You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


======000=====

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TUỔI THỌ TRUNG BÌNH NĂM 2016

Nhóm thực hiện : 13

Lớp tín chỉ : KTE309(2.1/2021).1

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thuý Quỳnh

Hà Nội, tháng 12 năm 2020


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV

1 Lê Băng Băng 1911110055

2 Phạm Thị Yến Linh 1911110237

3 Phạm Đức Lộc 1911110461

4 Nguyễn Hà Ngân 1911110282

5 Nguyễn Thu Thuỷ 1911110384

6 Hồ Nữ Minh Trang 1911110487

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Được đánh Lê Băng Phạm Phạm Nguyễn Nguyễn Hồ Nữ


giá Băng Thị Yến Đức Lộc Hà Thu Minh
Đánh giá Linh Ngân Thuỷ Trang

Lê Băng Băng 10 10 10 10 10

Phạm Thị Yến 10 10 10 10 10


Linh

Phạm Đức Lộc 10 10 10 10 10

Nguyễn Hà Ngân 10 10 10 10 10
Nguyễn Thu Thuỷ 10 10 10 10 10
Hồ Nữ Minh Trang 10 10 10 10 10

Điểm TB cá nhân 10 10 10 10 10 10

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 1


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
CHUƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........... 6
1.1. Định nghĩa .........................................................................................................6
1.1.1. Tuổi thọ trung bình và một số thuật ngữ liên quan .................................6
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình ..................................7
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................9
1.2.1. Nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước .........................................9
1.2.2. Lỗ hổng nghiên cứu .................................................................................10
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................10
CHUƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH .................. 12
2.1. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................12
2.1.1. Phương pháp định lượng mô hình ..........................................................12
2.1.2. Phương pháp ước lượng được sử dụng ..................................................12
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết ..........................................................................12
2.2.1. Xác định dạng mô hình ............................................................................12
2.2.2. Giải thích các biến, ký hiệu, ý nghĩa, cách đo biến và đơn vị các biến kỳ
vọng về ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc .............................13
2.3. Mô tả số liệu ....................................................................................................14
2.3.1. Chỉ rõ nguồn số liệu .................................................................................14
2.3.2. Ma trận tương quan giữa các biến ..........................................................15
2.3.3. Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ...........16
2.3.4. Phân tích tương quan giữa các biến độc lập: .........................................16
CHUƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ ....... 17
3.1. Mô hình ước lượng .........................................................................................17
3.1.1. Kết quả ước lượng OLS ...........................................................................17
3.1.2. Mô hình hồi quy mẫu ...............................................................................17
3.2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình ................................17
3.2.1. Kiểm định bỏ sót biến Ramsey RESET ...................................................17
3.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến .........................................................................18
3.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi .....................................................18
Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 2
Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

3.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu ...................................................20


3.2.5. Kiểm định tự tương quan .........................................................................20
3.3. Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật ...............................................21
3.4. Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khắc phục .......................................21
3.5. Diễn giải kết quả thu được ............................................................................23
3.6. Khuyến nghị/giải pháp ..................................................................................25
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 28
WEBSITE........................................................................................................... 30
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 31

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 3


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Giải thích các biến trong mô hình ............................................................. 14
Bảng 2: Mô tả thống kê số liệu ............................................................................... 14
Bảng 3: Mô tả thống kê các biến ............................................................................ 15
Bảng 4: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ..................................... 15
Bảng 5: Kết quả ước lượng mô hình ...................................................................... 17
Bảng 6: Kiểm định đa cộng tuyến .......................................................................... 18
Bảng 7: Kết quả ước lượng mô hình sai số chuẩn mạnh ........................................ 20
Bảng 8: Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu ...................................................... 20

DANH MỤC HÌNH


Hình 1:Tuổi thọ trung bình các nước 2016 (Nguồn: Worldbank.org) ..................... 6
Hình 2: Biểu đồ tuổi thọ và GDP các nước (Nguồn: Ourworld in Data.org ) ........ 24
Hình 3: Mô tả thống kê ........................................................................................... 31
Hình 4:Mô tả tương quan........................................................................................ 31
Hình 5: Ước lượng OLS ......................................................................................... 31
Hình 6: Kiểm định bỏ sót biến ................................................................................ 32
Hình 7: Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................... 32
Hình 8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................................... 32
Hình 9: Khắc phục phương sai sai số thay đổi ....................................................... 33
Hình 10: Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu .................................................... 33

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 4


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

LỜI MỞ ĐẦU
Tuổi thọ trung bình là một trong những yếu tố thiết yếu ảnh hưởng tới sự phát
triển của nền kinh tế quốc gia. Nhân tố này cũng phản ánh mức sống của người dân và
trực tiếp tác động tới sự phồn thịnh của một nền kinh tế. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
tuổi thọ cao sẽ phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Vậy nên, dựa trên nghiên cứu
này, nhóm có thể kết luận được những phương pháp phù hợp và tối tân nhất để nâng
tầm nền kinh tế đất nước. Thực hiện những nghiên cứu chi tiết về những nhân tố nổi bật
ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình chính là mục đích của tiểu luận.
Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình không chỉ được quyết định bởi mức sống mà là sự
kết hợp của nhiều nhân tố khác. Những nghiên cứu về tuổi thọ trung bình của một số
quốc gia tiêu biểu là một số phương pháp so sánh sự phát triển kinh tế của những đất
nước này. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của các nước nghèo, WHO cho biết vẫn
còn khoảng cách đáng kể về tuổi thọ giữa các nước phát triển và các nước đang phát
triển. Theo số liệu thống kê, người dân ở các nước có thu nhập thấp có tuổi thọ ít hơn
18 năm so với người dân ở các nước có thu nhập cao. Chẳng hạn tại LEBsotho, người
dân nước này có tuổi thọ trung bình là 52 tuổi, ở Cộng hòa Trung Phi là 53 tuổi trong
khi ở Thụy Sĩ là hơn 83 tuổi và ở Nhật Bản là hơn 84 tuổi.
Nhận ra tầm quan trọng của phân tích số liệu để đưa ra những kết luận chính xác,
sau khi thu thập đầy đủ số liệu từ World Bank và những trang thông tin chính quy trên
Internet, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi
thọ trung bình năm 2016”
Bài tiểu luận của nhóm bao gồm những nội dung sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
Nhận thức được tính cấp thiết của chủ đề, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu đã rất nỗ
lực tìm kiếm thông tin và tự trau dồi học hỏi để có thể cho ra sản phẩm xuất sắc nhất,
tuy nhiên nhóm không thể tránh một vài sai sót vì chưa lĩnh hội đủ kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét và đáng
giá từ ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh để nhóm có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện bài tiểu
luận.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 5


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

CHUƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.1. Định nghĩa


1.1.1. Tuổi thọ trung bình và một số thuật ngữ liên quan
Tuổi thọ (tiếng Anh: Lifespan) nói chung dùng để chỉ thời gian sinh tồn thường
thấy ở một loài sinh vật. Từ này cũng được dùng cho những thứ gì có thể bị hỏng sau
một thời gian như máy móc, dụng cụ.
Tuổi thọ trung bình (tiếng Anh: Life expectancy): là số năm dự kiến còn lại của
cuộc đời ở một độ tuổi nhất định. Nó được ký hiệu là ex, nghĩa là số trung bình các năm
tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi x nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể.
Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi
thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ.
Kỳ vọng sống khi sinh (tiếng Anh: Life expectancy at Birth LEB) - hay ước lượng
tuổi thọ khi sinh - là trung bình số năm sống của một nhóm người sinh ra cùng năm,
trong cùng địa phương. Đây là thống kê phỏng đoán cho tương lai Số năm mà các trẻ
em mới sinh sẽ sống tương ứng với rủi ro về sức khỏe thực tế đối với dân cư vào lúc các
trẻ sinh.

