You are on page 1of 21

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CẢM NHẬN THAM NHŨNG TỚI DÒNG VỐN

FDI VÀO CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 2012-2022


Tóm tắt
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) thể hiện mức
độ tham nhũng trong khu vực công của các quốc gia trên thế giới qua sự đánh giá của các
doanh nhân và chuyên gia của nước đó. Chỉ số CPI là nhân tố phi kinh tế quan trọng ảnh
hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI của một quốc gia. Bài nghiên cứu đánh giá sự ảnh
hưởng của mức độ cảm nhận tham nhũng tới dòng vốn FDI ở các quốc gia Đông Nam Á
trong giai đoạn 2012-2022. Dữ liệu trong nghiên cứu được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của
Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng trên dữ liệu bảng với 121 quan sát, sử dụng các kiểm định để kiểm soát khuyết
tật mô hình, từ đó đưa ra phương pháp kiểm soát và kết quả định lượng tin cậy. Kết quả
phân tích cho thấy tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút dòng vốn FDI và đề
xuất một số chính sách để cải thiện tình trạng tham nhũng tham nhũng ở các quốc gia trong
khu vực này.
Từ khóa: ASEAN, Chỉ số cảm nhận tham nhũng, Dòng vốn FDI, Tham nhũng trong
khu vực công.
1. Giới thiệu
ASEAN là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và thu hút
dòng vốn FDI lớn đáng kinh ngạc trong thời gian gần đây. Nằm trong tuyến đường vận tải
biển quan trọng, Đông Nam Á là nơi mở ra sự kết nối giữa các nước Châu Âu với các quốc
gia phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản,... Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng,
Đông Nam Á còn có nguồn nguyên liệu thiên nhiên đa dạng và lực lượng lao động giá rẻ
dồi dào. Chính vì thế, Asean là khu vực thu hút nhiều nhà đầu tư FDI, cụ thể năm 2013,
dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Châu Á là 49% so với dòng vốn FDI trên thế giới thì
56,6% số này đi vào các quốc gia ASEAN. Theo WTO, năm 2022, triển vọng thương mại
trên thế giới được đánh giá là ảm đạm nhưng dòng vốn FDI vẫn đang chảy vào khu vực
ASEAN và đạt mức cao kỷ lục, cụ thể là 17% so với mức FDI toàn cầu, tăng gấp 2 lần so
với 4 năm trước đây.
Theo lý thuyết chiết trung của Dunning (1977), một trong những yếu tố quan trọng
tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI là vấn đề tham nhũng ở quốc gia sở tại. Dòng
vốn FDI có xu hướng chảy vào các quốc gia có hệ thống chính trị ổn định, trong sạch vì sự
ổn định chính trị sẽ tạo điều kiện để kinh tế phát triển. Theo Tổ chức minh bạch thế giới
(Transparency International – TI), năm 2017, chỉ số cảm nhận tham nhũng của các quốc
gia ASEAN chỉ đạt trung bình 41,6/100 điểm, trong đó 100 thể hiện quốc gia rất trong sạch
và 0 thể hiện quốc gia rất tham nhũng. Tổ chức này cũng đánh giá, những năm gần đây chỉ
số CPI của các quốc gia này có sự cải thiện nhưng ASEAN là một khu vực có mức độ
tham nhũng trong khu vực công tương đối cao so với các nước trên thế giới. Chính vì sự
ảnh hưởng của tham nhũng đến tình hình chính trị và phát triển kinh tế nên việc cải thiện
tình trạng tham nhũng trong khu vực công ở các quốc gia này là một việc cần thiết hiện tại.
Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây ở Đông Nam Á và trên thế giới vê sự ảnh hưởng
của mức độ cảm nhận tham nhũng đến dòng vốn FDI còn nhiều khoản trống mà những
nghiên cứu sau này cần nghiên cứu một cách cụ thể và tổng quan hơn. Một là, trong các
nghiên cứu trước đây thực hiện nghiên cứu trên sự phát triển của các nhóm nước, cụ thể là
nhóm nước đang phát triển hoặc nhóm nước phát triển; nghiên cứu chọn lọc một số nước
trong một khu vực lớn như Châu Á, Châu Phi, Châu Âu,... hoặc nghiên cứu trên một nước
cụ thể. Hai là, thời điểm nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đây thì tham nhũng chưa
diễn biến phức tạp và chi phối bởi nhiều yếu tố như hiện tại. Do đó, bài nghiên cứu tập
trung đánh giá sự ảnh hưởng của mức độ cảm nhận tham nhũng đến dòng vốn FDI tại các
nước ASEAN giai đoạn 2012-2022.
2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý luận về FDI và tham nhũng
2.1.1 Cơ sở lý luận về tham nhũng và chỉ số cảm nhận tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp có nguồn gốc từ
nền văn minh cổ đại và hiện nay tham nhũng đã biến tướng theo nhiều hình thức khác
nhau. Tham nhũng là hành động mang lại lợi ích cho bản thân hoặc những cá nhân có liên
quan qua việc cố tính không tuân theo những nguyên tắc chính trực (Vito Tanzi, 1997).
Theo định nghĩa này, điều kiện để hành vi đó bị coi là tham nhũng là phải cố tình vi phạm
sự trung thực, việc đối xử bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức liên quan trong một sự việc
và sự cố ý này dẫn tới lợi ích cho cá nhân tham nhũng. Theo TI cho rằng, tham nhũng là
những hành vi của các quan chức trong khu vực công, công chức và các chính trị gia làm
giàu cho bản thân họ và những cá nhân liên quan một cách bất chính và bất hợp pháp. Để
đánh giá mức độ tham nhũng trong khu vực công ở các quốc gia, TI thực hiện đánh giá dựa
trên cơ sở cảm nhận của các doanh nhân và các chuyên gia và tổng hợp thành chỉ số CPI.
CPI được xếp hạng dựa trên thang điểm số từ 0 đến 100 với 0 là sự tham nhũng trong khu
vực công rất cao và 100 là sự trong sạch trong khu vực công rất cao.
2.1.2 Cơ sở lý luận về FDI
Theo Kindleberger (1968) cho rằng FDI là sự hình thành vốn ở nước ngoài và là
nhân tố quan trọng giúp quốc gia nhận đầu tư tăng thu nhập và việc làm cho người dân,
mang lại những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và tình hình xã hội của nước đó.
Theo IMF, FDI được coi như là dạng đầu tư không chỉ thu lại lợi nhuận ngắn hạn mà còn
xây dựng và duy trì những mối quan hệ với doanh nghiệp, quốc gia nhận đầu tư, tạo ra
những giá trị và ảnh hưởng tích cực đến với họ. FDI là một dạng đầu tư có tính bền vững,
trong đó doanh nghiệp tại một quốc gia nhận được sự đầu tư bằng tiền hoặc tài sản từ một
cá nhân hoặc tổ chức ở một quốc gia khác. Việc đưa tiền hoặc tài sản để đầu tư vào doanh
nghiệp ở quốc gia khác cũng là một cách để thâm nhập vào thị trường đó và cải thiện hiệu
suất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cá nhân đầu tư. Theo WTO (1996), đầu tư FDI là
hình thức đầu tư mà nước đầu tư có quyền sở hữu và quản lý tài sản trên một quốc gia
khác. Thông thường, các nhà đầu tư FDI sẽ đầu tư vào quốc gia khác dưới hình thức là các
công ty mẹ và đặt trụ sở các công ty con ở nước nhận đầu tư. Vậy nên, họ có quyền quản lý
