You are on page 1of 29

KINH TẾ THỂ CHẾ

TS : Lò Thị Hồng Vân


Email: lothihongvan@vnu.edu.vn
0987682155
Thông tin chung về học phần
• Tên học phần: Kinh tế thể chế
• Mã học phần: INE 2014
• Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
• Lý thuyết: 30 giờ
• Thảo luận: 15 giờ
• Tổng cộng: 45 giờ

2
Học liệu bắt buộc
1. Kinh tế học thể chế, trật tự xã hội và
chính sách công. Wolfgang Kasper.

3
Học liệu tham khảo
• Giáo trình Nhập môn chính sách công và phân tích thể
chế, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
• Eric Brousseau and Jean Michael Glanchant, “New
Institutional Economics”, Cambridge University Press.
Oliver William, The Economic Institutions of Capitalism:
Firms, Markets, Relational Contracting, (Free Press,
1985).ISBN 0-02-934821-8
• Oliver William, “The new Institutional Economics: Taking
stock, looking ahead”, Journal of Economic Literature,
September 2000;
• Oliver William, The Economics of Transaction Costs, co-
edited with Scott E. Masten, (E. Elgar, 1999).
4
Trọng số kiểm tra - đánh giá
• Chuyên cần: 5%
• Thuyết trình nhóm: 15 %
• Bài kiểm tra giữa kỳ: 20 %
• Bài thi hết học phần: 60 %

5
Nội dung chi tiết Môn học
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ THỂ CHẾ: KHÁI NIỆM, VAI
TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG, PHƯƠNG PHÁP, Ý NGHĨA MÔN HỌC
1.1. Các khái niệm về thể chế
1.1.1. Tổng quan về kinh tế học thể chế
1.1.2. Thể chế và môi trường thể chế
1.2. Thể chế chính thức và Thể chế phi chính thức (informal
norms, social norms)
1.2.1. Thể chế chính thức
1.2.2. Thể chế phi chính thức
1.3. Thể chế kinh tế
1.3.1. Các mô hình thể chế kinh tế thị trường
1.3.2. Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
1.4. Vai trò của thể chế với sự thay đổi về kinh tế - xã hội
1.4.1. Vai trò của thể chế với sự thay đổi về kinh tế
1.4.2. Vai trò của thể chế với sự thay đổi về xã hội

6
Nội dung chi tiết Môn học (tiếp)
CHƯƠNG 2. CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỂ CHẾ
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế thể chế
2.1.1 Thorstein Veblen
2.1.2 John R. Common
2.1.3 Ronald Coase
2.1.4 Oliver William
2.1.5 Douglass North
2.2 Kinh tế học thể chế và sự khác nhau giữa kinh tế học thể chế
cũ và mới
2.2.1 Kinh tế học thể chế hay học thuyết kinh tế thể chế là một bộ phận
thuộc chuyên ngành kinh tế học phát triển
2.2.2 Kinh tế học thể chế mới là một trào lưu kinh tế học hiện đại

7
Nội dung chi tiết Môn học (Tiếp)
CHƯƠNG 3. CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ THỂ CHẾ
3.1 Tiết kiệm và đầu tư trong nước
3.1.1. Lý thuyết hãng của Coase (Theory of firm)
3.1.2. Lý thuyết ủy thác và đại lý ( Principal - Agency theory)
3.1.3. Lý luận về quyền sở hữu
3.1.4. Lý luận rủi ro đạo đức và tìm kiếm đặc lợi (Rent Seeking)
3.1.5. Lý luận lựa chọn ngược
3.2. Các ví dụ về mối quan hệ giữa chi phí giao dịch và thể chế
3.2.1. Việc phát triển kinh tế học thể chế dựa trên các hạn chế của kinh tế học tân cổ
điển
3.2.2. Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế
3.3. Kinh tế học thể chế dùng lý luận chi phí giao dịch để lý giải tăng trưởng kinh
tế và môi trường kinh doanh.
3.3.1. Lý luận chi phí giao dịch
3.3.2. Các thể chế, tăng trưởng kinh tế và môi trường kinh doanh.
3.4 Phát triển các thị trường và định chế tài chính
3.4.1. Phát triển các thị trường
3.4.2. Định chế tài chính, vai trò và phân loại

