You are on page 1of 88

KTTC4 - CHƯƠNG 1

- KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI


CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN, ƯỚC TÍNH KẾ
TOÁN VÀ ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT (VAS
29).

- CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY


KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM (VAS 23).
NỘI DUNG

1 • MỘT SỐ THUẬT NGỮ

2 • THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

2 • THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

3 • SAI SÓT

• CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ


4 KẾ TOÁN NĂM
MỘT SỐ THUẬT NGỮ

Chính sách kế toán


Là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán
cụ thể được DN áp dụng trong việc lập và trình bày
BCTC.
Ước tính kế toán
Là một quá trình xét đoán dựa trên những thông tin
tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm đó.
Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu
Việc bỏ sót hoặc sai sót được coi là trọng yếu nếu
chúng có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh
hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng
BCTC.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ

Điều chỉnh hồi tố


Là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và
trình bày các khoản mục của BCTC như thể các sai sót
của kỳ trước chưa hề xảy ra.
Áp dụng hồi tố
Là việc áp dụng 1 CSKT mới đối với các giao dịch, sự
kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính
sách kế toán.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ

Áp dụng phi hồi tố

- Là áp dụng chính sách kế toán mới đối với


các giao dịch và sự kiện phát sinh kể từ ngày
có sự thay đổi chính sách kế toán;
- Là ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi
ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và tương
lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

 Khái niệm

 Các trường hợp thay đổi CSKT


 Áp dụng hồi tố khi thay đổi CSKT
 Hướng dẫn xử lý khi có sự thay đổi CSKT

 Ảnh hưởng của việc áp dụng hồi tố khi


thay đổi CSKT
 Trình bày BCTC về thay đổi CSKT
KHÁI NIỆM

Thay đổi chính sách kế toán là việc thay


đổi các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp
kế toán cụ thể mà doanh nghiệp đã áp
dụng trong việc lập và trình bày BCTC.
VÍ DỤ

 Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho.


 Thay đổi phương pháp hạch toán chênh lệch
tỷ giá hối đoái.
 Thay đổi phương pháp kế toán chi phí đi vay.
CÁC TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI CSKT

 Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật

hoặc của chuẩn mực kế toán, chính sách và chế độ


kế toán.

 DN tự thay đổi chính sách kế toán của mình

với mục đích làm cho BCTC cung cấp thông tin tin
cậy và thích hợp hơn.
CÁC TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI CSKT

Các TH sau đây có phải là thay đổi chính sách KT?

Áp dụng 1 CSKT cho các giao dịch, sự


kiện có sự khác biệt cơ bản so với
1
các giao dịch, sự kiện đó đã xảy ra
trước đây.

Áp dụng 1 CSKT mới cho các giao


2 dịch, sự kiện chưa phát sinh trước
đó hoặc không trọng yếu.

Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của


3
Nhà nước.
ÁP DỤNG HỒI TỐ KHI THAY ĐỔI CSKT

 Khi DN thay đổi CSKT do áp dụng lần đầu các


quy định của pháp luật hoặc CMKT, chế độ KT:
 Nếu đã có hướng dẫn cụ thể (cho phép hồi
tố hoặc không hồi tố) thì phải thực hiện theo
hướng dẫn đó.
 Nếu không có các hướng dẫn chuyển đổi
cụ thể thì phải áp dụng Phi hồi tố CSKT mới.
 Nếu DN tự nguyện thay đổi CSKT thì phải áp
dụng hồi tố chính sách kế toán mới.
Áp dụng hồi tố

Là việc áp dụng một chính sách kế toán


mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh
trước ngày phải thực hiện các chính sách
kế toán đó.

Quá khứ
Áp dụng phi hồi tố

+ Là áp dụng chính sách kế toán mới đối


với các giao dịch và sự kiện phát sinh kể
từ ngày có sự thay đổi chính sách kế
toán.
+ Là ghi nhận ảnh hưởng của việc thay
đổi ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và
tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.

Hiện tại và
tương lai
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ KHI CÓ SỰ THAY ĐỔI CSKT

- Khi có sự thay đổi CSKT phải áp dụng hồi tố trừ khi


không thể xác định được ảnh hưởng cụ thể của
từng kỳ hoặc ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi.
- Nếu không thể áp dụng hồi tố một CSKT mới do
không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế của tất cả
các kỳ KT trước đó thì DN sẽ áp dụng hồi tố kể từ kỳ
KT sớm nhất mà DN có thể thực hiện được việc áp
dụng hồi tố.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỒI TỐ
KHI THAY ĐỔI CSKT
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG - NĂM N
Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
Chỉ tiêu bị ảnh Số đã ghi nhận Điều chỉnh ảnh
hưởng theo CSKT mới hưởng của năm
Năm
N-1
thay
đổi: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - NGÀY 31/12/N
Năm Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
N
Chỉ tiêu bị ảnh Số đã ghi nhận Điều chỉnh ảnh
hưởng theo CSKT mới hưởng lũy kế
Lợi nhuận sau Số liệu đã tự Điều chỉnh ảnh
thuế chưa PP điều chỉnh hưởng lũy kế
TRÌNH BÀY TRÊN BCTC VỀ THAY ĐỔI CSKT
DN phải trình bày trong Bản TMBCTC những thông tin sau:
 Tên chính sách kế toán;
 Hướng dẫn chuyển đổi chính sách kế toán;
 Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán;
 Mô tả các qui định của hướng dẫn chuyển đổi (nếu có);
 Ảnh hưởng của việc thay đổi CSKT đến các năm trong tương lai;
 Các khoản được điều chỉnh vào năm hiện tại và mỗi năm trước,
như:
- Từng khoản mục trên BCTC bị ảnh hưởng;
- Chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu;
 Khoản điều chỉnh cho các năm trước trình bày trên BCTC;
 Trình bày lý do và mô tả CSKT đó được áp dụng như thế nào và
bắt đầu từ khi nào nếu không thể áp dụng hồi tố đối với một năm
nào đó trong quá khứ, hoặc đối với năm sớm nhất.
BCTC các năm tiếp theo không phải trình bày lại các thông
tin này.
Ví dụ 1:

DN ABC có năm tài chính từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2017.


Đầu năm 2017, DN ABC đã áp dụng phương pháp tính giá hàng
xuất kho là FIFO. Đầu năm 2018, DN ABC thay đổi chính sách kế
toán sang phương pháp BQGQ.
Việc áp dụng hồi tố chính sách kế toán làm cho giá vốn hàng bán
trong năm 2017 tăng lên 14 trđ.
Biết rằng, số liệu trên BCTC của DN ABC năm 2018 như sau:
Ví dụ 1:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG


(Chưa điều chỉnh) Năm 2018
CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2017

1. DTBH và CCDV 100 tr 130 tr


2. GVHB 80 tr 100 tr
3. LNKT trước thuế 20 tr 30 tr
4. Chi phí thuế TNDN hiện hành 4 tr 6 tr
5. LN sau thuế TNDN 16 tr 24 tr
Ví dụ 1:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Chưa điều chỉnh)
Tại ngày 31/12/2018
CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2017

TÀI SẢN
Hàng tồn kho 150 tr 100 tr
….
NGUỒN VỐN
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 15 tr 12 tr
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 500 tr 500 tr
LN chưa phân phối 29 tr 15 tr

Yêu cầu: Xác định ảnh hưởng và điều chỉnh số liệu khi thay đổi
chính sách kế toán. Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.
Hướng giải quyết vấn đề

B1: Phân tích ảnh hưởng của việc thay đổi


CSKT lên báo cáo tài chính của những năm bị
ảnh hưởng.
B2: Điều chỉnh hồi tố những đối tượng kế
toán liên quan bị ảnh hưởng vào sổ sách kế
toán.
B3: Điều chỉnh số liệu so sánh (số đầu năm)
những đối tượng kế toán bị ảnh hưởng trong
BCTC năm hiện hành.
Bài giải
Bước 1:
1. Phân tích các ảnh hưởng trên BCKQHĐ:
+ Năm 2017: thuế suất thuế TNDN 20%
- GVHB tăng 14 trđ:
- LN kế toán trước thuế giảm 14 tr
- CP thuế TNDN hiện hành giảm: 14 x 20% = 2.8 tr
- LN sau thuế TNDN giảm : 14 x 80% = 11.2tr
- + Năm 2018:
- Không bị ảnh hưởng
Bài giải

2. Điều chỉnh số dư trên BCĐKT (Báo cáo tình


hình tài chính)
+ Năm 2017 :
- Tiền: Không thay đổi
- HTK (156) giảm 14 tr
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: (333) giảm
2.8 tr
- Vốn đầu tư chủ sở hữu: Không thay đổi
- LN chưa phân phối giảm 11.2 tr:
Bài giải
2. Điều chỉnh số dư trên BCĐKT (BCTHTC)
+ Năm 2018:
Không bị ảnh hưởng
- Sau khi điều chỉnh hồi tố những đối tượng kế toán liên
quan bị ảnh hưởng vào sổ kế toán thì số cuối năm của
các đối tượng kế toán này đã được điều chỉnh một
cách tự động.
- Vì thế kế toán sẽ không cần điều chỉnh số dư cuối kỳ
của BCĐKT (Báo cáo tình hình tài chính)
Bước 2:
ĐIỀU CHỈNH SỔ SÁCH KẾ TOÁN
 Lý do: Điều chỉnh số dư đầu năm 2018 của các tài
khoản liên quan do áp dụng hồi tố thay đổi chính
sách kế toán từ tính giá hàng xuất kho theo phương
pháp FIFO sang PP BQGQ:
 Điều chỉnh hồi tố:
Giảm số dư đầu năm bên Nợ TK 156 14.000.000

Giảm số dư đầu năm bên Có TK 333 2.800.000

Giảm số dư đầu năm bên Có TK 421 11.200.000


Bước 3: Lập BCTC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG


(Sau điều chỉnh) Năm 2018
CHỈ TIÊU Số cuối năm Số đầu năm
(năm nay) (năm trước)
1. DTBH và CCDV 100 tr 130 tr
2. GVHB 80 tr 114 tr
3. LNKT trước thuế 20 tr 16 tr
4. Chi phí thuế TNDN hiện hành 4 tr 3.2 tr
5. LN sau thuế TNDN 16 tr 12.8 tr
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Sau điều chỉnh)
Tại ngày 31/12/2018
CHỈ TIÊU Số cuối năm Số đầu năm
(năm nay) (năm trước)
TÀI SẢN
Hàng tồn kho 150 tr 86 tr
….
NGUỒN VỐN
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 15 tr 9.2 tr
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 500 tr 500 tr
LN chưa phân phối 29 tr 3.8 tr
Ví dụ 2:

DN ABC có năm tài chính từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2017.


