You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 1

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ TĂNG


TRƯỞNG KINH TẾ CỦA PHILIPPINES

GVHD: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh


Sinh viên nhóm nghiên cứu: Nhóm 14
Nguyễn Văn Hiệp 2011410031
Nguyễn Hoàng Long 2011410050
Hồ Yến Hoa 2011410034
Nguyễn Thị Ngọc Anh 2014410007
Nguyễn Tiến Dũng 2011410019

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


b

BẢNG ĐÁNH GIÁ CHÉO

Ngọc Anh Tiến Dũng Nguyễn Hiệp Hồ Yến Hoa Hoàng Long
Ngọc Anh 10 10 10 10
Tiến Dũng 10 10 10 10
Nguyễn Hiệp 10 10 10 10
Hồ Yến Hoa 10 10 10 10
Hoàng Long 10 10 10 10
Điểm Trung bình 10 10 10 10 10
c

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ a
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............1
1.1 Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................................1
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế ........................1
1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................................2
1.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ lạm phát - tăng trưởng kinh tế ......................................2
1.2.1 Tăng trưởng kinh tế .........................................................................................................2
1.2.2 Lạm phát ..........................................................................................................................2
1.2.3 Cơ sở lý thuyết về chính sách lạm phát mục tiêu ............................................................4
1.3 Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................................4
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH..........................................................................................5
2.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................5
2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết ................................................................................................5
2.2.1 Mô hình hồi quy tổng thể.................................................................................................5
2.2.2 Biến số trong mô hình .....................................................................................................6
2.3 Đặc điểm mẫu số liệu ...........................................................................................................7
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................11
3.1 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................................11
3.1.1 Mô hình hồi quy đơn .....................................................................................................11
3.1.2 Kiểm định giả thuyết .....................................................................................................11
3.2 Mô hình hồi quy bội ...........................................................................................................12
3.2.1 Kết quả hồi quy .............................................................................................................12
3.2.2 Kiểm định giả thuyết .....................................................................................................13
3.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...............................................................................13
3.3 Giải thích ý nghĩa các biến độc lập từ kết quả nghiên cứu ............................................14
3.4 Khuyến nghị và giải pháp cho Việt Nam khi xây dựng chính sách lạm phát mục tiêu
....................................................................................................................................................16
3.4.1 Phân tích kinh tế Philippines trong giai đoạn nghiên cứu và so sánh với tình hình Việt
Nam ........................................................................................................................................16
3.4.2 Kiến nghị chính sách cho Việt Nam ..............................................................................17
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... a
PHỤ LỤC 1: BẢNG KẾT QUẢ HỒI QUY STATA ..................................................................d
PHỤ LỤC 2: BẢNG GIÁ TRỊ TƯƠNG QUAN ......................................................................... e
PHỤ LỤC 3: MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU ......................................................................................... e
PHỤ LỤC 4: MẪU SỐ LIỆU ....................................................................................................... e
a

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Kỳ vọng dấu của các hệ số hồi quy .................................................................................7
Bảng 2.2: Thông kê mô tả toàn mẫu ................................................................................................8
Bảng 2.3: Bảng ma trận tương quan giữa các biến với 39 quan sát: ...............................................9
Bảng 3.1: Kết quả hồi quy .............................................................................................................12
Bảng 3.2: So sánh các biến số kinh tế Việt Nam - Philippines .....................................................16
b

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế có thể được xem là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà tất
cả các quốc gia trên thế giới luôn theo đuổi. Tuy tăng sự gia tăng của GDP không hoàn toàn thể
hiện được chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người dân nhưng nó phần lớn thể hiện được sự
phát triển của một đất nước, gắn liền với sự phát triển năng lực của con người và những cơ hội mở
ra dành cho họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng quan niệm chúng ta cần phải xây dựng một đất nước
mà ở đó ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''. Có thể nói, sự phát triển
kinh tế là tiền đề để nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, củng
cố an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Để duy trì mức tăng trưởng bền vững và tích cực, Chính phủ, cũng như các nhà kinh tế
học, cần phải nắm rõ những yếu tố trực tiếp và gián tiếp tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. Mà
một trong những yếu tố đó chính là lạm phát - một hiện tượng kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu
rộng đến nền kinh tế. Ổn định và kiểm soát lạm phát ở mức tích cực luôn là một trong những mục
tiêu quan trọng hàng đầu trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc nghiên cứu mối tương quan mật thiết cũng như chiều tác động của lạm phát đến tăng trưởng
kinh tế là điều vô cùng cần thiết để giúp Chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách phù hợp nhằm
duy trì tăng trưởng kinh tế. Nhìn ra sự tương đồng của nền kinh tế Philippines cũng như tác động
của việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu lên tăng trưởng kinh tế của quốc gia này, nhóm
chúng em quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng
kinh tế của Philippines”, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm khi xây dựng chính sách lạm phát
mục tiêu tại Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của bài tiểu luận là nghiên cứu mối quan hệ và chiều ảnh hưởng của
lạm phát lên tăng trưởng kinh tế của Philippines, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá
trình xây dựng khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
Để làm được điều đó, bài tiểu luận cần thực hiện những nhiệm cụ thể sau: nghiên cứu cơ
sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm về lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế; xây dựng
mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết đó; ước lượng mô hình hồi quy và phân tích các ảnh hưởng của
các biến đến tốc độ tăng trưởng kinh tế; kiểm định mô hình đã được ước lượng; đưa ra các khuyến
nghị đối với các chính sách kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp để thúc đẩy và duy trì tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, tỷ trọng đầu tư trong nước
trên GDP, vốn con người, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, và tác động của việc sử
dụng chính sách lạm phát mục tiêu lên tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ và mức ảnh hưởng, chiều ảnh hưởng của biến độc
lập - lạm phát, cũng như các biến kiểm soát lên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines. Các
thông tin, nội dung, số liệu được phản ánh trong tiểu luận nằm trong giai đoạn 1980 - 2018.
c

5. Phương pháp nghiên cứu


Trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy tuyến tính
theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường - OLS. Nhóm em lựa chọn cách lấy mẫu
ngẫu nhiên và thu thập dữ liệu thứ cấp dạng dạng chuỗi thời gian từ Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
6. Nội dung và cấu trúc của tiểu luận
Ngoài lời mở đầu, phụ lục, kết luận và các tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu này gồm ba
chương:
Chương 01: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết.
Chương 02: Xây dựng mô hình.
Chương 03: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn và giảng dạy của ThS. Nguyễn
Thúy Quỳnh trong suốt quá trình chúng em học tập trên lớp cũng như thực hiện bài nghiên cứu
này. Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên chúng em khó có thể tránh khỏi những sai sót
trong quá trình thực hiện. Chúng em mong nhận được sự góp ý và nhận xét của cô để có thể hoàn
thiện hơn trong trong những lần sau!
1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ


THUYẾT
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Trong lịch sử kinh tế học, mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế -
2 biến số vĩ mô rất quan trọng - đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Song tùy thuộc vào
trình độ phát triển và đặc điểm nền kinh tế toàn cầu tại thời điểm nghiên cứu, các kết quả được chỉ
ra thường rất khác nhau. Các quan điểm nổi bật đã được nêu ra về mối quan hệ tương tác, ảnh
hưởng qua lại giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể được phân thành 3 nhóm lớn:
Nhóm 1: các kết luận rằng không có mối quan hệ thống kê nào giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế. Các nghiên cứu này diễn ra vào những năm 60 của thế kỷ trước, với các đại diện nổi bật
là nghiên cứu của Wai (1959), Dorrance (1966). Kết luận này tương đối phù hợp với tình hình
kinh tế thế giới giai đoạn sau thế chiến thứ 2, khi giá dầu còn ở mức thấp và lạm phát nhìn chung
không cao. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ trường phái kinh tế học của Keynes, theo đó cho rằng
lạm phát vừa phải sẽ kích thích cung trên thị trường nhưng theo Dorrance (1966), tốc độ tăng giá
chỉ là một tác nhân rất nhỏ và dễ bị lấn át bởi những nhân tố khác cùng ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng. Tuy nhiên, cũng cần xét đến những thiếu sót về dữ liệu nghiên cứu và cách đo lường các
biến số vĩ mô đương thời. Điển hình trong nghiên cứu của Wai (1959) khảo sát dữ liệu tại 44 quốc
gia, song giữa các nước lại không thống nhất về cách thức đo lường và công bố các biến số vĩ mô,
nên cần sử dụng tới 4 thước đo tốc độ tăng trưởng khác nhau.
Nhóm 2: các kết luận về mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Fischer (1993) ước lượng hàm hồi quy tăng trưởng cho 101 nước (1960-1989) với lạm phát là một
trong số các biến giải thích. Kết quả cho thấy lạm phát tác động âm lên tăng trưởng và có ý nghĩa
thống kê. Nghiên cứu của Barro (1995) cũng đi đến kết luận tương tự. Những kết luận này là quan
trọng, song vẫn có hạn chế khi chưa xử lý được mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế được chỉ ra từ các lý thuyết. Ở mức cao, lạm phát có tác động tiêu cực lên tăng
trưởng do làm tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư (Renshaw và Richards, 1996),
phát đi tín hiệu về các vấn đề của kinh tế vĩ mô (Fischer, 1993), làm méo mó quá trình phân bổ
các nguồn lực (Romer, 2001). Tuy nhiên lạm phát ở mức vừa phải lại tác động tích cực đến tăng
trưởng qua kênh tiết kiệm - đầu tư và kích cầu.
Nhóm 3: các nghiên cứu về “ảnh hưởng ngưỡng” (threshold effects) của lạm phát lên tăng
trưởng. Theo đó, lạm phát sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng khi vượt qua một ngưỡng nhất
định. Nghiên cứu của Ghosh và Phillips (1998) với mẫu số liệu gồm 145 nước trong giai đoạn
1960-1996 chỉ ra lạm phát từ 2 con số trở lên sẽ có tác động âm lên tăng trưởng và ảnh hưởng biên
của lạm phát ngày càng giảm dần. Khan và Senhadji (2001) lại chỉ ra lạm phát bắt đầu có tác động
tiêu cực đến tăng trưởng tại các nước đang phát triển ở mức 11-12%.
Bên cạnh các nghiên cứu trên mẫu số liệu lớn, bộ số liệu của một số quốc gia đơn lẻ cũng
đã được sử dụng. Trong đó, nghiên cứu của Hasanov (2010) đã chỉ ra mối quan hệ dương giữa lạm
phát và tăng trưởng kinh tế tại Azerbaijani nếu lạm phát <=13%. Hay nghiên cứu của Sani (2010)
2