và sở hữu những tài sản đưa vào các công ty con đó.
2.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của tham nhũng và dòng vốn FDI
Mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI dựa trên 3 cơ sở lý thuyết là: lý
thuyết về chi phí giao dịch, lý thuyết chiết trung của Dunning, lý thuyết thể chế và tham
nhũng.
Lý thuyết về chi phí giao dịch được Coase đặt ra vào năm 1937 và Williamson
(1975) đã phát triển lý thuyết này. Coase cho rằng các nghiên cứu trước đây đều nhận định
về sự hiệu quả của nền cơ chế thị trường cạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều hoạt động
cần đến chi phí của doanh nghiệp diễn ra nằm ngoài hệ thống giá trị trường. Sau này,
William đã chỉ ra rằng chi phí giao dịch này là một phương thức có thể đo lường hiệu quả
sắp xếp thể chế khác nhau để đạt được hiệu quả kinh tế và các vấn đề liên quan đến tham
nhũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí giao dịch và hiệu suất lâu dài của doanh nghiệp. Khi có
nhiều giao dịch phức tạp liên quan đến dự án kinh doanh thì chi phí giao dịch sẽ tăng lên vì
doanh nghiệp phải chi trả cho các khoản phí về pháp lý, công sức cần thiết,... để thực hiện
các thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh, văn hóa địa phương đó.
Lý thuyết chiết trung của Dunning đã đưa ra các chi phí kinh tế và xã hội mà một
doanh nghiệp FDI sẽ phải chi trả khi đầu tư đến các quốc gia khác như: phí vận chuyển,
thuế từ nước ngoài về các nước nhận đầu tư, các chi phí giao dịch từ việc phân biệt đối xử
và các chi phí liên quan đến thủ tục, rủi ro quan hệ. Mặc dù với sự phát triển của công nghệ
hiện nay, chi phí kinh tế có chiều hướng giảm đi nhưng chi phí xã hội tăng lên nhiều hơn,
làm cho tổng chi phí mà các doanh nghiệp FDI đầu tư ở các nước khác tăng và gây bất lợi
cho việc lựa chọn quốc gia đầu tư. Khi đầu tư vào các nước có mức độ tham nhũng cao dẫn
tới chi phí rủi ro tiềm ẩn lớn và nếu chi phí này lớn hơn lợi nhuận đem lại thì quốc gia này
sẽ khó được nhà đầu tư lựa chọn. Vậy nên, đứng trên phương diện nhà đầu tư FDI, họ sẽ có
xu hướng đầu tư vào quốc gia có mức độ tham nhũng thấp hoặc thấp hơn quốc gia của họ
vì họ có kiến thức xử lý các vấn đề trong môi trường tham nhũng. Đây cũng chính là một
trong những trường hợp của lợi thế quyền sở hữu ràng buộc đặc điểm trong lý thuyết chiết
trung.
Lý thuyết thể chế đã chỉ ra rằng thể chế yếu kém sẽ là cơ hội để tham nhũng sinh ra
và khi tham nhũng mạnh lên sẽ tác động ngược lại vào thể chế, làm ngăn cản thể chế cải
cách. Một thể chế tham nhũng sẽ làm cho quốc gia đó phát triển không bền vững, môi
trường kinh tế kém phát triển, giảm hiệu quả sản xuất. Hậu quả của tham nhũng sẽ làm cản
những tác động như: nâng cao tính cạnh tranh thị trường, giảm thiểu chi phí giao dịch, tạo
môi trường kinh doanh trong sạch và bình đẳng,... mà thể chế mang lại với thị trường. Vậy
nên đối với các doanh nghiệp FDI, việc lựa chọn quốc gia có thể chế vững mạnh, trong
sạch sẽ làm giảm thiểu những rủi ro làm tăng chi phí giao dịch, giảm thiểu lợi nhuận của
họ.
2.3 Nghiên cứu đi trước
Theo Castro (2013), Ketlar & cộng sự (2005), Demirhan, E., & Masca, M. (2008) và
Yuan - Ho Hsu (2007) nghiên cứu về ảnh hưởng của tham nhũng đến dòng vốn FDI ở
nhóm nước phát triển và đang phát triển cho thấy rằng tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực
đến việc thu hút dòng vốn FDI ở những quốc gia này. Trong nghiên cứu của Ketlar & cộng
sự (2005) còn chỉ ra rằng nếu các yếu tố khác không đổi, chỉ số cảm nhận tham nhũng tăng
lên 1 điểm thì dòng vốn FDI sẽ tăng lên 0,5% GDP. Ngoài ra, Zhao & cộng sự (2003) và
Wheeler & Mody (1992) nghiên cứu dòng vốn FDI chảy vào một số nước ở Châu Á đã
nhận định rằng sự thiếu minh bạch sẽ làm giảm sức hút của dòng vốn FDI và Wheeler còn
cho rằng tham nhũng có thể coi như là một khoản thuế để kìm hãm dòng vốn FDI. Drabek
& Payne (1999) đã lấy dữ liệu gồm 52 quốc gia bao gồm một số nước cao nhất và thấp
nhất về tham nhũng theo sự sắp xếp của TI đã xác định rằng các yếu tố khác không đổi,
nếu tăng 1 điểm trong bảng xếp hạng của TI thì dòng vốn FDI sẽ tăng lên 40%.
Bên cạnh những nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của tham nhũng đến
dòng vốn FDI thì tham nhũng diễn ra trong dài hạn ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút
dòng vốn FDI ở 73 nước đang phát triển và phát triển trong nghiên cứu của Egger &
Winner (2005) và các quốc gia châu Mỹ La tinh trong nghiên cứu của Bellos & Subasat
(2013). Ngoài ra trong một số nghiên cứu khác chỉ ra tham nhũng không có ảnh hưởng
hoặc ảnh hưởng rất thấp đến việc thu hút dòng vốn FDI ở các quốc gia như là nghiên cứu
của Wheeler & Mody (1992) khi nghiên cứu về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Mỹ
vào các nước Châu Á và Henisz (2000) nghiên cứu các doanh nghiệp đa quốc gia của mỹ
hoạt động FDI.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mô hình thực nghiệm
Bài nghiên cứu được phát triển dựa trên mô hình nghiên cứu của tác giả Yuan-Ho
Hsu (2007) với tên đề tài là “ Is Corruption a Grabbing Hand? A panel data study of FDI”.
Bên cạnh đó, các biến được sử dụng trong mô hình của bài nghiên cứu này tác giả còn dựa
vào sự phân loại của UNCTAD (2006) các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI.
Trong bài nghiên nghiên cứu của Yuan-Ho Hsu (2007), tác giả tập trung vào việc
đánh giá mức độ tác động tầm vĩ mô của tham nhũng đến dòng vốn FDI. Ngoài ra, đối
tượng nghiên cứu của ông là 77 quốc gia đang phát triển. cho thấy rằng ông đang quan tâm
chủ yếu nhóm các quốc gia đang phát triển. Các nước trong khu vực Đông Nam Á là
những nước đang phát triển nên bài nghiên cứu này tác giả phát triển dựa trên mô hình của
Yuan-Ho Hsu là hoàn toàn hợp lý. Ban đầu, Yuan-Ho Hsu sử dụng mô hình giản đơn với 2
biến: biến phụ thuộc là dòng vốn FDI và biến độc lập là chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI)
để xem xét mối quan hệ tuyến tính của chúng. Kết quả nghiên cứu nhận được là hệ số ước
lượng của chỉ số cảm nhận tham nhũng là số dương và có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy là
90% nhưng 𝑅2= 0.018 tức là không chỉ có yếu tố tham nhũng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI
mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác. Từ đó tác giả đã phát triển mô hình với 7 biến để
đánh giá tác động của chúng đến FDI.
Mô hình 7 biến của Yuan-Ho Hsu như sau:
FDIi,𝑡=𝛼i,𝑡+𝛽1i𝐶PIi𝑡+𝛽2i𝐺𝐷𝑃i𝑡+𝛽3i𝑃𝑅𝐷i𝑡+𝛽4i𝑉𝐴i𝑡+𝛽5i𝑂𝑃𝑁i𝑡+𝛽6i𝑆𝐴𝑉i𝑡+𝛽7i𝐸X

