You are on page 1of 8

Chính sách & thị trường tài chính - tiền tệ

Ước lượng mức ngưỡng lạm phát


đối với tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam
TS. ĐẶNG VĂN DÂN - ThS. NGUYỄN ANH KHOA

Xuất phát từ mối quan tâm về mức lạm phát không hợp lý có thể
gây hại cho tăng trưởng kinh tế cũng như động thái chuyển đổi
tại các quốc gia đang phát triển lẫn thị trường mới nổi trong việc
hướng chính sách tiền tệ đến khuôn khổ lạm phát mục tiêu, theo
đó, mục đích nghiên cứu nhằm ước lượng mức lạm phát tối ưu
(hay ngưỡng lạm phát) đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa
trên nền tảng các mô hình được phát triển bởi Sarel (1995), Khan
& Senhadji (2000) và Mubarik (2005). Phương pháp nghiên cứu
bao gồm sử dụng kiểm định Augmented Dickey- Fuller (ADF),
Phillip- Perron (PP), Granger Causility và các phân tích hồi quy
bình phương tối thiểu (OLS), hai giai đoạn tối thiểu (2SLS), momen
tổng quát (GMM) với bộ dữ liệu chuỗi thời gian theo quý giai đoạn
2004- 2014. Kết quả cho thấy ngưỡng lạm phát là 7%, góp phần
quan trọng việc thiết lập khung lạm phát mục tiêu cho Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong thời gian tới.

Từ khóa: Ngưỡng lạm phát, tăng trưởng kinh quốc gia trong số này bày tỏ ý muốn chuyển
tế, lạm phát mục tiêu. hướng chính sách sang theo đuổi mục tiêu
lạm phát từng phần hay ngầm định và hơn
1. Giới thiệu ba phần tư trong số này có thể hiện mối quan
ại hầu hết các quốc gia, mục tiêu cơ bản tâm về việc áp dụng hoàn toàn chính sách
nhất mà tất cả các chính sách vĩ mô đều mục tiêu lạm phát trong tương lai. Như vậy,
hướng đến đó là làm thế nào để duy trì sự cân cô đọng tất cả các vấn đề này hàm ý cần giải
bằng kinh tế, tức là vừa đạt được tốc độ tăng quyết trước tiên một số câu hỏi cơ bản đặt ra
trưởng cao nhưng vẫn đảm bảo giá cả ổn định về mối quan hệ giữa lạm phát- tăng trưởng
ở mức thấp. Theo đó, mối quan hệ lạm phát- như: Khi nào lạm phát sẽ có tác động tích cực
tăng trưởng kinh tế cho đến nay vẫn luôn là và khi nào sẽ gây ra tác động tiêu cực lên tăng
vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Hơn nữa, trưởng? Liệu tồn tại mức lạm phát tại mỗi
theo một cuộc khảo sát của Quĩ Tiền tệ Quốc quốc gia? Nếu có, thì ngưỡng lạm phát đó là
tế (IMF, 2006) tại 88 quốc gia đang phát triển bao nhiêu?
về sự lựa chọn các cơ chế trong điều hành Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên
chính sách tiền tệ cho thấy, hơn một nửa các cứu về vấn đề này trên thế giới, điển hình

