You are on page 1of 95

1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư dài hạn đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc
làm… của các quốc gia trong đó có các nước đang phát triển. Kể từ khi xuất hiện lần
đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ thứ 19 đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài
đã có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy
mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và sự tập trung ngày càng nhiều của các công
ty xuyên quốc gia(MNE). Các MNE kiểm soát gần 90% vốn FDI trên thế giới, điều này
phản ánh xu thế tham gia tích cực hơn của các nước vào quá trình toàn cầu hoá, liên kết
và hợp tác quốc tế. Vì vậy, thông qua dòng vốn FDI, các quốc gia đang phát triển nói
chung và khu vực Châu Á nói riêng nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu đáng kể và
trở thành một trong những vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới.
Riêng tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, FDI giữ vai trò then chốt trong trong sự
nghiệp thúc đẩy công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, sau khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế vẫn chưa kịp phục hồi dẫn
đến dòng vốn FDI toàn cầu sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo về đầu tư xuất bản ngày
24/1/2013 của Cơ quan Liên Hợp Quốc về đầu tư và thương mại(UNCTAD) cho biết
năm 2012 thế giới ghi nhận con số 1.300 tỷ USD vốn FDI được luân chuyển toàn cầu,
đã giảm so với con số 1.600 tỷ của năm 2011. Và tình hình năm 2013 cũng không mấy
khả quan, vẫn quay quanh ngưỡng của năm trước đã tạo nên một ―cuộc đua‖ FDI ngày
càng trở nên khắc nghiệt. Những vấn đề này đặt ra câu hỏi làm thế nào để thu hút FDI
và ― sử dụng vốn ngoại‖ một cách hiệu quả ở các nước đang phát triển?

Để trả lời cho câu hỏi này, hàng loạt các bài nghiên cứu ra đời và không ít bài
nghiên cứu trong số đó như một cuộn băng tua chậm giúp ta có cái nhìn ban đầu về tác
động của các nhân tố lên dòng vốn FDI. Như nghiên cứu của Garibaldi và cộng
sự(2002) tại 26 nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu cho ra kết quả hồi quy FDI được giải
thích tốt bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, mức
độ cải cách nền kinh tế, tự do hoá thương mai, tình trạng quan liêu của chính phủ mà
tiêu biểu là vấn nạn tham nhũng ở các nước nhận đầu tư. Hay nghiên cứu của Pravakar
2

Sahoo (2006) tại các nước Nam Á trong giai đoạn 1975- 2003, bao gồm Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh, Srilanka nhân thấy các nhân tố như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng
trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ sở hạ tầng và mức độ mở cửa thương mại có tác
động lên FDI.

Tuy nhiên, nhìn chung những bài nghiên cứu hầu như tập trung vào đi sâu phân
tích những vấn đề cụ thể, rất riêng về một khía cạnh nào đó, chưa cung cấp một bức
tranh toàn diện về mối quan hệ giữa những thể chế phi chính thức của các quốc gia, đó
là những thể chế phản ánh quan điểm của người dân với các quy tắc và chuẩn mực đã
được hệ thống hoá tạo thành những thể chế chính thức như kinh tế, chính trị… Thứ hai,
có rất ít các nghiên cứu diễn ra trên một loạt các thể chế chính thức và phi chính thức
cũng như cung cấp các kết quả bao quát về những thể chế khác nhau thì tác động khác
nhau đến dòng vốn FDI đổ vào như thế nào hay nói cách khác, loại hình thể chế nào thu
hút hoặc không thu hút FDI? Nhận thấy được điều này cộng với nhu cầu thu hút vốn
FDI từ các quốc gia phát triển như Việt Nam, đã thôi thúc chúng tôi quyết định thực
hiện nghiên cứu: ―Tác động của thế chế chính thức và thể chế phi chính thức lên dòng
vốn FDI tại Việt Nam và các nước khu vực Châu Á‖. Trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các học giả về vai trò của các thể chế khác
nhau lên FDI, động lực hình thành chúng một cách riêng biệt cũng như đề xuất các gợi
ý chính sách cho các nhà điều hành với mục tiêu phát triển nền kinh tế các quốc gia,
khu vực và đặc biệt là Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu đề xuất một kết cấu và thiết lập các công cụ để tạo điều kiện cho
các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết xa hơn nữa trên những thể chế chính thức
thông qua cung cấp tư liệu về tác động của thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế
điều tiết trong việc thu hút các chiến lược đầu tư từ các công ty đa quốc gia vào các
quốc gia, đặc biệt là khu vực Châu Á. Trên cơ sở đó, nghiên cứu hướng đến trả lời 2
câu hỏi:

1. Thể chế phi chính thức có mối tương quan như thế nào với các thể chế chính
thức của các quốc gia đó?
3

2. Xác định tác động của các thể chế chính thức khác nhau đến sự hấp dẫn của một
quốc gia đối với những nhà quản trị các công ty đa quốc gia và thu hút dòng vốn
FDI đổ vào như thế nào?

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để kiểm tra những ảnh hưởng trên và các tác động của môi trường thể chế,
chúng tôi đã thu thập và phân tích dữ liệu 10 quốc gia Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam
trong 13 năm từ giai đoạn năm 2000 đến năm 2012 đã cung cấp mẫu gồm nhiều định
chế và văn hóa đa dạng, phong phú. Ngoài các nước phát triển, mẫu dữ liệu cũng bao
gồm một số nền kinh tế mới nổi Ấn độ, và Trung Quốc và một vài nước đang phát triển
nhưng chậm hơn gồm Việt Nam, Indonexia, Malaysia…

Phương pháp được sử dụng là kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory
Factor Analysis – EFA) để kiểm định chiều và mức độ tác động của các thể chế phi
chính thức cụ thể là văn hoá cùng với thể chế chính thức gồm thể chế điều tiết, thể chế
chính trị và thể chế kinh tế lên sự thay đổi trong dòng vốn FDI chảy vào.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung bài nghiên cứu đóng góp vào lý thuyết thể chế bằng cách kiểm tra tác
động của các thể chế phi chính thức lên các thể chế chính thức và tác động của các thể
chế chính thức lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào. Cụ thể, chúng tôi tổng
hợp nhiều bài nghiên cứu trước đây, từ nhiều lĩnh vực khác nhau để xác định vai trò của
thể chế điều tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế của một quốc gia. Kết quả cho thấy
những thể chế phi chính thức của quốc gia thể hiện qua hai phương diện của văn hóa là
chủ nghĩa tập thể và định hướng tương lai, đã góp phần hình thành nên các thể chế
chính thức của quốc gia đó. Lần lượt, mỗi yếu tố trong ba yếu tố của thể chế chính thức
có những tác động khác nhau tới mức độ dòng FDI chảy vào trong nước. Từ đó, hình
thành nền tảng cơ bản trong việc thu thập và xử lý dữ liệu cũng như đưa ra những lập
luận và phân tích cụ thể hơn về tác động của từng yếu tố thể chế lên dòng vốn FDI chảy
vào nội địa.
4

Đóng góp của đề tài

Bài nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên giải thích
về mặt lý thuyết lẫn nghiên cứu thực nghiệm cách mà các thể chế phi chính thức của
một quốc gia hình thành nên nhiều thể chế chính thức của quốc gia đó. Sử dụng dữ liệu
của 10 quốc gia trong hơn 13 năm, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này bằng cách phát
triển phương pháp đo lường mới cho ba loại hình thể chế chính thức quan trọng, mỗi
một trong số đó phục vụ một vai trò khác nhau trong xã hội. Ngoài ra chúng tôi nghiên
cứu ảnh hưởng của ba loại hình thể chế chính thức đến khả năng thu hút vốn của thị
trường trong nước đối với các khoản đầu tư từ MNEs, với bằng chứng là đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI). Bằng cách điều tra các thể chế với số lượng nhiều và đa dạng,
chúng tôi có thể cung cấp cái nhìn sâu vào các loại hình và đặc điểm của các thể chế
đang thu hút hoặc ngăn cản MNE đầu tư vào một quốc gia.

Môi trường các thể chế đa chiều, phức tạp và nhiều thể chế khác nhau phụ thuộc
lẫn nhau (North, 1990; Ostrom, 2005; Scott, 1995). Do đó, chúng ta chỉ có thể hiểu
được tác dụng thực sự của những môi trường như vậy bằng cách nghiên cứu khảo sát
đồng thời nhiều thể chế. Theo đó, nghiên cứu của chúng tôi đã có những đóng góp
trước hết cho lý thuyết quản trị và sau đó cho vấn đề thu hút FDI ở các quốc gia Châu
Á nói riêng. Đầu tiên, chúng tôi tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu các ngành lân cận để
xác định ba loại hình thể chế chính thức, mô tả vai trò của chúng trong xã hội và các
phương pháp đo lường chúng. Thứ hai, chúng tôi liên kết các thể chế phi chính thức của
các quốc gia được phản ánh trong văn hoá với ba loại hình thể chế chính thức. Thứ ba,
chúng tôi chứng minh những hệ quả mà mỗi thể chế chính thức tác động đế dòng FDI
của quốc gia. Tóm lại, các phương pháp đo lường và lý thuyết chúng tôi cung cấp có
thể cải thiện sự hiểu biết của các học giả về vai trò mà các thể chế khác nhau thực hiện,
những động lực hình thành chúng một cách riêng biệt, và những hệ lụy riêng của
chúng. Hơn nữa, công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu
trong tương lai về các chiến lược của doanh nghiệp và những tác động của chúng lên
hiệu suất kinh doanh.
5

Hƣớng phát triển đề tài

Bên cạnh những đóng góp thiết thực, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế
nhất định, đó là hạn chế khách quan trong môi trường thể chế phức tạp đa góc cạnh,
cũng như hạn chế chủ quan trong việc xây dựng mô hình. Bên cạnh đó việc ghi nhận dữ
liệu của nhóm theo phương pháp thủ công do đó sai sót trong khâu nhập liệu là điều
khó tránh khỏi. Ngoài ra, kết quả kiểm định cho thấy có rất ít mối quan hệ giữa văn hoá
với các thể chế thanh khoản thị trường, do đó cần có các kiểm định lý thuyết có ý nghĩa
hơn đối với biến này.

Một hướng nghiên cứu mới cho đề tài này chính là đi sâu phân tích, kiểm định
sự ảnh hưởng hỗn hợp của nhiều thể chế lên sự lựa chọn của nhà quản trị các MNE; đặc
biệt xem xét nguồn gốc của thể chế chính thức và phi chính thức. Thật vậy, chúng tôi
thiếu những dữ liệu để hiển thị một cách rõ ràng rằng các thể chế phi chính thức là
nguồn gốc của các thể chế chính thức, và các bài nghiên cứu trước đây đều yêu cầu để
giải quyết vấn đề này. Greif (1994) đã kiểm tra cách thức mà nền văn hóa của hai xã
hội trong thế kỷ 11 và 12 đã góp phần vào sự phát triển của các thể chế chính thức khác
nhau đến chi phối kinh tế trao đổi và thực thi quyền sở hữu. Ông cho rằng các thể chế
chính thức phát triển theo quỹ đạo đường cong mà được định hình từ văn hóa của xã
hội. Theo thời gian, những thay đổi về thể chế lại củng cố nền văn hóa. Nói cách khác,
các tiêu chuẩn và các giá trị văn hóa có thể là nền tảng cho sự phát triển của tổ chức
chính thức. Từ đó có thể đưa ra các bằng chứng bao quát về mối quan hệ tồn tại giữa
thể chế phi chính thức và thể chế chính thức cũng như giữa chúng lền dòng vốn FDI.

Kết cấu bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận


MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1

2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .......................................................................... 3

2.1. Khái niệm ............................................................................................................... 3

2.1.1. Một số thể chế chính thức ............................................................................... 4


2.1.2. Một số thể chế phi chính thức ......................................................................... 5
2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ................................................................. 6
2.2. Các nghiên cứu trên thế giới và châu Á ................................................................. 7

2.3. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và thể chế chính thức tới dòng vốn
FDI .............................................................................................................................. 11

2.3.1. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và dòng vốn FDI ......................... 11
2.3.2. Mối quan hệ giữa thể chế chính thức và dòng vốn FDI đổ vào. ................... 15
2.4. Thực trạng thu hút FDI của các nước Châu Á ..................................................... 19

2.4.1. Tình hình thu hút FDI của một số quốc gia Châu Á ..................................... 20

3. PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................... 34

3.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 34

3.1.1. Phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) ..................................................................................................................... 34
3.1.2. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) ........................................................... 39
3.2. Mô tả dữ liệu ........................................................................................................ 40

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 40


3.2.2. Xử lý số liệu ................................................................................................... 43

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 44

4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................... 44

4.2. Mô hình hồi quy ................................................................................................... 50

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN............................................................ 57


5.1. Kết luận ................................................................................................................ 57

5.2. Đề xuất ý kiến ...................................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................67

Phụ lục 1. Bảng mô tả biến......................................................................................1

Phụ lục 2. Bảng thống kê mô tả của các biến thể chế ...........................................4

Phụ lục 3. Bảng kết quả hệ số tải nhân tố trƣớc khi xoay ...................................5

Phụ lục 4. Ma trận hệ số tƣơng quan của các biến ...............................................6

Phụ lục 5. Ma trận hệ số nhân tố ............................................................................7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Gốc tiếng Anh


FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
MNE Công ty xuyên quốc gia Multinational enterprises
Hội nghị LHQ về thương United Nations Conference
UNCTAD
mại và phát triển on Trade and Development
EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory factor analyses
mô hình các ảnh hưởng
REM Random Effects Model
ngẫu nhiên
WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
International Monetary
IMF Quỹ tiền tệ thế giới
Fund
Organization for Economic
Tổ chức Hợp tác và Phát
OECD Cooperation and
triển Kinh tế
Development
Hiệp hội các Quốc gia Đông Association of Southeast
ASEAN
Nam Á Asian Nations
Hội đồng Hợp tác vùng
GCC Gulf Cooperation Council
Vịnh
World Development
WDI Chỉ báo phát triển thế giới
Indicators
Index of Economic
IEF Chỉ số về tự do kinh tế
Freedom
Chỉ số về ràng buộc chính
POLCON Political Constraint Index
trị
PRS Dữ liệu về rủi ro chính trị Political Risk Services
Phương pháp ước lượng Maximum Likelihood
MLE
hợp lý cực đại Estimates
GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross Domestic Product
CP Chính phủ
NH Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1. 10 công ty phi tài chính xuyên quốc gia lớn nhất từ các nước Châu Á đang phát
triển, được xếp hạng theo tài sản nước ngoài, 2004 (Triệu USD)
Bảng 2. Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á: dòng FDI của một số nền kinh tế tiêu biểu
2008-2009 (triệu USD)
Bảng 3. Dòng FDI theo vùng, 2011-2013 (tỷ USD)
Bảng 4. Bảng mô tả các biến đại diện văn hóa
Bảng 5. Bảng mô tả các biến kiểm soát
Bảng 6. Bảng trị số Eigenvalue của các biến
Bảng 7. Bảng hệ số tải nhân tố sau khi thực hiện phép quay oblique
Bảng 8. Bảng tóm tắt kết quả phân tích nhân tố
Bảng 8. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa lên thể chế chính thức
Bảng 9. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa và thể chế chính thức lên dòng vốn FDI
đổ vào

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Tỷ trọng trong GDP danh nghĩa thế giới
Hình 2. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương: Các dòng FDI vào khu vực
và tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn cố định, 1995-2005
Hình 3. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á: Các dòng FDI, 10 nền kinh tế hàng đầu,
2004-2005 (Tỷ USD)
Hình 3. Nhóm 5 nước có dòng FDI lớn nhất Tây Á, 2007-2008 (tỷ USD)
Hình 4. Nhóm 20 nước thu hút nhiều dòng vốn FDI nhất năm 2013 (tỷ USD)
(so với xếp hạng năm 2012)
Hình 6. Biểu đồ dốc (Scree plot)
Hình 7. Sơ đồ tóm tắt tác động của thể chế phi chính thức và thể chế chính thức lên dòng
vốn FDI đổ vào
1

1. GIỚI THIỆU

Trong nhiều thập niên gần đây, dưới làn sóng toàn cầu hoá, dòng vốn FDI đổ
vào các nước ngày càng gia tăng, tạo nên nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển ở các
quốc gia nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự gia tăng nhanh chóng trên
toàn thế giới, từ mức trung bình hàng năm 142 tỷ USD trong những năm 1985 -1990
lên hơn 385 tỷ USD vào năm 1996, đến năm 2007, FDI đã đạt mức 1900 tỷ USD (
UNCTAD, 2009). Tuy nhiên, năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
khiến cho dòng vốn FDI sút giảm 14% (chỉ còn 1700 tỷ USD) và 1200 tỷ USD vào
năm 2009. Cho đến năm 2010, đã đánh dấu sự gia tăng trở lại của FDI toàn cầu tăng
15% so với năm 2009, FDI tiếp tục gia tăng trong năm 2011 đạt mức 1600 tỷ USD. Tuy
nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm xuống 18% trong năm 2012, giảm từ
1600 tỷ USD xuống còn 1300 tỷ USD và năm 2013 giữ ngang mức tương đương với
năm 2012. Nguyên nhân có thể là do sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng kéo
dài hơn dự kiến và chính sách vĩ mô bất ổn. Năm 2012 cũng là năm đầu tiên ghi nhận
các nước đang phát triển tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn các nước phát triển. Trong đó, tại
khu vực Châu Á tuy sụt giảm khoảng 6,7% nhưng tính chung toàn khu vực thì Châu Á
chiếm 58% lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Riêng tại khu vực Đông Nam
Á, thu hút FDI vào Indonesia và Philippines cũng như ở các nước có thu nhập thấp như
Campuchia, Myanmar và Việt Nam được cải thiện.

Có thể nói, sự biến động nguồn vốn FDI lên xuống theo những thời điểm khác
nhau cũng như khác biệt giữa các khu vực rõ ràng được tác động bởi nhiều yếu tố
trong đó có cả những yếu tố thể chế chính thức và phi chính thức.. Vậy những nguyên
nhân nào thu hút FDI và chúng có tác động như thế nào lên FDI của một số quốc gia
Châu Á? Đó chính là dấu hỏi lớn cần được giải đáp.
Và bài nghiên cứu hướng đến cung cấp một nền tảng lý thuyết về các thể chế phi chính
thức và chính thức tác động lên dòng vốn FDI cũng như các bằng chứng thực nghiệm
dựa vào mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA và mô hình các ảnh hưởng ngẫu
nhiên (REM) với bộ dữ liệu từ 10 quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam) giai đoạn từ
năm 2000 – 2012. Ngoài ra chúng tôi còn đưa thêm bốn biến kiểm soát là: dân số, lao
động ngành công nghiệp, vận chuyển đường sắt và chỉ số kết nối vận tải biển vào mô
2

hình nhằm làm giảm bất cứ tác động nào có thể gây nhiễu cho các nhân tố khác hoặc
việc diễn giải kết quả của nghiên cứu.

Phần tiếp theo sẽ trình bày về một số khái niệm, tổng quan lý thuyết cũng như
bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam về
tác động của các nhân tố lên dòng vốn FDI. Phần 3 liên quan đến phương pháp nghiên
cứu và xử lí số liệu, áp dụng cho 10 quốc gia Châu Á. Phần 4 là nội dung và kết quả
nghiên cứu. Kết luận và đề xuất ý kiến được trình bày ở phần 5.
3

2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm

Theo quan điểm của Hodgson: thể chế là ―hệ thống những quy luật được thiết
lập nhằm xây dựng nên các mối tương tác trong xã hội‖. Thể chế bao gồm: thể chế
chính thức (luật và quy định) và thể chế phi chính thức (văn hoá, cách ứng xử). Vậy thể
chế chính thức và thể chế phi chính thức theo quan điểm các nhà kinh tế học được định
nghĩa như thế nào?
Helmke và Levitsky (2004) cho rằng thể chế chính thức được công khai và hệ
thống hóa, chúng được tạo lập và chấp nhận rộng rãi như những quy tắc chính thức còn
các thể chế phi chính thức được xã hội tạo ra, chia sẻ và thường là bất thành văn. Bên
cạnh đó, quan điểm của Ben Cousins trong tác phẩm ―How Do Rights Become Real?
Formal and Informal Institutions in South Africa’s Land Reform‖ lại cho rằng: thể chế
chính thức được bảo đảm bởi pháp luật, tức là thực thi các quy định bởi nhà nước, trong
khi các thể chế phi chính thức được duy trì theo thỏa thuận.
Như vậy, thể chế phi chính thức là hệ thống bền vững các quan niệm chung và
sự hiểu biết mang tính tập thể nhưng không được hệ thống hóa thành những quy tắc và
chuẩn mực, qua đó tạo nên sự gắn kết và phối hợp giữa các cá nhân trong một xã hội và
phản ánh cấu trúc thực sự của xã hội đó (Scott, 2005). Đại diện cho giá trị chung và
những chuẩn mực không được hệ thống như văn hoá, phong tục, tập quán… một trong
những yếu tố quan trọng của thể chế phi chính thức trong một quốc gia. Văn hoá mang
tính bền vững, ổn định, lâu dài, đồng thời, nó thể hiện chuẩn mực và giá trị của mỗi
thành viên trong xã hội.
Thể chế chính thức đại diện cho cấu trúc của các quy tắc và chuẩn mực được hệ
thống hoá, góp phần định hình những hành vi đúng đắn và tạo điều kiện hình thành kì
vọng cho các hành vi liên quan nhằm tạo nên sự ổn định và trật tự của xã hội. Trong
khi, các thể chế phi chính thức thay đổi từng bước như văn hoá được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thì các thể chế chính thức lại thay đổi linh hoạt hơn ở chỗ chúng là
sản phẩm của ý thức. Thể chế chính thức ra đời như giải pháp cho các vấn đề xã hội.
Các giải pháp nằm riêng lẻ cho đến khi chúng kết tinh thành những quy tắc và chuẩn
mực chính thức ảnh hưởng đến hành vi trong tương lai. Bởi vì, các cá nhân trong xã hội
tuân theo các quy tắc và chuẩn mực này, nên theo thời gian chúng được thừa nhận và
4

thông lệ hoá, sản sinh ra trong những giai đoạn tiếp theo và dần dần được chấp nhận
như những thể chế chính thức. Do đó, như DiMaggio (1988) lập luận, thể chế chính
thức phản ánh động lực và những hành động của các thành viên trong xã hội, vì vậy, để
hiểu biết được thể chế chính thức đòi hỏi phải có sựu hiểu biết logic dựa trên nền tảng
từ các thể chế phi chính thức (North, 1990).
2.1.1. Một số thể chế chính thức

Có 3 loại thể chế chính thức rất quan trọng đối với nhà quản trị đó là: thể chế
điều tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Như một tổng thể, ba thể chế này tạo
thành và xác định trình tự trong tiến trình kinh doanh. Zucker quan điểm rằng ―các thể
chế thường ở trạng thái liên kết‖, mỗi thể chế được ban hành chủ yếu bởi chính phủ
nhằm kiểm soát việc tuân thủ các quy tắc.

2.1.1.1. Thể chế điều tiết

Thể chế điều tiết thiết lập những quy tắc và tiêu chuẩn nhằm giảm bớt rủi ro
trong hoạt động của các tổ chức. Thể chế điều tiết là nền tảng đảm bảo thực hiện và sử
dụng các công cụ quản lý phù hợp (Delia Rodrigo và đồng sự). Trong một bối cảnh đa
cấp, thách thức đối với hầu hết các nước là phân cấp tổ chức phải phù hợp với quyền
hạn và trách nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi khai thác sức mạnh nội sinh và giải quyết
những yếu kém của từng khu vực. Bởi vì, chức năng quan trọng của chính phủ là điều
tiết hoạt động của các tổ chức trong nước và nước ngoài đang hoạt động trên phạm vi
lãnh thổ quốc gia.
2.1.1.2. Thể chế chính trị

Thể chế chính trị xây dựng những quy tắc và tiêu chuẩn mà thông qua đó góp
phần ổn định môi trường thể chế (Powell, 1991). Các thể chế chính trị là hiện thân của
sự chọn lọc các thỏa thuận cụ thể như thể chế chuyên quyền – nơi mà quyền lực chỉ tập
trung vào tay một vài cá nhân và cản trở sự tham gia của các công dân khác, mặt khác,
các thể chế dân chủ chia sẻ quyền lực giữa nhiều cá nhân và khuyến khích sự tham gia
tích cực của các công dân. Nhờ đó, mà chính phủ xác định được bản chất của tiến trình
chính trị, bao gồm phân phối quyền lực trong chính phủ, nơi các cá nhân được phép
tham gia vào, và cách thức để thực hiện các quyền trên.
5

2.1.1.3. Thể chế kinh tế

Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các
quan hệ kinh tế và hành vi sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Thể chế kinh tế
bao gồm những quy tắc, luật lệ được chuẩn hoá và gắn với các chế tài xử lý vi phạm; cơ
chế vận hành nền kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế. Các thể chế kinh tế được thể
hiện rõ ràng trong chính sách tiền tệ và tài khóa của một quốc gia (Fisher,1993) chẳng
hạn như : ―Yếu tố tài chính là một phần trong quá trình tăng trưởng của một quốc gia‖
(Levine & Zervos, 1998).
2.1.2. Một số thể chế phi chính thức

2.1.2.1. Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân:

Chủ nghĩa tập thể dùng để mô tả cách nhìn nhận về mặt đạo đức, chính trị hay xã
hội mà nhấn mạnh đến sự phụ thuộc qua lại giữa con người với nhau và tầm quan trọng
của tập thể chứ không phải là của từng cá nhân riêng lẻ. Về mặt triết học chủ nghĩa tập
thể coi trọng cái tổng thể quan trọng hơn tổng tất cả những cái riêng lẽ.
Không những thế, chủ nghĩa tập thể còn phản ánh mức độ giàu có của dân cư
trong sự bình đẳng, gắn kết giữa các đơn vị trong xã hội. Chủ nghĩa tập thể định hình
cách mà các thể chế thúc đẩy hoặc kìm hãm lợi ích của tổ chức, cá nhân cụ thể liên
quan đến lợi ích của toàn xã hội (Gelfand, Bhawuk, Nishii, & Bechtold, 2004; Triandis,
1995). Nghĩa là vừa đảm bảo lợi ích chung nhưng vẫn phù hợp với hoàn cảnh mỗi cá
nhân.