Đầu năm 2017, DN ABC đã áp dụng phương pháp tính giá hàng
xuất kho là FIFO. Đầu năm 2018, DN ABC thay đổi chính sách kế
toán sang phương pháp BQGQ.
Việc áp dụng hồi tố chính sách kế toán làm cho giá vốn hàng bán
trong năm 2017 giảm xuống 20 trđ.
Yêu cầu: Sử dụng số liệu của ví dụ 1 để phân tích ảnh hưởng
của việc thay đổi CSKT, điều chỉnh vào sổ sách kế toán và lập báo
cáo tài chính Năm 2018.
Ví dụ 1:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(Chưa điều chỉnh) Năm 2018
CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2017

1. DTBH và CCDV 100 tr 130 tr


2. GVHB 80 tr 100 tr
3. LNKT trước thuế 20 tr 30 tr
4. Chi phí thuế TNDN hiện hành 4 tr 6 tr
5. LN sau thuế TNDN 16 tr 24 tr
Ví dụ 1:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Chưa điều chỉnh)
Tại ngày 31/12/2018
CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2017

TÀI SẢN
Hàng tồn kho 150 tr 100 tr
….
NGUỒN VỐN
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 15 tr 12 tr
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 500 tr 500 tr
LN chưa phân phối 29 tr 15 tr

Yêu cầu: Xác định ảnh hưởng và điều chỉnh số liệu khi thay đổi
chính sách kế toán. Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.
THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

 Khái niệm

 Ảnh hưởng của việc áp dụng phi hồi tố


khi thay đổi ước tính kế toán
 Phương pháp kế toán các NVKTPS theo
ước tính kế toán mới
KHÁI NIỆM

Thay đổi ước tính kế toán là việc điều chỉnh


giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả hoặc giá
trị tiêu hao định kỳ của tài sản được tạo ra từ
việc đánh giá tình trạng hiện thời và lợi ích
kinh tế trong tương lai cũng như nghĩa vụ liên
quan đến tài sản và nợ phải trả đó.

=> Những thay đổi trong ước tính kế toán


do có các thông tin mới không phải là sửa
chữa các sai sót.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHI HỒI TỐ
KHI THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KT

 Các ước tính kế toán mới được áp dụng cho


các giao dịch và sự kiện phát sinh kể từ ngày
có sự thay đổi và ghi nhận ảnh hưởng của
việc thay đổi này vào BCKQHĐKD của kỳ
hiện tại và tương lai.
 Thay đổi ước tính kế toán thường làm tăng
hoặc giảm lợi nhuận của kỳ kế toán.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHI HỒI TỐ
KHI THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KT

Ảnh hưởng đến Ảnh hưởng đến


BCKQHĐKD Bảng CĐKT

Chỉ ảnh hưởng đến Điều chỉnh giá trị


năm hiện tại ghi sổ của TS,
(VD: thay đổi DP NPT, các KM của
phải thu khó đòi) VCSH
(VD: thay đổi ước
tính % SPDD cho
Ảnh hưởng cả năm năm nay => chỉ
hiện tại và tương ảnh hưởng đến giá
lai trị ghi sổ của TS
(VD: thay đổi thời năm nay)
gian sd của TSCĐ
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHI HỒI TỐ
KHI THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - NĂM N


Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
Chỉ tiêu bị ảnh Số đã ghi nhận Không điều
hưởng theo ước tính kế chỉnh thay đổi
Năm toán mới ƯTKT
thay

đổi:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - NGÀY 31/12/N
Năm
N Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
Chỉ tiêu bị ảnh Số đã ghi nhận Không điều
hưởng theo ƯTKT mới chỉnh thay đổi
ƯTKT

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KTPS
THEO ƯỚC TÍNH KT MỚI

- Khi thay đổi trong năm hiện tại thì kế toán như các
nghiệp vụ KTPS mới trong năm theo ước tính KT mới.
- TH sự thay đổi ước tính kế toán ảnh hưởng đến lợi
nhuận hoặc lỗ thuần:
+ Tăng lợi nhuận:
Nợ TK liên quan
Có TK loại 5, 7, 6, 8
+ Giảm lợi nhuận
Nợ TK loại 5, 7, 6, 8
Có TK liên quan
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KTPS
THEO ƯỚC TÍNH KT MỚI

- TH sự thay đổi ước tính kế toán làm thay


đổi giá trị ghi sổ của TS, NPT, VCSH:
+ Tăng TS:
Nợ TK loại 1, 2
Có TK liên quan
+ Tăng NPT, VCSH
Nợ TK liên quan
Có TK loại 3, 4
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KTPS
THEO ƯỚC TÍNH KT MỚI

