You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM


---o0o---

Môn Học: Giao tiếp trong kinh doanh

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI:
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CỦA NƯỚC NHẬT BẢN

Mã Môn Học & Mã Lớp: BCOM320106_21_2_06

GVHD: Thầy Đinh Hoàng Anh Tuấn

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

Chủ đề: Giao tiếp trong kinh doanh của nước Nhật Bản

STT Họ và tên MSSV % Hoàn thành

1 Trần Ngọc Ánh 21136009 100%

2 Nguyễn Thành Đạt 21136021 100%

3 Nguyễn Thị Minh Ngọc 21136184 100%

4 Trần Thị Yến Nhi 21136197 100%

5 Nguyễn Tâm Như 21136060 100%

6 Phạm Ngọc Quang 21136206 100%

7 Hồ Thị Ngọc Quý 21136081 100%

8 Võ Huyền Bảo Trân 21136238 100%

9 Nguyễn Thanh Tuấn 21136242 100%

10 Cao Thanh Tú 21136109 100%

11 Lê Phương Uyên 21136245 100%

Nhận xét của giảng viên:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Ngày 11/06/2022

Giảng viên chấm điểm


MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 1

3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2

4. Kết cấu đề tài........................................................................................................ 2

B. NỘI DUNG......................................................................................................... 3

Chương 1. Tổng quan về Nhật Bản...................................................................... 3

1.1 Khái quát về con người Nhật Bản...................................................................... 3

1.2 Khái quát về những nét đặc trưng của Nhật Bản............................................... 4

Chương 2. Phong cách và văn hóa đàm phán trong kinh doanh của người

Nhật Bản ................................................................................................................. 6

2.1 Phong cách đàm phán.........................................................................................6

2.2 Văn hóa đàm phán.............................................................................................. 9

2.3 Đúc kết kinh nghiệm.......................................................................................... 11

Chương 3. Kết luận................................................................................................ 12

Phụ lục hình ảnh...................................................................................14

Tài liệu tham khảo............................................................................... 16


A. LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập và phát triển kinh tế theo định hướng “đa
dạng hoá, đa phương hoá quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế”, ta có thể thấy
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế đứng đầu Châu Á, thị trường tiềm năng cho
các doanh nghiệp Việt Nam và cung cấp các nguồn nhân lực xuất khẩu lao động. Bên
cạnh đó, đất nước Nhật Bản cũng có nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú. Phong
cách sống và làm việc của họ cũng mang nhiều nét đặc sắc, chuyên nghiệp và không
kém phần bổ ích được thế giới phải nể phục khi nhìn vào văn hoá của họ, chính vì thế
chúng ta có thể nhìn vào đó mà học tập và rút ra cho bản thân mình nói riêng, người
Việt Nam nói chung để không ngừng hoàn thiện, từng bước hòa nhập với nền văn hóa,
phong cách giao tiếp trong cuộc sống và cả trong công việc. Việc nắm rõ văn hoá giao
tiếp trong kinh doanh của người Nhật sẽ giúp cho nền kinh tế của nước nhà phát triển
khi các doanh nghiệp đàm phán thành công trong lần đầu tiên. Chính vì vậy, nhóm 3
chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Giao tiếp trong kinh doanh của nước Nhật Bản"
để nghiên cứu, phân tích và từ đó, có thể đúc kết những bài học thú vị về tính chuyên
nghiệp trong phong cách và văn hóa đàm phán của người Nhật Bản.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng giao tiếp của người Nhật trong các mối quan
hệ đàm phán kinh doanh, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và sự thành
bại trong việc đàm phán, giao tiếp kinh doanh với người Nhật.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất một số kinh nghiệm và các dấu hiệu
giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp và hiểu được các giá trị hành vi của người Nhật trong
kinh doanh để giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp
và trong quá trình đàm phán.

Chúng tôi hi vọng rằng thông qua đề tài nghiên cứu này có thể giúp sinh viên
có thể ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và nâng cao hiệu quả trong
hoạt động giao tiếp trong các cuộc đàm phán nói riêng và cuộc sống nói chung.

1
3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài tiểu luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học để khai thác
và tiếp cận vấn đề và đi theo đúng mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra. Các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu được dùng là:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Đây là phương pháp được sử
dụng xuyên suốt trong cả đề tài, tập trung nghiên cứu những tư liệu có sẵn để tổng hợp
đưa ra nội dung lý luận làm cơ sở, tiền đề cho đề tài nghiên cứu sau đó hệ thống, tổng
hợp hóa những vấn đề lí luận thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu những đặc trưng khi
giao tiếp với người Nhật trong kinh doanh và hành vi ứng xử khi đàm phán, tìm hiểu
những văn hóa và hành vi, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục các vấn đề khi gặp vấn đề
trong đàm phán kinh doanh với người Nhật. Hơn nữa là tự rút ra những bài học, những
kinh nghiệm khi giao tiếp, đàm phán với người Nhật.