26 SOÁ 167 - THAÙNG 4.2016


như nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985), trường phái tăng trưởng nội sinh như Lucas (1980),
Fischer (1993), Burdekin (1994), Bullard và Keating Stokey (1987), McCallum và Goodfriend (1987) lại
(1995) khi cho rằng lạm phát gây tác động tiêu cực xem lạm phát như một loại thuế vốn mà theo đó sẽ
lên tốc độ tăng trưởng; hay nghiên cứu của Gylfason khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại thông qua
(1991), Stanners (1993) khẳng định rằng tồn tại một làm giảm tỷ suất sinh lời cũng như hoạt động tích
mức lạm phát cần thiết để đảm bảo nhịp độ tăng lũy vốn đầu tư.
trưởng kinh tế và một số nghiên cứu tiên phong Tương đối khác biệt so với quan điểm trên, dựa
trong việc sử dụng mô hình định lượng nhằm tìm ra trên thuyết lượng tiền và tính trung lập của tiền
ngưỡng lạm phát cho tăng trưởng tại nhiều quốc gia thì trường phái tiền tệ lại cho rằng lạm phát là sản
như Fischer (1993), Barro (1995), Sarel (1996). Tuy phẩm của việc gia tăng cung tiền cao hơn tốc độ
nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam tăng trưởng kinh tế chứ không ảnh hưởng đến tăng
hiện nay vẫn còn khá ít cũng như còn gặp nhiều hạn trưởng trong dài hạn, đồng thời thừa nhận rằng có
chế về phương pháp tiếp cận. sự tương tác cùng chiều giữa lạm phát- tăng trưởng
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này sẽ tập trung phân trong ngắn hạn thông qua hoạt động mở rộng chính
tích mối quan hệ giữa lạm phát- tăng trưởng kinh sách tiền tệ có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, mở
tế nhằm tìm ra ngưỡng lạm phát tại Việt Nam dựa rộng đầu tư. Còn trường phái Keynes dựa trên sự
trên các phương pháp hồi quy được sử dụng chủ yếu phân tích giữa đường tổng cung và tổng cầu, cho
hiện nay như OLS, 2SLS và GMM. Từ đó làm cơ rằng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì nền kinh
sở trong việc xây dựng cũng như đề xuất các chính tế cần phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát cần thiết
sách kinh tế. trong ngắn hạn nhưng sau đó mối quan hệ sẽ chuyển
sang ngược chiều với lạm phát vẫn tiếp tục tăng lên
2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm nhưng tăng trưởng không tăng hay thậm chí suy
Trong nhiều thập kỷ qua, về mặt lý thuyết, có thể giảm. Như vậy, có thể thấy rằng mối quan hệ lạm
thấy sự tồn tại của khá nhiều quan điểm về mối phát- tăng trưởng là khá phức tạp cũng như phụ
quan hệ giữa lạm phát- tăng trưởng dựa trên lập thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận cũng như cấu trúc
luận của các nhà kinh tế thuộc mỗi trường phái khác mỗi nền kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung
nhau. Trong đó, lý thuyết trường phái Cổ điển đại thì phần lớn các nhà kinh tế vẫn thống nhất rằng có
diện là Adam Smith cho rằng tăng trưởng kinh tế sự tồn tại một mức lạm phát cần thiết đối với tốc độ
chủ yếu được giải thích thông qua hàm sản xuất Y tăng trưởng biểu hiện qua một ngưỡng mà khi vượt
= f(L, K, T) với Y là sản lượng, L là lao động, K là quá mức này thì mối quan hệ lạm phát- tăng trưởng
tư bản, T là đất đai. Theo đó, ông lập luận rằng tăng sẽ chuyển từ cùng chiều sang ngược chiều.
trưởng tự nó vận động biểu hiện qua sự gia tăng Fischer (1993) là người đầu tiên sử dụng bộ số liệu
lợi nhuận tương ứng với quy mô, đồng thời nhấn về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của 93 nước từ 1979-
mạnh vai trò tiết kiệm như một yếu tố tạo lập nên 1993 để thực hiện hồi quy nhằm xem xét tác động
đầu tư và làm nền tảng thúc đẩy tăng trưởng. Mặc các yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng. Dựa trên phương
dù, không đề cập trực tiếp về mối quan hệ lạm phát- pháp chia dữ liệu mẫu bởi các ngưỡng lạm phát lựa
tăng trưởng, nhưng lý thuyết trường phái này vẫn chọn trên cơ sở nghiên cứu của Greene và William
hàm ý rằng có sự tồn tại mối quan hệ ngược chiều (1993) là dưới 15%, từ 15%- 40%, và lớn hơn 40%.
giữa hai biến số này bởi lạm phát làm lợi nhuận Qua đó, Fischer đã tìm ra mối quan hệ nghịch chiều
suy giảm thông qua yếu tố tiền lương. Bên cạnh đó, giữa lạm phát- tăng trưởng trong cả 3 dãy nghiên
trường phái Tân cổ điển đại diện là Mundell (1963) cứu và kết luận rằng ảnh hưởng lạm phát là phi
và Tobin (1965) lại cho rằng mối quan hệ lạm phát- tuyến thể hiện khi lạm phát gia tăng từng điểm phần
tăng trưởng là cùng chiều, được giải thích bởi việc trăm (%) thì tác động lạm phát đối với tăng trưởng
lạm phát có tác dụng kích thích sản xuất đầu tư hay hay các yếu tố quyết định của tăng trưởng như đầu
gia tăng tích lũy vốn trong nền kinh tế. Và cũng lập tư, năng suất có sự chuyển dấu dần từ dương sang
luận xoay quanh yếu tố này, các nhà kinh tế thuộc âm.

