You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

……………….***……………….

BÁO CÁO NHÓM


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LÃI SUẤT


TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 –
2020

Môn học : Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh
Mã môn học : KTE206 (GD1-HK1-2223).7
Nhóm : 1
Giảng viên : Nguyễn Thị Bình

Hà Nội - tháng 10/2022


BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA

HỌ TÊN MSV MỨC ĐỘ THAM GIA

Phạm Thành Long 2114110183 100%

Trương Bích Liên 2114110158 100%

Nguyễn Khánh Huy 2111113090 100%

Phạm Trần Thảo Ngọc 2114410137 100%

Trần Minh Quân 2114210100 100%

Nông Thị Kim Linh 2114410102 100%


1. Đề tài nghiên cứu: CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN LÃI SUẤT
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
2. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của nghiên cứu)
    Trái phiếu Chính phủ (TPCP) là chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong
nhóm  chứng khoán có thu nhập cố định ở hầu hết tất cả các quốc gia.
TPCP thường được đảm bảo dựa trên triển vọng kinh tế và mức độ tín
nhiệm của Chính phủ các nước, không phải bằng nguồn lực tài chính hay
tài sản vật chất. TPCP đã sớm xuất hiện tại Việt Nam nhằm đáp ứng mục
tiêu trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách Nhà nước và thị
trường chuẩn cho thị trường tài chính. Nhưng thực tế lại cho thấy thị
trường TPCP vẫn chưa thực sự phát triển mạnh. Những bước tiến mạnh
mẽ chỉ xuất hiện khi chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO).
    Dù tại thị trường Việt Nam, quy mô tổng thể của thị trường vẫn còn
khá khiêm tốn so với các quốc gia khác tuy nhiên cũng đã tăng trưởng
mạnh mẽ trong những năm gần đây. Chúng ta cần tiếp tục cải thiện để có
thể mở rộng hơn nữa quy mô tổng thể của thị trường TPCP ở nước ta. Sự
phát triển của thị trường đã tạo nên sự tái cơ cấu cơ sở nhà đầu tư trên thị
trường trái phiếu bằng việc phát hành TPCP dài hạn từ 10 năm trở lên cho
các công ty bảo hiểm. Sự phát triển này đã thúc đẩy sự phát triển bền
vững, ổn định của thị trường đồng thời phản ánh chính xác chi phí cơ hội
đầu tư ở mỗi kỳ đáo hạn khác nhau. Thị trường TPCP còn là nơi xây dựng
nên cấu trúc của kỳ hạn lãi suất chuẩn. Mặt khác, lãi suất trái phiếu còn
được xác định là mặt bằng lãi suất chuẩn tham chiếu xác định các mục
tiêu của chính sách tiền tệ. Vì thế, thị trường TPCP càng phát triển, việc
dự báo biến động lãi suất trái phiếu càng được quan tâm bởi nó đại diện
cho chi phí mà Nhà nước đi vay cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư vào
triển vọng phát triển của nền kinh tế (Nguyễn Thị Hiền và Hà Hồng
Ngọc, 2020).
      Nhiều mô hình đã được các nhà kinh tế học cũng như những người
tham gia vào thị trường TPCP lập ra nhằm kiểm định những yếu tố có ảnh
hưởng đến lãi suất của loại hình trái phiếu này. Tuy nhiên, các mô hình lại
cho ra những kết quả khác nhau do việc lựa chọn các biến số kinh tế, xã
hội, thời điểm cũng như nguồn thu thập dữ liệu là khác nhau. Và phần lớn
nguyên nhân là bởi hầu hết các mô hình đều được xây dựng trên cơ sở dữ
liệu những nước phát triển, đồng thời cũng là nơi có thị trường tài chính
phát triển. Từ đó, có thể dẫn đến sự chưa tương xứng với một quốc gia
đang phát triển như Việt Nam.
    Có thể nói cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống các ngân hàng
thương mại (NHTM) và thị trường cổ phiếu, thị trường TPCP trong thời
gian qua đã có những đóng góp nhất định trong việc cung ứng các nguồn
vốn trung dài hạn cho nền kinh tế (Trần Hoàng Ngân và các cộng sự,
2014). Đây là một kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng và chiếm tỷ lệ rủi ro
thấp nhất trong các công cụ dẫn vốn của nước ta. Tuy là kênh đầu tư khá
an toàn nhưng thị trường TPCP cũng rất nhạy cảm với những biến động
của các yếu tố trong nền kinh tế. Đó là lý do mà nhóm tác giả muốn thực
hiện đề tài về “Những yếu tố tác động đến lãi suất trái phiếu chính phủ
Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020” để từ đó có thể đưa ra những giải pháp
đề xuất, chính sách khả thi cho sự phát triển về sau của thị trường TPCP
nói riêng, và thị trường tài chính nói chung.

