You are on page 1of 5

THỰC TRẠNG

Tác động của chính sách thuế tới phát triển kinh tế( tích cực, tiêu cực)?
(nêu rõ minh chứng, số liệu cụ thể)

Tại một số quốc gia đang phát triển:


*Tích cực:
Tosun và Abizahed (2005) đã sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên nghiên cứu
mối quan hệ giữa chính sách thuế và tăng trưởng kinh tế ở 21 quốc gia thành viên
của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong giai đoạn 1980-1999. Kết
quả chỉ ra rằng, có mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nghiên
cứu tìm thấy tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê của thuế thu nhập cá nhân
(TNCN) và thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đến tăng trưởng kinh tế của nhóm
nước này. Tuy nhiên, mức độ tác động của các loại thuế là khác nhau đến tăng
trưởng kinh tế (tính trên GDP bình quân đầu người).
*Tiêu cực:

Szarowska (2010) nghiên cứu về những thay đổi về thuế và tác động của chúng đối
với tăng trưởng kinh tế ở các nước Liên minh châu Âu (EU) thông qua sử dụng dữ
liệu bảng có điều chỉnh hàng năm của 24 quốc gia thuộc EU trong giai đoạn 1995-
2008 dựa trên tổng thay đổi hạn ngạch thuế đối với tăng trưởng GDP. Kết quả chỉ
ra tác động nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê của thuế đối với tăng trưởng GDP.
Cụ thể, tăng tổng hạn ngạch thuế lên 1% sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP
0,29%, trong khi đó, nếu cắt giảm hạn ngạch thuế 1% sẽ làm tăng GDP thêm
0,43%.

Một nghiên cứu khác của Rudolf (2015) đánh giá tác động của từng loại thuế riêng
lẻ đến tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng ở các
quốc gia thành viên OECD giai đoạn 2000-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
thuế TNDN, TNCN và thuế an sinh xã hội có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế.

Tại một số quốc gia ở châu Á

Ihtsham U.H Padda và Naeem Akram (2009) đã nghiên cứu tác động của thuế suất
đến tăng trưởng kinh tế tại 03 quốc gia Nam Á là Sri Lanka, Ấn Độ và Pakistan.
Với dữ liệu thu thập trong giai đoạn 1973-2008, sử dụng GDP đầu người là thang
đo cho tăng trưởng kinh tế, các tác giả đã chỉ ra rằng, thuế suất chỉ có tác động
ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Taha và cộng sự (2011) chứng minh được quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa
số thu thuế và tốc độ tăng trưởng kinh tế tại quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2009. Bên cạnh đó, mô hình hiệu chỉnh sai số
cũng được nhóm tác giả đưa vào nghiên cứu để ước lượng được mức độ điều chỉnh
của mức thu thuế trong ngắn hạn nhằm đạt được mức thu thuế ổn định trong dài
hạn, tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Mô hình nghiên cứu này cho thấy, mối quan hệ tác động qua lại giữa chính sách
thuế và tăng trưởng kinh tế, vì vậy, phương pháp phân tích nhân quả để kiểm định
mối quan hệ này có thể được áp dụng trong trường hợp của Việt Nam.

Tác động của chính sách thuế đến đời sống xã hội

Rất khó để đánh giá trực tiếp tác động của chính sách thuế đến đời sống xã hội, qua
khảo lược các nghiên cứu trước đây, tác giả đã chia nhóm các yếu tố phản ánh đời
sống xã hội thành 03 tiêu chí: Môi trường, việc làm và tình trạng đói nghèo. Cụ
thể:

Tác động của chính sách thuế đến môi trường:

-Tích cực:

Trong giai đoạn hiện nay, các Chính phủ bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng thuế
bảo vệ môi trường như là một công cụ hữu hiệu để giảm tác hại đến môi trường
thông qua thúc đẩy hành vi của các nhà sản xuất theo hướng tích cực. Wang và
cộng sự (2018) đã đánh giá tác động của thuế năng lượng tới môi trường, sức khỏe
cộng động và kinh tế TP. Thiên Tân. Sử dụng mô hình cân bằng chung, tích hợp
với dữ liệu đầu ra – đầu vào (bảng I-O) và ma trận hạch toán xã hội, kết quả nghiên
cứu cho thấy, thuế năng lượng có tác động tích cực đến GDP, tuy không cao nhưng
lại có tác động lớn môi trường, quy mô sản xuất của những ngành phát thải cao
giảm, vốn và lao động chuyển sang lĩnh vực phát thải và tiêu thụ năng lượng thấp.