tại Nigeria cho thấy 2 ngưỡng lạm phát khác nhau cho 2 giai đoạn: 8% với số liệu từ 1980-2008
và 7% cho số liệu 1970-2008.
1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, các nghiên cứu cá biệt về mối quan hệ tăng trưởng - lạm phát tại một quốc gia
chưa được thực hiện với số liệu từ Philippines.
Thứ hai, các nghiên cứu trước đây mới chủ yếu đánh giá ảnh hưởng của gia tăng vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế - một thành tựu của chính sách kinh tế đối ngoại. Song
trong giai đoạn từ 2002 - nay, Philippines còn là một trong số ít các quốc gia Đông Nam Á đã thực
hiện chính sách lạm phát mục tiêu, và đã thành công kiểm soát được lạm phát.

1.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ lạm phát - tăng trưởng kinh tế


1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết phát triển kinh tế. Đã
có rất nhiều nhà kinh tế học đã từng đưa ra một khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
Theo Kuznets (1955), tăng trưởng kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ,
mở rộng quy mô về mặt số lượng các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưng
trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng.
Thirlwall (1994) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập bình quân hay sản
lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Còn theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại của Samuelson và Nordhaus (1985), tăng
trưởng kinh tế là sự mở rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sản lượng tiềm năng của một
nước. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế diễn ra khi đường giới hạn khả năng sản xuất của một
nước (PPF) dịch chuyển ra phía ngoài. Như vậy, tăng trưởng kinh tế được xem là sự tăng lên về
số lượng của GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.
Trong đó:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được các nhân tố sản xuất trong nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng
GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì
sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế.
Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
1.2.2 Lạm phát
1.2.2.1 Khái niệm và các thước đo lạm phát
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và
dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao,
một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản
ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
3

Lạm phát có thể được đo lượng thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc chỉ số điều chỉnh
GDP. Trong nghiên cứu của mình, nhóm sử dụng chỉ số CPI phản ánh sự biến động giá cả của một
giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Đây cũng là chỉ số được
Philippines lựa chọn để xác định mức lạm phát mục tiêu tổng thể với ưu điểm về độ phổ biến, dễ
hiểu đối với công chúng và được công bố với độ trễ rất ngắn (Tô Kim Ngọc và Nguyễn Khương
Duy, 2014).
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ, phản ánh quy mô và
xu hướng lạm phát.
1.2.2.2 Ý nghĩa của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế
Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt gồm cả tích
cực và tiêu cực.
Xét về tác động tích cực, lạm phát với tốc độ vừa phải (từ 2-5% ở các nước phát triển và
dưới 10% ở các nước đang phát triển) sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
Thứ nhất, lạm phát có tác động kích cầu. Lạm phát sẽ tạo ra tâm lý kỳ vọng giá tăng nên
mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn hoặc mua hàng hóa tích trữ, giúp kích thích tiêu dùng,
vay nợ, do đó làm gia tăng tổng cầu. Bên cạnh đó, lạm phát thường kéo theo việc phá giá nội tệ,
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng. Theo lý thuyết
trọng cầu của Keynes, nhân tố quyết định trực tiếp đến sản lượng và việc làm là tổng cầu. Việc
giảm lãi suất sẽ tạo ra lạm phát, từ đó kích thích mọi người sử dụng tiền mặt để tiêu dùng, đầu tư
kinh doanh.
Thứ hai, lạm phát có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tiết kiệm và đầu
tư. Sidrauski (1967) nhấn mạnh lạm phát thấp ở mức hợp lí khiến việc nắm giữ tiền mặt sẽ làm
giảm giá trị của nó nhanh hơn so với đầu tư, từ đó làm đầu tư trở nên hấp dẫn. Tobin (1972) nhận
định lạm phát vừa phải là chất bôi trơn của nền kinh tế (grease effect), giúp các nhà sản xuất có
thể giảm chi phí thực sự để mua đầu vào lao động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích
họ mở rộng quy mô sản xuất.
Thứ ba, lạm phát cho phép chính phủ có thêm lựa chọn cho các công cụ kích thích đầu tư
vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua hoạt động mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu
nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất
định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm, nếu không chủ động có thể
gây nên hậu quả xấu.
Bên cạnh đó, lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế của một quốc gia:
Thứ nhất, gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa người cho vay và người
đi vay, người mua và người bán: có thể dẫn tới nạn đầu cơ, làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ
cung - cầu hàng hoá trên thị trường, làm cho giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn, càng gia
tăng khoảng cách thu nhập và mức sống giàu nghèo.
Thứ hai, thay đổi cơ cấu kinh tế: Gây biến đổi cơ cấu sản xuất và làm việc trong nền kinh
tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối.
4

Thứ ba, dẫn đến nền kinh tế kém hiệu quả: Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá, mất nhiều
thời gian để đối phó với lạm phát, gây nên tình trạng rối loạn thị trường vốn, giảm năng lực cạnh
tranh của hàng hóa trong nước.
Thứ tư, làm trầm trọng hơn các khoản nợ nước ngoài: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và
đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản
nợ, từ đó gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp và Chính phủ. Đối với một số nền kinh tế
mở nhưng tỷ giá hối đoái không hoàn toàn linh hoạt, lạm phát có thể làm thâm hụt cán cân thương
mại. Một số quốc gia có lạm phát cao thì khả năng cạnh tranh sẽ bị giảm đi đáng kể bởi sự tuân
thủ tỷ giá danh nghĩa cố định (Hossain và Chowhury, 1996).
1.2.3 Cơ sở lý thuyết về chính sách lạm phát mục tiêu
Lạm phát mục tiêu là một trong số các chính sách tiền tệ được nghiên cứu và áp dụng rộng
rãi. Nội dung của chính sách xoay quanh việc điều chỉnh CSTT để đạt được một tỷ lệ lạm phát
hàng năm xác định (Salter, 2014). Nguyên tắc của lạm phát mục tiêu dựa trên niềm tin rằng tăng
trưởng kinh tế dài hạn đạt được tốt nhất bằng cách duy trì ổn định giá cả và ổn định giá đạt được
bằng cách kiểm soát lạm phát. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả của chính sách này nằm ở việc
loại trừ sự đánh đổi giữa ổn định lạm phát và tăng trưởng (Tô Kim Ngọc, Nguyễn Khương Duy,
2014).

1.3 Giả thuyết nghiên cứu


Nhóm đề xuất 5 giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
H2: Tổng vốn đầu tư trong nước có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
H3: Vốn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
H4: Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế
H5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu sẽ thấp hơn khi
không áp dụng
5

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH


2.1 Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu trong bài nghiên cứu đã được thu thập thuộc dạng dữ liệu chuỗi thời gian, nhằm
phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines
giai đoạn 1980 - 2018. Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp, lấy từ bộ dữ liệu của Ngân hàng
thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong đó, để làm rõ vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, nhóm em sử dụng:
Mô hình hồi quy tuyến tính: Là một mô hình phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với
một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình hóa sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Các tham số của mô
hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu.
Phương pháp ước lượng OLS: (ordinary least squares –OLS) là phương pháp được sử dụng
rộng rãi nhất để ước lượng các tham số trong phương trình hồi quy. Để tối thiểu hóa tổng bình
phương của các khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa số liệu thu thập được và đường (hay
mặt) hồi quy.

