You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

……..***……..

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TRONG KHU VỰC ASEAN
GIAI ĐOẠN 2003-2022

Giảng viên hướng : Ths. Hồ Thị Hoài


dẫn Thương
Lớp tín chỉ : KTE402(HK2-2324)1.1
Nhóm thực hiện : 13

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2024


STT Họ và tên Mã sinh viên Chức vụ Đánh giá

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 13


MỤC LỤC
Lời mở đầu..........................................................................................................................1
1. Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................................2
1.1. Tổng quan ngoài nước....................................................................................................2
1.2. Tổng quan trong nước.....................................................................................................3
2. Cơ sở lý thuyết:...................................................................................................................3
2.1. Lạm phát.........................................................................................................................3
2.2. Tăng trưởng kinh tế........................................................................................................4
2.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................8
3.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................................8
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................8
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.........................................................................................9
4.1. Mô tả thống kê................................................................................................................9
4.2. Mô tả kết quả hồi quy...................................................................................................10
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................................11
4.4. Hàm ý chính sách cho các quốc gia..............................................................................12
Lời mở đầu
Trong thời kỳ toàn cầu hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng, Đông Nam Á được viết
đến là khu vực có hoạt động kinh tế sôi động, có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với
nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao đã đưa Đông Nam Á trở thành một trong những
khu vực năng động nhất trên thế giới. Nhờ những thành tựu to lớn mà các quốc gia khu vực
Đông Nam Á đạt được, hình ảnh và vị thế của Đông Nam Á ngày càng trở nên vững mạnh,
được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong những tổ chức đa phương thành công nhất.
Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối diện với một số khó khăn tác động đáng
kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực, trong đó tiêu biểu là vấn đề lạm
phát.
Cùng với sự tăng trưởng, phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đó, câu hỏi xoay quanh
mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trở nên quan trọng đối với những nhà làm
chính sách và nhà nghiên cứu. Vì lẽ đó, nhóm đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh
hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2003-
2022” nhằm mục đích làm sáng tỏ những tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế của
các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu tổng quát là phân tích tác động của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế của
các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2003-2022, nhóm tác giả đặt ra bốn mục tiêu
chính:
- Một là, trình bày những cơ sở lý thuyết là nền tảng để thực hiện nghiên cứu, từ đó đưa
ra mô hình phục vụ cho nghiên cứu của nhóm.
- Hai là, thống kê các thành quả của các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước có
tính thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số
kinh tế.
- Ba là, thực hiện nghiên cứu tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế tại
các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2003-2022 thông qua ước lượng mô hình
hàm hồi quy (OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên
(REM) nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Stata. Từ kết quả thực nghiệm, phân tích ảnh hưởng,
kiểm định, khắc phục các khuyết tật của mô hình và đưa ra kết luận.
1
- Bốn là, đề xuất các chính sách và biện pháp cụ thể để các quốc gia khu vực Đông
Nam Á có thể tăng cường sự ổn định và bền vững của tăng trưởng kinh tế dưới áp lực của
lạm phát. Tập trung vào các lĩnh vực cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện của từng đất nước
với mục đích tăng trưởng kinh tế, xây dựng nền kinh tế bền vững trong tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế thông qua các
biến số kinh tế vĩ mô ở các nước Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm: Thái Lan, Myanmar,
Lào, Campuchia, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Đông
Timor.
- Về thời gian: Từ 2003 đến 2022
1. Tổng quan nghiên cứu
1.1. Tổng quan ngoài nước
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế. Theo đó, lạm phát có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế. Lạm
phát được mô tả là sự tăng giá nói chung. Có nhiều minh chứng cho hiện tượng kinh tế này
và điển hình là khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung, dẫn đến giá cả hàng hóa tăng.
Nghiên cứu của Robert J. Barro (1995) sử dụng dữ liệu của 100 quốc gia từ năm 1960
đến năm 1990 cho rằng lạm phát có tác động tiêu cực không đáng kể đến tăng trưởng kinh
tế. Tuy nhiên, tác động trong dài hạn của nó đến mức sống là rất đáng lo ngại.
Nghiên cứu của Michael Bruno và William Easterly (1996) chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát
càng cao thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng chậm. Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết
ngưỡng lạm phát, lạm phát ở dưới ngưỡng lạm phát sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế và ngược
lại, khi lạm phát trên mức này sẽ gây ra hệ quả tiêu đến tăng trưởng kinh tế.
Girijasankar Mallik và Anis Chowdhury (2001) đã xem xét mối quan hệ giữa lạm phát
và tăng trưởng GDP của bốn quốc gia Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka),
các tác giả đã kết luận rằng lạm phát ở mức vừa phải có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng
trưởng GDP ở cả bốn quốc gia nhưng nó sẽ gây ra những bất lợi ở mức tăng trưởng kinh tế

