You are on page 1of 11

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8

MÔN: KINH TẾ HÀN QUỐC

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 Nguyễn Vũ Thu Ngân 1956200194

2 Lê Ngọc Trúc Quỳnh 1956200029

3 Huỳnh Thúy An 1956200044

4 Phạm Thị Yến Khoa 1956200010

5 Nguyễn Trần Minh Thư 1956200106

6 Phạm Hoàng Thùy Trang 1956200110

7 Trần Lê Khánh Vy 1956200258


ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA
HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 VÀ GIẢI
PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ năm 1986, Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới và “mở cửa” nền
kinh tế. Thực tiễn cho thấy từ sau khi Việt Nam thực hiện chủ trương “mở cửa”,
nguồn vốn đầu từ trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào nước ta liên tục có sự tăng
trưởng và góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một khởi sắc.

Ngày 22/12/1992, Hàn Quốc và Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao và kể từ đó cho đến nay, mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã có
nhiều bước tiến quan trọng. Không chỉ nâng cấp từ “Đối tác toàn diện trong thế
kỷ 21” (năm 2002), “Đối tác hợp tác chiến lược” (năm 2009), ký kết Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) (2015) mà trong những năm
gần đây Hàn Quốc còn là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam với các
dự án đầu tư đa dạng, trải rộng nhiều lĩnh vực từ công nghiệp chế biến, chế tạo,
điện tử, năng lượng đến phát triển hạ tầng giao thông, logistics, bất động sản, bán
buôn, bán lẻ, du lịch… Hầu hết các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung,
Hyundai, Lotte, LG, SK, Lotte, CJ, Hyosung, Shinsegae, Kumho-Asiana… cũng
đều đã có mặt tại Việt Nam. Hiện nay, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư dẫn đầu tại
Việt Nam với hơn 9.000 doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư tích lũy kể đến
tháng 10 năm 2020 đạt gần 70,4 tỷ USD, chiếm 18,5% tổng vốn FDI đầu tư vào
Việt Nam với 8.934 dự án. Trong 10 tháng đầu năm 2020, Hàn Quốc đứng thứ
hai trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam
với 3,42 tỷ USD. Tuy nhiên, trong năm này nếu xét về số lượng dự án mới, thì
Hàn Quốc vẫn giữ ngôi vị quán quân với 528 dự án.
Có thể thấy, việc thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn đang
có nhiều triển vọng, cơ hội, song cũng có nhiều thách thức, khó khăn, nhất là
trong khoảng thời gian sau khi Việt Nam đã tương đối kiểm soát được tình hình
dịch Covid-19 và bắt đầu bình thường hóa các hoạt động, mở cửa và khôi phục
lại nền kinh tế. Việc nghiên cứu, phân tích về FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
trong giai đoạn 2010 - 2020 và đưa ra giải pháp trong tương lai là một việc vô
cùng cấp thiết. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về thực trạng đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong 10 năm trở lại đây (2010 -
2020) để có thể thấy được tác động nào đã giúp thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào
Việt Nam trong thời gian qua và tìm ra được giải pháp thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Hàn Quốc phù hợp với thị trường Việt Nam trong thời gian
tới nên nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn
2010 - 2020 và giải pháp thúc đẩy đầu tư sau đại dịch Covid-19”.

*Điểm mới của đề tài: Qua tìm hiểu, nhóm nhận thấy rằng thực trạng đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam là vấn đề được nhiều học giả
quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về vấn đề này trong
giai đoạn từ năm 2010 – 2020 là không nhiều. Việc phân tích thực trạng đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 – 2020
là tính mới của đề tài vì chúng tôi sẽ tìm kiếm và cập nhật thêm các số liệu
nghiên cứu của những năm gần đây. Bên cạnh đó, nhóm còn phân tích kinh
nghiệm thực tiễn về thu hút FDI Hàn Quốc của một số quốc gia Đông Nam Á là
Thái Lan và Indonesia. Nhóm nhận thấy hai nước này có những chính sách thu
hút FDI thành công và hiệu quả, hơn nữa còn có những điểm tương đồng với Việt
Nam nên việc phân tích kinh nghiệm thu hút FDI của hai nước này sẽ giúp ích
trong việc tìm hiểu, học hỏi để đưa ra giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam. Ngoài
ra, đại dịch Covid -19 xuất hiện trong khoảng 2 năm gần đây đã có ảnh hưởng
không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam cũng như việc đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam, vì vậy việc đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư
sau đại dịch Covid - 19 cũng là một vấn đề mới và đáng được quan tâm của đề tài
nghiên cứu này.