Hình 1:Tuổi thọ trung bình các nước 2016 (Nguồn: Worldbank.org)

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 6


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình
 Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product -
GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm). GDP thường được dùng để ước tính quy mô của một nền kinh tế
và tốc độ phát triển. Có 3 phương pháp để tính GDP bao gồm: phương pháp chi tiêu,
phương pháp thu nhập và phương pháp giá trị gia tăng. GDP bình quân đầu người là
GDP được chia cho mỗi người trong quốc gia.
Tác động của GDP tới tuổi thọ trung bình: Khi GDP tăng, chi tiêu cho y tế của
quốc gia đó cũng tăng theo. Chi tiêu cho y tế bao gồm tất cả các khoản chi hoặc chi phí
cho chăm sóc y tế, phòng ngừa, khuyến khích, phục hồi chức năng, các hoạt động y tế
cộng đồng, quản lý và điều tiết y tế và hình thành vốn với mục tiêu chính là cải thiện
sức khỏe ở một quốc gia hoặc khu vực. Khi chi tiêu cho y tế tăng lên, tuổi thọ trung bình
của người dân ở quốc gia đó sẽ được cải thiện rõ ràng.
Đường cong Preston (2012) cho thấy những người sống ở các quốc gia giàu hơn
thường có xu hướng sống lâu hơn những người sinh sống ở các quốc gia nghèo. Sự thật
là đường cong cũng cho thấy rằng thu nhập không thể gia tăng được tuổi thọ trung bình.
Tuy nhiên, nếu GDP của một quốc gia đạt đến một mức độ nhất định, tuổi thọ
trung bình không còn phụ thuộc vào thu nhập nữa. Điển hình là nước Mỹ năm 2012 đạt
GDP bình quân đầu người cao nhưng tuổi thọ trung bình năm đó khá thấp.
 Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hộ gia đình và môi trường xung quanh
(MR)
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu
do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm
nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh
vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc
xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm
không khí.
Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hộ gia đình và môi trường xung quanh là số
người chết do tác động chung của ô nhiễm không khí xung quanh và hộ gia đình trong
một năm. Tỷ lệ được chuẩn hoá theo độ tuổi. Các bệnh sau đây được tính đến: nhiễm
trùng đường hô hấp cấp tính (ước tính cho mọi lứa tuổi); bệnh mạch máu não (ước tính
trên 25 tuổi); bệnh tim thiếu máu cục bộ ở người lớn (ước tính trên 25 tuổi); bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính ở người lớn (ước tính trên 25 tuổi) và ung thư phổi ở người lớn (ước
tính trên 25 tuổi)
Tác động của tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hộ gia đình và môi trường xung
quanh: Khi tỷ lệ trở nên càng cao dẫn đến tuổi thọ trung bình của con người bị ảnh

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 7


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

hưởng nặng nề (giảm đi) vì chịu ảnh hưởng của tác hại việc ô nhiễm dẫn tới nhiều vấn
đề sức khoẻ và tác động đến tuổi thọ trung bình.
Một phát hiện từ Chỉ số Chất lượng không khí cho biết ngày nay, trong tình hình
đại dịch COVID-19, ô nhiễm không khí sẽ tiếp tục gây ra sự suy giảm tuổi thọ trên toàn
thế giới, thậm chí có nguy cơ cao hơn COVID-19.
 Tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người (ACH)
Đồ uống có cồn là một loại đồ uống có chứa ethanol, một loại rượu được sản xuất
bằng cách lên men ngũ cốc, trái cây hoặc các nguồn đường khác. Việc tiêu thụ rượu
đóng một vai trò xã hội quan trọng trong nhiều nền văn hóa. Hầu hết các quốc gia đều
có luật điều chỉnh việc sản xuất, bán và tiêu thụ đồ uống có cồn. Một số quốc gia cấm
các hoạt động như vậy hoàn toàn nhưng đồ uống có cồn là hợp pháp ở hầu hết các nơi
trên thế giới.
Tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người được định nghĩa là tổng
lượng đồ uống có cồn được tiêu thụ của một người trong một năm dương lịch, được điều
chỉnh cho mức tiêu thụ của khách du lịch.
Tác động của tổng mức tiêu thụ đồ uống tới tuổi thọ trung bình: Đồ uống có cồn
được chứng minh là có những tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người. Và lượng
tiêu thụ cồn càng lớn, sức khỏe của con người sẽ càng trở nên trầm trọng và từ đó giảm
tuổi thọ trung bình.
 Tỷ lệ dân số biết chữ (LR)
Biết chữ được hiểu phổ biến là khả năng đọc, viết và sử dụng số trong ít nhất một
phương pháp viết, một cách hiểu được phản ánh bởi các định nghĩa từ điển và sổ tay
chính thống. Sự quan tâm hiện đại về xóa mù chữ như là một "tập hợp phụ thuộc vào
bối cảnh của thực tiễn xã hội" phản ánh sự hiểu biết rằng các hoạt động đọc và viết của
cá nhân phát triển và thay đổi theo tuổi thọ khi bối cảnh văn hóa, chính trị và lịch sử của
họ thay đổi.
Tỷ lệ dân số biết chữ là tỷ lệ phần trăm những người có thể vừa đọc vừa viết và
hiểu một câu nói ngắn gọn đơn giản về cuộc sống hàng ngày của họ. Tỷ lệ dân số biết
chữ là một chỉ số kết quả để đánh giá trình độ học vấn.
Tác động của tỷ lệ dân số biết chữ tới tuổi thọ trung bình: Những công dân mù
chữ sẽ chịu nhiều rủi ro hơn với nạn thất nghiệp, thu nhập dưới mức trung bình và những
biểu hiện sức khỏe yếu, từ đó dẫn tới tuổi thọ trung bình của những công dân này giảm
sút đáng kể.
Liên quan đến vấn đề trình độ học vấn, theo báo cáo nghiên cứu của National
Literacy Trust, những người có kỹ năng đọc viết thấp có nhiều khả năng có sức khoẻ
kém hơn và có xu hướng tham gia vào các hành vi có hại cho sức khỏe do đó khiến cho
họ có nguy cơ giảm tuổi thọ.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 8


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


1.2.1. Nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước
Cải thiện tình hình sức khỏe là một mục tiêu xã hội thiết yếu và điều này sẽ mang
lại những lợi ích lâu dài cho cuộc sống của hàng triệu công dân toàn cầu đồng thời cũng
mang lại những ích lợi gián tiếp tới sự gia tăng phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Một
báo cáo thực hiện bởi WHO ( World Health Organization) đã khẳng định: “In today’s
world, poor health has particularly pernicious effects on economic development in sub-
Saharan Africa, South Asia, and pockets of high disease and intense poverty elsewhere”
(p. 24) and “...extending the coverage of crucial health services... to the world’s poor
could save millions of lives each year, reduce poverty, spur economic development and
promote global security” (p. i).
Một trong 4 nội dung được các đại biểu tham dự cuộc họp cấp cao APEC lần thứ
7 về y tế và kinh tế diễn ra trong hai ngày 23-24/10 nhất trí khẳng định rằng việc đầu tư
cho chăm sóc sức khỏe con người liên quan chặt chẽ đến phát triển của mỗi quốc gia,
bởi nó gắn liền với tăng năng suất lao động xã hội. Vì thế, các lợi ích kinh tế cần được
đầu tư lại cho chăm sóc sức khỏe và đã đến lúc sử dụng công cụ đo lường lợi ích kinh
tế và năng suất lao động bằng mô hình kinh tế y tế.
Những chứng cứ ủng hộ quan điểm này, tuy nhiên vẫn chưa thể ra một kết luận
cụ thể. Những bài nghiên cứu về phân tích hồi quy giữa các quốc gia đã khẳng định một
sự liên kết vững chắc giữa thước đo sức khỏe con người với tốc độ phát triển của nền
kinh tế nhưng những nghiên cứu này chưa thiết lập được mối quan hệ nhân quả giữa sức
khỏe và môi trường gây bệnh lên sự gia tăng kinh tế. Vì những nước phải chịu hậu quả
của tuổi thọ trung bình thấp và những căn bệnh hiểm nghèo cũng đang chịu ảnh hưởng
tiêu cực. Mặc dù những nghiên cứu ở quy mô nhỏ đã thể hiện tầm quan trọng của sức
khỏe lên năng suất cá nhân nhưng chưa giải quyết được câu hỏi rằng những nhân số sức
khỏe và tuổi thọ có thực sự bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những yếu tố kinh tế, cụ thể trong
tiểu luận này là GDP và liệu cải thiện về sức khỏe sẽ gia tăng tốc độ phát triển nền kinh
tế.
Bên cạnh đó, về nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của khả năng biết chữ lên tuổi thọ
trung bình, National Literacy Trust công bố rằng một công dân sống tại quốc gia có tỷ
lệ mù chữ lớn sẽ có độ tuổi trung bình ít hơn 26 năm so với công dân sống ở quốc gia
đề cao về giáo dục căn bản. Jonathan Douglas đã nói: "The relationship between health,
socioeconomic factors and life expectancy is well established but this is the first time
we’ve been able to see how literacy relates to longevity." (Tạm dịch: mối tương quan
giữa sức khỏe, kinh tế xã hội và tuổi thọ trung bình luôn luôn có một sự liên kết bền chặt
nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta có thể thấy được rằng tỷ lệ biết chữ có ảnh hưởng tới
tuổi thọ).
Tiếp đến, những dữ liệu mới nhất về sự ảnh hưởng của đồ uống có cồn lên tuổi
thọ trung bình đã khẳng định tác hại của rượu lên sức khỏe con người. Ví dụ, một nghiên

