You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


----------

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ LƯỢNG

Chủ đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi cho đi chơi của sinh
viên Kinh tế quốc dân.

Lớp Lecture: 1
Lớp Seminar: 2
Nhóm số: 5

Những chỗ đi đạo văn, nếu không viết lại thì BT của nhóm sẽ nhận điểm dưới 5.

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 1


BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Tỷ lệ %
STT Mã SV Họ tên Đóng góp
đóng góp

Phân tích dữ liệu, kết quả ước lượng mô


1 11223196 Lữ Thị Kỷ 25%
hình và lý thuyết phần 2.1

Phân tích dữ liệu, kết quả ước lượng mô


2 11224860 Sầm Minh Nguyệt 25%
hình và phần mở đầu

Phân tích dữ liệu, kết quả ước lượng mô


3 11227102 Nguyễn Thùy Linh 25%
hình và lý thuyết phần 2.2

Phân tích dữ liệu, kết quả ước lượng mô


4 11225045 Trần Thị Vân Nhung 25%
hình và lý thuyết phần 2.1

Tổng 100%

BẢNG CHẤM ĐIỂM

Chủ đề -
Điểm Tham khảo Dữ liệu Kết quả Phân tích Trình bày
Mục tiêu

9 - 10

7-8

5-6

3-4

0-2

1 i
Mục lục

1. Mở đầu..........................................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn chủ đề...............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu..............................................................................................................................1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................1
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.......................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu..................................................................................................................1
2.1. Lý thuyết............................................................................................................................1
2.2. Các nghiên cứu trước đây...................................................................................................3
2.3. Mô hình..............................................................................................................................4
3. Dữ liệu và kết quả ước lượng mô hình.........................................................................................5
3.1. Dữ liệu................................................................................................................................5
3.2. Kết quả ước lượng..............................................................................................................7
3.3. Phân tích kết quả................................................................................................................9
4. Kết luận và kiến nghị....................................................................................................................9
4.1 Tóm tắt quá trình thực hiên ................................................................................................9
4.2 Kết luận...............................................................................................................................9
4.3 Kiến nghị...........................................................................................................................10

2 ii
Số trang có cả 2, cả ii, cần sửa
Danh mục bảng, hình chung 1 bảng, bảng ghi trước, hình sau, có tên của bảng và hình
Danh mục hình