𝑅i𝑡+εi,𝑡

Trong đó: FDI: Nguồn vốn FDI


CPI: Chỉ số cảm nhận tham nhũng
PRD: Năng suất lao động
GDP: Quy mô thị trường
VA: Tỷ lệ giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất
OPN: Độ mở của nền kinh tế
EXR: Tỷ giá hối đoái
SAV: Tỷ lệ tiết kiệm trong nước
Với mô hình trên, kết quả nghiên cứu nhận được rằng hệ số điều chỉnh tăng lên 0,78
và yếu tố quy mô thị trường và độ mở của nền kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn
vốn FDI. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng thực nghiệm là FDI tương quan
thuận với mức độ minh bạch của nền kinh tế ở nước nhận đầu tư và mối quan hệ giữa 2
biến này có ý nghĩa thống kê. Dựa vào mô hình trên, tác giả nhận thấy sự quan trọng của
các biến CPI, PRD, GDP, OPN, EXR, SAV có ảnh hưởng quan trọng đến FDI. Bên cạnh
đó, trong mô hình của Castro (2013) khi cho thêm biến tỷ lệ lạm phát vào mô hình cũng
cho thấy sự ảnh hưởng quan trọng và làm tăng mức độ giải thích của biến độc lập cho biến
phụ thuộc. Như vậy, mô hình thực nghiệm của tác giả như sau:
𝐹𝐷𝐼i,𝑡 = 𝛼i,𝑡 + 𝛽1i𝐶𝑃𝐼i𝑡 + 𝛽2i𝐺𝐷𝑃i𝑡 + 𝛽3i𝐼𝐿𝑇i𝑡 + 𝛽4i𝑆𝐴𝑉i𝑡 + 𝛽5i𝑂𝑃𝐸𝑁i𝑡 +