Ngược lại, với chủ nghĩa tập thể là chủ nghĩa cá nhân có xu hướng coi trọng và
ưu tiên sự độc lập, tự chủ của con người. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ
trương không hạn chế mục đích và ham muốn của mình. Họ phản đối sự can thiệp từ
bên ngoài lên sự lựa chọn của mình - cho dù sự can thiệp đó là từ xã hội, nhà nước,
hoặc bất kỳ một thể chế nào khác. Đặc điểm của thể chế điều tiết và thể chế chính trị
phụ thuộc vào mức độ mà xã hội ưu tiên quyền lợi và sự tham gia của cá nhân vào
chính phủ cũng như nhấn mạnh về lợi ích tập thể so với lợi ích cá nhân.
2.1.2.2. Định hướng tương lai.

Định hướng tương lai phản ánh mức độ mà các kết quả dài hạn được nhấn mạnh
hơn là các kết quả ngắn hạn như việc lập kế hoạch và đầu tư hướng trực tiếp đến kết
6

quả trong tương lai. Trong dự án GLOBE khi nghiên cứu sự khác biệt về văn hóa và tác
động của chúng đến quản lý kinh doanh, các nhà nghiên cứu xác định một nền văn hóa
định hướng tương lai là sự hy sinh những thoã mãn trong ngắn hạn để đạt được thành
công lâu dài và thịnh vượng trong tương lai. Ví dụ như các cá nhân tổ chức từ bỏ việc
chi tiêu ở hiện tại để tiết kiệm cho tương lai. Lần lượt, vốn tích luỹ cung cấp phương
tiện tài chính để đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng trong dài hạn, vì vậy định hướng
tương lai có thể ảnh hưởng đến cả cung và cầu vốn, từ đó định hình các đặc điểm của
thể chế kinh tế quản trị vốn (Feldstein, 1983).
2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hiện tượng kinh tế mang tính quy luật và
không ngừng biến đổi cả về phạm vi và quy mô. Theo Quỹ tiền tệ thế giới IMF định
nghĩa: ―FDI là hình thức đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực
tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ở một quốc
gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp‖.
Còn theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì: đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện
quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã đưa ra khái niệm: ―Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này‖ (Khoản 3, Điều 2). Đến năm 1996,
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài là ―việc các
tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bặc bất kỳ tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này‖.
Như vậy, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh
doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh
doanh này
7

2.2. Các nghiên cứu trên thế giới và châu Á

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nhân tố chiến lược quan
trọng không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, các nền kinh tế thế giới đã khẳng định vai
trò tích cực cũng như tính an toàn của nguồn vốn FDI. FDI được nhận định như một
hình thức đầu tư có sức ảnh hưởng to lớn đối với các nước có thu nhập thấp, một sự đảo
ngược trong dòng vốn này không chỉ tác động trực tiếp lên nhu cầu tài trợ bên ngoài,
mà còn ảnh hưởng đến đầu tư và phát triển (IMF 2010). FDI ưu việt hơn so với vay nợ
và đầu tư ngắn hạn - một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng kinh
tế tại các nước đang phát triển do tỷ lệ vay nợ ngắn hạn quá cao trong khi vốn FDI thì
chỉ chiếm tỷ trọng thấp.
Thập kỉ vừa qua đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kinh ngạc của dòng FDI
chảy vào các quốc gia có thu nhập thấp. Sự dấy lên của dòng vốn đầu vào được giải
thích là do tính thanh khoản toàn cầu phong phú và sự gia tăng trong giá cả hàng hóa,
kết hợp với nền kinh tế ngày càng phát triển cùng những cải cách ở thị trường phương
Đông. Tuy nhiên, hệ quả của suy thoái tài chính toàn cầu đã làm thay đổi hoàn toàn cục
diện trên. Nguồn vốn FDI thu hẹp lại đáng kể, trong khi sự căng thẳng của điều kiện tín
dụng toàn cầu thì không ngừng kìm hãm khả năng tài trợ của các tổ chức đa quốc gia và
làm gia tăng e ngại rủi ro. Khôi phục kinh tế ở các nước phát triển được trông chờ sẽ rất
chậm chạp vì tính thanh khoản toàn cầu giảm và ít phong phú hơn trong những năm sắp
tới. Cạnh tranh giữa những nước đang phát triển để thu hút dòng vốn FDI sẽ trở nên
khốc liệt hơn so với những năm trước đó.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để có thể thu hút FDI ở các nước đang phát
triển, mới nổi và cả những nước phát triển? Phải chăng là những thay đổi trong pháp
luật hoặc những yếu tố về kinh tế, chính trị sẽ tạo điều kiện hấp dẫn FDI hơn? Để trả lời
các câu hỏi đó, nhiều bài nghiên cứu và phân tích đã được các chuyên gia tài chính
cũng như các tổ chức kinh tế thế giới lớn như World Bank, IMF đề xuất. Hầu hết các
nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều cho thấy rằng không chỉ những nhân tố kinh
tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, dự trữ ròng…tác động đến FDI mà còn cả những yếu tố
về thể chế chính trị như tham nhũng, tự do dân chủ và những yếu tố liên quan đến thể
8

chế điều tiết như môi trường đầu tư, chính sách của chính phủ, các rào cản xuất nhập
khẩu…tất cả đều dẫn truyền mạnh mẽ đến dòng vốn FDI đổ vào theo những cách khác
nhau..
Trước hết là những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động của thể chế kinh
tế tới FDI. Luosha Du (2011) đã sử dụng bộ dữ liệu từ 1998-2007 gồm các công ty có
nguồn lực tài chính giàu có và phát hiện ra cách thức mà các thể chế kinh tế ảnh hưởng
đến độ lớn và hướng di chuyển của dòng vốn FDI. Cụ thể hơn, thuế là một yếu tố có
mức độ ưu tiên cao đối với những tập đoàn đa quốc gia, và trong nhiều trường hợp nó
cũng được xem như là một công cụ kinh tế để thu hút FDI (Agostini 2007, Hines 1996).
Cùng quan điểm các yếu tố của thể chế kinh tế có tác động truyền dẫn tới dòng FDI,
Belay Seyoum (2011) đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS với mẫu của 119 nước
trên các khu vực đia lý khác nhau, để đi đến kết luận FDI không chỉ được xác định bởi
các biến thông thường như nguồn tài nguyên, trình độ lao động hay cơ sở hạ tầng của
nước tiếp nhận đầu tư mà nó còn phụ thuộc vào biến rất quan trọng là các thể chế kinh
tế trong việc thu hút dòng chảy đầu tư.
Hoặc tác động của yếu tố lãi suất đến FDI cũng là cả 1 câu chuyện dài đầy thú
vị. World Bank (2010) với một bài nghiên cứu gần đây cho giai đoạn 2003-2007 đã
nhận thấy rằng khi lãi suất trên toàn cầu giảm xuống sẽ dẫn tới hệ quả chi phí đi vay
thấp hơn, điều này đóng góp không nhỏ cho việc tăng thêm 70% nguồn vốn chảy vào
các nước đang phát triển, đặc biết là nguồn vốn FDI. Đồng quan điểm này, Levy,
Yeyati, Ugo Panizza (2007) đã nghiên cứu tác động của chu kỳ kinh tế (business cycle)
và lãi suất (rate of return) ở những nước phát triển (đặc biệt là các nước trong khối
OECD) ảnh hưởng như thế nào đến dòng FDI vào các nước đang phát triển. Sau khi
tổng hợp các dòng FDI từ 3 nguồn lớn (Mỹ, châu Âu và Nhật Bản), bài nghiên cứu chỉ
ra rằng dòng FDI có xu hướng ngược chiều đối với ―output‖ và chu kỳ lãi suất ở trường
hợp của Mỹ và châu Âu, trong khi đó ở Nhật Bản tác động này lại không rõ hay chúng
chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến dòng chảy vốn FDI. Albuquerque et al. (2005)
cũng cho thấy một mức tăng trong lãi suất ở các nước phát triển sẽ dẫn đến mối tương
quan âm và có ý nghĩa thống kê đối với dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát
triển. Kết luận ở trường hợp của Mỹ và Châu Âu là hoàn toàn phù hợp giữa mối quan
hệ kinh tế ngược chiều của mức độ đầu tư trong nước (local investment) và ―dòng vốn
9

FDI‖ – phản ánh khả năng thực hiện hành vi kinh doanh chênh lệch lãi suất- arbitrage
của nhà đầu tư khi đứng trước các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
Song yếu tố thể chế chính trị cũng có những tác động đáng kể trong việc thu hút
dòng FDI đổ vào. Salter và Niswander (1995) dựa trên dữ liệu 29 nước, kết hợp với mô
hình Gray 1988 tìm thấy rằng yếu tố về tôn giáo của một quốc gia có những tác động
đáng kể đến dòng vốn FDI. Một cách tổng quát, các nước có sự điều hành tốt của chính
phủ có xu hướng thu hút nhiều FDI hơn bởi vì nếu điều hành không tốt thì việc đầu tư
sẽ không được bảo hộ (Globerman & Shapiro, 2003) và việc điều hành yếu kém sẽ làm
tăng chi phí và sự bất ổn (Cuervo-Cazurra, 2008). Thông qua một số câu hỏi khảo sát
52 Giám đốc điều hành của các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ
trong năm 2006, Devrim Dumludag (2009) kết luận các yếu tố như các thể chế, ổn định
kinh tế - xã hội là nhân tố giải thích hành vi của dòng vốn FDI ở quốc gia này.
Tại Nga, Mats Nilsson và Patrik Soderholm (2002) khảo sát 32 công ty lâm
nghiệp ở Tây Âu có ảnh hưởng, kết quả cho thấy mặc dù Nga có tài nguyên rừng rộng
lớn nhưng một số yếu tố về thể chế và hệ thống pháp luật không rõ ràng làm họ dè dặt
trong đầu tư. Kostova và Roth (2002) dựa trên bộ dữ liệu gồm 104 công ty con trên 10
quốc gia khác nhau để đưa ra hai tiêu chí mà các công ty đa quốc gia sẽ xem xét khi
đầu tư vào một quốc gia nào đó là: chính sách thể chế của quốc gia này và mối quan hệ
giữa công ty đa quốc gia với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Nghiên cứu của Zulkefly
Abdul Karim (2011) hồi quy bằng mô hình ARDL trên mẫu dữ liệu từ năm 1984 đến
2009 của Malaysia cho rằng việc cung cấp và duy trì chính sách đầu tư tốt là một đóng
góp tích cực trong thu hút FDI giúp tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, một vài phân tích
cũng cho rằng sự điều hành tốt của chính phủ cũng giúp thu hút FDI (Shleifer &Vishny,
1998; World Bank, 2002;Globerman & Shapiro, 2002; Globerman & Shapiro, 2003;
Globerman et al, 2004; La Porta et al, 1997, 1998; Gani, 2007). Đồng thời, một chính
sách vĩ mô đúng đắn có thể tạo ra một sự kích thích chung cho hiệu ứng lan tỏa FDI
đến đầu tư nội địa thông qua việc tăng sản phẩm biên của những cuộc đầu tư mới và tạo
ra môi trường khả dụng cho quá trình truyền bá công nghệ (Mody và Murshid, 2005).
FDI chỉ có tác động lên tăng trưởng khi các nước có lạm phát thấp – ngụ ý sự ổn định
của nền kinh tế vĩ mô (Norris, Honda, Amina và Verdier 2010).
Tiếp đến, nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bảo hộ quyền sở hữu yếu kém ở
các nước nghèo ngụ ý rằng đầu tư nước ngoài có thể không trực tiếp vào các dự án thu
10

hồi vốn lâu, hay tỉ suất sinh lợi ban đầu thấp mà những dòng đầu tư như vậy có thể hữu
ích đối với các nước gặp khó khăn về tài chính (Rajan and Zingales, 1998). Chất lượng
cơ quan nhà nước kém có thể giới hạn tác động qua lại giữa các công ty nước ngoài và
trong nước trong việc thuê mướn lao động. Do đó làm giảm tác động gián tiếp của FDI
(Antras, 2003). Norris, Honda, Amina và Verdier (2010) cũng đồng tình với mối quan
hệ này giữa FDI và chất lượng định chế nhà nước.
Tài liệu về các yếu tố của thể chế điều tiết tác động đến FDI tranh luận rất nhiều
về vấn đề tham nhũng, theo đó, chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia (MNEs) chịu ảnh
hưởng rất lớn từ vấn đề tham nhũng. Một số nghiên cứu cho rằng tham nhũng ngăn cản
FDI vì điều này phản ánh việc điều hành yếu kém của chính phủ, tính không minh
bạch, làm tăng chi đối với các công ty nước ngoài như việc hối lộ để lộ trình đăng ký
kinh doanh, thủ tục giấy tờ thuận lợi hơn… Đặc biệt, hiện tượng tham nhũng là trầm
trọng ở các nước quá độ và có rất nhiều tác giả cho rằng sự xuất hiện có nó chính là rào
cản nghiêm trọng nhất cho FDI (Resmini 2000, Hellman, Jones and Kaufmann 2002,
Bevan and Estrin 2004,Caetano 2005).
Nhìn chung, những bài, chưa có được sự đồng lòng trong nghiên cứu giữa các
tác giả cũng như thiếu tính xây dựng về mặt nội dung. Có những phân tích thực nghiệm
chỉ kiểm tra đại khái trên một số ít quốc gia, chưa có tính đại diện cao về mặt tổng thể.
Song những bài nghiên cứu nghiên cứu trên chỉ đơn thuần tập trung đi sâu phân
tích vào những vấn đề cụ thể, những vấn đề rất riêng về một khía cạnh nào đó chưa
mang tính bao quát. Và nghiên cứu của R. Michael Holmes, Jr., Toyah Miller, Michael
A. Hitt and M. Paz Salmador (2011) được đánh giá cao khi khái quát được những thể
chế khác nhau tác động đến FDI trên mẫu 50 quốc gia được chọn bởi chúng không
đồng nhất về mặt địa lí và kinh tế. Các quốc gia này gồm 21 nước ở châu Âu, 15 nước
ở châu Á, 9 nước ở phía Bắc, Nam, hoặc Trung tâm của nước Mỹ, 3 nước ở châu Phi và
2 nước trên lục địa của Úc, đã cung cấp mẫu gồm nhiều định chế và văn hóa đa dạng,
phong phú. Ngoài các nước phát triển, mẫu dữ liệu cũng bao gồm một số nền kinh tế
mới nổi, như Brazil, Nga, Ấn độ, và Trung Quốc (được gọi chung là nước BRIC;
O’Neill, 2001), và một vài nước đang phát triển nhưng chậm hơn gồm Nigeria,
Slovenia, và Romania. Sử dụng tổng cộng có 450 quan sát quốc gia-năm (nghĩa là dữ
liệu có 9 năm) bài nghiên cứu tiến hành phương pháp đo lường mới và hồi quy dữ liệu
bảng cho ba loại hình thể chế chính thức quan trọng, giữ vai trò khác nhau đối với thu
11

hút dòng vốn FDI. Đây là nghiên cứu đầu tiên giải thích về mặt lý thuyết lẫn thực
nghiệm cơ chế truyền dẫn của các thể chế phi chính thức lên thể chế chính thức và từ
thể chế chính thức đến FDI.
Như vậy, thông qua các nghiên cứu này đã giúp các nhà điều hành chính sách có
nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tiếp cận để đạt được mục tiêu thu hút FDI của quốc
gia.
2.3. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và thể chế chính thức tới dòng vốn
FDI

2.3.1. Mối quan hệ giữa thể chế phi chính thức và dòng vốn FDI

2.3.1.1. Chủ nghĩa tập thể có mối quan hệ đồng biến với việc kiểm soát hoạt
động của các tổ chức kinh doanh trong một quốc gia của thể chế
điều tiết

Theo Zucker (1987), trong một xã hội các thể chế đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong nhiều vấn đề như tạo thành và phân phối của cải, sự nhàn rỗi, địa vị xã hội
và việc sử dụng các nguồn lực. Chính vì vậy, mà thể chế điều tiết tồn tại để xây dựng
và thiết lập các nguyên tắc kiểm soát và điều khiển hoạt động của các tổ chức kinh
doanh. Ví dụ như các nhà chức trách thông qua việc ban hành các quy định để giám sát
hoạt động này trong khi đó lại không can thiệp đối với hành động khác nhằm thể hiện
mục tiêu, sự quan tâm và ưu tiên của họ cho lĩnh vực nào (Hillman & Keim, 1995).
Bằng cách này các nhà chức trách có thể sử dụng thể chế điều tiết để kiểm soát một số
nguồn lực quốc gia.
Chủ nghĩa tập thể tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thể chế điều tiết nhằm
kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức trong nước. Xã hội tập thể thường nỗ lực
tiêu chuẩn hoá hành vi cá nhân để đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực xã hội và đánh
giá việc tuân thủ các chuẩn mực đó. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các cá
nhân trong xã hội tập thể thường chi phối hoạt động kinh doanh bằng cách đưa ra các
quy tắc, điều luật và nhấn mạnh vai trò của chính quyền. Như Salter và Niswander
(1995) thì chủ nghĩa tập thể khuyến khích phát triển các quy định về sự minh bạch, rõ
ràng và chính xác của các báo cáo tài chính.
12

Morris, Avila và Allen (1993) nhận thấy rằng xã hội tập thể thường quan tâm
đến nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân cũng như sự hoà hợp, thiện chí giữa các thành
viên trong một xã hội. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khác biệt giữa các thành viên trong
nhóm và giữa các nhóm với nhau, thậm chí đôi khi thành viên trong nhóm lại xung đột
với thành viên ngoài nhóm về quyền lợi nếu hành vi đó mang lại lợi ích cho toàn nhóm.
Do đó, thể chế điều tiết được thiết lập để kiểm soát hành vi của các cá nhân và thúc
đẩy sự tin tưởng, gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong một tổ chức, xã hội. Như
vậy, thể chế điều tiết cung cấp trật tự, sự ổn định và tin tưởng lẫn nhau trong tương tác
xã hội khi mà kỷ luật không thể thực hiện được điều này. Đặc biệt, Tinsley (1998,2001)
tìm được các bằng chứng cho thấy tập thể thích dựa vào các quy định, điều luật để giải
quyết xung đột lợi ích khi giao dịch kinh tế.

Ngược lại, với chủ nghĩa tập thể là khuynh hướng tập trung vào lợi ích cá nhân.
Một xã hội theo chủ nghĩa tập thể đề cao lợi ích cộng đồng trong khi một xã hội theo
chủ nghĩa cá nhân thì thường ủng hộ sự độc lập, tính tự chủ của mỗi cá nhân hơn là phụ
thuộc vào tập thể, đánh giá cao thành tựu cá nhân hơn lợi ích nhóm (Newburry &
Yakova, 2006), và thích đa dạng hơn là tiêu chuẩn hoá. Như vậy, chủ nghĩa cá nhân
miễn cưỡng khi phải chấp nhận và hỗ trợ chặt chẽ hoạt động của thể chế điều tiết.
Trong khi đó đối với một xã hội tập thể thì lợi ích số đông, lợi ích nhóm là quan trọng
nhất sẽ tạo nên một nền tảng vô cùng vững chắc cho những chính sách của thể chế điều
tiết. Do đó, sự kiểm soát của thể chế điều tiết lúc này sẽ trở nên chặt chẽ hơn, mạnh mẽ
hơn vì được xây dựng trên một nền tảng thống nhất. Vì vậy, bài nghiên cứu hy vọng
rằng chủ nghĩa tập thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thể chế điều tiết và
thể chế điều tiết sẽ vững mạnh hơn trong một xã hội với nền văn hoá tập thể so với nền
văn hoá cá nhân.
2.3.1.2. Chủ nghĩa tập thể có mối quan hệ nghịch biến với thể chế chính trị
dân chủ.

―Ăn sâu vào nền văn hoá dân tộc‖, các thể chế chính trị giúp định hình sự thay
đổi thể chế trong tương lai. Cụ thể, các thể chế chính trị đưa ra một khuôn khổ gây ảnh
hưởng đến sự thay đổi và phát triển của các thể chế khác bằng việc tác động đến nhận
thức các thành viên trong xã hội về những thay đổi có thể xảy ra, mức độ cần thiết của
chúng và làm thế nào để chúng được thông qua (DiMaggio, 1998). Các thể chế chính trị
13

cũng phân phối quyền lực trong một xã hội vì hầu như nó chỉ đại diện cho lợi ích của
những người cầm quyền. Như luật lệ bầu cử, các quy định pháp luật và nội dung của
các điều luật không chỉ xác lập quyền lực của các chính trị gia mà còn của mỗi công
dân. Ví dụ, xây dựng luật pháp nhằm xác định quyền chính trị và tự do của công dân,
hơn nữa theo Matten & Crane (2005) cho rằng thể chế chính trị còn vạch ra cách thức
mà các công dân có thể tham gia tích cực vào xây dựng thể chế.
Trong xã hội chủ nghĩa cá nhân, mỗi cá nhân được xem là tế bào chủ yếu và
quan trọng nhất. Thay vì tuân theo các quy định của chính phủ, họ thường có xu hướng
ủng hộ ―quyền tự chủ, độc lập, tự do‖ và hầu như không phụ thuộc vào chính quyền.
Như vậy, xã hội theo chủ nghĩa cá nhân thường chú trọng, quan tâm nhiều hơn vào các
cơ hội để các cá nhân tham gia vào tiến trình chính trị. Thật vậy, Gelfand, Triandis &
Chan (1996) nhận ra rằng giá trị cá nhân phần lớn mâu thuẫn với thể chế chính trị
chuyên quyền mà thuần hoá lợi ích cá nhân và yêu cầu cao về sự bằng lòng và phục
tùng cho nhà nước. Do đó, tính dân chủ của mỗi cá nhân sẽ bị lu mờ, phải bỏ đi những
lợi ích cá nhân để phục tùng cho những mục tiêu chung. Vì vậy, thể chế chuyên quyền
khó tồn tại trong một xã hội mang tính cá nhân mạnh mẽ. Ngược lại, sự tham gia mạnh
mẽ của một công dân trong tiến trình chính trị phần nào mâu thuẫn với bản chất của xã
hội tập thể - nơi nhấn mạnh lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Thêm vào đó,
những cá nhân theo chủ nghĩa tập thể hầu như có cái nhìn rộng lượng đối với những ý
định và động cơ của các cá nhân khác để ngầm bằng lòng với các nhà chức trách và
chấp nhận sự giám sát, xử phạt để đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực chung. Ngoài
ra, những sáng kiến cá nhân không được đánh giá cao và sự lệch lạc trong quan điểm
hoặc hành vi thường bị trừng trị. Những điều kiện này cùng với bản chất phân mảng
từng phần của hầu hết các xã hội tập thể, thường làm giảm sức mạnh của các tổ chức
đối lập để hình thành các nhà chính trị gia, qua đó cung cấp cho họ quyền tự quyết để
củng cố và tập trung quyền lực (Persson, 2002). Vì vậy, thể chế chính trị dân chủ ít phổ
biến hơn trong xã hội chủ nghĩa tập thể và phổ biến hơn trong xã hội với nền văn hoá
mang tính cá nhân mạnh mẽ.
14

2.3.1.3. Định hướng tương lai có mối quan hệ đồng biến với thể chế kinh tế,
thúc đẩy đầu tư vốn của các tổ chức trong nước.

