You are on page 1of 34

THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN

Tên đề tài (tiếng Việt) Đánh giá dòng vốn FDI vào Việt Nam theo khía cạnh
đa chiều: tác động kinh tế, trách nhiệm xã hội, và văn
hóa quốc gia.
Tên đề tài (tiếng Anh) A multidimensional assessment of FDI inflows into
Vietnam: Economic implications, social responsibility,
and national culture
Thời gian thực hiện 24 tháng, từ tháng năm ….. đến tháng …… năm …..

1. Giới thiệu tổng quát

Đề tài này thực hiện nhằm đem đến một sự đánh giá đa chiều và toàn diện về dòng vốn
FDI vào Việt Nam.

Mặc dù FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua, các nhà làm chính
sách và học giả trong và ngoài nước vẫn tiếp tục tranh cãi về tác động thật sự của FDI
đến sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chính sách cần thiết nhằm giúp nền kinh tế
háp thụ được … Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các
doanh nghiệp FDI theo đó mà cũng ngày càng được quan tâm.

Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại, tuy đóng góp nhiều khía cạnh…, vẫn còn nhiều
điểm hạn chế và đưa ra nhiều kết luận mâu thuẫn.

Tuy nhiên, hiện tại việc nghiên cứu FDI vẫn còn nhiều hạn chế, đơn cử là việc coi FDI
là 1 thể thống nhất và xét tác động đến kinh tế.
Tuy nhiên, trên thực tế, FDI bao gồm nhiều cấu phần và có những đặc điểm và hệ quả
kinh tế trái ngược nhau. Chẳng hạn đầu tư mới bao gồm việc đầu tư mạnh vào trang
thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như con người và vì thế có thể tác động tích cực
đến nền KT, trong khi M&A mang dang nghia là FDI nhưng chỉ đơn thuần là chuyển
đổi sở hữu và thậm chí có tác động tieu cựu nếu nhà đầu tư lướt…

6
Do đó, mục tiêu chính của đề tài này nhằm đem lại một sự đánh giá mới và toàn diện
về FDI, tập trung chủ yếu vào khía cạnh tác động kinh tế - xã hội, và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu này đánh giá tác động của FDI đến nền
kinh tế thông qua việc đánh giá độc lập của đầu tư mới (greenfield investment) và mua
bán sát nhập (cross-border M&As). Bên cạnh tác động kinh tế, nghiên cứu này tiếp
đánh giá tác động xã hội của FDI dựa trên việc đánh giá trách nhiệm xã hội của các
công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Và cuối cùng, nghiên cứu đánh giá hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp FDI, thông qua việc đánh giá các giá trị văn hóa quốc
gia và những yếu tố khác.

Collectively, với sự áp dụng của nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính
và định lượng, nghiên cứu này đánh giá khía cạnh vi mô và vĩ mô. Theo đó đóng góp
mới cho lý thuyết cũng như

Kết hợp vi mô và vĩ mô. Kết hợp định tính và định lượng

Mục tiêu: đóng góp vào lý thuyết. Đóng góp vào chính sách. Đóng góp vào business
practice.

7
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết tiến hành nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1.1 Mối quan hệ đa chiều giữa đầu tư mới, mua bán sát nhập, đầu tư tư nhân, và
phát triển kinh tế

Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế là một chủ đề vẫn gây nhiều tranh cãi. Theo
mô hình tăng trưởng nội sinh, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trực tiếp
thông qua tích lũy vốn, và gián tiếp thông qua khuếch tán công nghệ và lan tỏa kiến
thức (Solow, 1956; Grossman và Helpman, 1991; Barro và Sala-i-Martin, 1995). Bằng
nghiên cứu thực nghiệm, Chen và cộng sự (1995), Silajdzic và Mehic (2016), Gunby
và cộng sự (2017) và Hayat (2018) đều cho rằng FDI có tác động tích cực đáng kể đối
với tăng trưởng kinh tế.

Ngược lại, nhiều nghiên cứu khác cho rằng FDI không có tác động tăng trưởng,
hoặc thậm chí có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế (ví dụ Driffield và Hughes,
2003; Qi, 2007; Ahmed và cộng sự, 2015; Farla và cộng sự, 2016). Ví dụ, Görg và
Greenaway (2004), Herzer và cộng sự (2008) và Alguacil và cộng sự (2011) cho rằng
các yếu tố tích cực như lan tỏa kiến thức và khuếch tán công nghệ được đề xuất bởi
các lý thuyết tăng trưởng nội sinh có thể không tồn tại ở các nước đang phát triển do
các nước này không có khả năng hấp thụ các yếu tố đó. Tương tự, Bengoa và Sanchez-
Robles (2003) khẳng định rằng để hưởng lợi từ dòng vốn dài hạn, các nước nhận đầu
tư cần tích lũy đủ một mức vốn nhân lực, ổn định kinh tế và tự do hóa thị trường nhất
định. Đồng quan điểm đó, Durham (2004) không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ tích cực
nào giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, đồng thời lập luận rằng các tác động của FDI phụ
thuộc rất lớn vào khả năng hấp thụ của nước nhận đầu tư. Ngay cả trong trường hợp

6
FDI dường như có cải thiện tiềm năng tăng trưởng chung của nền kinh tế nước nhận
đầu tư, người ta có thể cho rằng sự tăng trưởng này chủ yếu có thể được tạo ra thông
qua việc nâng cao năng suất trong chính các thực thể nước ngoài, thay vì thông qua
đầu tư vốn hoặc công nghệ và lan tỏa kiến thức. Aitken và Harrison (1999) cuối cùng
cũng đã chỉ ra rằng FDI có thể gây cản trở tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang
phát triển nếu nó lấn át đầu tư tư nhân tại các nước này. Đây là một vấn đề đặc biệt đối
với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp từ các quốc gia khác, nơi mà FDI có
thể tạo ra sự độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp, thay thế các doanh nghiệp trong
nước và do đó kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế (Adams, 2009).

Có thể cho rằng, lý do cho sự khác biệt về các kết luận đối với tác động của FDI
đến nền kinh tế có thể bắt nguồn từ sự không đồng nhất của dòng vốn FDI. Các nghiên
cứu gần đây (Eren và Zhuang, 2015; Calderón và cộng sự, 2004) cho rằng do dòng
vốn FDI bao gồm các thành phần khác nhau, có các đặc điểm khác nhau, do đó, ý
nghĩa kinh tế của chúng có thể khác nhau. Các nghiên cứu thường phân biệt hai thành
phần chính của FDI: đầu tư mới và mua bán sáp nhập (M&A). Trong khi đầu tư mới
liên quan đến việc tạo ra các thực thể mới bằng cách xây dựng các cơ sở sản xuất kinh
doanh mới thì mua bán và sáp nhập chỉ hướng tới việc chuyển quyền sở hữu giữa các
doanh nghiệp.