4. Kết cấu đề tài

Tiểu luận “Giao tiếp trong kinh doanh với người Nhật” được xây dựng bao
gồm các phần:

A. LỜI MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về Nhật Bản

Chương 2: Phong cách và văn hóa đàm phán trong kinh doanh của người Nhật

Chương 3: Kết luận

Phụ lục hình ảnh

Tài liệu tham khảo

2
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CON NGƯỜI NHẬT BẢN

1.1 Khái quát về con người Nhật Bản

Người Nhật bản có một tính cách rất đặc biệt, nói theo kiểu người Việt Nam
chúng ta là “khác người”. Nhưng cũng chính bởi những đức tính này đã khiến Nhật
Bản từ một đất nước nghèo tài nguyên và nhiều thiên tai vây quanh trở thành một
cường quốc có nền kinh tế vững mạnh hàng đầu trên thế giới.

Không có một bất cứ dân tộc nào mà lại nhạy bén về văn hóa của nước ngoài
như con người Nhật Bản. Hiểu ở đây là sự nhạy bén chính là họ không ngừng theo dõi
những biến động bên ngoài và sau đó họ đánh giá và cũng như cân nhắc những ảnh
hưởng của các trào lưu xu hướng đang diễn ra trong nước mình. Cái hay ở đây chính là
nếu họ phát hiện ra trào lưu nào đang chiếm ưu thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học
hỏi, tiếp nhận và nghiên cứu các điều mới để theo kịp trào lưu đó. Nhưng cũng chính
vì tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của con người Nhật Bản là động lực thúc đẩy họ để bắt
kịp với các nước tiên tiến trên thế giới.

Dù Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên, khí hậu lại không được thuận
lợi cho lắm nhưng có một thứ ở nước Nhật không bao giờ nghèo đó chính là con người
của họ. Với một hệ thống giáo dục và đào tạo được nâng cao tầm vóc và việc chăm sóc
lại là chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai về kinh tế và chính trị để đất nước phát triển
vững mạnh hơn. Nhà nước thực hiện bằng được mọi cách sáng suốt đã mà tạo lập ra
một hệ thống giáo dục có thể đào tạo ra một lực lượng lao động có hiệu quả , để đưa
một đất nước từ khan hiếm có thể coi là cạn kiệt nguồn tài nguyên tiến đến tới một
nước công nghiệp phát triển hiện đại cũng chính là bởi áp dụng nhiều công trình kỹ
thuật cao, công nghệ tiên tiến.

Trên đất nước Nhật Bản thì con người yêu thích làm những việc có tinh thần
trách nhiệm rất là cao, cụ thể là trong cách làm việc nhóm, tập thể và tất cả mọi sự
thành công hay thất bại thì tất cả mọi người thì cả một tập thể sẽ đều cùng đoàn kết
vượt qua. Hay liên quan đến vấn đề trong công việc thì con người Nhật Bản thường
hay gạt cái tôi của cá nhân đi để mà lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người và đề cao

3
cái chung, tích cực tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể để
hoàn thiện hơn. Hay là trong các buổi họp hành bàn bạc thì con người Nhật Bản
thường ít cãi cọ với nhau hoặc là dùng những từ có thể làm mất lòng người khác. Đặc
biệt, một cái hay ở con người Nhật Bản đó chính là trong một đất nước hai công ty có
thể cạnh tranh, chiến đấu khốc liệt nhưng khi ra bên ngoài thị trường quốc tế thì cả hai
công ty có thể lại cùng bắt tay hợp tác lại với nhau để giành thị phần trên thị trường
ngoại quốc.

Nếu nói về tinh thần của sự chăm chỉ và tiết kiệm thì con người Nhật Bản
chiếm vị trí số một trên thế giới. Con người Nhật Bản luôn luôn không ngừng làm việc
và lao động kể cả khi họ đã về già và là vì đức tính ấy chỉ trong vòng 30 năm Nhật
Bản đã từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá khốc liệt mà đã vươn lên một tầm cao
trở thành một cường quốc kinh tế thế giới.

Đối với con người Nhật Bản để mà đạt được một thành tựu nào to lớn trong
lĩnh vực kinh tế hay một xã hội ổn định về chính trị thì với tấm lòng trung thành đã
đóng một vai trò hết sức to lớn để tạo đến bước đến thành công. Đặc biệt là ở Nhật
Bản bổn phận của con cái đồng nhất với lòng trung thành.