Hình 1 3
Danh mục bảng

Bảng 1 4

Bảng 2 5

Bảng 3 6

Bảng 4 7

Bảng 5 8

Bảng 6 8

1 iii
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi cho đi chơi của sinh viên
Kinh tế quốc dân.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn chủ đề
Trong bối cảnh ngày nay, khoa học công nghệ phát triển và cuộc sống ngày càng hiện đại khiến
cho nhu cầu và chi tiêu của tất cả mọi người ngày càng tăng lên mà đặc biệt là đối với sinh viên
đang sống ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng. Ở lứa tuổi nhiệt
huyết và năng động nhất của cuộc đời, các bạn trẻ ở lứa tuổi sinh viên thường có xu hướng chi
tiêu theo nhu cầu cá nhân dẫn tới việc quản lý tài chính và chi tiêu sao cho hợp lý trở thành một
nhiệm vụ quan trọng. Thực tế cho thấy, phần lớn sinh viên chi một số tiền lớn vào việc tụ tập nơi
những quán cà phê chỉ để chụp ảnh, check-in cùng bạn bè hay mua những bộ quần áo đắt tiền,…
để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân có thể gây ra các vấn đề tài chính nghiêm trọng và ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình học tập.
Từ những điều trên, chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới
chi cho đi chơi hàng tháng của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân” nhằm cung cấp thông tin cũng
như kịp thời đưa ra các giải pháp để cải thiện tình trạng, xây dựng nếp sống lành mạnh và trở
thành thế hệ trẻ tương lai sáng giá của đất nước.
1.2. Mục tiêu
- Xây dựng mô hình nghiên cứu phân tích về khoản thu, giới tính, số tín chỉ đang tích lũy và mức
chi cho đi chơi hàng tháng của sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân.
- Xác định mức thu từ trợ cấp gia đình, đi làm thêm, giới tính, số tín chỉ đang tích lũy của sinh
viên Kinh tế Quốc dân và mức độ hài lòng đối với các khoản thu nhập.
- Xác định mức chi cho đi chơi hàng tháng của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Mức thu nhập hiện nay của sinh viên nằm trong khoảng nào? Với mức thu nhập đó
thì việc chi cho đi chơi như thế nào ?
- Câu hỏi 2: Số tín chỉ đang tích lũy là bao nhiêu ? Với số tín chỉ tích lũy như vậy việc chi và
dành thời gian cho đi chơi như thế nào?
- Câu hỏi 3: Liệu giới tính có ảnh hưởng đến việc chi cho đi chơi không?
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu từ tháng 1/2023-9/2023 khảo sát các sinh viên chính quy đang theo học tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thông tin dữ liệu được thu thập từ bảng khảo sát câu hỏi với
hình thức google biểu mẫu đến các đối tượng quan sát.
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi cho đi chơi của sinh viên Kinh tế quốc dân.
2. Tổng quan nghiên cứu
Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 1
2.1. Lý thuyết
Thu nhập: Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh
nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch
vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho
thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ
lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho…
- Chi tiêu: Chi tiêu tiêu dùng là tổng số tiền chi cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các cá
nhân và hộ gia đình cho việc sử dụng và hưởng thụ của các cá nhân trong nền kinh tế. Các biện
pháp đương thời về chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm tất cả các giao dịch hàng hóa lâu bền,
hàng hóa và dịch vụ sử dụng nhanh. Chi tiêu tiêu dùng có thể được coi là bổ sung cho tiết kiệm
cá nhân, chi đầu tư và sản xuất trong một nền kinh tế. Chi tiêu tiêu dùng thường chỉ đề cập đến
chi tiêu cho tiêu dùng trong hiện tại. Thu nhập được giữ lại cho tiêu dùng trong tương lai được
gọi là tiết kiệm, cũng là nguồn vốn đầu tư vào sản xuất hàng tiêu dùng trong tương lai.
- Mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu: Có thể hiểu đơn giản rằng, ứng với mỗi mức thu nhập
ta lại có một mức chi tiêu nhất định, thu nhập tăng lên thì chi tiêu có thể sẽ tăng hoặc có khuynh
hướng tiết kiệm dựa theo tâm lý chung của mỗi người, có thu nhập thì mới có chi tiêu. Trong
cuộc sống, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi tiêu để đáp ứng cho nhu cầu hằng ngày và chúng
ta không thể phủ nhận một điều rằng chỉ có tiền mới thỏa mãn được những nhu cầu đó. Việc chi
tiêu không chỉ phục vụ lợi ích cá nhân mà điều đó còn mang ý nghĩa to lớn với nền kinh tế xã hội.
- Để phục vụ đề tài nghiên cứu về chi tiêu cho việc đi chơi hàng tháng của sinh viên, chúng em
lựa chọn các học thuyết kinh tế giải thích cho mối quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập. Tổng quan
về các học thuyết gồm:
Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập của M. Friedman:
Theo M. Friedman, về thái độ của người tiêu dùng, với điều kiện ổn định sẽ tồn tại hai vấn đề
làm cho thu nhập cao hơn tiêu dùng là: Sự ổn định chi và các khoản thu nhập gia tăng. Tiêu dùng
thông thường sẽ phụ thuộc vào thu nhập, lãi suất và thu nhập từ tài sản vật chất. Về thu nhập, thu
nhập (Y) trong một thời kỳ nhất định gồm có: thu nhập thường xuyên Yp và thu nhập tức thời Yt.
Cả hai loại thu nhập này đều có sự liên kết lẫn nhau. M. Friedman nói rằng tiêu dùng thường
xuyên thì phụ thuộc vào lãi suất, tương quan giữa thu nhập thường xuyên, tài sản vật chất, sự
phân chia thu nhập cho tiêu dùng và lãi suất là chính chứ không chỉ là mỗi thu nhập thường
xuyên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng theo nguyên lý
marketing:
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng là những suy nghĩ, cảm nhận và
những hành động mà khách hàng thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như: ý kiến
từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều
có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi mua sắm của khách hàng. Việc mua sắm của
người tiêu dùng cũng chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố văn hóa (nền văn hóa đặc thù, tầng lớp
xã hội), xã hội (gia đình, vai trò địa lý), hay các yếu tố cá nhân (tuổi tác, nghề nghiệp, phong cách
sống, hoàn cảnh kinh tế) và tâm lý (động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và quan điểm). Điều
này có liên quan mật thiết đến việc sinh viên cũng bị chịu tác động tác động bởi các nhân tố này
và hình thành thói quen chi tiêu: chi tiêu cho sinh hoạt và cho đời sống tinh thần.