Một số nghiên cứu đề cập đến những tác động của đầu tư mới đến nền kinh tế
và cho rằng đầu tư mới có thể có hiệu ứng tích cực tăng trưởng kinh tế của nước nhận
đầu tư qua một số phương thức. Đầu tiên, đầu tư mới có thể thúc đẩy tăng trưởng
thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi và gia tăng cạnh tranh trong thị trường lao động
(UNCTAD, 2000). Theo định nghĩa, đầu tư mới là phương thức đầu tư có liên quan
đến việc xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư, đóng góp
một phần đáng chú ý vào nguồn vốn sản xuất tại các nước này. Hơn nữa, nhờ sự thiết
lập của các cơ sở sản xuất kinh doanh mới này, đầu tư mới không chỉ tạo ra nhiều việc
làm hơn, mà còn làm tăng số lượng doanh nghiệp đang tồn tại, từ đó tránh được vấn
đề tập trung hóa khi gia nhập thị trường. Ngoài ra, đầu tư mới được cho là có lợi cho
nền kinh tế của nước nhận đầu tư nhờ vào sự hiện diện của các công ty nước ngoài, từ
đó nâng cao năng suất sản xuất (ví dụ Ashraf và cộng sự, 2016; Gopalan và cộng sự,
2018). Ashraf và cộng sự (2016) nhấn mạnh rằng trong khi các công ty có năng suất
thấp hơn thường chỉ tập trung vào thị trường nội địa hoặc xuất khẩu, thì hầu hết các

7
công ty có hiệu quả sản xuất cao đều cho thấy một xu hướng đầu tư nước ngoài nói
chung. Sự hiện diện của các công ty này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
vĩ mô và gia tăng năng suất tại nước nhận đầu tư.

Bằng nghiên cứu thực nghiệm, Wang và Wong (2009) nghiên cứu tác động tăng
trưởng của vốn đầu tư nước ngoài và cho rằng đầu tư mới có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Gần đây nhất, bằng
nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, Harms và Méon (2018) nhấn mạnh rằng đầu tư
mới có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Tác giả cho rằng sự gia nhập
của các công ty nước ngoài dưới hình thức đầu tư mới sẽ làm tăng năng suất thông qua
việc mở rộng vốn tích lũy của nước nhận đầu tư.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác không ghi nhận mối liên hệ tích cực nào,
hoặc thậm chí tìm thấy nhiều mối quan hệ tiêu cực giữa đầu tư mới và tăng trưởng
kinh tế. Ví dụ, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, Calderón và cộng sự (2004) cho rằng
đầu tư mới có quan hệ nhân quả đối với đầu tư trong nước, nhưng không là nguyên
nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tăng trưởng kinh tế đóng vai trò là yếu tố
thúc đẩy đầu tư mới, nhưng không theo hướng ngược lại. Zhuang và Griffith (2013)
kết luận rằng việc thành lập các công ty đa quốc gia dưới hình thức đầu tư mới thường
liên quan đến sự gia tăng khoảng cách thu nhập, và từ đó dẫn đến nhiều hậu quả khác
cho sự ổn định của nên kinh tế nước nhận đầu tư. Hơn nữa, Eren và Zhuang (2015)
cũng đề xuất rằng đầu tư mới tổng hợp có thể có tác động không đáng kể đến sự tăng
trưởng của nền kinh tế do sự phân bổ không đồng đều của đầu tư mới trên nhiều lĩnh
vực của một hệ thống kinh tế chưa phát triển. Cũng theo tác giả, tác động tăng trưởng
của dòng vốn đầu tư mới này thuộc rất lớn vào khả năng hấp thụ của các nước nhận
đầu tư.

Đối với mua bán và sáp nhập, tác động của loại hình đầu tư này đối với tăng
trưởng kinh tế cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một hướng nghiên cứu đề xuất
rằng M&A có thể thúc đẩy đầu tư trong nước, cải thiện năng suất và từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Blömstrom và Sjoholm (1999) tìm thấy một số bằng chứng
về sự cải thiện năng suất lao động của các công ty nước ngoài tại các nước nhận đầu
tư, và các công ty thuộc sở hữu trong nước cũng nhận được nhiều lợi ích từ hiệu ứng
lan tỏa bắt nguồn từ mua bán và sáp nhập. Calderón và cộng sự (2004) nghiên cứu tác

8
động của các phương thức đầu tư FDI khác nhau đến nền kinh tế của các nước nhận
đầu tư và và thấy rằng M&A có hiệu ứng tích cực giúp mở rộng đầu tư trong nước.
Balsvik và Haller (2011) nghiên cứu tác động của M&A đến năng suất của các doanh
nghiệp trong nước và kết luận rằng, có tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa M&A và
năng suất sản xuất của các doanh nghiệp này. Tác giả cho rằng, tác động tích cực này
có thể là do hiệu ứng lan tỏa kiến thức hình thành bởi các mối liên kết từ trước giữa
các doanh nghiệp này. Tương tự, Ashraf và cộng sự (2016) cũng chỉ ra được các tác
động tích cực của M&A đối với năng suất tổng thể, từ đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế.

Ngược lại, một số nghiên cứu khác chứng minh rằng M&A có thể lần át đầu tư
trong nước và từ đó cản trở sự tăng trưởng kinh tế tại các nước nhận đầu tư. Wang và
Wong (2009) tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa M&A và tăng trưởng kinh tế,
khẳng định rằng M&A chỉ có thể mang lại lợi ích cho một quốc gia khi quốc gia này
đã tích lũy được một mức vốn nhân lực nhất định. Danakol và cộng sự (2017) cũng
cho rằng dòng vốn FDI thông qua M&A lần át đầu tư trong nước ở nước nhận đầu tư.
Tác động này có thể là do sự tăng lên trong áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong thị trường lao động do các công ty nước ngoài đã thu hút nguồn lực khan hiếm
trong nước, ví dụ, lực lượng lao động lành nghề và có chất lượng cao. Eren và Zhuang
(2015) đề xuất rằng M&A chỉ phát huy tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
trong một hệ thống tài chính phát triển.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác không tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào giữa
M&A, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Calderón và cộng sự (2004)
tìm ra rằng M&A có quan hệ nhân quả đối với đầu tư trong nước nhưng dẫn đến tăng
trưởng kinh tế. Ashraf và Herzer (2014) nghiên cứu tác động của M&A đối với đầu tư
trong nước và cũng không tìm thấy ảnh hưởng đáng kể nào. Với kết quả tương tự,
Harms và Meon (2018) cũng cho rằng M&A không có ảnh hưởng đáng kể về mặt
thống kê đối với tăng trưởng kinh tế. Sự cản trở tiềm năng tăng năng suất của các công
ty nước ngoài có thể được giải thích thông qua các yếu tố cản trở hiệu quả nâng cao
năng suất đối với các công ty có sở hữu nước, hoặc do các tác động tiêu cực khác của
kinh tế vĩ mô (ví dụ, đồng tiền tăng giá thực).

9
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

2.1.2 Đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) đã và đang được định nghĩa theo rất
nhiều cách khác nhau, chẳng hạn, ngay từ năm 1988, McGuire và cộng sự đã đưa ra
một khái niệm chung về TNXHDN, theo đó TNXHDN là sự quan tâm và phản ứng
của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý,
kinh tế, công nghệ. Sau đó, Archie Carroll (1999) đề xuất một định nghĩa lớn hơn của
TNXHDN, cho rằng “TNXHDN bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật
pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Vào
năm 2004, Matten và Moon hệ thống lại các nghiên cứu về TNXHDN và đề xuất một
định nghĩa rằng “TNXHDN là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác
nhau, như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính
bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử
thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”… Bên cạnh đó, các tổ
chức tài chính lớn cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về TNXHDN. Theo Hội
đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững, "TNXHDN là sự cam kết trong
việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất
lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa
phương và của toàn xã hội nói chung”… Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân
hàng Thế giới (WB) lại kỳ vọng “TNXHDN là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp
cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng
đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và
toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã
hội”. Mới chỉ điểm qua một số cách định nghĩa trên đây đã cho thấy, dù cách thể hiện,
hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau, song nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản
đều có điểm chung là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp
phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của
cộng đồng xã hội.