Lý luận về thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng trải qua nhiều thời kỳ
lịch sử và cho đến nay tiếp tục được hoàn thiện, phát triển dựa trên nhiều học thuyết, tư
tưởng khác nhau. Theo Levin, Loayza & Beck (2000) các thể chế kinh tế của một quốc
gia tạo điều kiện khuyến khích các trung gian tài chính có năng lực như ngân hàng luôn
đảm bảo nguồn vốn sẵn có, do đó tác động nguồn vốn đầu tư vốn của các cá nhân và tổ
chức. Cụ thể, thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hoặc cả hai, chính phủ
có thể tác động đến các nguồn vốn đầu tư, điều tiết nền kinh tế theo ý muốn chủ quan
hoặc khách quan nhằm đem lại lợi ích tối đa cho xã hội.
Chính sách tiền tệ là tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của ngân hàng
trung ương nhằm góp phần đạt được các mục tiêu vĩ mô thông qua việc chi phối dòng
chu chuyển tiền và khối lượng tiền. Chính sách tài khóa là chính sách thu chi của Chính
phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách liên quan tới vấn đề thặng dư hay thâm hụt
hàng năm trong ngân sách chính phủ (Fischer, 1993). Sử dụng những công cụ này,
chính phủ có thể tác động đến nguồn cung và cầu về vốn.
Thể chế kinh tế có thể khuyến khích các khoản đầu tư vốn bằng cách tăng vốn
khả dụng cho các cá nhân và tổ chức. Cụ thể, họ phải duy trì một lượng cung tiền đầy
đủ để đảm bảo nguồn vỗn sẵn có sẵn có cần thiết để tài trợ cho các quỹ đầu tư. Theo
Gali (1992) thì khi tăng cung tiền, lãi suất tất nhiên giảm mà một sự giảm trong lãi suất
sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn và làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt,
qua đó khuyến khích đầu tư (Romer,1992). Mặc khác, khuynh hướng đánh giá và phản
ứng lại các ưu đãi đầu tư phụ thuộc một phần vào mức độ mà xã hội chú trọng đến kết
quả trong dài hạn.
Ngoài chính sách tiền tệ thì định hướng tương lai cũng được phản ánh rõ trong
chính sách tài khóa. Khi nguồn vốn hữu dụng giảm (ví dụ, do suy thoái kinh tế), định
hướng tương lai của xã hội có khả năng đánh giá thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn.
Thâm hụt ngân sách có thể khiến cho các chính phủ bù đắp bằng cách bơm tiền nhiều
hơn vào khu vực tư nhân hơn là thông qua thuế. Tuy nhiên, giảm thuế cũng cho phép
các cá nhân và tổ chức tăng lợi nhuận giữ lại và có thể tái đầu tư nhiều hơn từ các
khoản lợi nhuận này nhằm tăng nguồn vốn khả dụng. Thông thường các chính phủ phải
15

vay nợ để trang trải các khoản thâm hụt trong ngân sách. Khi vay trong nước (ví dụ, từ
các cá nhân và các tổ chức địa phương), họ thường phân bổ một phần vốn này cho khu
vực tư nhân (Feldstein, 1983; Fischer, 1993). Đồng thời, thông qua các khoản chi cho
các đơn vị trong nước, chính phủ đã tạo một nguồn cung ổn định, có tính thanh khoản
trên thị trường. Ngoài ra, chính phủ đôi khi tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng vay nợ
nước ngoài.
Không những thế, định hướng tương lai của xã hội có khả năng đánh giá hiệu
quả của các thể chế kinh tế, thông qua đó thúc đẩy chính sách tài khóa hiệu quả hơn,
bởi vì chúng tạo điều kiện cho các khoản vốn đầu tư bằng cách đảm bảo rằng các cá
nhân, tổ chức có thể tiếp cận với các nguồn lực tài chính cần thiết để tài trợ cho nhu cầu
đầu tư. Thật vậy, Brodbeck và cộng sự (2002) nhận thấy rằng định hướng tương lai của
một xã hội đánh giá cao này những cơ hội tạo ra các nguồn vốn đầu tư cần thiết mà ưu
tiên cho việc tăng trưởng, phát triển kinh tế và các kết quả trong dài hạn. Về bản chất,
các khoản đầu tư khá tốn kém và có tầm nhìn xa, chính vì thế mà nguồn cung cấp vốn
sẵn có là cần thiết để tài trợ cho chúng.
Sau khi xem xét tác động của các thể chế phi chính thức lên các thể chế chính
thức, bây giờ chúng ta chuyển sang thảo luận về cách thức mà thể chế chính thức tác
động đến dòng vốn FDI, là yếu tố phản ánh sự hấp dẫn của môi trường thể chế của một
nước đối với các nhà quản trị của công ty đa quốc gia (Pajunen, 2008).
2.3.2. Mối quan hệ giữa thể chế chính thức và dòng vốn FDI đổ vào.

2.3.2.1. Thể chế điều tiết thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát hoạt động của
các công ty sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI.

Thể chế điều tiết là công cụ đắc lực giúp chính phủ quản lý, kiểm soát hoạt động
của các công ty trong và ngoài nước. Vì vậy, khả năng kiểm soát của thể chế điều tiết
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị MNE khi quyết định đầu tư vào
một quốc gia. Paujnen (2008) đưa ra quan điểm rằng quyết định đầu tư FDI phản ánh
đánh giá của các MNE về những cơ hội đầu tư sẵn có trên thị trường cũng như sự hỗ trợ
hoặc hạn chế từ môi trường đầu tư của một quốc gia. Thông thường, các nhà quản trị
MNE sẽ chú trọng đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bởi vì điều này
tác động đến mức tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư mà họ kiếm được. Do đó, chính phủ
có thể ban hành các chính sách tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như
16

cung cấp và thúc đẩy hàng hóa công, xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đưa
ra các chính sách đầu tư nhất quán, công khai, minh bạch nhằm tạo một môi trường đầu
tư thuận lợi cũng như ban hành những điều luật về bảo vệ tài sản nhà đầu tư. Những
hành động tích cực này của chính phủ có thể quảng bá một môi trường đầu tư hấp dẫn,
thân thiện góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn thế nữa, các
chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế, ưu đãi tài chính và các ưu đãi
khác) cũng là một trong những công cụ mà nhiều nước sử dụng để tăng cường thu hút
FDI. Các ưu đãi này góp phần tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư, giảm chi phí
hoặc hạn chế được rủi ro. Thông thường, các chính sách này được áp dụng riêng cho
một hoặc một số doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực hay địa bàn nào
đó mà chính phủ muốn khuyến khích đầu tư để đạt được mục tiêu quốc gia như chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ hay muốn khuyến khích chuyển giao
công nghệ cao. Như vậy các ưu đãi đầu tư có thể giúp các nước tăng cường thu hút FDI
vào những vùng trọng điểm kinh tế.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng ban hành những quy định thông
thoáng, những chính sách khuyến khích thu hút FDI như trên. Điều này dẫn đến hệ quả
những quốc gia đưa ra quy định thắt chặt sẽ làm hạn chế môi trường đầu tư, kém hấp
dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, Ballard, Shoven & Whalley (1985)
nhận thấy các khoản thuế giá trị gia tăng cố định có thể dẫn các doanh nghiệp và cá
nhân đầu tư ít hơn hoặc di chuyển đầu tư đến các địa điểm có các chính sách ưu đãi về
thuế hoặc mức thuế suất thấp hơn. Bên cạnh đó, kết cấu cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ,
nguồn nhân lực trình độ thấp, hệ thống pháp luật hay thay đổi, thiếu tính nhất quán, thủ
tục đầu tư rườm rà cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút trong thu hút
FDI ở một số nước. Ngay cả khi một quốc gia có hệ thống cơ sơ hạ tầng phát triển,
nguồn nhân công rẻ dồi dào tuy nhiên nếu như hệ thống pháp luật có những qui định
cản trở việc thành lập và hoạt động của MNE thì dù môi trường có hấp dẫn bao nhiêu
cũng khó lòng mà thu hút được các nhà quản trị MNE đổ vốn vào. Do đó nếu chính phủ
can thiệp, kiểm soát quá chặt chẽ thì sẽ giới hạn quyền tự do hoạt động của MNE, giảm
lợi nhuận và đương nhiên họ sẽ chuyển qua tìm những môi trường đầu tư thuận lợi hơn,
mở cửa hơn và nhiều ưu đãi hơn. Điều này, cuối cùng dẫn đến sự sụt giảm trong dòng
vốn FDI của quốc gia đó.
17

Chính phủ có thể cải thiện môi trường đầu tư trở nên thuận lợi hơn hay khó khăn
hơn là tùy vào những chính sách được ban hành theo định hướng của quốc gia đó. Việc
chính phủ kiểm soát cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của MNE như hạn chế quyền
sở hữu nước ngoài, không cho phép các công ty nước ngoài nắm giữ toàn bộ quyền sở
hữu các công ty con hay kiểm soát tiền lương, giá cả làm hạn chế sự linh hoạt của các
MNE và đẩy họ vào điều kiện thị trường không thuận lợi. Quy định này có thể làm tăng
ưu thế và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước khi đối mặt với thị trường nước
ngoài nhưng lại hạn chế quyền lựa chọn dịch vụ và hàng hóa của người tiêu dùng trong
nước. Kết quả là, các nhà quản trị công ty đa quốc gia thường chú trọng đầu tư vào
quốc gia có môi trường thể chế thúc đẩy sự tự do và mở cửa (Globerman & Shapiro,
2003).
Bởi vì chính phủ có thể duy trì quyền lực mà không cần sự hỗ trợ cho các nhà
quản trị nước ngoài, nên quy định của các thể chế phần lớn bảo hộ quyền lợi các công
ty trong nước hơn là công ty nước ngoài. Năm 1986, Teece lo ngại rằng khi thể chế
điều tiết được thiết lập để cung cấp cho chính phủ quyền kiểm soát lơn hơn, các MNE
phải chịu rủi ro đạo đức tăng lên đặc biệt là sau khi dự án đầu tư của họ đã được thực
hiện. Vì vậy, theo quan điểm của Delios & Beamish (1999) thì các nhà quản trị nên cố
gắng tránh các cam kết nguồn lực lớn, lâu dài khi những quy định về thể chế không tạo
nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, thể chế điều tiết mà thúc đẩy
môi trường kinh doanh thân thiện, có nhiều ưu đãi chính là tạo điều kiện thu hút nguồn
vốn FDI để xây dựng đất nước.
2.3.2.2. Thể chế chính trị dân chủ có mối tương quan dương với dòng FDI

Các nhà quản trị các công ty đa quốc gia thường khuyến khích chính phủ thông
qua những chính sách có lợi cho doanh nghiệp họ. Các thể chế chính trị cung cấp một
con đường mà thông qua đó các nhà quản trị MNE có thể tác động đến quyết định của
các quan chức chính phủ và nhận được sự công bằng thậm chí là ưu đãi ( Boddewyn,
1998, Hillman & Hitt, 1999). Kết quả là, các nhà quản trị các công ty đa quốc gia sẽ
thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp với các quan chức chính quyền địa phương.
Hillman & Keim (1995) cho rằng có lẽ vì quan chức chính phủ hoạt động trong
hệ thống dân chủ dựa vào sự ủng hộ của số đông, điều này càng phổ biến trong nền
kinh tế lớn mạnh nên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và chính phủ trong hệ thống
18

này thường xuyên hơn, thân thiện hơn trong hệ thống chuyên quyền. Ngoài ra, hệ thống
chính trị dân chủ thường minh bạch hơn, một phần nhờ vào việc có số lượng lớn các
bên tham gia đóng góp ý kiến có trình độ, kiến thức, nắm bắt được tình hình. Những thể
chế chính trị nào càng minh bạch thì nó sẽ càng giảm được sự bất ổn trong nền kinh tế,
cho phép các MNE thực hiện hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu cũng như
những ưu đãi từ chính phủ, từ đó gia tăng khả năng tương thích với các cơ quan chính
phủ nước nhận đầu tư. Điều này cũng chính là lý do mà các nhà đầu tư nước ngoài xác
định và lựa chọn đầu tư vào quốc gia nào, quy mô vốn ra sao cũng như thời gian đầu tư
bao lâu? Hơn nữa, các thể chế điều tiết không chỉ thúc đẩy lợi ích của các công ty đa
quốc gia mà còn thúc đẩy lợi ích của mỗi công dân thì sẽ khuyến khích họ đóng góp
cho chính phủ nhiều hơn vào thị trường lao động, làm gia tăng số lượng và chất lượng
nguồn nhân công.
Ngược lại, việc tập trung quyền lực trong một vài cá nhân cho phép các quan
chức chính phủ tư lợi và thao túng vì lợi ích cá nhân đặc biệt khi sự kiểm tra, luật pháp
và công bằng yếu kém. Những điều kiện này có thể tạo ra kém hiệu quả, dựng nên
nhiêu rào cản đối với hoạt động kinh doanh và đổi mới đất nước, phản ánh việc sử dụng
nguồn lực quốc gia một cách lãng phí tạo nên những điều kiện bất ổn định và khó dự
đoán trong môi trường thể chế, thường khiến cho thể chế mất hiệu lực. Đến lượt mình,
các nhà quản trị các công ty đa quốc gia có khả năng sẽ hạn chế đầu tư vào những quốc
gia theo thể chế chính trị chuyên quyền.
Vì vậy, Temple (1999) nhận thấy trong khi sự ổn định thể chế chính trị có thể
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài thì sự bất ổn tiềm tàng
gắn liền với chế độ chính trị phi dân chủ có thể góp phần làm giảm đầu tư nước ngoài
(Chan & Makino, 2007).
2.3.2.3. Các thể chế kinh tế đẩy mạnh đầu tư vốn cho các tổ chức trong
nước có mối quan hệ ngược chiều với việc thu hút FDI.

Trên thực tế các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khuyến khích nguồn
vốn sẵn có cho các nhà đầu tư trong nước vẫn không tránh khỏi ảnh hưởng đến các
công ty đa quốc gia nước ngoài ngay cả khi chính sách này không có ý định hướng đến
các công ty này. Chính sách tiền tệ nếu cứ liên tục bảo hộ các nhà đầu tư trong nước
tiếp cận với nguồn vốn thì có thể làm giảm tính hấp dẫn đối với các nhà quản trị MNE.
19

Burdekin & Weidenmier (2001), Romer (2000) cho rằng việc duy trì cung tiền cao và
lãi suất thấp làm giảm giá trị đồng nội tệ. Nhưng khi đồng nội tệ mất giá lại làm tăng
giá trị của các công ty nước ngoài so với các công ty trong nước thì lúc này lạm phát
cũng tăng cao sẽ làm giảm lợi nhuận mà các MNE sẽ chuyển về nước. Thông thường
các MNE nhằm giảm mối lo ngại thông qua phòng ngừa rủi ro và điều chỉnh giá, nhưng
cả hai đều làm tăng sự phức tạp, cản trở dòng vốn FDI chảy vào. Do đó việc đồng nội tệ
mất giả thường không khuyến khích các MNE xâm nhập vào thị trường nước đó. Vì
vậy, chính sách tỷ giá hối đoái thường ảnh hưởng đến giá cả tài sản, giá trị các khoản
lợi nhuận của các MNE ở nước nhận đầu tư cũng như năng lực cạnh tranh của các hàng
hóa xuất khẩu. Thường thì, một nước theo đuổi chính sách đồng tiền yếu sẽ có lợi trong
việc thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa.
Song các chính sách tài khoá xúc tiến đầu tư trong nước bằng cách đảm bảo
nguồn vốn sẵn có cho các công ty trong nước dẫn đến hệ quả làm giảm đi sự thu hút đối
với các MNE. Điển hình như, khi chính phủ sử dụng chính sách tài khóa để cung cấp
vốn cho các công ty trong nước có thể dẫn đến thiếu hụt vốn để cung cấp cho hoạt động
ưu đãi tài chính nhằm thu hút FDI từ các MNE. Theo English (1996) và Oates (1999)
việc ngân sách thâm hụt thường xuyên sẽ làm gia tăng chi phí lãi vay và rủi ro vỡ nợ
của chính phủ đặc biệt nếu nợ vay chủ yếu từ nước ngoài. Vay nợ nước ngoài có thể
làm giảm sự đầu tư của chính phủ vào khu vực tư nhân bởi vì một số quyền lợi được
giành cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ cung cấp vốn (Sach, 1989). Hơn nữa, việc
phát hành một số loại trái phiếu của chính phủ để gia tăng vốn đầu tư có thể cam kết
mua lại góp phần tạo ra tính thanh khoản cao hơn trong khoảng thời gian tiếp theo
(Holmstrom & Tirole, 1998). Vì vậy, các thể chế kinh tế ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho
các công ty trong nước có thể giảm nguồn vốn FDI chảy vào.
2.4. Thực trạng thu hút FDI của các nƣớc Châu Á

Vấn đề khủng hoảng nợ ở Mỹ và Châu Âu đang trở thành một dấu hiệu tất yếu
của sự mất dần vị thế thống trị của các nước phương tây. Trong khi nhiều người tin
rằng rất lâu nữa sự thật này mới xảy ra, tuy nhiên gần đây nghiên cứu của Citi
Investment đã chỉ ra sự biến đổi lớn này đang diễn ra từng ngày từng giờ.
20

Hình 5. Tỷ trọng trong GDP danh nghĩa thế giới

Nguồn: CIRA
Nhìn vào đồ thị hình 1 ta thấy, nền kinh tế các nước mới nổi ở Châu á (không
bao gồm Nhật Bản) có thể lớn hơn cả Mỹ và Châu Âu vào khoảng năm 2015 bởi trong
khi thị phần của Mỹ và các nước châu Âu đang dần nhỏ lại thì thị phần của các nước
Châu Á trong đó có Trung Quốc lại tăng đáng kể trong khoảng 10 năm tới.
Theo nhiều nghiên cứu nhận thấy sự phát triển thần kỳ của một số quốc gia Châu
Á phần lớn nhờ vào những cải cách trong chính sách điều hành, quản lý nền kinh tế của
chính phủ cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.4.1. Tình hình thu hút FDI của một số quốc gia Châu Á

2.4.1.1. Thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới của UNCTAD 2006 với nhan đề: ―FDI từ các nền
kinh tế đang phát triển và chuyển đổi: Ý nghĩa đối với phát triển‖ đưa ra nhận xét rằng
năm 2005 FDI vào Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á và kể cả Châu Đại dương đạt tới
một đỉnh cao mới là 165 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2004. Và UNCTAD đã nhận
định rằng Châu Á là khu vực thu hút FDI lớn nhất so với các khu vực đang phát triển
khác và trở thành một địa điểm lý tưởng để đầu tư trong vài năm tới, trong đó: Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là 5 trong 15 địa điểm
thu hút FDI nhiều nhất. Còn theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006 của Liên Hợp Quốc
(LHQ) cho rằng khu vực này đã trở nên hấp dẫn hơn đối với các dòng FDI nhằm mục
đích tìm kiếm thị trường là nhờ vào duy trì được tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế
21

cao. Không những thế, khu vực này còn trở thành một điểm nóng về đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ cao và dịch vụ tài chính của các công ty xuyên quốc gia.

Hình 6. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dƣơng: Các dòng FDI vào khu
vực và tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn cố định, 1995-2005

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006


So với các quốc gia trong khu vực cũng như các nước đang phát triển trên thế
giới, thì Trung Quốc là nước đứng đầu trong việc thu hút, tiếp nhận FDI. Các dòng FDI
đổ vào nước này tăng lên 72 tỷ USD, riêng nguồn vốn FDI phi tài chính chiếm 60 tỷ
USD và các dòng FDI rót vào dịch vụ tài chính tăng lên đến 12 tỷ USD do chịu sự chi
phối của những khoản đầu tư lớn vào các ngân hàng Trung Quốc. Hồng Kông (Trung
Quốc) và Singapore giữ vị trí thứ hai và thứ ba trong khu vực về mức độ thu hút FDI
(lần lượt là 36 tỷ USD và 20 tỷ USD). Một số nước ASEAN cũng thu hút được một
lượng FDI đổ vào đáng kể. Ví dụ, các dòng vốn FDI đổ vào Inđônêxia tăng 177% lên
tới 5.3 tỷ USD và chính việc sáp nhập và mua bán các công ty xuyên quốc gia với quy
mô lớn, như trường hợp công ty Philip Morris mua công ty Sampoerna, chính là một
trong những nguyên nhân tao ra sự tăng vọt này. FDI vẫn có chiều hướng tiếp tục gia
tăng ở Đông Nam Á, đặc biệt ở các nước có mức chi phí tương đối thấp. Riêng đối với
Việt Nam, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006 do Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố thì
dòng FDI vào nước này tiếp tục tăng, tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế với tổng
lượng FDI tiếp nhận năm 2005 vượt quá 2 tỷ USD. Sự gia tăng về FDI cho thấy các nhà
đầu tư tin tưởng vào tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ trở
nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nếu nước này nâng cao cơ sở hạ
22

tầng và phương tiện viễn thông tốt hơn cùng với đào tạo một lực lượng lao động có
trình đồ chuyên môn cao, lành nghề cũng như các chính sách phát triển công nghệ quốc
gia mạnh mẽ hơn. Còn đối với Ấn Độ thì triển vọng thu hút FDI rất sáng sủa trong
những năm gần đây.
23

Hình 3. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á: Các dòng FDI, 10 nền kinh tế hàng đầu,a
2004-2005 (Tỷ USD)
Dòng FDI vào
80
72.3
70

60

50 46.7

40 3435.9
30
20.1
20 14.5
7.7 7.2
10 5.5 6.6 4.6 4 3.7
1.4 1.1 2.2 1.6 2
0
China Hong Sigapore Korea India Malaysia Thailand Pakistan VietNam
Kong

2004 2005

Dòng FDI ra
50 46.7
45
40
35 32.6
30
25
20
15 11.3
8.5
10 7.1 6
5.5 4.74.3 3.43.1
5 1.8 2.1 3 2 1.4 0.6 0.2
0

2004 2005

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006


Khu vực này ngày càng thu hút nhiều nguồn vốn FDI ―chất lượng cao‖ đầu tư
vào các hoạt động đòi hỏi hàm lượng trị thức và giá trị gia tăng cao. Điển hình như,
Hãng Intel đang mở rộng các cơ sở lắp ráp và thử nghiệm ở Trung Quốc, Malaixia và
có kế hoạch đầu tư 300 triệu USD để xây dựng một nhà máy linh kiện bán dẫn đầu tiên
24

tại Việt Nam. Còn Trung Quốc, FDI trong ngành chế tạo ngày càng hướng vào các
công nghệ tiên tiến như Hãng Airbus có kế hoạch xây dựng một dây chuyền lắp ráp
máy bay A320 ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006 cũng đã chú ý tới hiện tượng các nước
đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trở thành những nguồn FDI đáng kể cũng
như những xuất hiện gần đây của các công ty đa quốc gia ở khu vực này
(UNCTAD/PRESS/PR/2006/027). Theo thống kê, Đông Á và Đông Nam Á là nơi tập
trung gần 4/5 trong số 100 công ty xuyên quốc gia hàng đầu đến từ các nước đang phát
triển như các công ty của Singapore hay Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
25

Bảng 10. 10 công ty phi tài chính xuyên quốc gia lớn nhất từ các nƣớc Châu Á
đang phát triển, đƣợc xếp hạng theo tài sản nƣớc ngoài, 2004 (Triệu USD)
Tài sản Doanh thu
Nền kinh tế Nước Nước
Công ty Ngành Tổng Tổng
xuất xứ ngoài ngoài
Hutchison Hong Kong,
Whampoa Limited Trung Quốc Đa ngành 67638 84162 11426 23080
Petronas - Khai thác, lọc và
Petroliam Nasional phân phối dầu
Bhd Malaxia lửa 22647 62915 10567 36065
Singtel Ltd. Singapore Viễn thông 18641 21626 5396 7722
Samsung
Electronics Co., Thiết bị điện và
Ltd. Hàn Quốc điện tử 14609 66665 61524 70184
CITIC Group Trung Quốc Đa ngành 14452 84744 1746 6413
Thiết bị điện và
LG Electronics Inc. Hàn Quốc điện tử 10420 28903 36082 41782
China Ocean
Shipping (Group) Vận tải đường
Company Trung Quốc biển 9024 14994 4825 11293
Jardine Matheson Hong Kong,
Holding Ltd. Trung Quốc Đa ngành 7141 10555 5830 8988
Formosa Plastic Đài Loan, Hóa chất công
Group TQ nghiệp 6968 58023 6995 37738
Hyundai Motor
Company Hàn Quốc Ô tô 5899 56387 15245 51300
Nguồn: UNCTAD, Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006
2.4.1.2. Tình hình thu hút FDI ở một số quốc gia Châu Á thời kỳ khủng
hoảng:

Bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tổng lượng FDI
vào Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á tăng 17% và đạt 300 tỷ USD trong đó có 14 nước
26

tăng nhận FDI, phần lớn là do hoạt động thâu tóm và sát nhập qua biên giới dẫn đến giá
trị ròng của hoạt động này lên đến $51 tỷ.
Tuy nhiên dòng vốn FDI bắt đầu giảm từ đầu năm 2009, đặc biệt là ở những nền
kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Điều này dẫn đến doanh số các công ty thâu tóm
và sát nhập giảm đáng kể trong nửa năm đầu 2009 chỉ còn $16 tỷ.
Giống như nhiều khu vực đang phát triển khác, Đông Á, Nam Á và Đông Nam
Á không thể thoát khỏi cú sốc kinh tế từ khủng hoảng tài chính. Cụ thể hơn, bởi vì nền
kinh tế các khu vực này phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, nên một sự sụt giảm trong
nhu cầu hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài dẫn đến làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
khu vực vào quý 4/2008. Ngoài ra, còn có sự giảm sút trong nguồn vốn FDI vào khu
vực này. Nếu như năm 2007, tốc độ tăng dòng FDI vào 3 khu vực này tương đối bằng
nhau thì sang năm 2008 có một sự khác biệt đáng kể: 49% ở Nam Á, 24% ở Đông Á và
14% ở Đông Nam Á. Một điểm đáng lưu ý là dòng vốn FDI chảy vào khu vực này
trong vài năm gần đây từng bước đóng vai trò rất quan trọng đối với các nền kinh tế
nhận FDI, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Với dòng FDI vào tăng vượt trội, đạt mức
cao nhất trong lịch sử ($92,4 tỷ) trong năm 2008, Trung Quốc trở thành nước nhận FDI
cao thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Pháp). Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 10. Trung Quốc và Ấn
Độ cũng được xếp ở vị trí dẫn đầu và vị trí thứ 3 các nền kinh tế mới nổi và là nơi thu
hút FDI lớn trên thế giới theo UNCTAD.
27