2. Mục đích nghiên cứu

Từ khi Hàn Quốc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã góp phần
không nhỏ đến sự tăng trưởng nền kinh tế của nước ta. Do đó, nhóm nghiên cứu
đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến FDI của một quốc gia, học hỏi kinh
nghiệm thu hút FDI của một số nước Đông Nam Á, tìm hiểu về thực trạng FDI
của Hàn Quốc vào Việt Nam, phân tích thành công và hạn chế trong FDI của Hàn
Quốc vào Việt Nam. Thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ có thể
tìm ra giải pháp giúp thu hút FDI của các nước vào Việt Nam nói chung và của
Hàn Quốc vào Việt Nam nói riêng, góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam có thể
tăng trưởng nhanh chóng. Đặc biệt là trong giai đoạn sau đại dịch Covid - 19 –
khi mà các quốc gia đều sẽ đẩy mạnh để khôi phục lại và phát triển nền kinh tế.
Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tìm ra giải pháp, cùng hợp tác phát triển với các
nước và ngày càng phát triển hơn trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn
Quốc. Cùng với đó, chúng tôi cũng mong muốn bài nghiên cứu sẽ là nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích với những ai quan tâm về vấn đề này cũng như là cơ sở
để tham khảo trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Liên quan đến Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hàn
Quốc vào Việt Nam, có một số nghiên trong nước về đề tài này như sau:

Trong Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc
vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21: Thực trạng và Triển vọng” của tác
giả Đỗ Thị Hải (2012), tác giả đã chỉ ra được những nhân tố thúc đẩy FDI của
Hàn Quốc vào Việt Nam bao gồm mối quan hệ kinh tế - chính trị - ngoại giao
giữa hai nước, các nhân tố nước ngoài cũng như các nhân tố nội tại của cả Việt
Nam và Hàn Quốc. Từ đó làm nền tảng để phân tích thực trạng FDI của Hàn
Quốc tại Việt Nam. Tác giả đã tóm tắt được tổng quan về FDI vào Việt Nam
trong các giai đoạn là: ba năm đầu tiên khi có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam (1988 – 1990); từ năm 1991 đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
châu Á (1996); giai đoạn từ 1997 – 1999; từ năm 2000 – 2003; giai đoạn sau
2004; năm 2009 và 2010. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra những số liệu để
phân tích về thực trạng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam bao gồm quy mô, cơ
cấu cũng như hình thức đầu tư trong giai đoạn từ trước năm 2000 và từ năm 2000
đến khoảng thời gian nghiên cứu (2012). Qua đó đưa ra những nhận xét đánh giá
và gợi ý chính sách để tiếp tục thu hút, thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt
Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến việc các nước khác có những phương
án nào để thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) từ Hàn Quốc, vì đây là những kinh
nghiệm giúp Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng cho chính sách thu hút đầu tư
của mình.

Phân tích về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hàn Quốc vào Việt
Nam thực trạng và giải pháp” trong Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của Đỗ
Đình Hữu (2016), tác giả đã nêu ra rất chi tiết về cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp
nước ngoài và thực tiễn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á. Bên
cạnh đó, tác giả cũng cho thấy được đặc điểm cũng như thực trạng đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam bao gồm thực trạng thu hút và sử
dụng vốn FDI của Hàn Quốc, 8 yếu tố ảnh hưởng đến FDI của Hàn Quốc vào
Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn thông qua số liệu để chứng minh về những thành
công và hạn chế trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Đồng thời xác định những phương hướng, mục tiêu cũng như đề xuất một số giải
pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn
Quốc vào Việt Nam.