8
Nội dung chi tiết Môn học (Tiếp)
CHƯƠNG 4. THỂ CHẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG
4.1 Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế
4.1.1 Vai trò của các yếu tố thị trường truyền thống
4.1.2 Vai trò của tự do hóa, quyền tự do
4.1.3 Vai trò của nhà nước
4.1.4 Vai trò của các yếu tố thể chế
4.2. Mô hình thể chế và tác động của nó đối với tăng trưởng kinh
tế một số quốc
gia
4.2.1 Mô hình của các nước tư bản phát triển
4.2.2 Mô hình các nước Đông Á và ASEAN
4.2.3 Mô hình của Trung Quốc

9
Nội dung chi tiết Môn học (Tiếp)
CHƯƠNG 5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI THỂ CHẾ
5.1 Các nhân tố tác động đến thể chế
5.1.1 Phương thức sản xuất
5.1.2 Chế độ sở hữu và quyền tài sản
5.1.3 Mô hình kinh tế
5.1.4 Cơ cấu quyền lực chính trị
5.1.5 Năng lực chủ thể
5.2. Quá trình cải cách thể chế kinh tế của một số quốc gia trên thế giới
5.2.1 Quá trình cải cách thể chế kinh tế tại các nước tư bản phát triển
5.2.2 Quá trình cải cách thể chế kinh tế tại Đông Á và ASEAN
5.2.3 Quá trình cải cách thể chế kinh tế tại Trung Quốc

10
1.1. Thể chế là gì?
Hodgson:
“Những hệ thống quy luật xã hội được thiết
lập và phổ biến, kiến tạo nên các mối
tương tác xã hội.”
Douglas North (1990):
“Institutions are the rules of the game in a
society or, more formally, are the humanly
devised constraints that shape human
interaction’
Thể chế là gì?
• Ostrom (1990)
:"Các bộ quy tắc làm việc được sử dụng để xác
định xem ai có đủ điều kiện để đưa ra quyết
định trong một số trường hợp, những hành động
được cho phép hoặc hạn chế, những quy tắc kết
hợp sẽ được sử dụng, những thủ tục phải được
theo sau, những thông tin phải hay không phải
được cung cấp, và những gì mà thưởng phạt sẽ
được áp dụng cho cá nhân phụ thuộc vào hành
động của họ "
Thể chế là gì?
• Mục đích:
– Kiến tạo động cơ và áp đặt hạn chế lên hành
vi cụ thể
– Tạo thói quen và sở thích nhất quán với việc
duy trì và tái tạo chúng
– Thói quen , sở thích tạo dựng và củng cố niềm
tin
•Thể chế vừa định hình hành vi cá nhân vừa
là một sản phẩm của hành vi cá nhân
Tổ chức là gì?
• Dạng thể chế đặc biệt, có những đặc tính sau:
– Phân biệt thành viên hay không thành viên
– Chỉ rõ người đứng đầu và người ra quyết định
– Có qui định về trình tự chỉ đạo và phân chia trách
nhiệm
• Ví dụ: công ty, công đoàn, hiệp hội doanh
nghiệp, đảng phái chính trị, đại học, CLB thể
thao, hội cựu sinh viên.
1.2. Thể chế chính thức và
Thể chế không chính thức
• Có thể chính thức hay không chính thức:
• Thể chế chính thức được nhà nước chính
thức hệ thống hoá thành các quy tắc luật
lệ, ví dụ: hiến pháp, đạo luật, nghị định...
• Thể chế phi chính thức là các quy phạm
xã hội tồn tại lâu đời trong xã hội: Ngôn
ngữ, quy ước xã hội, định mức, biểu
tượng, thần thoại, hệ thống niềm tin ...)
Thể chế chính thức và
Thể chế không chính thức
• Thể chế chính thức và phi chính thức tương tác
và ảnh hưởng lẫn nhau,
• các thể chế phi chính ảnh hưởng đến cách xây
dựng những thể chế chính thức, trong khi các
thể chế chính thức mới giúp tạo ra những thể
chế phi chính thức mới.
• Các thể chế chính thức và phi chính thức hỗ trợ
lẫn nhau trong quá trình tác động đến hành vi
con người.
1.3 Thể chế kinh tế
- Các mô hình thể chế kinh tế thị trường

✓ Mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do (tiêu biểu là nền


kinh tế thị trường của Mỹ, Anh, Ốx-trây-li-a,...).