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 9


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

cứu năm 2014 tại Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch đã tìm ra tuổi thọ trung bình của
một người nghiện rượu bị rút ngắn từ 24 đến 28 năm so với dân số chung của quốc gia.
Trong nghiên cứu này, dữ liệu về độ tuổi trung bình của đàn ông tiêu thụ nhiều đồ uống
có cồn là 47 đến 53 tuổi và ở phụ nữ là 50 đến 58 tuổi. Và theo một nghiên cứu khác
vào năm 2017 được thực hiện bởi EPIC, họ đã tìm ra rằng việc sử dụng quá nồng độ
cồn an toàn sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của con người đi 11 tháng.
Trong cùng một nghiên cứu đó, EPIC cũng phân tích những yếu tố khác ảnh
hưởng tới tuổi thọ của con người và ô nhiễm môi trường được xem là “nguyên nhân dẫn
đầu gây ra lượng tử vong trên thế giới”. Nghiên cứu thống kê rằng ô nhiễm môi trường
đã gây ra 8,8 triệu lượt tử vong trong năm 2015, nhiều hơn tử vong do hút thuốc 1,6
triệu người và hệ quả dẫn tới là tuổi thọ trung bình bị giảm 2,9 năm trong năm 2015. Tử
vong do môi trường là một yếu tố quan trọng trong đánh giá những nhân tố quyết định
tuổi thọ trung bình của con người.
Vậy nên, những nghiên cứu trên đã khẳng định chặt chẽ sự tương quan giữa yếu
tố kinh tế xã hội và tuổi thọ trung bình của con người. Tuy nhiên, những tính toán này
không trực tiếp giải đáp câu hỏi rằng những nhân tố này có tầm ảnh hưởng như thế nào
nếu một nhân tố thay đổi đột ngột và tiểu luận của nhóm sẽ đi chi tiết vào sự tương quan
trực tiếp giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

1.2.2. Lỗ hổng nghiên cứu


Những bài nghiên cứu về phân tích hồi quy giữa các quốc gia đã khẳng định một
sự liên kết vững chắc giữa thước đo sức khỏe con người với tốc độ phát triển của nền
kinh tế nhưng những nghiên cứu này chưa thiết lập được mối quan hệ nhân quả giữa sức
khỏe và môi trường gây bệnh lên sự gia tăng kinh tế. Mặc dù những nghiên cứu ở quy
mô nhỏ đã thể hiện tầm quan trọng của sức khỏe lên năng suất cá nhân nhưng chưa giải
quyết được câu hỏi rằng những nhân số sức khỏe và tuổi thọ có thực sự bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi những yếu tố kinh tế, cụ thể trong tiểu luận này là GDP và liệu cải thiện về
sức khỏe sẽ gia tăng tốc độ phát triển nền kinh tế.
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
 Giả thuyết về Tổng sản phẩm nội địa bình quân (GDP)
Theo những nhà nghiên cứu, Tổng sản phẩm nội địa bình quân có sự ảnh hưởng
tới tuổi thọ trung bình: GDP bình quân càng cao, tuổi thọ trung bình càng lớn.
 Giả thuyết về Tỷ lệ dân số biết chữ (LR)
Những công dân có tri thức và sự hiểu biết sẽ đặt nhiều quan tâm tới sức khỏe và
cuộc sống của mình hơn những người mù chữ nên tỷ lệ dân số biết chữ càng lớn, tuổi
thọ trung bình càng có xu hướng tăng trưởng.
 Giả thuyết về Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hộ gia đình và môi trường
xung quanh (MR)

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 10


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

Ô nhiễm không khí là một nhân tố ảnh hưởng nặng nề tới môi trường sống và
sức khỏe của con người và gia tăng cơ hội dẫn tới tử vong. Vậy nên tỷ lệ tử vong do ô
nhiễm không khí hộ gia đình và môi trường xung quanh càng gia tăng, tuổi thọ trung
bình càng giảm.
 Giả thuyết về Tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người (ACH)
Tương tự ô nhiễm môi trường, tiêu thụ đồ uống có cồn có ảnh hưởng tiêu cực tới
sức khỏe con người nên Tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người và tuổi
thọ trung bình là hai biến tỷ lệ nghịch với nhau.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 11


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

CHUƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH

2.1. Phương pháp nghiên cứu


2.1.1. Phương pháp định lượng mô hình
Nhiều tuyến tính hồi quy (MLR), còn được gọi đơn giản là nhiều hồi quy, là một
kỹ thuật thống kê có sử dụng một số biến giải thích để dự đoán kết quả của một biến
phản ứng. Mục tiêu của hồi quy tuyến tính nhiều (MLR) là để mô hình hóa các mối quan
hệ tuyến tính giữa các biến giải thích (độc lập) và phản ứng (phụ thuộc) biến.
2.1.2. Phương pháp ước lượng được sử dụng
Nhóm sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường, (ordinary least
squares –OLS) là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng các tham số
trong phương trình hồi quy. Để tối thiểu hóa tổng bình phương của các khoảng cách
theo phương thẳng đứng giữa số liệu thu thập được và đường (hay mặt) hồi quy.
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết
2.2.1. Xác định dạng mô hình
Dựa vào những nghiên cứu và lý thuyết kinh tế đã được chứng minh, mô hình sử
dụng trong tiểu luận này được xây dựng nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng của những
yếu tố liên quan bao gồm Tổng sản phẩm nội địa bình quân (GDP); Tổng mức tiêu
thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người (ACH); Tỷ lệ tử vong do nhiễm không khí
hộ gia đình và môi trường xung quanh (MR); Tỷ lệ dân số biết chữ (LR).
LEB = f(GDP, ACH, MR, LR)
Trong đó:
 LEB: Tuổi thọ trung bình (năm)
 GDP: Tổng sản phẩm nội địa bình quân ($)
 ACH: Tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người (lít)
 MR: Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hộ gia đình và môi trường xung quanh(%)
 LR: Tỷ lệ dân số biết chữ (%)
Nhằm thể hiện mối tương quan giữa những biến phụ thuộc (LEB), và những biến
độc lập, GDP, ACH, MR, LR có những dạng mô hình sau:
Mô hình phân tích hồi quy tổng thể:
(PRF): LEB= β0 + β1GDP + β2ACH+ β3MR + β4LR + u

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 12


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

Trong đó:
 LEB: Biến phụ thuộc
 GDP, ACH, MR, LR: Biến độc lập
 β0: Hệ số chặn
 β1: Hệ số góc của biến GDP
 β2: Hệ số góc của biến ACH
 β3: Hệ số góc của biến MR
 β4: Hệ số góc của biến LR
 u: Sai số ngẫu nhiên của tổng thể, đại diện cho các yếu tố khác ảnh hưởng đến LEB
nhưng không được đề cập trong mô hình.
Mô hình phân tích hồi quy mẫu:
̂0 + 𝜷
(SRF): LEB=𝜷 ̂ 1GDP + 𝜷
̂ 2ACH + 𝜷
̂ 3MR + 𝜷
̂ 4LR + 𝒖
̂
Trong đó:
 LEB: Biến phụ thuộc
 GDP, ACH, MR, LR: Biến độc lập
 ̂ 0: Hệ số chặn
𝜷