0. Tính mới
    Đề tài tập trung vào một trong những vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu kỹ
càng hiện nay, nhất là đối với nền kinh tế vĩ mô nước nhà nói chung và phát triển hệ
thống tài chính nói riêng trong giai đoạn diễn ra dịch bệnh COVID-19, từ đó đề xuất
giải pháp và phương hướng cho giai đoạn hậu COVID-19 với nhịp điệu sống “bình
thường mới”. Bên cạnh đó, nhóm tác giả nhận thấy hiện tại chưa có nghiên cứu áp
dụng mô hình hồi quy OLS ở Việt Nam đưa biến IIP (Chỉ số sản xuất công nghiệp)
vào mô hình, nhưng nhóm tác giả lại cho rằng đây là một trong những thước đo cho
mức độ phát triển kinh tế, có sự ảnh hưởng nhất định đến lãi suất trái phiếu Chính
phủ Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020.

0. Tính đóng góp


Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả
nhận thấy đề tài có những đóng góp sau:

 Thứ nhất, xét về lý thuyết nền tảng, đề tài là một nguồn nghiên cứu và tổng
hợp thông tin, cung cấp được một khung lý thuyết toàn diện về thị trường
TPCP Việt Nam trước khi bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu xây dựng mô hình,
từ đó giúp người đọc dễ dàng theo dõi và có được cái nhìn khách quan hơn
về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, đây cũng là một nguồn tham khảo dành cho
các doanh nghiệp, nhà đầu tư và phân tích thị trường để đưa ra được những
chiến lược, lựa chọn phù hợp trong tương lai.

 Thứ hai, xét về phương pháp nghiên cứu, đề tài dựa trên những tài liệu
nghiên cứu có độ tin cậy cao, sử dụng phương pháp OLS để xây dựng mô
hình, góp phần bổ sung và phát triển, làm nền tảng tham khảo cho các nghiên
cứu về sau cũng như đề xuất được các giải pháp mang tính thực tiễn.

 Cuối cùng, ở hiện tại chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh nào về các nhân tố
ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2016-
2020, giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển tích cực
nhưng lại chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 vào cuối giai đoạn. Vì
thế, đề tài của nhóm tác giả là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hậu COVID-
19 sắp đến.

0. Mục tiêu nghiên cứu 


    Ý thức được tính cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu của nhóm sẽ bao gồm
3 mục tiêu như sau:
 Thứ nhất, đưa ra những luận cứ có cơ sở khoa học và thực tiễn, từ
đó trích xuất và chọn lọc ra những yếu tố có tác động đến lãi suất
của TPCP.
 Thứ hai, áp dụng phương pháp OLS, bài viết sẽ kiểm định mô hình
đo lường lãi suất TPCP dựa trên các biến số kinh tế và tài chính tại
thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020.
 Thứ ba, thông qua mô hình trên, chúng ta có thể có một cái nhìn
tổng quát về hành trình phát triển của thị trường TPCP cũng như
có thể đưa ra những khuyến nghị phù hợp cho các chính sách phát
triển.
0. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ được giới hạn trong phạm vi không
gian và thời gian như sau:
 Về không gian: Các số liệu, dữ liệu sẽ được thu thập tại Việt Nam.
 Về thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp về các nhân tố vĩ
mô trong giai đoạn 2016 – 2020 được thu thập từ các nguồn
cung cấp dữ liệu chính thống.