2
cao hơn. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Charles Amo Yartey và Charles Komla Adjasi
(2006) chỉ ra tác động tích cực của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi.
Nghiên cứu của Mohsin S. Khan & Abdelhak S. Senhadji chỉ ra ngưỡng lạm phát mới
cho các nước phát triển và các nước công nghiệp, đồng thời cho rằng ở các nước phát triển
ngưỡng lạm phát xảy ra thấp hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển (1%-3% là
ngưỡng lạm phát của các nước phát triển, so với mức 11%-12% của các nước đang phát
triển).
1.2. Tổng quan trong nước
Ở Việt Nam vẫn còn khá ít các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
lạm phát. Lạm phát là một vấn đề cần được quan tâm trong việc phát triển kinh tế.
Hồ Hữu Phương Chi (2019) đã sử dụng dữ liệu heo quý của Việt Nam từ năm 1995-
2016 để nghiên cứu mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Từ đó cho kết quả
ngưỡng lạm phát tại Việt Nam là 3,79%. Khi lạm phát nhỏ hơn 3,79%, lạm phát sẽ thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, ngược lại khi lạm phát lớn hơn 3,79%, lạm phát sẽ gây ra những bất lợi
cho tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Hồ Thị Lam (2015) xem xét liệu có tồn tại hiệu ứng ngưỡng trong mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay không. Kết quả là đáng chú ý
với mức ngưỡng được tìm thấy là 8%. Có nghĩa rằng dưới mức 8%, lạm phát tác động dương
đến tăng trưởng, chỉ khi vượt qua mức 8% lạm phát mới tác động tiêu cực tới tăng trưởng.
Có thể thấy, các nghiên cứu tổng quan trên đã cung cấp khá rõ ràng về tình hình nghiên
cứu chủ đề mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa lạm phát với tăng trưởng kinh tế đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực
hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau và trên nhiều nền kinh tế khác nhau. Có những nghiên
cứu thực nghiệm mang lại kết quả tích cực trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế, tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại chứng minh được điều ngược lại.
2. Cơ sở lý thuyết:
2.1. Lạm phát.

3
2.1.1. Lạm phát là gì?

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát (Tiếng Anh: inflation) là sự tăng mức giá chung một
cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào
đó.

2.1.2. Ngưỡng lạm phát

Ngưỡng lạm phát là mức giới hạn hoặc mức độ chấp nhận được về tăng trưởng tỷ lệ
lạm phát trong một nền kinh tế. Điều này thường được xác định bởi chính phủ hoặc ngân
hàng trung ương của một quốc gia nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và duy trì sự tin cậy của
đồng tiền.

Khi lạm phát vượt quá ngưỡng được xác định, có thể xuất hiện những tác động tiêu
cực như giảm giá trị của đồng tiền, làm suy giảm sức mua của người tiêu dùng, và tạo ra
không chắc chắn trong hoạt động kinh tế. Ngược lại, nếu lạm phát quá thấp hoặc âm
(deflation), cũng có thể gây ra các vấn đề khác như giảm động lực chi tiêu và đầu tư.

Ngưỡng lạm phát thường được theo dõi và điều chỉnh để duy trì một mức ổn định và
có lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

2.1.3. Các nguyên nhân phổ biến gây lạm phát

a. Lạm phát do tiền tệ


b. Lạm phát do cầu kéo
c. Lạm phát do chi phí đẩy
d. Lạm phát do cầu thay đổi
2.2. Tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)
trong một thời gian nhất định.