𝛽6i𝑃𝑅𝑂𝐷i𝑡 + 𝛽7i𝐸X𝑅i𝑡+εi,𝑡

Trong đó: FDI là biến thể hiện dòng vốn FDI ròng
CPI là biến thể hiện chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI
GDP là biến thể hiện cho quy mô thị trường
ILT là biến thể hiện tỷ lệ lạm phát
SAV là biến thể hiện tỷ lệ tiết kiệm trong nước
OPEN là biến thể hiện độ mở của nền kinh tế
PROD là biến thể hiện năng suất lao động
EXR là biến thể hiện tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Phương pháp được sử dụng là phương pháp định lượng, mô hình dữ liệu bảng (panel
data), tổng hợp và chạy số liệu bằng Excel với Stata. Từ việc tổng hợp các nghiên cứu đi
trước, tác giả nhận thấy rằng các bài nghiên cứu về tham nhũng hầu như sử dụng phương
pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary least squares - OLS) kết hợp với dữ liệu gộp
từ các nước.
3.2 Dữ liệu nghiên cứu
Tác giả sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI, độ mở cửa thương mại, quy mô thị trường, tỷ
lệ tiết kiệm trong nước, tỷ lệ lạm phát và năng suất lao động của nguồn dữ liệu WB, mức
độ cảm nhận tham nhũng đại diện là chỉ số CPI của nguồn dữ liệu TI và tỷ giá hối đoái của
nguồn dữ liệu thuộc IMF.
3.3 Giả thiết nghiên cứu
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của CPI đến dòng vốn FDI được tác giả đề cập chi tiết
trong Chương 1, trong đó có nhiều nghiên cứu thể hiện ảnh hưởng tiêu cực của tham nhũng
đến dòng vốn FDI nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra sự tích cực và trung lập của tham
nhũng đến dòng vốn FDI. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về các nước đang
phát triển trên thế giới như Ketkar & cộng sự (2005), Demirhan, E., & Masca, M. (2008),
Yuan-Ho Hsu (2007), Castro (2013) đều đưa ra kết luận chỉ số CPI có ảnh hưởng tích cực
đến dòng vốn FDI của các quốc gia đó. Đông Nam Á là khu vực gồm các quốc gia đang
phát triển và có mức độ tham nhũng nhìn chung cao ở trên thế giới. Vậy nên, tác giả kỳ
vọng rằng, tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút dòng vốn FDI hay chỉ số cảm
nhận tham nhũng ảnh hưởng cùng chiều với dòng vốn FDI.
Quy mô thị trường (GDP)
Theo Apergis et al. (2006) cho rằng quy mô thị trường có mối quan hệ cùng chiều
với dòng vốn FDI vì quy mô thị trường ở các nước nhận đầu tư càng lớn thì càng thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài và dòng vốn FDI tăng. Theo Shaukat Ali & Wei Gou (2005) đã
nghiên cứu về động lực quan trọng nhất làm các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung
Quốc qua việc khảo sát 22 doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu đó đã rút ra rằng quy mô thị
trường có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng vốn FDI đầu tư vào Trung Quốc. Theo
Demirhan (2008) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới FDI của 38
quốc gia đang phát triển cho thấy rằng quy mô thị trường có tác động cùng chiều đến
nguồn vốn FDI nước đó thu được. Vì vậy, quy mô thị trường mang lại những dấu hiệu tích
cực cho việc thu hút FDI, GDP tăng kỳ vọng sẽ làm cho dòng vốn FDI tăng theo. Bài
nghiên cứu sử dụng logarit của GDP được lấy từ số liệu của WB.
Độ mở thương mại (OPEN)
Theo Kahai (2002) nghiên cứu dữ liệu của 55 quốc gia đang phát triển và cho thấy
mối quan hệ giữa kim ngạch xuất nhập khẩu và dòng vốn FDI là mối quan hệ dương. Theo
Yasmin & cộng sự (2003) thu thập số liệu từ 15 quốc gia đang phát triển ở các châu lục
trên thế giới và rút ra kết luận rằng độ mở thương mại mang lại tác động tích cực đến FDI
trong đó các quốc gia đang phát triển nằm trong nhóm có thu nhập trung bình thấp có
tương quan mạnh mẽ đến FDI. Từ đây, tác giả đưa ra nhận định rằng độ mở thương mại và
dòng vốn FDI có mối quan hệ dương.
Tỷ lệ tiết kiệm trong nước (SAV)
Theo Salahuddin (2010) đánh giá về mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của tỷ lệ
tiết kiệm trong nước đến dòng vốn FDI trong thời gian gian từ 1985 đến 2007 tại
Bangladesh thì nhận được kết quả là có tồn tại sự tác động hai chiều giữa tỷ lệ tiết kiệm
trong nước và dòng vốn FDI nhưng tiết kiệm trong nước có tác động mạnh đến dòng vốn
FDI hơn. Do đó, trong bài nghiên cứu tác giả sẽ giả định tỷ lệ tiết kiệm trong nước sẽ tác
động ngược chiều đến dòng vốn FDI
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (EXR)
Theo Lily & cộng sự (2014) đánh giá về ảnh hưởng của sự biến động trong tỷ giá hối
đoái và dòng vốn FDI ở một số quốc gia tại Đông Nam Á và rút ra kết luận rằng có mối
quan hệ tích cực giữa tỷ giá hối đoái và dòng vốn FDI ở các quốc gia này với tất cả các
quốc gia đầu tư. Vậy nên, trong bài nghiên cứu này tác giả kì vọng tỷ giá hối đoái danh
nghĩa có tác động tích cực đến dòng vốn FDI.
Tỷ lệ lạm phát (ILT)
Mối quan hệ về lạm phát và FDI chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi trong giới học
thuật. Một số kết luận cho rằng lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến FDI trong các bài
nghiên cứu của Young Seok Ahn & cộng sự (1998); Sudhaka (2011), Mohamed Amal &
cộng sự (2010) khi thực hiện nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển. Kết luận này có ý
nghĩa rằng nếu trong giai đoạn nào mà lạm phát giảm thì FDI sẽ tăng lên và ngược lại. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu của Havery và Isabel (2012) cho rằng lạm phát có mối quan hệ
cùng chiều với FDI tức là lạm phát ở một quốc gia tăng sẽ càng thu hút nguồn vốn FDI đến
nước đó. Bên cạnh đó, Yakubu Abdul Salam (2012) lại chỉ ra rằng trong thời gian ngắn hạn
thì lạm phát và dòng vốn FDI có mối quan hệ cùng chiều nhưng trong dài hạn thì mối quan
hệ này lại là ngược chiều. Bài nghiên cứu của tác giả đối tượng là các quốc gia đang phát
triển nên tác giả kì vọng tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn FDI.
Năng suất lao động (PROD)
Theo Liu & cộng sự (2001) đã nghiên cứu về dòng vốn FDI ở nền công nghiệp điện
tử trong thời gian từ 1996-1997 của 41 ngành tại Trung Quốc. Kết luận về nghiên cứu này
cũng được đồng tình bởi Blomstrom (1986) vì cho rằng năng suất lao động có ảnh hưởng
tích cực đến dòng vốn FDI. Vậy nên, tác giả kì vọng năng suất lao động có ảnh hưởng
cùng chiều với dòng vốn FDI.
4. Kết quả và thảo luận
4.1 Kết quả nghiên cứu
Bảng 4.1 Mô tả thống kê
Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị
Biến Số quan sát trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất
lnFDI 118 22,02839 2,053634 15,51638 25,67092
CPI 117 39,73504 17,60897 15 87
EXR 119 4.646,179 7.217,875 1 23.612
lnGDP 121 25,21381 1,898377 20,87202 27,90797
lnOPEN 116 4,637086 0,580318 3,495664 5,911374
ILT 121 3,281629 7,27406 -19,34118 59,34253
SAV 113 28,62208 20,52329 -54,2477 67,80144
lnPROD 121 8,466484 1,260205 6,85697 11,32428
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phần mềm STATA
Kết quả phân tích thống kê cho thấy rằng:
Biến logarit của dòng vốn FDI ròng của các nước trong mẫu có giá trị dao động từ
15,51638 đến 25,67092. Giá trị trung bình của vốn FDI ròng trong giai đoạn 2012- 2022
của các nước Đông Nam Á là 22,02839 với độ lệch chuẩn là 2,053634. Biến chỉ số cảm
nhận tham nhũng CPI của các nước trong mẫu có giá trị dao động từ 15 đến 87 trong đó
nước có giá trị thấp nhất về chỉ số cảm nhận tham nhũng là Myanmar và nước có chỉ số
cảm nhận tham nhũng cao nhất là Singapore đã cho thấy khoảng cách điểm số CPI giữa
các nước tương đối lớn. Giá trị trung bình chỉ số CPI của các nước Đông Nam Á trong
mẫu trên là 39,73504 và độ lệch chuẩn là 17,60897. Biến tỷ giá hối đoái danh nghĩa EXR
trong mẫu trên dao động từ 1 đến 23.612, với giá trị trung bình là 4.646,179 và độ lệch
chuẩn là 7.217,875. Biến quy mô thị trường GDP của các nước trong mẫu dao động từ
20,87202 đến 27,90797, với giá trị trung bình là 25,21381 và độ lệch chuẩn là 1,898377.
Biến độ mở của nền kinh tế OPEN của các nước trong mẫu có sự biến động trung bình là
4,637086%, trong đó nước có giá trị mở cửa của nền kinh tế thấp nhất là 3,495664%
(Indonesia) và nước có giá trị mở cửa của nền kinh tế cao nhất là 5,911374% (Singapore)
và độ lệch chuẩn là 0,580318. Biến tỷ lệ lạm phát ILT của các nước trong mẫu số dao động
từ -19,34118 đến 59,34253 với giá trị trung bình là 3,281629 và độ lệch chuẩn là 7,27406.
Biến tỷ lệ tiết kiệm trong nước SAV dao động trong khoảng từ -54,2477% đến 67,80144%,
như vậy có những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm trong nước âm là do nước đó đã sử dụng ngân
sách cho chi tiêu vượt quá so với tổng sản phẩm của nội của quốc gia đó nên dẫn đến thâm
hụt; có những nước có ngân sách tiết kiệm trong nước khá cao so với tổng sản phẩm quốc
nội của nước đó. Giá trị trung bình bình của tỷ lệ tiết kiệm trong nước là 28,62208% và độ
lệch chuẩn là 20,52329. Biến năng suất lao động PROD của mẫu nghiên cứu dao động từ
6,85697 đến 11,32428; trong đó nước có giá trị của năng suất lao động nhỏ nhất là
Campuchia và nước có giá trị của năng suất lao động lớn nhất là Singapore; với giá trị
trung bình là 8,466484 và độ lệch chuẩn là 1,260205.
Số lượng quan sát dao động từ 113 đến 121, đây là cỡ mẫu đủ lớn để thực hiện hồi
quy định lượng. Dữ liệu tương đối đều giữa các biến và độ lệch chuẩn so với trung bình
cũng không quá lớn.
Mô tả tương quan