Bảng 11. Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á: dòng FDI của một số nền kinh tế tiêu
biểu 2008-2009 (triệu USD)

FDI inflows FDI outflows


Country 2008 2008 2008 2008 2009 2008 2008 2008 2008 2009
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
Cambodia 224 272 186 133 87 6 6 6 6 …
China 27,414 24,974 21,986 18,022 21,777 … … … … …
Hong
Kong 19,588 14,806 11,097 17,513 11,792 12,381 25,084 6,938 15,518 4,558
India 14,197 11,891 8,782 6,684 6,256 … … … … …
Indonesia 1,460 2,040 1,921 2,498 3,511 1,730 1,436 1,517 1,217 814
Korea,
Republic
oF -674 -212 1,633 1,454 -63 4,116 2,702 3,916 2,061 1,132
Lào 72 37 55 64 58 … … … … …
Malaysia 1,045 5,342 256 1,410 828 1,973 4,448 5,774 1,864 -130
Pakistan 983 2,104 1,117 1,234 691 5 36 5 -11 -6
Papua
New
Guinea 13 -51 6 2 359 … … … … 1
Philipines 266 434 555 265 44 -6 77 102 64 52
Singapore 8,268 3,649 3,561 7,246 3,220 2,656 751 4,012 1,509 1,478
Solomon
Islands 15 19 18 23 17 3 3 3 3 3
Taiwan 597 1,107 989 2,739 263 3,165 2,623 2,174 2,331 980
Thailand 2,959 2,230 2,545 2,357 2,324 541 1,215 186 893 573
Vanuatu 7 9 3 13 5 … … … … …
Total 76,434 68,651 54,710 61,657 51,169 26,570 38,381 24,633 25,455 9,455
Nguồn: UNCTAD, FDI/TNC database
Đối với Tây Á, dòng vốn FDI chảy vào tăng 16% lên $90 tỷ trong năm 2008,
tăng liên tiếp chiếm 15% trong tổng số vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển, so
với một lượng không đáng kể 3% năm 2002. Nhìn chung, dòng FDI chảy vào Tây Á
chủ yếu là ở các nước Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là ba nước hút FDI nhiều nhất
28

trong khu vực, chiếm khoảng 70% tổng lượng FDI tập trung vào Tây Á năm 2008. Sự
tăng FDI năm 2008 chủ yếu là lượng tiền vào các ngành công nghiệp hoá dầu và tinh
chế lên đến $12 tỷ, tăng 57% so với năm trước đó và lượng tiền vào bất động sản tăng
gấp 4 lần, đạt $7.9 tỷ.
Cho đến tháng 9/2008, lượng FDI vào Tây Á vẫn tăng đáng kể do giá dầu tăng
mạnh. Các thành viên của Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC) đã sử dụng nguồn tài
nguyên dầu mỏ dồi dào của mình để thực hiện các dự án lớn trong nhiều lĩnh vực và
trong mỗi dự án, mức phụ thuộc vào nguồn vốn FDI ngày càng tăng, chi phí tài chính
không nhiều nhưng phải trả những khoản lớn cho dây chuyền công nghệ, các chuyên
gia và các giám đốc quản lý.
Tuy nhiên khi giá dầu đột ngột sụt giảm mạnh và từng bước khiến cho viễn cảnh
nền kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ hơn bắt đầu từ cuối quý 3/2008. Các nước này bắt
đầu phải đối mặt với nguy cơ thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lần đầu
tiên trong suốt 5 năm. Ngoài ra, các dự án đang triển khai ở các nước phải đối mặt với
những khó khăn lớn từ khủng hoảng tín dụng cộng với viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Các
ngân hàng quốc tế từng sẵn sàng cho các nước thuộc GCC vay để đầu tư dự án đã đột
ngột quay lưng lại. Cuối năm 2008, chỉ còn khoảng 12 ngân hàng chủ động tìm kiếm
các hợp đồng dự án tài chính, giảm từ mức 45 ngân hàng năm 2006. Kết quả là các dự
án quan trọng về dầu mỏ , gas, công nghiệp hoá và cơ sở hạ tầng từng thu hút nhiều
nguồn FDI nhiều nhất phải bị hoãn lại.

Hình 7. Nhóm 5 nƣớc có dòng FDI lớn nhất Tây Á, 2007-2008 (tỷ USD)
40

30

20 2007
10 2008

0
Saudi Arabia Turkey United Arab Qatar lebanon
Rmirates

Nguồn: UNCTAD, FDI/TNC database


29

2.4.1.3. Thời kỳ sau khủng hoảng

Bước qua thời kỳ khủng hoảng, một số quốc gia đã có sự thay đổi trong chính
sách điều hành kinh tế, dưới đây là tóm tắt thay đổi của một số nước Châu Á-tiêu biểu
là trong năm 2010:
Trung Quốc: bộ quản lý ngoại hối của Trung Quốc nới lỏng các hạn chế tín
dụng để đối phó với khủng hoảng kinh tế tài chính như giấy phép mua ngoại tệ không
còn bị đòi hỏi nữa.
Hồng Kông: nới lỏng việc thành lập doanh nghiệp bằng cách đơn giản hoá các
thủ tục đăng ký và sát nhập. Nền kinh tế cũng sát lập chính sách một cửa, cho phép 6 cơ
sở địa phương và 2 cơ sở dịch vụ tư nhân làm việc chung để xúc tiến việc phát hành các
giấy phép xây dựng. Việc đăng ký sở hữu tài sản cũng trở nên dễ hơn vì thuế trước bạn
bây giờ có thể nộp qua mạng.
Ấn Độ: các thủ tục kinh doanh của Ấn Độ theo điều tiết của bộ luật
Securitization Act 2002 trở nên hiệu quả hơn, nới lỏng quy trình và giảm bớt thời gian
đòi hỏi việc đóng cửa một doanh nghiệp.
Indonesia: nới lỏng các quy trình thành lập công ty đối với các đăng ký thành
lập công ty mới bằng cách giới thiệu các dịch vụ đăng ký qua mạng, loại bỏ một số loại
giấy phép nhất định, làm cho thủ tục đăng ký hiệu quả hơn, và cắt giảm các chi phí
hành chính công ty, chi phí phát hành, chi phí đăng ký, chi phí giấy phép hoạt động.
Kết quả là, 2 thủ tục và 16 ngày được cắt giảm, chi phí công ty mới thành lập trung
bình giảm gần 52% GDP trên đầu người. Việc đăng ký sở hữu tài sản cũng trở nên dễ
dàng hơn vì các kỳ hạn của tiến trình đăng ký sổ đất được công bố cụ thể. Hơn nữa,
Indonesia đã tăng mức độ bảo vệ nhà đầu tư bằng cách triển khai các quy định minh
bạch trong giao dịch.
Lào: năm 2010 Lào đơn giản hoá việc trả thuế bằng cách hợp nhất 3 loại thuế:
thuế doanh thu, thuế tiêu thụ và thuế thu nhập cá nhân thành một loại đơn giản hơn.
Chính phủ nước này cũng cải thiện cách thức nộp tiền và đánh thuế nhân viên văn
phòng cũng như thời hạn nộp thuế được giảm xuống 198 giờ một năm.
Malaysia: đơn giản hoá việc thành lập doanh nghiệp với chế độ một cửa. Thêm
vào đó, chính phủ Malay còn cắt giảm các phí sát nhập và hợp nhất công ty. Điều này
30

còn khá mới nên chính phủ Malay đang lên kế hoạch một chương trình phổ biến rộng
rãi hệ thống thu phí này.
Philipin: tăng hiệu quả tiếp cận tín dụng bằng cách đưa ra điều luật thông tin tín
mới nhằm điều tiết các hoạt động và dịch vụ của hệ thống thông tin tín dụng. Chính phủ
Philipin cũng cắt giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 30% và đẩy
mạnh tiến trình tái cơ cấu hành chính.
Thái Lan: đơn giản hoá việc thành lập doanh nghiệp mới bằng cách cắt giảm 1
thủ tục hành chính và một ngày trong tiến trình đăng ký cho các công ty mới thành lập.
Việt Nam: Năm 2010 Việt Nam cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28%
xuống còn 25% và bỏ thuế phụ thu đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng sử dụng
đất. Việt Nam cũng thông qua luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới và luật thuế VAT
mới. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp logistics tăng cao và việc
ứng dụng cách thức quản lý hành chính mới từ khi là thành viên của WTO đã giảm bớt
sự trì trệ trong thương mại đáng kể.
Nhìn chung, các nước có được xem là thị trường mới nổi ở Châu Á đã và đang
thực hiện nới lỏng các quy định về thủ tục hành chính, đặc biệt là đối với việc thành lập
công ty mới, tăng cường các luật về bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chất lượng lao động
để ngày càng thu hút nguồn vốn FDI trên thế giới.
31

Hình 8. Nhóm 20 nƣớc thu hút nhiều dòng vốn FDI nhất năm 2013 (tỷ USD)
(so với xếp hạng năm 2012)
1 United States (1) 159
2 China (2) 127
3 Russian Federation (9) 94
4 British Virgin Islands (4) 92
5 Hong Kong, China (3) 72
6 Canada (10) 64
7 Brazil (5) 63
8 Singapore (7) 56
9 United Kingdom (6) 53
10 Ireland (11) 46
11 Australia (8) 40
12 Mexico (19) 38
13 Spain (13) 37
14 Germany (40) 32
15 Luxembourg (198) 31
Developing and tracsition economies
16 India (15) 28
17 Netherlands (26) 22
18 Chile (12) 20
19 Belgium (200)a 19 Developed economies
20 Indonesia (16) 19
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Nguồn: UNCTAD.
Dựa trên biểu đồ, cho thấy thị trường các nước mới nổi lại tiếp tục đứng đầu, đặc
biệt các quốc gia châu Á với Trung Quốc (2nd), HongKong, Singapore và Ấn Độ. Tổng
nguồn thu hút FDI vào Trung Quốc năm 2013 tăng 5.25% so với sự sụt giảm vào năm
2012. Với dòng vốn vào Trung Quốc ước tính được khoảng 127 tỷ USD - bao gồm cả
lĩnh vực tài chính và phi tài chính - một lần nữa Trung Quốc là quốc gia đứng thứ hai
trên thế giới, thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ xuống còn 32 tỷ USD. Ấn Độ có mức
tăng trưởng 17% trong dòng chảy FDI, tăng 28 tỷ USD, mặc dù có luồng FDI không
mong đợi trong giữa năm 2013. Tăng trưởng FDI chậm lại trong Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), như Singapore – nơi có nguồn vốn vào lớn nhất Đông Nam Á
- bị đình trệ tại mức 56 tỷ USD. Tuy nhiên, triển vọng cho nhóm khu vực này tiếp tục
được hứa hẹn, như nhiều nguồn FDI đến từ Trung Quốc và Nhật Bản trong một loạt các
lĩnh vực, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, tài chính và sản xuất.
FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển đạt 759 tỷ USD, chiếm 52% dòng
vốn FDI toàn cầu trong năm 2013. Trong đó, tổng dòng vốn chảy vào các quốc gia
đang phát triển Châu Á - bao gồm Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và Tây Á - ước tính
lên tới 406 tỷ USD vào năm 2013, ở mức độ tương tự như năm 2012. Hiệu suất của các
tiểu vùng khác biệt nhau, với tốc độ tăng trưởng FDI khác nhau, từ 3% ở Nam Á (33 tỷ
32

USD), 2% ở Đông Nam Á (116 tỷ USD), 1% ở Đông Á (219 tỷ USD) và -20% ở Tây Á
(giảm xuống còn 38 tỷ USD).

Bảng 12. Dòng FDI theo vùng, 2011-2013 (tỷ USD)


Growth rate
Region/Economy 2011 2012 2013a
2012-2013 (%)
World 1691 1317 1461 10.9
Developed eonomies 866 516 576 11.6
Europe 521 236 296 25.4
European Union 473 207 286 38.2
North America 267 211 223 5.7
Developing eonomies 729 715 759 6.2
Africa 46 53 56 5.7
North Africa 9 14 14 0.0
Other Africa 37 39 42 7.7
Latin America and the
Caribean 242 250 294 17.6
South America 131 144 134 -6.9
Central America 33 25 48 92.0
Caribbean 79 82 113 37.8
Developing Asia 439 409 406 -0.7
West Asia 49 48 38 -20.8
East Asia 236 216 219 1.4
South Asia 44 32 33 3.1
South-East Asia 110 113 116 2.7
Transition economies 96 87 126 44.8
Nguồn:UNCTAD
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, thu hút FDI vào Indonesia và Philippines cũng
như ở các nước có thu nhập thấp như Campuchia, Myanmar và Việt Nam được cải
thiện. Thái Lan tiếp tục thu hút mức độ cao hơn các dự án Greenfield, đặc biệt là trong
các ngành công nghiệp ô tô và điện tử. Một số các nhà sản xuất ô tô, đặc biệt là công ty
xuyên quốc Nhật Bản , đã được tăng cường và mở rộng hoạt động tại Thái Lan điển
33

hình nhất là Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc để trở thành cơ sở sản xuất lớn thứ ba
của Toyota.
Có thể nói, sự biến động nguồn vốn FDI lên xuống theo những thời điểm khác
nhau cũng như khác biệt giữa các khu vực rõ ràng được tác động bởi nhiều yếu tố
trong đó có cả những biến thể chế chính thức và phi chính thức.. Vậy những nguyên
nhân nào thu hút FDI và chúng có tác động như thế nào lên FDI của một số quốc gia
Châu Á? Đó chính là dấu hỏi lớn cần được giải đáp.
34

3. PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để xác định tầm quan trong của thể chế phi chính thức đến thể chế chính thức
cũng như sự tác động của chúng lên FDI, chúng tôi rút trích các nhân tố đại diện cho
các thể chế chính thức và tiến hành chạy các kiểm định. Chúng tôi đi theo phương pháp
nghiên cứu của R. Michael Holmes, Toyah Miller, Michael A. Hitt và M. Paz Salmador
(2011).

Đầu tiên chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để
làm gọn biến, gộp các biến có mối liên kết tương đối chặt chẽ với nhau vào cùng một
nhân tố. Chúng tôi tiến hành sử dụng mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên( REM) để
kiểm định tác động của các thể chế phi chính thức và thể chế chính thức lên dòng vốn
FDI đổ vào.

3.1.1. Phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis)

Phương pháp phân tích các nhân tố khám phá EFA thuộc nhóm phân tích đa biến
phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và
biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships).
EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý
nghĩa hơn. Cở sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tyến tính của các nhân tố
với các biến nguyên thuỷ (biến quan sát). Phương pháp EFA được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu để đánh giá sơ bộ các thang đo lường.

 Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp:

 Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan
trong một tập hợp biến.

 Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có
tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau
để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau (ví dụ như hồi qui hay phân
tích biệt số).
35

 Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều
biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp.

Về mặt tính toán, phân tích nhân tố hơi giống với phân tích hồi quy bội ở chỗ
mỗi biến được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng
biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được
gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân
tố chung (common factor) cộng với một nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến.
Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hoá thì mô hình
nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi = Ai1F1 +Ai2F2 + Ai3F3 +…+ AimFm + ViUi

Trong đó:
Xi : biến thứ i chuẩn hoá
Aij : hệ số hồi quy bội chuẩn hoá của nhân tố j đối với biến i
F : các nhân tố chung
Vi : hệ số hồi quy chuẩn hoá của nhân tố đặc trưng i đối với biến i
Ui : nhân số đặc trưng của biến i
m : số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản
thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các
biến quan sát:

Fi = Wi1X1 + Wi2 X2 + Wi3X3 + … + WikXk

Trong đó:
Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i
Wi : quyền số hay trọng số nhân tố (weight or factor score coefficient)
k : số biến

Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất
giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta chọn một
tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích được phần lớn biến thiên
còn lại, và không có tương quan với nhân tố thứ nhất.
36

Nguyên tắc này được áp dụng như vậy để tiếp tục chọn các quyền số cho các
nhân tố tiếp theo. Do vậy các nhân tố được ước lượng sao cho các quyền số của chúng,
không giống như các giá trị của các biến gốc, là không có tương quan với nhau. Hơn
nữa, nhân tố thứ nhất giải thích được nhiều biến thiên của dữ liệu, nhân tố thứ hai giải
thích được nhiều thứ nhì…

 Quy trình phân tích nhân tố: gồm có 5 bước

 Bước 1: Xây dựng ma trận tương quan cho tất cả các biến (correlation matrix):

Quá trình phân tích được dựa trên ma trận tương quan của các biến bởi vì để có
thể áp dụng được phân tích EFA thì các biến phải có liên hệ với nhau. Nếu hệ số tương
quan nhỏ thì phân tích nhân tố có thể không thích hợp. Sử dụng Bartlett’s test of
sphericity để kiểm định giả thuyết Ho: là các biến không có tương quan với nhau trong
tổng thể, nói cách khác ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị trong đó tất
cả các giá trị trên đường chéo đều bằng 1 và các giá trị nằm ngoài đường chéo đều bằng
0. Đại lượng này có giá trị càng lớn thì càng có nhiều hả năng bác bỏ H0. Nếu giả
thuyết Ho không thể bị bác bỏ thì phân tích nhân tố không phù hợp.

 Bước 2: Xác định số lượng nhân tố (Factor extraction).

Phân tích nhân tố được thực hiện nhằm mục đích tóm gọn dữ liệu thành những
nhân tố đặc trưng, đại diện cho bộ số liệu cồng kềnh trước đó, mà vẫn giữ được phần
lớn những thông tin quan trọng (Hair và đồng sự, 1998). Do đó, số lượng nhân tố sau
khi xử lý thường sẽ ít hơn số biến ban đầu rất nhiều, nhưng vấn đề là nên tóm lại thành
bao nhiêu nhân tố và làm thế nào để xác định được số lượng nhân tố phù hợp nhất lại là
một nghệ thuật. Theo các nghiên cứu trước đây, thì có 4 phương pháp nhằm xác định số
lượng nhân tố gồm:

 Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của người nghiên cứu;

 Dựa vào tiêu chuẩn Kaiser (1956), chọn các nhân tố với trị số Eigenvalue >1
trong đó Eigenvalue đại diện cho lươgj biến thiên được giải thích bởi nhân
tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt
thông tin tốt hơn.
37

 Dựa vào biểu đồ dốc (Scree plot) (Cattel, 1996);

 Dựa vào phần trăm biến thiên mà các nhân tố giải thích được (Tabachnick &
Fidell, 2001).

 Bước 3: Xoay các nhân tố (Factor rotation).

Một phần quan trọng trong phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (componet
matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các
nhân tố với mỗi biến là một đa thức của các nhân tố. Những hệ số tải nhân tố
(factor loading) biểu diễn tương quan giữa các nhân tố và các biến. Hệ số này
lớn cho biết nhân tố và biến có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng đối với ma trận
nhân tố chưa xoay ít khi tạo ra những nhân tố có thể giải thích được một cách dễ
dàng bởi vì các nhân tố có tương quan với nhiều biến. Vì vậy thông qua việc
xoay các nhân tố, ma trận nhân tố sẽ trở nên đơn giản hơn và dễ giải thích hơn.
Có nhiều phương pháp xoay nhân tố khác nhau như:

 Phương pháp xoay orthogonal rotation là phương pháp xoay nhưng vẫn giữ
nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố và

 Phương pháp xoay obilique rotation là phương pháp xoay không không giữ
nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố, tức cho phép có tương quan giữa các
nhân tố với nhau.

 Phương pháp xoay Varimax procedure là xoay nguyên góc các nhân tố để tối
thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng
cường khả năng giải thích các nhân tố.

 Phương pháp Quatimax: xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số
nhân tố có hệ số lớn tại cùng một biến, vì vậy sẽ tăng cường giải thích các
biến.

 Phương pháp Equamax: xoay các nhân tố để đơn giản hoá việc giải thích cả
biến lẫn nhân tố

 Bước 4: Ra quyết định cuối cùng về số nhân tố cần giữ lại, đặt tên và giải thích
các nhân tố.
38

Sau khi thực hiện phép xoay oblique, các hệ số tải trọng càng có ý nghĩa và đáng
tin cậy hơn. Do đó, chúng tôi tiến hành loại lần lượt từng biến một, bắt đầu với các biến
có trị tuyệt đối hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 (Clack & Waston, 1995) hoặc cùng lớn
hơn 0.4 trên hai nhân tố trở lên. Tiến hành chạy lặp lại mô hình sau khi đã loại từng
biến không thích hợp

 Bước 5: Tính toán các nhân số (Factor score).

Mục tiêu của phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là biến đổi một tập hợp
biến gốc thành một tập hợp các biến tổng hợp với số lượng ít hơn để sử dụng trong các
phương pháp phân tích ảnh hưởng của thể chế phi chính thức và chính thức lên FDI đổ
vào. Vì vậy, chúng tôi phải tính toán các nhân số dùng thay cho trị số các biến gốc
trong phân tích tác động tiếp theo cho từng trường hợp quan sát một. Cụ thể, nhân số
của nhân tố thứ i có dạng:

Fi = Wi1X1 + Wi2 X2 + Wi3X3 + … + WikXk

Các hệ số nhân tố W được dùng để kết hợp các biến chuẩn hóa được trình bày
trong ma trận hệ số nhân tố (Component score coefficient matrix).
39

3.1.2. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)

Một mô hình hồi qui bằng dữ liệu bảng khác với mô hình hồi qui bằng chuỗi
thời gian và dữ liệu chéo ở chỗ có đến 2 kí tự trong các biến đại diện cho 2 chiều đó là
không gian (i) và thời gian (t).

Trong đó:

là các biến độc lập;

là biến phụ thuộc;

là các hệ số trong phương trình hồi quy;

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) cho phép chúng ta phối hợp sự khác nhau
giữa các quan sát chéo bằng cách cho phép hệ số chặn thay đổi (giống như mô hình
hiệu ứng cố định), nhưng mức độ thay đổi này lại là ngẫu nhiên. Khác với mô hình hiệu
ứng cố định, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên cho rằng sự khác nhau giữa các hệ số chặn là
do sự chọn mẫu ngẫu nhiên.

Nghĩa là là một biến ngẫu nhiên với giá trị trung


bình là ( là một số hạng sai số ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0 và phương
sai ). Thay vào phương trình (1), ta được dạng mới của phương trình
REM như sau:

Trong đó l à sai số đa phức, và phải thỏa mãn các giả định sau:

( )

( ) ( )
40

Lợi thế của mô hình REM là cả thay đổi giữa quan sát theo chuỗi (time-series)
và giữa các quan sát chéo (cross-sectional) đều được sử dụng trong mô hình. Mô hình
này đặc biệt thích hợp khi các quan sát chéo được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ một
quần thể lớn.

3.2. Mô tả dữ liệu

Trên cơ sở phân tích của R. Michael Holmes, Jr., Toyah Miller, Michael A. Hitt
và M. Paz Salmador (2011) trong việc lựa chọn biến để đại diện cho các thể chế điều
tiết, thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Chúng tôi cũng tiến hành thu thập và kiểm định
lại mối quan hệ giữa các thể chế chính thức và thể chế phi chính thức, cũng như cơ chế
truyền dẫn của chúng đến việc thu hút nguồn vốn FDI tại 10 quốc gia châu Á (Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine, Singapore, Malaysia, Thái
Lan, Việt Nam) trong 13 năm (giai đoạn 2000–2012).

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Các biến liên quan đến thể chế chính thức

Phụ lục 1 tóm tắt các biến về thể chế chính thức được sử dụng trong mô hình.
Trong đó, có 11 biến liên quan đến các thể chế điều tiết, 4 biến liên quan đến thể chế
chính trị và 19 biến đến thể chế kinh tế. Các biến được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau, chủ yếu từ nguồn dữ liệu trên World Bank (WDI), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các
tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhằm đánh giá rủi ro quốc gia như Chỉ số về tự do kinh tế
(Index of Economic Freedom – IEF; Gwartney, Lawson, và Block, 1996), Chỉ số về
ràng buộc chính trị (Political Constraint Index – POLCON, Henisz, 2000), Dữ liệu về
rủi ro chính trị (Political Risk Services – PRS). Bảng mô tả biến được trình bày trong
phụ lục 2.