Khá nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển đã được thực hiện để khám phá liệu
việc thực hành TNXHDN có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, theo đó, Nicholls

6
(2009) đề xuất một mô hình kinh doanh hiện đại pha trộn các khía cạnh kinh tế, xã hội
và môi trường, kết quả từ việc gắn kết TNXHDN với các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Tương tự, Porter và Kramer (2011) đề xuất rằng các công ty đa quốc gia có thể tạo ra
giá trị kinh tế cho họ và cho xã hội bằng cách áp dụng và triển khai những chiến lược
kinh doanh gắn với TNXHDN. Theo Porter và Kramer (2011), việc tích hợp các hoạt
động CSR vào mô hình kinh doanh cốt lõi có thể thúc đẩy các công ty tìm kiếm các cơ
hội kinh doanh mới và tự thay đổi theo hướng hiện đại hoá và đổi mới. Sự đổi mới
trong công ty biểu thị khả năng của một công ty để phát triển hoặc giới thiệu các sản
phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng mới. Bằng cách khuyến khích tính sáng tạo này, một công
ty có thể tạo ra các dự án mới hoặc đổi mới các sản phẩm hiện tại, quy trình hoạt động
hoặc dịch vụ của họ để mở ra các cơ hội mới. Zahra và Wright (2016) đã kết luận rằng
việc tạo ra giá trị hỗn hợp cho cả doanh nghiệp và cộng đồng địa phương từ các công
ty đa quốc gia đang trở nên quan trọng hơn theo thời gian và các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp và các học giả cần phải nỗ lực hơn nữa để tìm hiểu vấn đề này.

Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
đều tập trung vào các tập đoàn tại các nước có nền kinh tế phát triển (Quazi và O'Brien
năm 2000). Hoạt động liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như tài
liệu về các hoạt động này tại các nước phát triển vẫn còn khá hạn chế theo như
Rodriguex và các cộng sự năm 2006 và Yang và Rivers năm 2009. Với sự lớn mạnh
không ngừng của các con rồng Châu Á mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai và
Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia sẽ lâm vào tình trạng mà các hoạt động vì xã hội
của mình sẽ không thực sự phù hợp với các hoạt động xã hội của các nước sở tại
(Nghiên cứu của Hitt và các cộng sự năm 2016). Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, việc
đem các hoạt động vì trách nhiệm xã hội áp dụng tại một đất nước mới lạ đôi khi lại
đem lại những giá trị đặc biệt cho doanh nghiệp như sự phát triển một sản phẩm tân
tiến hơn hay sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội đia. Các công ty nội địa lớn ở các
nước đang phát triển bắt buộc phải thay đổi để tập trung hơn vào các hoạt động duy trì
trách nhiệm xã hội nhằm tăng sức cạnh tranh hơn với các đối thủ ở quy mô quốc tế,
đưa ra các chiến lược dài hạn hơn, quản trị chi phí tốt hơn và quản trị rủi ro hiệu quả
hơn (Căn cứ theo nghiên cứu của Zadek năm 2000, Kurucz và các cộng sự năm 2008
và Caroll và Shabana năm 2010). Có thể kết luận rằng, thực hiện trách nhiệm xã hội tại

7
các nước phát triển đang ngày càng trở nên quan trọng cho bất cứ một tập đoàn đa
quốc gia hay một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào.

Trong bối cảnh ở các nước đang phát triển ở châu Á, các nghiên cứu hiện tại có
xu hướng nghiên cứu TNXHDN gắn với các lĩnh vực cụ thể phù hợp trong bối cảnh
kinh tế xã hội và chính trị. Liên quan đến bối cảnh của Malaysia, một số nhà nghiên
cứu như Thompson và Zakaria (2004) đã báo cáo rằng những kiến thức về TNXHDN
và nhận thức về các vấn đề môi trường và xã hội đang nhận được rất nhiều sự chú ý.
Theo đó, hầu hết các nghiên cứu về TNXHDN ở Malaysia đều liên quan đến việc báo
cáo TNXHDN hoặc so sánh giữa thực tiễn TNXHDN ở Malaysia và các nước khác. Ở
một ví dụ khác, Srinivasan (2011) chứng minh rằng quản trị doanh nghiệp đã trở thành
vấn đề chính của TNXHDN và nghiên cứu kinh doanh ở Ấn Độ khi phát triển các hệ
thống quy định mới liên quan đến TNXHDN trong hệ thống luật kinh tế. Do đó,
Chapple and Moon (2007) kết luận rằng các nghiên cứu CSR là khác biệt tùy thuộc
vào các quốc gia hoặc khu vực khác nhau nơi chúng được tiến hành.

Nghiên cứu này tập trung vào tầm quan trọng của CSR được thực hiện bởi các
tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi ở châu Á, nơi toàn cầu hóa
đang thúc đẩy thương mại, thịnh vượng và khả năng mua của tầng lớp trung lưu đang
lên. Mặc dù các nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã cho thấy tầm
quan trọng của cơ hội thị trường và đổi mới sáng tạo trong tất cả các khía cạnh của nền
kinh tế Việt Nam, ví dụ tác giả Xuân Thắng khuyến khích đổi mới sản phẩm trong lĩnh
vực công nghiệp để tăng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm được sản xuất tại Việt
Nam. Học giả Hồ Tú Bảo đưa ra đề xuất về một nền kinh tế tri thức, lấy sáng tạo làm
trung tâm của phát triển công nghệ sản xuất. Mặt khác các nghiên cứu về TNXHDN ở
Việt Nam đang được tiến hành chủ yếu ở những doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ
(ví dụ tác giả Nguyễn Phương Mai tìm hiểu TNXHDN trong Công ty Cổ phần May
Đáp Cầu) hay đề xuất các lý thuyết về việc triển khai TNXHDN ở Việt Nam (Ví dụ tác
giả Nguyễn Ngọc Thắng kiến nghị liên kết quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Có thể nhận thấy rằng hiện tại đang thiếu những nghiên cứu thực
nghiệm về TNXHDN từ những tập đoàn đa quốc gia, nơi đã xác định được và đang
tiến hành những chính sách và chiến lược TNXHDN nghiêm túc tại Việt Nam và
những hệ quả của những chiến lược TNXHDN này đến cơ hội kinh doanh và đổi mới
đối với chính doanh nghiệp và cộng đồng tại Việt Nam.

8
2.1.3 Tác động của văn hóa quốc gia tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Kể từ sau cải cách Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã thực hiện một loạt các
chương trình cải cách toàn diện nhằm hướng tới mục tiêu thành lập một nền kinh tế thị
trường mở cửa. Những chính sách này nhằm đem đến một môi trường đầu tư thuận lợi,
hiểu quả và từ đó thu hút thêm nhiều doanh nghiệp FDI tham gia thị trường. Tuy
nhiên, thống kê về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI sau nhiều năm
tham gia vào nền kinh tế là chưa rõ ràng khi trên thực tế từ năm 2012 đến 2016, số
lượng DN có vốn ĐTNN báo lỗ hằng năm là từ 44%-51%. Qua đây cho thấy việc
doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả ra sao khi gia nhập nền kinh tế VN cũng như tác
động của FDI đến nền kinh tế một cách toàn diện như thế nào vẫn chưa rõ ràng. Do đó
cần phải có thêm các nghiên cứu chuyên sâu từ nhiều khía cạnh về việc đánh giá hiệu
quả và các nhân tố tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp FDI.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động tại các nước sở tại sẽ
gặp rất nhiều khó khăn không chỉ từ cạnh tranh của các đối thủ trong nước mà còn từ
các yếu tố khác đến từ môi trường kinh doanh. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra những
đặc thù riêng của môi trường kinh doanh tại đất nước sở tại như thể chế chính trị, văn
hóa quốc gia… có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nước
ngoài (Colakoglu và các cộng sự năm 2008; Pattnaik và các cộng sự năm 2015). Đang
dần có một sự phát triển trong các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến những
hành vi chiến lược của các doanh nghiệp FDI khi hoạt động ở những môi trường khác
nhau với các đặc điểm riêng biệt (Jean và các cộng sự năm 2011; Hsu và các cộng sự
năm 2013). Mặc dù vậy, yếu tố văn hóa quốc gia vẫn chưa thực sự được chú trọng ở
các nghiên cứu liên quan đến kinh doanh quốc tế.

