trường nhân khẩu
học, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường
công nghệ, môi trường chính trị, môi trường văn hóa.

2.1.1. Môi trường nhân khẩu học

Môi trường nhân khẩu học đề cập đến các đặc điểm dân
số bao quanh một công ty hoặc một quốc gia và có ảnh
hưởng đến thị trường, bao gồm các yếu tố như: phân bố
tuổi, số sinh, số tử, nhập cư, mật độ phân bố dân cư, tình
trạng hôn nhân, giới tính,...

Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, đặc điểm nhân khẩu học
tại khu vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động đến
hành vi người tiêu dùng và sẽ ảnh hưởng đến nội dung
hoạt động marketing của doanh nghiệp, chủ yếu trên các
phương diện sau:
Quy mô và tốc độ tăng dân số là một trong các khía
cạnh quan trọng tác động tới quy mô nhu cầu.
Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến quy mô nhu cầu
của các hàng hóa dịch vụ cụ thể đến đặc tính nhu cầu.

03
Khái niệm môi trường vĩ mô

Có thể nói đây là hai tham số quan trọng


nhất có ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng. Tình trạng hôn nhân và gia
đình cũng là vấn đề đáng chú ý của nhiều
quyết định marketing. Các khía cạnh liên
quan đến gia đình như: độ tuổi kết hôn, tuổi
sinh con đầu lòng, qui mô gia đình, số lượng
gia đình, thành viên trong gia đình, số con
được sinh của một gia đình... đều tác động
lớn đến các trạng thái và tính chất của cầu
thị trường.
Ví dụ về môi trường nhân khẩu học:
Thu nhập bình quân của người dân tăng cao thì sẽ mở rộng cơ hội cho
những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ thuộc những phân
khúc cao cấp.
Tỷ lệ già hóa dân số ở một số quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp
sẽ có khuynh hướng tập trung vào các sản phẩm hay dịch vụ dành cho lứa
tuổi lớn hơn như chăm sóc sức khỏe, chế độ nghỉ dưỡng, du lịch,...

2.1.2. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng rộng rãi
và theo nhiều chiều hướng khác nhau đến các hoạt động kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm các
cơ chế của thị trường, sự phát triển của các ngành nghề kinh
doanh, cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập của các doanh
nghiệp, cá nhân tồn tại trong môi trường đó.
Các yếu tố kinh tế chủ yếu bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát,
thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập
bình quân đầu người và cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách nhà nước.
Các yếu tố kinh tế có tác động đến chiến lược marketing của
doanh nghiệp, cụ thế như:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
Tổng sản phẩm quốc dân là giá trị thị trường của tất cả các
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được các nhân tố sản xuất trong
nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Trong cơ chế thị
trường, các nền kinh tế thường phát triển theo 4 chu kì: Thịnh
vượng, suy thoái, khủng hoảng, phục hồi.

04
Khái niệm môi trường vĩ mô

Các yếu tố kinh tế khác: Các yếu tố kinh tế khác như tỷ giá, lạm phát, lãi
suất… có thể khiến làm tăng hay giảm giá cả hàng hóa trên thị trường. Ví dụ
như, sự tăng giá đều đặn của nhà cửa và hàng hóa đắt tiền đều có liên quan
đến chiều hướng lạm phát trong nền kinh tế.
2.1.3. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường thể chất (đất
đai, không khí, biển, núi, sông ngòi, động thực vật, …) và
các tài nguyên thiên nhiên cần thiết để làm nguyên liệu đầu
vào cho quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, môi trường tự nhiên còn được hiểu là bao gồm các
nguồn lực tự nhiên tạo thành các yếu tố đầu vào cần thiết
cho kinh doanh.
Những biến đổi của môi trường tự nhiên đang ngày càng
được cả nhân loại quan tâm và là lực lượng đáng kể ảnh
hưởng tới các quyết định marketing của doanh nghiệp. Về
mặt cơ bản, những thay đổi bất ngờ trong môi trường tự
nhiên như sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thiên tai, khí
hậu, … có thể tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp
marketing và hoạt động marketing nói riêng.
Ô nhiễm nước, không khí, đất đai đang ở mức báo động ở
nhiều khu vực, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Công nghiệp
hóa gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Sự gia tăng về
dân số, cách thức con người sinh hoạt và xử lý rác khiến
lượng rác thải ra môi trường ngày càng tăng và chưa có dấu
hiệu dừng lại. Việc các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác quá mức khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng từ đó
gây nên các hiện tượng biến đổi khí hậu, tuyệt chủng ở nhiều
loại thực vật và động vật.
2.1.4. Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ bao gồm các mô hình ứng dụng để hỗ
trợ con người trong các hoạt động thường ngày, bao gồm
sinh hoạt, lao động và sản xuất, là nhân tố có ảnh hưởng
mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp.
Các yếu tố công nghệ thường được biểu hiện như những
phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị
sản xuất, các bí quyết, các phát minh sáng chế, các phần
mềm ứng dụng…

05
Khái niệm môi trường vĩ mô

Công nghệ và sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ở rất nhiều phương diện khác nhau,
nhưng khi phân tích thường đánh giá ở hai góc độ ảnh hưởng:
Thứ nhất, công nghệ và sự phát triển của công nghệ đã tác động mạnh mẽ
đến các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, các quy
trình và kỹ thuật hiện đại, các thiết bị tiên tiến và những vật liệu hữu ích mới
để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao hơn cung ứng cho xã
hội.
Thứ hai, công nghệ và sự phát triển công nghệ có thể được ứng dụng để
thực thi các công việc ngoài sản xuất chính của doanh nghiệp, giúp cải thiện
năng suất và hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Ví dụ: Công nghệ phần mềm quản lý, phân tích số liệu, ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý doanh nghiệp…

2.1.5. Môi trường chính trị

Môi trường chính trị bao gồm: Hệ thống luật pháp, các cơ quan Chính phủ và vai
trò của các nhóm áp lực xã hội. Nền chính trị ở một quốc gia luôn có những ảnh
hưởng nhất định đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh ở các doanh nghiệp.

Tuy rằng hầu hết các quốc gia đã áp dụng nền kinh tế thị trường và cho phép tự
do thông thương với các quốc gia khác, nhưng vẫn còn một số quốc gia mà
chính phủ áp dụng mô hình bao cấp và đóng cửa giao thương. Việc đặt ra pháp
lý đối với doanh nghiệp có ba mục đích chính sau:
Bảo vệ cho bí mật giữa các công ty với nhau. Tất cả các nhà điều hành kinh
doanh đều tán tụng việc cạnh tranh, nhưng lại cố muốn trung hoà nó khi sự
cạnh tranh đụng chạm đến mình. Đã có nhiều đạo luật được thông qua để
nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh không công bằng.
Bảo vệ người tiêu thụ tránh được các giao dịch buôn bán không công bằng.
Có một số xí nghiệp, mà nếu cứ để mặc họ, họ sẽ làm sản phẩm giả, nói dối
trong quảng cáo, lừa đảo qua việc đóng bao bì, và gian manh trong chuyện
giá cả.

06
Khái niệm môi trường vĩ mô

2.1.6. Môi trường văn hóa

Môi trường văn hóa là nơi diễn ra quá trình nhập thân văn hóa
của mỗi cá nhân, có ảnh hưởng lớn đến nhân cách, đạo đức,
lối sống của họ. Môi trường văn hóa thế nào sẽ tạo ra những
con người tương ứng.
Ví dụ câu thành ngữ của ông bà xưa: “Gần mực thì đen gần
đèn thì sáng”, “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”,...

Các giá trị văn hoá – xã hội có sự khác nhau giữa nhóm
người này với nhóm khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế các nước và sự giao lưu các
nền văn hoá có thể dẫn những thay đổi ít nhiều các giá trị
văn hoá – xã hội có ảnh hưởng tới Marketing. Những thay đổi
đó là:

Thay đổi từ sự thỏa mãn trong tương lai với sự thỏa mãn
tức thì. Có rất nhiều người, nhiều gia đình ở thành phố
hướng tới các loại thực phẩm ăn nhanh hoặc đã qua sơ
chế có thể nấu nướng nhanh chóng.
Thay đổi hướng tới các sản phẩm tự nhiên. Ví dụ, vào
những năm 60 thế kỷ 20, người tiêu dùng hướng tới việc
sử dụng các sản phẩm dệt sợi nhân tạo hoặc bán nhân
tạo. Hiện nay nhu cầu thị trường đã xuất hiện xu hướng
quay trở lại với các sản phẩm sợi tự nhiên.
Thay đổi trong sự bình đẳng nam nữ, bình đẳng vợ
chồng trong gia đình. Việc phụ nữ tham gia nhiều hơn
vào hoạt động lao động tạo ra thu nhập cho gia đình và
các hoạt động xã hội khác đã tác động mạnh mẽ tới thị
trường sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm ăn liền,
thực phẩm đã chuẩn bị sẵn, cơm hộp ăn trưa tại cơ
quan…

Hiện nay, trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thực trạng tư
tưởng, đạo đức, lối sống có nhiều biến chuyển phức tạp thì
việc tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh trở thành
một yêu cầu cấp thiết.

07
Khái niệm ngân hàng

2.2 Khái niệm ngân hàng


Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng được
Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua năm 1997,
ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có
kỳ hạn, không kỳ hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch
vụ thanh toán.

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn


chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín
dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan. Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được
nhận tiền gửi không kỳ hạn, không được làm dịch vụ
thanh toán.

2.3 Hoạt động ngân hàng


Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng
thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận
tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua
tài khoản.
01. Hoạt động nhận tiền

Theo khoản 13 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2017


thì hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của
tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn,
tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận
tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền
gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và
thường xuyên nhất tại ngân hàng, việc nhận tiền gửi là
một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy
động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động
khác của ngân hàng.

08
Hoạt động ngân hàng

2.3 Hoạt động ngân hàng


02. Hoạt động cấp tín dụng

Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010


thì hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ
chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có
hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê
tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín
dụng cho một tổ chức hay cá nhân được phép sử dụng
được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách
hàng và ngân hàng đó

03. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Căn cứ theo khoản 15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm


2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh
toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy
nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín
dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng
thông qua tài khoản của khách hàng.

04. Hoạt động cho vay

Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng


năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu là hình
thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi.

09
Hệ thống ngân hàng hiện đại

2.4 Hệ thống ngân hàng hiện đại


Ngân hàng trung ương
Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát
hành tiền của quốc gia, là cơ quan quản lý và
kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong
phạm vi toàn quốc.

Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN


Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng trung ương có hai nhiệm vụ cơ
bản:
Đảm bảo cho hệ thống ngân hàng trung
gian hoạt động không bị trục trặc, như:
mua bán trái phiếu, quy định tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, cho Ngân hàng trung gian vay
với lãi suất chiết khấu,...
Kiểm soát việc cung ứng tiền trong nền
kinh tế và tài trợ khi ngân sách chính phủ
bị thâm hụt.

Ngân hàng trung gian


Là một đơn vị kinh doanh có giấy
phép của chính quyền (có tư
cách pháp nhân) mà hoạt động
chính là kinh doanh tiền tệ bằng
việc nhận các khoản tiền gửi có
lãi để thu hút vốn nhàn rỗi rồi
dùng chính khoản đó để cho vay
lại đối với nền kinh tế.
Ngân hàng trung gian có chức
năng kinh doanh tiền và đầu tư.

10
3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về hoạt động Ngân hàng trong năm 2021

3.2 Môi trường nhân khẩu 3.3 Môi trường kinh tế


cơ cấu dân số, độ tuổi, thu nhập tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, tăng
mỗi tháng, tỉ lệ giới tính, chính trưởng kinh tế, lãi suất, thu
sách dân số, ... nhập bình quân đầu người, ...

3.4 Môi trường tự nhiên 3.5 Môi trường công nghệ


thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên cơ sở hạ tầng, độ phủ sóng, hạ
tai, mức độ ô nhiễm không khí tầng truyền thông, Internet, trình
và nguồn nước, ... độ công nghệ, ...

3.6 Môi trường chính trị 3.7 Môi trường văn hóa
luật pháp, thể chế ban hành bởi phong tục, tập quán, phát triển,
chính phủ quốc gia và các quy tôn giáo, xu hướng tiêu dùng,
tắc về đạo đức được xây dựng chuẩn mực văn hóa, ...
bởi xã hội...

11
Tổng quan về hoạt động ngân hàng năm 2021

3.1. Tổng quan về hoạt động


ngân hàng năm 2021
Năm 2021 là một năm khá đặc biệt, đã khép lại với
nhiều dấu ấn của ngành Ngân hàng Việt Nam khi dịch
COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành tại hầu hết các địa
phương, đặc là các tỉnh thành lớn như Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai… nơi tập
trung nhiều khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, hoạt động của
hệ thống ngân hàng nói chung vẫn đạt kết quả khả quan và
toả sáng, được gọi là ngành “kinh doanh tiền” trong mùa
dịch.

Theo Thủ tướng Chính phủ, năm qua ngành ngân hàng đạt
nhiều thành tích nổi bật. Trong đó, ngành ngân hàng có vai
trò quan trọng, then chốt trong việc ổn định vĩ mô và các
cân đối lớn của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã điều
hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách
tài khóa; giảm mặt bằng lãi suất, triển khai đồng bộ, quyết
liệt nhiều giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ
người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất
kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp; giữ
ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối.