Con người Nhật Bản kể cả trong công việc hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì
họ luôn nói từ “cảm ơn”. Điều đáng quan tâm là khi nhận được sự giúp đỡ của người
khác dù là trong những công việc li ti và có thể nói đó là một nét đẹp trong văn hóa
của người Nhật Bản nói chung và cũng như trong công việc nói riêng.

1.2 Khái quát về những nét đặc trưng của Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta nhắc đến một quốc gia nơi quy tụ nền văn hóa
đặc sắc, mang đậm chất riêng cùng với đó là những con người với tinh thần kỉ luật, kỉ
cương, mang trong mình niềm kiêu hãnh và tự tôn dân tộc. Mặc dù đã trải qua một
thời gian dài tồn tại, đấu tranh xuyên suốt chiều dài lịch sử, những người dân Nhật Bản
vẫn luôn giữ cho mình những nét văn hóa cổ truyền, vẫn giữ cho mình những giá trị
cốt lõi của bao đời cha ông để lại.

4
Một trong số những nét đặc trưng được biết đến rộng rãi
nhất đó chính là trang phục truyền thống Kimono – bộ trang
phục truyền thống dành cho cả nam và nữ tại đây. Kimono
có nghĩa là Hòa phục hay “y phục Nhật”. Đây là trang phục
vô cùng cầu kỳ, bắt mắt và có thường xuyên được mặc trong
những dịp quan trọng như lễ Tết, lễ cưới và buổi lễ trà đạo.
Bộ trang phục gồm chiếc áo choàng được mặc lên cùng
Trang phục Kimono chiếc khăn quấn quanh người, kết hợp với đó là những dây
đai, dây buộc tóc cũng như những trang sức khác. Nữ giới tại đất nước này thường
mặc Kimono kết hợp với những kiểu tóc búi vô cùng cầu kỳ, nhờ đó tạo nên được một
vẻ đẹp thanh tao, duyên dáng vô cùng. Kimono của nữ giới thường có màu và hoa văn
nổi bật, ngược lại đối với nam nhân, Kimono thường tối màu và không có hoa văn.
Người mặc Kimono phải mang bít tất Tabi trắng và đi cùng với guốc gỗ.

Nối tiếp với những trang phục đó chính là nét đẹp trong lễ
hội và phong tục nơi đây, mặc dù là một trong những
quốc gia đứng đầu về sự phát triển nhưng văn hóa của
Nhật Bản không hề bảo thủ mà còn nhạy cảm tiếp nhận
Lễ hội điệu nhảy truyền thống
Owa Odori những cái mới theo cách riêng để tạo nên nét độc đáo
trong văn hóa truyền thống của họ. Có thể thấy những lễ hội được tổ chức tại Nhật
Bản vẫn luôn mang trong mình những nét truyền thống của con người nơi đây. Những
lễ hội văn hóa nơi đây vô cùng đặc sắc, được tổ chức tỉ mỉ, công phu như chính con
người họ vậy, những lễ hội tiêu biểu có thể kể đến tại nơi đây như Lễ hội mừng năm
mới Oshogatsu, Lễ hội hoa anh đào Hanami, hay Lễ hội đèn lồng Obon,…

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, chúng ta không thể không


nhắc đến Sushi cùng các loại bánh truyền thống. Ẩm
thực Nhật Bản luôn cuốn hút thực khách trên toàn thế
giới bởi độ tươi ngon, cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng khâu

Sushi Nhật Bản


chuẩn bị. Sushi là món ăn nổi tiếng của Nhật Bản, là sự
kết hợp hoàn hảo giữa cơm trộn giấm và các loại nguyên liệu tươi ngon khác, phổ biến
nhất là hải sản. Như đã kể trên, ở Nhật Bản có rất nhiều lễ hội và người Nhật luôn giữ

5
những nét truyền thống đã lưu truyền từ xa xưa. Trong lễ hội truyền thống, bánh
Mochi Nhật Bản là món bánh không thể thiếu và được dâng lên cho đấng thần linh.
Loại bánh nổi tiếng của xứ Phù Tang mang ý nghĩa may mắn mà các vị thần linh đã
ban tặng cho người dân Nhật Bản.

Manga và Anime cũng là một trong những nét đặc


trưng của Nhật Bản. Manga có thể hiểu theo nghĩa
Hán-Việt là mạn họa, dùng để chỉ truyện tranh và tranh
biếm họa. Còn Anime là những bộ phim hoạt hình
được sản xuất tại Nhật Bản mang đậm phong cách
Manga Nhật Bản Nhật Bản, bao gồm nhiều thể loại khác nhau, đa dạng
và phong phú. Nhiều tác phẩm truyện tranh của Nhật Bản được giới trẻ yêu thích và
nổi tiếng khắp toàn thế giới.