 ̂ 1: Ước lượng hệ số góc của biến GDP


𝜷

 ̂ 2: Ước lượng hệ số góc của biến ACH


𝜷
 ̂ 3: Ước lượng hệ số góc của biến MR
𝜷

 ̂ 4: Ước lượng hệ số góc của biến LR


𝜷
 ̂ : Phần dư, ước lượng của sai số ngẫu nhiên
𝒖
2.2.2. Giải thích các biến, ký hiệu, ý nghĩa, cách đo biến và đơn vị các biến kỳ vọng
về ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Tên biến Ý nghĩa Kỳ vọng Đơn vị đo


số

LEB (Y) Tuổi thọ trung bình năm

GDP (X1) Tổng sản phẩm nội địa bình quân + nghìn
USD/người

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 13


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

ACH (X2) Tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình - lít/người
quân đầu người

MR (X3) Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hộ - %


gia đình và môi trường xung quanh

LR (X4) Tỷ lệ dân số biết chữ + %


Bảng 1: Giải thích các biến trong mô hình

2.3. Mô tả số liệu
2.3.1. Chỉ rõ nguồn số liệu
Các bộ dữ liệu được thu nhập từ trang web chính thức của World Bank, bao gồm
180 mẫu nghiên cứu của 180 quốc gia trong năm 2016

Biến số Nguồn

LEB https://data.worldbank.org/indicator/SP.DYN.LEB00.IN

GDP https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?end=2015
&start=

ACH https://data.worldbank.org/indicator/SH.ALC.PCAP.LI

MR https://data.worldbank.org/indicator/SH.STA.AIRP.P5

LR https://data.worldbank.org/indicator/SE.ADT.LITR.ZS

Bảng 2: Mô tả thống kê số liệu

Trước khi đi sâu vào phân tích hồi quy, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích số liệu
không gian mẫu để đánh giá ban đầu và dự đoán các khuyết tật có thể xảy ra trong mô
hình.
Từ số liệu thống kê, nhóm sử dụng lệnh sum LEB GDP ACH MR LR trong phần
mềm STATA để mô tả biến và thu lại được kết quả như sau:

Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Tên biến
sát bình chuẩn nhất nhất

LEB 180 70.59887 7.005143 51.593 83.32927

GDP 180 7088.858 8656.229 282.1931 57163.06

ACH 180 5.65325 3.693296 0.1 15.2

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 14


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

MR 180 104.7901 68.30502 9.8 324.1

LR 180 83.25647 17.9646 22.31155 100.8858


Bảng 3: Mô tả thống kê các biến

Nhận xét:
 LEB: giá trị trung bình của tuổi thọ trung bình của 180 quốc gia trong năm 2016
là 70.59887, độ lệch chuẩn là 7.005143, giá trị nhỏ nhất là 51.59, giá trị lớn nhất
là 83.32927
 GDP: giá trị trung bình của GDP bình quân đầu người của 180 quốc gia trong
năm 2016 là 7088.858, độ lệch chuẩn là 8656.229, giá trị nhỏ nhất là 282.1931,
giá trị lớn nhất là 57163.06.
 ACH: giá trị trung bình của tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người
của 180 quốc gia trong năm 2016 là 5.65325, độ lệch chuẩn là 3.693296, giá trị
nhỏ nhất là 0.1, giá trị lớn nhất là 15.2.
 MR: giá trị trung bình của tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí xung quanh hộ gia
đình và môi trường của 180 quốc gia trong năm 2016 là 104.7901, độ lệch chuẩn
là 68.30502, giá trị nhỏ nhất là 9.8, giá trị lớn nhất là 324.1.
 LR: giá trị trung bình của tỷ lệ dân số biết chữ của 180 quốc gia trong năm 2016
là 83.25647, độ lệch chuẩn là 17.9646, giá trị nhỏ nhất là 22.31155, giá trị lớn
nhất là 100.8858.
Có thể thấy rằng các số quan sát của mẫu là khá lớn, giá trị các biến cũng được
phủ rộng. Vậy nên mẫu có thể đại diện cho tổng thể.
2.3.2. Ma trận tương quan giữa các biến
Tiếp đến, sử dụng lệnh Corr LEB GDP ACH MR LR trong phần mềm STATA
để mô tả dữ liệu nhằm phân tích sự tương quan giữa các biến, ta thu được kết quả:

LEBi GDPi ACHi MRi LRi

LEBi 1.0000

GDPi 0.6143 1.0000

ACHi 0.1916 0.2246 1.0000

MRi -0.8791 -0.5744 -0.2481 1.0000

LRi 0.7824 0.4754 0.4107 -0.8181 1.0000


Bảng 4: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 15


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

Nhận xét:
- Nhìn chung các biến độc lập có tương quan khá cao với biến phụ thuộc, qua đó có
thể kết luận các biến này mang ý nghĩa giải thích cao cho biến phụ thuộc LEB.
Trong đó có biến tương quan cao nhất là GDP­­I.
- Các biến độc lập có tương quan tương đối mạnh với nhau nhưng không có tương
quan nào > 0.8. Phán đoán ban đầu là mô hình có khả năng thấp mắc khuyết tật
đa cộng tuyến tuy nhiên nhóm sẽ tiến hành kiểm định đa cộng tuyến để chắc chắn
hơn.
2.3.3. Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
 r(LEB,GDP) = 0.6143 => mức độ tương quan cao, hệ số tương quan mang dấu
dương, mối quan hệ giữa LEB và GDP là thuận chiều.
 r(LEB,ACH) = 0.1916 => mức độ tương quan thấp, hệ số tương quan mang dấu
dương, mối quan hệ giữa LEB và ACH là thuận chiều.
 r(LEB,MR) = -0.8791 => mức độ tương quan thấp, hệ số tương quan mang dấu
âm, mối quan hệ giữa LEB và MR là ngược chiều
 r(LEB,LR) = 0.7824 => mức độ tương quan cao, hệ số tương quan mang dấu
dương, mối quan hệ giữa LEB và LR là thuận chiều.
2.3.4. Phân tích tương quan giữa các biến độc lập:
 r(GDP,ACH) = 0.2246 => mức độ tương quan trung bình, hệ số tương quan
mang dấu dương, mối quan hệ giữa GDP và ACH là thuận chiều
 r(GDP,MR) = -0.5744 => mức độ tương quan thấp, hệ số tương quan mang dấu
âm, mối quan hệ giữa GDP và MR là ngược chiều
 r(GDP,LR) = 0.4754 => mức độ tương quan cao, hệ số tương quan mang dấu
dương, mối quan hệ giữa GDP và LR là thuận chiều.
 r(ACH,MR) = -0.2481 => mức độ tương quan thấp, hệ số tương quan mang dấu
âm, mối quan hệ giữa ACH và MR là ngược chiều.
 r(ACH ,LR) = 0.4107 => mức độ tương quan cao, hệ số tương quan mang dấu
dương, mối quan hệ giữa ACH và LR là thuận chiều
 r(MR,LR) = -0.8181 => mức độ tương quan thấp, hệ số tương quan mang dấu
âm, mối quan hệ giữa MR và LR là ngược chiều.
Như vậy, hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều có giá trị nằm trong
khoảng (-1;1), có kết quả tiến sát 1 hay -1, do đó có thể không xảy ra tương quan
tuyệt đối giữa các biến độc lập nhưng vẫn có thể xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến
độc lập.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 16


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

CHUƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ


3.1. Mô hình ước lượng
3.1.1. Kết quả ước lượng OLS
Bằng phần mềm STATA, sử dụng lệnh reg LEB GDP ACH MR LR, nhóm có
kết quả như sau:

Biến số Hệ số hồi Sai số tiêu t P-value Khoảng tin cậy


quy chuẩn (độ tin cậy 95%)