2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết


2.2.1 Mô hình hồi quy tổng thể
Dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế thông qua GDP cũng như các cách tính GDP,
đồng thời kế thừa các nghiên cứu đi trước và kết hợp với khả năng thu thập dữ liệu nghiên cứu để
lượng hóa các biến, nhóm em quyết định đưa ra cho nghiên cứu của mình như sau:
• Mô hình hồi tổng thể:
𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻! = 𝛽" + 𝛽# . 𝐼𝑁𝐹𝐿𝐴! + 𝛽$ . 𝐼𝑉𝑁! + 𝛽% . log (𝐻𝑈𝑀𝐶! ) + 𝛽& . 𝐸𝑋𝑃! + 𝛽' . 𝐼𝑁𝐹𝑇𝐴𝑅! + 𝑢!
Trong đó:
𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻! : đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
𝐼𝑁𝐹𝐿𝐴! : đại diện cho tỷ lệ lạm phát
𝐼𝑉𝑁! : đại điện cho tỷ trọng vốn đầu tư trong nước trên GDP
𝐻𝑈𝑀𝐶! : đại diện cho vốn con người
𝐸𝑋𝑃! : đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ
𝐼𝑁𝐹𝑇𝐴𝑅! là biến giả, với:
𝐼𝑁𝐹𝑇𝐴𝑅! = 1 nếu nước đó có thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu.
𝐼𝑁𝐹𝑇𝐴𝑅! = 0 nếu nước đó không thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu.
• Mô hình hồi quy mẫu:
*" + 𝛽
𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻! = 𝛽 *# . 𝐼𝑁𝐹𝐿𝐴! + 𝛽
*$ . 𝐼𝑉𝑁! + 𝛽
*% . log (𝐻𝑈𝑀𝐶! ) + 𝛽
*& . 𝐸𝑋𝑃! + 𝛽
*' . 𝐼𝑁𝐹𝑇𝐴𝑅! + 𝑢?(
Trong đó:
*0 Ước lượng của hệ số chặn
𝛽
𝛽@𝑗 :Ước lượng của hệ số góc ( 𝑗 = 1,5 )
𝑢?𝑖 : Ước lượng của sai số ngẫu nhiên
6

2.2.2 Biến số trong mô hình


2.2.2.1 Biến độc lập
Lạm phát: là một yếu tố có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế. Khi ở mức độ
vừa phải hợp lí, lạm phát thể hiện các tác động tích cực đến tăng trưởng và khi lên đến những mức
độ cao, nó trở thành nhân tố gây nguy hại cho nền kinh tế. Nhiều mô hình hồi quy tăng trưởng
trước đây đã sử dụng lạm phát như một biến giải thích quan trọng như Katsushi S. Imai và đồng
sự (2012), Grigor R. Sargsyan (2005).
Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), lạm phát làm giảm động lực giữ tiền mặt mà mọi
người sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản thực, làm tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, lạm phát có thể có tác động tiêu cực thông qua các kênh sau:
Thứ nhất, lạm phát làm tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư (Renshaw và
Richards, 1996) Lí do vì lạm phát làm cho việc tính toán đầu tư trở nên khó khăn hơn do giá cả
tương đối thay đổi nhanh chóng. Sự không chắc chắn này có thể làm giảm đi đáng kể lợi nhuận
của các nhà đầu tư khi tính toán sai lầm, từ đó làm giảm động lực đầu tư.
Thứ hai, lạm phát là chỉ số phản ánh mức độ ổn định của kinh tế vĩ mô (Fischer, 1993).
Nói cách khác, lạm phát cao báo hiệu nền kinh tế đang có vấn đề, gây ra tâm lý dè dặt của các nhà
đầu tư và làm giảm quy mô, hiệu quả của nền kinh tế.
Thứ ba, lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực
(Bruno và Easterly, 1995; Romer, 2001). Điều này sẽ tạo ra chi phí điều chỉnh trong quá trình phân
bổ nguồn lực của thị trường. Có thể nói lạm phát là một loại thuế đánh vào nền kinh tế.
Vì vậy, kết luận rằng lạm phát cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Ta kỳ vọng tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế mang dấu dương đến một
giá trị ngưỡng và mang dấu âm nếu vượt ngưỡng lạm phát. (+/-)
2.2.2.2 Các biến kiểm soát
Tổng vốn đầu tư trong nước/GDP (INV): Đầu tư được coi là động lực chính thức thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và bản chất của mối quan hệ này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu
mang tính lý thuyết và thực nghiệm. Đầu tư có vai trò trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bổ
sung vốn cho xã hội, góp phần vào xuất khẩu, đóng góp vào ngành công nghiệp hỗ trợ, chuyển
giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý, đóng góp vào nguồn thu ngân
sách nhà nước, tạo việc làm và góp phần mở rộng hội nhập quốc tế. Ta kỳ vọng tỷ trọng đầu
trong nước trên GDP có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế (+).
Vốn con người (HUMC): Là tỷ lệ số người nhập học tiểu học trên số người trong độ tuổi
tiểu học. Schultz (1961) nhấn mạnh nguồn vốn con người là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong nền kinh tế hiện đại. Afridi (2016) xem xét
mối quan hệ giữa nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế của Pakistan trên chuỗi thời gian từ
năm 1972 đến 2013, trong đó, nguồn vốn con người được đại diện bởi tỷ lệ học tiểu học, tỷ lệ sinh,
tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Li và Wang (2016) cũng cho rằng nguồn vốn con người ảnh hưởng lên
tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn con người cơ bản góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế thông qua
kênh tích lũy nhân tố (Factor-Accumulation Channel) và nguồn vốn con người cao cấp ảnh hưởng
7

lên tăng trưởng qua kênh năng suất (Productivity Channel). Như vậy, ta kỳ vọng vốn con người
có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế (+).
Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (EXP): các nghiên cứu của Kravis (1970) và
Krueger (1978) đã xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng trong khung lý thuyết hàm
sản xuất tân cổ điển. Kết quả cho thấy tác động tích cực của xuất khẩu hàng hóa lên tăng trưởng
kinh tế, nới lỏng các hạn chế về chuyển vốn và lợi nhuận, khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp
tư nhân nội địa, tạo ra những nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài, giúp quốc gia vượt qua quy mô
hạn chế của thị trường nội địa. Do đó, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu có
tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. (+)
Chính sách lạm phát mục tiêu (INFTAR): Chính sách lạm phát mục tiêu giúp kiểm soát
lạm phát ở mức thấp, ổn định nền kinh tế trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn (Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn
Huy Công, Trần Quang Thanh, 2020). Thực tế, Philippines đã áp dụng mục tiêu lạm phát trong
chính sách tiền tệ từ năm 2002. Dù thường xuyên vi phạm các mục tiêu lạm phát đặt ra, chính sách
tiền tệ này vẫn phát huy tác dụng nhất định với kinh tế Philippines. Nghiên cứu định lượng còn
cho thấy không có sự đánh đổi giữa ổn định lạm phát và mức sử dụng nguồn lực bình thường
(Takeshi và cộng sự, 2008). Mức lạm phát thấp và ít biến động đạt được sau 1 thập kỷ áp dụng
chính sách cũng đã giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế Philippines trước cuộc khủng hoảng
tài chính 2008.Vì vậy, nhóm kỳ vọng tác động của việc sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu
đến tăng trưởng kinh tế mang dấu dương. (+)
Bảng 2.1: Kỳ vọng dấu của các hệ số hồi quy

Biến Ý nghĩa Đơn vị tính Nguồn


Biến phụ thuộc
𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻! Tốc độ tăng trưởng kinh tế % WB
Biến độc lập
𝐼𝑁𝐹! Tỷ lệ lạm phát % WB
Biến kiểm soát
𝐹𝐷𝐼! Tỷ lên vốn đầu tư trong nước trên GDP % ADB
𝐻𝑈𝑀𝐶! Vốn con người % WB
𝐸𝑋𝑃! Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu % WB
Biến giả
Quốc gia có thực hiện chính sách lạm phát
𝐼𝑁𝐹𝑇𝐴𝑅! IMF
mục tiêu không

2.3 Đặc điểm mẫu số liệu


Để ước lượng mô hình xác định mối quan hệ phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế vào lạm
phát tại Philippines, nhóm đã sử dụng mẫu số liệu nghiên cứu của nước này trong khoảng giai
đoạn 1980 – 2018 với tổng số là 39 quan sát. Khoảng thời gian phân tích này được lựa chọn vì
những lý do sau:
8

Thứ nhất, trước năm 2019, các quốc gia chưa chịu ảnh hưởng của đại dịch SARS – Covid
2, đây là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế. Đại dịch đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cả
hai yếu tố mà nhóm muốn nghiên cứu là Lạm phát và Tăng trưởng kinh tế, từ đó có thể ảnh hưởng
đến mức độ chính xác của nghiên cứu. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng có đầy đủ số liệu các
nhân tố mà nhóm muốn nghiên cứu.
Thứ hai, Philippines bắt đầu thực hiện CSTT Lạm phát mục tiêu từ năm 2002 nên nhóm sẽ
có thể đánh giá được hiệu quả mà CSTT này đem lại cho nền kinh tế.
Thứ ba, nền kinh tế của Philippines được đánh giá là có những điểm tương đồng với nền
kinh tế Việt Nam. Như vậy, nhóm có thể rút ra những bài học kình nghiệm cho Việt Nam trong
việc áp dụng CSTT Lạm phát mục tiêu.
Dữ liệu được thu thập thuộc dạng dữ liệu chuỗi thời gian từ các tổ chức quốc tế uy tín là
bộ dữ liệu World Development Indicators (WDI), World Governance Indicators (WGI) của World
Bank, Thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Asia Development Bank (ADB).
Mẫu nghiên cứu gồm 39 quan sát tạo thành dữ liệu bảng cân bằng (balanced panel) với các
thống kê được ghi nhận như sau:
Bảng 2.2: Thông kê mô tả toàn mẫu