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 2


Hình 1

Lý thuyết Keynes về khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm:
Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và số chi tiêu cho tiêu dùng
được rút ra từ thu nhập đó. Những yếu tố ảnh hưởng: thu nhập của dân cư, những nhân tố khách
quan ảnh hưởng tới thu nhập, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng. Khuynh hướng tiết kiệm
phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và tiết kiệm. Tiết kiệm cá nhân phụ thuộc vào 8 yếu tố
sau: thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện. Và khi việc
làm xuất hiện nhiều thì thu nhập thực tế cũng từ đó tăng theo.Khi mức thu nhập tuyệt đối được
nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi
người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít
hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói
chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu
nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn.
2.2. Các nghiên cứu trước đây
Nhóm nghiên cứu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (2021) trong “Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới số tiền chi cho đi chơi hàng tháng của sinh viên đại học ngân hàng” đã
nhận định: “Tiền bố mẹ trợ cấp, tiền trọ, tiền ăn uống sinh hoạt đều có ảnh hưởng đến số tiền chi
cho đi chơi/ giải trí của sinh viên. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề, ngoài dựa trên cơ sở lý thuyết về
hành vi người tiêu dùng, chúng em đã có phân tích tổng quan các nghiên cứu trước của một số
sinh viên trường đại học trên cả nước. Tổng quan gồm:
- Các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của sinh viên
- Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa thu nhập và chi tiêu của sinh viên đại học. Các nghiên cứu trên
phần lớn đã tiếp cận một cách có hệ thống và khoa học đồng thời cũng thể hiện được tầm quan
trọng của mình. Tuy nhiên nghiên cứu về mối liên hệ giữa thu nhập và chi tiêu cho thấy đây là
một vấn đề đáng được quan tâm của mọi thời đại và mọi nền kinh tế, đòi hỏi phải luôn được ứng
biến và thay đổi liên tục trong nhiều trường hợp. Là sinh viên của trường, sự ảnh hưởng của chi
tiêu và đặc biệt là chi tiêu cho đời sống tinh thần, nhu cầu giải trí luôn là vấn đề đáng lo lắng, đòi

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 3


hỏi đặt ra nhiều nghiên cứu cụ thể hơn để có từng giải pháp và phương hướng cụ thể, phát huy tốt
vai trò và trách nhiệm của sinh viên.
2.3. Mô hình
- Căn cứ vào lý thuyết và các nghiên cứu trước, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu và lựa chọn mô hình
thích hợp nhất trong các mô hình sau:
CT =β 1+ β 2 TN+ β3 TC+ β 4 >¿+u [1]
CT =β 1+ β 2 TN+ β3 TC+u [2]
log ( CT )=β 1+ β 2 log ( TN ) + β 3 log ( TC ) + β 4 >+u [3]

Trong đó:

Loại Ký Tên yếu tố Mô tả


biến hiệu

Biến CT Chi tiêu cho đi chơi Tổng chi tiêu trung bình cho việc đi chơi
phụ hàng tháng của sinh viên hàng tháng của sinh viên đo bằng Việt
thuộc Nam đồng (đơn vị: Nghìn đồng

Biến GT Giới tính Giới tính của sinh viên. Sinh viên nam
độc lập nhận giá trị bằng 1, sinh viên nữ nhận
giá trị bằng 0

Biến TC Số tín chỉ tích lũy Số tín chỉ đang tích lũy tới thời điểm
độc lập hiện tại của sinh viên

Biến TN Trợ cấp của phụ huynh Số tiền gia đình chu cấp và số tiền đi
độc lập và số tiền đi làm thêm làm thêm hàng tháng đo bằng Việt Nam
của sinh viên hàng đồng (đơn vị: Nghìn đồng)
tháng.

Bảng 1
Kỳ vọng dấu:
Mô hình: CT =β 1+ β 2 TN+ β3 TC+ β 4 >¿+u [1]

- β 2 (+): Thu nhập càng tăng thì chi tiêu càng tăng.
- β 3 (-): Số tín chỉ tích lũy càng nhiều, thời gian học nhiều, số lần đi chơi ít thì chi tiêu cho
đi chơi càng giảm.

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 4


- β 4 (-): Chi tiêu cho đi chơi của nữ nhiều hơn của nam.

Mô hình: CT =β 1+ β 2 TN+ β3 TC+u [2]

- β 2 (+): Thu nhập càng tăng thì chi tiêu càng tăng.
- β 3 (-): Số tín chỉ tích lũy càng nhiều, thời gian học nhiều, số lần đi chơi ít thì chi tiêu cho
đi chơi càng giảm.
Mô hình: log ( CT )=β 1+ β 2 log ( TN ) + β 3 log ( TC ) + β 4 >+u [3]

- β 2 (+): Thu nhập càng tăng thì chi tiêu càng tăng.
- β 3 (-): Số tín chỉ tích lũy càng nhiều, thời gian học nhiều, số lần đi chơi ít thì chi tiêu cho
đi chơi càng giảm.
- β 4 (-): Chi tiêu cho đi chơi của nam ít hơn của nữ.
3. Dữ liệu và kết quả ước lượng mô hình
3.1. Dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu các sinh viên chính quy đang theo học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
thu thập từ google bảng hỏi. Dữ liệu thu thập được gồm 55 sinh viên, trong đó có 35 sinh viên nữ
và 20 sinh viên nam.
Thông tin mô tả các biến định lượng được trình bày ở bảng dưới đây:

CT GT TC TN

Trung bình 1942,182 0,363636 49,18182 11001,82

Trung vị 1000,000 0,00000 48.00000 7000,000

Nhỏ nhất 0 0 11,00000 1500,000

Lớn nhất 12700,00 1,00000 97,00000 7000,000

Độ lệch chuẩn 2508,144 0,485479 22,25616 10876,93

Hệ số biến thiên (CV) 1,291405 1,335068 0,452528 0,988648

Hệ số bất đối xứng 2,365334 0,566947 0,164770 1,929701

Hệ số nhọn 9,168484 1,321429 2,171202 6,322776

Thống kê JB 138,4841 9,403433 1,823029 59,43626


[P-value] [0.00000] [0,009080] [0,401915] [0.00000]