Cận trái Cận phải

GDP 0.1401643 0.0327441 4.28 0.000 0.0755401 0.2047886

ACH -0.1874106 0.0698867 -2.68 0.008 -0.3253398 -0.0494814

MR -0.0614648 0.0064357 -9.55 0.000 -0.0741663 -0.0487633

LR 0.0976284 0.0240766 4.05 0.000 0.0501105 0.1451464

Hệ số 68.97745 2.494915 27.65 0.000 64.05346 73.90145


chặn

- Số quan sát : 180


- Hệ số xác định R2 = 0.8102
- Prob > F = 0.0000
- F(4, 175) = 186.81
Bảng 5: Kết quả ước lượng mô hình

3.1.2. Mô hình hồi quy mẫu


Từ kết quả trên ta có mô hình hồi quy mẫu:
LEBi = 68.97745 + 0.0001402GDPi - 0.1874106ACHi - 0.0614648MRi +
0.0976284LRi
3.2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình
3.2.1. Kiểm định bỏ sót biến Ramsey RESET
Thiết lập cặp giả thiết:
H0: Mô hình không bỏ sót biến
H1: Mô hình bỏ sót biến
Sử dụng phần mềm STATA, kiểm ddingj mô hình bằng lệnh ovtest, ta có kết quả:
F(3, 172) = 0.87
Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 17
Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

Prob > F = 0.4581 > 0.05


=> Tại mức ý nghĩa 5%, không có đủ cơ sở để bác bỏ
Kết luận : Mô hình không bỏ sót biến tại mức ý nghĩa 5%.
3.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến
Thiết lập cặp giả thuyết:
H0: Mô hình không tồn tại đa cộng tuyến
H1: Mô hình tồn tại đa cộng tuyến
Sử dụng phần mềm STATA, kiểm định mô hình bằng lệnh vif, ta có kết quả:

Biến số VIF 1/VIF

GDP 3.63 0.275362

ACH 3.52 0.284427

MR 1.51 0.662326

LR 1.25 0.798692

Giá trị trung bình của VIF 2.48


Bảng 6: Kiểm định đa cộng tuyến

Từ bảng trên, ta thấy :


 VIF(GDP)= 3.63 < 10
 VIF(ACH) = 3.52 <10
 VIF(MR) = 1.51 <10
 VIF(LR) = 1.25 <10
Vì VIF của cả 4 biến đều nhỏ hơn 10 nên chấp nhận giả thuyết H0.
Kết luận: Mô hình không tồn tại đa cộng tuyến tại mức ý nghĩa 5%.
3.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Thiết lập cặp giả thuyết:
H0: Mô hình có phương sai sai số không đổi
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi
Sử dụng phần mềm STATA, kiểm định mô hình bằng lệnh imtest, white, ta có
kết quả:

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 18


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

chi2(14) = 20.52
Prob > chi2 = 0.1146 > 0.05
=> Tại mức ý nghĩa 5%, chưa có cơ sở bác bỏ H0.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình có phương sai sai số không đổi.
Sử dụng phần mềm STATA, kiểm định mô hình bằng lệnh hettest, ta có kết quả:
chi2(1) = 6.01
Prob > chi2 = 0.0142 < 0.05
=> Tại mức ý nghĩa 5%, bác bỏ H0.
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình có phương sai sai số thay đổi.
Từ 2 lần kiểm định trên => mô hình có phương sai sai số thay đổi.
Khi mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, các ước lượng OLS cho
các hệ số vẫn là ước lượng không chệch, chỉ có phương sai của các hệ số ước lượng và
hiệp phương sai giữa các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS là chệch.
Cách khắc phục: Sử dụng phương pháp sai số chuẩn mạnh Robust Standard
Error với tư tưởng vẫn sử dụng các hệ số ước lượng từ phương pháp OLS, tuy nhiên
phương sai các hệ số ước lượng thì được tính toán lại mà không sử dụng đến giả thiết
phương sai sai số không đổi. Ước lượng mô hình sai số chuẩn mạnh sẽ cho một kết quả
ước lượng đúng của sai số chuẩn trong đó chấp nhận sự hiện diện của hiện tượng phương
sai thay đổi (heteroskedasticity).
Bằng phần mềm STATA, sử dụng lệnh reg LEB GDP ACH MR LR, robust, ta
có kết quả:

Biến số Hệ số hồi Sai số tiêu t P-value Khoảng tin cậy


quy chuẩn (độ tin cậy 95%)

Cận trái Cận phải

GDP 0.1401643 0.0285278 4.91 0.000 0.0838614 0.1964672

ACH -0.1874106 0.0606095 -3.09 0.002 -0.3070302 -0.067791

MR -0.0614648 0.007742 -7.94 0.000 -0.0767446 -0.046185

LR 0.0976284 0.0291073 3.35 0.001 0.0401819 0.1550749

Hệ số 68.97745 3.122074 22.09 0.000 62.81569 75.13921


chặn

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 19


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

- Số quan sát : 180


- Hệ số xác định R2 = 0.8102
- Prob > F = 0.0000
- F(4, 175) = 225.68
Bảng 7: Kết quả ước lượng mô hình sai số chuẩn mạnh

Từ bảng trên, ta có nhận xét: Sau khi sử dụng ma trận ước lượng mạnh của hiệp
phương sai, ước lượng các hệ số hồi quy của các biến số trong mô hình mới không thay
đổi. Bên cạnh đó, hệ số xác định R2= 0.8102 của mô hình không đổi. Chỉ có các sai số
chuẩn thay đổi dẫn đến tới giá trị tới hạn t, P-value và khoảng tin cậy của ước lượng các
hệ số hồi quy thay đổi. Vì vậy, ta phải sử dụng giá trị tới hạn t, P-value và khoảng tin
cậy mới ở Bảng 3.3 để kiểm định các hệ số hồi quy.
3.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Thiết lập cặp giả thuyết:
H0: Nhiễu có phân phối chuẩn
H1: Nhiễu không có phân phối chuẩn
Trong phần mềm STATA, dùng kiểm định Skewness/Kurtosis.
Sử dụng “predict A, residuals” để gọi phần dư.
Dùng lệnh sktest ta có kết quả sau:

Biến Số quan sát Độ nghiêng Độ nhọn (K) adj chi2(2) Prob>chi2


(S)

A 180 0.0000 0.0007 27.24 0.0000

Bảng 8: Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu

Ta thấy p-value = 0.0000 < 0.05


=> Tại mức ý nghĩa 5%, bác bỏ H0, chấp nhận H1
Kết luận: Mô hình có nhiễu không phân phối chuẩn tại mức ý nghĩa 5%
Cách khắc phục: Trong mô hình hồi quy lựa chọn, số quan sát được sử dụng là
n = 180. Có thể thấy kích thước mẫu ở đây rất lớn, vì vậy các kiểm định, dự báo được
thực hiện vẫn cho kết quả đáng tin cậy.
3.2.5. Kiểm định tự tương quan
Vì mô hình này được nghiên cứu theo dữ liệu chéo, bao gồm các quan sát cho
nhiều quốc gia vào năm 2016 nên không cần thiết phải kiểm định tự tương quan.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 20