2.2.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế giúp gia tăng các sản phẩm, sản lượng của một quốc gia. Từ đó,
nó đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế giúp các quốc gia tiếp cận đến các công trình, nghiên
cứu vĩ đại, tạo ra các dịch vụ, hàng hóa chất lượng đến người tiêu dùng. Nâng cao năng suất
và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.
- Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước và
cuộc sống của người dân. Khi nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng ở mức ổn định sẽ
đem lại các lợi ích như sau:
4
● Giúp gia tăng thu nhập của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội và tạo một môi trường
cộng đồng lành mạnh. Từ đó, các điều kiện như giáo dục, sức khỏe, du lịch, dưỡng lão… sẽ
được cải thiện và nâng cao. Sẽ giảm thiểu được các trình trạng như bệnh hiểm nghèo, suy
dinh dưỡng và trẻ em sẽ được cắp sách đến trường.
● Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và khởi nghiệp cho người dân trong tương lai. Làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp ở các thế hệ trẻ, người lao động sẽ có mức thu nhập ổn định. Yếu tố này góp
phần giúp xã hội giảm đi các tệ nạn như trộm cắp, sử dụng chất kích thích, cờ bạc…
● Chính phủ sẽ có các chính sách, kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để
đảm bảo cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng của quốc gia.
● Được tiếp cận và ứng dụng các công nghệ khoa học tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh
vực như khoa học-công nghệ, giáo dục và y tế. Tăng cường các mối quan hệ với các quốc
gia đang phát triển trên thế giới để nâng tầm vị thế đất nước.
2.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng

Các lý thuyết kinh tế đã đưa ra rất nhiều kết luận liên quan đến tác động của lạm phát
với tăng trưởng sản lượng. Mô hình tổng cung - tổng cầu (AS-AD) chỉ ra rằng, lạm phát và
tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều. Tuy nhiên, vào những năm 1970, khái niệm “lạm
phát đình trệ” bắt đầu xuất hiện thì mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tăng trưởng lại
được đặt câu hỏi, bởi tại thời kỳ này, có những khoảng thời gian sản lượng tăng trưởng thấp
hoặc âm và tỷ lệ lạm phát vẫn cao.

Lý thuyết tăng trưởng cổ điển chủ yếu liên quan đến các lý thuyết về tổng cung cho
rằng, một quốc gia muốn phát triển thì cần khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Trường phái
trọng tiền thì nhấn mạnh vai trò quan trọng của tăng trưởng tiền tệ trong việc xác định lạm
phát; còn lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng nội sinh luận giải những
ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng thông qua tác động của lạm phát đối với đầu tư
và tích lũy vốn.

2.3.1. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển


- Lý thuyết cổ điển được đưa ra bởi Adam Smith. Ông đã chỉ ra ba nhân tố chính của
sản xuất chính là đất đai, lao động và vốn. Smith cho rằng, tiết kiệm chính là nhân tố chính
của đầu tư, qua đó tác động đến tăng trưởng. Theo Adam Smith, phân phối thu nhập chính là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định mức độ tăng trưởng nhanh (hay chậm) của
một quốc gia. Ông cũng cho rằng lợi nhuận giảm - không phải vì năng suất cận biên giảm -
mà chủ yếu bởi sự cạnh tranh của các nhà tư bản trong việc thu hút lao động thông qua việc
trả lương cao hơn.
- Lý thuyết tăng trưởng cổ điển không có sự giải thích trực tiếp giữa lạm phát và tác
động của thuế lạm phát đến lợi nhuận cũng như sản lượng đầu ra. Tuy nhiên, mối quan hệ
giữa hai biến số lạm phát và sản lượng được cho là có tác động ngược chiều bởi việc làm
giảm, mức lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thông qua chi phí tiền lương cao
hơn.