Bảng 4.2 Mô tả tương quan


lnFDI CPI EXR lnGDP lnOPEN ILT SAV lnPROD

lnFDI 1
CPI 0,4293 1

EXR 0,2254 - 0,2743 1


lnGDP 0,8939 0,2701 0,2646 1

lnOPEN 0,3930 0,6179 - 0,0378 0,0948 1


ILT - 0,1086 - 0,0970 0,0392 - 0,0983 - 0,0687 1
SAV 0,6623 0,6075 0,6075 0,5608 0,3771 0,0150 1
lnPROD 0,5263 0,9384 - 0,2489 0,4016 0,5950 - 0,1172 0,7394 1
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ bảng mô tả tương quan trên, tác giả nhận thấy hệ số tương quan giữa biến phụ
thuộc FDI với các biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau đều khác 0. Điều này đã
thể hiện sự phụ thuộc và mối quan hệ giữa biến phụ thuộc FDI và các biến độc lập CPI,
GDP, EXR, ILT, OPEN, SAV, PROD. Trong đó, biến độc lập GDP có mối tương quan
chặt nhất với biến phụ thuộc FDI với hệ số tương quan là 0,8939 hay nói cách khác quy
mô thị trường có ảnh hưởng lớn nhất đến dòng vốn FDI trong các biến số trên. Biến CPI và
FDI có mối tương quan khá mạnh với hệ số tương quan là 0,4293, xếp thứ 4 trong 7 biến
độc lập cho thấy rằng ảnh hưởng của mức độ cảm nhận tham nhũng có tác động lớn đến
việc thu hút dòng vốn FDI. Ngoài ra, các biến khác là EXR, OPEN, SAV, PROD cũng có
mối tương quan mạnh đến biến phụ thuộc với hệ số tương quan lần lượt là 0,2254, 0,3930,
0,6623, 0,5263. Biến có hệ số tương quan thấp nhất với biến phụ thuộc là biến ILT, cụ thể
là -0,1086, thể hiện sự phụ thuộc nhỏ nhất của biến phụ thuộc vào biến ILT.
Chọn mô hình
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo mô hình POLS và RE
Biến POLS RE

CPI 0,02305607* -0,02943799*

EXR -0,00001085 -4,479e-06

lnGDP 0,90904937*** 0,93011128***

lnOPEN 1,1007825*** 1,3251502***

ILT -0,00910498 -0,00277043

SAV 0,02304281*** 0,00087272

lnPROD -0,61214916** 0,26309198

_cons -2,3191516 -8,6088337**

N 105 105

r2 0,91123811

r2_a 0,90483261

Kiểm định chọn mô hình (p-value)

Breusch – Pagan 1,0000

Ghi chú: * p<0,05; ** p<0,01; ***p<0,001

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Từ bảng trên, số quan sát giữa ba mô hình đều bằng 105. Bảng cho thấy mô hình
hồi quy tuyến tính cổ hiển POLS phù hợp hơn mô hình tác động ngẫu nhiên RE thông qua
kiểm định Breusch - Pagan với p-value= 1,0000 lớn hơn mức 5%. Tuy nhiên, để kết quả
là đáng tin cậy, mô hình cần thỏa mãn không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi,
hiện tượng tự tương quan. Bài nghiên cứu thực hiện các kiểm định sau khi lựa chọn mô
hình:
Kiểm định bỏ sót biến
Xét cặp giả thuyết:
H0: mô hình không bị bỏ sót biến
H1: mô hình có bị bỏ sót biến
Kết quả kiểm định Ramsey F(3, 94) = 37,39
Prob > F = 0,0000
Nhận thấy: Prob>F = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% => Bác bỏ H0
=> Mô hình có biến bị bỏ sót.
Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.4 Kiểm định đa cộng tuyến
Biến VIF 1/VIF
lnPROD 16,07 0,062238
CPI 10,53 0,094993
SAV 3,33 0,300028
lnGDP 1,77 0,563383
lnOPEN 1,77 0,564831
EXR 1,50 0,665396
ILT 1,06 0,939486
Mean VIF 5,15
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nhận thấy Mean VIF = 5,15 <10 => Mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Xét cặp giả thuyết:
H0: Mô hình có phương sai sai số không đổi
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi Chi2(1) = 6,62
Prob>chi2 = 0,0101
Nhận thấy Prob>chi2 = 0,0101 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% => Bác bỏ H0 => Mô hình
có phương sai sai số thay đổi.
Kiểm định tự tương quan
Xét cặp giả thuyết:
H0: Mô hình không có tự tương quan
H1: Mô hình có tự tương quan F(1,10) = 0,463
Prob>F = 0,5116
Nhận thấy Prob>F = 0,5116 lớn hơn mức ý nghĩa 5% => Không bác bỏ H0 => Mô
hình không có tự tương quan.
Khắc phục mô hình
Bài nghiên cứu thực hiện ước lượng lại nghiên cứu theo phương pháp hồi quy với sai
số chuẩn Driscoll-Kraay để khắc phục hiện tượng trên.
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy với sai số chuẩn Driscoll-Kraay
Hệ số Sai số
lnFDI hồi quy chuẩn T P>t [95% Conf. Interval]