THAÙNG 4.2016 - SOÁ 167 27


Sarel (1996) đã cung cấp thêm một chiều hướng tối thiểu phi tuyến (Non- linear Least Squared) và
mới trong nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ tìm thấy ngưỡng lạm phát là 8%. Espinoza và cộng
giữa lạm phát và tăng trưởng bằng cách mô hình hóa sự (2010) sử dụng mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn
các mối quan hệ với sự hiện diện của điểm gãy cấu (Smooth Transiton Model) dựa trên bộ dữ liệu bảng
trúc. Theo đó, Sarel lập luận rằng có sự tồn tại một của 165 quốc gia (bao gồm cả các nước xuất khẩu
điểm nút lạm phát mà khi vượt quá mức này thì mối dầu mỏ) giai đoạn 1960- 2007 đã cho thấy ngưỡng
quan hệ lạm phát- tăng trưởng sẽ đảo chiều. Kết quả lạm phát là 10% và khi lạm phát cao hơn mức 13%
hồi quy dựa trên bộ dữ liệu của 87 quốc gia trong sẽ cắt giảm tổng sản lượng thực tế của các nước phi
thời gian từ 1970- 1990 đã cung cấp bằng chứng về xuất khẩu dầu mỏ khoảng 2,7% mỗi năm. Leshoro
sự tồn tại điểm gãy cấu trúc này biểu hiện tại mức (2012) dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian Nam Phi
ngưỡng lạm phát 8%, mà theo đó dưới mức ngưỡng từ năm 1980- 2010 đã sử dụng phương pháp ước
này lạm phát không có ảnh hưởng đến tăng trưởng; lượng OLS và 2SLS để xem xét sự tồn tại của điểm
ngược lại khi vượt quá ngưỡng này thì lạm phát sẽ gẫy cấu trúc của lạm phát đối với tăng trưởng,
ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể lên tăng trưởng. theo đó, tìm được điểm ngưỡng lạm phát 4%.
Bruno và Easterly (1998) xem xét các yếu tố quyết Vinayagathasan (2013) sử dụng phương pháp GMM
định tăng trưởng kinh tế trên 26 quốc gia trong giai đối với bộ dữ liệu của 32 quốc gia khu vực châu Á
đoạn 1961- 1992 đã tìm thấy các ảnh hưởng tiêu giai đoạn 1980- 2009 cũng chỉ ra rằng tồn tại mối
cực giữa lạm phát đến tăng trưởng với các giai đoạn quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng biểu
khủng hoảng lạm phát cao và rời rạc, đó là khi lạm hiện qua ngưỡng lạm phát 5,43% và nếu lạm phát
phát vượt quá ngưỡng 40%/năm. trên ngưỡng này thì về lâu dài sẽ dần loại bỏ các
Khan và Sehadiji (2001) sử dụng tập hợp bộ dữ liệu hiệu ứng tích cực và gây sự cản trở tăng trưởng.
bao gồm 140 quốc gia từ giai đoạn 1960- 1998 để Tóm lại, các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm
xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng đều cho thấy sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính
cho các nước phát triển và các nước đang phát triển. giữa lạm phát- tăng trưởng tại nhiều quốc gia trên
Kết quả cho thấy có sự tồn tại của ngưỡng mà khi thế giới mặc dù trước thập niên 70, lạm phát vẫn
vượt quá ngưỡng này thì lạm phát sẽ tác động tiêu được nhìn nhận là một yếu tố có ảnh hưởng tích
cực lên tăng trưởng kinh tế và ngược lại, nếu lạm cực và tuyến tính đối với tốc độ tăng trưởng. Theo
phát dưới ngưỡng sẽ không có ảnh hưởng hoặc ảnh đó, mối quan hệ này được biểu hiện qua một điểm
hưởng tích cực đến tăng trưởng. Cụ thể, ngưỡng lạm ngưỡng lạm phát mà dưới mức này thì lạm phát sẽ
phát của các nước đang phát triển nằm trong khoảng có tác động tích cực hoặc không đáng kể và ngược
từ 11- 12% và từ 1- 3% cho các nước phát triển. lại sẽ gây ra tác động trái chiều đáng kể khi lạm phát
Trên cơ sở các nghiên cứu nền tảng, một số nghiên vượt quá ngưỡng này. Theo đó, nghiên cứu sẽ tiếp
cứu sau này như của Mubarik (2005) tại Pakistan tục phân tích xoay quanh vấn đề này tại Việt Nam
với số liệu hàng năm từ năm 1973- 2000 đã cho để làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách.
thấy tồn tại một ngưỡng lạm phát là 9%. Li (2006)
tìm thấy ngưỡng lạm phát 14% từ bộ số liệu 90 quốc 3. Thực trạng về lạm phát và tăng trưởng kinh
gia đang phát triển 1961- 2004. Fabayo và Ajilore tế Việt Nam
(2006) dựa trên bộ số liệu Nigeria từ 1970- 2003 đã Nhìn chung, tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh
ước lượng ngưỡng lạm phát cho quốc gia này là 6%. tế Việt Nam từ năm 1999 đến nay có nhiều diễn
Kremer và cộng sự (2009) với bộ dữ liệu 63 nước biến khá phức tạp. Giai đoạn 1999- 2003 đánh dấu
công nghiệp và đang phát triển đã xác định ngưỡng nền kinh tế trong nước suy thoái do cuộc khủng
lạm phát đối với các nước công nghiệp và đang phát hoảng kinh tế châu Á (1998), theo đó lạm phát trong
triển lần lượt là 2% và 17%. Sergii (2009) thông thời gian này ở mức rất thấp hay thậm chí rơi vào
qua bộ dữ liệu giai đoạn 2001- 2008 tại Cộng đồng tình trạng giảm phát trong năm hai năm 1999 và
các quốc gia độc lập (Commonwealth Independent 2000. Trước tình hình đó, một loạt các biện pháp cải
States- CIS), đã sử dụng phương pháp bình phương tổ cách thức điều hành nền kinh tế đi cùng các biện