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 5


Số quan sát 55 55 55 55

Bảng 2

Nhận xét cho từng biến


- Chi tiêu cho đi chơi(CT) năm 2023 của sinh viên trong mẫu có phân phối lệch phải (Skewness =
2,365334), với giá trị từ 0 nghìn đồng đến 12700 nghìn đồng, trong đó có một nửa số sinh viên
chi ít hơn 1000 nghìn đồng/tháng. Biến này có trung bình là 1942,182 nghìn đồng với mức độ
biến động lớn (CV = 129,14%). Có thể cho rằng chi tiêu cho đi chơi không phân phối chuẩn với
mức ý nghĩa 5%.
- Giới tính (GT) của sinh viên trong mẫu có phân phối lệch phải (Skewness = 0,164770). Biến
này có mức độ biến động lớn (CV = 133,50%). Có thể cho rằng giới tính không phân phối chuẩn
với mức ý nghĩa 5%.
- Tín chỉ (TC) của sinh viên trong mẫu có phân phối lệch phải (Skewness =0,566947), với giá trị
từ 11 tín chỉ đến 97 tín chỉ, trong đó có một nửa số sinh viên học ít hơn 48 tín chỉ. Biến này có
trung bình là 49,18182 tín với mức độ biến động lớn (CV = 45,25%). Có thể cho rằng tín chỉ
không phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 5%.
- Thu nhập (TN) của sinh viên trong mẫu có phân phối lệch phải (Skewness =1,929701), với giá
trị từ 1500 nghìn đồng đến 7000 nghìn đồng, trong đó có một nửa số sinh viên có thu nhập ít hơn
7000 nghìn đồng/tháng. Biến này có trung bình là 11001,82 nghìn đồng với mức độ biến động
lớn (CV = 98,8648%). Có thể cho rằng biến thu nhập không phân phối chuẩn với mức ý nghĩa
5%.
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến của mô hình :

CT TN TC GT

CT 1

TN 0,787 1

TC 0,257 0,530 1

GT 0,088 0,201 0,115 1

Bảng 3
Nhận xét :
Chi tiêu cho đi chơi có tương quan dương với tất cả các biến TN, TC, GT, trong đó tương quan
với TN khá mạnh.
- TN và TC có tương quan dương mức độ yếu nên nếu TN và TC cùng là biến độc lập trong mô
hình có thể nói mô hình đó không có đa cộng tuyến cao.

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 6


- TN và GT có tương quan dương mức độ yếu nên nếu TN và GT cùng là biến độc lập trong mô
hình có thể nói mô hình đó không có đa cộng tuyến cao.
- TC và GT có tương quan dương mức độ yếu nên nếu TC và GT cùng là biến độc lập trong mô
hình có thể nói mô hình đó không có đa cộng tuyến cao.
3.2. Kết quả ước lượng
Sử dụng phần mềm Eview để ước lượng các mô hình được trình bày trong mục 2.3, sử dụng mẫu
trình bày tại mục 3.1, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:

Biến Mô hình [1] Mô hình [2] Mô hình [3]


Biến phụ thuộc: CT Biến phụ thuộc: CT Biến phụ thuộc: Log(CT)
C 978,66* 884,798* -3,694***
( 509,446) (496,176) (1,033)
TN 0,212*** 0,209***
(0,022) (0,022)
Log(TN) 1,344***
(0,144)
TC -25,115** -25,211**
(10,855) (10,826)
Log(TC) -0,338
(0,237)
GT -368,11 -0,331
(430,681) (0,204)
R2 0,66 0,65 0,69
[P-value] [0,000] [0,000] [0,000]
R2 điều chỉnh 0,64 0,64 0,67
Ramsey test, F-stat. 3,209 0,715 2,198
[P-value] [0,031] [0,401] [0,144]
White (cross team), F-stat. 35,364 0,995
[P-value] [0,000] [0,453]
Jarque-bera test, F-stat. 3,231
[P-value] [0,199]
Bảng 4