Thủ tướng cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt
chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, linh hoạt, khéo léo xử lý
các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế của ngành ngân
hàng, góp phần nâng cao uy tín môi trường đầu tư và vị thế
quốc gia.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý phù hợp, góp phần
quan trọng giúp Việt Nam không bị áp dụng các biện pháp
trừng phạt thương mại và ra khỏi danh sách các nền kinh tế
thao túng tiền tệ, tạo môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

12
Tổng quan về hoạt động ngân hàng năm 2021

3.1. Tổng quan về hoạt động


ngân hàng năm 2021

Kết quả hoạt động được thể hiện qua các phương diện:

(i) Thanh khoản thị trường dồi dào, mặt bằng lãi suất giảm nhẹ và duy trì ở
mức thấp. Trên thị trường 1, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,7%
so với đầu năm (con số giảm của năm 2020 là khoảng 1%), thấp nhất
trong vòng 20 năm; trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất thấp, thanh
khoản khá dồi dào.
(ii) Tỷ giá được duy trì ổn định trong phần lớn thời gian qua. Đồng tiền Việt
Nam (VND) là một trong số ít đồng tiền có xu hướng tăng giá (khoảng 1%
so với USD) trong bối cảnh đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế.
(iii) NHNN chủ động (cùng với các bộ, ngành khác) trao đổi với Bộ Tài
chính Mỹ, nhờ đó, Việt Nam được tháo mác “thao túng tiền tệ” từ tháng
4/2021 đến nay.
(iv) Lạm phát duy trì ở mức thấp và cung tiền M2 được điều hành ở mức
hợp lý. CPI bình quân cả năm tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước,
mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Nếu chỉ xét lạm phát cơ bản (do yếu
tố tiền tệ), bình quân chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng
thấp nhất kể từ năm 2011, với mức tổng phương tiện thanh toán (M2)
tăng khoảng 8% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng hơn
10% năm 2020.
Trong khi đó, lạm phát toàn cầu dự báo tăng mạnh ở mức 3,2% so với
mức 2% của năm 2020. Nguyên nhân xuất phát từ việc giá cả hàng hóa
tăng trên diện rộng vì nhu cầu sản xuất gia tăng (cầu kéo) và chi phí đẩy
(chi phí năng lượng, nguyên vật liệu, phân bón, logistics…) đều tăng mạnh
do các biện pháp giãn cách, phòng, chống dịch bệnh…

13
Tổng quan về hoạt động ngân hàng năm 2021

Tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận năm 2021 của nhiều ngân hàng đều hoàn thành và vượt xa
chỉ tiêu đặt ra có sự hỗ trợ rất lớn từ sự hồi phục và bứt tốc mạnh quý
cuối năm sau sụt giảm trong quý III/2021 do giãn cách xã hội.
Số liệu Ngân hàng Nhà nước đưa ra, tăng trưởng tín dụng của ngành
ngân hàng tính đến ngày 27/12 đạt 12,97% . Cụ thể, có tới 78,8% tổ
chức tín dụng ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng
dương so với năm 2020.

Lợi nhuận các ngân hàng tăng chủ yếu từ các yếu tố:

1. Thu nhập lãi thuần vẫn tăng nhờ tín dụng vẫn duy trì mức
tăng và biên độ lãi ròng (NIM) tiếp tục nới rộng ở phần lớn
các ngân hàng.
2. Lãi dịch vụ của nhiều ngân hàng tăng mạnh. Thu từ hoạt
động dịch vụ (nhất là ngân hàng số, bancassurance - phân
phối bảo hiểm qua ngân hàng…) tăng nhanh; Trong đó,
một số ngân hàng chủ yếu nhờ lợi nhuận đến từ
Bancassurance trong bối cảnh phải giảm nhiều loại phí dịch
vụ khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân gặp
nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Nhiều ngân hàng trong nhóm quy mô trung bình và lớn
chạy đua phát triển các dịch vụ digital banking và triển khai
eKYC.
3. Một số ít ngân hàng có lãi đầu tư cao từ trái phiếu doanh
nghiệp và trái phiếu tổ chức tín dụng.
4. Tỷ lệ Chi phí trên lợi nhuận hoạt động (CIR) của nhiều
ngân hàng giảm do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao
hơn chi phí hoạt động.
5. Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số
14/2021/TT-NHNN có quy định cụ thể về cho phép các
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; đa số các TCTD cũng đã
chủ động trích lập dự phòng rủi ro;
6. Một số TCTD có điều kiện huy động nguồn vốn rẻ hơn (tiền
gửi không kỳ hạn - CASA) do phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt; qua đó, giảm chi phí huy động vốn. Ngoài
ra, các TCTD cũng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động.

14
Tổng quan về hoạt động ngân hàng năm 2021

Tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, hoạt
động tín dụng vẫn đạt được mức tăng trưởng tích cực, huy động vốn có
phần chậm lại, nhưng an toàn vốn được đảm bảo.

Cả năm 2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh


tế tăng 13,47% so với cuối năm 2020. Cơ
cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín
dụng vào bất động sản và chứng khoán
được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt
chẽ, cùng với động thái tăng cường kiểm
soát của Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, tốc độ huy động vốn tăng chậm hơn so với năm 2019 và năm
2020, không loại trừ rủi ro dòng tiền đang chảy vào các tài sản sinh lời cao
hơn (bất động sản, chứng khoán, đầu tư tiền kỹ thuật số...). Cả năm 2021,
huy động vốn (cả dân cư và tổ chức) tăng khoảng 9%, thấp hơn mức tăng
khoảng 14 - 15% các năm trước. Mặc dù vậy, các ngân hàng không khó
khăn về thanh khoản do:
Nhu cầu tín dụng còn yếu.
NHNN liên tục sử dụng các công cụ thị trường
mở (gồm cả mua ngoại tệ) để trung hòa lượng
cung tiền vừa hỗ trợ thanh khoản, vừa kiểm
soát lạm phát
Lãi suất liên ngân hàng thấp, các ngân hàng
có thể huy động vốn ngắn hạn từ kênh này.
Về an toàn vốn, vốn điều lệ của hệ thống TCTD
tăng khá tốt. Hết 9 tháng đầu năm 2021, vốn điều
lệ hệ thống TCTD tăng 8,3%, cả năm ước tăng
khoảng 10%, gấp đôi mức tăng 5% năm 2020. Hệ
số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng áp dụng
Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn
đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đã cải thiện từ 11,1% hồi đầu năm lên
khoảng 11,5% cuối năm 2021.

15
Tổng quan về hoạt động ngân hàng năm 2021

Ngành Ngân hàng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người


dân trong bối cảnh dịch bệnh.

Tháng 7/2021, 16 Ngân hàng Thương mại (NHTM) (chiếm 75% tổng dư
nợ toàn hệ thống) giảm lãi suất cho vay từ 0,5 - 1% đối với khách hàng cá
nhân và 1 - 2% đối với khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào đối tượng
chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19. Trong các tháng cuối năm 2021,
NHNN cũng đang phối hợp xây dựng Chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất 2
- 3% (20 - 30 nghìn tỷ đồng) giúp doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19,
như là một cấu phần trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2022 - 2023 của Chính phủ.

Năm 2021, NHNN cũng ban hành 02 thông tư quan trọng là Thông tư số
03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN
ngày 07/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn,
giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh
hưởng bởi dịch Covid-19. Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu, số tiền
ngành Ngân hàng đã hỗ trợ nền kinh tế năm 2020 là khoảng 30,6 nghìn tỷ
đồng. Năm 2021, con số này ước tính khoảng 54 nghìn tỷ đồng (chưa bao
gồm trích lập dự phòng rủi ro theo các Thông tư số 01/2020/TT-NHNN,
Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN). Năm
2022, theo Thông tư số 14/2021/TT-NHNN, các TCTD sẽ tiếp tục giảm lãi
suất, phí, cơ cấu lại nợ…; với tổng mức hỗ trợ khoảng 20 - 25 nghìn tỷ
đồng.

16
Tổng quan về hoạt động ngân hàng năm 2021

Khung pháp lý tiếp tục hoàn thiện theo hướng tăng cường
hỗ trợ doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro và chuyển đổi số.
Việc NHNN ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và các thông tư sửa đổi
(Thông tư số 03/2021/TT-NHNN, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN) với mục
đích tạo điều kiện, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch
Covid-19. Đồng thời, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống ngân
hàng, xuất phát từ việc Thông tư tạm thời cho phép TCTD giữ nguyên nhóm
nợ, chưa ghi nhận mức độ rủi ro thực tế. NHNH thực hiện siết chặt hơn việc
mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng qua Thông tư số 16/2021/TT-
NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.
Bên cạnh việc kiểm soát và giảm thiểu rủi ro cho ngành Ngân hàng, Chính
phủ, NHNN cũng ban hành nhiều văn bản để thúc đẩy chuyển đổi số ngành
Ngân hàng như cho phép áp dụng eKYC (Electronic Know Your Customer),
cho phép các TCTD kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ban hành Kế
hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng (tháng 5/2021), Đề án phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt (tháng 10/2021), nghiên cứu về tiền kỹ thuật số
quốc gia dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain)…
Đáng chú ý, sau gần 1 năm triển khai thử nghiệm, ngày 5/3/2021, các ngân
hàng Việt Nam đã chính thức được triển khai định danh trực tuyến khách hàng
(eKYC). Việc NHNN cho phép thực hiện eKYC là một bước tiến vô cùng quan
trọng trong giao dịch tại các ngân hàng. Nhờ có eKYC, các NHTM tiết kiệm
được thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực thực hiện các tác vụ này; giảm sai
sót trong quá trình nhập dữ liệu và phát hiện giấy tờ giả…

17
Tổng quan về hoạt động ngân hàng năm 2021

Cổ phiếu ngành Ngân hàng diễn biến tích cực

Trong tình hình dịch bệnh kéo dài và diễn ra phức tạp, thị trường chứng
khoán phát triển ổn định với tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế trong
9 tháng năm 2021 ước tính đạt 292,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng
kỳ năm 2020. Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 24/9/2021, chỉ số
VNIndex đạt 1.351,17 điểm, tăng 1,5% so với cuối tháng trước và tăng
22,4% so với cuối năm 2020. Giá trị vốn hóa thị trường đạt 6.913 nghìn tỷ
đồng, tăng 30,6% so với cuối năm 2020; giá trị giao dịch bình quân 9
tháng trên thị trường đạt 24.042 tỷ đồng/phiên, tăng 224% so với bình
quân năm 2020. Trên thị trường trái phiếu, đến cuối tháng 8/2021, có 435
mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.428 nghìn tỷ đồng,
tăng 2,9% so với cuối năm 2020. Trên thị trường chứng khoán phái sinh,
tính chung 9 tháng năm 2021 khối lượng giao dịch bình quân đạt 207.171
hợp đồng/phiên, tăng 32% so với bình quân năm trước đó.

Kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá, đảm bảo quyền lợi người tham
gia bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2021
tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức huy động vốn trên thị
trường chứng khoán cho nền kinh tế tăng 12%.

18
Môi trường nhân khẩu

3.2. Môi trường nhân khẩu

Trong các loại môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường nhân khẩu học đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ hoạt động kinh tế chính là hoạt động của con
người. Các biến động về yếu tố con người sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nề
kinh tế vĩ mô nói chung và các ngành nghề khác nói riêng.

Nghiên cứu về môi trường nhân khẩu học là một việc quan trọng và cũng là
mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng hiện nay. Bởi lẽ con người chính là
đối tượng khách hàng của ngân hàng, nó không chỉ tạo ra nhu cầu và các liên
kết nhu cầu của khách hàng cho các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, mà còn
là tiền đề để các ngân hàng xây dựng hệ thống phân phối các chi nhánh.

19
Môi trường nhân khẩu

Theo số liệu báo cáo của Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà
nước năm 2020 cho thấy, có khoảng 70% số người trưởng thành
tại Việt Nam (trên 15 tuổi) có sử dụng ngân hàng, tăng 7% so với
con số 63% từ số liệu tháng 11 năm 2019. Dân số Việt Nam cũng
có sự gia tăng trong những năm qua. Điều đó cho thấy số lượng
người dân tiếp cận và sử dụng ngân hàng đang gia tăng nhanh
trong những năm qua. Đó là một điều tất yếu khi mà dân số tăng
lên, nhu cầu mua nhà ở, xe cộ phục vụ cho việc di chuyển,...
cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Khi đó, họ sẽ tìm đến ngân hàng để
vay tiền.

20
Môi trường nhân khẩu

Trong biểu đồ trên, người ta thống kê được rằng có sự


chênh lệch đáng kể giữa các yếu tố của môi trường
nhân khẩu. Xét về yếu tố độ tuổi, phần lớn người sử
dụng ngân hàng để vay vốn nằm ở lứa tuổi từ 31-40
tuổi với tỷ lệ khoảng 42%, kế đến là khoảng 25% lứa
tuổi từ 18-30, thấp nhất là lứa tuổi trên 60 tuổi với
khoảng 2%. Xét về yếu tố mức thu nhập bình quân trên
tháng. Về yếu tố thống kê thu nhập bình quân trên
tháng, với khoảng 44% khách hàng được khảo sát có
thu nhập từ 5-10 triệu đồng, 10-20 triệu đồng chiếm
29%, khách hàng có thu nhập trên 20 triệu đồng chiếm
khoảng 14%, dưới 5 triệu đồng chiếm khoảng 13%.

Ngoài ra, người ta cũng thống kê được rằng tỉ lệ nữ giới


vay ngân hàng cao hơn nam giới, tuy không có sự
chênh lệch nhiều. Cuối cùng, những người đã lập gia
đình vay ngân hàng chiếm đa số so với những người
còn độc thân, chiếm tỷ lệ đến hơn 60%.

Nắm được những thông tin trên sẽ là một yếu tố không


nhỏ giúp ngân hàng có thể phát triển bền vững. Vì vậy,
việc nghiên cứu môi trường nhân khẩu là một việc hết
sức cần thiết mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải thực
hiện.

21
Môi trường kinh tế

3.3 Môi trường kinh tế


Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu và nhu cầu về vốn và gửi tiền
của dân cư. Vì vậy, bộ phận nghiên cứu thị trường của ngân
hàng phải biết được sự biến động của những yếu tố chủ yếu
thuộc môi trường kinh tế sau:
Thu nhập bình quân đầu người (mức thay đổi, tỷ lệ thay đổi và xu
hướng thay đổi của nó).
Tỷ lệ xuất nhập khẩu.
Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân.
Tỷ lệ lạm phát.
Sự ổn định về kinh tế.
Chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính phủ…

Môi trường kinh tế có tác


động mạnh mẽ đến nhu
cầu và cách thức sử
dụng sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng của khách
hàng. Do vậy, nó chi phối
đến hoạt động của ngân
hàng như các dịch vụ tài
chính cho nền kinh tế.

Tình hình và sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế
có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt
động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Môi trường kinh tế vừa
tạo cho ngân hàng những “cơ hội” kinh doanh, đồng thời cũng
tạo ra cả những “thách thức” đối với hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.

Sự thành công hay thất bại của một chiến lược hay chương trình
Marketing của một ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của
nền kinh tế trong nước, khu vực và toàn cầu; phát triển, suy thoái
hay khủng hoảng.

22
Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế trong nước rơi vào các trạng thái
như suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát và thất
nghiệp tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp
sụt giảm thì nhu cầu của khách hàng đối với các sản
phẩm tài chính cũng suy giảm, khiến cho môi trường
kinh doanh không thuận lợi. Đây cũng là những yếu
tố gây thất bại cho các kế hoạch Marketing của ngân
hàng.

Ngược lại, khi nền kinh tế trong nước đang trong giai
đoạn tăng trưởng, tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong thực hiện các kế
hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung
và chiến lược Marketing nói riêng.

Tình hình kinh tế thế giới cũng có sức ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng của mỗi quốc gia.
Xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của thương
mại quốc tế và sự di chuyển tự do hơn của các dòng vốn
quốc tế khiến cho hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng có
những thay đổi mạnh mẽ. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
phát triển và trở thành một trong những hoạt động kinh
doanh chính không chỉ đối với các ngân hàng trong nước mà
còn đối với các ngân hàng ngoài nước.