Văn hóa quốc gia có thể được định nghĩa là những giá trị, niềm tin và chuẩn
mực được học từ thời thơ ấu, giúp phân biệt một nhóm người này với một nhóm người
khác (Beck và Moore, 1985; Hofstede, 1991). Khi tất cả các quốc gia có những khác
nhau lớn về dân số, môi trường tự nhiên và thiên nhiên, sự phát triển lịch sử theo thời
gian sẽ tạo ra một số giá trị và hành vi chung duy nhất cho các cộng đồng / quốc gia
khác nhau (Hofstede và Bond, 1988). Văn hóa quốc gia đóng vai trò như một hệ quy
chiếu trong xã hội và gây ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp
(Melnyk và các cộng sự năm 2014; Menon và các cộng sự năm 1999; Prim và các

9
cộng sự năm 2017; Yang, 2005). Yalcinkaya và các cộng sự năm 2007 cho rằng văn
hóa quốc gia hoàn toàn có thể thay đổi khả năng của doanh nghiệp theo chiều hướng
tích cực hoặc tiêu cực hay là điều chỉnh mong muốn của doanh nghiệp đó về quyết
định có nên phát triển và duy trì những năng lực cốt lõi hay không. Một số nghiên cứu
(bao gồm Hofstede năm 1997; Ronen, 1986 và Trompenaars năm 1994) đã chỉ ra rằng
các giám đốc đến từ các nền văn hóa khác nhau, với các đặc điểm khác tương tự nhau,
sẽ đưa ra các quyết định khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động của công ty của mình.
Những sự khác biệt đó sẽ ảnh hưởng tới việc ra quyết định và khả năng đương đầu với
môi trường kinh doanh và cuối cùng là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,
sẽ là thiếu sót lớn nếu không cân nhắc tới vấn đề văn hóa quốc gia trong việc đánh giá
mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
FDI. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến vai trò
của văn hóa quốc gia khi nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến
hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về FDI ở tầm vi mô trong phạm vi của các doanh
nghiệp vẫn còn khá hạn chế do khó khăn về việc tiếp cận thông tin doanh nghiệp (Vũ
Hoàng Dương, 2016). Bên cạnh đó thì hầu hết các nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến
môi trường kinh doanh của Việt Nam với những hạn chế như quy trình thủ tục phức
tạp, rườm rà, sự thiếu minh bạch, tính quan liêu… khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp (Bach Nguyen và các cộng sự năm 2017; Steer và Sen, 2010).
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy và các cộng sự năm 2012 cho thấy tham nhũng cản
trở sự tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và việc nâng cao chất lượng
quản trị công ở địa phương có thể giúp giảm thiểu tham nhũng cũng như kích thích
tăng trưởng kinh tế. Kết quả của nghiên cứu này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Vũ
Văn Hưởng và các cộng sự năm 2016, chỉ ra rằng cường độ hôi lộ và hầu hết các hình
thức tham nhũng có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của công ty. Mặc dù đã có
một số bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa của các yếu tố liên quan đến môi trường
kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cho đến thời điểm hiện tại, chúng
ta vẫn chưa thể rõ được liệu yếu tố văn hóa quốc gia có ảnh hưởng đến hành vi (và
hiệu quả hoạt động) của cách doanh nghiệp có vốn nước ngoài khi họ hoạt động trong
một môi trường đầy biến động như ở Việt Nam.

10
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

2.2. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu

Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu đến từ hai lý do chính. Thứ nhất ….chính sách và hoàn
cảnh thực tế

Thứ hai là sự thiếu hụt về nghiên cứu học thuật chuyên sâu, không chỉ ở Việt Nam mà còn
ở nhiều nước trên thế giới.

6
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

Đối với dự án đầu tiên nghiên cứu về tác động ảnh hưởng của FDI đến nền kinh tế.

Trong khi mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài FDI là một chủ
đề đã được nghiên cứu rộng rãi, thì các nghiên cứu thực nghiệm để định lượng rõ ràng
tác động đối với nền kinh tế của FDI ở Việt Nam vẫn còn rất khan hiếm và chưa đạt
được sự thống nhất rõ ràng. Ví dụ, trong khi Vũ và cộng sự (2008) và Anwar và
Nguyen (2010) cho rằng FDI có thể mang lại lợi ích kinh tế, Nguyen và Nguyen
(2008) lại chỉ ra một tác động ngược chiều và tiêu cực của FDI đối với khu vực dịch
vụ. Mặc dù có một vài nghiên cứu đã đề cập đến các loại hình FDI khác nhau (ví dụ,
Meyer and Nguyen, 2005), có rất ít các nghiên cứu tìm hiểu các tác động của các loại
hình FDI đối với nên kinh tế của một quốc gia. Nghiên cứu này là một trong nghiên
cứu đầu tiên được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu các tác động kinh tế của các loại
hình FDI khác nhau tại Việt Nam thông qua đầu tư mới và mua bán sáp nhập (M&A).

Về ý nghĩa thực tiễn, những phát hiện của nghiên cứu này trước hết liên quan
đến bối cảnh của nghiên cứu – Việt Nam, một bối cảnh độc đáo và lý tưởng cho việc
nghiên cứu tác động tăng trưởng của các loại hình FDI, không chỉ do có ít nghiên cứu
với bối cảnh Việt Nam mà còn do hệ thống thể chế độc đáo nơi đang đưa ra một số cải
cách pháp lý để tự do hóa thị trường và thu hút thêm vốn nước ngoài. Nghiên cứu của
chúng tôi góp phần tìm hiểu liệu đầu tư nước ngoài có thực sự mang lại hiệu quả về
kinh tế tại Việt Nam hay không.

Về đóng góp cho chính sách, thông qua nghiên cứu này những nhà hoạch định
chính sách có thể hiểu rõ liệu đầu tư nước ngoài và loại hình FDI nào thực sự mang
lại hiệu quả kinh tế cho Việt Nam, qua đó đề xuất những chính sách khuyến khích tăng
trưởng kinh tế thông qua đầu tư nước ngoài.