CPI 0,0230561 0,0057735 3,99 0,003 0,010192 0,0359202

EXR - 0,0000109 6,12e-06 -1,77 0,107 - 0,0000245 2,78e-06

lnGDP 0,9090494 0,0505814 17,97 0,000 0,7963471 1,021752

lnOPEN 1,100782 0,0988827 11,13 0,000 0,8804582 1,321107

ILT -0,009105 0,0101756 -0,89 0,392 - 0,0317777 0,0135677

SAV 0,0230428 0,0073954 3,12 0,011 0,0065647 0,0395209

lnPROD 0,6121492 0,1544755 -3,96 0,003 -0,956342 -0,2679563

_cons -2,319152 1,931505 -1,20 0,258 -6,622814 1,98451

𝑅2 = 0,9112
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phần mềm STATA
Bảng các biến độc lập CPI, GDP, OPEN, PROD, SAV có ý nghĩa thống kê với mức
ý nghĩa 5%; trong khi đó biến EXR, ILT không có ý nghĩa thống kê khi mà giá trị p-value
lần lượt là 0,107 và 0,392 lớn hơn mức ý nghĩa 10%. R^2 trong mô hình là 0,9112 cho thấy
chỉ số cảm nhận tham nhũng, quy mô thị trường, độ mở của nền kinh tế, tỷ lệ tiết kiệm
trong nước và năng suất lao động có thể giải thích được 91,12% biến động của dòng vốn
FDI ròng ở các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2012 - 2022, tương ứng 8,88% biến
động còn lại được lý giải bởi các yếu tố khác không thể hiện trong mô hình.
4.2 Thảo luận
Phần này cung cấp những phân tích về kết quả thực nghiệm phù hợp với tổng quan
tài liệu. Nó cũng đưa ra nhiều điểm thảo luận hơn về những phát hiện được cung cấp trước
đây để cung cấp giải pháp cho các câu hỏi nghiên cứu thông qua việc kiểm tra mối quan hệ
giữa tham nhũng và các biến kinh tế tới dòng vốn FDI tại các quốc gia Đông Nam Á giai
đoạn 2012-2022.
Thứ nhất, tác động của chỉ số cảm nhận tham nhũng tới dòng vốn FDI thu được ở
các nước Đông Nam Á nhất quán với kỳ vọng tức là tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực
đến dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các giả thuyết của tác và cùng
quan điểm với các nghiên cứu của Caetano & Caleiro (2005), Yuan-Ho Hsu (2007),
Drabek & Payne (1999), Ketkar & cộng sự (2005) … và ngược quan điểm với kết quả
nghiên cứu của Egger & Winner (2005), Bellos & Subasat (2013)... Tham nhũng có ảnh
hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI tức là những nước nào ở Đông Nam Á có nạn tham
nhũng càng nặng thì sẽ càng thu hút ít dòng vốn FDI. Kết quả này phù hợp với những phân
tích thực tế, việc phải chi trả những khoản chi phí không chắc chắn ngoài dự kiến sẽ làm
giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài và khiến họ thấy do dự khi quyết định đầu
tư. Các khoản chi phí này sẽ không được đề cập trong bất kì luật lệ hay văn bản pháp luật
nào nhưng được coi như là một loại thuế bắt buộc, một khoản “bôi trơn” để các nhà đầu tư
FDI dễ dàng họat động trong nước nên sẽ gây ra những khó khăn cho các nhà đầu tư nước
ngoài khi xác định giá trị của khoản tiền này. Chính vì thế, tham nhũng có thể được coi
như là rủi ro tiềm ẩn của các doanh nghiệp FDI khi định đầu tư vốn vào quốc gia khác. Các
quốc gia Đông Nam Á là khu vực có mức độ tham nhũng tương đối cao khi chỉ số cảm
nhận tham nhũng trung bình của cả khu vực trong giai đoạn 2012-2022 là 39,73504, một
con số tương đối thấp thể hiện mức độ tham nhũng ở các quốc gia trong khu vực này còn
khá cao. Để giải thích cho điều này thì các nước này có một số đặc điểm chung như khung
pháp lý còn nhiều kẽ hở, thông tin chưa minh bạch, trình độ dân trí chưa cao,... là môi
trường thuận lợi để tham nhũng phát triển.
Về mặt số liệu thực tế, qua việc tổng hợp và phân tích số liệu về tham nhũng và dòng
vốn FDI đến các nước khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2012-2022 nhận thấy các
nước có chỉ số cảm nhận tham nhũng cao sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn FDI hơn so với
các nước khác và ngược lại. Một ví dụ điển hình là Singapore, quốc gia duy nhất trong
khu vực Đông Nam Á thuộc vào nhóm các nước có tỷ lệ tham nhũng rất thấp trong khu
vực công trên thế giới, với CPI dao động từ 83 đến 87 điểm. Điều này thể hiện được rằng
chính phủ nước này đang áp dụng những chính sách và biện pháp kiểm soát tham nhũng
rất tốt. Theo Koh Teck Hin đã chỉ ra những yếu tố giúp nước này kiểm soát được tình trạng
tham nhũng trong khu vực công là có những đạo luật tốt trong việc chống tham nhũng; các
cơ quan phòng, chống tham nhũng mạnh; xử lý nghiêm minh các vi phạm tham nhũng
dưới sự giám sát của dân chúng và bộ máy chính quyền liêm minh. Bên cạnh đó, họ cũng
đưa ra các chính sách lương, thưởng cho công chức nhà nước tương đối cao và được điều
chỉnh thường xuyên để đảm bảo tính cạnh tranh và giữ chân người giỏi làm việc cho nhà
nước. Các quy định pháp luật nhằm kiềm chế việc bộ máy công chức lạm quyền qua việc
điều chỉnh hành vi của họ. Singapore đã xây dựng được văn hóa công vụ phi tham nhũng
từ cấp lãnh đạo đến cấp cán bộ thấp nhất cũng cần phải tuân theo các quy chuẩn liêm
chính. Việc kiểm soát tốt vấn đề tham nhũng là yếu tố quan trọng giúp Singapore thu hút
lượng lớn FDI, và trong giai đoạn 2012-2022 lượng vốn FDI ròng trung bình đầu tư vào
quốc gia này cũng cao nhất khu vực Đông Nam Á, cụ thể là 88,180,529,711 USD.
So sánh Singapore với Indonesia – quốc gia có nguồn vốn FDI cao thứ 2 trong khu
vực, tác giả nhận thấy rằng, dòng vốn FDI ròng của Indonesia trung bình trong 10 năm từ
2012 là 20.014.025.216 USD, thấp hơn 4 lần so với Singapore; đồng thời chỉ số CPI trung
bình của Indonesia là gần 36 điểm, thấp hơn gần 3 lần so với chỉ số CPI của Singapore.
Ngoài ra, Campuchia và Lào là hai nước có tình trạng tham nhũng tương đối cao với điểm
số dao động từ 20 đến 24 điểm và lượng FDI thu hút vào 2 nước này nhìn chung thấp nhất
trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2012-2022. Các nước khác trong khu vực có
chỉ số tham nhũng thấp đến từ nhiều nguyên nhân, đó là: sự bất ổn của chính trị với các
cuộc chiến tranh, bạo loạn trong nước diễn ra thường xuyên tạo cơ hội cho một số cá nhân
tham nhũng, hối lộ; chất lượng đào tạo còn yếu kém dẫn đến việc nhận thức về các mối
nguy hại của tham nhũng đối với đất nước còn chưa cao,... Ngoài ra, một nguyên nhân
khác đến từ hệ thống chính trị và quản lý cán bộ còn chưa chặt chẽ, hành lang pháp lý còn
lỏng lẻo, các trường hợp vi phạm còn chưa xử lý nghiêm dẫn đến việc tham nhũng diễn ra
trong khu vực công cao. Trong giai đoạn hội nhập, các nước nên tăng cường trao đổi, hợp
tác với các nước đang có sự kiểm soát tham nhũng tốt để học hỏi và trao đổi các phương
pháp quản lý và kiểm soát tham nhũng của họ.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu so với kỳ vọng dấu của biến chỉ ra rằng quy mô thị
trường có tác động cùng chiều với dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu của Aamir & cộng
sự (2011) khi sử dụng số liệu của Malaysia trong giai đoạn 1991-2009 nghiên cứu tác động