3.2.1.2. Các biến đại diện cho nền văn hóa

Bảng 4 tóm tắt các biến thể chế phi chính thức. Chúng là các biến thuộc về văn
hóa của quốc gia và đại diện cho các thể chế phi chính thức, được thu thập từ dự án
Nghiên cứu vai trò lãnh đạo toàn cầu và hiệu quả hành vi tổ chức (GLOBE - Global
Leadership and Organization Behavior Effectiveness; House, Hanges, Javidan,
Dorfman, and Gupta, 2004). Dự án GLOBE là dự án:
41

 House và đồng sự của ông đã đo lường dựa trên nền văn hóa của 62 quốc gia,
thu thập thông tin từ tổng cộng 17.370 nhà quản trị cấp trung đến từ hơn 951 tổ
chức trong ba ngành công nghiệp (tài chính, chế biến thực phẩm, và viễn thông).

 GLOBE xem xét nền văn hóa thông qua 9 phương diện, đó là Khoảng cách
quyền lực, Thái độ tránh né rủi ro, Định hướng con người, Chủ nghĩa tập thể cấp
định chế, Chủ nghĩa tập thể cấp nhóm, Tính quyết đoàn, Bình đẳng giới tính,
Định hướng tương lai và Định hướng hành động.

Bảng 13. Bảng mô tả các biến đại diện văn hóa

Phƣơng diện Mô tả

Chủ nghĩa tập thể (cấp nhóm) Mức độ mà các cá nhân bày tỏ niềm tự hào và sự gắn
kết đối với gia đình hay tổ chức của họ.

Định hướng tương lai Mức độ mà một nền văn hóa đầu tư vào tương lai,
chứ không phải cho hiện tại hay quá khứ.

Tuy nhiên trong mẫu các quốc gia được dự án GLOBE đo lường, không có nền
văn hóa Việt Nam, do đó dựa trên sự tương đồng về những phong tục, thói quen giữa
Trung Quốc với Việt Nam, cho nên chúng tôi sử dụng bộ số liệu của Trung Quốc thay
cho Việt Nam.

3.2.1.3. Các biến kiểm soát

Biến kiểm soát là những đặc điểm được đưa vào mô hình nhằm làm giảm bất cứ
tác động nào có thể gây nhiễu cho các nhân tố khác hoặc cho việc diễn giải kết quả của
nghiên cứu. Biến kiểm soát cũng có một ảnh hưởng tiềm năng vào biến phụ thuộc như
biến độc lập, nhưng sự tác động đó không phải là điều mà ta đang quan tâm. Bên cạnh
đó, việc đưa biến kiểm soát vào mô hình phân tích vì ta không thể bỏ qua sự tác động
của nó khi xem xét các tác động của biến độc lập.

Chính vì vậy, trong các mô hình hồi quy tác động của biến văn hóa lên thể chế
chính thức, chúng tôi đã kiểm soát hai biến chính. Đầu tiên, là tác động của biến dân số
của một quốc gia. Vì thông thường dân số thường ảnh hưởng đến các thể chế điều tiết,
chính trị và kinh tế do có một rào cản tăng thêm đối với các công ty, sự tập trung của
42

CP và đầu tư vốn cần thiết như việc tăng dân số (ví dụ, Coale & Hoover, 1958; Heath &
Binswanger, 1996). Ngoài ra, biến lao động ngành công nghiệp (như tỷ lệ phần trăm
trên tổng lao động) cũng cần được đưa vào mô hình, do tính đại diện của nó trong việc
phát triển một thể chế chính thức. (Mô tả biến được thể hiện trong bảng 5)

Bên cạnh đó, trong các mô hình hồi quy kiểm định tác động của văn hóa và thể
chế chính thức lên dòng vốn FDI đổ vào, chúng tôi cũng đưa vào thêm bốn biến kiểm
soát. Các công ty thường đầu tư vào thị trường nước ngoài để tiếp cận được nguồn nhân
công lành nghề mới (Dunning, 1998). Vì vậy, chúng tôi một lần nữa sử dụng biến lao
động ngành công nghiệp. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của một quốc gia hỗ trợ cho việc trao
đổi kinh tế và thu hút FDI (Loree & Guisinger, 1995). Vì vậy, chúng tôi sử dụng ba
biến cơ sở hạ tầng như những biến kiểm soát. Cơ sở hạ tầng vận tải là một phần quan
trọng của hoạt động kinh doanh bởi vì nó là sự cần thiết của việc vận chuyển hàng hóa
dịch vụ trong nền kinh tế của một quốc gia (Davis & Francis, 2000). Chúng tôi kiểm
soát Vận chuyển đường sắt (trên hàng triệu tấn-km vận chuyển ròng) và Chỉ số kết nối
vận tải biển để biểu hiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của một quốc gia. Ngoài ra,
dòng chảy thông tin và kiến thức, cơ sở hạ tầng viễn thông là một đóng góp quan trọng
cho tăng trưởng kinh tế (Roller & Waverman, 2001). Vì vậy, chúng tôi bao gồm biến
Đường dây điện thoại như một biến kiểm soát. (Mô tả biến được thể hiện trong bảng 5).
43

Bảng 14. Bảng mô tả các biến kiểm soát

Tên Đơn vị Khái niệm Nguồn


bất biến dữ liệu
Dân số Triệu Số người trong một quốc gia WDI
người
Lao động ngành % dân số Các cá nhân được thuê làm việc trong WDI
công nghiệp ngành công nghiệp sản suất.
Vận chuyển Tấn/Km Biểu thị khối lượng hàng hoá vận WDI
đường sắt chuyển bằng đường sắt.
Chỉ số kết nối Chỉ số Thể hiện mức độ kết nối với đường vận WDI
vận tải biển (2004=100) tải biển của một quốc gia
Đường dây điện Km Biểu thị mức độ bao phủ đường dây WDI
thoại điện thoại cố định trong một quốc gia.

3.2.2. Xử lý số liệu

Bởi giới hạn về số quan sát, việc xóa các trường hợp do thiếu số liệu của các
biến chính sẽ làm giảm đáng kể các trường hợp có thể dùng các nhân tố và phân tích
hồi quy, dẫn đến khả năng chính xác thấp và ước lượng bị chệch (Allison, 2001). Do
vậy, chúng tôi dùng ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood Estimates - MLE)
để gán giá trị cho các quan sát bị thiếu bởi kĩ thuật này chính xác hơn phương pháp
trung bình thay thế (Mean Substitution) hay xóa trường hợp (Case Deletion) (Schafer &
Graham, 2002). Tất cả các phương pháp tồn tại ở mức độ quốc gia.

 Phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood Estimates –
MLE)
Ứơc lượng hợp lý cực đại là một kỹ thuật trong thống kê dùng để ước lượng giá
trị tham số của một mô hình xác suất dựa trên những dữ liệu có được. Phương pháp này
được nhà toán học R.GA.Fisher phát hiện vào khoảng năm 1912 – 1922. MLE có thể
được công thức hoá trong xác suất cổ điển với tên là ― Lý thuyết của ước lượng‖. Khả
năng cực đại là một phương pháp đánh giá những tham số một mô hình thoái lui, từ đó
giải quyết tốt cho những mẫu lớn. MLE được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện
nay, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong những ngành khác như: y học, điện
tử, viễn thông…Vậy phương pháp MLE là gì?
44

Giả sử:

Chúng ta có một mô hình xác suất M của hiện tượng nào đó. Chúng ta biết chính
xác cấu trúc của M, nhưng không biết là những giá trị của những tham số xác suất θ của
nó. Mỗi sự hiện diện của M cho một sự quan sát x[i], tương ứng với phân phối của M.
Mục tiêu của chúng ta là với các mẫu x[1],…, x[N], ước lượng những tham số xác suất
θ từ quá trình phát sinh quan sát dữ liệu trên.

Ta có:

Hàm khả năng (Likelihood Function) tương ứng với các mẫu x[1],…, x[N] được
cho bởi mô hình những tham số θ với mô hình xác xuất có điều kiện M, được định
nghĩa như sau: L(θ) = P(x[1],..., x[N]|θ,M)

Điều kiện đặt ra cho những mô hình chúng ta sẽ xem xét cho những mẫu x[1],
x[2],…, x[N] là:

 Tập giá trị x[i] (i =1, …, N) được xác định.


 Sự phân bố của mỗi mẫu có khả năng xảy ra là như nhau.
 Mỗi mẫu được lấy độc lập với những mẫu trước đó.
Trong MLE chúng ta tìm kiếm tham số mẫu θ làm cho hàm trên đạt giá trị cực
đại. Hay là phải tìm một vectơ của những tham số θ mà được phát sinh từ bộ dữ liệu.
Tuy công thức tính phức tạp, khó hiểu nhưng hiện nay với sự trợ giúp của phần mềm
SPSS việc ước tính giá trị hợp lý cực đại trở nên đơn giản hơn.1

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA

 Bước 1: Kiểm định tính tương quan giữa các biến trong mô hình
Theo kết quả ma trận tương quan2 ta được kết quả các nhóm biến sau có tương
quan cao với nhau gồm:

Nhóm 1: Tham nhũng, Hợp đồng và quyền tài sản, Kiểm soát tiền lương và giá
cả, Hạn chế của CP lên ngành NH, Gánh nặng quy chế, Hạn chế của CP lên

1
Bảng mô tả biến được trình bày trong phụ lục 1.
2
Được trình bày trong phụ lục 4.
45

ngành công nghiệp, Thị trường phi chính thức, Gánh nặng quy chế, Chính sách
thương mại, Lao động ngành dịch vụ;
 Nhóm 2: Cung tiền, Vốn đầu tư, Tín dụng chuyển khoản, Chi phí sử dụng nợ,
Nghĩa vụ nợ, Tính thanh khoản, GDP danh nghĩa, Tổng nợ nước ngoài;
 Nhóm 3: Tính thanh khoản, Vốn đầu tư, Tín dụng chuyển khoản, Chi phí sử
dụng nợ, Nghĩa vụ nợ, Cung tiền, Dự trữ ròng, GDP danh nghĩa, Tổng nợ nước
ngoài;
 Nhóm 4: Tự do dân chủ, Quyền chính trị, Hạn chế trong điều hành chính trị,
Ràng buộc chính trị, Lao động thuộc công đoàn.
Vấn đề đặt ra là nếu dựa trên 34 biến này để nghiên cứu về ảnh hưởng của từng
biến đến dòng vốn FDI đổ vào thì sẽ không chính xác, vì các biến này có mức độ tương
quan lẫn nhau khá cao, và một số biến quan sát được có hệ số tương quan cao có thể là
đại diện cho một biến độc lập không quan sát được. Nhiệm vụ đặt ra lúc này là trả lời
các câu hỏi sau:

 Số lượng các nhân tố cần thiết để giải thích mối quan hệ giữa 34 biến này bao
nhiêu là đủ?
 Bản chất của từng nhân tố này là gì?
 Mỗi nhân tố giải thích được đến mức độ nào số liệu quan sát được?
 Mỗi nhân tố sẽ ảnh hưởng thế nào đến biến động chung của chất lượng thu hút
FDI của một quốc gia?
Vì lý do đó, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng trong
nghiên cứu này, nhằm các mục đích sau:

 Nhận dạng các nhân tố để giải thích mối quan hệ giữa các biến. Ví dụ như tham
nhũng hay rào cản về đầu tư đều là kết quả của nhân tố kiểm soát quy chế từ
chính phủ; nhóm biến về các quyền chính trị, tự do dân chủ có thể thuộc về nhân
tố thể chế dân chủ chính trị,…
 Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa
biến. Chẳng hạn các nhân tố ―kiểm soát quy chế‖ và ―dân chủ chính trị‖ như trên
sẽ giúp nghiên cứu được ảnh hưởng của yếu tố thể chế chính thức lên yếu tố
khác (ví dụ dòng vốn FDI đổ vào) thông qua mô hình phân tích hồi quy khác.
46

 Bước 2: Xác định số lượng nhân tố:


Theo các nghiên cứu trước đây, thì có 4 phương pháp nhằm xác định số lượng
nhân tố gồm:

 Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của người nghiên cứu;
 Dựa vào tiêu chuẩn Kaiser (1956), chọn các nhân tố với trị số Eigenvalue >1;
 Dựa vào biểu đồ dốc (cree plot) (Cattel, 1996);
 Dựa vào phần trăm biến thiên mà các nhân tố giải thích được (Tabachnick &
Fidell, 2001).
Chúng tôi tiến hành chạy phân tích thành phần chính (Principal Component
Analysis - PCA), và tiến hành lọc các nhân tố theo điều kiện Eigenvalue lớn hơn 1
(Kaiser, 1956). Bảng 6 thể hiện bảng Eigenvalue của các biến. Kết quả cho thấy, số
lượng nhân tố phù hợp để thu gọn mô hình là 5 nhân tố và mức độ giải thích của năm
nhân tố này đối với sự thay đổi của 34 biến ban đầu là 82.22%.

Bảng 15. Bảng trị số Eigenvalue của các biến

Eigenvalues
Thành phần
Tổng % phương sai % tích lũy
1 10.05 35.88 35.88
2 5.45 19.45 55.33
3 4.23 15.12 7.45
4 1.91 6.83 77.28
5 1.03 4.95 82.22
6 .98 3.85 86.08
7 .89 3.17 89.24
8 .65 2.34 91.58
9 .52 1.86 93.45
10 .43 1.53 94.97
11 .29 1.04 96.01
12 .23 .83 96.84
13 .19 .68 97.53
47

14 .15 .53 98.06


15 .14 .49 98.55
16 .08 .28 98.83
17 .07 .25 99.07
18 .06 .23 99.31
19 .05 .19 99.49
20 .04 .13 99.62
21 .03 .12 99.74
22 .03 .09 99.84
23 .02 .08 99.91
24 .01 .04 99.95
25 .01 .04 99.99
26 .00 .01 100.00
27 .00 .00 100.00
28 .00 .00 100.00

Tuy nhiên kết quả chọn nhân tố theo tiêu chuẩn của Kaiser đôi khi có dẫn đến
hiện tượng over-extraction (tức là trích nhân tố quá mức) (theo như Fabrigar và đồng
sự, 1999; Foloyd và Widaman, 1995). Do đó, chúng tôi dùng biểu đồ dốc để xác định
mức giảm đáng kể cuối cùng trong độ lớn của giá trị Eigenvalue. Biểu đồ dốc (hình 6)
cho thấy, tại mức giảm đáng kể cuối cùng rơi vài nhân tố thứ 4, do đó, bốn nhân tố là số
lượng phù hợp nhất. Điều này hoàn toàn tương đồng với kết quả chọn nhân tố của R.
Michael Holmes và đồng sự (2011) trong bài nghiên cứu liên quan.
48

Hình 6. Biểu đồ dốc (Scree plot)

Bước 3: Tiến hành phương pháp xoay nhân tố:

Có nhiều phương pháp xoay nhân tố khác nhau như: Phương pháp xoay
orthogonal rotation là phương pháp xoay nhưng vẫn giữ nguyên góc ban đầu giữa các
nhân tố và phương pháp xoay obilique rotation là phương pháp xoay không không giữ
nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố, tức cho phép có tương quan giữa các nhân tố với
nhau. Bởi vì các định chế quốc gia thường có phương sai không đổi và phụ thuộc lẫn
nhau (Jackson & Deeg, 2008; Whitley, 1992). Vì vậy, chúng tôi lựa chon phương pháp
oblique rotation là phương pháp phù hợp để sử dụng.

Bảng 16. Bảng hệ số tải nhân tố sau khi thực hiện phép quay oblique3

Component
1 2 3 4
1. Tham nhũng .85 .15 –.07 .07
2. Hợp đồng và quyền tài sản –.63 –.28 .07 .47
3. Rào cản đầu tư nước ngoài –.83 .19 –.11 .23

3
Tham khảo phụ lục 4 - Bảng kết quả các hệ số tải nhân tố trước khi xoay
49

4. Kiểm soát lương và giá –.81 –.19 –.01 –.07


5. Can thiệp của CP vào ngành NH –.77 .28 –.01 .15
6. Hạn chế của CP vào ngành CN –.95 .04 –.00 –.08
7. Thị trường phi chính thức .60 .17 –.27 .18
8. LĐ ngành dịch vụ .85 .01 .19 –.06
9. Gánh nặng quy chế –.91 .04 –.09 –.03
10. Chính sách thương mại –.62 –.22 –.04 –.10
11. Tự do dân chủ –.02 –.01 –.94 –.04
12. Hạn chế trong điều hành chính trị –.04 –.09 –.95 .01
13. Quyền chính trị –.04 –.09 –.95 .01
14. Ràng buộc chính trị –.02 .09 .79 .03
15. LĐ thuộc công đoàn –.04 .01 –.79 –.04
16. Chi phí sử dụng nợ .11 .91 .26 .25
17. Vốn đầu tư –.23 .85 –.21 –.39
18. Cung tiền –.02 .99 –.01 –.04
19. Dự trữ ròng –.22 –.68 –.46 .19
20. GDP danh nghĩa –.11 .98 –.01 –.17
21. Tổng nợ nước ngoài .11 .89 .28 .26
22. Tín dụng chuyển khoản .07 .13 .12 .97
23. Tỷ giá hối đoái –.28 –.08 –.31 .59
24. Nghĩa vụ nợ .25 –.04 .02 .87
25. Tính thanh khoản –.03 –.33 –.16 .81
26. Giá trị CP được giao dịch .48 .09 .06 –.60
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Oblimin with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 9 iterations.
 Bước 4: Ra quyết định cuối cùng về số nhân tố cần giữ lại, đặt tên và giải thích
các nhân tố.
Sau khi thực hiện phép xoay oblique, các hệ số tải trọng càng có ý nghĩa và đáng
tin cậy hơn. Do đó, chúng tôi tiến hành loại lần lượt từng biến một, bắt đầu với các biến
có trị tuyệt đối hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 (Clack & Waston, 1995) hoặc cùng lớn
hơn 0.4 trên hai nhân tố trở lên. Tiến hành chạy lặp lại mô hình sau khi đã loại từng
biến không thích hợp. Bảng 8 thể hiện kết quả cuối cùng. Cụ thể, có 8 biến bị loại khỏi
mô hình, đó là Gánh nặng tài khóa, Chính sách tiền tệ, Cân đối ngân sách, Lao động
50

ngành công nghiệp, Tỷ lệ lạm phát, Dân số, Cán cân mậu dich, Tỷ lệ thất nghiệp. Các
biến còn loại được xếp vào các nhóm nhân tố như sau:

 Nhân tố thứ nhất - “Kiểm soát quy chế” - bao gồm các biến: Tham nhũng, Hợp
đồng và quyền tài sản, Rào cản đầu tư nước ngoài, Kiểm soát tiền lương và giá
cả từ CP, Can thiệp của CP vào ngành NH, Hạn chế của CP lên ngành công
nghiệp, Thị trường phi chính thức, Lao động ngành dịch vụ, Gánh nặng quy chế,
Chính sách thương mại.

 Nhân tố thứ hai - “Năng lực vốn” - bao gồm các biến: Chi phí sử dụng nợ, Vốn
đầu tư, Cung tiền, Dự trữ ròng, GDP danh nghĩa, Tổng nợ nước ngoài.

 Nhân tố thứ ba - “Dân chủ chính trị” - bao gồm các biến: Tự do dân chủ, Hạn
chế trong điều hành chính trị, Quyền chính trị, Ràng buộc chính trị, Ràng buộc
chính trị, Lao động thuộc công đoàn.

 Nhân tố thứ tư - “Thanh khoản thị trƣờng” - bao gồm các biến: Tín dụng
chuyển khoản, Tỷ giá hối đoái, Nghĩa vụ nợ, Tính thanh khoản, Giá trị cổ phiếu
được giao dịch.

 Bước 5: Tính toán các nhân số:


Nhân số của nhân tố thứ i có dạng:

Fi = Wi1X1 + Wi2 X2 + Wi3X3 + … + WikXk

Các hệ số nhân tố W được dùng để kết hợp các biến chuẩn hóa được trình bày
trong ma trận hệ số nhân tố (Component score coefficient matrix). Kết quả được trình
bày trong phụ lục 6. Các nhân số sau khi được tính toán sẽ được dùng thay cho trị số
các biến gốc trong hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên tiếp theo.

4.2. Mô hình hồi quy

Sau khi khi dùng công cụ phân tích nhân tố để làm gọn biến, gộp các biến có
mối liên kết tương đối chặt chẽ với nhau vào cùng một nhân tố. Ta thu được bốn nhân
tố đại diện cho ba thể chế chính thức như sau:
51

Bảng 8. Bảng tóm tắt kết quả phân tích nhân tố

Kiểm soát Dân chủ Năng lực Thanh khoản


quy chế chính trị vốn thị trường

Tự do dân Chi phí sử Tín dụng chuyển


Tham nhũng
chủ dụng nợ khoản

Hợp đồng và Hạn chế Vốn đầu tư Tỷ giá hối đoái


quyền tài sản trong điều
hành Cung tiền Nghĩa vụ nợ
Rào cản đầu tư
nước ngoài Quyền Dự trữ ròng
chính trị Tính thanh
GDP danh khoản
Kiểm soát tiền
lương và giá cả Ràng buộc nghĩa
của CP chính trị Giá trị CP được
Tổng nợ giao dịch
Can thiệp của CP LĐ thuộc nước ngoài
vào ngành NH công đoàn

Hạn chế của CP


lên ngành CN

Thị trường phi


chính thức

LĐ ngành dịch
vụ

Gánh nặng quy


chế

Chính sách
thương mại

Trong đó, nhân tố Kiểm soát quy chế đại diện cho nền thể chế điều tiết, nhân tố
Dân chủ chính trị là đại diện cho nền thể chế chính trị, và nhân tố Năng lực vốn và
Thanh khoản thị trường đều đại diện cho nền thể chế kinh tế của một quốc gia.

Cùng những biến thể chế đã được lượng hóa bởi phương pháp phân tích nhân tố
như trên, các biến văn hóa như Chủ nghĩa tập thể và Định hướng tương lai được thu
thập từ dữ liệu của GLOBE. Chúng sẽ lần lượt được đưa vào 10 mô hình hồi quy để
52

xem xét từng cơ chế ảnh hưởng một, từ sự phản ánh của thể chế phi chính thức lên thể
chế chính thức, cho đến tác động tổng thể lên dòng vốn FDI đổ vào.

Cụ thể, tám mô hình đầu sẽ được dùng để kiểm định mối quan hệ giữa thể chế
phi chính thức lên thể chế chính thức (tức 3 giả thuyết đầu trong phần lý thuyết) và hai
mô hình sau để kiểm định tác động tổng hợp của cả văn hóa lẫn thể chế chính thức lên
dòng vốn FDI đổ vào.

Kết quả cung cấp những kết quả hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên của những biến
văn hóa lên thể chế chính thức, phản ánh các kiểm định của các giả thuyết 1–3. Đầu
tiên,

chúng tôi nhập các biến kiểm soát vào những mô hình lẻ, và lần lượt thêm từng biến
văn hóa chủ nghĩa xã hội và định hướng tương lai vào các mô hình chẵn.

Bảng 17. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa lên thể chế chính thức

Giả thuyết 1 Giả thuyết 2


Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Kiểm soát Kiểm soát Dân chủ Dân chủ
quy chế quy chế chính trị chính trị
Hệ số chặn 1.9279 –13.642* –6.206 –51.713
Lao động ngành công –5.866** –5.616** –1.782 –2.159
nghiệp
Dân số –.164* –.034* –.723* –.640
**
Chủ nghĩa tập thể 1.371 –1.782*
Định hướng tương lai
.115 .125 .051 .046
*
p<.05; ** p<.01; *** p<.001

Giả thuyết 1 thừa nhận rằng chủ nghĩa tập thể có mối tương quan dương với các
thể chế kiểm soát quy chế mà tác động lên hoạt động của tổ chức trong nền kinh tế. Như
kỳ vọng, hệ số ước lượng của biến chủ nghĩa tập thể là 1.371 và có ý nghĩa thống kê ở
mức 1%, do đó giả thuyết 1 là phù hợp với khu vực các nước châu Á. Nghĩa là chủ
nghĩa tập thể có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của thể chế điều tiết bằng cách kiểm
soát chặt chẽ các hoạt động của những tổ chức trong một quốc gia. Thông qua đó, xã
53

hội tập thể sẽ đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực xã hội và tiêu chuẩn hóa các hành
vi để đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực của các cá thể trong xã hội.

Giả thuyết 2 dự đoán rằng chủ nghĩa tập thể có mối tương quan âm đối với thể
chế dân chủ chính trị. Mô hình 4 cho thấy hệ số ước lượng của biến chủ nghĩa tập thể
là –1.782 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Do đó giả thuyết 2 hoàn toàn phù hợp với
các quốc gia châu Á. Điều này càng chứng tỏ các thể chế chính trị dân chủ sẽ ít phổ
biến trong xã hội tập thể và được thể hiện mạnh mẽ hơn trong những xã hội đề cao chủ
nghĩa cá nhân.