Do vậy, bộ phận Marketing ngân hàng phải nắm


bắt kịp thời sự biến động trên để chủ động đưa ra
những phương thức hoạt động ngân hàng mới và
cả cách thức điều khiển các kỹ thuật Marketing cho
phù hợp với sự biến động của môi trường kinh
doanh.

23
Môi trường tự nhiên

3.4 Môi trường tự nhiên


Ô nhiễm môi trường

Với hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng luôn có vai trò
quyết định đối với việc triển khai các dự án phát triển, tuy nhiên
hầu như không được nhắc đến khi bàn về trách nhiệm giải trình
môi trường - xã hội phát sinh từ các hoạt động kinh tế đó. Trong
số những dự án đệ trình xin vay vốn, nhiều dự án tiềm ẩn những
tác động tiêu cực lớn đối với môi trường và xã hội. Nói cách khác,
các ngân hàng có thể gián tiếp gây những tác động môi trường và
xã hội như ô nhiễm môi trường, hủy hoại nguồn nước, mất rừng,
suy giảm đa dạng sinh học, lạm quyền và xung đột đất đai. Trong
bối cảnh các yêu cầu bảo vệ môi trường và nhân quyền ngày
càng được thừa nhận, luật hóa và tuân thủ, thì các ngân hàng
cũng đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. Trên thế giới, nhiều
dự án buộc phải hủy bỏ bởi sự phản đối của cộng đồng và xã hội
dù đã được chính phủ chấp thuận triển khai, thậm chí đã được
ngân hàng cam kết cấp tín dụng.
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh gián tiếp khi các ngân hàng
cho những khách hàng vay mà doanh nghiệp của họ bị ảnh
hưởng bất lợi do chi phí làm sạch ô nhiễm hoặc do những thay đổi
trong các quy định về môi trường. Ví dụ, chi phí đáp ứng các yêu
cầu mới về mức phát thải có thể đủ để khiến một số công ty
ngừng kinh doanh. Các ngân hàng cũng có thể bị ảnh hưởng trực
tiếp nếu họ nhận thấy rằng giá trị của tài sản mà họ đã thế chấp bị
suy giảm do ô nhiễm.
Rủi ro pháp lý có thể có một số hình thức khác nhau. Rõ ràng
nhất, các ngân hàng cũng như các công ty khác đều gặp rủi ro
nếu bản thân họ không tuân thủ luật môi trường liên quan. Nhưng
cụ thể hơn, họ có nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp lý của
người cho vay trực tiếp đối với chi phí dọn dẹp hoặc yêu cầu bồi
thường thiệt hại nếu họ thực sự chiếm hữu tài sản bị ô nhiễm
hoặc gây ô nhiễm do nhận thức được an ninh. Ngoài ra còn có
triển vọng đáng lo ngại hơn là ở một số khu vực pháp lý, hành
động chỉ cho vay đối với một công ty hoặc dự án gây ra các vấn
đề về môi trường có thể dẫn đến việc người cho vay phải chịu một
số trách nhiệm về chi phí dọn dẹp.

24
Môi trường tự nhiên

Dịch bệnh

Dịch bệnh kéo dài và vẫn còn đang diễn biến phức
tạp đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh
tế. Những khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng
tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng
rủi ro về thu hồi nợ sẽ tác động đến hoạt động của
ngân hàng.

Thứ nhất, việc thẩm định, giải ngân tín dụng, thực
hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thủ tục xử lý
nợ và việc trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng
gặp khó khăn khi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã
hội, kể cả giãn cách cục bộ. Vì vậy, ngân hàng tập
trung đẩy mạnh chuyển đổi số và hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành
ngân hàng, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh
doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công
nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng
cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động
thanh toán và chuyển đổi số.

Thứ hai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài
làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm
sút, ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn. Cùng
với đó, việc nhiều tỉnh, thành phải áp dụng giãn
cách xã hội kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh và dòng tiền trả nợ của doanh
nghiệp sẽ khiến áp lực trích lập nợ xấu của các
ngân hàng tăng mạnh.

25
Môi trường tự nhiên

Từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 đến nay, trong thực thi chính
sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm 3 lần các
mức lãi suất điều hành, tổng mức giảm 1,5-2,0%/ năm.

Việc điều chỉnh các mức lãi suất điều hành đó đã tác động giảm
0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi nội tệ (Đồng Việt Nam) các kỳ
hạn dưới 6 tháng, giảm 0,3% - 0,6% trần lãi suất tiền gửi đến 12
tháng.

Giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn nội tệ đối với các lĩnh vực ưu
tiên với tổng mức giảm là 1,5%/năm, đến cuối tháng 10/2021 đang
dao động ở mức 4,5%/năm.

Chẳng hạn, với việc điều chỉnh giảm 1 điểm % toàn bộ dư nợ, ACBS
ước tính thu nhập lãi của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương
Việt Nam (Vietcombank) có thể giảm khoảng 3.912 tỷ đồng, tương đương
với mức giảm gần 15% so với lợi nhuận trước thuế trong 4 quý gần nhất;
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (MB Bank) cũng giảm thu nhập
lãi khoảng 1.466 tỷ đồng, tương đương với mức 11,2%. Tuy nhiên tác động
của việc giảm lãi suất là khá đáng kể lên lợi nhuận đối với các ngân hàng hỗ
trợ trên quy mô rộng. Còn các ngân hàng chỉ hỗ trợ một cách chọn lọc đối
với các lĩnh vực, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh thì tác
động lên lợi nhuận sẽ ít hơn.

Trong các tháng đầu năm 2021, Ngân hàng nhà nước giữ nguyên các
mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận
nguồn vốn từ ngân hàng nhà nước với chi phí thấp. Bên cạnh đó, thực hiện
Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo và
điều hành của ngân hàng nhà nước, có tổng số 16 NHTM Việt Nam thông
qua Hiệp hội Ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với các đối
tượng khách hàng bị khó khăn, áp dụng từ ngày 15/7/2021 đến hết năm
2021, với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng trong cả nước là 20.613 tỷ
đồng. Đây là con số rất quan trọng, thể hiện sự chia sẻ một phần lợi ích của
các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia
đình giảm chi phí, giảm bớt khó khăn, duy trì và phục hồi sản xuất kinh
doanh.

26
Môi trường tự nhiên

Như để thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng
không, ngân hàng nhà nước đã tái cấp vốn cho các ngân hàng thương
mại để các ngân hàng cho vay đối với Vietnam Airlines. Các ngân hàng
đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ với Vietnam Airlines và thực hiện giải
ngân tổng số tiền 4.000 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại cũng đang
triển khai các biện pháp giảm lãi, điều chỉnh lãi suất vốn vay, điều chỉnh
kỳ hạn nợ cho các hãng hàng không khác của Việt Nam đang gặp khó
khăn.

Về tháo gỡ khó khăn cho thu mua, tiêu thụ lúa gạo, sau hơn 01
tháng kể từ khi có chỉ đạo của NHNN tại Công văn số 5747/NHNN-TD
ngày 10/8/2021 yêu cầu các NHTM và NHNN các chi nhánh khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long hỗ trợ doanh nghiệp thu mua tạm trữ
thóc, gạo trong bối cảnh dịch bùng phát, dư nợ cho vay thu mua, tiêu
thụ lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gần 5.000
tỷ đồng, hạn mức cấp tín dụng tăng 1.500 tỷ đồng.

Mặc dù ổn định tài chính chung đã được duy trì đến cuối tháng
6/2021, nhưng chất lượng khoản vay bắt đầu có dấu hiệu xấu đi ở
một số ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP đạt mức 136% năm
2019, tăng mạnh lên 146% tính đến cuối năm 2020 làm gia tăng nguy
cơ cho các ngân hàng, nhất là những khoản vay liên quan đến các
ngành kinh tế bị ảnh hưởng như du lịch, hàng không và có thể cả bất
động sản. Tỷ lệ an toàn vốn tổng thể của các ngân hàng đã giảm từ
11,95% cuối năm 2019 xuống còn 11,13% vào tháng 12/2020, và
11,1% cuối tháng 6/2021.

27
Môi trường công nghệ

3.5. Môi trường công nghệ


Cách mạng công nghiệp 4.0 đã phát
triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Rõ ràng Internet kết nối vạn vật và trí tuệ
nhân tạo đã dần thâm nhập vào nhiều thị
trường kinh doanh ở Việt Nam, khiến
các doanh nghiệp dần đổi mới mô hình
kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi thế
cạnh tranh và mở rộng thị trường, hội
nhập với quốc tế.

Sự ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng công nghiệp


4.0 chắc chắn phải kể đến lĩnh vực tài chính - ngân
hàng. Một số công nghệ có thể kể đến như sau:

28
Môi trường công nghệ

Blockchain - công nghệ chuỗi khối


Là “chìa khóa” thành công cho lĩnh vực tài chính- ngân hàng trong tương lai.
Blockchain giống như một cuốn sổ cái hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Nó
sẽ cắt giảm tối đa các khâu trung gian trong mọi giao dịch, cho phép các khách
hàng trao đổi trực tiếp với rủi ro tối thiểu bởi hai ưu điểm nổi bật: không thể bị
làm giả, quản lý dữ liệu phi tập trung. Đặc biệt, Blockchain còn giải quyết nhiều
vấn đề phức tạp, nghiêm trọng hơn với chi phí rẻ hơn như chống rửa tiền.

Bigdata - khối lượng dữ liệu khổng lồ


Các ngân hàng có thể sử dụng Bigdata để theo dõi và phân tích hành vi của
khách hàng, từ đó đưa ra cách giải quyết. Với những tác động mạnh mẽ, các
ngân hàng Việt Nam muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận thì
ngay lập tức ứng dụng giải pháp này vào hệ thống quản lý của chính mình.

Fintech - công nghệ tài chính

Trong khoảng thời gian gần đây, có thể thấy sự xuất hiện ngày càng phổ biến
của các dịch vụ thanh toán “ví điện tử” như Payoo, VNPay, Momo, Cake,
Airpay, Moca, Zalopay,... Bên cạnh sự phát triển của các ví điện tử, các ngân
hàng hiện nay cũng đang phát triển ngân hàng số chẳng hạn như OCB digital
bank, VCB digital bank,... Thay vì ngân hàng truyền thống xem công ty
Fintech là đối thủ cạnh tranh, giờ đây Fintech trở thành một thành tố quan
trọng và cơ hội bức tốc trong hành trình chuyển đổi số.

Đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi số


đang là chiến lược sống còn của mỗi ngân
hàng, đặc biệt sau giai đoạn khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Sự phát triển của hệ sinh
thái số mới cho phép các ngân hàng định vị
lại mình trong chuỗi giá trị ngân hàng, cũng
như trong các chuỗi giá trị khác và phát
triển các mô hình doanh thu mới.

29
Môi trường chính trị

3.6. Môi trường chính trị


Tại Việt Nam:
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng diễn ra 25/1 - 1/2/2021 tại Thủ đô Hà
Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng đã được tiến hành và diễn ra vô
cùng thành công, để lại ấn tượng đậm nét
với toàn thể người dân nói chung và các đại
biểu nói riêng về một Đại hội "Đoàn kết -
Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển".
Thông qua đại hội đã thảo luận những giải
pháp giúp khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đại hội xác định và đề ra mục tiêu phát triển đất nước cho 5 năm, 10
năm tiếp theo và đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa vào năm 2045.

Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương lần thứ XXIV,
nhiệm kỳ 2020 - 2025 được tổ chức trong hai ngày 16 và 17/8/2020.
Thông qua đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan
Ngân hàng Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 bao gồm 25 đồng chí.
Với tinh thần “Đoàn kết - Chủ động -
Sáng tạo - Trách nhiệm”, Đảng bộ cơ
quan Ngân hàng Trung ương nhiệm kỳ
2020 - 2025 khẳng định quyết tâm
lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng trực
thuộc và toàn thể cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức, người lao động
trong Đảng bộ thực hiện thắng lợi các
mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng
bộ lần thứ XXIV đề ra, góp phần hoàn
thành tốt Chiến lược phát triển ngành
Ngân hàng và phương hướng, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021 - 2025 của đất nước.

30
Môi trường chính trị

Trên thế giới


Ông Joe Biden đã giành chiến thắng trước Donald Trump trong cuộc bầu
cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021 - 2024 và chính thức Tổng thống thứ
46 của Hoa Kỳ, với những chính sách mới về kinh tế, thương mại và đối
ngoại đều hướng đến đảm bảo lợi ích của nước Mỹ trong sự hài hòa với
các nền kinh tế trên thế giới, hy vọng sẽ tạo nên những biến chuyển tích
cực đối với các vấn đề quốc tế. Những chính sách này sẽ có những tác
động quan trọng đối với toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Cách
tiếp cận của chính quyền mới cơ bản dự đoán sẽ ổn định hơn, minh
bạch, thận trọng, có kế hoạch và dễ đoán hơn. Điều này giúp hoạt động
điều hành nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành Ngân hàng và các ngân
hàng thương mại nói riêng khi đối mặt với các chính sách mới của Mỹ sẽ
ổn định hơn.

Điển hình ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã gửi báo cáo giữa năm
về các chính sách tỷ giá hối đoái và kinh tế vĩ mô của các đối tác thương
mại lớn của Hoa Kỳ lên Quốc hội nước này. Theo đó trong báo cáo, Hoa
Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ. Cũng từ
đó càng gắn kết mối quan hệ đối tác tin cậy trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
giữa Mỹ và Việt Nam đồng thời cam kết duy trì hợp tác chặt chẽ giữa Bộ
Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

31
Môi trường văn hóa

3.7. Môi trường văn hóa


Thói quen sử dụng, cất trữ tiền tệ

Ở Việt Nam, trụ cột gia đình, hay nói cách khác là những
người sẽ nắm nguồn tài chính lớn trong gia đình, thường sẽ
là những người ở độ tuổi trung niên. Những người ở độ tuổi
này thường sẽ có tâm lý đi vay mượn hoặc gửi tiền ở ngân
hàng thương mại nhà nước thay vì tìm đến các ngân hàng
thương mại cổ phần tư nhân vì họ cho rằng ngân hàng nhà
nước sẽ được nhà nước hỗ trợ, đảm bảo và an toàn hơn.
Tâm lý này đã vô hình trung gây ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng tư nhân.
Ngược lại, giới trẻ hiện nay tại ưa thích sử dụng các ngân
hàng tư nhân hơn bởi những tính năng, tiện ích hiện đại của
chúng. Xu hướng tiếp cận của ngành ngân hàng hiện nay
cũng đang được "trẻ hóa" nhằm thu hút những khách hàng
tiềm năng Gen Z - những người nắm chìa khóa thúc đẩy hệ
sinh thái ngân hàng số trong bối cảnh đại dịch.