CHƯƠNG 2. PHONG CÁCH VÀ VĂN HÓA ĐÀM PHÁN TRONG KINH


DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT

2.1 Phong cách đàm phán

Qua những thông tin về con người Nhật Bản hay những đặc trưng về họ,
chúng ta có thể thấy được những điểm đó đã dần trở thành một nét riêng và dần biến
thành phong cách của người Nhật trong đàm phán.

Thứ nhất, người Nhật rất tôn trọng lễ nghi và đây có vẻ


là một hình thức mà hầu như ở tất cả các quốc gia trong
châu Á hay thậm chí cả thế giới đều sẽ hiện hữu ngầm
trong xã hội. Nó dường như là quy tắc cốt lõi trong ứng
Nghệ thuật cúi chào xử và giao tiếp. Tôn trọng lễ nghi có vẻ đã là phong
cách của người Nhật từ xưa đến nay. Họ luôn có thái độ nhún mình trước những người
có địa vị và quyền chức hay chỉ đơn giản là lớn tuổi hơn họ.

Thứ hai, người Nhật Bản luôn cho rằng đàm phán là một cuộc chiến đôi bên
cùng có lợi. Trong phong cách đàm phán, Nhật Bản mang đặc trưng của tinh thần võ sĩ
đạo truyền thống - tinh thần Samurai. Vì vậy, trong suy nghĩ của người Nhật, đàm

6
phán phải có thắng có thua và có thể nói họ tuân theo chiến lược đàm phán cực kỳ
cứng rắn. Nhưng khi họ đưa ra yêu cầu, những yêu cầu đó phải được đảm bảo và được
chắc chắn rằng nó sẽ được hoàn thành. Khi người Nhật học chắc chắn có một tỷ lệ
thắng cao thì họ mới có suy nghĩ bắt đầu cuộc đàm phán. Bên cạnh đó, họ rất coi trọng
truyền thống của dân tộc mình vì thế nên cách cư xử của bên hợp tác còn phải phù hợp
với văn hóa của họ. Chính nghi thức này đã giúp họ đạt được chiến thắng. Vì vậy,
trong đàm phán hay khi đối đầu hoặc công khai cãi vã với đối phương, họ không phản
ứng ngay mà họ biết cách sử dụng tài liệu hiện có một cách khéo léo để giải quyết vấn
đề một cách thuận lợi nhất cho chính bên của họ. Qua đó chúng ta có thể thấy được
người Nhật có lối làm việc rất thông minh. Tổng lại, chúng ta có thể đánh giá phong
cách đàm phán này của họ quá hiếu thắng có phần cứng nhắc.

Thứ ba, người Nhật Bản thường xuyên giữ một vẻ điềm
tĩnh, bởi vì đối với họ tranh cãi về những việc không
cần thiết và không mang lại lợi ích gì là một việc vô
nghĩa. Vì vậy, người Nhật không thích tranh luận trực
Sự lịch thiệp trong các cuộc họp tiếp với các đối thủ đàm phán của họ. Khi họ cho rằng
mình đúng nhưng đối phương vẫn tiếp tục tranh luận thì chắc chắn họ không nói nhiều,
kẻo chuyện nhỏ thành chuyện lớn, tránh cãi vã. Đồng thời, họ rút lui và không hành
động nếu họ nghĩ rằng họ không suy nghĩ thấu đáo, hay vấn đề đó vẫn còn vài chỗ họ
chưa chắc chắn. Họ có thể cạnh tranh rất khốc liệt với nhau, nhưng đôi khi họ hợp lực
để đạt được những mục tiêu chung, chẳng hạn như đánh bại cùng một đối thủ hay một
ai đó.

Thứ tư, họ luôn tìm hiểu rõ đối tác trước khi đàm phán. “Biết người biết ta,
trăm trận trăm thắng” dường như là một câu nói của người Việt chúng ta nhưng mà thể
hiện rõ một phong cách vô cùng đặc trưng của người Nhật chính là tìm hiểu rõ đối tác
trước khi đàm phán. Người Nhật rất thông minh, họ biết cách để chắc chắn từng bước
đi của chính họ, khi họ không chắc chắn hay không có thông tin về đối phương, họ sẽ
không bước lên đàm phán. Đây là một sự chỉnh chu của người Nhật mà chúng ta cần
phải học hỏi rất nhiều. Họ không ngừng học hỏi, trau dồi thêm các kiến thức để khiến
mình không bị thất thế trên bàn đàm phán, vì thế tỉ lệ thắng đàm phán của họ khá

7
cao. Nhưng vì sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng ấy cho nên người Nhật luôn hình thành một kế
hoạch rất chi tiết và nếu một trường hợp nào xảy ra ngoài kế hoạch đó thì người Nhật
họ rất chật vật để xoay xở và giải quyết vấn đề ngoài ý muốn đó.

