You are on page 1of 3

THỰC TRẠNG 1: Tác động của chính sách thuế tới phát triển kinh tế.

1. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã được tóm tắt:
Tác giả đã tóm lược các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh
tế. Trong giai đoạn đầu, các nghiên cứu về vấn đề này đã tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế bằng cách kiểm tra tác động của các biến như thuế và chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường chỉ sử dụng biến số tổng quan về
thuế. Các nghiên cứu cho rằng tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế và các vấn đề liên quan
đến thuế và tăng trưởng kinh tế là những vấn đề quan trọng trong các chính sách kinh tế tổng thể.
Tuy nhiên, do sự khác biệt về quy mô dữ liệu, phương pháp đo lường và phương pháp nghiên
cứu, các nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra các kết quả trái ngược nhau về tác động của thuế đến
tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Skinner (1987), Furceri và Karras (2009), Szarowska (2010), Dahlby
& Ferede (2012) cho rằng thuế có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi Tosun và
Abizahed (2005), Orcan (2009), Babatundel, Ibukun & Oveyemi (2017) cho rằng đây là mối
quan hệ tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.1. Thuế tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế:
Chính sách thuế có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế bằng cách không khuyến khích đầu tư
và làm giảm động lực lao động của người lao động (Solow, 1956). Skinner (1987) đã nghiên cứu
31 quốc gia trong khu vực Châu Phi từ năm 1965 đến 1982. Kết quả cho thấy chính sách thuế có
tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, ví dụ như khi doanh thu thuế tăng 3%, tăng trưởng
kinh tế sẽ giảm 0.5%. Nguyên nhân của mối quan hệ ngược này là do thuế được coi là một chi
phí cho nhà đầu tư, do đó thu nhập từ việc đầu tư của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi
trong chính sách thuế vốn (Bucovetsky và Wilson, 1991). Kneller và đồng nghiệp (1999) cũng
đã tìm thấy bằng chứng tiêu cực về tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế. Sau đó, Furceri
và Karras (2009) đã nghiên cứu tác động của thay đổi thuế đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách
sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm 1965 đến 2007 trên một mẫu gồm 26 nền kinh tế. Biến chính
trong nghiên cứu này là tốc độ tăng trưởng thực bình quân đầu người của GDP. Các biến độc lập
bao gồm tỷ lệ doanh thu thuế/GDP và thuế thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế có tác
động tiêu cực đến tăng trưởng thực bình quân đầu người trong dài hạn. Cụ thể, trong dài hạn, khi
thuế tăng lên 2%, GDP bình quân đầu người giảm từ 0.5% đến 1%.
Ngoài ra, những phát hiện của họ cũng ngụ ý rằng việc tăng cường đóng góp an sinh xã hội hoặc
thuế đối với hàng hóa và dịch vụ có tác động tiêu cực đáng kể đến sản lượng trung bình đầu
người so với việc tăng thuế thu nhập. Bretschger (2010) cũng đã nghiên cứu mối quan hệ này
trong 12 quốc gia thuộc nhóm OECD trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát hiện ra những tác động
tiêu cực của thuế đối với tăng trưởng. Tương tự, Szarowska (2010) đã thực hiện một nghiên cứu
về sự thay đổi thuế và tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước Liên minh châu
Âu. Tác giả sử dụng dữ liệu từ 24 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu trong giai đoạn 1995-2008.
Cũng đồng quan điểm với các tác giả trên, Badri và Allahyari (2013) giải thích mối quan hệ này
theo một góc nhìn mới, cho rằng thuế làm giảm động lực làm việc và dẫn đến thu nhập trung
bình đầu người thấp. Một lần nữa, kết quả cho thấy tác động nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê
của thuế đối với tăng trưởng GDP, cụ thể là việc giảm thuế 1% sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng
GDP thêm 0,43%. Hakim (2011) đã tiến hành hơn 20 nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng về tác
động của thuế lên tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này đều kết luận rằng giảm thuế sẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững đối với nhóm các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các nghiên