của quy mô thị trường đến dòng vốn FDI và cho ra kết quả tương tự. Khi lựa chọn đầu tư
FDI ở một quốc gia khác, các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến những quốc gia có dân số đông
và thu nhập bình quân đầu người cao sẽ giúp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa thể hiện một thị
trường tiềm năng. Cụ thể, Việt Nam có lượng GDP trung bình trong giai đoạn 2012-2022
là 289.680.545.454,55 USD đứng thứ 5 trong khu vực. Năm 2019, lượng GDP của Việt
Nam là hơn 334 tỷ USD gấp rưỡi so với năm 2012 với lượng GDP hơn 195 tỷ USD. Năm
2020, mặc dù diễn biến dịch Covid ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế nhưng GDP của Việt
Nam vẫn tăng nhẹ và đạt hơn 400 tỷ USD vào năm 2022. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là
một trong những quốc gia thu hút lượng FDI hàng năm tương đối lớn so với các nước
trong khu vực. FDI của Việt Nam tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2012-2022, điển hình là
năm 2019, lượng FDI của Việt Nam là hơn 16 tỷ USD gấp đôi năm 2012 với lượng FDI
hơn 8 tỷ USD. Năm 2020 và năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, lượng FDI giảm
đi với mức độ giảm nhẹ nhưng sau đó tăng trưởng trở lại vào năm 2022 với 18,9 tỷ USD.
Từ số liệu thực tế trên nhận thấy rằng khi lượng GDP của Việt Nam tăng lên sẽ mang lại
những dấu hiệu tích cực đến lượng FDI chảy vào.
Thứ ba, tồn tại tác động cùng chiều của độ mở nền kinh tế và dòng vốn FDI được
thu hút vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á giống với kỳ vọng của tác giả. Theo nghiên
cứu của Liargovas & Skandal (2011) cũng nhận thấy sự tồn tại mối quan hệ cùng chiều
này khi nghiên cứu về vai trò của độ mở nền kinh tế tác động đến dòng vốn FDI ở 36 quốc
gia đang phát triển từ năm 1990 đến 2008. Độ mở của nền kinh tế càng lớn sẽ giúp các
nước mở rộng môi trường xuất khẩu, chuyên môn hóa sản xuất và hợp lý trong việc dịch
chuyển cơ cấu. Từ đó, nền kinh tế sẽ thu hút dòng vốn FDI hơn và nâng cao vốn tích lũy để
thúc đẩy nền kinh tế. Thực tế cho thấy rằng, Singapore là nước có độ mở cửa cao nhất
trong các nước Đông Nam Á giai đoạn 2012-2022 với giá trị trung bình là khoảng 307,93
và lượng FDI chảy vào quốc gia này cũng lớn nhất Đông Nam Á, cụ thể là 88.180.529.711
USD.
Ngoài ra, Indonesia cũng là nước có sự ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế tới dòng
vốn FDI khá rõ rệt. Năm 2014, Indonesia có độ mở của nền kinh tế là 48,08 sau đó giảm
còn 41,93 vào năm 2015. FDI trong giai đoạn 2014-2015 cũng có sự giảm sút, cụ thể là
FDI năm 2015 là 19,8 tỷ so với lượng FDI năm 2014 là 25,1 tỷ tức là lượng FDI năm 2015
giảm gần 30% so với năm 2014. Sau đó đến năm 2016, độ mở nền kinh tế còn 37,42 thì
dòng vốn FDI tiếp tục giảm gần 5 lần so với lượng FDI năm 2015. Tuy nhiên, đến năm
2022, độ mở nên kinh tế tăng lên 45,4 thì dòng vốn FDI đã tăng lên đến hơn 21,4 tỷ USD.
Vậy nên sự ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế có tác động tích cực đến việc thu hút FDI
trên lý thuyết và thực tế.
Thứ tư, năng suất lao động có tác động cùng chiều với FDI và phù hợp với kỳ vọng
của tác giả đồng thời cũng cùng quan điểm với Liu & cộng sự (2001). Đối với các quốc gia
đang phát triển, nguồn lực lao động dồi dào và ngày càng cải thiện được năng suất lao
động qua việc đào tạo, chất lượng công nghệ, khả năng quản lý để nâng cao năng suất lao
động. Lao động có thể đáp ứng được các vị trí quan trọng không chỉ trong doanh nghiệp
trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó thu hút dòng vốn của dòng nghiệp
FDI một cách dài hạn và bền vững. Điều này cũng đúng trong số liệu thực tế khi năng suất
lao động của Lào thấp nhất trong các quốc gia Đông Nam Á là 1.113,2 USD/ người thì
nước này có dòng vốn FDI thấp nhất, cụ thể là dưới 1 tỷ USD. Việt Nam cũng là một trong
số những nước có năng suất lao động thấp trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể năng suất
lao động trung bình trong giai đoạn 2012-2022 là 1.500,2 USD/người. Trong giai đoạn từ
năm 2012-2022, năng suất lao động của Việt Nam luôn có chiều hướng tăng lên với mức
độ nhẹ, cụ thể năm 2012, năng suất lao động là 1.005,1 USD/người, sau 10 năm, chỉ số này
là 2.050,9 USD/người, đã tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI
cũng có xu hướng tăng lên trong suốt 10 năm với mức tăng nhẹ, cụ thể là 8,4 tỷ USD năm
2012, tăng lên 2 lần vào năm 2020 là 17,9 tỷ USD.
Một số nguyên nhân làm cho năng suất lao động ở một số quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á thấp có thể kể đến là cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm, hầu hết các nước
Đông Nam Á trước đây chủ yếu làm về nông nghiệp và lao động chân tay dẫn đến năng
suất lao động thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, dịch vụ còn hạn chế
đối với các nước thuần nông do máy móc, thiết bị và công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả và
chất lượng lao động chưa đáp ứng kịp,... Năm 2016, các ngành nông nhiệp, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm một phần nhỏ trong tổng GDP ở một số quốc gia có năng suất lao động cao
như Maylaysia (9% GDP), Philipines (10% GDP), Thái Lan (8% GDP) và thậm chí
Singapore hầu như không phụ thuộc vào nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, chỉ số này ở các
quốc gia có năng suất lao động thấp chiếm tương đối cao, cụ thể là con số này ở Việt Nam
là 16,32% GDP. Vậy nên việc đẩy mạnh cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển đô thị sẽ góp
phần làm tăng năng suất lao động. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do lao động chuyển
dịch từ ngành nông, lâm, thủy sản sang làm các ngành công nghiệp và dịch vụ có tay nghề
kém, chưa được đào tạo bài bản, dẫn đến việc năng suất lao động thấp.
Thứ năm, tỷ lệ tiết kiệm trong nước có tác động cùng chiều với dòng vốn FDI và
đây là yếu tố có mối quan hệ không giống với kỳ vọng của tác giả. Để giải thích về mối
quan hệ này, trong các nghiên cứu trước đây của Trương Đông Lộc & Đinh Thị Ngọc
Hương (2019), Hachicha (2003) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia càng cao sẽ càng
thu hút được nhiều dòng vốn FDI hơn và ngược lại. Việc tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao,
nhà nước sẽ đầu tư cho phát triển kinh tế nhiều hơn vì dễ dàng trong việc huy động vốn và
thu nhập người dân cũng tăng cao hơn dẫn đến tăng chi tiêu và từ đó thúc đẩy môi trường
đầu tư và hấp dẫn trong môi trường kinh doanh.
Nguồn vốn tiết kiệm trong nước cao, nhà nước sẽ chủ động sử dụng vốn để đầu tư
nâng cao cơ sở hạ tầng, giao thông vận tại, viễn thông, bệnh viện,... từ đó sẽ là cơ hội để