5
2.3.2. Lý thuyết Keynes.
- Theo mô hình Keynes, trong ngắn hạn, đường cong (AS) hướng dốc lên trên chứ
không phải là đường thẳng đứng. Ban đầu, lạm phát và sản lượng có mối quan hệ cùng
chiều, thể hiện bằng sự dịch chuyển từ điểm E sang điểm E1 như trong hình vẽ. Ngoài ra, hai
quá trình dịch chuyển khác của đường biểu diễn mối quan hệ giữa lạm phát và sản lượng
cũng cần phải lưu ý. Thứ nhất, khi lạm phát tăng và sản lượng giảm, thể hiện bởi sự dịch
chuyển của điểm E2 sang điểm E3. Quá trình thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa lạm
phát và tăng trưởng này là rất quan trọng, vì thường xảy ra trong thực tế và cũng được
nghiên cứu thực nghiệm rất nhiều. Quá trình này được gọi là lạm phát đình trệ, khi đó lạm
phát có xu hướng tăng còn sản lượng thì không thay đổi hay thậm chí giảm. Ngay sau giai
đoạn này, nền kinh tế chuyển tiếp sang, giai đoạn lạm phát giảm dần.

Mối quan hệ giữa sản lượng và lạm phát trong mô hình Keynes

- Trong mô hình của Keynes, có sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và tăng
trưởng sản lượng, đồng nghĩa với việc trong ngắn hạn, muốn sản lượng tăng cao thì phải
chấp nhận lạm phát tăng, song sự đánh đổi này chỉ là trong ngắn hạn. Trong dài hạn, lạm
phát và tăng trưởng sẽ có mối quan hệ ngược chiều; khi đó, lạm phát vẫn có xu hướng tăng,
nhưng sản lượng cũng không thay đổi hay giảm. Lúc này, để lạm phát giảm, nền kinh tế phải
chấp nhận có một khoảng thời gian sản lượng thấp hơn mức sản lượng tiềm năng. Theo mô
hình của Keynes, để giữ được mức lạm phát ổn định tại mức π 0 thì sản lượng phải đạt được
mức sản lượng tiềm năng Y.

2.3.3. Trường phái trọng tiền


- Milton Friedman, người đặt ra thuật ngữ “trường phái trọng tiền” cho rằng, cung tiền
là nhân tố duy nhất quyết định mức giá của nền kinh tế; lạm phát là sản phẩm của việc tăng

6
cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Cũng
theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp hai lần mà thu nhập của người
lao động cũng tăng gấp hai lần thì họ sẽ không quan tâm đến việc tăng giá hàng hóa. Trong
trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy giảm bởi lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra theo
hướng này thì không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.
- Theo quan điểm của trường phái trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi
cung tiền, chứ giá cả không thực sự có tác động đến tăng trưởng. Nếu cung tiền tăng nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ cung tiền và hệ số tạo
tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.

2.3.4. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển


Các nhà kinh tế học thuộc trường phái tăng trưởng tân cổ điển đã đưa ra những giải
thích riêng của mình về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

- Theo Mundell (1963) và Tobin (1965), lạm phát có thể tác động làm tăng tỷ lệ tăng
trưởng sản lượng bằng cách kích thích tích lũy vốn. Điều này sẽ làm gia tăng tích lũy vốn
trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo mô hình này, lạm phát và tăng trưởng
có mối quan hệ cùng chiều.
- Trái với ý tưởng của Mundell, Stockman (1981) đã đưa ra mô hình cho thấy mối quan
hệ ngược chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình của Stockman, tiền là
một phần của vốn. Chính vì vậy khi lạm phát tăng sẽ làm tăng trưởng của nền kinh tế bị
giảm.
- Điểm khác biệt quan trọng nhất trong hai mô hình tăng trưởng của Mundell và
Stockman đó là: Trong mô hình của Mundell, tiền và vốn có tính chất thay thế cho nhau, nên
khi lạm phát tăng, con người sẽ tránh giữ tiền mà chuyển thành các tài sản sinh lời khác,
giúp vốn gia tăng và thúc đẩy kinh tế phát triển; còn trong mô hình của Stockman, tiền và
vốn có tính chất bổ sung cho nhau nên khi lạm phát tăng, người dân sẽ không mua hàng hóa
cũng như không chuyển đổi tiền của mình sang loại hình tài sản khác, kéo theo tăng trưởng
kinh tế bị suy giảm.
- Nhà kinh tế học Sidrauski (1967) có cùng quan điểm với chủ nghĩa trọng tiền, ông đề
cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng” với lạm phát. Kết quả nghiên cứu của ông cho
thấy khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát
không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Tóm lại, mối quan hệ của lạm phát và tăng trưởng kinh tế xét trong mô hình tăng
trưởng tân cổ điển không chỉ có một mối quan hệ duy nhất: Có những nhà kinh tế học thuộc
trường phái này cho rằng, lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều, nhưng cũng
có người cho rằng, đó là mối quan hệ ngược chiều, hay thậm chí có những người lập luận
lạm phát và tăng trưởng không có mối quan hệ.

Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác nhau, tuy mỗi
trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng minh mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung của các trường phái có thể nhận thấy là mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải là mối quan hệ một chiều mà là sự tác
động qua lại. Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường
7
có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp
nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào
đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi
tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc
này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nền kinh tế.

3. Phương pháp nghiên cứu


3.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu đi trước và lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng
kinh tế ở 11 nước ASEAN giai đoạn 2003-2022 với mô hình hồi quy 7 biến.
gdp_grit = ^
β0 + ^
β 1 infit + ^
β 2 D(inf-k)+ ^
β 3 invit + ^
β 4 pop_grit + ^
β 5 totit + uit
Trong đó:
i: quốc gia
t: thời gian
^
β 0: ước lượng của hệ số chặn
^
βi : ước lượng của hệ số góc, i=(1,5)
ui: ước lượng phần dư
gdp_gr: tăng trưởng kinh tế
inf: lạm phát
inv: Đầu tư trong nước
tot: độ mở thương mại
k: ngưỡng lạm phát
D: biến giả (D=0 nếu inf<k; D=1 nếu inf>k)
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp
tổng hợp, đánh giá phân tích thực trạng cho bài nghiên cứu này. Dựa trên mô hình kinh tế
lượng về xác định điểm ngưỡng trong mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế được xây
dựng bởi Khan và Senhadji (2001), từ đó xác định điểm ngưỡng lạm phát mà tại đó quan hệ
lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN chuyển từ dương sang âm. Từ đó,
xây dựng mô hình trình bày mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia ASEAN giai đoạn 2003-2022.
8
Giải thích các biến

Nguồn Kỳ vọng Nghiên cứu


Vai trò Tên biến Ký hiệu Đơn vị
số liệu dấu sử dụng
Tỷ lệ tăng trưởng
Biến phụ gdp_grit World
kinh tế quốc gia i % +
thuộc Bank
năm t
Ghosh and
Phillips
Tỷ lệ lạm phát của infit World Dưới ngưỡng: - (1998),
%
quốc gia i năm t Bank Trên ngưỡng: + Khan and
Senhadji
(2001)
Barro (2013),
Đầu tư trong nước Lê Thanh
invit World
Biến của quốc gia i % + Tùng (2014),
Bank
độc lập năm t Ngô Thị
Minh Sáng
Bick (2010),
Tốc độ gia tăng
pop_gri World Mamo (2012),
dân số của quốc % -
Bank Aydin et al.
gia i năm t
(2016)
Độ mở thương mại Ghosh and
totit World
của quốc gia i % + Phillips (1998),
Bank
năm t Bick (2010)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4.1. Mô tả thống kê
Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max
----------+---------------------------------------------------------
gdp_gr | 220 4.987543 4.852188 -20.54159 31.96192
pop_gr | 220 1.320701 .7671061 -4.170336 5.321517
inf | 214 4.442003 5.346102 -1.469843 36.58972
inv | 174 21.31753 39.03197 -137.6351 435.616

9
duinfk | 214 1.487921 4.341041 0 31.58972
-----------+---------------------------------------------------------
tot | 194 133.4856 87.07212 32.97218 437.3267
Nguồn: Phần mềm STATA