Đối với đề án nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của thực hiện trách nhiệm xã hộ của
doanh nghiệp FDI

Nghiên cứu này là một trong nghiên cứu đầu tiên được thực hiện nhằm mục
đích tìm hiểu cả lợi ích kinh tế và xã hội là kết quả từ việc thực hiện TNXHDN ở các

6
tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam thông qua hai khía cạnh cụ thể: cơ hội thị trường
(market opportunities) và đổi mới (innovation). Như đã được đề cập ở trên, trong khi
các nghiên cứu hiện tại ở Việt Nam chỉ quan tâm đến khía cạnh lợi ích kinh tế của các
doanh nghiệp khi thực hiện TNXHDN tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể,
nghiên cứu này mang lại những hàm ý cụ thể như sau:

Về ý nghĩa lý thuyết, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng mặc dù nghiên
cứu về TNXHDN đã tiến bộ trong thập kỷ qua, các nghiên cứu này vẫn khác nhau, tùy
thuộc vào các quốc gia hoặc khu vực khác nhau được tiến hành và họ có xu hướng tập
trung vào một lĩnh vực cụ thể phù hợp trong một khu vực cụ thể bối cảnh kinh tế xã
hội và chính trị. Cho rằng bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam được đặc trưng bởi các cơ
hội và khuyến khích đổi mới từ bối cảnh kinh tế xã hội của một quốc gia đang phát
triển Đông Nam Á, dự án này nhằm mục đích cung cấp những phát hiện đầu tiên về
việc liệu thực hành TNXHDN ở Việt Nam có mang lại những tác động tích cực thông
qua việc tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và khuyến khích đổi mới. Thông qua những
phát hiện được trình bày ở trên, nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một đóng góp đầu
tiên và quan trọng cho tài liệu TNXHDN, đặc biệt là thực tiễn TNXHDN ở các tập
đoàn đa quốc gia ở các nước đang phát triển, nơi đặc trưng bởi nhiều cơ hội thị trường
và đổi mới.

Về ý nghĩa thực tiễn, những phát hiện của nghiên cứu này trước hết liên quan
đến bối cảnh của nghiên cứu – Việt Nam, nơi đã từng đặc trưng bởi nhiều vấn đề xã
hội và kinh tế như mức độ nghèo đói cao, thiếu giáo dục chất lượng và cơ sở chăm sóc
sức khỏe và các vấn đề xã hội cơ bản như không đủ các điều kiên cơ bản như nước
uống, thuốc men. Nghiên cứu của chúng tôi góp phần tìm hiểu liệu các công ty đa
quốc gia ở các nước mới nổi như Việt Nam có hiểu rõ và góp phần cải thiện các khó
khăn trên thông qua thực hành TNXHDN của họ hay không.

Về đóng góp cho chính sách, thông qua nghiên cứu này những nhà hoạch định
chính sách có thể hiểu rõ liệu chính phủ và cộng đồng địa phương ở Việt Nam có thể
được hưởng lợi từ TNXHDN của các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động tại
Việt Nam hay không, qua đó đề xuất những thay đổi chính sách để có thể khuyến
khích những doanh nghiệp đa quốc gia này có thể tăng cường các hoạt động TNXHDN
này tại Việt Nam.

7
Đối với đề án nghiên cứu về tác động của giá trị văn hóa đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp FDI

Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa quốc gia đến hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI khi hoạt động trong môi
trường kinh doanh đặc thù ở nước sở tại. Từ đây mang lại một số đóng góp cho những
nghiên cứu hiện tại về các doanh nghiệp FDI, đưa ra một số hàm ý chính sách cũng
như thực tiễn kinh doanh cho nhà nước và doanh nghiệp.

Về mặt lý thuyết, mặc dù yếu tố về văn hóa được nghiên cứu là có ảnh hưởng
đáng kể đến những quyết định cũng như chiến lược của doanh nghiệp, các nghiên cứu
hiện tại vẫn chưa xem xét đến vai trò của văn hóa quốc gia đối với hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đê về môi trường kinh doanh. Đề tài
giúp mở rộng phạm vi nghiên cứu qua việc đưa ra những bằng chứng đầu tiên về vai
trò của văn hóa quốc gia trọng việc tiết chế ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Những phát
hiện của đề tài sẽ giúp đưa ra những đóng góp đầu tiên và quan trọng cho các nghiên
cứu về hành vi của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế và hệ quả tới
hiệu quả của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với những nhà quản lí và hoạch định chính sách, đặc biệt là ở các nước
đang trong giai đoạn quá độ như Việt Nam, đề tài giúp góp phần tìm hiểu những yếu tố
liên quan đến văn hóa có gây cản trở cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
FDI hay không. Từ đó, đưa ra những chính sách phù hợp để xây dựng một môi trường
kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển cũng như những quyết định chính
xác trong việc tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài thực sự hiệu quả và phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, đề tài giúp chỉ ra yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của họ khi hoạt động trong môi trường kinh doanh
quốc tế phức tạp. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn để vượt
qua được những chướng ngại ở môi trường kinh doanh quốc tế và đạt được hiệu quả
hoạt động tốt nhất.

8
9
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

2.3. Khả năng thành công

Đề tài của nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu toàn diện về các doanh nghiệp FDI và
công ty đa quốc gia tại Việt Nam cũng như các số liệu về chỉ số đánh giá môi trường
kinh doanh. Từ đó đưa ra nghiên cứu chính xác ở tầm vi mô về các doanh nghiệp vốn
đầu tư nước ngoài FDI. Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu định
lượng với nhiều chỉ định mô hình cũng giúp đề tài giải quyết được các hạn chế kỹ
thuật có thể có trong các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, môi trường kinh tế, chính trị,
xã hội đặc biệt của Việt Nam, một quốc gia trong giai đoạn quá độ cũng sẽ đem lại
những kết quả và hàm ý chính sách quan trong về hành vi và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp trong môi trường văn hóa quốc gia của Việt Nam. Hơn nữa, nhóm
nghiên cứu đã có kinh nghiệm triển khai và công bố các kết quả nghiên cứu dựa vào
mô hình kinh tế lương liên quan đến các đề tài về FDI, tài chính doanh nghiệp, quản trị
doanh nghiệp... Do đó có thể đảm bảo được tính khả thi của bài nghiên cứu.

Đối với nghiên cứu định lượng, thư mời cộng tác trong nghiên cứu đã được gửi đến
đại diện của các công ty đa quốc gia nằm trong nhóm 27 công ty đã nhận được đề cử
thực hành TNXHDN tốt nhất tại Việt Nam, được đề cử bởi văn phòng thương mại Hoa
Kỳ (ANCHAM) (truy cập thông qua https://www.amchamhanoi.com/27-companies-
receive-amcham-csr-recognition-award/). Trong số đó, 18 quản lý và lãnh đạo ở 4 tập
đoàn đa quốc gia đã trả lời thư điện tử đồng ý tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi.

Phụ lục câu hỏi nghiên cứu và phụ lục danh sách thông tin của những lãnh đạo,
quản lý và chuyên viên tham gia phỏng vấn sẽ được đính kèm trong thuyết minh đề
tài. Tuy nhiên, để đảm bảo giữ bí mật những thông tin kinh doanh và quản trị nhạy
cảm, tên của công ty và của những cộng tác viên tham gia phỏng vấn sẽ không được
nêu ra.

Các thành viên nghiên cứu đều đã có công trình nghiên cứu theo phương pháp
định tính về những chủ đề về quản trị kinh doanh được công bố trên các tạp chí ISI/
SCOPUS.

6
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

3. Mục tiêu của đề tài

- Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia
tại Việt Nam dựa trên các yếu tố như văn hóa quốc gia và trách nhiệm xã hội; làm rõ
những thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của doanh nghiệp

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.

6
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

4. Nội dung nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Các nội dung được đề cập đến: Vốn đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
tập đoàn đa quốc gia, văn hóa quốc gia

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi không gian và thời gian

- Không gian: Các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ 2009-2013.