tiếp cận đến nhà đầu tư FDI. Chất lượng cơ sở hạ tầng tốt thể hiện rằng nước nhận đầu tư
có điều kiện vật chất tốt để đáp ứng được mô hình sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư
FDI. Bên cạnh đó, chính phủ sẽ có nguồn vốn đầu tư vào quá trình chuyển giao công nghệ,
đặc biệt với chất lượng công nghệ cao sẽ áp dụng vào bộ máy chính phủ để làm giảm vấn
đề tham nhũng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước
tiếp nhận thông tin từ chính phủ. Từ đó, năng suất lao động trong nước sẽ tăng lên và là
yếu tố để thu hút nhà đầu tư FDI. Ngoài ra, việc đầu tư vào chất lượng giáo dục đào tạo
cũng là một việc mà chính phủ có thể đầu tư khi tỷ lệ tiết kiệm cao. Nâng cao chất lượng
đào tạo, phát triển kỹ năng chung của lao động trong quốc gia và lực lượng nguồn lao động
chất lượng cao làm cho việc thu hút FDI trở nên thuận lợi hơn và là một yếu tố để người
lao động giữ các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp FDI.
Số liệu mà tác giả thu thập được cũng cho thấy rằng quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm trong
nước cao sẽ có dòng vốn FDI đầu tư vào cao hơn. Ở Đông Timor, tỷ lệ tiết kiệm vào năm
2012 là -54,247704 và dòng vốn FDI là 40.382.444 USD nhưng đến năm 2021, tỷ lệ tiết
kiệm đã tăng lên đến 42,05 thì dòng vốn FDI tăng lên đến 68.841.376 USD so với năm
2012 và dòng vốn FDI còn tăng trong năm 2022. Hoặc ví dụ ở Việt Nam, vào năm 2015, tỷ
lệ tiết kiệm trong nước bị sụt giảm từ 32,66% xuống 30,012% làm cho dòng vốn FDI cũng
tụt giảm mạnh từ 9.200.000.000 USD xuống 11.800.000.512 USD nhưng đến năm 2016, tỷ
lệ tiết kiệm tăng dần lên thì dòng vốn FDI cũng được cải thiện. Sự biến đổi này không chỉ
diễn ra với Việt Nam hay Đông Timor mà còn với các quốc gia khác trong khu vực khi tỷ
lệ tiết kiệm thay đổi sẽ dẫn theo sự thay đổi cùng chiều của dòng vốn FDI. Vậy nên đối
với khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2012-2022, sự thay đổi của tỷ lệ tiết kiệm trong
nước của chính phủ sẽ có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI khác với một số nghiên cứu trước
đây khi nghiên cứu về các nước phát triển ở một số khu vực trên thế giới nhưng sự ảnh
hưởng cùng chiều này phù hợp với tình hình các quốc gia Đông Nam Á.
5. Đề xuất chính sách
Thứ 1, chính phủ nên xây dựng một tổ chức phòng, chống tham nhũng để kiểm soát
và xử lý các vấn đề tham nhũng quốc gia. Tổ chức này có vai trò điều tra các hành vi tham
nhũng trong khu vực công và khu vực tư nhân để không chỉ các tổ chức, cơ quan trong bộ
máy nhà nước trong sạch mà các doanh nghiệp của quốc gia cũng phải minh bạch, từ đó
mới thu hút được đầu tư FDI và đảm bảo mối quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các
doanh nghiệp. Đối với các vụ tham nhũng, không chỉ điều người tham nhũng hay nhận hối
lộ mà còn cần phải điều tra cả người tiếp tay cho việc tham nhũng hoặc người đưa hối lộ
để giải quyết một cách triệt để được gốc rễ của vụ việc. Ngoài ra, đối với phong tục tập
quán của người châu Á là nhận phòng bì mừng tuổi trong các dịp lễ tết cũng là một cơ hội
để tham nhũng. Vậy nên cần có những biện pháp cấm lợi dụng phong tục, văn hóa để thực
hiện tham nhũng. Những cán bộ trong tổ chức phòng, chống tham nhũng cũng cần phải lựa
chọn kỹ càng, họ là người liêm chính và hoạt động trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Thủ
tướng hoặc Chủ tịch nước để tránh hiện tượng can thiệp từ tở chức, cơ quan khác, đảm bảo
tính khách quan trong khi làm nhiệm vụ.
Thứ 2, tham nhũng có xuất phát từ việc con người muốn tăng thu nhập của bản thân,
lòng tham với vật chất và điều này dễ dàng xảy ra với cán bộ quan chức trong bộ máy nhà
nước vì họ có quyền quản lý và hiểu luật pháp nên có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kẽ hở
pháp luật để tham nhũng. Với mức lương trả cho người làm việc trong bộ máy nhà nước
thấp, quan chức nhà nước sẽ không tập trung vào công việc vì mức lương không tương ứng
với công việc và trách nhiệm của họ. Ở Singapore, mức lương của bộ trưởng chính phủ
dao động khoảng 650.000 đô la Mỹ, cao gấp 2 lần so với lương của Tổng thống Mỹ. Khi
mức lương của cán bộ trong bộ máy nhà nước cao sẽ khiến cho họ phải cân nhắc đến việc
giữ gìn phẩm hạnh, sự liêm chính, không dám tham nhũng vì sợ ảnh hưởng đến danh tiếng
và phúc lợi của họ. Ngoài ra, mức lương cao sẽ giúp cho nhà nước thu hút và giữ chân
được nhiều nhân tài làm việc cho bộ máy chính phủ, từ đó bộ máy chính phủ cũng sẽ hoạt
động tốt hơn và hiệu quả hơn. Vì thế, chính phủ nên có những chính sách cải thiện tiền
lương và chính sách khích lệ dành cho các công chức, viên chức nhà nước để đáp ứng nhu
cầu cơ bản của họ, tương xứng với sức lao động của các viên chức và phù hợp với điều
kiện kinh tế quốc gia.
Thứ 3, việc phòng, chống tham nhũng không chỉ đến từ phía chính phủ mà đòi hỏi
sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân. Các chính sách kể trên đều có
tác động chủ yếu vào bộ máy nhà nước và các cán bộ, quan chức nhưng để việc phòng
chống tham nhũng diễn ra một cách triệt để đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện hơn và có
sự tham gia của toàn thể công chúng. Tham nhũng được hành động bởi các cá nhân nên
nếu xây dựng và củng cố từ trách nhiệm và nhận thức của người dân trong quốc gia thì sự
minh bạch sẽ bền vững hơn. Chính phủ nên thực hiện các biện pháp tuyên truyền các tác
hại của việc tham nhũng đến người dân và đưa ra các ví dụ tham nhũng thực tế mới nổi để
người dân có kiến thức không tiếp tay cho các hành vi tham nhũng của các cán bộ. Đối với
các doanh nghiệp, việc xây dựng tính minh bạch cũng đến từ sự thay đổi trong suy nghĩ
của các nhà quản lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm túc trong việc
thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước, quy trình làm việc giữa doanh nghiệp
với các cơ quan chính phủ, tránh việc “bôi trơn” để tạo cơ hội cho tham nhũng diễn ra.
Ngoài ra, các nước trong khu vực cần hợp tác liên chính phủ trong việc phòng, chống tham
nhũng. Với sự hội nhập kinh tế chặt chẽ và tăng cường việc phụ thuộc giữa các quốc gia,
điều này dẫn đến việc cần thiết để hợp tác phòng, chống tham nhũng diễn biến lớn hơn.
Ngoài ra, các nước nên tổ chức các buổi tọa đàm với các quốc gia có sự cải thiện đáng kể
trong tham nhũng và những nước có sự minh bạch cao trong khu vực công trong khu vực
và trên thế giới để học hỏi các biện pháp phòng, chống và cải cách quy định hợp lý. Việc
đẩy lùi nạn tham nhũng là vấn đề của cả thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói
riêng nên cần sự liên kết giữa các nước để vấn đề được giải quyết triệt để.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like