- TH sự thay đổi ước tính kế toán làm thay đổi giá


trị ghi sổ của TS, NPT, VCSH:
a. Tăng TS:
Nợ TK loại 1, 2
Có TK liên quan
=> Giảm TS: Ghi ngược lại
b. Tăng NPT, VCSH
Nợ TK liên quan
Có TK loại 3, 4
=> Giảm NPT, VCSH: Ghi ngược lại
SAI SÓT

 Khái niệm
 Phân loại
 Kế toán ảnh hưởng của việc
điều chỉnh sai sót
KHÁI NIỆM

Sai sót là những lỗi vô tình hoặc cố ý do


kế toán gây ra trong quá trình ghi nhận,
xác định giá trị, trình bày hoặc thuyết minh
các khoản mục trên BCTC.
PHÂN LOẠI

a. Tính toán sai

b. Áp dụng sai chính sách kế toán TRỌNG YẾU

c. Bỏ quên không ghi nhận NVKTPS


KHÔNG
d. Hiểu hoặc diễn giải sai các sự việc TRỌNG YẾU

e. Gian lận
PHÂN LOẠI

Chỉ ảnh hưởng


đến BCĐKT

Chỉ ảnh hưởng


Sai sót đến
BCKQHĐKD
Ảnh hưởng
đến cả 2 BC
trên
Thời điểm phát hiện sai sót:

1. Sai sót phát hiện ngay trong kỳ kế


toán: Xử lý điều chỉnh phi hồi tố, dùng các
phương pháp sửa sổ để điều chỉnh lại các
bút toán.
2. Sai sót phát hiện sau khi kết thúc
năm nhưng chưa phát hành BCTC: Xử lý
điều chỉnh phi hồi tố, dùng các phương pháp
sửa sổ để điều chỉnh lại các bút toán. Đồng
thời thực hiện các bút toán kết chuyển nếu
sai sót đó liên quan đến doanh thu, chi phí,
xác định KQKD.
Thời điểm phát hiện sai sót:

3. Sai sót phát hiện sau khi kết thúc và


đã phát hành BCTC:
Trong trường hợp này sẽ xem xét đến
nguyên tắc trọng yếu cho sai sót xảy ra:
3.1 Sai sót không trọng yếu: Xử lý điều chỉnh
phi hồi tố, dùng các phương pháp sửa sổ để
điều chỉnh lại các bút toán.
Thời điểm phát hiện sai sót:

3.2 Sai sót trọng yếu: Xử lý điều chỉnh hồi


tố,
Điều chỉnh số dư đầu kỳ của các đối tượng kế
toán liên quan. Nếu sai sót liên quan đến doanh
thu và chi phí thì sẽ điều chỉnh theo hướng năm
trước đã kết chuyển DT, CP vào TK911, TK911
một phần được tính vào thuế TNDN (TK3334)
và phần còn lại đi vào LNSTCPP (TK421) của
doanh nghiệp. Vì thế kế toán sẽ điều chỉnh số
dư đầu kỳ của TK333 và TK421 trong sổ sách
kế toán cũng như số đầu năm của BCTC năm
hiện tại, đồng thời trình bày thông tin trong
thuyết minh của năm hiện tại.
KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT
(1) Sai sót trọng yếu hoặc không trọng yếu
của năm hiện tại
Sai sót của năm hiện tại hoặc của năm trước
nhưng BCTC của năm trước chưa công bố thì
phải điều chỉnh số liệu trước khi công bố BCTC.
=> Sử dụng 1 trong 3 phương pháp chữa
sổ:
- PP cải chính (gạch ngang do sai diễn giải)
- PP ghi số âm (hủy do sai TK or số tiền sai>)
- PP ghi bổ sung (Số tiền sai<)
Ví dụ 3:
Công ty TNHH Bạch Mã tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ. Ngày 25/10/N, Công ty xuất một lô hàng gửi đi bán, trị
giá xuất kho là 250.000.000 đồng, trị giá bán chưa thuế GTGT
là 320.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Biết thuế suất thuế thu
nhâp doanh nghiệp 20%. Kế toán ghi nhận:
- Giá vốn hàng bán
Nợ TK632 250.000.000
Có TK156 250.000.000
- Doanh thu hàng bán
Nợ TK131 352.000.000
Có TK511 320.000.000
Có TK3331 32.000.000
Yêu cầu: - Kế toán đã hạch toán đúng hay sai?
- Kế toán sẽ phải điều chỉnh như thế nào biết rằng ngày phát
hiện sai sót là ngày 31/12/N.
Giải Ví dụ 3:
- Kế toán đã ghi nhận sai vì hàng mới gửi đi bán
chứ chưa bán được, chưa đủ điều kiện để ghi
nhận doanh thu.
- Vì sai sót và thời điểm phát hiện sai sót cùng
năm tài chính nên kế toán sẽ điều chỉnh phi hồi tố
cho bút toán sai sót này.
- Kế toán sẽ sử dụng phương pháp sửa sổ phù hợp
để điều chỉnh sổ sách kế toán.
Giải Ví dụ 3:
- Trong trường hợp này kế toán nên sử dụng PP bút
toán âm để cancel bút toán sai:

- Giá vốn hàng bán


Nợ TK632: (250.000.000)
Có TK156: (250.000.000)
- Doanh thu hàng bán
Nợ TK131: (352.000.000)
Có TK511: (320.000.000)
Có TK3331: (32.000.000)
Sau đó ghi nhận lại bút toán đúng:
Nợ TK157: 250.000.000
Có TK156: 250.000.000
KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT

(2) Sai sót không trọng yếu


Sai sót không trọng yếu của các năm trước được
phát hiện sau khi BCTC đã công bố => điều chỉnh
phi hồi tố vào sổ kế toán và BCTC năm hiện tại.
Chú ý:
DN không được điều chỉnh vào cột “Năm nay” trên
BCKQHĐKD năm hiện tại khi điều chỉnh ảnh hưởng
do sai sót trọng yếu trong các năm trước mà chỉ
được thực hiện bằng cách trình bày lại số liệu
trên cột thông tin so sánh của BCKQHĐKD năm
hiện tại.
Ví dụ 4:
Công ty TNHH Bạch Mã tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ. Ngày 25/10/N, Công ty xuất một lô hàng gửi đi bán,
chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT là 2.000.000 đồng, thuế
GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt. Biết thuế suất thuế thu
nhâp doanh nghiệp 20%. Kế toán ghi nhận chi phí vận
chuyển:

Nợ TK157: 2.000.000


Nợ TK133: 200.000
Có TK111 2.200.000
Yêu cầu:
- Kế toán đã hạch toán đúng hay sai?
- Kế toán sẽ phải điều chỉnh như thế nào biết rằng ngày
phát hiện sai sót là ngày 31/6/N+1.
Giải Ví dụ 4:
- Kế toán đã ghi nhận sai vì chi phí gửi hàng đi bán
phục vụ cho việc bán hang và được ghi nhận vào
TK 641.
- Vì sai sót và thời điểm phát hiện sai sót không
cùng năm tài chính và BCTC của năm N cũng đã
được phát hành nhưng vì xét thấy đây là sai sót
không trọng yếu nên kế toán sẽ điều chỉnh phi hồi
tố cho bút toán sai sót này.
- Kế toán sẽ sử dụng phương pháp sửa sổ phù hợp
để điều chỉnh sổ sách kế toán.
KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT

(3) Sai sót trọng yếu PS trong năm lấy số liệu


so sánh (năm trước liền kề năm hiện tại)
- Nếu làm sai lệch KQKD => điều chỉnh BCKQKD
năm hiện tại cột thông tin so sánh và SD đầu năm
của khoản mục “LNCPP” trên BCĐKT năm hiện tại.
- Nếu làm sai lệch tình hình biến động TS, NPT, DN
=> điều chỉnh cột thông tin so sánh trên BCĐKT
năm hiện tại và số dư đầu năm các khoản mục TS
và NPT trên sổ KT năm hiện tại.
KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT

(4) Sai sót trọng yếu phát sinh trong các năm
trước năm lấy số liệu so sánh
- Nếu ảnh làm sai lệch KQKD => điều chỉnh cột
thông tin so sánh trên BCKQKD các năm chịu ảnh
hưởng và SD đầu năm của khoản mục “LNCPP”
trên BCĐKT năm hiện tại.
- Nếu làm sai lệch tình hình biến động TS, NPT =>
điều chỉnh cột thông tin so sánh trên BCĐKT các
năm bị ảnh hưởng, năm hiện tại và số dư đầu năm
các khoản mục TS, NPT trên sổ KT năm hiện tại.
KẾ TOÁN ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT
N-2 N-1 N
Năm xảy ra Năm phát
sai sót hiện sai sót

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - NĂM N


Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
Điều chỉnh khoản
mục liên quan

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - NGÀY 31/12/N


Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm
Điều chỉnh khoản
mục liên quan
KẾ TOÁN ĐIỀU CHỈNH SAI SÓT
N-2 N-1 N
Năm xảy ra Năm phát
sai sót hiện sai sót

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


NĂM: N-1 & N
Chỉ tiêu Năm nay Năm trước
Điều chỉnh khoản
mục liên quan
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
NĂM N-1 & N
Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm
Điều chỉnh khoản
mục liên quan
Ví dụ 5:
Công ty TNHH Bạch Mã tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ. Ngày 25/10/N, Công ty xuất bán lô hang có trị giá xuất kho là
250.000.000 đồng, trị giá bán chưa thuế GTGT là 320.000.000
đồng, thuế GTGT 10%. Biết thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 20%. Kế toán ghi nhận:
- Doanh thu hàng bán
Nợ TK131 352.000.000
Có TK511 320.000.000
Có TK3331 32.000.000
- Kế toán đã quên ghi nhận giá vốn.