Bảng 9. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa lên thể chế chính thức
(tiếp theo)

Giả thuyết 3
Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8
Năng lực Năng lực Thanh khoản Thanh khoản
vốn vốn thị trường thị trường
Hệ số chặn 12.844 –37.268 13.435 18.432**
Lao động ngành công –6.689 –8.647 1.910 5.671
nghiệp
Dân số 3.065** 3.404** –.868 –1.752*
Chủ nghĩa tập thể
Định hướng tương lai .947* –5.085**
.054 .056 .008 .060
*
p<.05; ** p<.01; *** p<.001

Giả thuyết 3 thừa nhận những định hướng tương lai có mối tương quan dương
với những thể chế kinh tế, và góp phần đẩy mạnh đầu tư của những đơn vị trong nước.
Mô hình 6 thể hiện tác động của định hướng tương lai lên năng lực vốn của xã hội, hệ
số ước lượng là 0.947 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó, hệ số
ước lượng tác động của biến định hướng tương lai lên thanh khoản thị trường lên đến –
5.085 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này chứng tỏ có hai nguồn lực
tác động trái chiều lên các thể chế kinh tế, trong khi nguồn vốn đầu tư trong xã hội
được định hướng xã hội tác động tích cực thì các thể chế kinh tế liên quan đến tính
54

thanh khoản của thị trường lại bị định hướng xã hội kiềm hãm đáng kể. Do đó, giả
thuyết 3 không hoàn toàn đúng trong trường hợp các nước châu Á.

Bảng 18. Kết quả hồi quy: Tác động của văn hóa và thể chế chính
thức lên dòng vốn FDI đổ vào
Biến số Mô hình 9 Mô hình 10
FDI đổ vào FDI đổ vào
*
Hệ số chặn –3.07 –3.18
Lao động ngành công nghiệp 4.77 –4.94**
*** ***
Đường dây điện thoại –0.02 –0.02
Vận chuyển đường sắt 1.10*** 0.81**
Chỉ số kết nối vận tải biển 6.10*** 2.17***
Chủ nghĩa tập thể 5.91 4.48
Định hướng tương lai –0.98 1.01**
Kiểm soát quy chế 2.65***
Dân chủ chính trị –6.77***
Năng lực vốn –1.37***
Thanh khoản thị trường –4.45***

*
p<.05; ** p<.01; *** p<.001

Bảng 10 trình bày lại kết quả của hai mô hình 9 và 10. Trong đó, mô hình 9 dùng
để đo lường tác động riêng lẻ của các mảng văn hóa (thông qua 2 biến chủ nghĩa tập thể
và định hướng tương lai) lên mức độ thu hút FDI của một quốc gia. Sau đó, mô hình 10
sẽ gộp các biến về văn hóa (đại diện cho thể chế phi chính thức) và các nhân tố về thể
chế chính thức để đóng vai trò là các biến độc lập, và dùng mô hình hiệu ứng ngẫu
nhiên để xét xem ảnh hưởng của chúng đến dòng vốn FDI chảy vào quốc gia đó.

Kết quả cho thấy trong mô hình 9, khi tách bạch thể chế phi chính thức và thể
chế chính thức ra khỏi mô hình, thì các thể chế phi chính thức hầu như không có ảnh
hưởng trực tiếp đến mức độ thu hút FDI của một quốc gia (hệ số ước lượng của chủ
nghĩa tập thể và định hướng tương lai không có ý nghĩa thống kê). Mà các yếu tố văn
hóa này chỉ tác động đến các thể chế chính thức và từ đó lan truyền ảnh hưởng dẫn
truyền lên dòng FDI chảy vào nội địa, cụ thể là các hệ số ước lượng của biến thể chế
chính thức trong mô hình 10 đều có ý nghĩa thống kê ở mức cao nhất 1%.
55

Trong phần lý thuyết tổng quan ở trên có nêu rằng, các thể chế chính thức có tác
động đáng kể tới việc thu hút FDI của một quốc gia. Cụ thể là các thể chế điều tiết và
thể chế kinh tế có mối tương quan ngược chiều, làm kiềm hãm dòng vốn FDI đổ vào,
tuy nhiên thể chế chính trị dân chủ sẽ góp phần gia tăng dòng vốn FDI này.

Theo kết quả hồi quy từ mô hình 10 (bảng 10), rõ ràng biến tác động của việc
kiểm soát quy chế lên hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực tới dòng vốn
FDI đỏ vào nội địa (hệ số ước lượng là 2.65 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa cao
nhất 1%). Điều này có thể được giải thích bằng việc các quốc gia châu Á có một hệ
thống các quy chế chặt chẽ và còn can thiệp sâu vào khu vực tư nhân, góp phần tạo điều
kiện để tận dụng dòng vốn dồi dào từ nước ngoài đổ vào. Bên cạnh đó, nhân tố dân chủ
chính trị cũng không tuân theo quy tắc trên, chúng không những không góp phần gia
tăng dòng vốn FDI mà còn làm giảm đáng kể mức độ thu hút FDI, với hệ số ước lượng
là –6.77 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa cao nhất. Ngoài ra, các biến thể chế kinh
tế (năng lực vốn và thanh khoản thị trường) lần lượt có ý nghĩa thống kê rất cao và cũng
có giá trị lớn đáng kể (–1.37 và –4.45), điều này phù hợp với lý thuyết đã nêu.

Tóm lại, tác động của các thể chế phi chính thức và thể chế chính thức lên dòng
vốn FDI đổ vào được tóm tắt qua biểu đồ như sau
56

Hình 7. Sơ đồ tóm tắt tác động của thể chế phi chính thức và thể chế chính thức
lên dòng vốn FDI đổ vào

Thể chế điều


tiết
Chủ nghĩa
tập thể
Thể chế chính
trị dân chủ
FDI đổ
VĂN HÓA
vào

Thể chế kinh tế


Định hƣớng mà thúc đẩy
tƣơng lai đầu tƣ vốn
trong nƣớc

Chú thích: Tác động tích cực (gia tăng)


Tác động tiêu cực (kiềm hãm)
57

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

5.1. Kết luận

Qua việc nghiên cứu các tài liệu liên quan về thu hút FDI tại các quốc gia mới
nổi Châu Á, chúng tôi đã trình bày một góc nhìn tổng quát hơn về những nhân tố tác
động đến dòng vốn FDI chảy vào những nước này. Làm thể nào để hấp dẫn được các
nhà đầu tư nước ngoài đang là vấn đề mà nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là các quốc
gia mới nổi và đang phát triển, bởi chính sách thu hút FDI phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện ở mỗi quốc gia là rất khác nhau. Vì vậy, qua đề tài phần nào cung cấp cái
nhìn sâu hơn về những nhân tố tác động đến dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Châu
Á trong những năm gần đây.
Kết quả kiểm định cho thấy có mối tương quan giữa thể chế phi chính thức và
thể chế chính thức mà cụ thể là mối quan hệ giữa hai phương diện của nền văn hóa :chủ
nghĩa tập thể và định hướng tương lai với các thể chế chính thức của quốc gia đó cũng
như xác định được những tác động của các thể chế chính thức khác nhau đến dòng vốn
FDI. Cụ thể, chủ nghĩa tập thể làm tăng mức độ kiểm soát thế chế lập quy, đồng thời
làm giảm tính chất dân chủ của thể chế chính trị. Nghiên cứu này cũng tìm thấy mối
tương quan dương giữa định hướng tương lai và sự hiện diện của các thể chế kinh tế mà
thúc đẩy đầu tư vốn bởi các đơn vị trong nước. Tuy nhiên, bài nghiên cứu không tìm
thấy mối quan hệ nào giữa định hướng tương lai và yếu tố tính thanh khoản thị trường
trong thể chế kinh tế. Như vậy, văn hóa cung cấp một nền tảng vững chắc, để từ đó, các
thể chế chính thức của một quốc gia được hình thành và phát triển
Bài nghiên cứu đề xuất và thiết lập các công cụ để tạo điều kiện cho nghiên cứu
lý thuyết và thực nghiệm xa hơn nữa trên những thể chế chính thức; thông qua cung cấp
các bằng chứng về tác động của thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế lập quy trong
việc thu hút các chiến lược đầu tư từ MNE. Đầu tiên, các thể chế kinh tế mà tạo điều
kiện khuyến khích nguồn vỗn sẵn có cho các doanh nghiệp trong nước sẽ không khuyến
khích dòng vốn FDI chảy vào. Thứ hai, thể chế lập quy kiểm soát chặt chẽ hành vi của
các tổ chức sẽ cản trở thu hút FDI, nghĩa là các nhà quản trị các MNE tìm cách giảm
thiểu sự tham gia của chính phủ trong hoạt động của các MNE. Tiếp đến, thể chế chính
trị dân chủ có mối tương quan dương với dòng FDI, ổn định thể chế chính trị có thể
58

đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài thì sự bất ổn tiềm tàng
gắn liền với chế độ chính trị phi dân chủ là nguyên nhân giảm đầu tư nước ngoài
Bài nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng về ảnh hưởng của thể chế chính
thức đến quyết định đầu tư của các MNE, tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy bằng
chứng về tác động của nhân tố văn hoá đến dòng vốn FDI. Có lẽ văn hóa của một quốc
gia ít được xem xét đối với các nhà quản trị MNE hơn là khoảng cách văn hóa giữa
quốc gia nhận đầu tư và nền văn hóa quốc gia chứa MNE, như nghiên cứu trước đây
của Hennart & Larimo (1998).
Bài nghiên cứu hi vọng mang đến cho những nhà hoạch định chính sách một mô
hình phân tích những nhân tố nào tác động đến FDI và nhân tố nào là chủ đạo làm cho
FDI tăng cao từ đó đưa ra các chính sách quản lý phù hợp. Đồng thời, những kết quả
đạt được từ mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA và mô hình các ảnh hưởng
ngẫu nhiên (Random effect model) đã cung cấp một chất xúc tác mạnh mẽ cho những
nghiên cứu khác trong tương lai dựa trên lý thuyết thể chế để giải thích chiến lược của
các MNE và kết quả đạt được.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế khách quan trong môi
trường thể chế phức tạp đa góc cạnh, cũng như những hạn chế chủ quan của người xây
dựng mô hình. Không may, dữ liệu cho một số biến mong muốn thì không có sẵn cho
nhiều quốc gia mà việc thêm vào dữ liệu hoặc thay thế biến như vậy sẽ giảm đáng kể số
lượng các nước trong nghiên cứu.Vì vậy, chúng tôi thực hiện một sự thỏa hiệp để có
được một mẫu lớn hơn của quốc gia. Do đó, chúng tôi phải đánh đổi để có một mẫu
quan sát lớn hơn. Ngoài ra, có rất ít mối quan hệ với các thể chế thanh khoản thị trường,
ngụ ý rằng cần có các kiểm định lý thuyết có ý nghĩa hơn trên biến này.Ví dụ, thể chế
phi chính thức khác có thể tạo ra nó, và nó có thể tác động lên chiến lược và hành động
của những công ty khác (ví dụ, cơ cấu vốn và các quyết định đối tác). Các rào cản về
mức độ tự do và độ dài không cho phép kiểm tra ảnh hưởng của nhiều thuộc tính văn
hóa hơn lên các biến thể chế chính thức khác. Tất cả các hạn chế đó nếu được khắc
phục trong những bài nghiên cứu sau thì có thể làm cho mô hình phù hợp hơn nhiều
trong việc giải thích những nhân tố tác động đến vấn đề thu hút FDI.
Ngoài ra, những nghiên cứu trong tương lai có thể phát triển lên bằng cách kiểm
tra sự ảnh hưởng hỗn hợp của nhiều thể chế lên sự lựa chọn của nhà quản trị về vùng
địa lý, nước chủ nhà, phương thức tiếp nhận (ví dụ, đầu cơ mạo hiểm vào các công ty
59

có vốn rủi ro (greenfield ventures)), các mục tiêu thâu tóm, hay đối tác đồng minh chiến
lược. Những cách thức đo lường thể thế này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tạo ra những
chỉ báo toàn diện hơn khoảng cách về thể chế, mà đã được trình bày trong nghiên cứu
trước để có những ảnh hưởng quan trọng trên những chiến lược quốc tế của các công ty
và kết luận của họ (Kostova, 1999, Kostova & Roth, 2002). Chúng tôi cũng khuyến
khích các nghiên cứu tiếp theo tiếp tục nghiên cứu những ảnh hưởng tích hợp của các
thể chế chính thức.
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã khái niệm hóa và đề ra phương pháp đo
lường các thể chế lập quy, chính trị và kinh tế. Chúng tôi thấy rằng các thể chế phi
chính thức, như được phản ánh trong văn hóa, ảnh hưởng đến các thể chế chính thức.
Nghiên cứu này cũng xác định tác động của các thể chế chính thức khác nhau đến dòng
FDI vào, mà thu hút sự hấp dẫn của một quốc gia đến những nhà quản trị của các MNE.
5.2. Đề xuất ý kiến

Trên cơ sở kết quả phân tích cũng như học hỏi, rút kinh nghiệm từ các bài
nghiên cứu trước, chúng tôi đề xuất một số ý kiến trong xây dựng và hoàn thiện chính
sách điều hành của chính phủ nhằm thu hút FDI giúp tăng trưởng và phát triển nền kinh
tế.
 Thứ nhất: Cần phải quan tâm, coi trọng đến mối quan hệ giữa yếu tố văn hoá,
đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo mà cụ thể là chủ nghĩa tập thể và
định hướng tương lai đối với nguồn vốn FDI chảy vào:
Văn hoá là một yếu tố quan trọng, cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ
tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương đồng thời cũng là nhân tố tác động
mạnh mẽ lên các thể chế chính trị, kinh tế. Mà thể chế chính thức lại tác động lên FDI,
do đó tạo nên một sự dẫn truyền từ văn hoá đến thu hút FDI. .
Do đó, hỗ trợ tiến trình dân chủ còn đang yếu kém ở một số quốc gia, hạn chế
quyền lực và lợi ích của một bộ phận nhỏ trong xã hội, giúp quốc gia ngày càng phát
triển thì các nhà điều hành chính sách cần lưu tâm đến yếu tố văn hoá mà cụ thể là chủ
nghĩa tập thế và định hướng tương lai, hướng đến đầu tư và phát triển bền vững trong
tương lai.
 Thứ hai: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu
tư, kinh doanh, tạo một môi trường đầu tư ổn định, minh bạch.
60

Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của một số quốc gia, ta có thể
nhận thấy khi nhà đầu tư nước ngoài xem xét quyết định bỏ vốn đầu tư vào một quốc
gia sẽ chú trọng đến tình hình chính trị ổn định, minh bạch.Vậy nên thể chế chính trị tạo
nên những ảnh hưởng nhất định đối với dòng vốn FDI chảy vào. Các nhà quản trị MNE
sẽ hạn chế đầu tư vào những nơi mà quyền lực chính phủ tập trung ở mức độ cao, vì
như thế có thể các chính sách của chính phủ chỉ bị ảnh hưởng bởi một số ích người và
nó sẽ dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng, bất ngờ tạo nên những rủi ro khó lường đối với
MNE. Đồng thời, hệ thống pháp luật đầu tư tại nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn
pháp lý về vốn, tài sản và đảm bảo việc di chuyển lợi nhuận về nước của các MNE
được thực hiện dễ dàng, thuận lợi nhất. Nội dung của hệ thống pháp luật càng đồng bộ,
chặt chẽ nhưng cởi mở, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn
của FDI càng cao.
Thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và cơ hội đầu tư.
Nhiều trường hợp chỉ vì thủ tục hành chính quá rườm rà, mất nhiều thời gian mà khi
hoàn thành xong các thủ tục thì cơ hội đầu tư cũng đã qua mất. Chính vì vậy khi lựa
chọn địa điểm đầu tư, các chủ đầu tư thường ưu tiên những địa điểm đầu tư có các thủ
tục hành chính cụ thể, rõ ràng, minh bạch vì nó sẽ giúp chủ đầu tư tự đánh giá xem liệu
dự án của họ có được phép tiến hành hay không?
Đổi mới quy định lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo hướng minh bạch, đơn
giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như: nộp qua đường bưu điện,
hoặc internet có mã tài khoản. Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết
các yêu cầu, thủ tục hành chính cho người nộp thuế.
Theo các nghiên cứu trước đây nhận thấy tham nhũng ở nước nhận đầu tư sẽ làm
nản lòng các chủ đầu tư nước ngoài. Tham nhũng khiến cho chi phí đầu tư và chi phí
kinh doanh tăng lên và các nhà đầu tư không thể dự đoán trước được chi phí có thể tăng
đến mức nào. Tham nhũng cũng làm cho các cơ hội đầu tư trở nên không chắc chắn. Dù
đã phải chi tiền cho các quan chức chính phủ nhưng các nhà đầu tư vẫn không biết chắc
mình có được đầu tư hay không vì không có một ràng buộc chặt chẽ nào từ phía các
quan chức này. Chính vì vậy, nhiều khi không cần cân nhắc đến các yếu tố khác, khi
thấy một nước có nạn tham nhũng nặng nề, các chủ đầu tư sẽ không tìm đến nước đó
nữa. Do đó, các quốc gia nên xây dựng bộ máy quản lý liêm chính, điển hình như
Singapore xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và
61

hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể
trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân thủ
theo pháp luật đã góp phần giúp nước này trở thành một trong những nước thu hút đầu
tư nhiều nhất.
Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản gồm các bộ luật thương mại và đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Luật pháp dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng
tập quán quốc tế… Về cải cách thủ tục hành chính, Trung Quốc thực hiện chính sách
phân cấp ra quyết định đầu tư cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư về thời gian, chi phí làm các thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, mặt trái của phương
pháp này là phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương, tạo nên
tình trạng quan liêu, hối lộ.

 Thứ ba: Xúc tiến và đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào FDI:

Chính sách thu hút vốn đầu tư cần tạo sự ổn định lâu dài cho nhà đầu tư. Trong
thời buổi hội nhập hiện nay, chính phủ cần đưa ra những chính sách thông thoáng, mở
cửa và những hoạt động hỗ trợ cũng như chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế, tập
trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính nhanh gọn,… thì mới có thể tạo ra
một môi trường kinh doanh hấp dẫn các công ty đa quốc gia từ đó gia tăng dòng vốn
FDI chảy vào một nước.
Điển hình như, chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn
định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định,
không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất
chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy
phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ
trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất.
Chính phủ Singapore cũng ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản
nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư. Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc biệt, đó là:
khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về
nước; nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc
tịch); nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000SGD trở lên và có dự
án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore. Bên cạnh đó, tùy từng
62

điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích
hợp.

Đồng thời, chính phủ các nước cần phát triên kinh tế theo hướng tập trung vào
một số ngành, sản phẩm trọng điểm. Chính phủ Thái Lan có sự kết hợp khéo léo giữa
mục tiêu công nghiệp hoá và thu hút đầu tư nước ngoài. Thái Lan luôn xác định là nước
thu hút đầu tư trọng điểm, từ đó, xây dựng các bộ phận chuyên trách riêng biệt cho từng
nguồn vốn của nhà đầu tư. Chính sự chuyên môn hóa và tổ chức này đã đáp ứng nhu
cầu cụ thể của các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau. Hiện nay, khi năng
lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển đáp ứng yêu cầu, Thái Lan có chính
sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh phải thay
đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này không chỉ kéo theo
những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các
công ty, tập đoàn lớn từ chính các nước đầu tư mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ
tại Thái Lan.

 Thứ tƣ: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Cơ sở hạ tầng là một trong số các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn với FDI, trên thực
tế những quốc gia có cơ sở hạ tầng yếu kém rất khó thu hút FDI nhưng khi đã không
thu hút được FDI thì khả năng phát triển cơ sở hạ tầng không phải là chuyện dễ. Do đó
để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này cần phải đi trước một bước, tiến hành đầu tư xây
dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng bởi một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn
chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung
cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) là điều mong muốn
đối với mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khi một thị trường mới xuất hiện, thời gian đầu luôn là thời kỳ thăm dò, nếu có
đầu tư thì thường là những công ty nhỏ, thậm chí có cả những nhà môi giới đầu tư. Tuy
nhiên, lượng vốn vào lúc này không lớn, thời gian không dài và chủ yếu ở khu vực dịch
vụ và sản xuất nhỏ. Trong khi đó, các nhà đầu tư lớn lại đứng ở ngoài quan sát để quyết
định xem có đầu tư hay không? Điều này cũng có nghĩa là để thu hút được dòng FDI,
nước chủ nhà cần phải chuẩn bị một môi trường đầu tư thuận lợi với các chính sách,
quy định được nới lỏng theo hướng khuyến khích FDI.
63

Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho tàng,
bến bãi... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các công
ty kiểm toán, tư vấn... Nếu thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường
đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công
nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác
tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất
quan trọng cần được xem xét đến.
Trong thập kỷ 80 và 90, nhiều nước đã xây dựng các khu chế xuất (EPZ) để thu
hút đầu tư điển hình như khu chế xuất Thẩm Quyến của Trung Quốc là một thành công
của mô hình này. Tuy vậy không phải quốc gia nào cũng gặt hái được kết quả tương tự.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng nhưng các yếu tố
nguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách khác
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất.

Bên cạnh đó, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ
tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho
người dân, hệ thống giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Vì vậy, các
nhà điều hành chính sách cần quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng và đưa ra những chính
sách phù hợp với xu hướng phát triển đất nước.
 Thứ năm: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ:
Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các
MNE cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ, dồi dào ở các nước này. Thông
thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu
cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán
bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc
của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để
đầu tư.
Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nước và địa
phương vượt quan những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn đối với
nhà đầu tư. Việc thiếu các nhânlực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản lý cao
cấp các nhà doanh nghiệp tài ba và sự tụt hậu về trình độ khoa học công nghệ sẽ khó
64

lòng đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, làm hạn chế dòng vốn nước ngòi chảy vào
trong nước và địa phương.

Một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ
chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các đối tác đầu tư nước ngoài là điều
kiện cần thiết để nước nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng
vốn nước ngoài. Hệ thống doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản
xuất lẫn dịch vụ ở các lĩnh vực, ngành nghề và thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh
quốc tế, đủ sức giữ được thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và ngày càng có
sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mạng lưới các doanh nghiệp dịch vụ về tài chính
- ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống đó, nhằm tạo ra các điều kiện
thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn trong nước và quốc tế. Ví dụ như
Malaysia rất coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển kỹ năng người lao động . Nước
này thưc hiê trang bi miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí dạy tin học cho
mọi đối tượng,…, dành nhiều ngân sách cho hoạt động R&D - lĩnh vực có đóng góp
đáng kể đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn của đất nước.

Ngoài ra, cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung thể thế và triển khai áp dụng nghiêm
hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút,
đào tạo kỹ năng cho người lao động. Quy định yêu cầu bắt buộc về chất lượng của các
dự án FDI tùy theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư. Quy định về trình độ công nghệ dự án
FDI cho từng ngành theo địa bàn đầu tư. Đối với các đô thị có mật độ công nghiệp cao,
những địa bàn phát triển du lịch sinh thái sẽ hạn chế tối đa thu hút FDI có hàm lượng
công nghệ thấp, gây ô nhiễm ở mức độ nhất định và tỷ trọng gia công cao.
 Kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những bí quyết cho các nước châu Á như đã nêu ở trên, để đẩy mạnh việc thu
hút FDI, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp,
chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh, sửa đổi những quy định không đồng bộ,
thiếu nhất quán. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo
hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi
trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch.
65

Hai là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế
hoạch đầu tư. Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy
hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; lựa chọn các
dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh
mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho
các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, có chính sách ưu đãi đủ sức
hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao
và tác động tích cực đến sự phát triển chung của đất nước.

Bốn là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số
ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản
phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi cho các nhà
đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các
doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so
với các dự án đơn lẻ.

Năm là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ trợ, ưu
đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Cụ thể là:

- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và
các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế ―một giá‖, như: giá điện, nước,
vận tải, bưu điện…

- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính
theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như:
nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản. Tổ chức triển khai tốt và
nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo
―cơ chế một cửa‖ để thuận lợi cho người nộp thuế.

- Thường xuyên thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, bảo đảm cán
bộ thuế có trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, đồng thời có đạo đức
66

nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt. Kiện toàn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ
trong toàn ngành thuế để kiểm soát, giảm thiểu và từng bước đi đến xóa bỏ hành vi gây
phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp.

