You are on page 1of 6

Các mục tiêu của chính sách tiền tệ

1. Ổn định giá cả:


- Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và là mục
tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ. Các NHTW thường lượng hoá mục
tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội.

- Làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế
vĩ mô.

- Lạm phát cao hay thiểu phát liên tục là rất tốn kém cho xã hội, thậm
chí ngay cả trong trường hợp nền kinh tế phát triển khả quan nhất. Sự
biến động liên tục của các tỷ lệ lạm phát dự tính làm méo mó, sai lệch
thông tin và do đó làm cho
các quyết định kinh tế trở
nên không đáng tin cậy và
không có hiệu quả.

- Do những biện pháp về


chính sách tiền tệ tác động
đến nền kinh tế có tính chất
trung và dài hạn, hơn nữa
khó có thể dự đoán chính
xác kết quả sẽ xảy ra vào
thời điểm nào trong tương lai, vì vậy sẽ là không khả thi đối với NHTW
trong việc theo đuổi để kiểm soát giá cả trong ngắn hạn.

2. Ổn định tỉ giá hối đoái:


- Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là
tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này
sẽ được trao đổi cho một đồng
tiền khác.

- Chính sách tiền tệ giúp ngăn


ngừa những dao động bất thường
của tỉ giá hối đoái đồng thời khiến
các hoạt động kinh tế đa quốc gia
hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về khối lượng và giá trị.

- Những biến động bất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các
doanh nghiệp và cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch
kinh doanh. Do đó ổn định lãi suất cũng là một mục tiêu quan trọng mà
các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

3. Ổn định lãi suất:


- Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh
tế do nó ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ
gia đình.

- Những biến động


bất thường trong
lãi suất sẽ gây khó
khăn cho các doanh
nghiệp và cá nhân
trong việc dự tính
chi tiêu hay lập kế
hoạch kinh doanh.
Do đó ổn định lãi
suất cũng là một mục tiêu quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm
góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

4. Ổn định thị trường tài chính:


- Thị trường tài chính được
xem là nơi tạo ra nguồn
vốn cho phát triển kinh tế.
Nó góp phần quan trọng
trong việc điều hoà vốn từ
nơi thừa đến nơi thiếu vốn,
giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn trong nền kinh
tế. NHTW với khả năng tác
động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định
cho thị trường tài chính.

4.1 Tăng trưởng kinh tế:


- Do chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã
hội nên có thể sử dụng nó
làm đòn bẩy kích thích
tăng trưởng kinh tế.

- Chính sách tiền tệ phải


đảm bảo sự gia tăng của
GDP thực tế (tỷ lệ tăng
trường trừ tỉ lệ tăng giá
cùng thời kì)

- Chất lượng của mục tiêu này biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và
khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước tăng lên.
- Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là
nền tảng cho mọi sự ổn định, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước,
cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị trí của
nền kinh tế trên thị trường quốc tế.

4.3 Giảm tỉ lệ thất nghiệp:


- Tạo công ăn việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh
tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ. Công ăn việc làm đầy đủ có ý
nghĩa quan trọng bởi ba lý do:

+Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh
vượng xã hội vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực
xã hội.

+Thất nghiệp gây nên tình trạng stress cho mỗi cá nhân và gia đình của
họ và là mầm mống của các tệ nạn xã hội. học kế toán thực hành ở đâu

+Các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi
tiêu ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.

- Đảm bảo công ăn việc làm


đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ
thất nghiệp bằng 0 mà ở mức
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên được
cấu thành từ tỷ lệ thất nghiệp
tạm thời (những người đang
tìm kiếm công việc thích hợp)
và tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu (thất nghiệp bởi sự không phù hợp giữa nhu
cầu về lao động và cung của lao động). Mỗi quốc gia cần xác định được
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên một cách chính xác để đạt được mục tiêu
này.

4.2 Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
- Các mục tiêu của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và
hỗ trợ cho nhau. Trong một số trường hợp, vẫn có những mục tiêu mâu
thuẫn với nhau khiến cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có
những hy sinh nhất định về mục tiêu kia.

Thứ nhất, để giảm tỷ lệ lạm


phát, cần phải thực hiện một
chính sách tiền tệ thắt chặt.
Dưới tác động của chính sách
này, lãi suất thị trường tăng
lên làm giảm các nhân tố cấu
thành tổng cầu và do đó làm
giảm tổng cầu của nền kinh
tế. Thất nghiệp vì thế có xu
hướng tăng lên. Ngược lại,
việc duy trì một tỷ lệ thất
nghiệp thấp hơn thường kéo theo một chính sách tiền tệ mở rộng và sự
tăng giá.

Thứ hai, mục tiêu tạo công ăn việc làm (hay giảm tỷ lệ thất nghiệp) mâu
thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả còn thể hiện thông qua sự phản ứng
của NHTW đối với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế,
cung ứng tiền tăng đưa đến kết quả là giá cả tăng lên.

Thứ ba, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều
chỉnh tỷ giá. Bằng việc hạ giá đồng nội tệ, các ngành kinh doanh hướng
về xuất khẩu có khả năng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp
nhưng lại kèm theo sự tăng lên của mức giá chung.

- Hình dạng đường cong Philip trong ngắn hạn chỉ rõ sự mâu thuẫn giữa
mục tiêu ổn định giá cả với mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp.Tuy nhiên,
đường cong Philip trở nên thẳng đứng trong dài hạn ngụ ý rằng sẽ
không có mâu thuẫn giữa các mục
tiêu nói trên xét về dài hạn. Như
vậy, mối quan hệ giữa mục tiêu
giảm tỷ lệ thất nghiệp với mục tiêu
ổn định giá cả tương đối phức tạp,
chúng mâu thuẫn nhau trong ngắn
hạn nhưng lại bổ sung nhau trong
dài hạn.

Như vậy trong ngắn hạn, NHTW


không thể đạt được tất cả các mục
tiêu trên. Phần lớn NHTW các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ
yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ, nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ
phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục tình trạng thất
nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với
sản lượng.

You might also like