Đến ngày 30/6/N+1 khi báo cáo tài chính năm N đã được phat
hành, kế toán phát hiện ra sai sót này và xác định đây là sai sót
trọng yếu.
Yêu cầu: Phân tích ảnh hưởng của sai sót lên BCTC năm N và
điều chỉnh sổ sách kế toán năm N+1. Sau đó lập BCTC năm N+1.
Ví dụ 5:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(Chưa điều chỉnh) Năm N+1
CHỈ TIÊU Năm N+1 Năm N

1. DTBH và CCDV 1.500 tr 1.600 tr


2. GVHB 1.000 tr 900 tr
3. LNKT trước thuế 500 tr 700 tr
4. Chi phí thuế TNDN hiện hành 100 tr 140 tr
5. LN sau thuế TNDN 400 tr 560 tr
Ví dụ 5:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Chưa điều chỉnh)


Tại ngày 31/12/N
CHỈ TIÊU Năm N+1 Năm N

TÀI SẢN
Hàng tồn kho 650 tr 850 tr
….
NGUỒN VỐN
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 150 tr 170 tr
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000 tr 2.000 tr
LN chưa phân phối 800 tr 600 tr
Giải ví dụ 5
Bước 1: Phân tích ảnh hưởng của sự sai sót lên
BCKQHĐ của năm N:
Kế toán bỏ sót bút toán ghi nhận giá vốn, như vậy giá vốn
trên BCKQHĐ năm N bị giảm so với thực tế là 250 tr, sai
sót này đã làm cho các chỉ tiêu trên BCKQHĐ năm N bị:
 GVHB bị giảm: 250 trđ:
 LN kế toán trước thuế bị tăng: 250 trđ
 CP thuế TNDN h.hành bị tăng: 250 x 20% = 50 tr
 LN sau thuế TNDN bị tăng : 250 x 80% = 200tr
Giải ví dụ 5
Bước 1: Phân tích ảnh hưởng của sự sai sót lên
BCTHTC của năm N:
Hàng hóa đã được bán trong năm N nhưng vẫn chưa
được ghi nhận nên chỉ tiêu HTK trên BCTHTC năm N bị
tăng so với thực tế là 250 tr, sai sót này đã làm cho các chỉ
tiêu trên BCTHTC tại ngày 31/12/N bị:
 HTK bị tăng: 250 trđ:
 Thuế và CKPN NN bị tăng: 250 x 20% = 50 tr
 LN chưa PP bị tăng : 250 x 80% = 200tr
Giải ví dụ 5

Bước 2: Điều chỉnh hồi tố vào sổ sách kế toán năm


phát hiện sai sót:
Lý do điều chỉnh:
Điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót nghiệp vụ bán hàng
ngày 25/10/N bị ghi thiếu bút toán ghi nhận giá vốn, chứng
từ số…..
Giải ví dụ 5
Bước 2: Điều chỉnh hồi tố vào sổ sách kế toán năm
phát hiện sai sót:
Lưu ý: Vì sai sót ảnh hưởng đến các đối tượng kế toán
như đã phân tích nên bây giờ kế toán sẽ điều chỉnh hồi tố
như thể các sai sót chưa hề xảy ra (điều chỉnh số liệu
ngược lại với số đã phân tích)
Điều chỉnh:
Giảm số dư đầu kỳ bên Có TK421: 200
Giảm số dư đầu kỳ bên Có TK333: 50
Giải ví dụ 5

Bước 3: Lập BCTC sau điều chỉnh năm hiện hành:


Giải ví dụ 5
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(Sau điều chỉnh) Năm N+1
CHỈ TIÊU Năm N+1 Năm N

1. DTBH và CCDV 1.500 tr 1.600 tr


2. GVHB 1.000 tr 1.150 tr
3. LNKT trước thuế 500 tr 450 tr
4. Chi phí thuế TNDN hiện hành 100 tr 90 tr
5. LN sau thuế TNDN 400 tr 360 tr
Giải ví dụ 5
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (Sau điều chỉnh)
Tại ngày 31/12/N
CHỈ TIÊU Năm N+1 Năm N

TÀI SẢN
Hàng tồn kho 650 tr 600tr
….
NGUỒN VỐN
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 150 tr 120 tr
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000 tr 2.000 tr
LN chưa phân phối 800 tr 400 tr
Giải ví dụ 5
Trình bày thông tin trong
Thuyết minh BCTC năm N+1