Theo bảng, ta nhận thấy giá trị của độ lệch chuẩn của một số biến như pop_gr, tot, inv tương
đối lớn so với giá trị trung bình cho thấy mức độ chênh lệch các biến số này ở các quốc gia là
rất cao. Cụ thể:
- Tỷ lệ lạm phát trung bình của 11 quốc gia ASEAN giai đoạn 2003-2022 là 4.44% trong đó
giá trị lớn nhất của tỷ lệ lạm phát thuộc về Myanmar năm 2003 là 36.59% lớn hơn gấp nhiều
lần so với độ lớn giá trị tỷ lệ lạm phát của Timor-leste năm 2016 là -1.47%.
- Biến inv có độ lệch chuẩn là 39.03% lớn hơn nhiều so với giá trị trung bình là 21.31%, giá
trị inv lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 435.61% của và giá trị inv là -137.63% của Indonesia
năm 2003 và 2007.
- Biến tot cũng cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các nước về doanh thu xuất khẩu với độ lệch
chuẩn là 87.07%, giá trị trung bình là 133.48%. Biến tot ghi nhận giá trị lớn nhất là 437.32%
của SIngapore năm 2008 và giá trị nhỏ nhất là 32.97% của Indo năm 2020.
- Tốc độ tăng trưởng dân số pop_gr có độ lệch chuẩn là 0.76%, giá trị trung bình là 1.32%,
giá trị lớn nhất là 5.32% của Singapore năm 2008 và giá trị nhỏ nhất là -4.17% của Singapore
2021.
4.2. Mô tả kết quả hồi quy

Source | SS df MS Number of obs = 171


---------+--------------------------------- F (5, 165) = 7.81
Model | 480.942134 5 96.1884269 Prob > F = 0.0000
Residual | 2032.13486 165 12.3159688 R-squared = 0.1914
---------+-------------------------------- Adj R-squared = 0.1669
Total | 2513.07699 170 14.7828058 Root MSE = 3.5094