0. Đối tượng nghiên cứu 


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
lãi suất của TPCP tại Việt Nam gồm: tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãi suất
liên ngân hàng, lãi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 5 năm, chỉ số tăng trưởng sản
xuất công nghiệp và cán cân thương mại. 
0. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh
hưởng đến lãi suất TPCP 
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
   Permanasari và Kurniasih (2021) đã nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến TPCP indonesia trong giai đoạn 2017 – 2019. Kết quả đã chỉ ra các biến
lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái đồng Rupiah và kho bạc 10 năm của Hoa
Kỳ có tác động đến TPCP của Indonesia kỳ hạn 10 năm. Nhóm tác giả xây
dựng mô hình chỉ giải thích được 56,9% sự thay đổi của lợi suất TPCP
Indonesia kỳ hạn 10 năm, 43,1% còn lại là từ các yếu tố khác mà nghiên cứu
chưa nhắc tới. Vì thế, kết quả này chưa phù hợp để có thể áp dụng một cách
toàn diện và hiệu quả.
   Akram và Das (2019) đã nghiên cứu về các yếu tố quyết định dài hạn đến
lợi suất danh nghĩa của TPCP Ấn Độ giai đoạn 2008 – 2017. Các yếu tố được
nhóm tác giả nghiên cứu bao gồm lãi suất ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát, tăng
trưởng sản xuất công nghiệp và các biến tài chính của chính phủ. Bài nghiên
cứu nhằm kiểm tra giả định của John Maynard Keynes rằng “lãi suất ngắn
hạn là tác động chính khiến lợi suất trái phiếu chính phủ giữ được trong thời
gian dài sau khi kiểm soát các yếu tố kinh tế quan trọng” và kết quả nghiên
cứu đúng với nhận định của John.
     Tác giả Hsing (2015) của bài nghiên cứu đã áp dụng phân tích cung và
cầu để xem xét TPCP Tây Ban Nha giai đoạn 1999 – 2014. Kết quả cho thấy,
lợi suất TPCP Tây Ban Nha có liên quan cùng chiều với tỷ lệ lạm phát dự
kiến, lợi suất TPCP 10 năm của Hoa Kỳ và một biến giả đại diện cho cuộc
khủng hoảng nợ. Bài nghiên cứu dùng yếu tố cung - cầu để xem xét các yếu
tố quyết định lợi tức TPCP Tây Ban Nha, là một cách khá mới. Tuy nhiên,
nghiên cứu dựa trên mô hình quỹ cho vay và tình hình kinh tế đặc trưng tại
Tây Ban Nha nên bài trên chỉ mang tính chất tham khảo.
      Pinho và Barradas (2021) đã tiến hành kiểm tra thực nghiệm các yếu tố
quyết định lợi suất TPCP Bồ Đào Nha kỳ hạn 10 năm, 5 năm và 1 năm bằng
cách thực hiện phân tích kinh tế lượng chuỗi thời gian từ năm 2000 đến 2016.
Bài nghiên cứu ước tính ba phương trình cho lợi suất TPCP Bồ Đào Nha kỳ
hạn 10 năm, 5 năm và 1 năm, bao gồm tám biến số độc lập (hiệu suất kinh tế
vĩ mô, điều kiện tài khóa, vay nợ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, năng suất lao
động, tình hình nhân khẩu học, mức độ ngại rủi ro toàn cầu và tính thanh
khoản rủi ro). Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong các yếu
tố quyết định lợi suất TPCP Bồ Đào Nha giữa các kỳ hạn khác nhau, trong
dài hạn hoặc trong ngắn hạn. Đặc biệt, rủi ro thanh khoản, vay nợ nước ngoài
và tỷ lệ lạm phát là những nguyên nhân chính làm tăng lợi suất TPCP Bồ
Đào Nha nhưng điều này lại không đối trọng với những tác động có lợi do
các điều kiện tài chính, năng suất lao động và tình hình nhân khẩu học mang
lại.
     Ngoài ra, còn rất nhiều nghiên cứu ngoài nước cũng xem xét đến các yếu
tố ảnh hưởng đến lãi suất TPCP như lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng
GDP, tỷ suất hối đoái,v.v. Tuy nhiên, vẫn chưa có mô hình thực sự phù hợp
với một quốc gia phát triển như Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch
Covid - 19, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang tiến đến hòa
nhập chuỗi ngày “bình thường mới”, một nghiên cứu sâu hơn đưa ra những
giải pháp đề xuất và phương hướng cho nền kinh tế Việt Nam là một điều tất
yếu.
0. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
   Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu Chính phủ
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hiền và Hà Hồng Ngọc (2020) đã xem
xét và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến đường cong lãi suất thị trường
TPCP Việt Nam. Mô hình đo lường lợi suất TPCP dựa trên các biến số kinh
tế vĩ mô và tài chính tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2019
được tác giả kiểm định bằng phương pháp OLS. Nghiên cứu đã chỉ ra được
lợi suất TPCP Hoa Kỳ cùng kỳ hạn, lãi suất liên ngân hàng, tỷ giá hối đoái là
những yếu tố tác động lớn đến lãi suất TPCP. Song, tỷ lệ lạm phát, cán cân
NSNN cũng có ảnh hưởng tới lợi suất TPCP Việt Nam nhưng ở mức độ nhỏ
hơn. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đề xuất một số chính sách
phát triển thị trường TPCP cho Việt Nam trong thời gian tới.
   Tác giả Lý Đại Hùng (2020) đã mô tả mô hình tài chính vĩ mô của lãi suất
TPCP qua phương pháp vector tự hồi quy với hệ số thay đổi theo thời gian
(TVC – VAR) với mẫu hàng tháng từ 02/2012 đến 10/2018 của các biến số
kinh tế vĩ mô và đường cong lợi suất TPCP. Kết quả đã chỉ ra được các
nguyên tắc cơ bản thúc đẩy đường cong lợi suất trái phiếu: mức tăng trưởng
sản lượng tương quan chặt chẽ với đường cong dài hạn, tỷ lệ mất giá của
đồng nội tệ tương quan với giá trị của đường cong trung hạn và tỷ lệ lạm phát
có mối tương quan với đường cong ngắn hạn. Đặc biệt nghiên cứu còn cung
cấp khuyến nghị chính sách quan trọng: để các biến số kinh tế vĩ mô được ổn
định cần xem xét đến đường cong lãi suất TPCP.
     Nhóm tác giả Trịnh Quốc Trung và các cộng sự (2020) đã nhận định về
các yếu tố quyết định sự biến động của lợi tức trái phiếu là rất quan trọng đối
với việc lập mô hình và dự báo lãi suất dài hạn. Thông qua mô hình phương
sai thay đổi có điều kiện tự động hồi quy tổng quát (GARCH), kết quả nghiên
cứu cho thấy sự thay đổi của lợi suất TPCP tuân theo các lý thuyết về cấu
trúc kỳ hạn. Cụ thể hơn, trong số các yếu tố vĩ mô hoàn chỉnh được kiểm tra,
lãi suất cơ bản, lãi suất kỳ trước, tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán,
thâm hụt tài chính, nợ công và cán cân vãng lai được xác định là các biến có
ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất trái phiếu. Tuy
nhiên, nghiên cứu không phát hiện được mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và
rủi ro trái phiếu.
    Nhìn chung, ở nước ta hiện nay đang có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về
các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất TPCP Việt Nam. Trên thực tế, thị trường
TPCP đã và đang là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế tại nhiều quốc
gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Lãi suất TPCP luôn là mối quan tâm
hàng đầu đảm bảo sự ổn định và phát triển tài chính cũng như điều tiết kinh
tế vĩ mô. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu kỹ càng về đề tài này là vô cùng
cần thiết.