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn GT nhỏ nhất GT lớn nhất
growth 39 3.871788 3.353431 7.323683 7.3345
inf 39 8.277331 8.606401 0.6741925 50.33897
inv 39 21.46744 6.536485 14.2 35.73
log(humc) 39 4.683582 0.0248365 4.623621 4.741239
exp 39 7.306118 10.50866 21.0338 39.81821
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán
Với 39 quan sát, ta có thống kê mô tả như sau:
• growth: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 3.87% với giá trị cao nhất và thấp
nhất được ghi nhận lần lượt 7.33% và -7.32%; độ lệch chuẩn là 3.35%. So với thế giới
cũng trong giai đoạn này là 3.03% thì tốc độ tăng trưởng này tương đối cao xuất phát từ
nguyên nhân: Tuy là một quốc gia đang phát triển, nhưng tăng trưởng của Philippines
tương đối ổn định trong suốt một khoảng thời gian dài từ 1980 - 2018.
• infla: Tốc độ lạm phát trung bình khoảng 8.28% khá cao so với tỷ lệ lạm phát trung bình
trên toàn thế giới là 5.54%, với giá trị cao nhất lên đến 50.34% (lạm phát phi mã), giá trị
thấp nhất là 0.674% và độ lệch chuẩn 8.6%. Tuy có tốc độ tăng trưởng ổn định nhưng tỷ
lệ lạm phát của quốc gia này chưa được kiểm soát tốt vì có những thời điểm lạm phát tương
đối cao: 50.34% (1984), 18.2% (1989) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh
tế.
• inv: Tổng đầu tư quốc nội trung bình 21.47%. Giá trị cao nhất, thấp nhất và độ lệch chuẩn
lần lượt là 35.73%, 14.2% và 6.53%.
9

• log(humc): Vốn con người (được đo bằng giá trị logarit tự nhiên của tỉ lệ số người nhập
học tiểu học so với số người trong độ tuổi tiểu học) đạt 4.68%, mức cao nhất là 4.74%,
thấp nhất là 4.62% và độ lệch chuẩn là 0.02%.
• exp: Tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là 7.3% rất thấp so với thế giới là 23.97%, với
tỉ lệ cao nhất là 39.81% và thấp nhất là -21.0338%, điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu
của Philippines chưa hiệu quả, đặc biệt trong thời kì các nước tăng cường hội nhập kinh tế
quốc tế như hiện nay, đây được coi là một kênh quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế của một
quốc gia.
Bảng 2.3: Bảng ma trận tương quan giữa các biến với 39 quan sát:

growth infla inv log(humc) exp

growth 1.0000

infla -0.7413 1.0000

inv -0.2638 0.4542 1.0000

log(humc) 0.1641 -0.1076 0.0268 1.0000

exp 0.5011 -0.0928 0.1435 -0.0469 1.0000


Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp dữ liệu năm 2018
Kết quả từ bảng cho thấy mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc tương
đối cao (từ 0.16 đến 0.74), độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau khá thấp, đều nhỏ hơn
0,5. Vì vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến cao. Cụ thể:
(growth, infla) = -0.7413: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối tương quan
ngược chiều và tương đối chặt chẽ.
(growth, inv) = -0.2638: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng đầu tư trong nước có mối
tương quan ngược chiều và mối tương quan không quá chặt chẽ .
(growth, log(humc)) = 0.1641: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giá trị logarit tự nhiên của tỷ lệ
số người nhập học tiểu học trên tổng số người trong độ tuổi tiểu học có mối tương quan thấp, cùng
chiều.
(growth, exp) = 0.5011: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng của kim ngạch xuất
nhập khẩu có mối tương quan cùng chiều, chặt chẽ.
(infla, inv) = 0.4542: Lạm phát và tổng đầu tư trong nước có mối tương quan lớn và cùng
chiều.
(infla, log(humc)) = -0.1076: Lạm phát và giá trị logarit tự nhiên của tỷ lệ số người nhập
học tiểu học trên tổng số người trong độ tuổi tiểu học có mối tương quan ngược chiều.
(infla, exp) = -0.0928: Lạm phát và tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu biến đổi
ngược chiều và hầu như không có mối tương quan.
(inv, log(humc)) = 0.0268: Tổng đầu tư trong nước và giá trị logarit tự nhiên của tỷ lệ số
người nhập học tiểu học trên tổng số người trong độ tuổi tiểu học có mối tương quan cùng chiều.
10

(inv, exp) = 0.1435. Tổng đầu tư trong nước và tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu
có mối tương quan cùng chiều.
(log(humc), exp) = -0.0469: Giá trị logarit tự nhiên của tỷ lệ số người nhập học tiểu học
trên tổng số người trong độ tuổi tiểu học và tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu có mối tương
quan ngược chiều.
11

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ


3.1 Kết quả nghiên cứu
3.1.1 Mô hình hồi quy đơn
3.1.1.1 Kết quả hồi quy
Dùng Stata hồi quy 2 biến infla và biến inftar của mô hình, ta có kết quả như sau:
Biến Hệ số Sai số chuẩn Giá trị t Giá trị p-value
cons 11.33076 1.641117 6.90 0.000
inftar -7.442743 2.562193 -2.90 0.006
PRF: inflai=β0+β1*inftari+ui
Hồi quy infla theo inftar ta được:
SRF: inflai=11.33 - 7.44*inftari+ui
Trong mô hình hồi quy trên, tỷ lệ lạm phát (infla) được tính bằng % là biến phụ thuộc và
biến giả thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (inftar) (Nếu có thực hiện inftari = 1, nếu
không thực hiện inftari =0).
Ý nghĩa của các hệ số ước lượng trong mô hình:
Hệ số chặn 𝛽A0 = 11.33: Khi không thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu (hay inftar = 0)
thì tỷ lệ lạm phát có giá trị trung bình là 11.33.
Hệ số góc 𝛽A1 = -7.44: So với khi không thực hiện CSTT Lạm phát mục tiêu thì khi có thực
hiện thì tỷ lệ lạm phát trung bình của quốc gia này giảm -7.44 đơn vị. Như vậy, ta có thể thấy rõ
tác động của CSTT Lạm phát mục tiêu giúp Phlippines kiểm soát và kiềm chế lạm phát tốt hơn.
Điều này cũng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đã đặt ra (H5: Tỷ lệ lạm phát khi áp
dụng chính sách lạm phát mục tiêu sẽ thấp hơn khi không áp dụng)
3.1.1.2 Kiểm định giả thuyết
Như vậy, ta có thể thấy inftar có tác động đến infla đúng với kỳ vọng ban đầu cũng như
giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đặt ra. Để có thể chắc chắn biến này có ý nghĩa trong thực tế,
nhóm em sẽ sử dụng phương pháp P-Value để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy.
Ta có cặp giả thuyết: {H0: βj=0; H1: βj≠0
Dựa vào bảng kết quả Stata, ta có thể thấy giá trị P-value ứng với từng hệ số của các biến:
cons, inftar lần lượt là 0.000 và 0.006. Ta có quy tắc quyết định: (1) Nếu P-value < mức ý nghĩa α
thì ta bác bỏ H0; (2) Nếu P-value > mức ý nghĩa thì ta không bác bỏ H0.
Như vậy, nếu chọn các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% thì cả 2 biến các biến: cons, inftar đều
có ý nghĩa thống kê (Do p-value < 0.01 < 0.05 < 0.1).
Tiếp theo, ta sẽ kiểm định về dấu của hệ số hồi quy ứng với biến inftarVới 2 biến exp,
inftar. Ta có cặp giả thuyết: {H0: β1=0; H1:β1>0
Dựa vào bảng kết quả Stata, ta có thể tính được P-value với kiểm định phía phải của hệ số
bằng một nửa giá trị P-value trong bảng, cụ thể là 0.003 < 1% < 5% < 10%. Như vậy, ta sẽ bác bỏ
H0
12

Kết luận: Với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, hệ số hồi quy ứng với biến inftar có ý nghĩa
thống kê và khi thực hiện thì tỷ lệ lạm phát (infla) sẽ thấp hơn khi không thực hiện, phù hợp với
kỳ vọng và giả thuyết nghiên cứu đề ra ban đầu.