10
------------------------------------------------------------------------
gdp_gr | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+-----------------------------------------------------------
pop_gr | .392324 .4146125 0.95 0.345 -.4263059 1.210954
inf | .8837617 .1608473 5.49 0.000 .5661775 1.201346
inv | .0065811 .0068685 0.96 0.339 -.0069805 .0201426
duinfk | -.9202303 .2289776 -4.02 0.000 -1.372334 -.4681264
tot | .0056031 .0042574 1.32 0.190 -.0028029 .0140091
_cons | .9132131 .9884403 0.92 0.357 -1.038409 2.864835
-------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Phần mềm STATA
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Để xác định điểm ngưỡng mà tại đó quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại
11 quốc gia Đông Nam Á chuyển từ dương sang âm, nhóm nghiên cứu đã chạy hồi quy mô
hình xác định ngưỡng lạm phát dựa trên cơ sở khung lý thuyết được kế thừa từ các nghiên
cứu đi trước của Fisher (1993), Sarel (1996), Ghosh & Philips (1998) và phát triển từ mô
hình xác định ngưỡng lạm phát được xây dựng bởi Khan và Senhadji (2001); Lê Thanh Tùng
(2015). Các ngưỡng lạm phát lần lượt được chọn trong khoảng k=1 đến k=9. Với điều kiện
để xác định ngưỡng lạm phát tại ASEAN gồm: (1) Các hệ số hồi quy B1 và B2 có ý nghĩa
thống kê; (2) Có sự chuyển dấu trong quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế khi đi
qua ngưỡng k hay tác động của lạm phát dưới ngưỡng k (B1) có dấu ngược chiều so với tổng
tác động của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế (B1 + B2);(3) Giá trị RSS là nhỏ nhất;(4) Giá
trị R2 lớn nhất.
Kết quả ước lượng mô hình bằng STATA với 9 giá trị từ k=1 đến k=9 được trình bày
ở trên cho thấy k=5 là mức lạm phát đáp ứng đầy đủ các điều kiện Khan & Sendahji (2001)
đưa ra. Tại mức k=5 cho kết quả tương quan của lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại 11 quốc
gia Đông Nam Á chuyển từ dương sang âm. Điều đó có ý nghĩa nếu mức lạm phát trung
bình của các quốc gia ASEAN ở mức <= 5% thì biến INF tức lạm phát tăng 1 đơn vị sẽ
khiến biến GDP_GR tăng 0.8837 đơn vị hay lạm phát tăng 1% làm tăng trưởng kinh tế tăng
0.8837%. Ở mức lạm phát > 5%, lạm phát tăng 1% sẽ khiến tăng trưởng giảm 0.0364%
(0.9202% - 0.8837%). Bên cạnh đó các biến độc lập tốc độ tăng dân số (POP_GR), tỉ lệ đầu
11
tư trong nước (INV) và độ mở thương mại (TOT) cũng có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa
5%. Cả 3 biến trên đều có tương quan dương đối với tăng trưởng kinh tế.
4.4. Hàm ý chính sách cho các quốc gia
- Quan sát cho thấy trong những năm tỉ lệ lạm phát tăng cao cũng kéo theo tăng trưởng
kinh tế suy giảm rõ rệt, vì vậy cần có các chính sách vĩ mô ổn định lạm phát. Đông Nam Á hiện
nay đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng nhanh do giá năng lượng và thực phẩm ngày
càng tăng không cho thấy xu hướng giảm. Trong năm 2022, hàng loạt quốc gia Đông Nam Á có
mức giá năng lượng, lương thực thực phẩm tăng mạnh kéo theo lạm phát gia tăng với tốc độ
nhanh. Tình hình lạm phát tại các quốc gia Đông Nam Á gần đây tăng cao là do ảnh hưởng bởi
lạm phát giá nhiên liệu, lương thực thực phẩm do các cuộc xung đột địa chính trị đang xảy ra
trên toàn cầu dẫn đến thiếu nguồn cung và đứt gãy các chuỗi cung ứng. Chính Phủ các nước
cũng đã kịp thời sử dụng các công cụ để khắc phục và điều chỉnh lạm phát về mức an toàn.
Biện pháp được các nước Đông Nam Á sử dụng chủ yếu là các chính sách tài khóa: Philippines
chuyển khoản tiền mặt vô điều kiện cho các hộ gia đình nghèo nhất trong thời hạn 1 năm; Thái
Lan giảm giá điện trong vòng 3 tháng; Malaysia; Indonesia và Malaysia duy trì trợ cấp hạn chế
chi phí vận tải; …
- Đối với Việt Nam, áp lực về lạm phát có thể đánh giá ở mức thấp so với khu vực khi
thách thức lớn nhất trong việc bình ổn giá lương thực thực phẩm tại Việt Nam lại chính là thế
mạnh của Việt Nam khi chúng ta không chỉ sản xuất cung ứng lương thực thực phẩm tiêu dùng
trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác. Về vấn đề năng lượng, giá xăng tại Việt
Nam đang ở mức tương đối cao nhưng dự báo sẽ không tăng nhiều trong thời gian tới. Có thể
nói, lạm phát ở Việt Nam hiện giờ đang được kiểm soát hợp lý bởi các chính sách thận trọng
của Chính Phủ kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong giai đoạn 2015-3/2023,
Việt Nam đã thực hiện 3 đợt nới lỏng chính sách tiền tệ, điều chỉnh lãi suất hỗ trợ sản xuất kinh
doanh trước bối cảnh hậu đại dịch COVID-19 và các xung đột leo thang gần đây. Các gói kích
thích tài khóa, tăng chi tiêu đầu tư Chính Phủ cho y tế, bất động sản và an sinh xã hội cũng góp
phần làm giảm tỉ lệ lạm phát.
- Cần xác định khoảng của ngưỡng lạm phát để làm cơ sở cho việc đưa ra chính sách hợp
lý hướng tới mức lạm phát có ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế. Tại Việt Nam, Ban kinh tế vĩ
mô và dự báo đã giao nhiệm vụ nghiên cứu cho Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh về ngưỡng lạm phát
hợp lý đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Đề tài được hoàn thành năm 2017 cho kết quả
nghiên cứu tại ngưỡng lạm phát trong khoảng 5%-6.5% là ngưỡng lạm phát tối ưu đối với nền
kinh tế Việt Nam. Đây là ngưỡng lạm phát uy tín được đưa ra làm cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách có các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng giữ lạm phát ở mức hợp
lý.

12

You might also like