✓ Mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là


Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác).

✓ Thể chế kinh tế của mô hình nhà nước phát triển (tiêu
biểu là nền kinh tế Pháp, Nhật Bản).

17
1.3 Thể chế kinh tế
- Các mô hình thể chế kinh tế thị trường
A. Mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do (tiêu biểu là
nền kinh tế thị trường của Mỹ, Anh, Ốx-trây-li-a,...).
➢ Có một cơ chế thị trường tự do thuần khiết hơn so với
các nền kinh tế khác. Trong mô hình kinh tế thị trường
này, các mối quan hệ kinh tế đều được giải quyết thông
qua thị trường là chính, còn sự can thiệp của nhà nước
rất hãn hữu. Do đó, mọi sự bất cập và thất bại của nền
kinh tế đều do nguyên nhân chủ yếu từ sự trục trặc hay
sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường.
➢ Trong mô hình này, thị trường lao động có tính linh
hoạt cao và các luật lệ về thị trường lao động đều thiên
về bảo hộ người chủ tư bản hơn là người lao động làm
thuê. 18
1.3 Thể chế kinh tế
- Các mô hình thể chế kinh tế thị trường
B. Mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là
Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác).
- Mô hình kinh tế thị trường xã hội là một dạng biến thể của
mô hình kinh tế thị trường tự do. Nhưng nó có nội dung
thực chất là sự gắn kết trên cơ sở thị trường một cách
hợp lý giữa các mặt kinh tế - xã hội và chính trị.
- Coi các thị trường chỉ là điều kiện cần chứ không phải là
điều kiện đủ và coi luật pháp, nhà nước, đạo đức,...
không hề kém quan trọng hơn so với các chính sách kinh
tế, tài chính.
- Coi trọng vai trò điều tiết của nhà nước và phúc lợi xã
hội.
19
1.3 Thể chế kinh tế
- Các mô hình thể chế kinh tế thị trường
C. Thể chế kinh tế của mô hình nhà nước phát triển
(tiêu biểu là nền kinh tế Pháp, Nhật Bản)
➢ Chức năng chủ yếu của nhà nước trong mô hình này là thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế dài hạn
➢ Nhà nước không chỉ quan tâm đến luật chơi của nền kinh tế thị
trường mà còn đi sâu hướng dẫn, chỉ đạo, điều tiết cả phương
hướng, nội dung của hoạt động kinh tế nhằm thực hiện chức năng
phát triển của nhà nước.
➢ Cơ sở lý thuyết về chức năng phát triển của nhà nước là những
phân tích "lợi thế so sánh động" của một nền kinh tế dựa vào tri
thức.
➢ Khu vực doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế của các nước phát triển nền kinh tế theo mô hình này.

20
1.3 Thể chế kinh tế
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa
tại Việt Nam.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống
đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác
lập cơ chế vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ kinh tế của các
chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập
đồng bộ các yếu tố thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

• Video:
https://www.youtube.com/watch?v=oiztBU2NiZo&t=23s
1.4. Vai trò của thể chế với sự thay đổi về kinh tế - xã hội
1.Thứ nhất, thể chế đóng vai trò định hướng, hướng dẫn, tạo
khung khổ cho việc tổ chức, vận hành xã hội.
2.Thứ hai, thể chế kiến tạo nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội
của quốc gia.
3.Thứ ba, thể chế đóng vai trò chủ thể quản lý xã hội và xác
lập các công cụ quản lý xã hội hữu hiệu.
4.Thứ tư, thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
một chính quyền tốt, hạn chế tham nhũng.
5.Thứ năm, thể chế góp phần tạo ra những tiền đề điều kiện
hạn chế những khuyết tật của tiến trình phát triển xã hội.
6.Thứ sáu, thể chế có vai trò kiểm soát các nguồn lực trong
xã hội
7.Thứ bảy, thể chế đảm bảo các chủ thể xã hội thực hiện
được các quyền và nghĩa vụ.
Phân tích nguyên nhân khủng hoảng của Thái Lan
giai đoạn năm 1997-1998