 Một số chỉ tiêu ở cột Số đầu năm N+1


được điều chỉnh do có một lô hàng hóa trị
giá 250.000.000đ đã bán trong năm N
nhưng vẫn chưa được ghi nhận nên vẫn
được trình bày trong chỉ tiêu hàng tồn
kho tại thời điểm 31/12/N.
 Báo cáo tài chính trong năm N được điều
chỉnh như sau:
TMBCTC năm N+1
Khoản mục báo cáo Ảnh hưởng của sai sót đến
Kết quả hoạt động năm N
+ Giá vốn hàng bán tăng 250.000.000
+ LN kế toán trước thuế 250.000.000
giảm
+ Chi phí thuế TNDN giảm 50.000.000
+ Lợi nhuận chưa phân 200.000.000
phối giảm
  Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/N
+ Hàng tồn kho giảm 250.000.000
+ Thuế và CKPN NN giảm 50.000.000
+ Lợi nhuận chưa phân 200.000.000
phối giảm
Ví dụ 6
1.DN bán một thiết bị trả góp với tổng số tiền trả góp (chưa bao
gồm 10% thuế GTGT theo pp khấu trừ) là 500 trđ, giá bán thu
tiền ngay (chưa bao gồm 10% thuế GTGT theo pp khấu trừ) là
380 trđ. Việc bán được thực hiện vào ngày 31/12/N. Số tiền này
được thanh toán trong vòng 5 năm kể từ ngày mua hàng. Do
bất cẩn và chưa nắm rõ về quy định, kế toán hạch toán nghiệp
vụ trên như sau:
Nợ 131: 538 tr
Có 511: 480 tr (do ghi nhầm)
Có 3331: 38 tr
Có 515: 20 tr
(đồng thời ghi nhận giá vốn của thiết bị trên là 300 trđ).
Yêu cầu: Hãy phân tích sự ảnh hưởng của sai sót lên BCTC năm
N, điều chỉnh vào sổ sách kế toán năm phát hiện sai sót. Biết
đây là sai sót trọng yếu phát hiện vào năm N+1 khi BCTC năm
N đã được phát hành và thuế suất thuế TNDN là 20%)
Bài giải
Bước 1: Phân tích ảnh hưởng của sự sai sót lên
BCKQHĐ của năm N:
- Dthu BH và CCDV bị tăng: 100tr (480 – 380)
- LN gộp về BH và CCDV bị tăng: 100tr
- Dthu HĐTC bị tăng: 20tr
- LN thuần từ HĐKD bị tăng: 120tr
- Tổng LNKT trước thuế bị tăng: 120tr
- CP thuế TNDN hiện hành bị tăng: 24tr (120 x 20%)
- LN sau thuế chưa phân phối bị tăng: 96tr
Bài giải

Bước 1: Phân tích ảnh hưởng của sự sai sót lên


BCTHTC của năm N:
- Thuế và CKPN NN bị tăng: 24tr
- Doanh thu chưa thực hiện bị giảm: 120tr
- LN sau thuế chưa PP bị tăng: 96tr
Bài giải

Bước 2: Điều chỉnh hồi tố vào sổ sách kế toán năm


phát hiện sai sót:
Lý do điều chỉnh:
Điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót nghiệp vụ bán hàng
trả góp ngày 31/12/N, chứng từ số…..
Điều chỉnh:
Giảm số dư đầu kỳ bên Có TK421: 80% (100+20)
Giảm số dư đầu kỳ bên Có TK333: 20% (100+20)
Tăng số dư đầu kỳ bên Có TK3387: 120
Bài giải
Bước 3: Lập BCTC sau điều chỉnh năm hiện hành:
a. BCKQHĐ: Số Năm N:
- DT bán hàng và CCDV giảm: 480 tr – 380 tr = 100 tr
- LN gộp về BH và CCDV giảm = 100 tr
- DT từ hoạt động tài chính giảm = 20 tr
- LN thuần từ HĐKD giảm = 120 tr
- Tổng LN trước thuế giảm = 120 tr
- CP thuế TNDN giảm: 120 tr x 20% = 24 tr
- LN sau thuế giảm = 96 tr
Bài giải

b. BCĐKT: điều chỉnh số năm N:


- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm = 24 tr
- Doanh thu chưa thực hiện tăng = 120 tr
- LN chưa phân phối giảm = 96 tr
CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH
SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM
(VAS 23)
Sự kiện PS sau ngày kết thúc kỳ KT năm:
- Sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến BCTC.
- Đã PS trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc
kỳ KT năm đến trước ngày phát hành BCTC
- Bao gồm:
 Các sự kiện CẦN điều chỉnh BCTC

 Các sự kiện KHÔNG cần điều chỉnh BCTC


CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH
SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM
CẦN ĐIỀU CHỈNH
Là những sự kiện cung cấp bằng chứng bổ
sung về các sự việc tồn tại vào ngày kết thúc kỳ
KT năm cần điều chỉnh BCTC và sổ KT như:
 Điều chỉnh khoản dự phòng đã lập

 Ghi nhận dự phòng mới

 Ghi nhận các bút toán điều chỉnh về xác định


nghĩa vụ
 Điều chỉnh các gian lận và sai sót trong BCTC
được phát hiện trước ngày phát hành BCTC
 Thực tế khác với giả định hoạt động liên tục
CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH
SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM
KHÔNG CẦN ĐIỀU CHỈNH

Là những sự kiện KHÔNG ảnh hưởng đến tình trạng


Tài sản và Nguồn vốn trên BCĐKT => Không cần
điều chỉnh sổ KT và BCTC. Nếu là sự kiện trong yếu
thì phải trình bày trong TMBCTC như:
 Công bố kế hoạch ngừng hoạt động

 Nhà xưởng bị phá hủy do thiên tai

 Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn


CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH
SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM

Chú ý:
(1) Đối với cổ tức
- Nếu cổ tức được công bố trong kỳ BCTC thì phản
ánh là 1 khoản nợ phải trả trên BCĐKT.
- Nếu công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm và
trước ngày phát hành BCTC thì không được công
nhận là 1 khoản nợ phải trả trên BCĐKT nhưng
được trình bày trong TM BCTC theo quy định của
VAS 21.
CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH
SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN NĂM