Tốc độ tăng trưởng dân số


Theo số liệu công bố của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình, dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính
khoảng 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người (tăng
0,95%) so với năm 2020. Trong đó, tổng dân số thành thị là
36,57 triệu người, chiếm 37,1% và dân số nông thôn là
61,94 triệu người, chiếm 62,9%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước trong quý
IV/2021 là 50,7 triệu người, ước tính với khoảng 49 triệu
người trong số đó là lao động có việc làm.

Là một nước đông dân nhưng chỉ có khoảng 23% người


trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng kỹ thuật
số (theo số liệu báo cáo từ ngân hàng kỹ thuật số Finder
công bố tháng 10/2021). Chứng tỏ đây là một thị trường vô
cùng tiềm năng để các ngân hàng mở rộng quy mô và tăng
số lượng khách hàng.

32
Môi trường văn hóa

Mức sống

Ngày nay, việc mua sắm tại các siêu thị và trung tâm thương mại lớn đã
dần trở thành thói quen của người dân ở thành phố và các khu đô thị lớn.
Sự dịch chuyển cơ cấu trong địa điểm mua sắm cũng ảnh hưởng đến
phương thức thanh toán phổ thông của người dân, các kiểu thanh toán
truyền thống đang dần được thay thế bằng thanh toán điện tử.

Theo thông tin mà Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công báo,
thu nhập và mức sống người dân Việt Nam trong những năm gần đã đây
được nâng cao đáng kể. Với thu nhập tăng, người dân sẽ có nhiều tiền
tích lũy hơn, ngân hàng sẽ là nơi để họ tìm đến để gửi tiết kiệm.

Tôn giáo

Tôn giáo cũng là một yếu tố trong môi trường văn hóa - xã hội ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

“Theo tín ngưỡng Hồi giáo, có 4 nguyên tắc mà các ngân hàng phải
tuân thủ: không được phép có lãi suất trong giao dịch; chia sẻ rủi ro;
hoạt động dựa trên tài sản thực và hợp đồng được thỏa thuận rõ ràng.
Đối với vấn đề cho vay lấy lãi, kinh thánh Coran có đoạn: “Allah cho
phép trao đổi mua bán nhưng cấm cho vay lấy lãi”.
Do đó, các ngân hàng sẽ không kiếm lợi nhuận trực tiếp từ lãi suất mà
thực hiện gián tiếp thông qua việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ,
nếu bạn muốn vay tiền mua xe hơi thì sau khi ký hợp đồng, ngân hàng
sẽ mua chiếc xe đó rồi bán cho bạn với giá cao hơn. Chênh lệch giữa 2
mức giá mua - bán đó chính là lợi nhuận mà ngân hàng thu được và
điều đó là được phép trong đạo Hồi.”
Nhịp cầu đầu tư (2012)

33
Môi trường văn hóa

Xu hướng tiêu dùng


Trong 9 tháng đầu năm 2020, do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số
lượng và giá trị giao dịch không dùng tiền mặt ở Việt Nam đều tăng lần lượt
là 75,2% và 30% so với cùng kỳ năm trước; đặc biệt là số lượng và giá trị
giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng gần 125% và 130%.

Đến năm 2021, những con số này vẫn không có dấu hiệu giảm xuống. Đáng
chú ý, phương thức thanh toán bằng mã QR đã có sự lột xác ấn tượng với
tốc độ tăng trưởng về số lượt sử dụng lên đến 95,7% và giá trị tăng 181,5%
so với cùng kỳ năm trước.

Sự xuất hiện của dịch Covid đi cùng các chỉ thị giãn cách xã hội, hạn chế
tiếp xúc, … được tuyên truyền khiến nhiều dịch vụ chỉ có thể thanh toán
online qua các hình thức chuyển khoản, quét mã, … điều này đã góp phần
thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mạnh mẽ, mở ra một
“kỷ nguyên” mới – kỷ nguyên không tiền mặt.

34
Môi trường văn hóa

Theo khảo sát của Deloitte năm 2020, 62% người tiêu dùng Việt Nam cho
biết sẽ ăn ở nhà thường xuyên thay vì ra ngoài ăn như trước khi xảy ra đại
dịch Covid-19, điều đó cho thấy xu hướng tiêu dùng trong nhà an toàn đang
tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, việc mua sắm trực tuyến cũng tăng trưởng
theo cấp số nhân, đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba về số lượt truy cập vào các
ứng dụng mua sắm trực tuyến trong quý II/2020 trên bảng xếp hạng các
nước Đông Nam Á.

Việc chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại
điện tử trong xu hướng tiêu dùng hiện nay cũng đi kèm với sự chuyển dịch
trong các phương thức thanh toán, giới trẻ hiện nay đã có sự quen thuộc và
thành thạo trong sử dụng công nghệ và kỹ thuật số vào đời sống nên tần
suất sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhiều so
với trước kia. Đây là cơ hội để các ngân hàng vạch ra chiến lược thu hút
khách hàng tiềm năng.

Nguồn số liệu biểu đồ: Sapo

Sự phát triển
Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rất
mạnh. Bộ Xây dựng cho biết tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt khoảng
40,4%.

Đô thị hóa đi kèm với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống. Các khu
chung cư và căn hộ cao cấp mọc lên ở khắp nơi, người dân qua đó có thể
dễ dàng tiếp cận các dịch vụ vay vốn, mua nhà trả góp, ...

35
Đề xuất, khuyến nghị

4. Đề xuất,
khuyến nghị
Huy động vốn, giảm thiểu các thủ tục hành chính

Thứ nhất, TCTD cần huy động vốn và tạo điều kiện để xem xét, phê duyệt
giảm thiểu các thủ tục hành chính trong xét duyệt phương án bán chiến
lược của các TCTD, cho phép giữ lại cổ tức đồng thời phát hành cổ phiếu
cho cán bộ nhân viên (ESOP)…; xây dựng cơ chế lâu dài cho các TCTD
có thể giảm thiểu thủ tục hành chính.

Hoàn thiện thể chế ngân hàng, xây dựng khung pháp lí

Thứ hai, thể chế cho hoạt động ngân hàng cần được hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó,
Chính phủ cần ban hành Nghị định về thị trường mua bán nợ và chỉ đạo tháo gỡ các
vướng mắc liên quan đến xử lý nợ xấu; xây dựng khung pháp lý cho các hoạt động
như Fintech, ngân hàng số, cho vay ngân hàng, hợp tác ngân hàng , chia sẻ dữ liệu...,
tạo điều kiện cho các TCTD triển khai ngân hàng số, thúc đẩy thanh toán trực tuyến,
“không” tiền mặt. Nhằm giúp các TCTD phi ngân hàng khi tham gia cho vay tiêu dùng
an toàn, lành mạnh phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy định; góp phần kích cầu tiêu
dùng lành mạnh; đề xuất phương thức luật hóa xử lý nợ xấu.

36
Đề xuất, khuyến nghị

Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thứ ba, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. NHNN từ
năm 2020 đến nay đã 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều
hành nhằm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ
khách hàng. Thêm vào đó, các NHNN còn khuyến khích các tổ chức
cho vay mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ, hạ lãi suất cũng như
đơn giản hóa thủ tục cho vay, đặc biệt đối với người dân ở vùng
sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận các chi nhánh ngân hàng.

Linh hoạt hạn mức tăng trưởng tín dụng

Thứ tư, đối với các TCTD có nền tảng kinh doanh đi đôi với việc kiểm soát rủi
ro cần được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng linh hoạt hơn. Nhờ đó, lợi
nhuận tăng trưởng tốt hơn, đồng thời có thể hỗ trợ tốt các doanh nghiệp,
người dân ở thời điểm khó khăn sau đại dịch.

Đầu tư công nghệ, tăng cường quản lý

Thứ năm, cần tăng cường đầu tư hạ tầng thanh toán và công nghệ
thông tin. Xây dựng một cơ chế quản lý sáng tạo, phù hợp với môi
trường kinh doanh số. Đồng thời, phải định hướng và tạo điều kiện để
các TCTD quản lý rủi ro công nghệ thông tin, chuyển đổi số và an ninh
mạng trong khi rủi ro về vấn đề này đang ngày càng gia tăng.

37
Đề xuất, khuyến nghị

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ sáu, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Để một tổ
chức hoạt động tốt thì cá nhân trong tổ chức cần chất lượng.
Nhân lực trong ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong
việc quyết định sự thăng tiến của ngân hàng đó. Vì vậy, các
ngân hàng nhà nước hay thương mại đều nên tích cực bồi
dưỡng, tuyển dụng nhân viên đầu vào chất lượng để có thể
mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời, sự tương
đồng về trình độ, kỹ năng cũng sẽ giúp ngân hàng có bước tiến
tốt hơn trong tương lai.

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền

Thứ bảy, cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền tài
chính cho người dân cũng như doanh nghiệp để họ nắm rõ và
hiểu được lợi ích từ các dịch vụ của ngân hàng đem lại. Hơn thế
nữa, nhờ việc được tiếp cận các kiến thức, kỹ năng như vậy,
người dân, doanh nghiệp cũng hạn chế được phần nào gặp phải
những phi vụ lừa đảo.

38
Thảo luận - Tuệ Minh

5. Thảo luận cá nhân


5.1. Phần thảo luận của Châu Tuệ Minh
Nhìn chung, Đại dịch Covid-19 đã làm giảm tốc độ tăng
trưởng của thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam. Tuy
nhiên, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của hệ
thống ngân hàng lại được nâng lên đáng kể. Trong trung
và dài hạn, với việc nền kinh tế Việt Nam tiếp tục là một
trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, kéo
theo nhu cầu tín dụng cho mảng bán lẻ tiếp tục tăng cao,
do đó tôi tin bức tranh tăng trưởng của ngành cho vay
tiêu dùng vẫn rất khả quan, mặc dù có thể sẽ khó để đạt
được tốc độ tăng trưởng rất cao như trong giai đoạn
2014-2019.

Trong năm 2021, lạm phát không nhiều vì nhu cầu tiêu
dùng giảm sút, và khi Chính phủ thực hiện các chính
sách thì cơ bản kiềm chế đúng mục tiêu. Nhưng trong
năm 2022 lạm phát có thể tăng lên do tình trạng thiếu
hàng hóa, tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Trong khi đó nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng lại tăng mạnh. khi hoạt động
kinh tế nối lại khiến nguồn cung chưa theo kịp nhu cầu
dẫn đến lạm phát tăng. Bên cạnh đó, áp lực rủi ro lạm
phát nhập khẩu rất lớn bởi nền kinh tế Việt Nam có độ
mới cửa lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên
200% GDP.

Nợ công năm 2021 vẫn nằm ở mức an toàn, các cân đối
vĩ mô của Việt Nam như tỷ giá hối đoái và lạm phát vẫn
được duy trì ổn định; mặt bằng lãi suất vẫn duy trì ở mức
thấp, xu hướng tạo đáy và không giảm tiếp; chính phủ
xem xét mở rộng các gói hỗ trợ chính sách tài khóa. Xét
trên tổng thể toàn ngành ngân hàng, các chỉ số về thanh
khoản vẫn đang ở mức cho phép và không tiềm tàng quá
nhiều rủi ro đáng chú ý.

39
Thảo luận - Tuệ Minh

Từ các kết luận trên cũng như sự phân tích trong bài tiểu
luận, có thể thấy rằng môi trường vĩ mô tác động rất nhiều
đến hoạt động của ngành ngân hàng. Vì vậy mà ngân hàng
buộc phải thay đổi và đề ra một số chính sách mới để thích
nghi với sự vận hành của xã hội hiện nay. Trong đó, một số
thay đổi khiến tôi phải đánh giá rất cao vì sự sáng tạo và hữu
ích của nó, góp phần rất lớn cho sự phát triển của nước ta
trong năm 2021 vừa qua. Ngược lại, một số chính sách chưa
thực sự phát huy được hết khả năng và có nhiều hạn chế, đôi
khi tác động tiêu cực đến cả ngân hàng. Dưới đây là nhận xét
của tôi về một vài giải pháp nổi bật mà ngân hàng đã đưa ra
trong thời gian qua:

Về giải pháp hạ lãi suất cho vay, khi mới bắt đầu chưa
thực sự mang lại hiệu quả kích thích vay vốn cho sản xuất
kinh doanh do hầu hết doanh nghiệp bị ảnh hưởng cả đầu
vào và đầu ra. Một số nhu cầu gần như hoàn toàn biến
mất do ảnh hưởng của đại dịch. Bên cạnh đó, giảm lãi
suất chỉ mới áp dụng cho các khoản vay mới, trong khi
nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thấp hoặc doanh
nghiệp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vay vốn,
như: có tài sản đảm bảo, tình hình tài chính hoặc phương
án kinh doanh tốt. Nhiều doanh nghiệp có nợ quá hạn tại
ngân hàng nên không thể vay mới. Chừng nào còn ngần
01.
ấyHoạt
yếu động
tố thìnhận
việc tiền
hạ lãi suất chỉ có thể đem lại một tác
động hạn chế mà thôi, có rất nhiều doanh nghiệp không
được tiếp cận vốn vay mới, bất chấp những lần hạ lãi suất
của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, sau khi kinh tế cả
nước bắt đầu vực dậy như hiện nay thì đây là cách tạo
động lực để thúc đẩy kinh doanh, sản xuất thiết thực nhất.

Chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng của COVID-19 hiện đang cho thấy nhiều bất cập ở
khâu thực thi khi doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn hỗ
trợ này phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn,
gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng
minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu

40
Thảo luận - Tuệ Minh

lại nợ. Với các thủ tục này, nhóm doanh nghiệp vừa và
nhỏ - nhóm cần hỗ trợ nhất, có thể lại là nhóm khó tiếp
cận chính sách nhất. Sự sợ trách nhiệm của bộ phận
triển khai cũng có thể khiến tiến độ hỗ trợ bị chậm trễ.