3.1.2 Mô hình hồi quy bội


3.1.2.1 Kết quả hồi quy
Dùng Stata hồi quy các biến của mô hình, ta có bảng kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hồi quy

Biến Hệ số Sai số chuẩn Giá trị t Giá trị p-value 𝑹𝟐 Fs


cons -48.84643 50.04544 -0.98 0.336
infla -0.2504775 0.035199 -7.12 0.000
inv 0.1014542 0.0604345 1.68 0.103
0.8010 26.57
log(humc) 10.83439 10.72492 1.01 0.320
exp 0.1320652 0.0257874 5.12 0.000
inftar 2.205691 0.7626813 2.89 0.007
Hồi quy growth theo infla, inv, log(humc), exp và inftar ta được mô hình hồi quy mẫu:
growthi=-48.85-0.25*inflai+0.1*invi+10*log (humci) +0.13*expi+2.2*inftari+ui
Trong mô hình hồi quy đơn trên, tăng trưởng kinh tế (growth) tính bằng % là biến phụ
thuộc, tỷ lệ lạm phát (infla) tính bằng % là biến độc lập, các biến kiểm soát: tổng đầu tư (inv) tính
bằng %, vốn con người (log(humc)), tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (exp) tính bằng % và biến
giả thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (inftar) (Nếu có thực hiện inftari = 1, nếu không
thực hiện inftari =0).
Ý nghĩa của các hệ số ước lượng trong mô hình:
Hệ số chặn 𝛽A0 = -48.84: Khi các biến infla, inv, log(humc), exp, inftar có giá trị bằng 0 thì
tăng trưởng kinh tế (growth) có giá trị trung bình bằng -48.84 đơn vị.
Hệ số góc 𝛽A1 = -0.25: Khi tỷ lệ lạm phát (inf) tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi
thì tăng trưởng kinh tế (growth) trung bình giảm -0.25 đơn vị. Đây là một trong 2 kỳ vọng mà
nhóm đã đặt ra ở trên. Trong tường hợp này, lạm phát đặt vượt qua ngưỡng tối ưu.
Hệ số góc 𝛽A2 = 0.1: Khi tổng đầu tư trong nước tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác không đổi
thì tăng trưởng kinh tế (growth) trung bình tăng 0.1 đơn vị. Điều này phù hợp với kỳ vọng đã đặt
ra.
Hệ số góc 𝛽A3 = 10.83: Khi vốn con người (humc) tăng 1% và các yếu tố khác không đổi thì
#".-%
tăng trưởng kinh tế (growth) tăng #""
=0.1083 đơn vị. Biến động cùng chiều của 2 biến này phù
hợp với kỳ vọng.
Hệ số góc 𝛽A4 = 0.132: Khi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (exp) tăng 1 đơn vị và các yếu
tố khác không đổi thì tăng trưởng kinh tế (growth) tăng 0.132 đơn vị.
Hệ số góc 𝛽A5 = 2.2: Khi các yếu tốc khác không đổi, tăng trưởng kinh tế (growth) khi quốc
gia này thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu sẽ cao hơn khi không thực hiện chính sách lạm
phát mục tiêu là 2.2 đơn vị. Điều này phù hợp với kỳ vọng của nhóm.
13

Từ các phân tích ở trên, ta có thể thấy tỷ lệ lạm phát (infla) có tác động biên lớn nhất lên
tăng trưởng kinh tế (growth) và ngược lại, tổng đầu tư trong nước (inv) có tác động biên nhỏ nhất
lên tăng trưởng kinh tế.
Mô hình trên có hệ số xác định R2=0.8010, hay nói cách khác, biến độc lập, biến kiểm soát
và biến giả của mô hình giải thích được 80.10% sự biến động của biến phụ thuộc là tăng trưởng
kinh tế (growth) và 19.9% sự biến động của biến phụ thuộc không được giải thích bởi mô hình.
Tuy nhiên, đây vẫn là một mô hình phù hợp với bộ số liệu mẫu mà nhóm đã chọn.
3.1.2.2 Kiểm định giả thuyết
Từ phân tích ở trên, ta có thể thấy tất cả các biến đều đúng với kỳ vọng ban đầu mà nhóm
đặt ra. Để có thể chắc chắn các biến có ý nghĩa trong thực tế, nhóm em sẽ sử dụng phương pháp
P-Value để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy.
Ta có cặp giả thuyết: {H0: βj=0; H1: βj≠0 (Bj là hệ số hồi quy cho từng biến)
Dựa vào bảng kết quả Stata, ta có thể thấy giá trị P-value ứng với từng hệ số của các biến:
cons, infla, inv, log(humc), exp, inftar lần lượt là 0.336, 0.000, 0.103, 0.320, 0.000, 0.007. Ta có
quy tắc quyết định: (1) Nếu P-value < mức ý nghĩa α thì ta bác bỏ H0; (2) Nếu P-value > mức ý
nghĩa thì ta không bác bỏ H0.
Như vậy, nếu chọn các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% thì các biến: infla, exp, inftar sẽ có ý
nghĩa thống kê với các mức ý nghĩa này (Do p-value < 0.01 < 0.05 < 0.1). Ngược lại, các biến:
inv, log(humc), cons không có ý nghĩa thống kê với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.
Với các biến: infla, exp, inftar ý nghĩa thống kê. Tiếp theo, chúng em sẽ kiểm định về dấu
của hệ số hồi quy ứng với mỗi biễn này.
Với 2 biến exp, inftar. Ta có cặp giả thuyết: {H0: βj=0; H1: βj>0
Dựa vào bảng kết quả Stata, ta có thể tính được P-value với kiểm định phía phải của từng
hệ số sẽ có giá trị bằng một nửa giá trị P-value trong bảng, cụ thể là 0.000 và 0.0035. Cả 2 giá trị
này đều nhỏ hơn 1%, 5% và 10%. Như vậy, ta sẽ bác bỏ H0 với các mức ý nghĩa này.
Với biến infla. Ta có cặp giả thuyết: {H0: β1=0; H1:β1<0
Tương tự lập luận như trên ta cũng thấy rằng, giá trị P-value ứng với kiểm định phía trái
của hệ số hồi quy có giá trị bằng một nửa giá trị P-value với kiểm định 2 phía cụ thể bằng 0.000 <
1% < 5% <10%. Như vậy, ta sẽ bác bỏ H0 với các mức ý nghĩa này
Kết luận: Với mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5% và 10%: các biến inv, log(humc), cons
không có ý nghĩa thống kê, các biến exp, inftar có ý nghĩa thống kê và tác động dương tới tăng
trưởng kinh tế (growth), biến infla cũng có ý nghĩa thống kê và tác động âm tới tăng trưởng kinh
tế (growth), cả 3 biến này đều có tác động phù hợp với kỳ vọng và giả thuyết nghiên cứu.
3.1.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Ta có cặp giả thuyết: {H0: R2=0; H1; R2>0
Dựa vào bảng kết quả hồi quy Stata, giá trị kiểm định ứng với mô hình: Fs = 26.57. Từ đó, ta
tìm được P-value tương ứng với giá trị kiểm định Fs là 1.1*10-10 < 1% < 5% < 10%. Như vậy,
với các mức ý nghĩa trên thì ta sẽ bác bỏ H0, hay nói cách khác, mô hình là phù hợp với các mức
ý nghĩa 1%, 5% và 10% Giải thích ý nghĩa các biến độc lập từ kết quả nghiên cứu.
14

3.2 Giải thích ý nghĩa các biến độc lập từ kết quả nghiên cứu
3.2.1 Tỷ lệ lạm phát
Trong mô hình nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng của kinh tế ngược chiều với lạm phát. Kết
quả hồi quy biến độc lập Infla với biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế cho hệ số ước lượng âm
và có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với như kỳ vọng: “Tác động của lạm phát đến tăng
trưởng kinh tế mang dấu dương đến một giá trị ngưỡng và mang dấu âm nếu vượt ngưỡng lạm
phát”.
Trên thực tế, tuỳ theo tình hình kinh tế đặc thù của mỗi nước và ở mỗi giai đoạn khác nhau,
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có thể cùng chiều và cũng có thể ngược chiều. Do đặc
điểm là một nước đang phát triển nên nền kinh tế chưa ổn định và có những bất ổn là tương đối dễ
hiểu, đặc biệt là những cú sốc làm lạm phát. Từ năm 2002 đến nay, Philippines thực hiện chính
sách lạm phát mục tiêu, điều này đã làm cho tỷ lệ lạm phát đã phần nào được kiểm soát tuy nhiên
chưa thực sự ổn định về dài hạn. Trong phạm vi nghiên cứu, nền kinh tế có tốc độ lạm phát trung
bình cao (8.28%) và từng có thời kỳ đạt ngưỡng lạm phát phi mã (50,34%) (trong khi nghiên cứu
của IMF chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho các quốc gia Đông Nam Á khoảng 3.6%). Chính vì
vậy lạm phát trên cả giai đoạn 1980 - 2018 ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của quốc
gia này
3.2.2 Tổng đầu tư trong nước
Kết quả hồi quy biến Inv với biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế cho hệ số hồi quy dương
tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng ảnh hưởng tích cực giữa tăng trưởng và đầu
tư trong nước (DI) không nhất thiết là dòng vốn đầu tư trong nước (DI) tăng nhanh dẫn đến tăng
trưởng GDP vì điều này chỉ xảy ra trong dài hạn do nguồn đầu tư sẽ có độ trễ nhất định để có thể
ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngược lại, trong ngắn hạn, chính sự tăng trưởng GDP cũng có tác động
tích cực đến đầu tư trong nước (DI) (Jong, 2013).
Trong trường hợp của Philippines, một nguyên nhân khác làm cho tốc độ tăng trưởng
không chịu ảnh hưởng từ sự gia tăng tổng đầu tư trong nước là do ảnh hưởng lấn át của đầu tư
nước ngoài. Từ sau Khủng hoảng tài chính châu Á, chính phủ Philippines đã thực hiện hàng loạt
chính sách cải cách về kinh tế đối ngoại. Một trong những hiệu quả của các chính sách này là cải
thiện khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khi dòng vốn FDI đã tăng từ 1000 tỷ USD năm
2010 lên 8000 tỷ USD năm 2016 (Nguyễn Tuấn Anh, 2018). Đầu tư trong nước lại đi theo xu
hướng ngược lại, khi dù tốc độ tăng trưởng đã phục hồi sau khủng hoảng 1997, đầu tư trong nước
vẫn tiếp tục sụt giảm, đạt 15,6% GDP vào năm 2002, mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1990
và thấp nhất trong các nền kinh tế lớn của ASEAN (ADB 2003). Nhìn chung, phần lớn tăng trưởng
kinh tế ở Philippines được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng và sự phục hồi của xuất khẩu và đầu tư
nước ngoài (Wogbe Agbola, 2014).
• Vốn nhân lực (tính bằng tỷ lệ nhập học bậc tiểu học trên quy mô dân số)
Kết quả hồi quy biến độc lập log(humc) cho kết quả là số dương (đúng với kỳ vọng), tuy
nhiên, hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê do p-value tương đối lớn.
15