Sáu là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường
quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại Việt Nam có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Tóm lại, bài nghiên cứu đề xuất một số ý kiến trong xây dựng và hoàn thiện
chính sách điều hành của chính phủ nhằm thu hút FDI giúp tăng trưởng và phát triển
nền kinh tế. Để FDI đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng nền kinh tế cũng như tối đa
hóa lợi ích mà FDI mang lại đòi hỏi có cách tiếp cận bao quát, hài hòa hơn trong chính
sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phải có biện pháp chú trọng tới thu hút đầu tư, bên
cạnh là những biện pháp xúc tiến đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, và đặc biệt
chú trọng hơn tới hiệu quả sử dụng vốn, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI.
67

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Tài liệu tiếng Việt
Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 2008.
Nguyễn Đình Thọ: Phương pháp nghiên cứu khoa học, 2011.
Võ Văn Huy, Võ Thị Lan, Hoàng Trọng: Ứng dụng SPSS For Windows để xử lý và
phân
tích dữ liệu nghiên cứu, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 1997.
Tài liệu Fulbright: Phân tích dữ liệu bảng, 2008.
Nguyễn Phú Tụ - Huỳnh Công Minh: Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài
với
tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

 Tài liệu tiếng Anh


Ailon, G. 2008. Mirror, mirror on the wall: Culture’s consequences in a value test of its
own design. Academy of Management Review, 33: 885-904.
Allison, P. D. 2001. Missing data. Thousand Oaks, CA: Sage.
Almeida, P. 1996. Knowledge sourcing by foreign multinationals: Patent citation
analysis in the US semiconductor industry. Strategic Management Journal, 17:
155-165.
Andersen, T. G., Bollerslev, T., Diebold, F. X., & Vega, C. 2003. Micro effects of
macro announcements: Real-time price discovery in foreign exchange. American
Economic Review, 93: 38-62.
Ashkanasy, N., Gupta, V., Mayfield, M. S., & Trevor-Roberts, E. 2004. Future
orientation. In R. J. House, P. J. Hanges, M. Javidan, P. W. Dorfman, & V. Gupta
(Eds.), Culture,leadership,and organizations: The GLOBE study of 62 societies:
282-342. Thousand Oaks, CA: Sage.
Ballard, C. L., Shoven, J. B., & Whalley, J. 1985. General equilibrium computations of
the marginal welfare costs of taxes in the United States. American Economic
Review, 75: 128-138.
Bartram, S. M., Brown, G. W., & Minton, B. A. 2009. Resolving the exposure puzzle:
The many facets of exchange rate exposure. Journal of Financial Economics, 95:
148-173.
Beck, N., & Katz, J. N. 1995. What to do (and not to do) with time-series cross-section
data. American Political Science Review, 89: 634-647.
Beck, T., Demirguc-Kunt, A., & Peria, M. S. M. 2007. Reaching out: Access to and use
of banking services across countries. Journal of Financial Economics, 85: 234-
266.
68

Begley, T. M., Tan, W. L., & Schoch, H. 2005. Politico-economic factors associated
with interest in starting a business: A multi-country study. Entrepreneurship
Theory and Practice, 29: 35-55.
Beinhocker, E., Davis, I., & Mendonca, L. 2009. The 10 trends you have to watch.
Harvard Business Review, 87: 55-60.
Beisel, N. 1990. Class, culture, and campaigns against vice in three American cities,
1872–1892. American Sociological Review, 55: 44-62.
Beisel, N. 1993. Morals versus art: Censorship, the politics of interpretation, and the
Victorian nude. American Sociological Review, 58: 145-162.
Bekaert, G., Harvey, C. R., & Lundblad, C. 2005. Does financial liberalization spur
growth? Journal of Financial Economics, 77: 3-55.
Bernanke, B. S., & Reinhart, V. R. 2004. Conducting monetary policy at very low
short-term interest rates. American Economic Review, 94: 85-90.
Boddewyn, J. J. 1988. Political aspects of MNE theory. Journal of International
Business Studies, 19: 341-363
Boskin, M. J. 1978. Taxation, saving, and the rate of interest. Journal of Political
Economy, 86: S3-S27.
Bowen, H. P., & De Clercq, D. 2008. Institutional context and the allocation of
entrepreneurial effort. Journal of International Business Studies, 39: 747-767.
Boyd, B. K., Gove, S., & Hitt, M. A. 2005. Construct measurement in strategic
management research: Illusion or reality? Strategic Management Journal, 26:
239-257.
Boyd, B. K., & Reuning-Elliot, E. 1998. A measurement model of strategic planning.
Strategic Management Journal, 19: 181-192.
Brett, J. M., Tinsley, C. H., Janssens, M., Barsness, Z. I., & Lytle, A. L. 1997. New
approaches to the study of culture in industrial/organizational psychology. In P. C.
Earley & M. Erez (Eds.), New perspectives on international
industrial/organizational psychology: 75-129. San Francisco: Jossey-Bass.
Brodbeck, F. C., Frese, M., & Javidan, M. 2002. Leadership made in Germany: Low on
compassion, high on performance. Academy of Management Executive, 16: 16-29.
Browning, E. K. 1976. Marginal cost of public funds. Journal of Political Economy, 84:
283-298.
Buiter, W. H. 1987. Borrowing to defend the exchange rate and the timing and
magnitude of speculative attacks. Journal of International Economics, 23: 221-
239.
Burdekin, R. C. K., & Weidenmier, M. D. 2001. Inflation is always and everywhere a
monetary phenomenon: Richmond vs. Houston in 1864. American Economic
Review, 91: 1621-1630.
Busenitz, L. W., Gomez, C., & Spencer, J. W. 2000. Country institutional profiles:
Unlocking entrepreneurial phenomena. Academy of Management Journal, 43:
994-1003.
69

Cattell, R. B. 1966. The scree test for the number of factors. Multivariate Behavioral
Research, 1: 245-276.
Certo, S. T., & Semadeni, M. 2006. Strategy research and panel data: Evidence and
implications. Journal of Management, 32: 449-471.
Chan, C. M., & Makino, S. 2007. Legitimacy and multi-level institutional
environments: Implications for foreign subsidiary ownership structure. Journal of
International Business Studies, 38: 621-638.
Chen, C. C., Peng, M. W., & Saparito, P. A. 2002. Individualism, collectivism, and
opportunism: A cultural perspective on transaction cost economics. Journal of
Management, 28: 567-583.
Chreim, S., Williams, B. E., & Hinings, C. R. 2007. Interlevel influences on the
reconstruction of professional role identity. Academy of Management Journal, 50:
1515-1539.
Chui, A. C. W., Lloyd, A. E., & Kwok, C. C. Y. 2002. The determination of capital
structure: Is national culture a missing piece to the puzzle? Journal of
International Business Studies, 33: 99-127.
Coale, A. J., & Hoover, E. M. 1958. Population growth and economic development in
low-income countries. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Cole, H. L., Mailath, G. J., & Postlewaite, A. 1992. Social norms, savings behavior, and
growth. Journal of Political Economy, 100: 1092-1125.
Collin, S. O. 1998. Why are these islands of conscious power found in the ocean of
ownership? Institutional and governance hypotheses explaining the existence of
business groups in Sweden. Journal of Management Studies, 35: 719-746.
Conway, J. M., & Huffcutt, A. I. 2003. A review and evaluation of exploratory factor
analysis in organizational research. Organizational Research Methods, 6: 147-168.
Covaleski, M. A., & Dirsmith, M. W. 1988. An institutional perspective on the rise,
social transformation, and fall of a university budget category. Administrative
Science Quarterly, 33: 562-587.
Davis, P. S., Desai, A. B., & Francis, J. D. 2000. Mode of international entry: An
isomorphism perspective. Journal of International Business Studies, 31: 239-258.
Delios, A., & Beamish, P. W. 1999. Ownership strategy of Japanese firms:
Transactional, institutional, and experience influences. Strategic Management
Journal, 20: 915-933.
Delios, A., & Henisz, W. J. 2003. Political hazards, experience, and sequential entry
strategies: The international expansion of Japanese firms, 1980–1998. Strategic
Management Journal, 24: 1153-1164.
Delmas, M. A., & Toffel, M. W. 2008. Organizational responses to environmental
demands: Opening the black box. Strategic Management Journal, 29: 1027-1055.
de Mesquita, B. B., & Siverson, R. M. 1995. War and the survival of political
leaders: A comparative study of regime types and political accountability.
American Political Science Review, 89: 841-855.
70

DiMaggio, P. J. 1988. Interest and agency in institutional theory. In L. Zucker (Ed.),


Institutional patterns and organizations: Culture and environment: 3-21.
Cambridge, MA: Ballinger.
DiMaggio, P. J., & Powell, W. W. 1983. The iron cage revisited: Institutional
isomorphism and collective rationality in organizational fields. American
Sociological Review, 48: 147-160.
DiMaggio, P. J., & Powell, W. W. 1991. Introduction. In W. W. Powell & P. J.
DiMaggio (Eds.), The new institutionalism in organizational analysis: 1-38
Chicago: University of Chicago Press.
Dunning, J. H. 1998. Location and the multinational enterprise: A neglected factor?
Journal of International Business Studies, 29: 45-66.
Earley, P. C., & Gibson, C. B. 1998. Taking stock in our progress on individualism-
collectivism: 100 years solidarity and community. Journal of Management, 24:
265-304.
Edelman, L. B. 1990. Legal environments and organizational governance: The
expansion of due process in the American workplace. American Journal of
Sociology, 95: 1401-1440.
Edwards, S. 1984. LDC foreign borrowing and default risk: An empirical investigation,
1976–80. American Economic Review, 74: 726-734.
English, W. B. 1996. Understanding the costs of sovereign default: American state
debts in the 1840’s. American Economic Review, 86: 259-275.
Fabrigar, L. R., Wegener, D. T., MacCallum, R. C., & Strahan, E. J. 1999. Evaluating
the use of exploratory factor analysis in psychological research. Psychological
Methods, 4: 272-299.
Fang, T. 2010. Asian management research needs more self-confidence: Reflection
on Hofstede (2007) and beyond. Asia Pacific Journal of Management, 27: 155-
170.
Fearon, J. D. 1994. Domestic political audiences and the escalation of international
disputes. American Political Science Review, 88: 577-592.
Feinberg, S. E., & Gupta, A. K. 2004. Knowledge spillovers and the assignment of
R&D responsibilities to foreign subsidiaries. Strategic Management Journal,
25: 823-845.
Feldstein, M. 1983. Domestic savings and international capital movements in the
long run and the short run. European Economic Review, 21: 129-151.
Fischer, S. 1993. The role of macroeconomic factors in growth. Journal of Monetary
Economics, 32: 485-512.
Floyd, F. J., & Widaman, K. F. 1995. Factor analysis in the development and
refinement of clinical assessment instruments. Psychological Assessment, 7:
286-299.
Frankel, J. A., & Rose, A. K. 1996. Currency crashes in emerging markets: An
empirical treatment. Journal of International Economics, 41: 351-366.
71

Froot, K. A., & Stein, J. C. 1991. Exchange rates and foreign direct investment: An
imperfect capital markets approach. Quarterly Journal of Economics, 106:
1191-1217.
Fu, P. P., Kennedy, J., Tata, J., Yukl, G., Bond, M. H., Peng, T. K., Srinivas, E. S.,
Howel, J. P., Prieto, L., Koopman, P., Boonstra, J. J., Pasa, S., Lacassagne, M.
F., Higashide, H., & Cheosakul, A. 2004. The impact of societal cultural values
and individual social beliefs on the perceived effectiveness of managerial
influence strategies: A meso approach. Journal of International Business
Studies, 35: 284-305.
Gali, J. 1992. How well does the IS-LM model fit postwar United States data?
Quarterly Journal of Economics, 107: 709-738.
Gelfand, M. J., Bhawuk, D. P. S., Nishii, L. H., & Bechtold, D. J. 2004. Individualism
and collectivism. In R. J. House, P. J. Hanges, M. Javidan, P. W. Dorfman, & V.
Gupta (Eds.) Culture,leadership,and organizations: The GLOBE study of 62
societies: 437-512. Thousand Oaks, CA: Sage.
Gelfand, M. J., Triandis, H. C., & Chan, D. K. S. 1996. Individualism versus
collectivism or versus authoritarianism? European Journal of Social Psychology,
26: 397-410.
Globerman, S., & Shapiro, D. 2003. Governance infrastructure and US foreign direct
investment. Journal of International Business Studies, 34: 19-39.
Granovetter, M. 1985. Economic action and social structure: The problem of
embeddedness. American Journal of Sociology, 3: 481-510.
Greif, A. 1994. Cultural beliefs and the organization of society: A historical and
theoretical reflection on collectivist and individualist societies. Journal of
Political Economy, 102: 912-950.
Grilli, V., & Roubini, N. 1992. Liquidity and exchange rates. Journal of International
Economics, 32: 339-352.
Gupta, V., Sully de Luque, M., & House, R. J. 2004. Multisource construct validity of
GLOBE scales. In R. J. House, P. J. Hanges, M. Javidan, P. W. Dorfman, & V.
Gupta (Eds.) H: 152-177. Thousand Oaks, CA: Sage
Guthrie, G. 2006. Regulating infrastructure: The impact on risk and investment.
Journal of Economic Literature, 44: 925-972.
Gwartney, J., Lawson, R., & Block, W. 1996. Economic freedom of the world: 1975-
1995. Vancouver, Canada: Fraser Institute.
Heath, J., & Binswanger, H. 1996. Natural resource degradation effects of poverty and
population growth are largely policy-induced: The case of Colombia.
Environment and Development Economics, 1: 65-84.
Henisz, W. J. 2000. The institutional environment for economic growth. Economics and
Politics, 12: 1-31.
72

Henisz, W. J., & Delios, A. 2001. Uncertainty, imitation, and plant location: Japanese
multinational corporations, 1990–1996. Administrative Science Quarterly, 46:
443-475.
Hennart, J. F. 1989. Can the new forms of investment substitute for the old forms: A
transaction costs perspective. Journal of International Business Studies, 20: 211-
234.
Hennart, J. F., & Larimo, J. 1998. The impact of culture on the strategy of multinational
enterprises: Does national origin affect ownership decisions? Journal of
International Business Studies, 29: 515-538.
Hill, C. W. L. 1995. National institutional structures, transaction cost economizing, and
competitive advantage: The case of Japan. Organization Science, 6: 119-131.
Hillman, A. J., & Hitt, M. A. 1999. Corporate political strategy formulation: A model
of approach, participation, and strategy decisions. Academy of Management
Review, 24: 825-842.
Hillman, A., & Keim, G. 1995. International variation in the business-government
interface: Institutional and organizational considerations. Academy of
Management Review, 20: 193-214.
Hillman, A. J., Keim, G. D., & Schuler, D. 2004. Corporate political activity: A review
and research agenda. Journal of Management, 30: 837-857.
Hitt, M. A., Beamish, P. W., Jackson, S. E., & Mathieu, J. E. 2007. Building theoretical
and empirical bridges across levels: Multilevel research in management. Academy
of Management Journal, 50: 1385-1399.
Hofstede, G. 1980. Culture’s consequences: International differences in work-related
values. Beverly Hills, CA: Sage.
Hofstede, G., & Bond, M. H. Organizational Dynamics1988. The Confucius
connection: From cultural roots to economic growth. , 16: 5-21.
Holmstrom, B., & Tirole, J. 1998. Private and public supply of liquidity. Journal of
Political Economy, 106: 1-40.
Hoskisson, R. E., Hitt, M. A., Wan, W. P., & Yiu, D. 1999. Theory and research in
strategic management: Swings of a pendulum. Journal of Management, 25: 417-
456.
House, R. J., Hanges, P. J., Javidan, M., Dorfman, P. W., & Gupta, V. (Eds.). 2004.
Culture,leadership,and organizations: The GLOBE study of 62 societies.
Thousand Oaks, CA: Sage.
House, R. J., & Javidan, M. 2004. Overview of GLOBE. In R. J. House, P. J. Hanges,
M. Javidan, P. W. Dorfman, & V. Gupta (Eds.) Culture,leadership,and
organizations: The GLOBE study of 62 societies: 9-28. Thousand Oaks, CA:
Sage.
Huang, L. C., & Harris, M. B. 1973. Conformity in Chinese and Americans: Field
experiment. Journal of CrossCultural Psychology, 4: 427-434.
73

Huff, L., & Kelley, L. 2003. Levels of organizational trust in individualist versus
collectivist societies: A sevennation study. Organization Science, 14: 81-90.
Hui, C. H. 1988. Measurement of individualism-collectivism. Journal of Research in
Personality, 22: 17-36.
Inglehart, R., & Baker, W. E. 2000. Modernization, cultural change, and the persistence
of traditional values. American Sociological Review, 65: 19-51.
Inman, R. P., & Rubinfeld, D. L. 1997. Rethinking federalism. Journal of Economic
Perspectives, 11(4): 43-64.
Jackson, G., & Deeg, R. 2008. Comparing capitalisms: Understanding institutional
diversity and its implications for international business. Journal of International
Business Studies, 39: 540-561.
Kaiser, H. F. 1956. The varimax method of factor analysis. Unpublished doctoral
dissertation, University of California, Berkeley.
King, G., & Zeng, L. 2001. Improving forecasts of state failure. World Politics, 53:
623-658.
Kirkman, B. L., Lowe, K. B., & Gibson, C. B. 2006. A quarter century of culture’s
consequences: A review of empirical research incorporating Hofstede’s cultural
values framework. Journal of International Business Studies, 37: 285-320.
Klein, M. W., Peek, J., & Rosengren, E. S. 2002. Troubled banks, impaired foreign
direct investment: The role of relative access to credit. American Economic
Review, 92: 664-682.
Knack, S., & Keefer, P. 1997. Does social capital have an economic payoff? A cross-
country investigation. Quarterly Journal of Economics, 112: 1251-1288.
Kostova, T. 1999. Transnational transfer of strategic organizational practices: A
contextual perspective. Academy of Management Review, 24: 308-324.
Kostova, T., & Roth, K. 2002. Adoption of an organizational practice by subsidiaries of
multinational corporations: Institutional and relational effects. Academy of
Management Journal, 45: 215-233.
Kostova, T., Roth, K., & Dacin, M. T. 2008. Institutional theory in the study of
multinational corporations: A critique and new directions. Academy of
Management Review, 33: 994-1006.
Kostova, T., & Zaheer, S. 1999. Organizational Legitimacy under conditions of
complexity: The case of the multinational enterprise. Academy of Management
Review, 24: 64-81.
La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F., Shleifer, A., & Vishny, R. W. 1998. Law and
finance. Journal of Political Economy, 106: 1113-1155.
Lessard, D. R., & Zaheer, S. 1996. Breaking the silos: Distributed knowledge and
strategic responses to volatile exchange rates. Strategic Management Journal, 17:
513-533.
Levine, R., Loayza, N., & Beck, T. 2000. Financial intermediation and growth:
Causality and causes. Journal of Monetary Economics, 46: 31-77.
74

Levine, R., & Renelt, D. 1992. A sensitivity analysis of cross-country growth


regressions. American Economic Review, 82: 942-963.
Levine, R., & Zervos, S. 1998. Stock markets, banks, and economic growth. American
Economic Review, 88:537-558.
Li, Q., & Resnick, A. 2003. Reversal of fortunes: Democratic institutions and foreign
direct investment inflows to developing countries. Internal Organization, 57: 175.
Loree, D. W., & Guisinger, S. E. 1995. Policy and non-policy determinants of U.S.
equity foreign direct investment. Journal of International Business Studies, 26:
281-299.
Lucas, R. E. 2003. Macroeconomic priorities. American Economic Review, 93: 1-14.
Luo, Y. D. 2001. Toward a cooperative view of MNC-host government relations:
Building blocks and performance implications. Journal of International Business
Studies, 32: 401-419.
Matten, D., & Crane, A. 2005. Corporate citizenship: Toward an extended theoretical
conceptualization. Academy of Management Review, 30: 166-179.
McGrath, R. G., MacMillan, I. C., Yang, E. A., & Tsai, W. 1992. Does culture endure,
or is it malleable: Issues for entrepreneurial economic development. Journal of
Business Venturing, 7: 441-458.
McSweeney, B. 2002. Hofstede’s model of national cultural differences and their
consequences: A triumph of faith—a failure of analysis. Human Relations, 55: 89-
118.
Meyer, J. W., & Rowan, B. 1977. Institutionalized organizations: Formal structure as
myth and ceremony. American Journal of Sociology, 83: 340-363.
Moran, T. H. 2000. The product cycle model of foreign direct investment and
developing country welfare. Journal of International Management, 6: 297-311.
Morris, M. H., Avila, R. A., & Allen, J. 1993. Individualism and the modern
corporation: Implications for innovation and entrepreneurship. Journal of
Management, 19: 595-612.
Morris, M., & Leung, K. 2000. Justice for all? Progress in research on cultural variation
in the psychology of distributive and procedural justice. Applied Psychology: An
International Review, 49: 100-132.
Mueller, S. L., & Thomas, A. S. 2001. Culture and entrepreneurial potential: A nine
country study of locus of control and innovativeness. Journal of Business
Venturing, 16: 51-75.
Newburry, W., & Yakova, N. 2006. Standardization preferences: A function of national
culture, work interdependence and local embeddedness. Journal of International
Business Studies, 37: 44-60.
Newman, K. L. 2000. Organizational transformation during institutional upheaval.
Academy of Management Review, 25: 602-619.
North, D. C. 1990. Institutions,institutional change and economic performance.
Cambridge, UK: Cambridge University Press.
75

North, D. C. 1991. Institutions. Journal of Economic Perspectives, 5(1): 97-112.


Oates, W. E. 1999. An essay on fiscal federalism. Journal of Economic Literature, 37:
1120-1149.
Oliver, C. 1997. Sustainable competitive advantage: Combining institutional and
resource-based views. Strategic Management Journal, 18: 697-713.
O’Neill, J. 2001. Building better global economic BRICs. Global Economics Paper 66.
New York: Goldman-Sachs.
Orr, R. J., & Scott, W. R. 2008. Institutional exceptions on global projects: A process
model. Journal of International Business Studies, 39: 562-588.
Ostrom, E. 2005. Understanding institutional diversity. Princeton, NJ: Princeton
University Press.
Pajunen, K. 2008. Institutions and inflows of foreign direct investment: A fuzzy-set
analysis. Journal of International Business Studies, 39: 652-669.
Pedhazur, E. J., & Schmelkin, L. P. 1991. Measurement, design, and analysis: An
integrated approach. Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum.
Peng, M. W., Sun, S. L., Pinkham, B., & Chen, H. 2009. The institution-based view as
a third leg for a strategy tripod. Academy of Management Perspectives, 23: 63-81.
Peng, M. W., Wang, D. Y., & Jiang, Y. 2008. An institution-based view of international
strategy: A focus on emerging markets. Journal of International Business Studies,
39: 920-936.
Persson, T. 2002. Do political institutions shape economic policy? Econometrica, 70:
883-905.
Plumper, T., & Troeger, V. E. 2007. The estimation of time-invariant variables in panel
analyses with unit fixed effects. Working paper.
Powell, W. W. 1991. Expanding the scope of institutional analysis. In W. W. Powell &
P. J. DiMaggio (Eds.), The new institutionalism in organizational analysis: 183-
203. Chicago: University of Chicago Press.
Prasad, P., & Elmes, M. 2005. In the name of the practical: Unearthing the hegemony
of pragmatics in the discourse of environmental management. Journal of
Management Studies, 42: 844-867.
Puffer, S. M., McCarthy, D. J., & Boisot, M. 2010. Entrepreneurship in Russia and
China: The impact of formal institutional voids. Entrepreneurship Theory and
Practice, 34: 441-467.
Redding, G. 2005. The thick description and comparison of societal systems of
capitalism. Journal of International Business Studies, 36: 123-155.
Reed, M. I. 1996. Rediscovering Hegel: The ―new historicism‖ in organization and
management studies. Journal of Management Studies, 33: 139-158.
Rohner, R. P. 1984. Toward a conception of culture for cross-cultural psychology.
Journal of Cross-Cultural Psychology, 15: 111-138.
76

Roller, L. H., & Waverman, L. 2001. Telecommunications infrastructure and economic


development: A simultaneous approach. American Economic Review, 91: 909-
923.
Romer, C. D. 1992. What ended the great depression? Journal of Economic History, 52:
757-784.
Romer, C. D., & Romer, D. H. 2000. Federal reserve information and the behavior of
interest rates. American Economic Review, 90: 429-457.
Ross, M. L. 2001. Does oil hinder democracy? World Politics, 53: 325-361.
Rossi, P. H., Wright, J. D., & Anderson, A. B. (Eds.). 1983. The handbook of survey
research. New York: Academic Press.
Rumelt, R. P., Schendel, D., & Teece, D. J. 1991. Strategic management and
economics. Strategic Management Journal, 12: 5-29.
Russo, M. 2001. Institutions, exchange relations, and the emergence of new fields:
Regulatory policies and independent power production in America, 1978–1992.
Administrative Science Quarterly, 46: 57-86.
Sachs, J. 1989. The debt overhang of developing countries. In A. C. Guillermo, A. R.
Findlay, P. Kouri, & J. B. de Macedo (Eds.), Debt stabilization and development:
Essays in memory of Carlos Diaz-Alejandro: 80-102. Oxford, UK: Basil
Blackwell.
Saint-Paul, G. 2002. The political economy of employment protection. Journal of
Political Economy, 110: 672-704.
Salter, S. B., & Niswander, F. 1995. Cultural influence on the development of
accounting systems internationally: A test of Gray’s (1988) theory. Journal of
International Business Studies, 26: 379-397.
Schafer, J. L., & Graham, J. W. 2002. Missing data: Our view of the state of the art.
Psychological Methods, 7: 147-177.
Schooler, C. 1996. Cultural and social-structural explanations of cross-national
psychological differences. Annual Review of Sociology, 22: 323-349.
Schwartz, S. H. 1999. A theory of cultural values and some implications for work.
Applied Psychology: An International Review, 48: 23-47.
Scott, W. R. 1995. Institutions and organizations. Thousand Oaks, CA: Sage.
Scott, W. R. 2005. Institutional theory: Contributing to a theoretical research program.
In K. G. Smith & M. A. Hitt (Eds.), Great minds in management: 460-484. New
York: Oxford University Press.
Shane, S. 1993. Cultural influences on national rates of innovation. Journal of Business
Venturing, 8: 59-73.
Sirmon, D. G., & Lane, P. J. 2004. A model of cultural differences and international
alliance performance. Journal of International Business Studies, 35: 306-319.
Smith, A. 1937. An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations. New
York: Modern Library.
77