Nội dung nghiên cứu của đề tài

Chương 1: Introduction

Chương 2: Mối quan hệ đa chiều giữa đầu tư mới, mua bán sáp nhập, đầu tư tư
nhân, và phát triển kinh tế
1. Giới thiệu
2. Tổng quan về nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
2.1. Tác động của FDI nói chung đến tăng trưởng kinh tế
2.2. Tác động của đầu tư mới nói chung đến tăng trưởng kinh tế
2.3. Tác động của mua bán và sáp nhập (M&A) nói chung đến tăng trưởng kinh tế
3. Các tài liệu nghiên cứu hiện nay
3.1. Cơ sở lý thuyết về đầu tư nước ngoài
3.1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài
3.1.2. Các hình thức đầu tư nước ngoài
3.2. Hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Mô hình nghiên cứu
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
5. Kết quả và thảo luận

6
Chương 3: Đánh giá hiệu quả của thực hiện trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp
FDI

3.1 Giơi thiệu tổng quan

3.1.1 Tổng quan về nghiên cứu TNXHDN

3.1.2 Tổng quan về nghiên cứu TNXHDN của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới

3.1.3 Tính mới lạ và mục tiêu của nghiên cứu

3.2. Bối cảnh và cơ sở lý thuyết

3.2.1 Cơ sở lý thuyết về TNXHDN

3.2.1.1 Khái niệm về TNXHDN


3.2.1.2 Chiến lược TNXHDN của các doanh nghiệp đa quốc gia tại các nước
đang phát triển

3.2.2 TNXHDN hiện nay tại Việt Nam

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.31. Sự thích hợp của việc áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính

3.3.2. phương pháp thu thập dữ liệu định tính và việc áp dụng phỏng vấn bán cấu trúc

4. Phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được sẽ được trình bày theo từng chủ đề cụ thể

5. Thảo luận và hàm ý chính sách

Chương 4: Tác động của văn hóa quốc gia đối với hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam

1.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

1.2. Cơ sở lý thuyết về văn hóa quốc gia

7
1.2.1. Khái niệm về văn hóa quốc gia

1.2.2. Đặc điểm của văn hóa quốc gia

1.2.3. Đo lường văn hóa quốc gia

1.4. Cơ sở lý thuyết về môi trường kinh doanh

3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

8
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính, đó là: phương pháp nghiên cứu lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu định tính.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước, đề tài tập trung hệ thống cơ sở lý luận
về:

Mối quan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài FDI bao gồm: xây dựng một cơ sở kinh
doanh mới (Greenfield Investments), vốn mua lại và sát nhập (M&A) và tốc độ tăng
trưởng kinh tế và đầu tư trong nước.

Vai trò của văn hóa quốc gia tới chiến lược và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI
tại Việt Nam

Tất cả các mối quan hệ trên đều được xây dựng, dựa trên nền tảng cơ sở lý luận khoa
học chặt chẽ và cập nhật sẽ tăng khả năng đóng góp thực tế của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể đối với từng dự án

Đối với nghiên cứu: Mối quan hệ đa chiều giữa đầu tư mới, mua bán sáp nhập,
đầu tư tư nhân, và phát triển kinh tế

Để nghiên cứu tác động của vốn đầu tư nước ngoài tới tốc độ phát triển kinh tế của
Việt Nam hay đầu tư trong nước, đề tài sử dụng mô hình hồi quy vec-tơ cấu trúc
(SVAR) để xây dựng liên kết động giữa tăng trưởng kinh tế (GDP), đầu tư mới (GF),
mua bán sáp nhập (MA), và đầu tư trong nước (GFCF). Theo đó, mô hình SVAR được
nghiên cứu sử dụng có dạng như sau:

+ (1)

6
Trong đó n là độ dài độ trễ tối đa; biểu thị một vectơ (n x n) của các biến nội sinh, A

là ma trận (n x n) các hệ số của các mối quan hệ đồng thời trên các biến nội sinh; là

ma trận của các hệ số tự phát, là một vectơ (4 x 1) của các giá trị độ trễ của các

biến nội sinh; là một vectơ (n x 1) của các đổi mới cấu trúc không tương quan. Tuy
nhiên, vấn đề xảy ra là không thể ước tính trực tiếp các giá trị thực của các thành phần
trong A và trong phân tích mô hình cấu trúc. Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu
-1
cần loại bỏ VAR dạng rút gọn bằng cách nhân hàm hồi quy (2) với và chứng minh
mỗi biến nội sinh là một hàm của các biến được xác định trước:
+

Trong đó là ma trận hệ số (4 x 4), -1 ; là vectơ (4 x 1) các thuật

ngữ lỗi ở dạng rút gọn VAR và -1 .

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ định một mô hình SVAR với bốn biến
sau: M & As, Greenfields, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế. Các logarit tự
nhiên của các biến này, được ký hiệu là MA, GF, GFCF, GDP được sử dụng trong mô
hình.
Ma trận đã cho A là ma trận tam giác đơn vị thấp hơn và ma trận B là ma trận
đường chéo, chúng được coi là các dạng sau:

Về mặt toán học, nó có thể được viết là:

7
trong đó (k, j = 1,2,3,4) là hệ số của các giá trị độ trễ hoặc các phần tử trong ma

trận .

Đối với nghiên cứu CSR

Mặc dù có một lượng lớn nghiên cứu về các trách nhiệm xã hội của công ty đa quốc
gia, nhưng phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào bối cảnh các nước phát triển
phương Tây. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên thực nghiệm về
trách nhiệm xã hội của các công ty đa quốc gia trong trong bối cảnh Việt Nam. Do đó,
việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính diễn giải được áp dụng để mang lại
hiểu biết về đặc thù của thực tiễn của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các công
ty này tại Việt Nam. Theo đó, Phương pháp luận so sánh trường hợp được triển khai để
khám phá các vấn đề trách nhiệm xã hội phức tạp và nhạy cảm và mới lạ xuất phát từ
đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa đặc biệt ở Việt Nam.

Dữ liệu định tính được thu thập chủ yếu từ 18 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với
các nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp từ bốn công ty đa quốc gia đang hoạt động
tại Việt Nam. Tất cả các câu hỏi đều được thực hiện ở tầm vi mô và xuất phát từ quan
điểm những cá nhân này, những người mà hoạt động của họ có ảnh hưởng lên chiến
lược và hoạt động trách nhiệm xã hội của công ty. Sự truy cập vào các tổ chức tham
gia đã được cho phép dựa trên sự thoả thuận rằng kết quả nghiên cứu sẽ được công bố
ẩn danh. Bên cạnh đó, thông tin về hoạt động của công ty và tên của các công ty được
giữ kín trong khi chức danh của người được phỏng vấn vẫn được công bố.

Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng xung quanh các lĩnh vực nghiên cứu
bao gồm ba chủ đề chính:

i) sự liên hệ giữa chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cơ hội
kinh doanh và tính sáng tạo

ii) sự liên hệ giữa hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cơ hội
kinh doanh

iii) sự liên hệ giữa hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với tính sáng
tạo trong doanh nghiệp

8
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc được chọn sử dụng để phỏng vấn vì
phương pháp này có khả năng cung cấp số lượng dữ liệu chuyên sâu (theo Birn năm
2000) và toàn diện (theo Creswell năm 1994). Bryman năm 2001 cho rằng phương
pháp phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp định tính được sử dụng phổ biến nhất do
phương pháp này tối đa hóa sự linh hoạt cho cả người nghiên cứu và đối tượng được
phỏng vấn. Bằng cách áp dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, các nhà nghiên cứu
có thể chuẩn bị một khung chủ đề trước đó sẽ được khám phá, tuy nhiên, hình thức
phỏng vấn này cũng có thể cho phép những phát hiện mới xuất hiện trong quá trình
phỏng vấn:

Bảng câu hỏi về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI với cơ hội kinh doanh
STT Chủ đề Câu hỏi
1 Anh/ chị có thể nêu lên quan điểm của công ty đối với
Sự liên hệ giữa hoạt động trách nhiệm xã hội không? và có thể cung cấp
chiến lược trách bất kỳ ví dụ nào cho các hoạt động trách nhiệm xã hội tốt
nhiệm xã hội của công ty anh/chị?
2 Chiến lược kinh doanh của công ty anh / chị có liên quan
của doanh
đến chương trình trách nhiệm xã hội như thế nào? và có
nghiệp với cơ
thể đưa ra bất kỳ ví dụ cho mối liên kết này?
hội kinh doanh
3 Anh/ chị có nghĩ rằng công ty của mình nhận được lợi ích
và tính sáng tạo
tiềm năng từ sự tương tác giữa chiến lược và thực tiễn
trách nhiệm xã hội của công ty không? Và tại sao?
4 Anh/ chị đã quan sát thấy bất kỳ tình huống / hoàn cảnh
Sự liên hệ giữa nào khi tham gia vào hoạt động xã hội đã khiến công ty
hoạt động trách của đạt được các cơ hội kinh doanh mới? và có thể cung
nhiệm xã hội cấp một số ví dụ từ quan sát này?
của doanh
5 Anh/ chị có nghĩ rằng việc tham gia hoạt động xã hội có
nghiệp với Cơ
thể góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty?
hội kinh doanh
Và anh/ chị có thể giải thích khả năng cạnh tranh của công
ty bạn so với các đối thủ đề cập đến những lợi thế / bất lợi
phát sinh từ sự tham gia hoạt động xã hội không?

9
6 Anh / chị có nghĩ rằng hoạt động trách nhiệm xã hội trong
công ty hiện tại đang tạo ra nhiều cơ hội hơn hoặc / và tạo
ra kiến thức mới hoặc bổ sung kiến thức hiện có không?
Và làm thế nào những cơ hội này được xác định và khai
thác?
7 Anh/ chị có nghĩ rằng công ty này là một doanh nghiệp
Sự liên hệ giữa sáng tạo? và yếu tố đại diện cho sự sáng tạo này là gì?
hoạt động trách Anh/ chị có thấy trách nhiệm xã hội đóng vai trò nào trong
nhiệm xã hội đó không? Anh/ chị có thể đưa ra bất kỳ ví dụ để giải thích
của doanh tại sao anh/ chị nghĩ như vậy?
8 Anh/ chị có thể nêu thêm bất kỳ trường hợp nào liên quan
nghiệp với tính
đến hoạt động trách nhiệm xã hội mà có thể dẫn đến việc
sáng tạo trong
phát triển / giới thiệu sản phẩm / dịch vụ mới hoặc nâng
doanh nghiệp
cao quy trình hoặc cách quản lý / tư duy mới không?

10
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

Đối với nghiên cứu yếu tố văn hóa: Phương pháp nghiên cứu định lượng

Để nghiên cứu tác động của văn hóa quốc gia đối với hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có xem xét yếu tố tham nhũng, nghiên cứu
sử dụng mô hình hồi quy như sau:

trong đó biến phụ thuộc ở phía bên trái đề cập đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp FDI i trong năm t. Cultural và Corruption tương ứng, đại diện cho văn hóa
quốc gia và tỷ lệ tham nhũng. Các biến CEO_characteristics và Firm_characteristics
tương ứng là các biến kiểm soát đặc điểm của CEO (như tuổi tác, học vấn hay giới
tính) và của doanh nghiệp (như quy mô, thời gian hoạt động hay đòn bẩy tài chính).
Province và Industry đại diện cho các biến giả có hiệu lực cố định theo tỉnh thành và
theo ngành được đưa vào để giảm thiểu mọi tác động của các biến có khả năng bị bỏ
qua liên quan đến thông số kỹ thuật của tỉnh và ngành (Anginer và Demirgüç-Kunt,
2014). Ngoài ra, các kỹ thuật hồi quy bổ sung như hiệu ứng cố định, hiệu ứng ngẫu
nhiên, ước tính GMM và kỹ thuật đối sánh điểm xu hướng được sử dụng để kiểm tra
mức độ mạnh mẽ của kết quả. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu còn được kiểm định độ
vững bằng việc hồi quy các biện pháp đo lường thay thế cho các biến.

6
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

6. Kế hoạch triển khai == CHECK LẠI VỚI PROF HIẾU


Công
Thời
lao
Nội dung, công việc Sản phẩm cần đạt gian Người, cơ quan
TT động
thực hiện (bắt đầu- thực hiện
quy đổi
kết thúc)
(ngày)
ThS. Nguyễn Thị
Quỳnh Loan, NCS.
Xây dựng đề cương sơ
Bản thuyết minh ThS. Lưu Ngọc
1 bộ, đề cương chi tiết và 02/2019
được phê duyệt Hiệp, ThS. Chu
bản thuyết minh đề tài
Tuấn Vũ 30 ngày

ThS. Nguyễn Thị


Thu thập thông tin liên Các bản tổng thuật Quỳnh Loan 60 ngày
2 03/2019-
quan đến nội dung đề tài tư liệu và các thành viên
05/2019
đề tài
Thiết kế bảng hỏi dành cho NCS. ThS. Hoàng
Bảng hỏi cho phỏng
3 các chuyên gia và nhà lãnh Gia Thịnh và các
vấn sâu
đạo doanh nghiệp FDI 06/2019 thành viên đề tài 30 ngày

Khảo sát và phỏng vấn sâu Số liệu khảo sát và NCS. ThS. Hoàng
4 các chuyên gia và nhà lãnh thông tin phỏng vấn Gia Thịnh và nhóm
07/2019 30 ngày
đạo doanh nghiệp FDI sâu thành viên đề tài
–08/2019
Nhập và xử lý số liệu, Báo cáo kết quả thu NCS. Ths Hoàng
5 báo cáo kết quả thu thập thập thông tin, số 08/2019 Gia Thình và nhóm 60 ngày
thông tin, số liệu liệu -10/2019 thành viên đề tài
6 Nghiên cứu viết 04 4 Chuyên đề NCS. ThS. Lưu Ngọc
chuyên đề về mối quan 10/2019 Hiệp, ThS. Chu Tuấn
hệ giữa đầu tư – Vũ và các thành viên 60 ngày
greenfield, đầu tư xuyên 12/2019
biên giới M&Á, đầu tư