Kết quả này đi ngược với kết luận của các nghiên cứu trước đây, chỉ ra ảnh hưởng tích cực
của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế (Dunning, 1988; Wogby, 2014). Theo nhóm nghiên cứu,
nguyên nhân của sự trái ngược này là do đặc điểm của nền kinh tế Philippines coi xuất khẩu lao
động là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế. Theo thống kê năm của World Bank (2019), có hơn
10 triệu trong tổng số 107 triệu người dân nước này đang làm việc tại nước ngoài, họ tạo thành
một trong những cộng đồng tha hương lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Lượng lao động
xuất khẩu lớn tuy mang lại cho Philippines nguồn ngoại hối dồi dào, song cũng gây thiếu hụt cung
lao động trong nước và dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám. Người lao động được đào tạo bài
bản trong nước sẽ có xu hướng tìm kiếm việc làm ở nước ngoài với thu nhập cao hơn. Những
chính sách của chính phủ giúp cải thiện giáo dục, cụ thể ¼ sinh viên không tốt nghiệp đại học do
vấn đề về tài chính, vì vậy cũng không tạo được tác động tích cực như kỳ vọng tới tăng trưởng
kinh tế. Không những vậy, cơ cấu lực lượng lao động hiện nay của Philippines chưa cân xứng với
cơ cấu nền kinh tế, cụ thể: ⅓ số lao động của nước này hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản chỉ chiếm ⅕ GDP.
Ngoài ra, trong bộ số liệu mẫu, yếu tố vốn con người chỉ được đo lường bằng giá trị logarit
tự nhiên của tỷ lệ số người nhập học tiểu học trên tổng số người trong độ tuổi tiểu học. Trong thực
tế, để đánh giá nguồn lực con người, cần phải xét đến rất nhiều yếu tố khác như năng lực ban đầu,
những năng lực và kiến thức chuyên môn. Vì vậy, biến này chưa thực sự phản ánh được ảnh hưởng
của lao động nói chung đến tăng trưởng kinh tế.
3.2.3 Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Kết quả hồi quy biến Exp với biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế cho hệ số hồi quy dương
và có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với kỳ vọng của nhóm, rằng: “tăng trưởng của kim
ngạch xuất khẩu có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế”.
Xuất khẩu được xem là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Vì
vậy tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Trong thực tế, việc xuất khẩu hàng hóa không chỉ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như vốn, nguồn
nhân lực, chính sách ngoại thương, độ mở thương mại của chính quốc gia xuất khẩu mà còn bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố ngoại nhu và quan hệ ngoại giao của các nước. Để thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu và giảm thiểu các tác động tiềm tàng của căng thẳng thương mại đang leo thang, Philippines
đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do. Môi trường kinh doanh tại Philippines không
ngừng được cải thiện với động lực là thị trường tương đối mở, được thúc đẩy bởi vị thế kinh tế vĩ
mô mạnh mẽ của quốc gia này.
3.2.4 Chính sách lạm phát mục tiêu
Kết quả hồi quy biến ảo Inftar với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm phát cho hệ số hồi quy dương
và có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với kỳ vọng của nhóm nghiên cứu, rằng trong giai đoạn
áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, tỷ lệ lạm phát của Philippines sẽ thấp hơn đáng kể so với
giai đoạn không áp dụng. Qua trung gian là tỷ lệ lạm phát ổn định, chính sách này cũng đã có tác
động tích cực lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua hệ số hồi quy dương với ý nghĩa thống
kê 5%.
16

Lạm phát không phải là một hiện tượng hoàn toàn xấu và bất lợi. Nếu các quốc gia có thể
duy trì được tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, hợp lý thì dường như lạm phát lại trở thành một nhân
tố có lợi cho sự phát triển kinh tế. Thực tế, trên thế giới hiện nay ngày càng có nhiều Ngân hàng
trung ương của các quốc gia quyết định chuyển hướng chính sách tiền tệ sang thực hiện lượng hóa
mục tiêu lạm phát. Nói cách khác chính là đặt nền móng cho chính sách tiền tệ trên cơ sở “ổn định
giá cả”, và thực tiễn đã cho thấy những thành công đáng kể ở những quốc gia này. Sự thay đổi tích
cực của tăng trưởng kinh tế tại Philippines cũng được xem là một trong những thành công đó.

3.3 Khuyến nghị và giải pháp cho Việt Nam khi xây dựng chính sách lạm phát mục tiêu
3.3.1 Phân tích kinh tế Philippines trong giai đoạn nghiên cứu và so sánh với tình hình Việt
Nam
Đầu những năm 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines biến động thất thường.
Tăng trưởng GDP giảm từ 5.79% những năm 70 xuống 2.01% những năm 1980. Lạm phát luôn ở
mức 2 con số, với đỉnh điểm là mức 50.34% năm 1984 (Wogbe Agbola, 2014). Trải qua cuộc
Khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, tình hình kinh tế quốc gia này càng trở nên tồi tệ. Đồng Peso
bị mất giá mạnh, buộc chính phủ Philippines đối phó bằng cách mua nội tệ bằng dự trữ ngoại tệ
và nâng lãi suất qua đêm lên liên tục tới mức kỷ lục (Nguyễn Tuấn Anh, 2018). Ngoại tệ của nước
này sớm cạn kiệt, kết hợp với mức lãi suất cho vay quá cao khiến nền kinh tế rơi vào đình trệ.
Ngày 11/7/1997, đồng Peso bị phá giá tới gần 30% sau khi chính phủ Philippines buộc phải thả
nổi đồng tiền này.
Những sự bất ổn trên của thị trường đã cho thấy việc sử dụng mục tiêu tiền tệ không còn
đáng tin cậy. Những thay đổi về cấu trúc kinh tế và những biến đổi trong thị trường tài chính đã
làm rối loạn vòng quay tiền tệ, khiến mối quan hệ giữa cung tiền, giá cả và sản lượng trở nên thiếu
chắc chắn. Đây cũng là động cơ quan trọng nhất cho xu hướng lựa chọn mục tiêu lạm phát của
Philippines.
Kết quả so sánh các biến số kinh tế của 2 quốc gia thu được trong bảng sau:
Bảng 3.2: So sánh các biến số kinh tế Việt Nam - Philippines

Phương diện so sánh Việt Nam Philippines

Tăng trưởng kinh tế 7.07 6.34

Lạm phát 1,3 1,6

Vốn đầu tư 23 14.2

Vốn con người 4.61 4.62

Xuất khẩu 105.8 30.2

Chính sách lạm phát mục tiêu Chưa áp dụng Áp dụng từ năm 2002
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp dữ liệu năm 2018
17

Có thể thấy trên các phương diện trên, nền kinh tế Việt Nam và Philippines có nhiều điểm
tương đồng trong thời gian này:
Thứ nhất, xét về độ phát triển và đặc điểm vị trí địa lý, cả hai quốc gia đều là những quốc
gia đang phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực Đông Nam Á, đều có đột biến và có dư
địa tăng trưởng.
Thứ hai, xét quy mô nền kinh tế dựa trên sức mua tương đương, Philippines có quy mô khá
tương đồng với Việt Nam, đều là các quốc gia có thu nhập trung bình thấp: GDP bình quân đầu
người dựa trên sức mua tương đương năm 2017 của Philippines đạt 7772$ và Việt Nam đạt 7183$ .
Thứ ba, lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp và ổn định.
Thứ tư, tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cao và có môi trường đầu tư bình ổn, ít xáo trộn.
Thứ năm, khoảng cách giữa HDI của Việt Nam so với Philippines không lớn (với mức thu
nhập cao hơn). Điều này cho thấy, mặc dù chưa phải là tối ưu, nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam đang có hiệu ứng tích cực đến phát triển con người.
Dựa trên những cơ sở trên, ta rút ra một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp
trong quá trình ổn định và phát triển tăng trưởng kinh tế bền vững tại Việt Nam.