cứu cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa thuế và tăng trưởng kinh tế, có nguồn gốc từ
nhiều nguyên nhân khác nhau.
Poulson & Kaplan (2008) dẫn chứng nguyên nhân là do thuế ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm
của các hộ gia đình, nguồn cung lao động và đầu tư vào nguồn nhân lực. Điều này chủ yếu là do
thuế suất cao khiến các cá nhân giảm giờ làm việc, tham gia vào hoạt động kinh tế kém năng suất
hơn, thậm chí là rời khỏi thị trường lao động, từ đó sẽ dẫn đến suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Dahlby & Ferede (2012) cho rằng thuế có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn và giảm khuyến
khích đầu tư, và với mức thuế suất cao sẽ không khuyến khích đầu tư do đó tăng thuế có ảnh
hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
1.2. Thuế tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế:
Nếu có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của thuế đến tăng trưởng kinh tế, thì một số
nghiên cứu khác cho thấy thuế cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, trong
một nghiên cứu của Tosun và Abizahed (2005), đã được tiến hành trên 21 quốc gia thành viên
của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từ năm 1980 đến 1999, sử dụng mô hình hiệu
ứng ngẫu nhiên (REM), kết quả cho thấy có mối liên hệ tích cực và có ý nghĩa giữa thuế và tăng
trưởng kinh tế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp. Tương tự, một nghiên
cứu của Orcan (2009) đã sử dụng mô hình hồi quy tự động (VAR) vector để điều tra tác động
của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi. Các phát hiện của nghiên cứu này
cho thấy doanh thu thuế có mối liên hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế thường mất nhiều thời gian để thực sự hiện ra.
Nghiên cứu của Canavire - Bacarreza và đồng nghiệp (2013) tìm hiểu về nền kinh tế các quốc
gia châu Mỹ Latin và cho thấy rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực này.
Trong nghiên cứu của Babatundel, Ibukun và Oveyemi (2017), được thực hiện để khảo sát sự
tương quan giữa thuế và tăng trưởng kinh tế ở châu Phi trong giai đoạn từ 2004 đến 2013, các tác
giả đã tiến hành các phân tích thống kê mô tả và kiểm tra gốc đơn vị. Kết quả cho thấy các chỉ số
GDP và thuế đều có phân phối bình thường và ổn định. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã phát hiện
ra rằng doanh thu thuế có mối quan hệ tích cực với GDP và đóng góp vào việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở châu Phi. Tóm lại, nghiên cứu này kết luận rằng doanh thu thuế có mối quan hệ
tích cực quan trọng với GDP.
1.3. Thuế không có tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Cuối cùng, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có sự liên hệ nào giữa thuế và tăng trưởng
kinh tế. Myles (2000) đã nghiên cứu tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế ở Anh trong
khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1998, sử dụng mô hình tăng trưởng ngoại sinh và mô hình
tăng trưởng nội sinh. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế là rất yếu,
và trong thực tế, thuế không có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng. Xing (2012) đã tiến
hành một nghiên cứu tương tự để xem xét mối liên hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế trong 21
quốc gia thuộc OECD trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến 2004. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã đồng thời xem xét tác động của tổng số thuế và các loại thuế khác nhau đến tăng trưởng
kinh tế, nhằm có cái nhìn toàn diện về mối quan hệ này. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thuế
doanh nghiệp và cá nhân không có tác động đáng kể.
Trong nghiên cứu của Ojong, Anthony và Arikpo (2016), đã được thực hiện để khám phá tác
động của doanh thu thuế đối với sự tăng trưởng kinh tế tại Nigeria từ năm 1986 đến 2010. Họ sử
dụng mô hình bình phương nhỏ nhất để tiến hành nghiên cứu này. Kết quả chung của nghiên cứu
dựa trên mô hình bình phương nhỏ nhất cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa doanh thu
thuế thu được từ các công ty và sự tăng trưởng kinh tế.

You might also like