-Tiêu cực:

Mặc dù vậy, việc nghiên cứu tác động của các sắc thuế này trong bối cảnh nghiên
cứu tại Việt Nam còn nhiều hạn chế do Luật Thuế bảo vệ môi trường mới được
ban hành lần đầu vào năm 2012, cho tới nay việc áp dụng sắc thuế này vẫn chưa
bao phủ các đối tượng gây ô nhiễm chính, các chuẩn gây ô nhiễm còn thấp so với
các quốc gia khác… Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của các loại thuế môi trường
đối với các vấn đề xã hội hiện chưa thể kiểm chứng.
Tác động của chính sách thuế tới tỷ lệ thất nghiệp

Thực tế, tác động của chính sách thuế tới tỷ lệ thất nghiệp ít khi được đo lường
trực tiếp mà thường thông qua một kênh gián tiếp cụ thể. Zellner và Ngoie (2015)
sử dụng mô hình kinh tế vĩ mô Marshall để dự đoán rằng, việc cắt giảm thuế vĩnh
viễn sẽ giúp tăng trưởng GDP. Theo các tác giả, việc giảm 5% thuế TNCN và
TNDN dẫn đến tăng 3 điểm phần trăm GDP. Lora và Fajardo (2012) sử dụng cách
tiếp cận phân tích hồi quy OLS với dữ liệu bảng để chứng minh tác động của các
sắc thuế quỹ lương, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế TNDN đối với các chỉ số
đại diện cho tình trạng lao động tại 15 quốc gia khu vực châu Mỹ Latinh. Kết quả
chỉ ra rằng, tác động của mỗi loại thuế là khác nhau, cụ thể: Thuế quỹ lương làm
giảm việc làm và tăng chi phí sử dụng lao động; thuế GTGT làm giảm nhu cầu lao
động có tay nghề cao; thuế TNDN lại làm giảm như cầu lao động có trình độ trung
bình và lao động phổ thông.

Seward (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của thuế đối với việc làm và tăng trưởng
kinh tế ở các nước phát triển trong giai đoạn 1965-1995, nghiên cứu sử dụng mô
hình dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy, thuế thu nhập tăng 10% sẽ làm tỷ lệ thất
nghiệp tăng 5,3% và tăng trưởng giảm 2,1%.

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đang được thống kê theo phạm vi toàn quốc, vì
vậy, mô hình hồi quy tuyến tính thích hợp cho mục tiêu nghiên cứu nên là mô hình
sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian.

Tác động của chính sách thuế tới tình trạng đói nghèo

Một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của xã hội là mức độ nghèo
đói, thể hiện thông qua tỷ lệ hộ nghèo. Các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ
giữa chính sách thuế và vấn đề nghèo đói tương đối phổ biến và đa dạng về cách
tiếp cận. Tại các quốc gia phát triển, Moisio và cộng sự (2016) đã sử dụng tỷ lệ hộ
nghèo để đánh giá tác động của thay đổi chính sách thuế tại Phần Lan giai đoạn
1993-2010. Kết quả cho thấy, thay đổi về chính sách thuế có ảnh hưởng đáng kể
đến tỷ lệ đói nghèo ở nước này.