• Nhận xét chung về hệ thống kinh tế của Thái Lan trước khủng
hoảng giai đoạn 1997-1998
• Khủng hoảng Kinh tế năm 1997 là sự kiện kinh tế quan trọng nhất
của khu vực Đông Á trong suốt thập kỉ qua. Vào thập niên 90 của
thế kỉ XX môt cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã đổ bộ vào nền
kinh tế Đông Á làm chao đảo cả những nước lớn. Cuộc khủng
hoảng bắt đầu tại Thái Lan vào ngày 2-7-1997 và chính thức bùng
nổ khi chính phủ Thái tuyên bố thả nổi đồng Baht, và cuộc khủng
hoảng đã lan rộng qua một số nước trong khu vực và làm thụt lùi
nền kinh tế nói chung và đặc biệt là nền kinh tế Thái Lan trong suốt
thời gian dài
Phân tích nguyên nhân khủng hoảng của Thái Lan
giai đoạn năm 1997-1998
• 1. Tình hình hệ thống kinh tế Thái lan trước khủng hoảng
• Trong giai đoạn 1985 - 1995, nền kinh tế Thái Lan đạt mức tăng trưởng kinh tế rất cao, bình
quân 9%/năm. Thế nhưng năm 1996, chỉ số này tụt xuống còn 6,4%/năm, và dự kiến năm 1997,
chỉ còn 5% hoặc thấp hơn.
• Trong suốt 30 năm qua trước khủng hoảng Thái Lan hầu như tập trung mọi nỗ lực cho mục tiêu
tăng trưởng nhanh và dịch chuyển cơ cấu theo hướng hướng vào xuất khẩu, nhưng đồng
thời Thái Lan lại không chú ý quan tâm thoả đáng tới hệ thống tài chính.
• Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng chủ yếu dựa vào mức tăng trưởng của xuất khẩu, trong đó đặc
biệt lệ thuộc vào mức tăng trưởng của xuất khẩu điện tử. Thế nhưng trong thời gian gần đây sức
tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan bị suy yếu nhanh chóng. Năm 1996, xuất khẩu của Thái
Lan tăng chưa đầy 4%, so với mức tăng bình quân hơn 25% của giai đoạn 1985 - 1995.
• Thái Lan thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD. Điều đó đồng nghĩa với
việc đánh giá quá cao giá trị của đồng Baht nên đã làm giảm sút năng lực cạnh tranh xuất
khẩu của Thái Lan. Thật vậy, ngay từ đầu năm 1996 người ta đã dự báo rằng các đồng tiền
châu A', trong đó có đồng Baht đã duy trì tỷ giá hối đoái của mình căn cứ theo đồng USD, trong
khi đó giá trị của đồng USD so với đồng Yên Nhật và các đồng tiền khác tăng rất mạnh.
• Trước nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và do có phần thiếu kiểm soát hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp đi vay nên các ngân hang và các công ty tài chính Thái Lan đã rất tích cực
vay nợ từ nước ngoài để tài trợ cho doanh nghiệp trong nước. Tổng số nợ nước ngoài của
hệ thống ngân hang Thái Lan so với cung tiền đã tăng từ 2,8% năm 1991 lên 28,69% năm 1996.
Tổng số nợ nước ngoài so với tổng số tài sản nước ngoài mà hệ thống ngân hàng đang có tăng
từ 171% năm 1991 lên 694% năm 1996. Trong cùng thời gian này, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản
ROA của hệ thống ngân hang thái lan đã giảm chỉ còn 0,99%/năm
Phân tích nguyên nhân khủng hoảng của Thái Lan
giai đoạn năm 1997-1998
Giai đoạn đầu năm 1997
Sự bùng nổ về xây dựng nhà ở và văn phòng kinh doanh đã lên tới đỉnh điểm khi
lượng cung vượt quá cầu. Ước tính có khoảng 365000 căn hộ bỏ trống ở BANKOK
cuối năm 1996 va cùng với 100000 căn hộ khác được đưa vào sử dụng năm 1997 làm