Thứ năm, Việc chiều theo và tôn trọng quyết định của
nhóm (đối tác) là một trong những phong cách đàm phán
của họ. Nhật Bản là một xã hội luôn đề cao “chúng tôi”
hơn là “tôi”. Các quyết định quan trọng được thảo luận
Người Nhật làm việc nhóm thường xuyên và chỉ khi đạt được sự đồng thuận. Cũng
bởi vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả nhóm, nên việc khen ngợi một người cụ thể là
không phù hợp. Những gì chúng ta có thể học hỏi từ này? Trong khi làm việc tập thể
hay làm việc nhóm thì thành công là nỗ lực của cả nhóm. Không ai có thể thành công
một mình cả. Người Nhật biết rất rõ điều này và nhấn mạnh rằng mọi người cần phải
làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên quá trình thảo luận hợp tác đôi khi có thể chậm, nhưng
cuối cùng đảm bảo rằng mọi người đều có tiếng nói và ở trên cùng một trang.

Đây là một phong cách khá tốt của người Nhật mà chúng ta nên học hỏi và
chúng ta phải áp dụng bài học này như thế nào? Một trong những chìa khóa của ngoại
giao là lắng nghe người khác. Người phương Tây quen chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo
đưa ra quyết định và bảo người khác phải làm gì. Cách tiếp cận từ trên xuống này
không tính đến việc người lãnh đạo cần sự hợp tác của các thành viên cấp cao khác để
thực hiện công việc một cách trôi chảy. Người Nhật có vẻ hiểu điều này. Họ luôn đảm
bảo rằng tất cả các phần thưởng được phân bổ đồng đều giữa các thành viên, vì vậy
không có sự ganh tị hay so sánh.

Trước giờ cốt cách của người Nhật luôn là tinh tế và điềm tĩnh vì thế họ rất
không thích việc tranh luận chính diện với đối tác đàm phán của mình khi làm việc.
Họ cố gắng nói giảm nói tránh để khiến vấn đề không còn gay gắt nữa và hạn chế tối
đa khả năng của việc này xảy ra. Chính vì điều đó, họ rất ngại việc làm mất danh dự
của một tập thể.

Tính nguyên tắc và sự cẩn thận mình nghĩ nó là đặc trưng của người Nhật rồi.
Họ làm cái gì cũng cẩn thận, tôn trọng các nguyên tắc, có quy trình rõ ràng. Vì thế họ
cũng rất coi trọng lời hứa, một khi bạn đã thất hứa thì bạn không còn uy tín trong mắt

8
của họ nữa. Chuyện làm thất hứa dường như đã trở nên cấm kị đối với họ. Bên cạnh đó,
Thể diện cũng là thứ được coi là vấn đề quan trọng và là thứ người Nhật đề cao nhất.
Mặc dù họ có cái tôi rất cao nhưng trong đàm phán họ vẫn sẽ có một sự thống nhất để
có tiếng nói chung giữa họ và đối tác. Từ đó chúng ta khi làm việc với người Nhật cần
chú ý đến việc thể diện, uy tín, lời hứa và nguyên tắc của họ.

Tổng kết lại, khi đã ngồi lên bàn đàm phán với người Nhật chúng ta phải luôn
tinh ý và hết sức để ý lời nói. Họ rất thông minh cẩn thận từng đường đi nước bước và
tất cả những tính cách của họ dường như đều ảnh hưởng khá nhiều lên phong cách khi
họ đàm phán. Vì thế, hiểu được tính cách và văn hóa của họ thì đã đi một nửa chặng
đường của việc thành công đàm phán với họ rồi.

2.2 Văn hóa đàm phán

Trong kinh doanh, bất kỳ ai cũng muốn thu được lợi ích tối đa của bản thân
nên luôn cố gắng học hỏi kiến thức, kỹ năng và tìm mọi cách tối đa hóa mục tiêu ấy.
Nhiều cuộc đàm phán đã thành công và được hòa giải do kỹ năng đàm phán, mức độ
hiệu quả và số lượng các quyền và nghĩa vụ của các bên.

Hướng tới bức tranh kinh tế rộng mở hơn, đặc biệt là giao dịch thương mại
giữa các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau, văn hóa đàm phán lại là một phần
quan trọng quyết định sự thành bại của các cuộc đàm phán và kinh doanh ấy. Liệu
chúng ta có đủ hiểu biết về văn hóa nước bạn và đủ tinh tế để khiến đối tác cảm thấy
được tôn trọng và hài lòng khi ký kết hợp đồng hay không? Phần nội dung dưới đây sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa đàm phán của người Nhật Bản.