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 7


Theo kết quả ước lượng ở trên, mô hình [3] là phù hợp nhất.
- Với mô hình [1] (P-value = 0,000) có hệ số xác định là 0,66. Theo kiểm định Ramsey RESET,
kiểm định F có P-value = 0,031 cho thấy mô hình [1] có dạng hàm sai . Do mô hình [1] vi phạm
giả thiết 2 của phương pháp OLS nên có thể bỏ biến GT thay đổi dạng hàm thì ta có mô hình [2] .
- Với mô hình [2] (P-value = 0,000) có hệ số xác định là 0,65. Theo kiểm định Ramsey RESET,
kiểm định F có P-value = 0,401 cho thấy mô hình [2] có dạng hàm đúng không vi phạm giả thiết
2 của phương pháp OLS , tiếp tục kiểm định White (có tích chéo) với mô hình [2] P-value =0,000
cho thấy mô hình [2] có phương sai sai số thay đổi vi phạm giả thiết 3 nên thay đổi dạng hàm .
- Với mô hình [3] (P-value = 0,000) có hệ số xác định là 0,69. Theo kiểm định Ramsey RESET,
kiểm định F có P-value = 0,144 cho thấy mô hình [3] có dạng hàm đúng không vi phạm giả thiết
2 của phương pháp OLS , tiếp tục kiểm định White (có tích chéo) với mô hình [3] P-value =0,453
cho thấy mô hình [3] không vi phạm giả thiết 3, tiếp tục kiểm định Jarque-bera test có P-value =
0,199 không vi phạm giả thiết 5.
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến của mô hình [2]:

CT TN TC

CT 1

TN 0,787 1

TC 0,257 0,530 1

Bảng 5
Nhận xét :
Chi tiêu cho đi chơi có tương quan dương với tất cả các biến TN, TC, GT, trong đó tương quan
với TN khá mạnh.
- TN và TC có tương quan dương mức độ yếu nên nếu TN và TC cùng là biến độc lập trong mô
hình có thể nói mô hình đó không có đa cộng tuyến cao.
Ma trận hệ số tương quan giữa các biên của mô hình [3]:
Log(CT) Log(TN) Log(TC) GT
Log(CT) 1
Log(TN) 0,816 1
Log(TC) 0,465 0,668 1
GT 0,086 0,254 0,139 1

Bảng 6

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 8


Nhận xét :
Chi tiêu cho đi chơi có tương quan dương với tất cả các biến Log(TN),Log(TC), GT, trong đó
tương quan với Log(TN) khá mạnh.
- Log(TN) và Log(TC) có tương quan dương mức độ yếu nên nếu Log(TN) và Log(TC) cùng là
biến độc lập trong mô hình có thể nói mô hình đó không có đa cộng tuyến cao.
- Log(TN) và GT có tương quan dương mức độ yếu nên nếu Log(TN) và GT cùng là biến độc lập
trong mô hình có thể nói mô hình đó không có đa cộng tuyến cao.
- Log(TC) và GT có tương quan dương mức độ yếu nên nếu Log(TC) và GT cùng là biến độc lập
trong mô hình có thể nói mô hình đó không có đa cộng tuyến cao.
3.3. Phân tích kết quả
Mô hình : log ( CT )=β 1+ β 2 log ( TN ) + β 3 log ( TC ) + β 4 >+u [3]

Mô hình hồi quy mẫu :


^
log ( C T i ) =−3,694+ 1,344 log ( T N i ) −0,338 log ( C T i )−0,331 G T i +e i
Ý nghĩa các hệ số :
^
β =−3,694 Nếu các yếu tố khác không đổi thì chi tiêu cho đi chơi hàng tháng trung bình là e−3,694
1

=0,025 đơn vị.