cho cung vượt quá cầu.
Bùng nổ đầu tư Thái Lan vào cơ sở hạ tầng,khu công nghiệp,khu thương mại,..làm
tăng hàng nhập khẩu với tỷ lệ cao chưa từng thấy => tài khoản vãng lai trong cán cân
thanh toán thâm hụt mạnh trong suốt những năm 90,trong giai đoạn này xuất khẩu tăng
nhưng nhập khẩu còn tăng nhanh hơn
Chính phủ thực hiện việc tăng lãi suất cũng như trong thời gian đó các công ty cho
vay tài chính cũng lần lượt tuyên bố phá sản vì không có khả năng trả nợ nước ngoài
cũng như nợ xấu trên thị trường bất động sản càng tăng lên đến hơn 30 tỷ trong thời
gian này.
Các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và riêng trong năm
1997 hơn 20 tỷ USD được đưa ra khỏi 5 nước Đông Á chịu khủng hoảng trong khi trong
năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ.
Ngày 30/6/1997 thủ tướng Thái lan Chavalit Yongchaiyuth tuyên bố sẽ không phá sản
đồng Baht song lại thả nổi vào ngày 2/7. Giá trị đồng baht đi xuống, đầu tháng 1/1998
đến mức 56 baht mới đổi được 1 đô la mỹ. Finance One công ty tài chính lớn nhất của
Thái bị phá sản
Phân tích nguyên nhân khủng hoảng của Thái Lan
giai đoạn năm 1997-1998
Tình hình hệ thống kinh tế Thái lan trong khủng hoảng kinh tế 1997-1998
• 3/3/1997 Chính phủ Thái Lan đã phải đóng cửa thi trường chứng
khoán
• 4-5/3/1997 21,4 tỷ baht tương đương với 820 tỷ USD bị rút ra khỏi
ngân hàng và các công ty tài chính.
• 9/4/1997 26,8 baht mới đổi được 1USD là mức cao nhất kể từ năm
1991
• 25/6/1997 16 công ty tài chính đóng cửa nâng tổng số lên 91 công
ty,chiếm 61% số công ty tài chính trên cả nước
• 30/6/1997 chính phủ Thái Lan vẫn kiên quyết không phá giá đồng
baht nhứng rút lại cuôc thả nổi này vào ngày 2/7 và ngay lập tức
đồng baht bị mất giá 50%
• Trong tiến trình khủng hoảng sau khi thả nổi đồng Baht,t ỷ giá hối
đoái đã không ngừng tăng lên,từ tháng 7/1997 tới thasmg 8/1998 đã
đạt mức 53 baht/USD bằng 212% mức tháng 6/1997
Phân tích nguyên nhân khủng hoảng của Thái Lan
giai đoạn năm 1997-1998
Nhận xét chung về hệ thống thể chế kinh tế của Thái lan trước khủng
hoảng
Về thể chế quản lý công ty
➢ Trong vòng 3 thập kỉ tự năm 1961 đến đầu những năm 1990, quản lý công ty theo chế độ gia
đình trị kết hợp với hệ thống các hội đồng quản trị bao gồm chỉnh phủ và ngân hàng đã
giúp không chỉ các công ty Thái Lan mà còn giúp các công ty ở các nước Đông Á huy động được
những nguồn vốn dài hạn, nâng cấp công nghệ, duy trì được tỉ lệ nợ cao và đầu tư cao. Thái Lan
là một trong những nước có lợi suất cao nhất thế giới. Tuy nhiên, cấu trúc thể chế công ty như
trên đã dẫn tới mức độ nợ quá cao của các doanh nghiệp tư nhân, gây ra cơn bùng phát về “
khủng hoảng nợ” của khu vực kinh tế tư nhân. Năm 1997, tổng nợ nước ngoài của Thái Lan là 98
tỷ USD tương đương 97% GDP.
➢ Sự cấu kết không lành mạnh giữa khu vực kinh doanh tư nhân và khu vực nhà nước, mưu
cầu lợi ích cá nhân, ít đếm xỉa đến lợi ích lâu dài và lợi ích quốc gia.
➢ Ngoài ra còn có một lỗ hổng trong việc kiểm soát từ bên ngoài đối với các hành vi kinh doanh
và đầu tư của các công ty. Đặc biệt những mối quan hệ dài hạn giữa các ngân hàng và công ty,