Các mô hình được sử dụng phổ biến để đánh giá tác động của thuế đến phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay gồm:

- Mô hình đầu vào - đầu ra IO: Tuy ưu điểm của mô hình này rất thuận tiện để
phân tích tác động, nhưng lại gặp bất lợi khi đòi hỏi thu thập một lượng dữ liệu lớn
trong thời gian ngắn, kèm với đó là những giả định về các tác nhân trong nền kinh
tế là hoàn hảo, nên khó áp dụng trong trường hợp thực tiễn tại Việt Nam.
- Mô hình cân bằng tổng thể CGE: Trái ngược với mô hình IO, mô hình CGE đòi
hỏi công cụ thuật toán sử dụng phức tạp, áp dụng trong nền kinh tế cạnh tranh tự
do và mở hoàn toàn, tuy nhiên lại thuận lợi khi sử dụng để đánh giá tác động của
một biến cụ thể nào đó lên tất cả các biến còn lại của mô hình.

- Mô hình chuỗi thời gian: Với ưu điểm nhanh và đơn giản, mô hình này được sử
dụng phổ biến để dự báo cho tương lai, tuy nhiên, đòi hỏi phải thu thập một số
lượng dữ liệu lớn trong quá khứ với độ chính xác cao, do vậy, khi áp dụng mô hình
này để phân tích thực tế tại Việt Nam cần sử dụng thêm biến giả để tránh trường
hợp có những nhân tố tác động hoàn toàn mới với chính sách thuế đang được xem
xét.

- Mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL: Mô hình này được chứng minh là phù
hợp với cỡ mẫu nhỏ và chỉ ra được tác động ngắn hạn và dài hạn của biến độc lập
lên biến phụ thuộc, điều này phù hợp khi áp dụng tại Việt Nam.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm các nước cho thấy, cùng với những thách thức nội tại, rõ ràng Việt
Nam cần vận dụng chính sách thuế một cách phù hợp thì mới có thể tạo động lực
thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, vừa phục vụ cho việc thực hiện các
mục tiêu phát triển đất nước. Theo đó, khi đánh giá tác động của chính sách thuế
đến phát triển kinh tế - xã hội cần lưu ý những vấn đề cụ thể sau:

Một là, các tác động khác nhau của chính sách thuế trong ngắn hạn và dài
hạn: Từ kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới, cho thấy, mức độ tác động
của chính sách thuế có sự khác biệt rõ rệt trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt đối
với tăng trưởng kinh tế. Việc giảm thuế suất một số loại thuế cơ bản như thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế tiêu dùng có thể khiến tăng trưởng sản xuất, kích thích
tiêu dùng trong giai đoạn đầu nhưng đến một lúc nào đó, khi số thu ngân sách từ
thuế không được bù bởi nguồn khác, Chính phủ bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu
công. Điều này dẫn đến cơ sở hạ tầng sẽ không được chú trọng đầu tư, dự trữ quốc
gia sụt giảm, tiếp đó, có thể gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy,
khi quyết định điều chỉnh chính sách thuế hay một sắc thuế nhất định, cần phải
đánh giá một cách toàn diện để tìm ra những giải pháp tối ưu.

Hai là, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp: Các mô hình hay phương pháp
nghiên cứu được áp dụng rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau. Mặc dù mô hình
cân bằng tổng thể là mô hình tối ưu nhất được sử dụng để đánh giá tác động của
chính sách thuế. Nhưng khi áp dụng tại Việt Nam thì cần phải tính toán đến yếu tố
kỹ thuật và trình độ của đội ngũ nghiên cứu, cũng như có những điều chỉnh thích
hợp hoặc bổ sung thêm mô hình khác để củng cố kết quả nghiên cứu.

Ba là, dữ liệu nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng: Các nghiên cứu sử
dụng dữ liệu bảng trên phạm vi quốc gia đưa ra quá ít thông tin đáng tin cậy phục
vụ cho việc thực hiện chính sách ở từng quốc gia. Vì vậy, áp dụng mô hình sử
dụng dữ liệu bảng kết hợp từ dữ liệu của các tỉnh, thành qua thời gian sẽ giúp đáp
ứng mục tiêu nghiên cứu tác động của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế -
xã hội tại Việt Nam.

You might also like