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

3.3. Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật


Sau khi kiểm định và khắc phục hai khuyết tật là phương sai sai số thay đổi và
phân phối chuẩn của nhiễu, nhóm nghiên cứu quyết định vẫn giữ nguyên mô hình hồi
quy mẫu là:
LEBi = 68.97745 + 0.1401643GDPi - 0.1874106ACHi - 0.0614648MRi +
0.0976284LRi
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các giá trị của t, P-value và khoảng tin
cậy mới ở Bảng 7 để kiểm định giả thuyết của mô hình trong phần 3.4.
3.4. Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khắc phục
 Với β1:
Thiết lập cặp giả thuyết
H0: β1=0
H1: β11 >0
tα = t175
0.05 = 1.654 => miền bác bỏ (1.654;+8)
Theo kết quả hồi quy: Tqs = 4.91 ∈ (1.654;+8) => bác bỏ H0
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, khi các yếu tố khác không đổi, hệ số hồi quy của biến
GDP mang dấu dương, phù hợp với lý thuyết kinh tế khi khi GDP bình quân đầu người
tăng thì tuổi thọ trung bình tăng.
 Với β2:
Thiết lập cặp giả thuyết
H0: β2=0
H1: β2 >0
Ta có tα = t175
0.05 ≈ 1.654
Theo kết quả hồi quy: Tqs = -3.09 ∈ (-8;-1.654) => bác bỏ H0
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, khi các yếu tố khác không đổi, hệ số hồi quy của tổng
lượng tiêu thụ đồ uống có cồn mang dấu âm, phù hợp với lý thuyết khi tổng lượng tiêu
thụ đồ uống có cồn tăng thì tuổi thọ trung bình giảm.
 Với β3:
Thiết lập cặp giả thuyết
H0: β3=0
H1: β3 >0
Ta có tα = t175
0.05 ≈ 1.654
Theo kết quả hồi quy: Tqs = -7.94 ∈ (-8;-1.654) =>bác bỏ H0
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, khi các yếu tố khác không đổi, hệ số hồi quy của tỷ lệ
tử vong do ô nhiễm hộ gia đình và môi trường xung quanh mang dấu âm, phù hợp với
lý thuyết khi ô nhiễm hộ gia đình và môi trường xung quanh tăng thì tuổi thọ trung bình
giảm.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 21


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

 Với β4:
Thiết lập cặp giả thuyết
H0: β4=0
H1: β4 >0
Ta có tα = t175
0.05 ≈ 1.654
Theo kết quả hồi quy: Tqs = 3.35 ∈ (1.654; +8 ) => bác bỏ H0
Kết luận: Với mức ý nghĩa 5%, khi các yếu tố khác không đổi, hệ số hồi quy của tỷ lệ
biết chữ mang dấu dương, phù hợp với lý thuyết khi tỷ lệ biết chữ tăng thì tuổi thọ trung
bình tăng.
Ý nghĩa các ước lượng của hệ số hồi quy
 β0 = 68.97745 (Ước lượng cho hệ số chặn): Khi tất cả các biến độc lập đều bằng 0
thì giá trị kỳ vọng của tuổi thọ trung bình (LEB) sẽ là 68.97745 năm.
 β1 = 0.1401643 (Ước lượng cho hệ số hồi quy của GDP): Trong điều kiện các biến
độc lập còn lại không đổi, nếu GDP bình quân đầu người (GDP) tăng 1 đơn vị thì
giá trị kỳ vọng của tuổi thọ trung bình (LEB) sẽ tăng 0.1401643 năm.
 β2 = -0.1874106 (Ước lượng cho hệ số hồi quy của ACH): Trong điều kiện các biến
độc lập còn lại không đổi, nếu tổng lượng tiêu thụ đồ uống có cồn (ACH) tăng 1
đơn vị thì giá trị kỳ vọng của tuổi thọ trung bình (LEB) sẽ giảm 0.1874106 năm.
 β3 = -0.0614648 (Ước lượng cho hệ số hồi quy của MR): Trong điều kiện các biến
độc lập còn lại không đổi, nếu tỷ lệ tử vong do ô nhiễm hộ gia đình và môi trường
xung quanh (MR) tăng 1 đơn vị thì giá trị kỳ vọng của tuổi thọ trung bình (LEB) sẽ
giảm 0.0614648 năm.
 β4 = 0.0976284 (Ước lượng cho hệ số hồi quy của LR): Trong điều kiện các biến
độc lập còn lại không đổi, nếu tỷ lệ biết chữ (LR) tăng 1 đơn vị thì giá trị kỳ vọng
của tuổi thọ trung bình (LEB) sẽ tăng 0.0976284 năm.

Hệ số xác định: R2 = 0.8102 có nghĩa là các biến độc lập (GDP bình quân đầu
người, tổng lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, tỷ lệ tử vong do ô nhiễm hộ gia đình và môi
trường xung quanh, tỷ lệ biết chữ) giải thích được 81.02% sự biến động của biến phụ
thuộc (tuổi thọ trung bình).

Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng xem xét hệ số xác định hiệu chỉnh R 2, vì việc
thêm nhiều biến vào mô hình, mặc dù chưa xác định biến đưa vào có ý nghĩa hay không
thì giá trị R2 sẽ tăng. Lý do là khi càng đưa thêm biến giải thích vào mô hình thì sẽ càng
khiến phần dư giảm xuống (vì bản chất những gì không giải thích được đều nằm ở phần
dư), do vậy tăng thêm biến sẽ khiến R2 giảm, trong khi TSS không đổi, dẫn tới R2 luôn
luôn tăng. Giá trị R2 tăng khả năng giải thích của mô hình, nhưng bản chất thì lại không
làm rõ được tầm quan trọng của biến đưa vào, do đó nếu dựa vào giá trị R2 để đánh giá

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 22


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

tính hiệu quả của mô hình sẽ dẫn đến tình huống không chính xác vì sẽ đưa quá nhiều
biến không cần thiết, làm phức tạp mô hình.

Để ngăn chặn tình trạng như đã nêu trên, một phép đo khác về mức độ thích hợp
được sử dụng thường xuyên hơn, gọi là R 2 hiệu chỉnh, dùng nó để đánh giá độ phù hợp
của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp mô hình. R 2 hiệu
chỉnh được tính theo công thức sau:
𝑬𝑺𝑺
𝒏−𝒌
R 2 = 1 - 𝑻𝑺𝑺
𝒏−𝟏
Trong đó:
 n: số lượng mẫu quan sát
 k: số biến độc lập của mô hình
 R 2 : hệ số xác định
Từ công thức trên, nhóm tính toán được hệ số xác định hiệu chỉnh R 2 = 0.8058,
điều đó có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 80.58% sự biến thiên của biến phụ
thuộc, phần còn lại 19.42% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu
nhiên, như tốc độ tăng trưởng dân số, mật độ bác sĩ tại mỗi quốc gia, số tiền dành cho y
tế mỗi năm, gen di truyền,…

Trong khi đó, kết quả ước lượng của mô hình sau khi khắc phục cho biết:

+ Ước lượng của hệ số hồi quy của GDP là β1 = 0.1401643


+ Ước lượng của hệ số hồi quy của ACH là β2 = - 0.1874106
+ Ước lượng của hệ số hồi quy của MR là β3 = -.0614648
+ Ước lượng của hệ số hồi quy của LR là β4 = 0.0976284

3.5. Diễn giải kết quả thu được

Dựa vào những kết quả thu được, nhóm nghiên cứu khẳng định được tất cả các
kết quả của mô hình hồi quy đều phù hợp với lý thuyết kinh tế:
 GDP bình quân càng cao, tuổi thọ trung bình càng lớn
 Tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người và tuổi thọ trung bình là hai
biến tỷ lệ nghịch với nhau
 Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hộ gia đình và môi trường xung quanh càng gia
tăng, tuổi thọ trung bình càng giảm.
 Tỷ lệ dân số biết chữ càng lớn, tuổi thọ trung bình càng có xu hướng tăng trưởng.
Một số giải thích chi tiết:
 Chỉ số Tổng sản phẩm nội địa bình quân (GDP)

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 23


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

Trên thực tế, việc tăng GDP bình quân đầu người có tác động khá tích cực đến
tuổi thọ trung bình. Các nước nghèo hơn với GDP thấp hơn và tỷ lệ nghèo cao hơn, như
Burundi, Madagascar, Comoros, Liberia,… có tuổi thọ trung bình chỉ trên 50 năm.
Trong khi các nước có tốc độ phát triển kinh tế mạnh như Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hà Lan
có tuổi thọ trung bình trên 80 năm.