28 SOÁ 167 - THAÙNG 4.2016


Biểu đồ 1. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1999- 2014 lẫn thực
nghiệm trên
thế giới, tuy
nhiên câu
hỏi đặt ra là
nếu mối quan
hệ lạm phát-
tăng trưởng
là phi tuyến
thì điều này
có ảnh hưởng
gì đến các
quyết định ưu
Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế tiên về mặt
chính sách?
pháp kích thích tổng cầu đã mang lại những kết quả Ngưỡng lạm phát hiện nay là bao nhiêu? Vì vậy, để
khả quan khi tăng trưởng có sự hồi phục trở lại, đi giải quyết các vấn đề đặt ra thì việc nghiên cứu chi
kèm với mức giá cả hàng hóa cũng được cải thiện. tiết hơn về mối quan hệ giữa hai biến số lạm phát-
Và từ năm 2003 trở đi, thời kỳ vĩ mô tương đối ổn tăng trưởng tại Việt Nam là rất cần thiết.
định khi lạm phát liên tục được kiềm chế dưới mức
10%, đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng ở mức cao 4. Phương pháp nghiên cứu
trong khoảng từ 7- 8,4% hàng năm, đưa Việt Nam Nguồn dữ liệu và mô hình hồi quy
trở thành một trong các quốc gia có tốc độ tăng Nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo
trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. quý để ước lượng mức ngưỡng lạm phát đối với tốc
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Dữ liệu được
ra từ cuối năm 2007, đi kèm với các bất ổn trong sử dụng từ quý I/2004 đến quý IV/2014 được thu
nước khiến lạm phát dần vượt khỏi tầm kiểm soát thập chủ yếu từ thống kê của IMF, Tổng Cục Thống
trở thành lạm phát phi mã với đỉnh điểm lạm phát kê và Bộ Tài chính. Đồng thời, tác giả đề xuất loại
năm 2008 là 19,9%. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng bỏ yếu tố mùa vụ ra khỏi chuỗi quan sát GDP và
cũng suy giảm mạnh trong ba năm liên tục từ 7,1% CPI thông qua bộ lọc X12 trước khi đưa vào mô
năm 2007 chỉ còn 5,4% năm 2009. Trên cơ sở đó, hình hồi quy1.
các kế hoạch kích cầu kinh tế thông qua việc nới Dựa trên nền tảng nghiên cứu bởi Sarel (1996),
lỏng chính sách tiền tệ cũng như tăng cường chi Khan và Senhadji (2001) và các mô hình được phát
tiêu tài khóa bắt đầu được triển khai, nhưng một lần triển bởi Mubarik (2005), Leshoro (2012), mô hình
nữa lại tạo đà cho lạm phát tiếp tục tăng cao từ mức đề xuất xác định ngưỡng lạm phát tại Việt Nam
6,5% năm 2009 lên 18,1% năm 2011, gây ra sự bất được thể hiện qua biểu thức:
ổn vĩ mô đi kèm tốc độ tăng trưởng suy giảm. Từ GrGDPt = β0+ β1INFt + β2Dt(INFt − INF*) + βiXi +
năm 2012 đến năm 2014, nhìn chung nền kinh tế εt (1)
có sự cân bằng trở lại khi lạm phát được kiểm soát Trong đó: GrGDPt là tốc độ tăng trưởng GDP thực;
ở mức khá thấp dưới 7%, tăng trưởng cũng có sự INFt là tỷ lệ lạm phát; INF* là ngưỡng lạm phát, với
cải thiện dần khi tốc độ tăng năm sau cao hơn năm INF* = 1, 2, …, 15; εt là sai số; Xi là ma trận các
trước, từ đó đã giúp phần nào lấy lại được niềm tin biến kiểm soát trong mô hình bao gồm: Tổng chi
của thị trường.
Như vậy, về tổng thể có thể thấy mối quan hệ giữa 1
Hodge và Mubarik (2005) đề xuất sử dụng các bộ lọc
áp dụng cho các biến chuỗi thời gian tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam có sự (Y) và lạm phát (π) trước khi đưa các dữ liệu vào mô hình
tương đồng so với các kết quả nghiên cứu lý thuyết phân tích nhằm hạn chế sự thiên lệch và khó quan sát
trong mối quan hệ giữa các biến.