0. Câu hỏi nghiên cứu


    Dựa trên đề tài nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, nhóm đã đưa
ra những câu hỏi nghiên cứu sau để làm rõ vấn đề:
 Những nhân tố nội bộ trong nước bao gồm tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãi
suất liên ngân hàng và cán cân thương mại có tác động như thế nào đến lãi
suất chính phủ Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
 Tại sao nhân tố quốc tế là lãi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kì hạn 5 năm
có tác động và tác động mạnh hay yếu đến lãi suất chính phủ Việt Nam giai
đoạn 2016 - 2020?
 Mối quan hệ giữa nhân tố “Tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp” và lãi
suất chính phủ và tác động đến lãi suất chính phủ Việt Nam giai đoạn 2016 -
2020 như thế nào?

0. Giả thuyết nghiên cứu


Từ cơ sở các nghiên cứu trên, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu lý
thuyết và các giả thuyết liên quan đến mô hình nghiên cứu các yếu tố
tác động đến lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam như sau:
Giả thuyết H1: Lãi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 5 năm có tác động dương
(cùng chiều) đến lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam.
Giả thuyết H2: Tỷ lệ lạm phát có tác động âm (cùng chiều) đến lãi suất
TPCP kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam. 
Giả thuyết H3: Tỷ giá hối đoái có tác động dương (cùng chiều) và âm
(ngược chiều) đến lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam.
Giả thuyết H4: Tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp có tác động
dương (cùng chiều) đến lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam.
Giả thuyết H5: Lãi suất liên ngân hàng có tác động dương (cùng chiều)
đến lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam.
Giả thuyết H6: Cán cân thương mại có tác động âm (ngược chiều) đến lãi
suất TPCP kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam.
Dựa vào những cơ sở lý thuyết đã đề cập, nhóm thiết lập mô hình hồi quy
đề xuất những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất TPCP Việt Nam giai đoạn
2016 – 2020 (hình 2.1).
Hình 2.1. Mô hình lý thuyết xác định các
yếu tố tác động đến lãi suất TPCP Việt
Nam kỳ hạn 5 năm

0. Kết cấu nghiên cứu


Nội dung chính của bài nghiên cứu sẽ được sắp xếp theo kết cấu năm chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp
nghiên cứu 
Chương 4: Kết quả nghiên
cứu 
Chương 5: Kết luận và
khuyến nghị
Ngoài ra, còn có những nội dung khác như mục lục, danh mục bảng, biểu,
danh mục hình vẽ, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục.

0. Phương pháp nghiên cứu


      Đề tài nghiên cứu của nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng:
thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê
nhằm đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy của thông tin mẫu và tính tổng quát về
đối tượng nghiên cứu được chọn, từ đó tiến hành thống kê, phân tích; phương
pháp phân tích được sử dụng là dữ liệu chuỗi thời gian với mô hình hồi quy
tuyến tính OLS. Khi đã chọn được mô hình phù hợp, nhóm sẽ tiến hành các
kiểm định giả thuyết (bao gồm kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số thay
đổi và tự tương quan) để phát hiện các lỗi của mô hình và khắc phục lỗi. Cuối
cùng, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố của nền kinh tế đến lãi suất của TPCP
0. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu theo tháng của Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, được thu thập từ các nguồn:
Biến phụ thuộc (VN5Y)
Biến phụ thuộc được chọn là lãi suất TPCP Việt Nam kỳ hạn 5 năm. Số liệu
là lãi suất lần cuối được lấy theo tháng trong giai đoạn 2016 - 2020 từ trang
thông tin điện tử: https://www.investing.com/
Biến độc lập
*Lãi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 5 năm (US5Y)
Số liệu là lãi suất lần cuối được lấy theo tháng trong giai đoạn 2016 - 2020 từ
trang thông tin điện tử: https://www.investing.com/
*Tỷ giá hối đoái (EXR)
Số liệu là tỷ giá hối đoái lần cuối được lấy theo tháng trong giai đoạn 2016 -
2020 từ trang thông tin điện tử: https://www.investing.com/
*Cán cân thương mại (BOT)
Số liệu được lấy theo tháng trong giai đoạn 2016 - 2020 từ trang thông tin
điện tử Vietstock Finance (https://finance.vietstock.vn/) và Tổng cục Hải
quan (https://www.customs.gov.vn/)
*Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng (INT)
Số liệu được lấy vào ngày cuối cùng của tháng trong giai đoạn 2016 - 2020 từ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (https://sbv.gov.vn/)
*Lạm phát (CPI)
Số liệu phần trăm tăng trưởng CPI của Việt Nam được lấy theo tháng trong
giai đoạn 2016 - 2020 từ trang thông tin điện tử World Bank
(https://data.worldbank.org/) và Tổng cục Thống kê
(https://www.gso.gov.vn/)
*Tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Số liệu thô được lấy trong giai đoạn 2016 - 2020 từ Tổng cục Thống kê
(https://www.gso.gov.vn/), sau đó được tính toán phần trăm thay đổi theo
tháng bởi nhóm tác giả.