Về chính sách cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay
hỗ trợ doanh nghiệp. Không như nợ xấu phát sinh giai
đoạn trước - đến từ thị trường nhà đất, các dự án bất
động sản bị thổi phồng giá trị - các khoản vay tiềm ẩn
thành nợ xấu hiện nay là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh,
trong đó chủ yếu ở các khách hàng có hoạt động sản
xuất, thương mại thực chất, với tài sản bảo đảm là nhà
xưởng, hàng hóa. Nếu như các khoản cho vay bất động
sản trước đây thường có rủi ro là định giá tài sản bảo
đảm vượt quá giá trị thực, dẫn đến khi xử lý rất khó
khăn do giá trị tài sản đã rớt giá sâu hoặc thực tế không
đủ so với giá trị khoản vay gốc, thậm chí thiếu cơ sở
pháp lý, khiến ngân hàng mất vốn, thì các tài sản bảo
đảm là nhà xưởng, hàng hóa có giá trị định giá sát thực
tế hơn. Những tài sản này cũng có thể dễ xử lý hơn khi
có thể tìm đối tác, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực
sản xuất, thương mại quan tâm để bán lại. Các ngân
hàng có một cơ sở khách hàng dồi dào, cũng như các
mối quan hệ khá rộng nên có thể hỗ trợ các doanh
nghiệp
01. Hoạtđang
động gặp
nhậnkhó
tiền khăn mà muốn thoát ra khỏi
ngành, bằng cách giới thiệu với những khách hàng, đối
tác khác đang muốn mua lại, thâu tóm, mở rộng sang
các mảng kinh doanh mới, nhất là trong bối cảnh hiện
nay không ít doanh nghiệp đang tận dụng thời cơ để tìm
kiếm các thương vụ thâu tóm và sáp nhập. Giải pháp
này vừa giúp khách hàng vượt qua khó khăn mà cũng
giúp chính ngân hàng thu được nợ

Trong bài tiểu luận, nhóm cũng đã đưa ra rất nhiều giải
pháp cho những khó khăn này. Tuy nhiên, tôi muốn nêu
thêm một số đề xuất như sau:

41
Thảo luận - Tuệ Minh

Đầu tiên, các ngân hàng phải tiếp tục ứng dụng khoa
học công nghệ, chuyển đổi số và tận dụng triệt để lợi
ích của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh
vực ngân hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-
19, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam phải thực hiện
giãn cách xã hội, khi đó những giao dịch trong hệ thống
ngân hàng sẽ yêu cầu hạn chế tiếp xúc; đẩy mạnh
chuyển đổi số, thanh toán không sử dụng tiền mặt sẽ
làm cho các giao dịch trong nền kinh tế và trong hệ
thống tài chính không bị ách tắc.

Thứ hai, các ngân hàng nên tiếp tục cải thiện vốn chủ sở
hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, bởi
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay thì lợi
thế chỉ dành cho ngân hàng có nguồn lực tài chính mạnh,
cơ sở vật chất hoàn thiện. Thực tế thì hầu hết các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam đã và đang xây dựng chiến
lược chuyển đổi số, nhiều ngân hàng phê duyệt chiến lược
với kế hoạch phát triển kinh doanh trong bối cảnh mới. Tuy
nhiên, các ngân hàng nếu chỉ dừng lại ở các chiến lược,
kế hoạch và chậm trễ trong triển khai thực tiễn thì chính họ
làm mất đi cơ hội phát triển trong tương lai.
01. Hoạt động nhận tiền

Thứ ba, các ngân hàng cần phải thực hiện niêm yết trên
thị trường chứng khoán nhằm mục tiêu huy động vốn và
minh bạch về hoạt động. Theo tổng kết của Thời báo Ngân
hàng (2021), quá trình niêm yết của các ngân hàng phụ
thuộc nhiều vào cổ đông và là vấn đề nội tại của ngân
hàng, nhiều ngân hàng trong giai đoạn xử lý nợ xấu, chưa
đủ tự tin để thực hiện niêm yết. Nhưng nếu làm được điều
này, ngân hàng sẽ tăng cường được tính minh bạch,
khẳng định vị thế và uy tín, tận dụng kênh huy động vốn
dài hạn trên thị trường chứng khoán.

42
Thảo luận - Kim Thịnh

5.2. Phần thảo luận của Bùi Trần Kim Thịnh


Từ những phân tích trên, có thể nhìn thấy trong năm 2021 hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng phát triển khá mạnh. Dịch bệnh tuy có đem lại
những hạn chế và bất tiện trong hoạt động hằng ngày của con người
nhưng lại là một bước đệm để hệ sinh thái ngân hàng số phát triển, đồng
thời tạo thuận lợi để Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại
Việt Nam giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn.

Nhìn chung, yếu tố công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng. Trong thời đại 4.0 với chuyển đổi số đang diễn
ra một cách mạnh mẽ, các ngân hàng số đang dần chiếm ưu thế trong thị
trường cung tiền nhờ sự tiện lợi của nó. Đặc biệt, sự xuất hiện của eKYC
đã góp phần giúp các NHTM tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nguồn
nhân lực hơn so với việc thực hiện định danh khách hàng thủ công như
trước đây.

Đi kèm với sự phát triển công nghệ, đại dịch Covid-19 đã vô tình trở thành
một chất xúc tác có tác động mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng. Cụ thể, về những cơ hội mà dịch Covid-19 mang lại cho
ngân hàng là:
Phát triển mạnh các giao dịch thanh toán không tiền mặt, lượng người
dùng internet banking tăng kéo theo lượt tải các ứng dụng ngân hàng
điện tử cũng tăng cao, mang lại lợi nhuận không nhỏ thu về từ lượt tải
ứng dụng.
Lãi dịch vụ thu từ các hoạt động tín dụng, bảo hiểm, ngân hàng số,
ngân hàng điện tử.
Thu lợi nhuận từ các khoản nợ, vay. Do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo
dài, hoạt động kinh doanh bị trì trệ, các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự
dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh nên nhu cầu vay vốn của người
dân và các doanh nghiệp là rất cao.

Ngoài những thuận lợi kể trên, dịch bệnh cũng đem lại không ít những bất
lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói riêng và các doanh
nghiệp nói chung, điển hình như:
Sau 3 lần thực thi chính sách tiền tệ, các mức lãi suất điều hành bị giảm
tới 1,5-2,0%/năm.

43
Thảo luận - Kim Thịnh

Dịch bệnh diễn biến phức tạp làm cho năng lực tài chính của các doanh
nghiệp bị giảm sút sẽ dẫn đến áp lực trích lập nợ xấu của các ngân
hàng tăng mạnh.
Giãn cách xã hội trong năm 2021 kéo dài kiến hoạt động tại các trụ sở
ngân hàng phải tạm ngưng, làm đình trệ các hoạt động kinh doanh trực
tiếp.
Các thành phần trong môi trường nhân khẩu học, môi trường văn hóa - xã
hội, môi trường kinh tế hay môi trường chính trị cũng có tác động đến hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng, tuy không thể hiện rõ như ảnh hưởng
của công nghệ và dịch bệnh nhưng cũng góp một phần không kém quan
trọng trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cũng cần hết sức lưu ý.

Một số giải pháp được đề xuất:

Với tình hình dịch bệnh cộng với sự phát triển về công nghệ đang diễn
ra mạnh mẽ, dự đoán trong tương lai ngân hàng số sẽ chiếm ưu thế
trong các hoạt động thanh toán, giao dịch tiền tệ tại Việt Nam. Vì vậy,
các NHTM nên đầu tư nhiều hơn về phát triển ngân hàng số, ngân
hàng điện tử, thêm các tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng,
đặc biệt là với giới trẻ - GenZ, người sẽ là những khách hàng tiềm năng
trong tương lai gần.

Nâng cao năng lực quản lý trong ngành ngân hàng. Giảm bớt hệ thống
quản lý nhân viên cồng kềnh. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các
hoạt động của ngân hàng để tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.
Giảm bớt số lượng ngân hàng nhỏ, không hiệu quả.

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Thay vì chỉ xoay quanh
những dịch vụ như giữ tiền, chuyển tiền, vay nợ, tín dụng, … như trước
kia. Một số ngân hàng đã tích hợp với các doanh nghiệp khác để cho ra
mắt các tiện ích đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn
như: nhận lương, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, nộp thuế, v.v
... và được rất nhiều người ủng hộ. Các ngân hàng khác có thể dựa
vào đây để học hỏi và phát triển cho doanh nghiệp của mình.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tham gia thị trường chứng khoán thu hút
các nhà đầu tư. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ có xu hướng đầu tư để kiếm

44
Thảo luận - Kim Thịnh

thêm thu nhập cá nhân thay vì chỉ kiếm thu nhập bằng những công việc
truyền thống như ngày xưa. Vì vậy, việc tạo điều kiện, cho phép người
tiêu dùng đầu tư là một phương án vô cùng thông minh dành cho các
ngân hàng thương mại cổ phần.
Phân tích cơ cấu dân cư ở các vùng địa lý, từ đó chọn địa điểm đặt trụ
sở ngân hàng sao cho phù hợp.
Đưa ra các chính sách hỗ trợ vay vốn cho người dân, phổ cập trình độ
nhận biết của người dân về các lợi ích khi sử dụng các dịch vụ ngân
hàng. Khuyến khích người dân đến các ngân hàng vay vốn thay vì vay
tín dụng đen, quyết liệt ngăn chặn vấn nạn “tín dụng đen” theo chỉ thị
của Nhà nước.

Kết luận:

Nói chung, năm 2021 là một năm khá biến động. Không chỉ riêng hoạt động
của các ngân hàng bị ảnh hưởng mà các doanh nghiệp khác trong và ngoài
nước cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Đối với
những thuận lợi, các ngân hàng nên tập trung vào đó để làm tiền đề phát
triển hơn nữa. Ngoài ra, những người điều hành ngân hàng cũng nên biết
cách nhận biết và nắm bắt cơ hội, từ đó thiết lập nên các chiến lược phát
triển ngân hàng. Đối với các khó khăn và bất lợi, Nhà nước cần có những
chính sách để đối phó và giảm thiểu chúng, tìm cách biến bất lợi thành cơ
hội nếu có thể.

45
Thảo luận - Minh Thư

5.3. Phần thảo luận của Bùi Thị Minh Thư


Năm 2021 vừa qua là một năm chưa từng có trong lịch sử. Thành phố Hồ Chí
Minh - đầu tàu kinh tế của cả nước đã trải qua nửa năm chịu ảnh hưởng nặng
nề của đại dịch Covid-19. Điều đó tác động đến rất lớn tới môi trường vĩ mô
nói chung và kinh tế nói riêng, từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
ngân hàng.

Chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19, người dân phải ở nhà và hạn chế ra
ngoài đường, các công ty cũng cho phép nhân viên làm việc từ xa. Nếu dịch
bệnh này bùng phát từ 10 năm trước thì sẽ rất khó khăn để mọi người mua
sắm, làm việc,... thế nhưng hiện nay khi thế giới bước vào cuộc cách mạng
công nghệ 4.0 đã giúp mọi người thuận tiện hơn rất nhiều. Mặc dù người dân
không thuận tiện ra khỏi nhà thế nhưng theo các báo cáo cho thấy hoạt động
của các ngân hàng vẫn phát triển rất nhanh.

Điển hình ngày 21/05/2022 vừa qua, Forbes công bố Global 2000 - danh sách
2000 công ty lớn nhất trên thế giới. Theo danh danh sách có 5 doanh nghiệp
của Việt Nam lọt vào bảng danh sách này, trong 5 doanh nghiệp đó thì tới 4
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng gồm: Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại
cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và một đại diện của lĩnh vực sản xuất là
Tập đoàn Hòa Phát.

https://www.forbes.com/lists/global2000/

46
Thảo luận - Minh Thư

Điều đó càng chứng tỏ các ngân hàng khi gặp đại dịch Covid-19 đã biết
tận dụng những trở ngại để biến thành những thuận lợi. Trong đó phải kể
tới một ngách kinh doanh đang cực kì tiềm năng hiện nay đó là ngân hàng
số.

Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả
những hoạt động và dịch vụ có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng
bình thường.

Cụ thể hơn, tất cả các hoạt động và thao tác mà bạn thực hiện ở quầy giao
dịch truyền thống đều được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân
hàng số. Với ứng dụng này, bạn không cần tốn công di chuyển hay chờ
đợi tại chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện các giao dịch tài
chính. Không chỉ hoạt động của người dùng, tất cả hoạt động của ngân
hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm,... cũng được số
hóa ở hình thức ngân hàng số.

Nhiều người thường nhầm lẫn, thậm


chí đánh đồng khái niệm ngân hàng số
(Digital Banking) với ngân hàng điện tử
(E-Banking). Trên thực tế, ngân hàng
số là bước phát triển cao hơn của ngân
hàng điện tử. Digital Banking đòi hỏi
cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới
trong dịch vụ tài chính, chiến lược di
động, kỹ thuật số, AI, thanh toán,
RegTech, dữ liệu, blockchain, API,
kênh phân phối và công nghệ,...

47
Thảo luận - Minh Thư

Ngân hàng số mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và người dùng và cả
nền kinh tế.

Đối với ngân hàng

Khi áp dụng ngân hàng số thì mọi hoạt động,


thao tác và giao dịch liên quan đến tài chính đều
có thể thực hiện từ chỉ một chiếc điện thoại do
đó sẽ giảm được số lượng giao dịch trực tiếp tại
các chi nhánh giúp ngân hàng giảm bớt chi phí
từ khoản xây dựng thêm các chi nhánh, thuê
nhân viên xử lý giao dịch tại chi nhánh. Bên
cạnh đó còn tiết kiệm được thời gian thực hiện
các giao dịch cho người dùng không phải ra
ngân hàng và có thể thực hiện nhiều giao dịch
một lúc giúp tăng năng suất hoạt động của ngân
hàng so với trước kia. Không chỉ vậy vì người
dùng không phải ra các chi nhánh ngân hàng mà
mọi hoạt động có thể thực hiện tại nhà do đó
còn tăng khả năng tiếp cận các khách hàng mới
của ngân hàng.


Đối với người dùng

Việc không phải ra ngân hàng để thực hiện các


giao dịch cũng giúp người dùng tiết kiệm thời
gian. Chúng ta còn có thể sử dụng các dịch vụ
của ngân hàng ở bất kỳ thời điểm nào và bất cứ
địa điểm nào. Với sự cải tiến từng ngày của công
nghệ, các giao dịch trên ngân hàng số đang ngày
càng an toàn và bảo mật do đó người dùng có thể
yên tâm sử dụng loại hình này. Mọi giao dịch
được thực hiện đều được lưu trữ vào sao kê tài
khoản ngân hàng điện tử giúp khách hàng dễ
dàng quản lý thông tin và đối chiếu hóa đơn khi
cần thiết. Bên cạnh đó người sử dụng có thể nhận
được các ưu đãi, giảm giá khi sử dụng ngân hàng
số để chi tiêu

48
Thảo luận - Minh Thư

Đối với nền kinh tế

Sự phát triển của ngân hàng số cũng giúp quốc


gia hội nhập với kinh tế quốc tế dễ dàng hơn. Các
giao dịch bây giờ có thể thực hiện xuyên lục địa
và kết nối chúng ta lại gần nhau hơn. Khi nhiều
người dân sử dụng ngân hàng số cũng giúp giảm
lượng tiền mặt lưu thông từ đó tiết kiệm được
nhiều chi phí từ in ấn, phát hành. Các giao dịch
được thực hiện thông qua internet nên việc tra
cứu càng chính xác và nhanh gọn. Các giao dịch
sẽ được lưu trữ tự động giúp các cơ quan liên
quan có thể truy xuất một cách dễ dàng và tiết
kiệm.