^
β 2=1,344 Với các giá trị khác không đổi , nếu thu nhập (tiền bố mẹ trợ cấp + tiền làm thêm)
tăng 1% thì tiền chi cho đi chơi trung bình của sinh viên NEU sẽ tăng 1,344%.
^
β 3=−0,388 Với các giá trị khác không đổi , nếu số tín chỉ tích lũy tăng thêm 1% thì chi cho đi
chơi trung bình giảm 0,388 % .
^
β 4 =−0,331Nếu các giá trị khác không đổi thì tiền chi cho đi chơi trung bình của sinh viên nam
sẽ ít hơn sinh viên nữ 33 , 1 %.
 Dấu hệ số ước lượng phù hợp với kì vọng.
Với mức ý nghĩa 5%, ta có: 
Mức thu nhập hiện nay của sinh viên nằm trong khoảng 7,31% - 10,82%, dựa vào bảng kết quả :
P-value(log(TN))= 0,0000 < α =0 , 05 thì thu nhập hàng tháng của sinh viên có ảnh hưởng đến
tiền chi cho đi chơi/giải trí. Với mức thu nhập đó thì việc chi cho đi chơi ở khoảng 3,91% -
9,45%. Câu hỏi tiếp theo, số tín chỉ đang tích lũy nằm trong khoảng 2,4% - 4,6%, với số tín chỉ
càng nhiều thì chi cho đi chơi sẽ càng ít đi. Câu hỏi cuối cùng, giới tính không có ảnh hưởng đến
việc chi cho đi chơi.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1 Tóm tắt quá trình thực hiên .
- Khảo sát lấy dữ liệu trên Google biểu mẫu
-Lọc dữ liệu phù hợp đưa vào Eviews
- Đưa ra các mô hình hồi quy tổng thể
- Ý nghĩa của hệ số hồi quy.
- Lập bảng dữ liệu và bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến
- Kiểm định các mô hình và lựa chọn mô hình phù hợp nhất

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 9


4.2 Kết luận
Theo kết quả nghiên cứu, mô hình [3] là lựa chọn tốt nhất để giải thích cho sự biến động của chi
tiêu cho đi chơi hàng tháng của sinh viên Kinh tế quốc dân. Từ việc phân tích nhiều mô hình khác
nhau cho kết quả chỉ ra rằng trong 3 yếu tố thì có 2 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều có ảnh
hưởng đến chi tiêu cho đi chơi hàng tháng là thu nhập ( số tiền từ làm thêm , trợ cấp từ bố mẹ) và
số tín chỉ tích lũy có tác động mạnh đến chi tiêu cho đi chơi , còn giới tính với P-value = 0,1103
> 0.05 dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về chi tiêu cho đi chơi
hàng tháng giữa nam và nữ. So sánh với các nghiên cứu được nêu ở trên trong phần tổng quan,
kết luận được đưa ra là hoàn toàn hợp lý.
Những mặt hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ được thực hiện với mục đích lấy kết quả
khảo sát chi cho đi chơi hàng tháng của sinh viên Kinh tế Quốc dân thông qua các ứng dụng
mạng xã hội nên kết quả chưa chính xác , khả năng tổng quát chưa cao. Bảng khảo sát không thu
hút được nhiều đối tượng ,có nhiều câu trả lời hời hợt dẫn đến gây khó khăn cho nhóm nghiên
cứu để tổng hợp thông tin chính xác.
4.3 Kiến nghị
Đối với sinh viên
- Có kế hoạch chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc quá nhiều vào các hoạt động giải
trí làm ảnh hưởng tới chi tiêu thiết yếu cá nhân
- Căn chỉnh số lượng tín chỉ hợp lý để phân bổ thời gian phù hợp giữa học tập và đi chơi
-Không dao động trước những lời rủ rê, lôi kéo đi chơi của bạn bè làm ảnh hưởng tới cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày
Đối với phụ huynh
- Giới hạn số tiền trợ cấp cho sinh viên

- Thường xuyên quan tâm, hỏi han gọi điện

Lớp Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 10


Tài liệu tham khảo
Tài liệu in:
[1] Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2019), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu online:
[1] Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp – nghiên cứu
thực nghiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học - Đại học Huế,
https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/4128 [truy cập ngày
20/10/2023].
[2] Các yếu tố tác động đến doanh thu thuế: thực nghiệm từ các quốc gia ASEAN và kinh
nghiệm cho Việt Nam https://jfm.ufm.edu.vn/index.php/jfm/article/download/115/73/130,
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019 [truy cập ngày 23/10/2023]
[3] Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới số tiền chi cho đi chơi hàng tháng của sinh viên đại
học ngân hàng, nhóm nghiên cứu trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh,
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-chi-
minh/kinh-te-luong/tieu-luan-kinh-te-luong/23481890 [truy cập ngày 23/10]

Lecture 1 Seminar 2 Nhóm 5 11

You might also like