Trước hết, văn hóa là tổng thể những tri thức, đạo đức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
phong tục, tập quán, pháp luật,... được các thành viên trong xã hội thừa nhận. Mỗi
quốc gia trên thế giới đều có nền văn hóa riêng. Văn hóa chi phối hành vi của con
người, và nó chi phối cách chúng ta hành xử và cách chúng ta đưa ra quyết định trong
các cuộc đàm phán kinh doanh. Và Nhật Bản được cho là quốc gia có văn hóa đàm
phán nhẹ nhàng và lịch sự nhất. Cụ thể, văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng đến đàm phán vô
cùng sâu sắc , được thể hiện như sau:

9
Thứ nhất, người có chức vụ càng cao sẽ càng ngồi xa cửa ra vào - quy tắc này
không chỉ áp dụng cho phòng hội nghị mà còn áp dụng cho những nơi khác như phòng
hội thảo. Người có vị trí quan trọng nhất ngồi bên phải, vị trí ngồi tùy thuộc chức vụ,
giảm dần về phía cửa. Người vị trí thấp nhất sẽ ngồi gần và có nhiệm vụ đóng cửa.
Trong từng trường hợp cụ thể hơn như họp nội bộ công ty, họp với chủ tịch công ty
hoặc đối tác, khách hàng, vị trí ngồi sẽ có sự sắp xếp phức tạp và kỹ càng hơn. Có vẻ
đây là một nét văn hóa đàm phán khá khuôn mẫu và hơi khó để học hỏi một cách
nhanh chóng nhưng song đây lại là điều chúng ta nên lưu tâm thật kỹ.

Thứ hai, thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức ở các
nước có từ thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật Bản vẫn còn đậm nét. Ngày nay ý thức
tôn trọng đó vẫn còn thể hiện trong cuộc sống đời thường. Ở Việt Nam, tôn trọng thứ
bậc cũng như vậy. Đây dường như là nét văn hóa mà cả châu Á dân tộc nào ít nhiều
cũng sẽ có ảnh hưởng đôi chút.

Thứ ba, khi kinh doanh tại Nhật Bản, người Nhật
thường bắt đầu ngày mới bằng một bữa tiệc trà. Nếu
bạn là một đối tác may mắn được mời uống trà, xin
hãy tuân theo lời chỉ dạy của họ. Và rõ ràng, bạn chỉ
có thể nói chuyện công việc sau khi tiệc trà kết thúc.
Văn hóa trà đạo của người Nhật Nhìn lại thì người Việt Nam chúng ta cũng có văn hóa
uống trà khi bàn công việc, nhưng cách uống trà không giống người Nhật, vì họ pha
trà vừa thưởng thức vừa bàn bạc. Việc chúng ta vừa đàm phán với đối tác Nhật Bản
vừa thể hiện thái độ tích cực và nhiệt tình với việc hòa mình vào văn hóa của họ sẽ là
một điểm cộng trong mắt của đối phương hơn.

Thứ tư, không thể hiện tình cảm ra ngoài. Nơi làm việc không phải là nơi
chúng ta thể hiện cảm xúc cá nhân của mình. Ở các công ty Nhật Bản, bạn sẽ cảm thấy
hơi khó hiểu khi trong các cuộc đàm phán, hầu như các bên liên quan đều không thể
hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Những biểu hiện tình cảm như ôm vai, tựa cổ,... không
bao giờ xuất hiện ở nơi làm việc của họ. Họ nói với một giọng điệu trầm và nhẹ nhàng
và thực hiện các công việc một cách nghiêm túc, điều đó giúp đạt hiệu suất làm việc
cao nhất có thể. Đừng quá lo lắng về môi trường làm việc trong một công ty Nhật Bản,

10
bởi sau giờ làm việc họ sẽ nói chuyện vui vẻ và thoải mái với nhau khi giải lao và ăn
uống.Thậm chí các công ty Nhật vẫn có rất nhiều các buổi tiệc nội bộ, họ vui vẻ ăn
uống trò chuyện rất thoải mái. Nhưng người Việt Nam chúng ta, khi mới nói chuyện
làm ăn, nếu biết nhau từ trước, họ sẽ có những trao đổi cơ bản như nhắc lại chuyện cũ,
ôm và chào nhau,các buổi tiệc đôi khi lại chính là những cuộc đàm phán, giao dịch.

Thứ năm, đến đúng giờ luôn là ưu tiên số một của họ từ xưa đến nay, vì vậy
người Nhật luôn có văn hóa đến đúng giờ, thậm chí là sớm trong mọi cuộc hẹn hay
cuộc họp làm việc. Đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, đặc biệt
là tại nơi làm việc, đến sớm giúp bạn có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị mọi thứ chu
đáo, từ đó tăng hiệu suất làm việc. So sánh với Việt Nam, ý thức tuân thủ nguyên tắc
đúng giờ của một bộ phận nhỏ người Việt dường như chưa được nâng lên một cách
đúng mức. Quan niệm trễ cuộc hẹn 5 hoặc 7 phút là chuyện bình thường. Không nhiều
người phàn nàn về điều đó vì nó đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt.