3.3.2 Kiến nghị chính sách cho Việt Nam


Về chính sách tỷ giá hối đoái: Để hạn chế ảnh hưởng âm của lạm phát đến cán cân thương
mại thông qua chế độ neo tỷ giá với đô la Mỹ, Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá theo
chiều hướng linh hoạt, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy
mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại hối.
Về lựa chọn mô hình tăng trưởng: Về mặt dài hạn, định hướng chính sách cho mô hình
tăng trưởng nên xác định tỷ lệ tăng trưởng hợp lý, và không nên trông chờ vào chính sách mở rộng
tiền tệ, thay vào đó nên tận dụng triệt để nguồn vốn từ trong nền kinh tế thông qua kênh trung gian
là ngân hàng trở thành nguồn vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng chính sách lãi suất hấp
dẫn hơn, tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tăng lãi suất kỳ hạn dài, thưởng vật chất.
Về các chính sách vĩ mô: Kết hợp hài hòa giữa CSTK và CSTT, xác định rõ chính sách lạm
phát mục tiêu hay chính sách tăng trưởng kinh tế vĩ mô vào mỗi giai đoạn thích hợp của nền kinh
tế, qua đó đưa ra những đánh giá phù hợp. Tiếp theo, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban
ngành có liên quan và lộ trình hợp lý khi thực hiện tăng giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công,
qua đó điều chỉnh giá hàng hóa công một cách hợp lý với nền kinh tế và đời sống người dân. Cần
theo dõi sát sao tình hình biến động của thị trường thế giới, cập nhật thông tin để có những giải
pháp kịp thời, chính xác nhằm hạn chế những tác động xấu do thị trường thế giới gây ra như những
biến động về giá dầu, giá vàng, giá lương thực thế giới.
Về thực thi chính sách lạm phát mục tiêu: Trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô, trước
mắt Chính phủ cần cân đối giữa hai mục tiêu kiểm soát lạm phát - ổn định kinh tế vĩ mô và tăng
trưởng kinh tế, giữ lạm phát ở mức độ vừa phải xoay quanh ngưỡng hiệu quả của nó phối hợp với
kỳ vọng tăng trưởng ở mức độ hợp lý (Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê, 2015). Một bài
học từ quá trình chuyển đổi sang chính sách LPMT của Philippines là việc chọn thời điểm áp dụng
chính sách. Chính sách mục tiêu lạm phát và cải cách kinh tế toàn diện có những đòi hỏi trái ngược,
18

do đó không nên được thực hiện song song. Cải cách kinh tế đòi hỏi việc tập trung và bổ sung
nguồn lực (gồm cả nguồn tài chính) trong khi theo đuổi chính sách mục tiêu lạm phát yêu cầu
NHTW phải có khả năng tập trung vào mục tiêu ổn định giá cả và có chính sách nhất quán trong
kiểm soát giá cả. Philippines bắt đầu thực thi chính sách khá sớm, ngay sau cuộc khủng hoảng
1997 và cùng với cải cách toàn diện về kinh tế đối ngoại. kết cục của nó là việc vi phạm mục tiêu
lạm phát diễn ra với tần suất khá cao trong suốt thời kỳ chống lạm phát (disinflation period). Việt
Nam đang trong giai đoạn cải cách kinh tế toàn diện, bao gồm cả hệ thống tài chính và hệ thống
doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, việc cân nhắc thời điểm áp dụng song song hoàn thiện điều kiện
áp dụng tối thiểu cho chính sách LPMT là rất cần thiết.
Về nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư: Chính phủ cần cân nhắc đầu tư đúng đối
tượng và tăng cường giám sát để phát huy hiệu quả của đồng tiền đầu tư cũng như giảm sức ép
gây ra lạm phát. Chính phủ một mặt cần tiếp tục tái cấu trúc mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước
hoạt động kém hiệu quả, rà soát lại các dự án đầu tư công để thu hồi hiệu quả từ các đồng vốn đã
bỏ ra, đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư còn tồn đọng để nhanh chóng đưa vào sử dụng phục
vụ phát triển kinh tế quốc gia. Mặt khác nên tích cực tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng
giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là khu vực tư nhân.
Về dân số và vốn con người: dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng,
vì vậy quy mô, cơ cấu và sự gia tăng của dân số liên quan mật thiết đến nền kinh tế và tới sự phát
triển của một quốc gia. Có thể thấy việc dân số gia tăng quá nhanh có ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế như gây ra những vấn đề về giải quyết việc làm, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên, khó khăn trong việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội, khó khăn trong việc
quản lý hành chính, giải quyết tệ nạn xã hội. Để có thể có được nền kinh tế tăng trưởng nhanh và
bền vững, một trong những chính sách cần được ưu tiên hàng đầu là hạn chế sự gia tăng dân số.
Tuy nhiên hiện nay, do tỷ lệ sinh ở thành thị đang sụt giảm nghiêm trọng, nhà nước cũng nên có
chính sách khuyến khích sinh con ở thành thị và hạn chế sinh con ở nông thôn. Ngoài ra, Chính
phủ cần chi đúng mức và phân bổ ngân sách hiệu quả hơn cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề, cũng
như phát triển trình độ khoa học - công nghệ hơn là tiếp tục chi phí cho việc đầu tư công dàn trải
nhưng không có hiệu quả. Kinh nghiệm từ Philippines cho thấy Chính phủ cần xây dựng chính
sách đảm bảo quyền lợi của người lao động và quản lý lao động xuất khẩu, thống nhất với mục
tiêu phát triển kinh tế vĩ mô. Khi quyền lợi được đảm bảo, thị trường lao động trong nước sẽ hấp
dẫn người lao động ở lại làm việc trong nước.
19

KẾT LUẬN
Tăng trưởng kinh tế là tiền đề quan trọng để phát triển mọi mặt đời sống con người, trong
những yếu tố tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát là một biến số vĩ mô quan trọng
và có ảnh hưởng sâu rộng theo nhiều chiều, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Cho đến nay, các
nghiên vẫn còn có những ý kiến bất đồng về tác động của lạm phát lên sự phát triển của nền kinh
tế. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, cũng
như qua đề tài nghiên cứu của nhóm, có thể nhận định rằng lạm phát, ở một mức độ phù hợp, vừa
phải, có thể mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng.
Dựa trên cơ sở lý thuyết, nhóm em đã chọn ra các biến ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế, bao gồm: lạm phát, tỷ trọng đầu trong nước trên GDP, vốn con người, tốc độ tăng trưởng
của kim ngạch xuất khẩu, và tác động của việc sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu. Những kết
quả ước lượng và kiểm định ở trên đã cho thấy tương đối đầy đủ những tác động của các biến đến
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines.
Nhờ việc chạy mô hình và đưa ra những kiểm định, có thể đưa ra những nhận xét tương
đối đầy đủ về ảnh hưởng của các biến độc lập được đưa vào đối với biến phụ thuộc, qua đó một
phần giúp ta có cái nhìn rõ hơn về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Kết quả mô hình thu được cho thấy biến độc lập lạm phát tác động tiêu cực lên biến phụ
thuộc tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây và bộ số liệu mà nhóm chọn. Biến lạm phát có ý nghĩa về mặt thống kê và độ tin cậy lên
đến 95%. Ngoài ra, các biến tỷ trọng đầu trong nước trên GDP, vốn con người, tốc độ tăng trưởng
của kim ngạch xuất khẩu, và tác động của việc sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu đều tác động
tích cực lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, hệ số hồi quy của biến vốn con người và tốc độ
tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu không có ý nghĩa thống kê.
Dựa vào những phân tích và nghiên cứu trong đề tài, cũng như sự tương đồng giữa nền
kinh tế của Philippines và Việt Nam, nhóm em đã rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những đề
xuất để cải thiện các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy và duy trì tăng trưởng kinh tế
và cải thiện đời sống người dân. Các đề xuất điều chỉnh chính sách của nhóm bao gồm: các chính
sách về tỷ giá hối đoái và đẩy mạnh xuất khẩu; lựa chọn mô hình tăng trưởng phù hợp và tận dụng
hiệu quả nguồn vốn từ kênh trung gian ngân hàng; kết hợp hài hòa các chính sách vĩ mô và phối
hợp chặt chẽ các ban ngành có liên quan; thực thi chính sách lạm phát mục tiêu và giữ lạm phát ở
mức độ vừa phải xoay quanh ngưỡng hiệu quả, tăng tính độc lập của Ngân hàng nhà nước; nâng
cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư; kiểm soát gia tăng dân số và cải thiện vốn con người, hạn
chế hiện tượng chảy máu chất xám.
a

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh, 2018. Một số điều chỉnh trong chính sách kinh tế đối ngoại của Philippines
từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á 1.
2. Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô., Xuất khẩu lao động Philippines: Con dao hai lưỡi [WWW Document].
URL https://tuoitrethudo.com.vn/xuat-khau-lao-dong-philippines-con-dao-hai-luoi-64526.html
(accessed 12.15.21).
3. Hồ Hữu Phương, 2019. Mối liên hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 55, 82–88.
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.171
4. Sang, N.M., 2015. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang
phát triển và trường hợp Việt Nam (OSF Preprints No. zt2aq). Center for Open Science.
5. Tạp chí Tài chính, Tác động tích cực từ xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam [WWW Document], n.d. . TapChiTaiChinh. URL https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-
doanh/tac-dong-tich-cuc-tu-xuat-khau-hang-hoa-toi-tang-truong-kinh-te-cua-viet-nam-
338014.html (accessed 12.15.21).
6. Tạp chí Tài chính, Kiểm soát lạm phát - những vấn đề đặt ra trong quản lý điều hành chính sách
tài khóa và tiền tệ [WWW Document], n.d. . TapChiTaiChinh. URL
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/kiem-soat-lam-phat-nhung-van-de-dat-ra-trong-quan-
ly-dieu-hanh-chinh-sach-tai-khoa-va-tien-te-317215.html (accessed 12.15.21).
7. Nguyễn Văn Tiến, Vũ Hoàng Phương Quế, n.d. Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm
quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam.
8. Tô Kim Ngọc, Nguyễn Khương Duy, n.d. Chính sách mục tiêu lạm phát – kinh nghiệm của một
số nước châu Á và bài học cho Việt Nam.
Tài liệu tiếng Anh
9. Abual-Foul, B., 2004. Testing the export-led growth hypothesis: evidence from Jordan. Applied
Economics Letters 11, 393–396. https://doi.org/10.1080/1350485042000228268
10. Algaeed, A.H., 2016. The Relationship Between Inflation and Economic Growth: A Further
Evidence. Journal of World Economic Research 5, 65.
https://doi.org/10.11648/j.jwer.20160505.13
11. Barro, R.J., 1995. Inflation and Economic Growth (Working Paper No. 5326), Working Paper
Series. National Bureau of Economic Research. https://doi.org/10.3386/w5326
12. Choe, J.I., 2003. Do Foreign Direct Investment and Gross Domestic Investment Promote
Economic Growth? Review of Development Economics 7, 44–57.
13. Doguwa, S., 2012. Inflation and economic growth in Nigeria: Detecting the threshold level 3,
99–124.
14. Dorrance, G.S., 1966. Inflation and Growth: The Statistical Evidence. IMF Staff Papers 1966.
https://doi.org/10.5089/9781451956160.024.A004
b