THAÙNG 4.2016 - SOÁ 167 29


Bảng 1. Kiểm định Augmented Dickey-Fuller và Phillips-Perron lạm phát vượt quá ngưỡng thể
Giá trị kiểm định trong bảng là τ-statistics.
hiện sự thay đổi trong chiều
***,**,* ứng với các mức ý nghĩa thống kê là 1%, 5%, 10%
hướng tác động từ tích cực
Chuỗi dữ Augmented Dickey-Fuller Test Phillips-Perron Test
liệu
sang tiêu cực của lạm phát lên
I(0) I(1) I(2) I(0) I(1)
tăng trưởng và hệ số tổng này
GrGDP -1,282 -3,983** -3,962** -8,009*** -21,173***
dự kiến mang dấu âm (-).
INF -4,061** -5,238*** -6,017*** -2,436 -5,745***
Ngoài ra, trước khi thực
GovernEx -1,398 -11,810*** -5,341*** -5,808*** -15,468***
hiện ước lượng ngưỡng lạm
INV -2,043 -2,565 -14,227*** -6,636*** -29,032***
LnOpenness -4,060** -3,357* -18,080*** -6,541*** -31,663***
phát thì kiểm định ADF và
GrTOT -9,565*** -6,595*** -5,917*** -15,150*** -57,975***
Phillip- Perron sẽ được thực
Nguồn: Tổng hợp từ Eview 6.0
hiện nhằm xem xét tính dừng
chuỗi dữ liệu; đồng thời kiểm
tiêu Chính phủ trên GDP (GOVEREX), Tổng đầu tư định Granger cũng được sử dụng nhằm phân tích
toàn xã hội trên GDP (INV), Log độ mở thương mại mối quan hệ nhân quả tuyến tính giữa hai biến số
(LnOPENNESS) được tính bằng logarit của tổng giá này. Trên cơ sở đó, hàm (1) sẽ được thực hiện hồi
trị xuất nhập khẩu so GDP, Phần trăm thay đổi của quy với phương pháp OLS nhằm ước lượng ngưỡng
tỷ giá thương mại (GrTOT) với tỷ giá thương mại lạm phát, sau đó kỹ thuật 2SLS và GMM sẽ được
được tính bằng tỷ lệ giữa chỉ số giá xuất khẩu so chỉ áp dụng nhằm tăng cường tính vững mạnh cho các
số giá nhập khẩu. thông số ước lượng trong mô hình.
Dt: Biến giả, được xác định như sau:
D_t={█(1 nếu INF> INF*@0 nếu INF≤ INF*)┤(2) 5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phương pháp ước lượng Kết quả nghiên cứu
Trong hàm (1) trên, ngưỡng lạm phát INF* sẽ thay Bảng trên trình bày kết quả kiểm định tính dừng
đổi trong phạm vi từ [1;15] để thực hiện ước lượng. các chuỗi dữ liệu tại Việt Nam từ quý I/2004 đến
Sau khi so sánh các kết quả, ngưỡng lạm phát quý IV/2014. Theo đó, kết quả cho thấy tất cả các
tìm được đạt tối ưu khi đáp ứng điều kiện: (i) Tại chuỗi dữ liệu đều là chuỗi dừng tại sai phân bậc II
ngưỡng lạm phát này thì ước lượng có tổng phần dư với mức ý nghĩa 5% qua kiểm định ADF và dừng
bình phương (RSS- Sum of squared residuals) là bé sai phân bậc I với mức ý nghĩa 1% qua kiểm định
nhất, (ii) Có sự thay đổi về dấu giữa lạm phát- tăng Phillip-Perron.
trưởng tại mức ngưỡng lạm phát này, (iii) Hệ số có Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy rằng,
ý nghĩa thống kê. Theo Mubarik (2005), tại mức giả thiết H0 đầu tiên bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%,
ngưỡng lạm phát INF* tìm được thì tác động của theo đó lạm phát là nguyên nhân của tăng trưởng
lạm phát đến tăng trưởng kinh tế được giải thích GDP. Đồng thời, ta chấp nhận giả thiết H0 thứ hai
thông qua: Hệ số đại diện cho thời kỳ lạm phát thấp cho rằng tăng trưởng GDP không phải là nguyên
với lạm phát nhỏ hơn/bằng so với mức ngưỡng và nhân gây ra lạm phát, tức là không có sự tác động
dự kiến mang dấu (+) biểu hiện tác động tích cực ngược trở lại từ tăng trưởng tới lạm phát. Như vậy,
của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế; Hệ số tổng mối quan hệ nhân quả giữa hai biến này là mối quan
của β1 và β2 đại diện cho thời kỳ lạm phát cao với hệ một chiều. Kết quả này phù hợp với sự lựa chọn
biến độc lập và biến phụ thuộc trong
Bảng 2. Kiểm định nhân quả Granger giữa lạm phát và tăng mô hình ước lượng ngưỡng lạm phát
trưởng kinh tế
đã được chỉ ra.
Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob. Bảng 3 và Biểu đồ 2 cho thấy tại
INF does not Granger Cause GrGDP 40 4,38014 0,0064 mức ngưỡng INF*= 7% thì giá trị
GrGDP does not Granger Cause INF 0,82940 0,5167 tổng phần dư bình phương- RSS đạt
Lag 4
giá trị nhỏ nhất là 0,02939; 0,03514
Nguồn: Tổng hợp từ Eview 6.0 và 0,03463 lần lượt với hồi quy