Chú ý:
(2) Hoạt động liên tục
DN không được lập BCTC trên cơ sở nguyên tắc
hoạt động liên tục nếu sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm Ban giám đốc xác nhận có dự kiến giải
thể DN, ngừng SX, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt
động hoặc phá sản DN.
Khi đó, DN phải thay đổi căn bản cơ sở kế toán để
lập BCTC, chẳng hạn lập trên cơ sở giá thị trường.
Sự thay đổi đó phải thuyết minh trên BCTC.
Ví dụ 1

 Kết luận của toà án sau ngày kết thúc kỳ


kế toán năm trước ngày phát hành BCTC
xác nhận doanh nghiệp sản xuất ô tô B có
nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế
toán năm dự kiến sẽ phải thanh toán chi
phí bảo hành sản phẩm cao hơn số dự
phòng chi phí bảo hành đã lập (số dự
phòng chi phí bảo hành đã lập là
300.000.000 đồng; số dự phòng chi phí
bảo hành cần lập 350.000.000 đồng) .
www.themegallery.com

 Dự phòng cần trích lập năm nay > DP đã TL


năm trước: TL bổ sung
 Dự phòng cần trích lập năm Nnay < DP đã TL
năm trước: Hoàn nhập DP
Nợ 821
Có 3334
Kết chuyển:
Nợ 911
Có 821
Nợ 3334
Có 821
Kết chuyển:
Nợ 821 Company Logo
Bài giải
 a. Căn cứ vào khoản dự phòng bảo hành sản
phẩm cần phải lập thêm, ghi:
Nợ TK 641 50.000.000
Có TK 352 50.000.000
 b. Kết chuyển tăng CPBH vào TK911
Nợ TK 911 50.000.000
Có TK 641 50.000.000
 c. Điều chỉnh giảm Thuế TNDN phải nộp (nếu có)
và điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDN hiện hành
(giả sử thuế suất thuế TNDN là 20%), ghi:
Nợ TK 3334: 10.000.000 (50.000.000 x 20%)
Có TK 8211: 10.000.000
Bài giải

 Đồng thời kết chuyển giảm chi phí thuế


TNDN hiện hành (Nếu đã thực hiện bút toán
kết chuyển cuối kỳ), ghi:
Nợ TK 8211 10.000.000
Có TK 911 10.000.000
 d. Điều chỉnh giảm lợi nhuận chưa phân
phối (Nếu đã thực hiện bút toán kết chuyển
cuối kỳ), ghi:
Nợ TK 421 40.000.000
Có TK 911 40.000.000
Ví dụ 2
 Tình hình mặt hàng A của công ty CP SX -
TM Tài Tài như sau:
 Tồn kho đến cuối ngày 31/12/20X6 là
10.000 SP với giá gốc là 60.000 đồng/SP.
 Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá cho
hàng này là:
10.000 SP x (60.000 – 58.000) đồng/SP =
20.000.000 đồng.
 Trong thời gian kể từ ngày 31/12/20X6 đến
trước ngày phát hành BCTC, công ty có bán
ra 3.000 SP với giá 55.000 đồng/SP.
www.themegallery.com

Giá gốc > Giá trị thuần có thể thực hiện


được: lập dự phòng giảm giá HTK
Nợ 632
Có 2294

Company Logo
Bài giải
 Công ty bán ra 3.000 SP với giá 55.000 đồng/SP.
Như vậy có bằng chứng là giá trị thuần có thể thực
hiện được của mặt hàng A chỉ là 55.000 đồng/SP,
thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được dự
kiến (58.000 đồng/SP) và chênh lệch giảm với giá
gốc là 5.000 đồng/SP (= 60.000 đồng – 55.000
đồng).
 Công ty phải tính lại giá trị giảm theo giá trị thuần
có thể thực hiện được của mặt hàng A mới phát
sinh như sau:
 10.000 SP x (60.000 – 55.000) đ/SP = 50.000.000
 Xác định chênh lệch so với giá trị giảm đã tính,
trích lập dự phòng giảm giá thêm:
 50.000.000 – 20.000.000 = 30.000.000 đồng
Bài giải
 Công ty Tài Tài có thể điều chỉnh sổ kế toán:
- Nợ TK 632 30.000.000
Có TK 2294 30.000.000
- Nợ TK 911 30.000.000
Có TK 632 : 30.000.000
 Điều chỉnh giảm Thuế TNDN phải nộp (nếu
có)
Nợ TK 3334 6.000.000 (30.000.000 x 20%)
Có TK 8211 6.000.000
Bài giải
 Đồng thời kết chuyển giảm chi phí thuế
TNDN hiện hành sang TK 911 (nếu đã thực
hiện bút toán kết chuyển cuối kỳ), ghi:
Nợ TK 8211 6.000.000
Có TK 911 6.000.000
 (4) Điều chỉnh giảm lợi nhuận chưa phân
phối (nếu đã thực hiện bút toán kết chuyển
cuối kỳ), ghi:
Nợ TK 4212 24.000.000
Có TK 911 24.000.000
www.themegallery.com

LOGO

You might also like