6
nội địa và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam

Nghiên cứu viết bài báo Bài báo đăng tạp chí
đăng tạp chí quốc tế liên quốc tế về mối quan
PGS. TS Nguyễn
quan tới nội dung về mối hệ giữa đầu tư
Thành Hiếu, NCS.
quan hệ giữa đầu tư greenfield, đầu tư 200 ngày
6.1 ThS. Lưu Ngọc Hiệp,
greenfield, đầu tư xuyên xuyên biên giới 01/2020-
ThS. Chu Tuấn Vũ và
biên giới M&Á, đầu tư M&Á, đầu tư nội 01/2021
các thành viên
nội địa và tăng trưởng địa và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam kinh tế ở Việt Nam
Nghiên cứu viết 04 CĐ thuộc
phần thứ hai: Vai trò của văn ThS. Nguyễn Thị
7 hóa quốc gia đối với hiệu quả 04 Chuyên đề Quỳnh Loan và các 60 ngày
01/2020–
hoạt động của các doanh thành viên
03/2020
nghiệp FDI tại Việt Nam
Nghiên cứu viết bài báo
Bài báo đăng tạp chí
đăng tạp chí quốc tế liên PGS. TS Nguyễn
quốc tế về vai trò của
quan tới nội dung về vai Thành Hiếu, ThS.
văn hóa quốc gia đối
7.1 trò của văn hóa quốc gia đối Nguyễn Thị Quỳnh 200 ngày
với hiệu quả hoạt động
với hiệu quả hoạt động của 04/2020 Loan và các thành
của các doanh nghiệp
các doanh nghiệp FDI tại Việt -04/2021 viên
FDI tại Việt Nam
Nam
Nghiên cứu viết 04 CĐ thuộc
phần thứ ba: Vai trò của trách NCS. ThS. Hoàng
8 nhiệm xã hội đối với hiệu quả 04 Chuyên đề Gia Thịnh và các 90 ngày
04/2020-
hoạt động của doanh nghiệp thành viên đề tài
07/2020
FDI
Nghiên cứu viết bài báo Bài báo đăng tạp chí PGS. TS Nguyễn
đăng tạp chí quốc tế liên quốc tế về vai trò của Thành Hiếu, NCS.
8.1 180 ngày
quan tới nội dung về vai trách nhiệm xã hội đối 08/2020- ThS. Hoàng Gia
trò của trách nhiệm xã hội đối với hiệu quả hoạt động 02/2021 Thịnh và các thành

7
với hiệu quả hoạt động của
của doanh nghiệp FDI viên đề tài
doanh nghiệp FDI

Báo cáo về các giải


Nghiên cứu các giải
pháp nâng cao hiệu 60 ngày
pháp nâng cao hiệu quả ThS. Chu Tuan Vu và
9 quả hoạt động của 01/2020-
hoạt động của các doanh các thành viên đề tài
các doanh nghiệp 05/2020
nghiệp FDI
FDI

01 luận văn học viên PGS. TS Nguyễn


10 Hướng dẫn hoàn thành 09/2019- 120 ngày
thạc sỹ Thành Hiếu
luận văn thạc sỹ 09/2021
Tổ chức hội thảo khoa Kỷ yếu tập hợp các Các thành viên đề tài,
11 10/2020
học bài viết theo đặt hàng các nhà khoa học 30 ngày
-Báo cáo tổng hợp toàn
bộ kết quả nghiên cứu,
có tính ứng dụng thực
tiễn và có tính khái quát
lý luận cao.
-Báo cáo tóm tắt những ThS. Nguyễn Thị 30 ngày
Viết báo cáo tổng hợp, báo
12 nội dung chính của báo 11/2020 Quỳnh Loan và các
cáo tóm tắt và kiến nghị
cáo tổng hợp. thành viên đề tài
-Báo cáo kiến nghị của
đề tài đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp FDI
PGS. TS Nguyễn
Đề tài được nghiệm
13 Nghiệm thu cấp cơ sở Thành Hiếu và các 30 ngày
thu 04/2021
thành viên đề tài
Chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài Báo cáo kết quả đề tài ThS. Nguyễn Thị
14 theo ý kiến hội đồng cấp cơ trình hội đồng nghiệm Quỳnh Loan và các 30 ngày
05/2021
sở thu cấp Bộ thành viên đề tài

8
PGS. TS Nguyễn
Viết sách chuyên khảo Bản thảo và xác nhận
15 Thành Hiếu và các 30 ngày
(bản thảo + xác nhận in) in của NXB 07/2021
thành viên đề tài
PGS. TS Nguyễn
Đề tài được nghiệm
16 Nghiệm thu tại Nafosted 09/2021 Thành Hiếu và các 30 ngày
thu
thành viên đề tài

9
Mẫu NCCB02
37/2014/TT-BKHCN
Mã số hồ sơ
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)

7. Dự kiến kết quả đề tài

7.1. Dự kiến kết quả nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và lợi ích của đề tài:

Nghiên cứu đóng góp trên cả hai góc độ lý luận và thực tiễn trong quản trị kinh doanh.

Đóng góp về mặt lý luận:

Nghiên cứu này đóng góp thêm về mặt lý thuyết, giúp hiểu rõ hơn các nội dung cơ bản
về hiệu quả hoạt động doanh nghệp nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có tình trạng
tham nhũng xảy ra phổ biến, vai trò của các yếu tố bên ngoài như văn hóa quốc gia và
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Điểm cơ bản là nghiên cứu giúp giải thích mối quan hệ tương tác của
các yếu tố trên trong bối cảnh nền kinh tế đặc biệt đó là tình trạng tham nhũng nhất
định.

Đóng góp về mặt thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn mối quan hệ đan xen giữa
nhiều yếu tố. Để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý không chỉ đơn
thuần tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động
hay mở rộng hợp tác kinh doanh mà còn cần phải chú trọng thêm các yếu tố khác có
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh như tình trạng tham nhũng trong môi
trường kinh doanh để từ đó đưa ra chính sách hoạt động phù hợp. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu về tác động của văn hóa quốc gia và trách nhiệm xã hội đối với hiệu quả
kinh doanh cũng giúp các nhà quản lý nhận thức tầm quan trọng của văn hóa quốc gia
và trách nhiệm xã hội – những yếu tố nguồn cội, gốc rễ và lâu đời song lại có ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển phồn thịnh và bền vững của doanh nghiệp khi hoạt
động sản xuất kinh doanh tại chính quê nhà hay ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Hiệu quả của đề tài (giáo dục và đào tạo, kinh tế- xã hội)

6
Đổi mới phương pháp đào tạo cao học

- Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, thiết kế bảng hỏi, thực hiện phỏng vấn sâu
các đối tượng liên quan cho đề tài luận văn cao học

- Yêu cầu ứng dụng phương pháp toán kinh tế trong nghiên cứu: xây dựng các mô hình
kinh tế lượng nhằm phân tích định lượng/kiểm định các lý thuyết về kinh tế cho đề tài
luận văn cao học.

Nâng cao năng lực nghiên cứu, tư vấn, hoạch định chính sách

- Các phương pháp nghiên cứu hiện đại được sử dụng trong nghiên cứu đề tài sẽ giúp
cho các cán bộ nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của Trung ương và các ngành nâng
cao năng lực nghiên cứu, mở rộng ứng dụng cho các nghiên cứu khác, giúp đưa ra các
quyết định chính sách hay tư vấn chính sách trên cơ sở khoa học.

7.2. Dự kiến công trình công bố

Số Số
Kết quả công bố Ghi chú
TT lượng
01 Tạp chí thuộc danh mục
1 Tạp chí ISI có uy tín
AHCI, SSCI
Tạp chí thuộc danh mục
Scopus và các tạp chí khác
2 Tạp chí quốc tế có uy tín
thuộc danh mục do Quỹ ban
02
hành hàng năm.
3 Tạp chí quốc tế khác
Tạp chí thuộc danh mục do
4 Tạp chí quốc gia có uy tín
Quỹ ban hành hàng năm.
5 Hội nghị khoa học quốc tế, quốc gia 02
6 Sách chuyên khảo 01
7 Khác

7.3. Dự kiến kết quả đào tạo (từ cao học trở lên)

Số
Kết quả đào tạo Số lượng Cơ sở đào tạo
TT
1 Học viên cao học 01 Trường ĐH Kinh tế quốc dân

7
2 Nghiên cứu sinh 01 Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Xác nhận của cơ quan công tác Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2019

PGS. TS Nguyễn Thành Hiếu

You might also like