Smith, P. B., Dugan, S., Peterson, M. F., & Leung, K. 1998. Individualism:
Collectivism and the handling of disagreement. A 23 country study. International
Journal of Intercultural Relations, 22: 351-367.
Smith, P. B., Peterson, M. F., & Wang, Z. M. 1996. The manager as mediator of
alternative meanings: A pilot study from China, the USA and UK. Journal of
International Business Studies, 27: 115-137.
Spence, J. T. 1985. Achievement American style: The rewards and costs of
individualism. American Psychologist, 40: 1285-1295.
Spicer, A., McDermott, G. A., & Kogut, B. 2000. Entrepreneurship and privatization in
Central Europe: The tenuous balance between destruction and creation. Academy
of Management Review, 25: 630-649.
Sundaram, A. K., & Black, J. S. 1992. The environment and internal organization of
multinational enterprises. Academy of Management Review, 17: 729-757.
Sutton, J. R., Dobbin, F., Meyer, J. W., & Scott, W. R. 1994. The legalization of the
workplace. American Journal of Sociology, 99: 944-971.
Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. 2001. Using multivariate statistics(4th ed.). New
York: HarperCollins.
Teece, D. 1986a. Profiting from technological innovation: Implications for integration,
collaboration, licensing, and public policy. Research Policy, 15: 286-305.
Teece, D. J. 1986b. Transaction cost economics and the multinational enterprise: An
assessment. Quarterly Journal of Economics, 7: 21:45.
Temple, J. 1999. The new growth evidence. Journal of Economic Literature, 37: 112-
156.
Tinsley, C. H. 1998. Models of conflict resolution in Japanese, German, and American
cultures. Journal of Applied Psychology, 83: 316-323.
Tinsley, C. H. 2001. How negotiators get to yes: Predicting the constellation of
strategies used across cultures to negotiate conflict. Journal of Applied
Psychology, 86: 583-593.
Tirole, J. 2003. Inefficient foreign borrowing: A dual- and common-agency perspective.
American Economic Review, 93: 1678-1702.
Tolbert, P. S., & Zucker, L. 1996. The institutionalization of institutional theory. In S.
R. Clegg, C. Hardy, & W. Nord (Eds.), Handbook of organizational studies: 75-
190. London: Sage.
Triandis, H. C. 1995. Individualism and collectivism. Boulder, CO: Westview.
Trostel, P. A. 1993. The effect of taxation on human capital. Journal of Political
Economy, 101: 327-350.
Tsui, A. S., Nifadkar, S. S., & Ou, A. Y. 2007. Cross-national, cross-cultural
organizational behavior research: Advances, gaps, and recommendations. Journal
of Management, 33: 426-478.
78

United Nations Conference on Trade and Development. 2004. World investment report
2004: The shift towards services. Geneva: United Nations.
Vernon, R. 1971. Sovereignty at bay: The multinational spread of U.S. enterprises. New
York: Basic Books.
Webb, E., Campbell, D. T., Schwartz, R. D., & Sechrest, L. 2000. Unobtrusive
measures (Rev. ed.). Thousand Oaks, CA: Sage.
Whitley, R. 1992. European business systems: Firms and markets in their national
contexts. London: Sage.
Williamson, O. E. 1991. Strategizing, economizing, and economic organization.
Strategic Management Journal, 12: 75-94.
Witt, M. A., & Redding, G. 2009. Culture, meaning, and institutions: Executive
rationale in Germany and Japan. Journal of International Business Studies, 40:
859-885.
Woodward, D. P., & Rolfe, R. J. 1993. The location of export-oriented foreign direct
investments in the Caribbean basin. Journal of International Business Studies, 24:
121-144.
World Bank. 2004. World development indicators. Washington, DC: Oxford University
Press.
Yamagishi, T., Cook, K. S., & Watabe, M. 1998. Uncertainty, trust, and commitment
formation in the United States and Japan. American Journal of Sociology, 104:
165-194.
Yiu, D., & Makino, S. 2002. The choice between joint venture and wholly owned
subsidiary: An institutional perspective. Organization Science, 13: 667-683.
Zaheer, S. 1995. Overcoming the liability of foreignness. Academy of Management
Journal, 38: 341-363.
Zapalska, A. M., & Edwards, W. 2001. Chinese entrepreneurship in a cultural and
economic perspective. Journal of Small Business Management, 39: 286-292.
Zilber, T. B. 2006. The work of the symbolic in institutional processes: Translations of
rational myths in Israeli high tech. Academy of Management Journal, 49: 281-
303.
Zinn, H. 2003. A people’s history of the United States: 1492–present. New York:
HarperCollins.
Zucker, L. G. 1987. Institutional theories of organization. Annual Review of Sociology,
13: 443-464.
1

Phụ lục 1. Bảng mô tả biến

Thể chế Tên Đơn vị Khái niệm Nguồn dữ


bất biến liệu

Lập quy Tham nhũng Chỉ số, Sử dụng chức vụ công nhằm tư lợi riêng,
0 (cao) đến do đó làm giảm tính chính trực của các thể ICRG
6 (thấp) chế lập quy.

Hợp đồng và Chỉ số Mức độ mà CP bảo vệ các cá nhân và tổ IEF


quyền tài sản 1 (ít) đến chức khỏi các vi phạm các cam kết trao đổi
5 (nhiều) và tước đoạt tài sản.

Gánh nặng tài Chỉ số, Tác động tài chính lên các tổ chức của các IEF
khóa như trên chính sách CP (Hệ thống thuế và chi tiêu
CP).

Rào cản đầu tư Chỉ số, Các hạn chế và giám sát của CP đến các IEF
nước ngoài như trên công ty nước ngoài, bao gồm các công ty
đã được phép gia nhập thị trường

Kiểm soát tiền Chỉ số, Mức độ (Phạm vi) mà các CP can thiệp IEF
lương và giá cả từ như trên vào các giao dịch thị trường tự do.
CP

Can thiệp của CP Chỉ số, Tác động của các quy định lên các dịch vụ IEF
vào ngành NH như trên tài chính của ngành công nghiệp.

Hạn chế của CP Chỉ số, Mức độ (phạm vi) mà các CP can thiệp IEF
đến ngành công như trên vào các hoạt động của khối tư nhân.
nghiệp

Thị trường phi Chỉ số, Phản ánh sự phổ biến của các thị trường IEF
chính thức như trên không bị điều chỉnh và không bị đóng
thuế, chúng hoạt động bên ngoài quyền lực
chính thức của CP.

Chính sách tiền tệ Chỉ số, Phản ánh mức độ của CP trong việc quản IEF
như trên lý nguồn cung tiền của quốc gia.

Gánh nặng quy Chỉ số, Phản ánh việc CP tác động lên hành vi của IEF
chế như trên các doanh nghiệp thông qua, ví dụ, cấp
giấy phép và các điều kiện đăng ký.

Chính sách thương Chỉ số, Điều hành của CP lên hoạt động xuất nhập IEF
mại như trên khẩu thông qua, ví dụ, cấp hạn ngạch và
thuế quan.

Chính Tự do dân chủ Chỉ số Đo lường cách thức của một quốc gia dùng
Freedom
trị 1 (cao) đến để điều chỉnh nhân quyền, như tự do ngôn
House
7 (thấp) luận, tôn giáo, và hội họp.
2

Hạn chế trong điều Chỉ số Cho thấy các hạn chế đặc biệt lên hành vi
hành chính trị 0 (thấp) đến của tổ chức hành pháp. POLCON
1 (cao)

Ràng buộc chính Chỉ số Mức độ của các hạn chế lên những thay
trị 0 (thấp) đến đổi chính sách từ quyền phủ quyết và sự POLCON
1 (cao) phân bổ quyền lực cho các nhánh khác.

Quyền chính trị Chỉ số Phạm vi mà luật pháp của quốc gia cho
Freedom
1 (cao) đến phép công dân tham gia vào CP thông qua,
House
7 (thấp) ví dụ, bầu cử và chạy đua công chức.

Kinh tế Cân đối ngân sách Tỷ đô la Chênh lệch giữa số thu thuế và số chi tiêu. WDI

Vốn đầu tư Tỷ đô la Tiền mua tài sản vốn và tài sản cố định. WDI

Tín dụng chuyển Tỷ đô la Khối lượng lệnh thanh toán được thực hiện
WDI
khoản đẻ trả tiền cho bên khác.

Tỷ giá hối đoái Tỷ giá so Tỷ lệ mà đồng tiền một quốc gia có thể đổi
WDI
với USD được lấy đồng tiền của quốc gia khác.

Chi phí sử dụng nợ Tỷ đô la Chi phí lãi suất của việc thanh toán nợ. WDI

Lao động ngành % dân số Các cá nhân được thuê làm việc trong
WDI
công nghiệp ngành công nghiệp sản suất.

Tỷ lệ lạm phát % Phần trăm tăng trong giá của hàng hóa và
WDI
dịch vụ

Nghĩa vụ nợ Tỷ đô la Khối lượng các nghĩa vụ tài chính hay nợ


IMF
của một quốc gia

Tính thanh khoản % Khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt
PRS
nhanh chóng để đảm bảo các nghĩa vụ

Cung tiền Tỷ đô la Lượng tiền đang lưu hành trong nền kinh
WDI
tế thời điểm cuối năm

Dự trữ ròng Tỷ đô la Lượng thay đổi trong nắm giữ dự trữ quốc
tế cho các giao dịch tài chính (bằng tổng
WDI
dự trữ cuối năm, gồm vàng, trừ các nghĩa
vụ nợ)

GDP danh nghĩa Tỷ đô la Phương pháp đo lường sản lượng đâu fra
của quốc gia, không hiệu chỉnh theo lạm WDI
phát

Dân số Triệu người Số người trong một quốc gia WDI


3

Lao động ngành % dân số Các cá nhân được thuê làm việc trong
WDI
dịch vụ ngành dịch vụ

Giá trị cổ phiếu Tổng giá trị Tổng giá trị các cổ phiếu được giao dịch
được giao dịch các cổ phiếu trong một quốc gia
WDI
được giao
dịch/GDP

Cán cân mậu dịch Tỷ đô la Chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu WDI

Tổng nợ nước Tỷ đô la Lượng tiền mà một quốc gia nợ các quốc


WDI
ngoài gia khác

Tỷ lệ thất nghiệp % dân số Phần trăm lực lượng lao động của một
WDI
quốc gia không có việc làm

Lao động thuộc % lao động Phần trăm lực lượng lao động của một Market
công đoàn có việc làm quốc gia là thành viên của công đoàn data
4

Phụ lục 2. Bảng thống kê mô tả của các biến thể chế

Giá trị Giá trị Trung Độ lệch Skewnes


N
lớn nhất nhỏ nhất bình chuẩn s
1. Tham nhũng 130 0 6 1.15 2.042 1.570
2. HĐ và quyền TS 130 1 5 3.25 1.611 –.298
3. Gánh nặng tài khóa 130 1 4 2.00 .768 .836
4. Rào cản đầu tư nước ngoài 130 1 5 3.99 1.411 –1.011
5. Kiểm soát lương và giá 130 1 5 4.298 1.059 –1.395
6. Can thiệp vào ngành NH 130 2 5 4.25 .918 –1.262
7. Hạn chế ngành công nghiệp 130 1 5 3.352 1.439 –.423
8. Thị trường phi chính thức 130 2 5 3.58 1.135 –.113
9. Chính sách tiền tệ 130 1 5 1.84 .833 .802
10. Gánh nặng quy chế 130 1 5 2.94 1.456 –.014
11. Chính sách thương mại 130 1 5 2.47 1.182 .732
12. Tự do dân chủ 130 2 6 3.42 1.451 .572
13. Hạn chế trong điều hành
130 1 7 3.65 2.156 .402
chính trị
14. Quyền chính trị 130 1 7 3.65 2.156 .402
15. Ràng buộc chính trị 130 0 0.84 .43 .303 –.225
16. Cân đối ngân sách 130 –630.2 19,304 1,020.993 3,688.158 3.714
17. Vốn đầu tư 130 8.6 3,852 349.982 620.975 3.226
18. Tín dụng chuyển khoản 130 11.0 20,633 2,314.136 4,740.769 2.388
19. Tỷ giá hối đoái 130 1.3 20,828 2,734.552 5,453.562 1.911
20. Chi phí sử dụng nợ 130 .0 110.8 11.707 22.504 2.891
21. Lao động ngành CN 130 12.4 33.1 22.208 4.966 .255
22. Tỷ lệ lạm phát 130 –1.7 23.1 3.874 3.797 1.795
23. Nghĩa vụ nợ 130 .0 4,240.4 694.766 953.794 2.012
24. Tính thanh khoản 130 1.1 28.6 7.792 5.201 1.499
25. Cung tiền 130 13.9 15,432.5 1,942.162 3,686.425 2.209
26. Dự trữ ròng 130 –1,873.5 2,633.5 93.339 562.438 1.677
27. GDP danh nghĩa 130 33.6 8,227.1 1,151.236 1,766.577 2.033
28. Dân số 130 4.0 1,350.7 312.140 464.143 1.492
29. LĐ ngành dịch vụ 130 22.1 77.4 47.646 17.673 .261
30. Giá trị CP được giao dịch 130 .0 227.7 61.263 54.058 1.073
31. Cán cân mậu dịch 130 –91.5 348.9 27.622 60.564 2.770
32. Tổng nợ nước ngoài 130 12.6 3,141.6 304.130 544.957 3.270
33. Tỷ lệ thất nghiệp 130 .7 11.9 4.463 2.456 1.305
34. LĐ thuộc công đoàn 130 53.7 75.0 63.983 6.053 .460
5

Phụ lục 3. Bảng kết quả hệ số tải nhân tố trƣớc khi xoay

Component
1 2 3 4
1. Tham nhũng .83 .14 -.02 -.13
2. Hợp đồng và quyền tài sản –.66 -.37 .10 -.23
3. Gánh nặng tài khóa –.45 .62 -.26 .02
4. Rào cản đầu tư nước ngoài –.80 .12 -.08 -.02
5. Kiểm soát lương và giá –.78 -.18 -.07 .09
6. Can thiệp của CP vào ngành NH –.75 .21 .03 .10
7. Hạn chế của CP vào ngành CN –.94 .05 -.02 .11
8. Thị trường phi chính thức .66 .03 -.22 .16
9. Chính sách tiền tệ –.53 -.07 -.13 -.36
10. Gánh nặng quy chế –.92 .06 -.09 .04
11. Chính sách thương mại –.59 -.28 -.09 .44
12. Tự do dân chủ .02 -.03 -.93 .03
13. Hạn chế trong điều hành chính trị –.03 -.12 -.93 -.01
14. Quyền chính trị –.03 -.12 -.93 -.01
15. Ràng buộc chính trị .04 .03 .76 .25
16. Cân đối ngân sách –.36 -.13 .42 .66
17. Vốn đầu tư –.16 .90 -.20 .18
18. Tín dụng chuyển khoản .10 .94 .18 -.12
19. Tỷ giá hối đoái –.35 -.14 -.25 -.50
20. Chi phí sử dụng nợ .11 .86 .33 -.19
21. Lao động ngành CN .35 .07 .36 .42
22. Tỷ lệ lạm phát –.47 -.24 .06 -.11
23. Nghĩa vụ nợ .28 .87 .08 -.06
24. Tính thanh khoản .05 .82 -.13 .23
25. Cung tiền .03 .99 .04 -.03
26. Dự trữ ròng –.14 .30 -.51 .32
27. GDP danh nghĩa –.06 .99 .03 .08
28. Dân số –.53 .33 -.12 .64
29. LĐ ngành dịch vụ .83 .07 .20 -.22
30. Giá trị CP được giao dịch .54 .19 -.01 .37
31. Cán cân mậu dịch .11 .61 -.50 .01
32. Tổng nợ nước ngoài .12 .84 .35 -.18
33. Tỷ lệ thất nghiệp –.41 .15 .40 -.46
34. LĐ thuộc công đoàn –.01 .02 -.83 -.08
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Oblimin with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 10 iterations.
6
Phụ lục 4. Ma trận hệ số tƣơng quan của các biến
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
1. Tham nhũng 1

2. HĐ và quyền TS -.613** 1
3. Gánh nặng tài
-.334** -.1 1
khóa
4. Rào cản đầu tư
-.659** .683** .272** 1
nước ngoài
5. Kiểm soát lương
-.921** .616 **
.274 **
.688** 1
và giá
6. Can thiệp vào
-.499** .407** .275** .612** .478** 1
ngành NH
7. Hạn chế ngành
-.749** .597 **
.383 **
.734 **
.747 **
.670** 1
công nghiệp
8. Thị trường phi ** ** ** ** ** **
.598 -.369 -.209 -.249 -.551 -.272 -.573** 1
chính thức
9. Chính sách tiền
-.464** .510** .061 .454** .483** .307** .436** -.403** 1
tệ
10. Gánh nặng quy
-.668** .595** .395** .698** .668** .638** .956** -.585** .477** 1
chế
11. Chính sách ** ** ** ** ** ** ** **
-.626 .442 .282 .397 .558 .475 .564 -.319 .109 .553** 1
thương mại
** ** * * ** **
12. Tự do dân chủ -.068 .04 .271 .278 .170 .14 .152 .225 .115 .214 .227** 1
13. Hạn chế trong
điều hành chính -.083 .135 .192 *
.269 **
.160 *
.166 *
.184 *
.165 *
.245 **
.267 **
.238 **
.942** 1
trị
14. Quyền chính trị -.083 .135 .192* .269** .160* .166* .184* .165* .245** .267** .238** .942** 1.000** 1
15. Ràng buộc chính * * ** ** ** **
-.067 -.054 -.174 -.072 -.022 -.047 -.191 .054 -.241 -.311 -.068 -.648 -.725 -.725** 1
trị
16. Cân đối ngân
-.180* .152 *
-.015 .160 *
.084 .237 **
.311 **
-.062 .003 .318 **
.369 **
-.282 **
-.216 **
-.216 **
.254** 1
sách
17. Vốn đầu tư .049 -.454** .594** .098 -.075 .182* .106 .008 -.06 .115 -.150* .182* .095 .095 -.101 .001 1
18. Tín dụng chuyển
.370** -.464** .404 **
-.079 -.418 **
.022 -.254 **
.312 **
-.282 **
-.260 **
-.377 **
-.161 *
-.265 **
-.265 **
.227 **
-.124 .715** 1
khoản
19. Tỷ giá hối đoái -.276** .492** .142 .260** .200* .370** .244** -.231** .499** .348** .252** .232** .358** .358** -.313** -.136 -.227** -.223** 1
20. Chi phí sử dụng
.381** -.395** .321** -.134 -.433** -.008 -.304** .278** -.282** -.304** -.370** -.291** -.383** -.383** .320** -.106 .576** .963** -.199* 1
nợ
21. Lao động ngành
.325** -.325** -.352** -.167* -.336 **
.012 -.392 **
.482 **
-.318 **
-.468 **
-.228 **
-.260 **
-.298 **
-.298 **
.528 **
.256 **
.096 .303 **
-.320 **
.304** 1
CN
** ** ** ** ** ** ** ** ** ** * ** * ** ** **
22. Tỷ lệ lạm phát -.373 .456 -.067 .309 .306 .329 .347 -.392 .442 .420 .226 -.055 .11 .11 -.168 .321 -.190 -.366 .534 -.338 -.200* 1

23. Nghĩa vụ nợ .548 **


-.610 **
.305 **
-.265 **
-.565 **
-.095 -.377 **
.336 **
-.304 **
-.340 **
-.480 **
-.104 -.188 *
-.188 *
.101 -.103 .734 **
.901 **
-.300 **
.872 **
.261** -.345** 1

24. Tính thanh khoản .262** -.458** .371** .004 -.256** .006 -.074 .215** -.189* -.067 -.268** .127 .047 .047 -.026 -.003 .858** .742** -.397** .633** .242** -.340** .784** 1
** ** ** ** * ** ** * ** ** ** ** ** ** ** **
25. Cung tiền .285 -.500 .502 -.027 -.326 .07 -.154 .231 -.219 -.153 -.329 -.03 -.137 -.137 .111 -.111 .867 .966 -.240 .888 .238 -.335 .905 .831** 1
** ** * * * ** ** ** ** ** ** ** *
26. Dự trữ ròng -.145 -.259 .331 .149 .165 .154 .272 -.109 .102 .256 .001 .409 .374 .374 -.323 -.048 .625 .058 -.124 -.152 -.059 -.026 .124 .470** .260** 1

27. GDP danh nghĩa .208** -.489** .537** .017 -.254** .126 -.055 .152* -.189* -.055 -.259** -.019 -.117 -.117 .088 -.005 .928** .918** -.257** .825** .230** -.280** .877** .868** .982** .366** 1
** ** ** ** ** ** ** ** ** * * * * ** ** * ** ** **
28. Dân số -.321 -.018 .429 .325 .264 .437 .543 -.212 -.001 .542 .534 .200 .201 .201 -.177 .538 .538 .112 -.194 .011 -.062 .102 .126 .456 .259 .434 .398** 1
29. LĐ ngành
.752** -.607** -.403** -.692** -.703** -.635** -.794** .282 **
-.422 **
-.779 **
-.753 **
-.302 **
-.357 **
-.357 **
.231 **
-.368 **
-.029 .285 **
-.417 **
.326 **
.366 **
-.418 **
.426 **
.150 *
.200 *
-.162 *
.119 -.568** 1
dịch vụ
30. Giá trị CP được
.389** -.700** .039 -.596** -.426** -.368** -.515** .133 -.341 **
-.511 **
-.246 **
-.146 *
-.190 *
-.190 *
.13 -.01 .317 **
.248 **
-.434 **
.223 **
.281 **
-.288 **
.443 **
.358 **
.287 **
.229 **
.321 **
.075 .520** 1
giao dịch
31. Cán cân mậu
.151* -.514** .389 **
-.016 -.087 .043 -.022 .085 -.045 -.019 -.266 **
.405 **
.319 **
.319 **
-.299 **
-.394 **
.685 **
.429 **
-.213 **
.275 **
-.062 -.278 **
.507 **
.598 **
.564 **
.590 **
.593 **
.289 **
.134 .390** 1
dịch
32. Tổng nợ nước
.379** -.399** .330 **
-.146 *
-.432 **
-.024 -.302 **
.268 **
-.280 **
-.305 **
-.360 **
-.304 **
-.388 **
-.388 **
.327 **
-.071 .542 **
.943 **
-.196 *
.979 **
.302 **
-.322 **
.858 **
.605 **
.862 **
-.214 **
.800 **
.021 .328 **
.236 **
.274** 1
ngoài
33. Tỷ lệ thất nghiệp -.108 .206** -.049 .168* .139 .174* .373** -.592** .235** .373** -.159* -.366** -.334** -.334** -.083 -.066 -.041 -.014 .018 .026 -.289** .160* -.071 -.139 -.028 -.076 -.027 -.017 .029 -.308** -.058 .014 1
34. LĐ thuộc công
-.280** .027 .424** .154* .294** .006 .088 .12 .142 .094 .207** .707** .669** .669** -.523** -.431** .187* -.098 .319** -.217** -.426** -.031 -.123 .07 .011 .381** .02 .087 -.365** -.061 .359** -.224** -.457**
đoàn
*
p<.05; ** p<.01; *** p<.001
7

Phụ lục 5. Ma trận hệ số nhân tố

Component
1 2 3 4
1. Tham nhũng .12 .02 –.03 .07
2. Hợp đồng và quyền tài sản –.08 –.02 .01 .20
3. Rào cản đầu tư nước ngoài –.11 .04 –.02 .10
4. Kiểm soát lương và giá –.12 –.02 .01 –.06
5. Can thiệp của CP vào ngành NH –.11 .05 .00 .06
6. Hạn chế của CP vào ngành CN –.14 .01 .02 –.06
7. Thị trường phi chính thức .09 .03 –.07 .12
8. Gánh nặng quy chế –.13 .01 .00 –.04
9. Chính sách thương mại –.09 –.03 .01 –.07
10. Tự do dân chủ .01 .01 –.20 .01
11. Hạn chế trong điều hành chính trị .01 .00 –.20 .03
12. Quyền chính trị .01 .00 –.20 .03
13. Ràng buộc chính trị –.01 .00 .17 –.01
14. Vốn đầu tư –.05 .12 –.04 –.16
15. Tín dụng chuyển khoản .01 .14 .01 .09
16. Tỷ giá hối đoái –.02 .01 –.08 .29
17. Chi phí sử dụng nợ .01 .14 .03 .15
18. Nghĩa vụ nợ .03 .12 –.01 .02
19. Tính thanh khoản –.02 .11 –.03 –.13
20. Cung tiền –.01 .14 –.01 .01
21. Dự trữ ròng –.05 .01 –.08 –.32
22. GDP danh nghĩa –.03 .14 –.01 –.06
23. LĐ ngành dịch vụ .12 –.01 .03 –.01
24. Giá trị CP được giao dịch .05 –.01 .02 –.28
25. Tổng nợ nước ngoài .01 .13 .04 .15
26. LĐ thuộc công đoàn .00 .01 –.17 .01
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Oblimin with Kaiser Normalization.
Component Scores.

You might also like