Thứ sáu, trong con mắt của người Nhật, hình thức bên
ngoài phải được sửa đổi cho phù hợp, thì nội dung bên
trong mới có thể phát huy tác dụng tốt. Vì vậy, từ cách
họ ăn mặc đến cách họ đi đứng, cách họ nói năng, thể
Trang phục đi làm của người Nhật hiện phong độ và phẩm giá của họ trong công việc. Một
hình thức tốt sẽ cho thấy giá trị nội tại của việc duy trì phẩm chất con người, yếu tố
lịch sự đầu tiên trong việc khiến người khác đánh giá cao bạn. Đặc biệt là trong các
cuộc đàm phán.

2.3 Đúc kết kinh nghiệm

Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú. Vì vậy, họ có
những lễ nghi, phong tục trong đàm phán, giao tiếp kinh doanh mà chúng ta phải tôn
trọng và tuân theo khi hợp tác. Không những vậy, điều đó còn góp phần không nhỏ
trong việc tạo nên nét đặc sắc riêng trong kinh doanh của Người nhật mà bản thân
chúng ta cần học hỏi. Cụ thể như sau:

Một là, người Nhật luôn chọn cách cư xử lịch sự trong mọi tình huống. Dù là
từ chối hay đồng ý thì người Nhật luôn ứng xử một cách nhã nhặn, lịch thiệp. Bởi vì

11
họ là những người có lòng tự trọng cao nên họ luôn tránh những hành động thiếu lịch
sự, không đúng chuẩn mực trong các mối quan hệ - đặc biệt là mối quan hệ làm ăn
kinh doanh. Đó là điều mà chúng ra cần phải học hỏi.

Hai là, quỹ thời gian của người Nhật rất hạn hẹp nên vấn đề thời gian là điều
chúng ta cần lưu ý khi hợp tác cùng họ. Họ luôn quan tâm đến thời gian khi có cuộc
họp hay sự kiện quan trọng chuẩn bị xảy ra, và sắp xếp để đến nơi diễn ra đúng hoặc
trước giờ hẹn. Vì vậy, nếu là người đang tìm cơ hội làm việc hoặc đang chuẩn bị hợp
tác với người Nhật thì trước hết chúng ta cần lưu ý là “đúng giờ”.

Ba là, người Nhật hầu như rất thích tặng quà cho người khác đặc biệt là khách
hàng. Đối với họ, món quà như là cả lòng tôn trọng của người dành cho người, đó còn
là tượng trưng cho sự mong muốn được hợp tác làm ăn, kinh doanh. Ngoài ra, họ
không bao giờ mở quà trước mặt người tặng vì đó được xem là bất lịch sự và cách gói
quà chính là “nghệ thuật” đối với họ. Người Nhật cho rằng, một món quà được gói
một cách chỉnh chu về mặt hình thức thì cũng thể hiện được tính cách của người tặng
món quà đó. Hơn thế nữa, không nên tặng những món quà có số lượng “bốn”, “chín”,
“vật nhọn”,…vì những điều này là biểu tượng cho sự kém may mắn.

Là một sinh viên thì bản thân chúng ta cần phải trau dồi bản thân nhiều hơn,
lẫn kiến thức và kinh nghiệm để cho họ thấy sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của
người Việt Nam. Thực sự nghiêm túc với công việc mà chúng ta đang làm dù lớn hay
nhỏ nhằm chứng minh cho họ thấy rằng việc hợp tác với chúng ta là một điều đúng
đắn. Từ đó, nâng cao giá trị của con người Việt Nam trong mắt người Nhật. Đồng thời,
cho họ thấy được sự tôn trọng của chúng ta dành cho họ nhằm giúp cho công việc của
chúng ta trở nên dễ dàng hơn.

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT

Nhật Bản từ lâu đã được biết đến với nền văn hóa kinh doanh sáng tạo. nhờ đó
mà Nhật Bản tuy là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có những
thành công về kinh tế vượt bậc, đó là bài học của sự vượt khó, sự vươn lên mà chúng
ta cần phải học hỏi. Hiện nay, Nhật Bản là một quốc gia năng động, tích cực tham gia