Hình 2: Biểu đồ tuổi thọ và GDP các nước (Nguồn: Ourworld in Data.org )

 Chỉ số Tổng mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người (ACH)
Tiêu thụ lượng đồ uống có cồn quá mức cho phép không chỉ giảm tuổi thọ con
người mà còn gia tăng khả năng mắc phải những căn bệnh nguy kịch (đột quỵ, đau tim,
huyết áp cao,...). Không những vậy, tiêu thụ đồ uống có cồn quá mức còn có thể dẫn đến
những ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần, thể xác con người và những nhân tố này ảnh
hưởng trực tiếp tới tuổi thọ trung bình của một cá nhân. Theo như những nghiên cứu đi
trước, đồ uống có cồn có thẻ giảm thiểu tuổi thọ của con người tối thiểu 11 tháng
 Chỉ số Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hộ gia đình và môi trường xung quanh
(MR)
Trên toàn cầu, trung bình 2,9 năm tuổi thọ bị mất do ô nhiễm không khí ngoài
trời - một số lượng lớn hơn so với hút thuốc lá (2,2 năm), bạo lực (0,3 năm), HIV/Aids
(0,7 năm) và bệnh lây lan do ký sinh trùng và các công trùng khác (mất 0,6 năm). Tuy
nhiên, có sự thay đổi giữa các khu vực và quốc gia. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất do ô nhiễm không khí là châu Á. Chỉ riêng ở Trung Quốc, tuổi thọ trung bình của
người dân giảm 4,1 năm. Tại Ấn Độ và Pakistan, con số này lần lượt là 3,9 và 3,8 năm.
Tại một số khu vực thuộc các quốc gia trên, không khí độc hại làm giảm tuổi thọ hơn
nữa. Chính vì những sự gia tăng trong độ nghiêm trọng của ô nhiễm không khí, tuổi thọ

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 24


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

của con người đang bị đe dọa trầm trọng và không khí độc hại được đánh giá là mối
nguy hiểm hàng đầu - một bài toán chưa tìm ra lời giải triệt để
 Chỉ số Tỷ lệ dân số biết chữ (LR)
Tỷ lệ biết chữ cũng có mối tương quan thuận chiều đến tuổi thọ trung bình. Cụ
thể,ở những nơi có, có nghĩa là chất lượng sức khỏe và phòng bệnh của người dân 23
cao hơn. Dữ liệu từ Bangladesh cho thấy việc thực hiện đầy đủ vắc-xin sởi có khả năng
giảm tỷ lệ tử vong gần một nửa ở trẻ em từ 1-4 tuổi. Nhìn một cách bao quát hơn, ước
tính rằng 3 triệu trẻ em được cứu hằng năm bằng biện pháp tiêm chủng, so với 2 triệu
trẻ chết vì không được tiêm vắc-xin kịp thời, đúng lúc. Ngoài ra, khả năng biết chữ cũng
ảnh hưởng lớn tới cách tư duy của công dân, từ đó ảnh hưởng tới những quyết định của
họ và những nghiên cứu đã chứng minh rằng, những nước có tỷ lệ mù chữ cao sẽ đi kèm
với nhiều tình trạng sức khỏe nguy kịch, giảm thiểu tuổi thọ trung bình của toàn cầu.
3.6. Khuyến nghị/giải pháp
Trước thế kỷ 19, tuổi thọ trung bình của con người dao động từ 30 - 40 năm. Tuy
nhiên, nhờ những tiến bộ trong công nghệ và y học, con số này đã tăng lên 72 vào năm
2016. Theo dự đoán, tuổi thọ còn có thể tăng lên tới 125 vào năm 2070. Vậy đâu là giải
pháp để dự đoán trên trở nên đáng tin cậy?
Sau khi phân tích cơ sở dữ liệu và kết quả ước lượng đã chọn, nhóm nghiên cứu
muốn nhấn mạnh một số giải pháp khả thi để tăng tuổi thọ trung bình ở các quốc gia:
Đối với Chính phủ các nước, rõ ràng yếu tố sức khỏe con người có tác động to
lớn đối với nền kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Vì vậy, Chính phủ cần thực hiện một
số biện pháp sau để vừa cải thiện sức khỏe công dân, vừa tăng GDP hướng đến phát
triển kinh tế bền vững.
● Nâng cao GDP bằng các chính sách thu hút vốn, tăng cường nhập khẩu, xuất
khẩu,...
● Tuyên truyền cho người dân về các biện pháp nâng cao tuổi thọ và chất lượng
cuộc sống của người cao tuổi
● Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân; duy trì tăng trưởng kinh
tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo. Do đó cần áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và xử lý
chất thải; phát triển cơ sở hạ tầng,…
● Phát triển dịch vụ y tế, tích hợp y tế cộng đồng và chăm sóc sức khỏe ban đầu,
phát triển các chương trình chăm sóc xã hội,...
● Tăng cường đầu tư cho giáo dục thông qua việc xây dựng thêm trường học ở
các khu vực khó khăn.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 25


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

● Đề ra các điều luật nghiêm khắc trong vấn đề sử dụng rượu bia, ví dụ: tăng thuế
với các mặt hàng rượu bia, tuyên truyền tác hại của rượu bia, ban hành luật đối
với việc sử dụng rượu bia,...
Đối với mỗi cá nhân, sức khỏe luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu, vì vậy cần đầu
tư cho việc chăm sóc sức khỏe định kỳ. Hành động nhỏ của mỗi cá nhân sẽ đóng góp
một sự cải thiện to lớn cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống chung của toàn xã hội.
● Luyện tập thể dục thể thao. Điều này giúp tăng cường sức khỏe cả về thể chất
lẫn tinh thần. Các hoạt động thể chất làm tăng cường sức mạnh cơ thể, giúp kiểm
soát cân nặng, và cải thiện cân bằng cũng như sự dẻo dai. Đồng thời, khi tập luyện
cơ thể sẽ giải phóng chất endorphin giúp thư giãn và cảm thấy sảng khoái hơn.
● Chủ động trong việc phát hiện và chữa trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Nếu không đi khám thường xuyên, bạn sẽ có nguy cơ bỏ qua một số bệnh tật phát
sinh trong cơ thể. Trong trường hợp kéo dài lâu, các bệnh này sẽ có biến chứng
nghiêm trọng và khó chữa khỏi hơn.
● Tránh xa các chất độc hại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bao gồm chất
gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu, hơi hóa chất, và amiăng
● Nạp đủ vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Việc
ăn uống cân bằng hợp lý cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin và khoáng chất
cần thiết. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng cơ
thể, tự chữa lành và phát triển.
● Duy trì các mối quan hệ xã hội gần gũi để bảo vệ sức khỏe tinh thần. Bạn bè
và người thân là những người giúp chúng ta luôn vui vẻ thoải mái và quên đi phiền
muộn trong cuộc sống
● Dành thời gian để thư giãn. Cho dù chỉ là thời gian rảnh hay kỹ thuật thư giãn
bài bản, bạn có thể lựa chọn sắp xếp phù hợp với nhu cầu của bản thân hoặc thử
nhiều cách khác nhau nhằm tìm ra hoạt động ưa thích nhất
● Uống bổ sung những thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,
được kiểm duyệt bởi các chứng nhận y tế: Nhiều chất dinh dưỡng quan trọng,
bao gồm vitamin K, vitamin D, axit béo omega-3, magie và selen, có thể được sử
dụng dưới dạng bột protein và các chất bổ sung sức khỏe khác, đóng góp trực tiếp
vào các quá trình giữ cho các tế bào cơ thể khỏe mạnh.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 26