30 SOÁ 167 - THAÙNG 4.2016


Biểu đồ 2. Tổng phần dư bình phương ước lượng OLS, 2SLS & GMM phát tại Việt
Nam là 7%, tức
nếu lạm phát
thấp hơn 7% sẽ
có tác động kích
thích tốc độ tăng
trưởng kinh tế,
ngược lại, khi
lạm phát vượt
quá mức 7%,
lạm phát lập tức
Nguồn: Tổng hợp từ Stata 12.0
sẽ hạn chế tốc
độ tăng trưởng
Bảng 3. Kết quả ước lượng ngưỡng lạm phát tại do các tác động trái chiều. Theo đó, kết quả này
INF* = 7% cho thấy sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa lạm
Giá trị trong ngoặc là t- statistics
phát- tăng trưởng tại Việt Nam là phù hợp so với
***,**,* ứng với các mức ý nghĩa thống kê là 1%, 5%,
10% lập luận lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm đã đề
Variable OLS 2SLS GMM cập, tuy nhiên mức ngưỡng lạm phát tìm được cũng
0,0968 0,1777 0,1716 có sự khác biệt với những kết quả được ước lượng
C
(2,23) (3,18) (3,49) trước đó khi thấp hơn mức 8% của Sarel (1996),
-0,2422** -0,6392*** -0,6152*** 11- 13% cho các quốc gia đang phát triển của Khan
GovernEx
(-2,55) (-3,60) (-4,27) và Senhadji (2001), 14% của Li (2006), 10% của
0,0881 0,1644** 0,1703** Espinoza và cộng sự (2010); hay cao hơn mức
INV
(1,25) (2,09) (2,18)
5,43% trong nghiên cứu Vinayagathasan (2013) và
-0,0045 0,0034 -0,0172
LnOpenness 3,6% do IMF (2006) đề xuất các quốc gia châu Á
(-0,14) (0,09) (-0,50)
-0,0081 -0,0120 -0,0127 trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
TOT
(-0,79) (-1,23) (-1,32) cũng cho thấy những kết quả quan trọng sau:
0,3227 0,5455* 0,6328** - Tổng chi tiêu Chính phủ trên GDP có mối quan hệ
INF
(1,35) (1,67) (1,97) ngược chiều và đáng kể đối với tốc độ tăng trưởng
-0,3758 -0,5865* -0,6608**
D(INF-INF*) kinh tế tại mức ý nghĩa 1% (β3= -0,6152). Điều này
(-1,38) (-1,73) (-1,97)
RSS 0,02939 0,03514 0,03463
có thể xuất phát từ sự hạn chế trong việc sử dụng
các nguồn lực khi Chính phủ thường không sử dụng
Nguồn: Tổng hợp từ Stata 12.0
hiệu quả như khu vực tư nhân; hay do sự mất cân
OLS, 2SLS và GMM dựa trên các ước lượng được đối trong nguồn thu thuế, phí và vay nợ; hoặc do các
lập lại với INF* = 1, 2, …, 15. Đồng thời, kết quả hành vi rủi ro đạo đức trong hoạt động chi tiêu công
cũng cho thấy tại mức ngưỡng này thì tác động của dẫn đến kìm hãm tốc độ tăng trưởng. Trên thực tế,
lạm phát đến tăng trưởng kinh tế cũng có sự thay có thể thấy rằng trong giai đoạn 2007- 2012 với quy
đổi từ tích cực sang tiêu cực với mức ý nghĩa 10% mô chi tiêu công so GDP luôn ở mức cao từ 40-
và 5% lần lượt với hồi quy 2SLS và GMM. Cụ thể, 43% song tăng trưởng kinh tế lại ít có chiều hướng
với ước lượng GMM, khi lạm phát tăng 1% thì tốc cải thiện hay thậm chí suy giảm nhanh chóng. Và từ
độ tăng trưởng kinh tế tăng 0,633% và ngược lại khi năm 2013 đến nay, mặc dù tỷ lệ này đã giảm xuống
lạm phát vượt ngưỡng 7% thì cứ 1% tăng lên của tỷ dưới mức 40% nhưng nhìn chung vẫn còn khá cao
lệ lạm phát dẫn đến sự sụt giảm là 0,028% trong tốc so với mức tối ưu đề xuất cho các nước đang phát
độ tăng trưởng (β1 + β2 = -0,028). triển là từ 15- 20%2.
Thảo luận 2
Phạm Thế Anh (2008), Khảo sát mối quan hệ giữa chi
Từ kết quả ước lượng cho thấy mức ngưỡng lạm tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, số tháng 10/2008.