12
tham gia các diễn đàn kinh tế , hợp tác và phát triển với các nước trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Những năm gần đây quan hệ Việt - Nhật đã có nhiều bước phát triển
mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngày càng có nhiều sự hợp tác giữa công ty Việt
- Nhật đòi hỏi chúng ta cần trao đổi khả năng giao tiếp kinh doanh với người Nhật.
Trong quá trình giao tiếp kinh doanh với người Nhật việc chúng ta hiểu được văn hóa
làm việc của họ sẽ là một điều quan trọng giúp chúng ta có thể tránh những hiểu lầm
đáng tiếc và qua đó nắm bắt được tâm lý của họ đề đưa ra những quyết định chính xác
qua đó giúp cuộc đàm phán dễ dàng đi tới thành công hơn. Văn hóa giao tiếp kinh
doanh của người Nhật vẫn luôn là một thứ gì đó rất hay ho và đặc biệt mà chúng ta nên
học hỏi, hiểu biết về văn hóa kinh doanh và ảnh hưởng của nó đối với phong cách đàm
phán của Nhật Bản cũng sẽ giúp phát triển quan hệ kinh doanh với Nhật Bản, rút ra
cho ta những bài học đắt giá, điều này sẽ đóng góp to lớn cho sự phát triển của Việt
Nam.

Là một sinh viên của khoa kinh tế, chúng ta nên nắm rõ văn hóa giao tiếp và
tính cách kinh doanh của người Nhật vì nó sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức
giao tiếp trong kinh doanh, đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu giúp cho công việc
chúng ta sau này.

13
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Tinh thần làm việc tập thể ở Nhật Bản

Hình 2: Văn hóa trà đạo của người Nhật Bản

Hình 3: Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Yamaguchi Tsuyoshi Michael

14
Hình 4: Lễ hội hoa anh đào Hanami

Hình 5: Sushi và bánh Mochi - ẩm thực truyền thống của Nhật Bản

Hình 6: Phong cách công sở của người Nhật Bản

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phong cách đàm phán kinh doanh của người Nhật - A Du Học. (2018). Truy cập 25
tháng 5 2022, từ https://aduhoc.com/phong-cach-dam-phan-kinh-doanh-cua-nguoi-
nhat/#:~:text=Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%
2. Con người và tính cách người Nhật Bản luôn được cả thế giới ngưỡng mộ. (2022).
Truy cập 25 tháng 5 2022, từ https://xuatkhaulaodong.com.vn/con-nguoi-va-tinh-
cach-nguoi-nhat-ban-218.htm
3. Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật Bản: Truy cập 25 tháng 5 2022,
từ https://tailieutuoi.com/tai-lieu/tieu-luan-van-hoa-giao-tiep-trong-kinh-doanh-cua-
nguoi-nhat-ban)
4. Vai trò của kỹ năng đàm phán trong kinh doanh. (2022). Tr: Vănuy cập 29 tháng 4
2022, từ https://talentbold.com/vai-tro-cua-ky-nang-dam-phan-trong-kinh-doanh-900-
nshttp://javiet.com.vn/tin-tuc/6-tinh-cach-dac-trung-lam-nen-con-nguoi-nhat-ban-
29.htmlhttps://growupwork.com/blog/japan-life/con-nguoi-nhat-ban-nhung-dieu-hay-
nen-hoc-tap-438.
5. "Văn Hóa Đàm Phán Của Nhật Bản Và Sự Khác Biệt Với Các Quốc Gia Khác - Tài
Liệu Text". Text.123Docz.Net. Truy cập 29 tháng 4 2022, từ
https://text.123docz.net/document/3547165-van-hoa-dam-phan-cua-nhat-ban-va-su-
khac-biet-voi-cac-quoc-gia-khac.htm.
6. “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử chung ở nơi làm việc”. https://healthvietnam.vn/thu-
vien/tai-lieu-tieng-viet/benh-vien/ky-nang-giao-tiep-ung-xu-chung-o-noi-lam-viec,
7. "Hãy Trình Bày Văn Hóa Đàm Phán Của Người Nhật - Áo Kiểu Đẹp". Áo Kiểu Đẹp.
Truy cập 1 tháng 5, 2022, từ https://aokieudep.com/doc/hay-trinh-bay-van-hoa-dam-
phan-cua-nguoi-nhat/.
8. "14 Phong Cách Làm Việc Của Người Nhật Bản Mà Người Việt Cần Học Hỏi".
Hoptacquocte.Com. Truy cập 1 tháng 5, 2022, từ https://hoptacquocte.com/kien-thuc-
xuat-khau-lao-dong/14-phong-cach-lam-viec-cua-nguoi-nhat-ban.html.
9. "Văn Hóa Làm Việc Của Người Nhật" - Nhatbanviectot.Vn. Truy cập 1 tháng 5,
2022, từ https://nhatbanviectot.vn/lang-vi/van-hoa-lam-viec-cua-nguoi-nhat.html.
10. “Những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản” - Jes.edu.vn. Truy cập ngày 24 tháng 5
năm 2022 từ https://jes.edu.vn/nhung-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban

16

You might also like