Phương hướng phát triển

Tuy vậy việc phát triển ngân hàng số ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều
thách thức mà cần các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển. Đầu tiên, để
có thể giúp các doanh nghiệp tự do phát triển chúng ta cần một khung
pháp lý hoàn thiện về thể chế bên cạnh đó còn phải cân bằng giữa
quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Thứ hai, để triển khai ngân
hàng số thành công còn cần thay đổi thói quen của người tiêu dùng -
vốn đã quen sử dụng tiền mặt để thanh toán. Thứ ba là cần chú trọng
phát triển hơn về mảng công nghệ để mang lại cho người dùng trải
nghiệm thuận lợi và tốt nhất. Nhất là đối với ngành kinh doanh có liên
quan trực tiếp tới nhiều hoạt động hàng ngày của nhiều người nếu xảy
ra một sự cố có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng cũng
như uy tín của doanh nghiệp. Thứ tư, các doanh nghiệp cần có chiến
lược phát triển hợp lý. Tuy ngân hàng số đang phát triển rất nhanh
nhưng để phát triển thì vẫn cần thời gian để xây dựng chắc chắn và
hoạt động hiệu quả.

49
Thảo luận - Thu Phương

5.4. Phần thảo luận của Huỳnh Thu Phương


Năm 2021, Việt Nam đối mặt với vô vàn khó khăn bởi tác động của dịch
bệnh, nhưng công tác điều hành của Ngân hàng Nhà Nước và hoạt động
của hệ thống Ngân hàng đã góp phần giúp nền kinh tế đạt được nhiều kết
quả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp, góp phần củng cố vững chắc nền kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam trong năm qua là ổn
định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, trong đó, đóng góp
lớn nhất là vai trò của chính sách tiền tệ. Bên cạnh giữ ổn định vĩ mô, năm
qua, ngành ngân hàng cũng có rất nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thể
hiện sự đồng hành với doanh nghiệp.

Xu hướng phát triển ngân



hàng số mạnh mẽ

Dịch bệnh xuất hiện khiến tâm lý, hành vi tiêu dùng và đầu tư của khách
hàng thay đổi, nhưng cũng chính là chất xúc tác thúc đẩy cả các ngân hàng
và khách hàng tiến tới sử dụng các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán không
dùng tiền mặt nhiều hơn. Đây cũng là cơ hội để ngân hàng cơ cấu lại
nguồn thu, dịch chuyển dần từ thu dịch vụ tín dụng sang thu dịch vụ thông
qua phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đáp ứng nhu
cầu thanh toán của người dân.

Năm 2021 là năm bùng nổ về chuyển đổi số, hoạt động ngành Ngân hàng
là sự đan xen giữa các hoạt động ngân hàng truyền thống và sự nổi lên của
ngân hàng số. Cuộc đua về chuyển đổi số không chỉ diễn ra ở khối các
ngân hàng TMCP tư nhân mà còn cả trong khối ngân hàng có vốn Nhà
nước. Một số ngân hàng đi nhanh trong phát triển công nghệ, đã bước vào
giai đoạn thứ hai của chuyển đổi số là sáng tạo số. Kết quả khảo sát của
Vietnam Report với các ngân hàng về tình hình triển khai chuyển đổi số ghi
nhận 58,33% ngân hàng đang triển khai trên quy mô, 16,67% ngân hàng đã
triển khai một phần và có 25% ngân hàng đang ở giai đoạn củng cố hệ
thống vận hành. Các sản phẩm dịch vụ mới được các ngân hàng cung ứng
ra thị trường được khách hàng sử dụng nhiều thể hiện tiện ích của các sản
phẩm đó và đồng nghĩa với sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ mà
ngân hàng cung cấp

50
Thảo luận - Thu Phương

Các ngân hàng đã có nhiều chính sách, giải pháp phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ trên nền tảng số như: Xây dựng mô hình kinh doanh lấy khách
hàng làm trung tâm, chú trọng trải nghiệm khách hàng; phát triển đa dạng
các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, các kênh phân phối mới đa tiện
ích Mobile Banking, Internet Banking, QR code, sử dụng công nghệ eKYC...
Các sản phẩm tiền gửi đa dạng, linh hoạt hơn, qua đó có thể huy động
nhanh và nhiều nhất nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ lẻ từ khách hàng cá nhân.
Các hình thức cho vay cá nhân (cho vay tiêu dùng, nhà ở, mua ôtô, du học,
trả góp...) ngày càng phát triển với thủ tục đơn giản, thuận tiện.

Đi cùng với những thành tựu đạt được, vẫn có những


những thách thức đối với Ngân hàng trong năm qua:

Diễn biến phức tạp của đại dịch và rủi ro gia tăng nợ xấu.
Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết,
tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%, cao hơn so với mức 1,69% tính
đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản nợ đã bán cho Công
ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nhưng chưa xử lý và
nợ xấu tiềm ẩn, thì tỷ lệ lên tới 3,79%.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ
trước mắt là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp
và người dân nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu gia tăng và rủi ro kỳ hạn
thanh khoản trong trung hạn.
Đặc biệt, việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt vốn trung dài hạn, vẫn
chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng trong khi nguồn vốn ngân hàng chủ
yếu là ngắn hạn, làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản cho hệ thống
các tổ chức tín dụng.

Sự cạnh tranh của ngân hàng trong các dự án chuyển đổi


số và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
Trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của công nghệ, áp lực cạnh tranh
của ngành Ngân hàng ngày càng khốc liệt. Không chỉ là cuộc cạnh tranh
của ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàng với các công ty tài chính mà
còn là giữa ngân hàng với fintech và bigtech, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ
thanh toán và cho vay nhỏ lẻ, tiêu dùng.

51
Thảo luận - Thu Phương

Khảo sát trong tháng 6 năm 2021 của Vietnam Report đã chỉ ra top 3 lợi thế
cạnh tranh được các ngân hàng lựa chọn nhiều nhất, đó là: Ứng dụng công
nghệ (90,91% phản hồi); Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ (54,55%); Mạng
lưới và kênh phân phối (36,36%).Có thể thấy đẩy mạnh các ứng dụng công
nghệ và đa dạng hóa sản phẩm là hai chiến lược mũi nhọn được nhiều
ngân hàng lựa chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Ngân hàng
nào tiên phong đi đầu, làm phong phú sự trải nghiệm của khách hàng hoàn
hảo nhất, sẽ để lại ấn tượng tốt nhất. Điều này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải
thay đổi nhanh hơn, quyết liệt hơn để tạo dựng được hình ảnh và vị thế của
mình.

Xu hướng ngân hàng số gia tăng rủi ro về an ninh mạng,


thông tin dữ liệu an toàn.
Ngân hàng đóng vai trò là trụ cột của nền kinh tế và luôn dẫn đầu trong việc
ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, hầu hết các giao dịch và hoạt động
tài chính được xử lý trực tuyến nên có một tỷ lệ cao số vụ tội phạm an ninh
mạng liên quan đến các ngân hàng.
Cụ thể, rủi ro lộ SMS OTP, rủi ro từ người thân, rủi ro từ tài khoản giả mạo,
mua bán dùng chứng minh thư giả để mở tài khoản. Khi khách hàng bị lừa
tiền, tiền chuyển rất nhanh qua các tài khoản giả mạo. Điều này dẫn đến
không định danh được người thực hiện giao dịch, khó khăn trong điều tra
thu hồi tiền cho khách.
Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 bùng phát cũng khiến cho các ngân hàng
phải đối mặt với số lượng các hoạt động gian lận tăng lên đáng kể. Ngoài
ra, ngân hàng cũng gặp phải những rủi ro về đạo đức liên quan đến khách
hàng và nhân viên ngân hàng.

Những giải pháp đặt ra:

Bên cạnh tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách tiền tệ,
tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp,
thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, cần phải hướng dòng
vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Phải kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực
rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán..., trong đó, kiểm soát chặt chẽ
việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, giảm thiểu rủi ro
hệ thống.

52
Thảo luận - Thu Phương

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn
ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; ngăn ngừa tình trạng đầu tư
chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ
chức tín dụng có liên quan. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt
động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
cao. Phấn đấu duy trì tỉ lệ nợ xấu nội bảng ở mức an toàn.
NHNN cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng phù hợp với
thực tiễn nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế
phục hồi sau dịch COVID-19. Trong đó trọng tâm là xây dựng Luật Phòng,
chống rửa tiền (sửa đổi); hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao quy trình xử lý
nghiệp vụ, giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhằm đáp ứng nhu
cầu nhanh gọn cho khách hàng. Đẩy mạnh quá trình số hóa ngân hàng và
phát triển ngân hàng số thuần túy.
Nâng cao chất lượng chuyển đổi số, bảo mật trong thanh toán cũng như
đảm bảo an toàn thông tin khách hàng. Ngân hàng cần phải có đội ngũ
nhân viên am hiểu về công nghệ thông tin hoặc phải liên kết với các công
nghệ thông tin để xây dựng một hệ thống bảo mật dữ liệu.
Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung
thống nhất có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành lĩnh vực khác để
cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số và nâng cao
chất lượng phục vụ tăng tính tiện ích trải nghiệm cho khách hàng.

53
Thảo luận - Thanh Hằng

5.5 Phần thảo luận của Từ Thanh Hằng

FINTECH VÀ XU HƯỚNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG


Sự phát triển của hệ sinh thái số đã hình thành nên làn sóng công nghệ làm thay
đổi tài chính Thế Giới - Fintech. Theo thống kê của những năm gần đây cho thấy
Fintech sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với sự gia tăng tâng lớp thượng lưu, tỷ lệ
người dân tiếp cận Internet ngày càng cao và dân số xấp xỉ 100 triệu- trong đó số
người trẻ, có đam mê tìm tòi nghiên cứu công nghệ lớn, Việt Nam có nhiều điều
kiện phát triển ngành công nghệ tài chính Fintech.

Fintech tại Việt Nam


Cách mạng công nghiệp 4.0 đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Rõ
ràng Internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo đã dần thâm nhập vào nhiều thị
trường kinh doanh ở Việt Nam, khiến các doanh nghiệp dần đổi mới mô hình
kinh doanh nhằm tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường, hội nhập
với quốc tế. Sự ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng công nghiệp 4.0 chắc chắn
phải kể đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng và sự đổi mới mô hình kinh doanh của
nhiều ngân hàng số Fintech ở tại Việt Nam.

.
Vậy Fintech là gì? Fintech là viết tắt của cụm từ
“financial technology” công nghệ tài chính.
Fintech được hiểu chính xác là ứng dụng
những cải tiến sáng tạo, thông minh của công
nghệ thông tin vào trong các hoạt động dịch vụ
tài chính. Với sự hỗ trợ của công nghệ mới
như: big data, AI, blockchain, Iot để tích hợp
công nghệ vào việc phân tích dữ liệu và đánh
giá,... thúc đẩy các doanh nghiệp dần đổi mới
hình thức kinh doanh nhằm cạnh tranh với các
phương pháp tài chính truyền thống trong việc
cung cấp dịch vụ tài chính.

54
Thảo luận - Thanh Hằng

Phần thảo luận của Từ Thanh Hằng


Sự phát triển mạnh mẽ của Fintech trong thị trường tài chính- ngân hàng
Biểu hiện mạnh mẽ nhất của Fintech là sự thay đổi xu hướng kinh doanh khi
các doanh nghiệp dần tiếp cận với môi trường số. Những cuộc chạy đua công
nghệ giữa các ngân hàng số cũ lẫn các đơn vị doanh nghiệp Fintech mới nổi
đã trở thành cơ hội đầu tư lớn của các quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đặc biệt hơn hết Fintech còn phát triển thành một ngành nghiên cứu hay một
ngành học mới mà không ít trường đại học đang phổ biến giảng dạy để đào
tạo ra nguồn nhân lực mới trong ngành nghề này. Trong thời kỳ covid hiện
nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đang được chính phủ nước ta
khuyến khích và ủng hộ. Trong khoảng thời gian gần đây, có thể thấy sự xuất
hiện ngày càng phổ biến của các dịch vụ thanh toán “ví điện tử” như Payoo,
VNPay, Momo, Cake, Airpay, Moca, Zalopay,... Bên cạnh sự phát triển của
các ví điện tử, các ngân hàng hiện nay cũng đang phát triển ngân hàng số
chẳng hạn như OCB digital bank, VCB digital bank,... Theo thống kê số liệu,
tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020, Việt Nam là nước đứng thứ hai trong
ASEAN về việc kêu gọi vốn tài trợ fintech, thu hút đầu tư vào fintech Vietnam
chiếm 36% của toàn khu vực vào năm 2019, chỉ đứng sau Singapore (51%),
theo một báo cáo chung của PricewaterhouseCoopers (PWC), United
Overseas Bank. (UOB) và Hiệp hội Fintech Singapore. Thị trường Fintech Việt
Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn và được dự báo sẽ phát triển mạnh
mẽ trong tương lai.

55
Phần thảo luận của Từ Thanh Hằng

Mặt hạn chế của Fintech


Rủi ro hệ thống (systematic risk) được hiểu là bộ phận cấu thành tổng mức rủi
ro trong nội bộ mô hình định giá tài sản, gắn với việc nắm giữ một chứng khoán
hoặc cơ cấu chứng khoán và có mối liên hệ xác định xét trên phương diện sự
biến thiên của tất cả các lợi tức chứng khoán trên thị trường chứng khoán.,

Các sản phẩm Fintech thường dựa vào một hoặc một vài nhà cung cấp công
nghệ do vậy khi có sự cố có thể dẫn đến rủi ro hệ thống. Thậm chí còn dẫn đến
tình trạng giả mạo, chỉnh sửa thông tin để lợi dụng sơ hở cho công ty, từ đó tạo
ra khe hở thuận lợi cho các hacker có cơ hội trộm dữ liệu của người dùng.

Theo thống kê, trong năm 2020, hàng trăm tỷ đồng đã bị hacker chiếm đoạt,
tấn công mạng liên quan đến ngân hàng. Trong đó, chủ yếu là các vụ đánh cắp
mã OTP giao dịch của người dùng. Cách thức chính của hacker là lừa người
dùng cài đặt phần mềm gián điệp trên điện thoại để lấy trộm tin nhắn OTP, thực
hiện giao dịch bất hợp pháp. Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an cung cấp thông tin
rằng năm 2020, đã xảy ra khoảng 4.000 vụ việc liên quan đến tấn công an ninh
mạng, với tổng thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng.

Không những thế, tính ổn định trong Fintech không cao do khách hàng có thể
dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ Fintech, hệ thống Fintech cũng sẽ
nhạy cảm hơn với các thông tin trên thị trường.

Tuy đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc trong những năm qua,
nhưng thể chế quản lý hoạt động Fintech vẫn chưa được đề cập trong bất kỳ
văn bản pháp luật cụ thể nào và chưa có quy định về đơn vị chuyên trách hỗ trợ
xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động Fintech.