THAÙNG 4.2016 - SOÁ 167 31


- Tỷ lệ tổng đầu tư nội địa trên GDP có mối quan hệ trợ tổng cầu còn yếu cũng như hạn chế những ảnh
cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại mức ý nghĩa hưởng tiêu cực của lạm phát lên tăng trưởng và quy
5%, tuy nhiên hệ số ước lượng INV khá thấp (β4 = định mức sàn 4% để nền kinh tế tránh rơi vào tình
0,1703) hàm ý rằng mức độ hiệu quả của tổng đầu trạng thiểu phát.
tư nội địa ở Việt Nam là không cao3. Trên thực tế, Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam thường xuyên trải
theo báo cáo của Tổng cục Thống kê 2014, mặc dù qua các thời kỳ lạm phát cao và nhiều bất ổn do
kinh tế Việt Nam được vận hành theo hình mẫu kinh theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao song trên thực
tế thị trường, nhưng tỷ lệ đầu tư khu vực Nhà nước tế thì tăng trưởng lại ít được cải thiện hay thậm chí
đến nay vẫn chiếm phần lớn (gần 40% tổng nguồn suy giảm nhanh chóng. Theo đó, chính sách mục
vốn đầu tư) trong khi hiệu quả từ khu vực này là tiêu lạm phát đã được áp dụng ở nhiều quốc gia và
thấp hơn so với khu vực còn lại. Hơn nữa, sự yếu đã cho thấy những kết quả đáng kể khi giá cả được
kém trong đầu tư còn thể hiện qua khu vực tư nhân kiềm chế ở mức thấp trong dài hạn, đồng thời các
khi năng lực tài chính của các doanh nghiệp tư nhân mục tiêu như tăng trưởng hay việc làm vẫn được
còn thấp, đa phần dựa vào nguồn vốn ngân hàng, đảm bảo và có phần ổn định hơn rất nhiều. Như
song lại tập trung quá nhiều vào khu vực phi sản vậy, có thể thấy rằng việc định hướng áp dụng chính
xuất (bất động sản, chứng khoán) thay vì đầu tư vào sách này là một hướng đi hoàn toàn phù hợp mà
khu vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh Việt Nam cần bắt đầu áp dụng ngay hiện nay trước
tế. khi đạt được đầy đủ điều kiện công bố áp dụng hoàn
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác toàn.
động của hai biến độ mở thương mại (LnOpenness) Thứ ba, từ mối quan hệ nghịch chiều giữa tăng
và phần trăm thay đổi tỷ giá thương mại (GrTOT) trưởng- quy mô chi tiêu Chính phủ đi kèm tình trạng
đến tốc độ tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng dựa chi tiêu công thiếu kiểm soát trong thời gian qua, rõ
trên mẫu quan sát. ràng chính sách tài khóa là tác nhân có ảnh hưởng
vô cùng quan trọng đối với vấn đề tăng trưởng thiếu
6. Kết luận và kiến nghị bền vững hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi Chính phủ cần
Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa phải thể hiện sự quyết tâm hơn nữa trong việc thu
lạm phát- tăng trưởng kinh tế cũng như tìm ra được hẹp vai trò của Nhà nước trong hoạt động kinh tế
điểm ngưỡng lạm phát tại Việt Nam dựa trên bộ dữ như: Sàng lọc các dự án ít hiệu quả, cắt giảm chi
liệu theo quý giai đoạn 2004- 2014. Kết quả đã cho tiêu công, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
thấy có sự tác động một chiều từ lạm phát đến tăng nước và cần kiên quyết hơn trong việc thi hành thủ
trưởng kinh tế thông qua kiểm định Granger, đồng tục phá sản đối với các doanh nghiệp yếu kém. Đây
thời không có bằng chứng cho thấy tăng trưởng là là các yêu cầu quan trọng nhằm làm nền tảng thúc
nguyên nhân của lạm phát. Và điểm ngưỡng lạm đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như góp
phát tìm được dựa trên các phương pháp hồi quy phần đảm bảo ổn định giá cả trong dài hạn.
OLS, 2SLS và GMM là 7%. Trên cơ sở những kết Thứ tư, với hiệu quả tổng nguồn vốn đầu tư nền
quả đạt được, nghiên cứu kiến nghị một số vấn đề kinh tế còn thấp thì bên cạnh việc cắt giảm chi tiêu
sau: công trong nền kinh tế, NHNN cùng Chính phủ
Thứ nhất, dựa trên điểm ngưỡng lạm phát và thực cần tập trung vào yếu tố hiệu quả đầu tư hơn là gia
trạng nền kinh tế còn đang trên đà hồi phục thì tăng nguồn vốn. Theo đó, yêu cầu đặt ra là cần phải
nghiên cứu đề xuất Chính phủ/NHNN cần thực hiện thiết lập cơ chế thanh tra, giám sát và chế tài xử lý
kiểm soát lạm phát theo khung mục tiêu từ 4- 7% hiệu quả hơn trong việc sử dụng các nguồn vốn, chủ
là phù hợp với tình hình hiện nay. Theo đó, việc yếu thông qua các kênh tín dụng hay đầu tư của hệ
quy định mức trần lạm phát là 7% hàm ý nhằm hỗ thống ngân hàng. ■
3
Huybens & Smith (1999), Bose (2002) và J.Rutayisire
(2013) cho rằng trong thời kỳ lạm phát càng cao, tác động TÀI LIỆU THAM KHẢO
của hoạt động đầu tư và thị trường tài chính đến tăng 1. Bruno, M. and Easterly, W. (1998). Inflation crises and long-
trưởng kinh tế càng nhỏ và ngược lại. run growth, Journal of Monetary Economics 41 (1998), 3-26