Với đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt
Nam - Nhìn từ khía cạnh an ninh kinh tế” của tác giả Vũ Thị Nhung (2018), đầu
tiên tác giả đã phân tích thực trạng FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam trong giai
đoạn 2014 – 2017 khi Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Bài nghiên cứu sau
đó đã chỉ ra những nét đặc thù của hoạt động FDI của Hàn Quốc nói riêng sẽ ảnh
hưởng tới sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam
như thế nào từ khía cạnh an ninh kinh tế một cách rất mới mẻ mà những nghiên
cứu trước đây chưa từng có ở bốn điểm cụ thể như sau: lĩnh vực đầu tư, địa bàn
đầu tư, hình thức đầu tư và quá trình triển khai đi vào hoạt động của các dự án
đầu tư. Đồng thời, tác giả cũng gợi ý những chính sách cho Việt Nam để hoạt
động FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong
những năm tiếp theo dưới góc độ an ninh kinh tế một cách rất chi tiết và rõ ràng.

Trong bài nghiên cứu "Vai trò của FDI Hàn Quốc đối với phát triển kinh
tế ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Như Quảng (2020), tác giả đã phân
tích rõ vai trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Hàn Quốc vào Việt Nam
cụ thể là trong giai đoạn 2014 - 2019 khi Hàn Quốc nổi lên là quốc gia dẫn đầu
về đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn này với quy mô đầu tư, số vốn đầu tư
ngày càng tăng, lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng và khu vực đầu tư ngày càng
được mở rộng so với giai đoạn trước đây. Từ đó có thể thấy, FDI Hàn Quốc là
một trong những động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam. Không những giúp giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao trình độ
công nghệ cũng như chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế…Đồng thời, ở cuối bài tác giả
còn gợi ý những chính sách vô cùng thiết thực và phù hợp với tình hình nước ta
hiện nay để giữ chân và thu hút vốn FDI nói chung và FDI Hàn Quốc nói riêng.

Điểm chung của các đề tài trước đây là đều nghiên cứu vào thực trạng đầu
tư FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể thông qua các số
liệu chi tiết về quy mô, cơ cấu, số dự án, lĩnh vực đầu tư...trên cơ sở đó tác giả
cũng đã gợi ý những chính sách thực tế và phù hợp với tình hình nước ta trong
giai đoạn đó để đảm bảo chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI từ Hàn
Quốc vào Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của
Hàn Quốc vào Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong phạm vi tại
Việt Nam.

Phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu
thập trong khoảng thời gian từ 2010 - 2020.

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng trong
phạm vi nền kinh tế Hàn Quốc và Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

Với đề tài này, để nghiên cứu có tính chính xác, độ tin cậy cao và thông
tin nghiên cứu đưa ra được chi tiết, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
thông qua những phương pháp nghiên cứu sau:

● Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: thu thập, tổng hợp tài
liệu số liệu và công thức liên quan đến kinh tế nhằm đưa ra được cái nhìn
thực tế về vấn đề nghiên cứu.

● Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: các nguồn tài liệu được tìm kiếm
chủ yếu thông qua tạp chí khoa học, bài nghiên cứu khoa học, các kênh
thông tin trên internet, trang web thống kê như https://kosis.kr/, các trang
web học thuật như https://fia.mpi.gov.vn/Home/en,

https://www.gso.gov.vn/nien-giam/
● Phương pháp phân tích: Sau khi thu thập và tổng hợp tài liệu, chúng tôi
tiến hành chọn lọc nội dung để phân tích nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.

● Phương pháp so sánh, đối chiếu: sau khi phân tích, chúng tôi tiến hành so
sánh; đối chiếu nhằm khái quát hóa vấn đề; tìm ra những điểm mạnh,
điểm yếu; đưa ra được những vấn đề tiêu biểu và cụ thể để tiến hành
nghiên cứu.

● Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Dựa trên số liệu thực tế và các
bài nghiên cứu trong quá khứ làm nền tảng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Việc nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung cơ sở để đánh giá thực trạng đầu tư trực
tiếp nước ngoài cụ thể là của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2010 đến nay.

Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các hoạt động
nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài này.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Hàn Quốc hiện đang là một trong những đối tác đầu tư quan trọng nhất
của Việt Nam, vốn đầu tư FDI của Hàn Quốc có mặt trong nhiều lĩnh vực, nhiều
khu vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020 sẽ là cơ sở gợi mở để
đề ra những giải pháp, chính sách tiếp tục thu hút FDI Hàn Quốc nói riêng và
FDI vào Việt Nam nói chung, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang gây
nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hàn
Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020

Chương 3: Triển vọng và đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Hàn Quốc và Việt Nam sau đại dịch Covid-19

B. NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP


NƯỚC NGOÀI (FDI)

1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.4. Bản chất và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của một
quốc gia 1.2 trùng lặp với 2.2. Nên kết hợp luôn 2.2 vào đây, thay vì nói
yếu tố bên trong và bên ngoài hơi mơ hồ.
Hoặc ở đây nên phân tích các cơ sở thúc đẩy đầu tư trực tiếp
1.2.1. Những yếu tố bên trong nước ngoài của HQ vào Việt Nam.

1.2.2. Những yếu tố bên ngoài

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về thu hút FDI Hàn Quốc của một số quốc
gia Đông Nam Á
1.3 Có thể lược bỏ

1.3.1. Singapore

1.3.2. Malaysia

Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
2.1. Tổng quan về FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020
sửa mốc thời gian từ năm 2010 đến
2.1.1. Theo ngành kinh tế nay

2.1.2. Theo đối tác đầu tư

2.1.3. Theo khu vực

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến FDI Hàn Quốc vào Việt Nam

2.2.1. Yếu tố chính trị


2.2 xem xét gộp chung vào 1.2 để không bị trùng lặp ý

2.2.2. Yếu tố kinh tế

2.2.3. Yếu tố văn hóa - xã hội

2.2.4. Yếu tố pháp lý

2.3. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt
Sửa mốc thời gian từ 2010 đến nay.
Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 Sửa đánh số nội dung thành 2.2 Thực trạng FDI của Hàn Quốc
vào Việt Nam từ năm 2010 đến nay

2.3.1. Đặc điểm của FDI Hàn Quốc vào Việt Nam
Đặc điểm ở đây là gì? không phải về quy mô và cơ cấu vốn?
2.3.2. Thực trạng FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam

2.3.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam

2.3.2.1.1. Quy mô vốn FDI của Hàn Quốc

2.3.2.1.2. Quy mô dự án đầu tư

2.3.2.2. Cơ cấu vốn FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam

2.3.2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành

2.3.2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo khu vực

2.3.2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư

2.4. Kết quả thu được trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của
Hàn Quốc vào Việt Nam

2.4.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam


mục 2.4.1 và 2.4.2 không đối xứng. Nếu đã nói riêng về
VN với tư cách nước tiếp nhận đầu tư, thì mục còn lại
nên nói tác động đối với Hàn Quốc là nước đầu tư.
Tuy nhiên cách tiếp cận như vậy khá lý thuyết vì theo lý
thì cả 2 bên đều có lợi. các em có thể tập trung vào
phân tích hiệu quả của FDI "tại" Việt Nam để đề tài bớt
đồ sộ.
2.4.2. Đối với quan hệ kinh tế của hai nước

2.5. Đánh giá những thành công và hạn chế trong đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) của Hàn Quốc vào Việt Nam

2.5.1. Thành công

2.5.2. Hạn chế

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Chương III: THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
SAU ĐẠI DỊCH COVID 19

3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến FDI Hàn Quốc vào Việt Nam trong
giai đoạn Covid – 19.

3.1.1. Môi trường xã hội của Việt Nam

3.1.2.Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam

3.1.3. Chính sách thu hút FDI của Việt Nam

3.1.4. Nguồn nhân lực của Việt Nam

3.2. Thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ Hàn Quốc sau đại dịch Covid 19.

3.3. Đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
Quốc vào Việt Nam sau đại dịch Covid 19.

C. KẾT LUẬN

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like