56
Thảo luận - Thanh Hằng

Phần thảo luận của Từ Thanh Hằng


Hành lang pháp lý cho Fintech
Trong thời gian ngắn khi chưa thể ngay lập tức xây dựng một khuôn khổ pháp
lý tổng thể thì cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech lĩnh vực ngân
hàng (Regulatory Sandbox) sẽ tạo hành lang pháp lý cho các Fintech phát triển
lành mạnh, đúng hướng.

Mới đây, tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 999/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ; trong đó, giao Ngân hàng
Nhà nước nghiên cứu, xây dựng đề án cơ chế quản lý thử nghiệm (Sandbox)
cho hoạt động Fintech, nghiên cứu cơ chế thí điểm hoạt động cho vay ngang
hàng.

Mục tiêu của Sandbox là thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực
ngân hàng, qua đó thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân; đồng
thời, hạn chế rủi ro cho khách hàng khi tham gia sử dụng các dịch vụ Fintech
chưa được cấp phép chính thức. Hiện đề án này vẫn đang trong giai đoạn chờ
Chính phủ xem xét.

Việt Nam cũng cần khuyến khích các định chế tài chính chấp nhận các giải
pháp của công ty fintech, tức cần có sự hỗ trợ phê duyệt của Chính phủ. Đây là
những biện pháp hỗ trợ, giúp các ngân hàng có niềm tin vào các giải pháp của
công ty Fintech… Nhìn chung, hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam đang ở thời kỳ
sơ khai. Hiện nay, muốn phát triển được cần có những biện pháp đến từ Nhà
nước, đặc biệt là việc cải thiện khung pháp lý.

57
Thảo luận - Dương Luân

5.6. Phần thảo luận của Nguyễn Phúc Dương Luân

Ngành ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và phong phú, không phải đơn
giản mà nó được xem như huyết mạch của ngành kinh tế. Vì thế, để có thể
phân tích đầy đủ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô của hoạt động ngân
hàng không phải là chuyện dễ, phải xem xét trên tất cả các mặt và dữ liệu
đến từ các khách hàng của ngân hàng và từ chính các ngân hàng đó. Như
đã trình bày ở phần mở đầu, việc thực hiện chủ đề bài tiểu luận là hết sức
cần thiết, nhất là sau đại dịch Covid - 19, môi trường vĩ mô đã có tác động
rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là ở các môi trường nhân
khẩu, tự nhiên và công nghệ. Đó vừa là bất lợi khi mà các doanh nghiệp,
cá nhân không có điều kiện giao dịch trực tiếp với ngân hàng, vừa là lợi
thế cho sự phát triển của ngân hàng khi phát triển mạnh các dịch vụ trực
tuyến thông qua ứng dụng và trang web. Trước ảnh hưởng của môi
trường vĩ mô, thì ngành ngân hàng cũng cần phải có những biện pháp để
đáp trả lại. Thế nên, trong quá trình hồi phục sau nền kinh tế, các ngân
hàng cần phải có thêm những chủ trương, chính sách để thu hút khách
hàng, khác phục những điểm bất lợi và tiếp tục phát huy những điểm lợi
thế đang có.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các yếu tố về môi trường nhân khẩu có
ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Do đó,
việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ những thông tin của khách hàng như sở thích,
phong cách sống,... cần phải được chú trọng để có những cách thức tiếp
cận khách hàng tốt hơn, phù hợp với từng phân khúc đối tượng khách
hàng hướng đến. Các ngân hàng cần phải phát triển hơn ở bộ phận chăm
sóc khách hàng, bởi lẽ đó chính là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng, là sợi dây gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng. Mà sợi dây phải
tốt, phải biến đổi linh hoạt trong từng tình huống thì mới có thể khiến cho
mối quan hệ này được lâu dài và bền chặt. Thái độ hòa nhã, thân thiện, có
sự chuyên nghiệp, linh hoạt chính xác giải quyết vấn đề của nhân viên luôn
là một điểm cộng khi khách hàng lựa chọn ngân hàng.

58
Thảo luận - Dương Luân

5.6. Phần thảo luận của Nguyễn Phúc Dương Luân

Giữ gìn hình ảnh của bản thân cũng là một việc vô cùng quan trọng mà
ngân hàng cần phải chú ý đến. Phần lớn khách hàng tìm đến ngân hàng
để giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền. Với một lượng lớn khách
hàng thì số tiền của ngân hàng phải giải quyết là một con số khổng lồ, vì
vậy để có được lòng tin của khách hàng, các ngân hàng cần phải gia tăng
hình ảnh và ấn tượng. Điều đặc biệt quan trọng đó là chữ “tín”, đảm bảo
chất lượng phục vụ như những gì ngân hàng cam kết. Ngân hàng cũng
nên thực hiện các công tác hỗ trợ cộng đồng tích cực. Khi độ nhận diện
của thương hiệu càng cao thì càng có khả năng thu hút khách hàng.

Ảnh: Hoạt động chạy Marathon quốc tế TP. HCM 2018 Techcombank gây quỹ
1,2 tỷ đồng
(Nguồn: techcombank.com.vn)

Cuối cùng là việc phát triển các chiến dịch quảng bá, marketing. Dựa trên
các địa bàn dân cư khác nhau, các ngân hàng cần phải có những chiến
dịch quảng bá phù hợp. Một ví dụ thực tế tại trường Đại học Kinh tế - Luật,
ngân hàng TPBank có chính sách hỗ trợ các bạn sinh viên mở tài khoản
online miễn phí. Có một thực trạng hiện nay các ngân hàng có chiến lược
marketing đa số giống nhau, chưa có sự đổi mới hoặc gần giống với cách
truyền thống. Các ngân hàng đua nhau thực hiện chiến lược marketing đa
nền tảng, có những chính sách miễn phí chi phí giao dịch,...Một công nghệ
marketing mới nhất hiện nay đó chính là công nghệ tài chính Fintech, ứng
dụng công nghệ hoàn toàn mới trong lĩnh vực ngân hàng.

59
Thảo luận - Hương Giang

5.7. Phần thảo luận của Cao Hương Giang


“Đại dịch đã chứng minh rằng, ngân
hàng số là điều cần thiết để người tiêu
dùng ở mọi lứa tuổi tự tin quản lý tài
chính của họ”, Allison Beer, Giám đốc
phụ trách công nghệ tại JPMorgan Chase

Thảo luận
01 02 03
Tổng quan Ngân hàng Các xu
số là gì? hướng phát
triển ngân
hàng số tiêu
biểu

04 05 06

Lợi thế phát Thách thức Đề xuất


triển

60
Thảo luận - Hương Giang

Trong vài năm gần đây, ngân hàng số đang Trải qua một năm 2021 với
dần trở thành xu hướng phát triển của thế hàng loạt biến thể COVID-19
giới. Vì vậy không ít quốc gia đã và đang ra lần lượt xuất hiện khiến đại dịch
sức tham gia vào cuộc đua với con đường vẫn cứ còn âm ỉ, thì 2022 hứa
rộng mở như thế. Và một tác nhân xúc tác hẹn trở thành một năm quan
mạnh mẽ khiến cho nhiều quốc gia phải trọng trong chiến lược số hóa
nhanh chóng gia nhập cuộc chơi này chính ngân hàng, khi thói quen sử
là “đại dịch COVID-19”. Kể từ đây việc kết dụng ngân hàng số dần được
hợp công nghệ số cùng ngân hàng càng hình thành và khi mọi người đã
được phổ biến và biểu hiện một cách rõ nét. nhận ra sự tiện lợi cũng như
Thông qua đề tài phân tích sự ảnh hưởng cần thiết của hình thức này.
của môi trường vĩ mô đến hoạt động của
ngân hàng tại Việt Nam mà nhóm em đã
phân tích, công nghệ là một nhân tố mà em
cảm thấy tiềm năng cho ngành ngân hàng
của nước ta trong tương lai.

Tổng quan
Cách mạng công nghiệp 4.0 - chuyển đổi số
đang là một xu hướng tất yếu của nền kinh
tế các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Hòa mình vào dòng chảy này, các
NHNN cũng như NHTM của nước ta đã và
đang thực hiện thành công nhiều dịch vụ
ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động
tài chính - ngân hàng.
Số hóa đang chuyển đổi ngành dịch vụ tài
chính. Và động lực to lớn phía sau quá trình
chuyển đổi này chính là sự phát triển vô
cùng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các
thiết bị điện tử dường như phủ sóng khắp
nơi cùng với nhịp sống hiện đại, ưu tiên sự
nhanh chóng và tiện lợi. Sự chuyển mình này không chỉ tạo ra mô hình kinh
doanh mới mà còn làm gia tăng giá trị của ngành ngân hàng so với các ngành
khác.

61
Thảo luận - Hương Giang

Ngân hàng số là gì?

Theo Gaurav Sarma (2017), Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức
ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Dễ hiểu thì, nếu lúc trước mọi hoạt động, dịch vụ chúng ta đều phải có mặt
trực tiếp tại ngân hàng để thực hiện thì hiện nay các ngân hàng tiến hành phát
triển một ứng dụng tích hợp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng thực hiện
trực tuyến mà không phải mất thời gian đến trực tiếp tại các chi nhánh.

Digital Banking đòi hỏi cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài
chính cho khách hàng xung quanh, các chiến lược về ứng dụng kỹ thuật số,
ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thanh toán, RegTech, dữ liệu lớn, công nghệ
chuỗi khối (blockchain), API, kênh phân phối và công nghệ (American banker,
2018). Việc phát triển ngân hàng số giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí, tăng
khả năng cạnh tranh, nâng cao tính tuân thủ và minh bạch trong hoạt động

kinh doanh. Đối với khách


hàng, ngân hàng số giúp
khách hàng sử dụng dịch vụ
ngân hàng thuận tiện, an toàn
với tiện ích tối đa, tiết kiệm chi
phí và nâng cao hiệu quả sử
dụng tài chính, hỗ trợ phát
triển kinh doanh trực tuyến.
(Tạp chí ngân hàng)

62
Thảo luận - Hương Giang

Các xu hướng phát triển ngân hàng số tiêu biểu

Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)


trong ngân hàng: Hiện nay, một
số ngân hàng đã triển khai Kết hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng
AI, tiêu biểu là TPBank, với các công ty công nghệ lớn:
VietABank, MBBank, BIDV… Samsung Pay, Amazon, Alibaba
JD.com (thông qua khoản đầu tư 50
triệu USD vào Tiki) thâm nhập Việt
Nam. Các tập đoàn công nghệ lớn
tại Việt Nam phát triển các công cụ
Chuyển đổi ngân hàng lõi và thanh toán điện tử như: WePay (VC
Cloud: Việc chuyển đổi này Corp), Zalo Pay (VNG),
còn chậm chạp do vẫn còn ViettelPay(Viettel)...
24
thiếu nguồn lực về vốn hoặc
đã triển khai nhưng mang tính
hình thức và chưa đem lại hiệu Phát triển các ứng dụng ngân hàng số
quả thật sự. Hiện chỉ có một số và ví điện tử: VPBank với ứng dụng
ít ngân hàng đã hoàn tất việc ngân hàng số YOLO, CAKE, VP Bank
đưa dữ liệu lên private cloud NEO; Vietcombank với không gian
tiêu biểu như VietABank (từ giao dịch công nghệ số Digial Lab;
năm 2014 - 2017). TPBank với việc cho ra mắt dịch vụ
ngân hàng tự động LiveBank; BIDV
đưa ra thị trường ứng dụng ngân hàng
di động BIDV SmartBanking với tiện
ích QR Pay; ...

63
Thảo luận - Hương Giang

Lợi thế phát triển

Quy mô dân số lớn với 97 triệu dân và cơ cấu dân số


vàng, 56 triệu người tham gia thị trường lao động, tỷ lệ
người dân sử dụng điện thoại thông minh ở mức cao
(chiếm 75%), 64 triệu thuê bao 3G, 4G và 95% thiết bị sử
dụng Internet( Theo báo cáo của Bộ TT&TT) .

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ
ngân hàng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
(VNUHCM-IBT), hiện có hơn 154 công ty hoạt động trong
lĩnh vực Fintech tại Việt Nam. Trong đó, 37 công ty hoạt
động trong mảng thanh toán, 25 công ty hoạt động trong
lĩnh vực cho vay; 22 công ty làm về Blockchain, Crypto và
Remittance. Nhìn chung, Fintech ở Việt Nam hiện chủ
yếu chỉ tập trung ở 3 dịch vụ sau: Thanh toán, cho vay
ngang hàng và huy động vốn cộng đồng. Có đến 70%
công ty Fintech ở Việt Nam là các công ty khởi nghiệp có
vốn đầu tư đến từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản,
Mỹ, Canada, Australia, Anh, Đan Mạch, Pháp và các
quốc gia lân cận như Trung Quốc, Singapore, Malaysia.
(Tạp chí Tài chính)

64
Thảo luận - Hương Giang

Thách thức
Hành lang pháp lý, khuôn khổ pháp lý,
tạo cơ sở cho hoạt động và sự phát
triển ngân hàng số vẫn còn chưa thực
sự đầy đủ. Thời gian cập nhật, sửa đổi,
bổ sung còn chưa bắt kịp với tốc độ
phát triển nhanh chóng của công nghệ.

Cơ sở hạ tầng công nghệ chưa được


đảm bảo. Công nghệ bảo mật vẫn còn
thiếu sót, độ rủi ro cao. Năng lực phòng
chống gian lận đối với các giao dịch
ngân hàng số luôn được quan tâm,
nhưng vẫn chưa thể tạo sự yên tâm và
tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng.

Nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng, thiếu


nhân lực chất lượng cao

Ý thức người dùng còn hạn chế, dễ tạo


các lỗ hổng bảo mật thông qua quá trình
giao dịch. Vì vậy có thể gây rủi ro, khó
khăn cho chính người dùng và các tổ
chức tài chính liên quan.

Thói quen dùng tiền mặt của người Việt


Nam vẫn còn phổ biến do thói quen và
tính ứng dụng và một phần do nhiều địa
phương khó khăn trong việc tiếp cận
hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt.

65
Thảo luận - Hương Giang

Đề xuất

1 2 3 4 5

Hoàn thiện Đẩy mạnh Tìm kiếm Nỗ lực thay Cân bằng ngân
hành lang ứng dụng nguồn nhân đổi ý thức, sách trong
pháp lý để công nghệ lực cũng như cách thức chiến lược phát
đảm bảo an vào quản lý, thúc đẩy việc quản lý cũng triển. Đầu tư
ninh, an toàn hoạt động. đào tạo như chiến cho ngân hàng
thông tin, dữ Tăng cường nguồn nhân lược phát số là một quá
liệu khách an ninh bảo lực sẵn có triển để đem trình lâu dài, vì
hàng cũng mật và phòng với chuyên ngân hàng số vậy cần tính
như nền tảng chống rủi ro. môn cao. đến gần hơn toán kỹ lưỡng
cho ngân hàng với người để chiến lược
số phát triển dùng và phát phát triển được
hơn trong triển hơn phát huy một
tương lai. trong tương cách tốt nhất
lai. có thể.