32 SOÁ 167 - THAÙNG 4.2016


2. Espinoza, R. Leon, H. and Prasad, A. (2010). Estimating The Inflation- Growth Nexus- A Smooth Transition Model. IMF Working
Paper, No WP/10/76
3. Fischer, S. (1993). The Role of Macroeconomic Factors in Growth, National Bureau of Economic Research (NBER), Working
Paper No 4565
4. Kremer, S. Bick, A. and Nautz D. (2009). Inflation and Growth: New Evidence From a Dynamic Panel Threshold Analysis. SFB
649 Discussion Paper.
5. Micheal Sarel (1995). Nonlinear Effects of Inflation on Economic Growth, IMF Working Paper No WP/95/96
6. Mohsin S. Khan and Abdelhak S. Senhadiji (2000). Threshold Effects in the Relationship between Inflation and Growth. IMF
Working paper, WP/00/110
7. Sergii Pypko (2009). Inflation and economic growth: The non-linear relationship. Evidence from CIS countries. Kyiv School of
Economics
8. Leshoro (2012). Estimating the inflation threshold for South Africa. ERSA working paper No 285
9. Li, M. (2006). Inflation and Economic Growth: Threshold Effects and Transmission Mechanisms. Department of Economics, Uni-
versity of Alberta, 8-14, Canada
10. Vinayagathasan (2013). Inflation and Economic Growth: A Dynamic Panel Threshold Analysis for Asian Economies. National
Graduate Institute for Policy Studies, Japan 106-8677
11. Yasir Mubarik (2005). Inflation and Economic Growth: An Estimation of the Threshold level of inflation in Pakistan. State Bank
of Pakistan Research Bulletin, SBP-Research Bulletin Volume 1, Number 1, 2005
12. Vikesh Gokal & Subrina Hanif (2004). Realationship between inflation and economic growth. Economic Department, Reserve
Bank of Fiji.

SUMMARY
Estimating the threshold level of inflation for economic growth in Vietnam
Proceeding from the concern about the unreasonable level of inflation could be harmful to economic growth as well
as the dynamical changes in orienting monetary policy to inflation targeting framework in both developing countries
and emerging markets, according to those, the objective of this study is aim to estimate the optimal level of inflation
(or inflation threshold) for economic growth in Viet Nam that relies on the basis of models developed by Sarel (1995),
Khan & Senhadji (2000) and Mubarik (2005). The research methods include tests like Augmented Dickey- Fuller (ADF),
Phillip- Perron (PP), Granger Causility and regression analyses like Odinary Least Square (OLS), Two Stage Least
Square (2SLS), Generalized Method of Moments (GMM) with quarterly time series data covered the period from 2004-
2014. The result showed inflation threshold is 7% that makes significant contribution to establishing inflation target
range for State Bank of Vietnam (SBV) in the coming time.

THÔNG TIN TÁC GIẢ


Đặng Văn Dân, Tiến sĩ
Đơn vị công tác: Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- Ngân hàng
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Tạp chí Tài chính,
Tạp chí Thị trường Tài chính- Tiền tệ
Email: dandv1978@yahoo.com
Nguyễn Anh Khoa, Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Vietinbank Thủ Đức
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- Ngân hàng
Email: nguyenanhkhoabuh@gmail.com
thành dự án R&D tương tự như hỗ trợ lãi suất sau
tiếp theo trang 25
đầu tư hiện hành.
những đặc điểm của hoạt động R&D trong lĩnh vực - Kết hợp tài trợ tín dụng qua các quỹ đầu tư mạo
nông nghiệp: hiểm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ cho các
- Tín dụng gián tiếp thông qua các doanh nghiệp hỗ dự án R&D thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
trợ trở lại cho các dự án R&D. Chủ thể tiếp nhận
nên tập trung cho các doanh nghiệp (sản xuất các 5. Kiến nghị nhằm hỗ trợ mở rộng đầu tư tín
yếu tố đầu vào hoặc chế biến nông sản) và các viện/ dụng ngân hàng cho hoạt động R&D trong lĩnh
cơ sở nghiên cứu có các hợp đồng hợp tác/ chuyển vực nông nghiệp ở Việt Nam
giao công nghệ cho các doanh nghiệp, ưu tiên các Bên cạnh những giải pháp trực tiếp nói trên, sự hỗ
viện/ cơ sở nghiên cứu thực hiện tự chủ tài chính. trợ chính sách của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà
- Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau khi hoàn xem tiếp trang 40

THAÙNG 4.2016 - SOÁ 167 33

You might also like