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

KẾT LUẬN
Nghiên cứu của nhóm đã xem xét mối quan hệ phụ thuộc thống kê của Tuổi thọ
trung bình với GDP bình quân đầu người, Tổng lượng tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân
đầu người, Tỷ lệ dân số biết chữ và Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí gia đình và môi
trường xung quanh. Kết quả thu được từ nghiên cứu này phù hợp với các lý thuyết kinh
tế và một số nghiên cứu đã công bố trước đây. Đặc biệt:
Có những tác động tích cực của GDP bình quân đầu người, Tỷ lệ dân số biết chữ
đến tuổi thọ. Nếu GDP bình quân đầu người và Tỷ lệ dân số biết chữ tăng, tuổi thọ trung
bình sẽ tăng theo.
Ngược lại, Tổng lượng lượng tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người và Tỷ
lệ tử vong do ô nhiễm không khí gia đình và môi trường xung quanh có mối quan hệ
tiêu cực vì lượng bụi trôi nổi và lượng đồ uống có cồn hấp thụ tăng lên sẽ làm giảm tuổi
thọ.
Báo cáo được hoàn thành nhờ nỗ lực của cả nhóm và kiến thức đã được học ở
lớp. Mặc dù còn chưa đầy đủ kiến thức và dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã cố gắng hết sức
để hiểu thêm về quy trình cơ bản của việc vận hành mô hình kinh tế lượng để đưa ra
phân tích mối quan hệ giữa các biến và từ đó giải quyết các vấn đề trong kinh tế học
phát triển.
Chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn
Thuý Quỳnh đã giúp chúng em hoàn thành bài báo cáo đúng hướng. Nhóm nghiên cứu
sẵn sàng sửa đổi các vấn đề nghiên cứu của mình dựa trên nhận xét và lời khuyên để cải
thiện cả khía cạnh lý thuyết và ứng dụng trong báo cáo của nhóm.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 27


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. The Newsroom (2018). Staggering link between literacy and life expectancy is
reveaLEBd [online]. Yorkshirepost. AvailabLEB at:
https://www.yorkshirepost.co.uk/news/staggering-link-between-literacy-and-life-
expectancy-reveaLEBd-
1763333?fbclid=IwAR1HLNA4cTSvZNeSbmId8E8Oh7zk5cRMFYc9mOwOXv
aVOIa_EVBra9HnlHo
2. James W. Shaw, William C. Horrace and Ronal J.Vogel (2005) “The Determinants
of Life Expectancy: An Analysis of the OECD Health Data", Southern Economic
Journal 2005, 71(4), 768-783
3. Lisa Gilbert, Anne Teravainen, Christina Clark and Sophia Shaw (2018) “Literacy
and Life expectancy", A National Literacy Trust research report, February.
4. AlLEByne, George A. O. and Daniel Cohen (2002) “The Report of Working Group
I of the Commission on Macroeconomics and Health,” WHO Commission on
Macroeconomics and Health, April.
5. Author, S. (2020). Gross Domestic Product (GDP). [online] Investopedia.
AvailabLEB at: https://www.investopedia.com/terms/g/gdp.asp [Accessed 6 Oct.
2020].
6. Becker, Gary S., Tomas J. Philipson, and Rodrigo R. Soares (2005) “The Quantity
and Quality of Life and the Evolution of World Inequality”, The American
Economic Review, March, 277-291.
7. Behrman, Jere R. and Mark R. Rosenzweig (2004) “The Returns to Birthweight,”
Review of Economics and Statistics, 86:2, May, 586-601.
8. Biciunaite, A. (2014). Economic Growth and Life Expectancy - Do Wealthier
Countries Live Longer?. [online] Euromonitor International. AvailabLEB at:
https://blog.euromonitor.com/economic-growth-and-life-expectancy-do-wealthier-
countries-live-longer [Accessed 6 Oct. 2020].
9. Bloom, David E. and Jeffrey D. Sachs (1998) “Geography, Demography, and
Economic Growth in Africa,” Brookings Papers on Economic Activity, 1998:2,
207-295.
10. Bloom, David E. and David Canning (2005) “Health and Economic Growth:
Reconciling the Micro and Macro Evidence,” working paper, February.
11. Deaton, Angus (2003) “Health, Inequality, and Economic Development,” Journal
of Economic Literature, March, v.41, issue 1, 113-158.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 28


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

12. Deaton, Angus (2004) “Health in an Age of Globalization,” Brookings Trade


Forum, edited by Susan Collins and Carol Graham, Brookings Institution Press,
Washington DC. Also NBER working paper 10669.
13. GaLEBy, P. (2020). Air pollution ‘greatest risk’ to global life expectancy. [online]
PHYS.ORG. AvailabLEB at: https://phys.org/news/2020-07-air-pollution-greatest-
global-life.html [Accessed 6 Oct. 2020].
14. Guo, J. (2016). The relationship between GDP and life expectancy isn’t as simpLEB
as you might think. [online] World Economic Forum. AvailabLEB at:
https://www.weforum.org/agenda/2016/10/the-relationship-between-gdp-and-life-
expectancy-isnt-as-simpLEB-as-you-might-think [Accessed 6 Oct. 2020].
15. https://ourworldindata.org/, (2019). Our world in data. [online].
AvailabLEBat:https://ourworldindata.org/life-
expectancy#:~:text=Life%20expectancy%20is%20the%20key%20metric%20for
%20assessing,the%20average%20age%20of%20death%20in%20a%20population.
[Accessed 9 Oct 2020].
16. https://statisticsbyjim.com/, (2020). Statistics by Jim. [online] AvailabLEB
at:https://statisticsbyjim.com/regression/ols-linear-regression-assumptions/
[Accessed 9 Oct 2020].
17. Lorentzon, Peter, John McMillan, and Romain Wacziarg (2005) “Death and
Development,” NBER working paper No. 11620, September.
18. Maddison, Angus (2001) The World Economy: A MilLEBnnial Perspective,
OECD, Development Centre Studies, 2001.
19. Medlineplus.gov, (2020). Air Pollution. [online] Medline Plus. AvailabLEB at:
https://medlineplus.gov/airpollution.html [Accessed 7 Oct. 2020].
20. Miguel, Edward and Michael Kremer (2004) “Worms: Identifying Impacts on
Education and Health in the Presence of Treatment Externalities,” Econometrica,
Volume 72, Issue 1, 159-217.
21. Omran, Abdel R. (1971) “The Epidemiologic Transition,” The Milbank Memorial
Fund Quarterly, 1971, 49(4), 509-538.
22. Ortiz - Ospina, E. (2017). “Life Expectancy” - What does this actually mean?.
[online] Our World In Data. AvailabLEB at: https://ourworldindata.org/life-
expectancy-how-is-it-calculated-and-how-should-it-be-interpreted [Accessed 6
Oct. 2020].
23. Preston, Samuel H. (1975a) “The Changing Relation Between Mortality and
LEBvel of Economic Development,” Population Studies, 29(2), 231-248.

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 29


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

24. RiLEBy, James C. (2001) Rising Life Expectancy: A Global History, Cambridge
University Press.
25. Stolnitz, George J. (1955) “A Century of International Mortality Trends: I,”
Population Studies, July, 24-55.
26. Strauss, John and Duncan Thomas (1998) “Health, Nutrition, and Economic
Development,” Journal of Economic Literature, June, Vol. XXXVI, pp.766-817.
27. Who.int, (2006). Life expectancy at birth. [online] World Health Organization.
AvailabLEB at:
https://www.who.int/whosis/whostat2006DefinitionsAndMetadata.pdf [Accessed 7
Oct. 2020].
28. World Health Organization (2001) Macroeconomics and Health: Investing in
Health for Economic Development, on the web at http://www.who.int/whosis/cmh.
29. Giáo trình Kinh tế lượng, đồng chủ biên: GS.TS Nguyễn Quang Dũng, TS. Nguyễn
Thị Minh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tái bản lần thứ nhất (2015)

WEBSITE
1. Dữ liệu mở của Ngân hàng Thế Giới
https://data.worldbank.org/

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 30


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

PHỤ LỤC
Các câu lệnh và kết quả trong phần mềm STATA

Hình 3: Mô tả thống kê

Hình 4:Mô tả tương quan

Hình 5: Ước lượng OLS

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 31


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

Hình 6: Kiểm định bỏ sót biến

Hình 7: Kiểm định đa cộng tuyến

Hình 8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 32


Nhóm 13 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình năm 2016

Hình 9: Khắc phục phương sai sai số thay đổi

Hình 10: Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu

Do-file:
import excel "C:\Users\Administrator\Desktop\DATA.xlsx", sheet ("Sheet1") firstrow
sum LEB GDP ACH MR LR
Corr LEB GDP ACH MR LR
reg LEB GDP ACH MR LR
ovtest
vif
imtest, white
hettest
reg LEB GDP ACH MR LR, robust
predict A, residuals
sktest

Lớp tín chỉ KTE309(2.1/2021).1 33

You might also like