66
Thảo luận - Thanh Trúc

5.8. Phần thảo luận của Phạm Thị Thanh Trúc


Nhiều năm qua, ngành Ngân hàng được xem là có vai trò quan trọng, dẫn
dắt nền kinh tế đất nước. Kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói
riêng trải qua năm 2021 đầy biến động, với vai trò là “huyết mạch” của nền
kinh tế, ngành Ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính,


năm 2021 vừa qua ngành Ngân hàng
đã đạt nhiều thành tích nổi bật. Trong
đó, ngành ngân hàng có vai trò quan
trọng, then chốt trong việc ổn định vĩ
mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Nhất là sau giai đoạn dịch bệnh Covid-
19, các xu hướng vĩ mô có ảnh hưởng
quan trọng đến hoạt động của ngành
Ngân hàng.

Đầu tiên phải kể đến lãi suất, lãi suất thấp sẽ tiếp tục tác động mạnh tới
tỷ suất lợi nhuận và mô hình kinh doanh.

Thứ hai là, suy thoái do đại dịch COVID-19 và sự suy giảm giá trị tài sản sẽ
làm giảm khả năng cho vay của các Ngân hàng do yêu cầu phải đảm bảo tỷ
lệ an toàn vốn, do vậy giảm khả năng hỗ trợ nền kinh tế khi bước vào giai
đoạn phục hồi trong thời gian tới.

Thứ ba là, các đơn vị cấp vốn phi


truyền thống sẽ có vai trò ngày một
quan trọng trong hệ thống tài chính
toàn cầu.

Bốn là, đại dịch COVID-19 sẽ


không trì hoãn - và thậm chí có thể
thúc đẩy - việc triển khai các biện
pháp quản lý Ngành Ngân hàng
hiện thời hoặc đang được dự kiến
tại nhiều quốc gia và khu vực.

67
Thảo luận - Thanh Trúc

Năm là, tình trạng đảo ngược của


toàn cầu hóa sẽ tiếp tục điều chỉnh
quy mô của các tổ chức tài chính
tương ứng với tăng trưởng GDP của
quốc gia sở tại mà tổ chức đó đặt trụ
sở, trong khi đó việc duy trì đặt hoạt
động sản xuất ra nước ngoài sẽ làm
tăng rủi ro hoạt động trong toàn
ngành.

Sáu là, các công ty liên tục đối mặt với áp lực tăng năng suất thông qua
việc số hóa hoạt động kinh doanh và lực lượng lao động.

Bảy là, nhằm đáp ứng cầu của khách hàng, việc chuyển hướng của ngành
dịch vụ tài chính sang hoạt động dựa trên nền tảng và hệ sinh thái sẽ tạo ra
một làn sóng mới, giảm bớt trung gian và tạo đột phá.

Bên cạnh đó, trong năm 2021, nền kinh tế nước ta sẽ giữ được sự ổn định
trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngành Ngân hàng nói
chung và các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ tiếp tục đóng vai trò là
“vận động viên” tiếp sức cho doanh nghiệp và cá nhân khôi phục sản xuất
kinh doanh trước tác động của đại dịch Covid-19.

Về nhân khẩu học, người tiêu dùng,


đặc biệt là giới trẻ thành thị đã có sự
quen thuộc cao với công nghệ kỹ thuật
số và thương mại điện tử. Xuất phát từ
các xu thế chung này, giao dịch trực
tuyến qua hệ thống ngân hàng đang là
một xu thế mà khách hàng quan tâm,
đặc biệt là giới trẻ. Điều này, đòi hỏi
ngành Ngân hàng nói chung và các
ngân hàng thương mại nói riêng hoàn
thiện quy định và hạ tầng công nghệ để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng.

68
Thảo luận - Thanh Trúc

Về công nghệ, dưới ảnh hưởng của dịch đại Covid-19, hai xu hướng mới
nổi sẽ định hình lại cách thức kinh doanh và đóng một vai trò quan trọng
giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động trong thế giới cạnh tranh hậu
Covid-19, đó là thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ điện toán đám
mây. Rõ ràng sự thay đổi về công nghệ trong thời gian gần đây đòi hỏi
ngành Ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải
đầu tư hạ tầng công nghệ, nâng cấp các phần mềm hệ thống và phần mềm
ứng dụng để tương thích với các thay đổi trên. Đồng thời, tuyển dụng và
đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin về cả lượng và chất để đẩy
nhanh quá trình số hóa và xây dựng các ứng dụng để gia tăng các điểm
tương tác và tăng cường trải nghiệm tiện ích cho khách hàng.

Về pháp lý, có thể thấy những điểm mới trong các Luật như: Luật Đầu tư
2020, Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ có tác động nhiều nhất đến hoạt động
ngân hàng nói chung và đặc biệt các thông tư mới ban hành đòi hỏi các
ngân hàng cần phải cập nhật và điều chỉnh các quy định nội bộ của mình để
vận hành theo đúng quy định của Nhà nước.

Thế nhưng, cơ hội nào cũng luôn đi kèm cùng thách thức. Do nhiều đợt
bùng phát dịch diễn ra, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng không quá cao
nhưng nó luôn hiện hữu và tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng. Nếu như các
doanh nghiệp không hồi phục được như mô hình trước dịch và khả năng trả
nợ giảm thì nợ xấu sẽ gối đầu nhau và tăng dần lên. Đây là một thách thức
với các ngân hàng.

Do đó, để hoạt động của các ngân hàng thương mại


phát triển bền vững, hiệu quả thì ngành Ngân hàng cần
phải có những phương pháp, đề án hoạt động hiệu quả.

Đầu tiên cần phải bám sát chiến lược phát triển
chung của ngành Ngân hàng, xây dựng và hoàn
thiện chiến lược phát triển hoạt động chính đối với
từng ngân hàng ở từng giai đoạn.

69
Thảo luận - Thanh Trúc

Thứ hai là đổi mới tư duy, sáng tạo, thiết kế sản phẩm dịch vụ mới phù hợp
với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong và sau dịch bệnh.

Thứ ba là nên ưu tiên phát triển Thứ tư là nâng cao chất lượng tài
chiến lược ngân hàng số một cách sản, đặc biệt là chất lượng tín
toàn diện trên tất cả các mặt hoạt dụng, quyết liệt triển khai các giải
động kinh doanh, quy trình, sản pháp xử lý nợ xấu, tăng cường
phẩm, kênh phân phối phù hợp với các biện pháp thu hồi các khoản
xu hướng cách mạng công nghiệp nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu. nâng
4.0… cao hiệu quả sử dụng chi phí, cân
đối khả năng tài chính để có điều
kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ
Thứ năm là nâng cao hiệu quả sử
các đối tượng ưu tiên; đồng thời,
dụng chi phí, cân đối khả năng tài
kiểm soát đầu tư tài sản hiệu quả
chính để có điều kiện giảm lãi suất
phù hợp định hướng kinh doanh.
cho vay hỗ trợ các đối tượng ưu tiên;
đồng thời, kiểm soát đầu tư tài sản
hiệu quả phù hợp định hướng kinh
doanh.

Cuối cùng là cần có một sự “cam kết” của Ban lãnh đạo cao nhất trong
ngân hàng đối với việc dẫn dắt, cũng như theo đuổi chiến lược phát triển đã
xác định một cách đồng bộ và nhất quán.

70
Kết luận
Trải qua đại dịch Covid 19 với 2 Năm 2021 vừa qua có thể nói là một
năm dài đằng đẵng, tuy vẫn chưa khoảng thời gian khó khăn chưa từng
thể chấm dứt sự phát triển của thấy cho nền kinh tế nước nhà.
chủng virus này nhưng đã phần Một thời gian dài giãn cách xã hội làm
nào có thể kìm hãm nó lại. Kinh các hoạt động kinh tế bị trì trệ, người
tế Việt Nam nói riêng và thế giới dân ở nhà, các doanh nghiệp dường
nói chung thời gian qua đã bị ảnh như trong trạng thái “tạm khóa”. Mọi
hưởng vô cùng nặng nề. thứ dường như dừng lại, nền kinh tế bị
ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt ngành
ngân hàng cũng có những biến động
đáng kể. Nhiều ngân hàng mở rộng lĩnh
vực ngân hàng số, giao dịch trực tuyến.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cùng
Chính phủ đã nỗ lực hết sức nhằm đem
lại những lợi ích tốt nhất cho người dân
trong khoảng thời gian khó khăn vừa
qua.
Mặc dù chịu ảnh hưởng không ít bởi
đại dịch toàn cầu nhưng NHNN cũng
như các NHTM đồng hành với Đảng và
Nhà nước, đưa ra các chính sách tiền
tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh
tế vĩ mô cũng như có các phương
hướng mới trong giai đoạn phục hồi
nền kinh tế.

71
Nhóm 11

Tài liệu tham khảo


1. Anh Hoa (18/08/2020), ‘Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan Ngân
hàng Trung ương lần thứ XXIV’, Đảng ủy khối Các cơ quan Trung
Ương, http://dukcqtw.dcs.vn/dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-co-quan-ngan-
hang-trung-uong-lan-thu-xxiv-duk7961.aspx

2. Chi, P. (2021). Những chính sách, giải pháp của ngành Ngân hàng
giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua “cú sốc” Covid-19. Tạp chí
Ngân hàng,
https://tapchinganhang.gov.vn/nhung-chinh-sach-giai-phap-cua-
nganh-ngan-hang-giup-doanh-nghiep-va-nguoi-dan-vuot-qua-cu-soc-
covid-.htm

3. Duy Vũ. (2020). ‘Mua sắm trực tuyến trên smartphone tại Việt Nam
tăng kỷ lục, đứng thứ 3 khu vực’. Ictnews,
https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/mua-sam-truc-tuyen-tren-
smartphone-tai-viet-nam-tang-ky-luc-dung-thu-3-khu-vuc-263073.html

4. Đoàn Thị Hồng Nga , Trần Văn Quyền (2019). “Các Yếu Tố Ảnh
Hưởng Đến Lựa Chọn Ngân Hàng Vay Tiêu Dùng Của Khách Hàng
Cá Nhân Thông Qua Mô Hình Logit Đa Thức Hỗn Hợp”,
https://lhu.edu.vn/Data/News/383/files/so8_2019/8_SuaPBL3_Bai_1_
doan_thi_hong_nga_tran_van_quyen_2020.pdf

5. Đức Thiện. (2021). ‘Việt Nam đứng thứ tư thế giới về người trưởng
thành có tài khoản ngân hàng số’. Báo Tuổi trẻ,
https://tuoitre.vn/vietnam-dung-thu-tu-the-gioive-nguoi-truong-thanh-
co-tai-khoan-ngan-hang-so-20211017114951774.htm

6. Hải, N. (2021). Những kiến nghị để hệ thống ngân hàng phát triển
lành mạnh. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ,
https://thitruongtaichinhtiente.vn/nhung-kien-nghi-de-he-thong-ngan-
hang-phat-trien-lanh-manh-38585.html.

72
Tài liệu tham khảo

7. HA.NV. (2021). ‘Mức sống của người dân từng bước được cải
thiện và nâng cao’. Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam,
https://dangcongsan.vn/xa-hoi/muc-song-cua-nguoi-dan-tung-buoc-
duoc-cai-thien-va-nang-cao-581746.html

8. Mai Thanh Bình, Lê Hoàng Oanh. (2021). ‘Phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công’. Tạp chí Tài chính,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM210678

9. Minh Đăng (04/12/2021), ‘Bộ Tài chính Mỹ tái khẳng định Việt
Nam không thao túng tiền tệ’, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam,
https://vov.vn/kinh-te/bo-tai-chinh-my-tai-khang-dinh-viet-nam-
24
khong-thao-tung-tien-te-909417.vov

10. Nguyễn Việt (27/12/2021), ‘10 sự kiện chính trị nổi bật năm
2021’, Tạp Chí Diễn đàn Doanh Nghiệp,
https://diendandoanhnghiep.vn/10-su-kien-chinh-tri-noi-batnam-
2021-213996.html

11. Nhi, N. T. (2022). ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số giải pháp’.
Tạp chí Tài chính Online,
https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/cac-nhan-to-anh-huong-den-
hieu-qua-hoat-dong-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-va-
mot-so-giai-phap-344447.html.

12. Nhịp cầu đầu tư. (2012). ‘Ngân hàng hồi giáo: Một mô hình độc’.
CAFEF,
https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/ngan-hang-hoi-giao-mot-mo-hinh-
doc-2012080801443611.chn

13. Thanh Thủy. “Tỷ lệ phụ nữ vay ngân hàng cao gấp 1,4 nam
giới”. Bakertilly A&C,
https://www.a-c.com.vn/vn/ngan-hang/ty-le-phu-nu-vay-ngan-hang-
cao-gap-1-4-nam-gioi-2466.htm

73
Tài liệu tham khảo

14. Thành Nam. (2021). ‘Dân số trung bình năm 2021 của cả
nước ước tính 98,51 triệu người’. Báo Dân sinh.
https://baodansinh.vn/dan-so-trung-binh-nam-2021-cua-ca-nuoc-
uoc-tinh-9851-trieu-nguoi-20211229100342.htm

15. THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ
III VÀ 9 THÁNG NĂM 2021. (2021). Tổng cục Thống kê,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong
ke/2021/09/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iii-va-
9-thang-nam-2021/.

16. Trí thức trẻ. (2022). LOẠT NGÂN HÀNG HÉ LỘ KẾT QUẢ
KINH DOANH NĂM 2021: NHIỀU CON SỐ GÂY BẤT NGỜ. Ủy
ban Giám sát Tài chính Quốc gia,
http://nfsc.gov.vn/vi/dinh-che-tai-che/loat-ngan-hang-he-lo-ket-
qua-kinh-doanh-nam-2021-nhieu-con-so-gay-bat-ngo/.

17. TS. Cấn Văn Lực, T. Đ. (2022). Hoạt động ngành Ngân hàng
năm 2021, dự báo năm 2022 và khuyến nghị. Tạp chí Ngân
hàng,
https://tapchinganhang.gov.vn/hoat-dong-nganh-ngan-hang-nam-
2021-du-bao-nam-2022-va-khuyen-nghi.htm.

18. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV)(18/01/2022). ‘Ngân hàng số là gì? Tại sao ngân
hàng số đang là xu hướng hiện nay’. BIDV Blog,
https://www.bidv.com.vn/bidv/bidv-blog/bao-mat/ngan-hang-so

19. Trần Hoàng Anh (07/10/2021). ‘Hệ sinh thái ngân hàng số -
Hướng phát triển lâu dài trong cuộc đua số hóa’. Tạp chí Ngân
hàng,
https://tapchinganhang.gov.vn/he-sinh-thai-ngan-hang-so-huong-
phat-trien-lau-dai-trong-cuoc-dua-so-hoa.htm

74

You might also like