0. Phương pháp xử lý dữ liệu


    Tổng cộng mô hình hồi quy có 1 biến phụ thuộc, 6 biến độc lập với kích thước
mẫu gồm 60 quan sát (hàng tháng, từ năm 2016 đến năm 2020).
    Các phép hồi quy ước lượng tham số của mô hình được được phân tích bằng
phương pháp OLS. Theo phương pháp OLS, cách để kiểm định ý nghĩa thống kê
của biến độc lập chính là xem xét giá trị ρ_value của nó. Giá trị ρ được định
nghĩa là mức ý nghĩa thấp nhất mà giả thiết H 0: giả thiết biến độc lập đang xét
không có ý nghĩa đối với biến phụ thuộc bị bác bỏ. Giá trị ρ_value càng thấp thì
khả năng chấp nhận giả thiết H0 càng khó xảy ra và kết quả càng có ý nghĩa
thống kê. Với mức ý nghĩa 5%, một biến độc lập có ý nghĩa thống kê khi ρ_value
< 0.05.
    Giả thiết của phương pháp OLS là không có sự tương quan giữa các sai số
ngẫu nhiên, do đó sau khi xác định được mô hình hồi quy với các biến độc lập có
ý nghĩa thống kê, nhóm tác giả sẽ tiến hành các kiểm định để phát hiện các bệnh
của mô hình như đa cộng tuyến, phương sai thay đổi. Khi mô hình bị phát hiện có
bệnh, nhóm tác giả sẽ tiến hành khắc phục để có thể rút ra được mô hình hồi quy
tối ưu cuối cùng.
    Mô hình hồi quy được xử lý bằng phần mềm Stata 14.

0. Dự báo kết quả nghiên cứu


   Thông qua đề tài nghiên cứu của nhóm: Những yếu tố tác động đến lãi
suất TPCP tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, bằng phương pháp định
lượng, hồi quy OLS, kết quả nhận được cho thấy các yếu tố như tỷ giá hối
đoái, lãi suất TPCP kỳ hạn 5 năm của Hoa Kỳ, tăng trưởng công nghiệp,
tỷ lệ lạm phát, lãi suất liên ngân hàng đều có tác động đáng kể đối với lãi
suất TPCP. Tuy nhiên trên thực tế có thể sẽ xảy ra các trường hợp ngoại
lệ đồng thời, mô hình của nhóm nghiên cứu vẫn chưa thể nào thể hiện
được một góc nhìn tổng quan và trọn vẹn nhất về các yếu tố ảnh hưởng
đến lãi suất TPCP bởi quy mô chưa ở mức quá lớn. Bên cạnh đó, còn tồn
tại một số nhược điểm như quy mô quan sát chưa toàn diện, dữ liệu được
sử dụng phụ thuộc vào công bố của các quốc gia nên vẫn còn tồn đọng
một số nghi vấn trong tính xác thực. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo, nếu
muốn kết quả cho ra có thể bám sát thực trạng và chính xác nhất nên sử
dụng những bộ dữ liệu khảo sát mới nhất cũng như có uy tín, bên cạnh đó
các vấn đề nếu trên ở các nghiên cứu trước có thể khắc phục nếu những
bộ dữ liệu tạo nên những cuộc điều tra ở quy mô lớn, chuyên sâu và hiện
đại.

Tài liệu tham khảo


1. Akram, T., & Das, A. (2019). The long – run determinants of Indian
government bond yields. Asian Development Review, 36(1), 168–
205.
2. Hiền, N. T., & Ngọc, H. H. (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế
(Journal of International Economics and Management), (128), 1–18.
3. Hsing, Y. (2015). Determinants of the government bond yield in
Spain: a loanable funds model. International Journal of Financial
Studies, 3(3), 342–350.A Loanable Funds Model.
4. Permanasari, I., & Kurniasih, A. (2021). Factors Affecting the Yield
of Indonesia Government Bonds 10 Years. European Journal of
Business and Management Research, 6(1), 243–248.
5. Pinho, A., & Barradas, R.(2021). Determinants of the Portuguese
government bond yields. International Journal of Finance &
Economics, 26(2), 2375–2395
6. Dai Hung, L. (2020). A Macro – Finance Model of Government
Bonds Yields in Vietnam.
7. TRINH, Q. T., NGUYEN, A. P., NGUYEN, H. A., & NGO, P. T.
(2020). Determinants of Vietnam government bond yield volatility: A
GARCH approach. The Journal of Asian Finance, Economics, and
Business, 7(7), 15–25.

You might also like