đã không tạo ra bất kỳ động cơ khuyến khích và sức ép nào buộc các công ty phải tăng cường
những tiêu chuẩn kiểm toán, công bố thông tin và quản lý công ty của họ.
➢ Một điểm đặc biệt ở Thái Lan là trong giai đoạn 1991-1996, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
vào Thái Lan chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đầu tư tài chính( gián tiếp) và sử dụng vốn vay ngắn
hạn của nước ngoài. Việc sử dụng gần 90% tổng đầu tư tài chính thuần và tín dụng sẽ tạo áp lực
rất lớn đến các công ty, vì phải trả lãi thường xuyên và bằng ngoại tệ, hậu quả là nếu quản lý kinh
doanh không tốt thì hiệu quả kinh doanh của các công ty sẽ thấp.
Phân tích nguyên nhân khủng hoảng của Thái Lan
giai đoạn năm 1997-1998
Nhận xét chung về hệ thống thể chế kinh tế của Thái lan trước khủng
hoảng
Thể chế tài chính
• Thứ nhất do “ chủ nghĩa tư bản móc ngoặc” Mối liên kết dài hạn giữa các tập đoàn,
ngân hàng với chính phủ có thể dẫn đến nhiều quyết định đầu tư sai lầm
• Thứ hai là đặc điểm về thể chế và trình độ phát triển đòi hỏi Thái Lan phải phụ thuộc
vào vốn nước ngoài làm cho hệ thống ngân hàng- tài chính ở Thái Lan phải đối mặt
với rủi ro về kỳ hạn nợ và rủi ro về tỷ giá
• Thứ ba là sự yếu kém trong việc quản lý hệ thống ngân hàng dẫn đến việc không rõ
ai chịu trách nhiệm quản lý các ngân hàng. Cho nên, khi có dấu hiệu bất ổn thì chính
sự không minh bạch trong công tác kế toán đó làm cho các nhà đầu tư rút vốn dẫn
đến tình trạng thua lỗ, phá sản của các doanh nghiệp, ngân hàng
• Thứ tư là vị thế chi phối của các ngân hàng trong hệ thống tài chính góp phần làm
chậm sự phát triển của các thể chế tài chính khác như thị trường chứng khoán và thị
trường trái phiếu
• Thứ năm là tự do hóa tài chính vội vàng khiến cho hệ thống tài chính ở Thái Lan dễ
bị tổn thương. Việc mở cửa thị trường làm tăng mức độ cạnh tranh trong hoạt động
ngân hàng, khiến cho biên lợi nhuận tăng và tăng những hoạt động cho vay lợi lớn
hơn nhưng rủi ro cao hơn. Việc tự do hóa những luật lệ tài chính làm gia tăng đột
ngột việc vay vốn nước ngoài
Phân tích nguyên nhân khủng hoảng của Thái Lan
giai đoạn năm 1997-1998
Nhận xét chung về hệ thống thể chế kinh tế của Thái lan trước khủng
hoảng
Về Thể chế quản lý kinh tế vĩ mô, dân chủ và phát triển kinh tế
Thứ nhất, sự thiếu đồng bộ và minh bạch của luật pháp gắn quyện với chủ nghĩa thân
quen, móc ngoặc, tham nhũng giữa các giới chính phủ và doanh nghiệp đã tạo ra nhiều
tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
Thứ hai, đó là sự quản lý kém và tình hình bất ổn về chính trị- xã hội. Những
xung đột nội bộ trong cơ chế quản lý bị gây ra bởi quá trình dân chủ hóa chính
trị và tự do hóa thị trường, cùng với những tranh chấp ngày càng căng thẳng
giữa lao động với giới quản lý đã làm cho hệ thống thể chế quản lý kinh tế trở
nên rối loạn và phi hiệu lực. Là một nước có nền kinh tế phát triển trong khu
vực nhưng Thái Lan lại là một trong những nước có tình hình chính trị bất ổn
nhất Đông Nam Á. Các phe phái chính trị đối lập ở Thái Lan hoạt động rất
mạnh, nạn biểu tình và bạo động khá phổ biến.

You might also like