15. Fakhri, H., 2010. The Impact of Real Oil Price on Real Effective Exchange Rate: The Case of
Azerbaijan (SSRN Scholarly Paper No. ID 1784305). Social Science Research Network,
Rochester, NY. https://doi.org/10.2139/ssrn.1784305
16. Fischer, S., 1993. The Role of Macroeconomic Factors in Growth (Working Paper No. 4565),
Working Paper Series. National Bureau of Economic Research. https://doi.org/10.3386/w4565
17. Ghosh, A.R., Phillips, S., 1998. Inflation, Disinflation, and Growth (SSRN Scholarly Paper No.
ID 882344). Social Science Research Network, Rochester, NY.
https://doi.org/10.2139/ssrn.882344
18. Inoue, T., Toyoshima, Y., Hamori, S., 2012. Inflation targeting in Korea, Indonesia, Thailand,
and the Philippines : the impact on business cycle synchronization between each country and
the world, IDE discussion papers. Chiba : Inst. of Developing Economies, Japan External Trade
Organization.
19. Khan, M., Senhadji, A.S., 2001. Threshold Effects in the Relationship Between Inflation and
Growth. IMF Staff Papers 48.
20. Krueger, A.O., 1978. Foreign Trade Regimes and Economic Development: Liberalization
Attempts and Consequences (NBER Books). National Bureau of Economic Research, Inc.
21. Kuznets, S., 1955. Economic Growth and Income Inequality. The American Economic Review
45, 1–28.
22. Li, M.-Y., Yang, Y.-L., Liu, L., Wang, L., 2016. Effects of social support, hope and resilience
on quality of life among Chinese bladder cancer patients: a cross-sectional study. Health Qual
Life Outcomes 14, 73. https://doi.org/10.1186/s12955-016-0481-z
23. McCombie, J.S.L., Thirlwall, A.P., 1994. Economic Growth, the Harrod Foreign Trade
Multiplier and the Hicks Super-Multiplier, in: McCombie, J.S.L., Thirlwall, A.P. (Eds.),
Economic Growth and the Balance-of-Payments Constraint. Palgrave Macmillan UK, London,
pp. 392–420. https://doi.org/10.1007/978-1-349-23121-8_6
24. Monetary and Financial Policies in Developing Countries: Growth and Stabilization [WWW
Document], n.d. . Routledge & CRC Press. URL https://www.routledge.com/Monetary-and-
Financial-Policies-in-Developing-Countries-Growth-and-Stabilization/Chowdhury-
Hossain/p/book/9780415108706 (accessed 12.15.21).
25. Schultz, T.W., 1961. Investment in Human Capital. The American Economic Review 51, 1–17.
26. Shimizu, K., 2011. The ASEAN Charter and the ASEAN Economic Community. Economic
Journal of Hokkaido University 40, 73–87.
27. Si, N.V., Kien, L.T., 2020. The impact of human capital on the economic growth of Vietnam’s
cities and provinces: a spatial econometrics approach. Science & Technology Development
Journal - Economics - Law and Management 4, 574–587.
https://doi.org/10.32508/stdjelm.v4i1.598
28. Tobin, J., 1965. Money and Economic Growth. Econometrica 33, 671–684.
https://doi.org/10.2307/1910352
29. Tran-Quang, T., 2019. Tác động của chính sách lạm phát mục tiêu đến tăng trưởng kinh tế Chile
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại 114.
c

30. Wai, U.T., 1959. The Relation between Inflation and Economic Development: A Statistical
Inductive Study. IMF Staff Papers 7, 302–317.
31. Wiredu, J., Nketiah, E., Adjei, M., 2020. The Relationship between Trade Openness, Foreign
Direct Investment and Economic Growth in West Africa: Static Panel Data Model. JHRSS 08,
18–34. https://doi.org/10.4236/jhrss.2020.81002
32. Wogbe Agbola, F., 2014. Modelling the impact of foreign direct investment and human capital
on economic growth: empirical evidence from the Philippines. Journal of the Asia Pacific
Economy 19, 272–289. https://doi.org/10.1080/13547860.2014.880282
d

PHỤ LỤC 1: BẢNG KẾT QUẢ HỒI QUY STATA

• Hồi quy tất cả các biến của mô hình

• Kết quả hồi quy tỷ lệ lạm phát (infla) với biến giả chính sách lạm phát mục tiêu
(inftar)
e

PHỤ LỤC 2: BẢNG GIÁ TRỊ TƯƠNG QUAN

PHỤ LỤC 3: MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU

PHỤ LỤC 4: MẪU SỐ LIỆU

Growth Infla INV Humc Log(humc) Exp Inftar


1980 5.14891129 18.2005105 34.48 108.3330383 4.68521017 39.81821 0
1981 3.42326918 13.0825985 33.17 111.3404465 4.712592593 9.475405 0
1982 3.61932761 10.2217271 33.48 109.2973633 4.694072271 -10.6864 0
1983 1.87461647 10.0293566 35.73 107.9218903 4.681407727 3.448618 0
1984 -7.3236826 50.3389756 27.09 107.0953217 4.673719295 4.544322 0
1985 -7.3066088 23.1031072 19.12 105.5970306 4.659630252 -16.0702 0
1986 3.41678281 1.14813778 19.53 104.7608795 4.651680415 16.9141 0
1987 4.31163482 4.06976744 21.43 105.4821625 4.658541863 6.825641 0
1988 6.75254448 13.8600692 22.37 107.493187 4.677427469 14.53207 0
1989 6.20531112 12.2429907 26.47 109.1672668 4.692881264 8.872125 0
1990 3.03696629 12.1773522 28.37 110.1736603 4.702057851 1.859384 0
1991 -0.5783347 19.2614585 23.95 109.4023285 4.695032174 6.265348 0
1992 0.33760303 8.65100358 25.21 108.1068192 4.683119805 4.283092 0
1993 2.11630718 6.71631104 28.41 107.3840866 4.676412002 6.221239 0
1994 4.38762334 10.3864734 28.44 105.5936584 4.659598316 19.79092 0
1995 4.67869222 6.83199611 26.58 104.9959488 4.653921767 12.03626 0
1996 5.84587347 7.47610378 28.34 108.6667709 4.688286052 15.40469 0
f

1997 5.18536228 5.5902594 29.31 109.1337204 4.692573923 17.15026 0


1998 -0.5767181 9.23493432 23.39 108.2750092 4.684674372 -21.0338 0
1999 3.08191646 5.93904902 18.96 109.0441513 4.691752858 10.16704 0
2000 4.41122216 3.97712503 16.4 109.43647 4.695344198 13.72341 0
2001 3.04923135 5.34550196 15.3 108.7248383 4.688820271 -2.16816 0
2002 3.716255 2.72277228 15.5 108.0192337 4.682309301 4.845128 0
2003 5.08691114 2.28915663 15.4 107.8690033 4.680917559 9.233229 1
2004 6.56922851 4.82921084 16.1 106.856987 4.67149137 6.541335 1
2005 4.94250512 6.51685393 15.9 105.9753418 4.663206443 12.49811 1
2006 5.31641682 5.48523207 16.2 103.9451904 4.643863745 10.05718 1
2007 6.51929155 2.9 17.2 104.2241974 4.646544323 2.862153 1
2008 4.34448731 8.26044704 16.8 105.8078537 4.661624748 -4.30035 1
2009 1.44832306 4.21903052 15.5 107.7615814 4.679921207 -4.70832 1
2010 7.33449996 3.78983635 18.7 109.41 4.695102293 20.30773 1
2011 3.85823283 4.71841705 16.8 111.649 4.715360022 -0.78086 1
2012 6.89695171 3.02696391 14.9 113.014 4.727511705 4.507423 1
2013 6.7505313 2.58268766 15.8 114.576 4.741238358 1.973609 1
2014 6.34798748 3.59782344 17 113.0535202 4.727861337 12.1371 1
2015 6.34830972 0.67419254 15.2 112.2509308 4.720736819 9.967003 1
2016 7.14945675 1.2536988 15.3 110.1739273 4.702060274 9.206457 1
2017 6.93098833 2.85318773 15.2 107.5097733 4.677581758 17.40178 1
2018 6.34148557 5.21160461 14.2 101.8622208 4.623621124 11.81634 1

You might also like