You are on page 1of 20

KINH TẾ THỂ CHẾ

TS : Lò Thị Hồng Vân


Email: lothihongvan@vnu.edu.vn
0987682155
Nội dung chi tiết Môn học (tiếp)
CHƯƠNG 2. CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỂ CHẾ
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế thể chế
2.1.1 Thorstein Veblen
2.1.2 John R. Common
2.1.3 Ronald Coase
2.1.4 Oliver William
2.1.5 Douglass North
2.2 Kinh tế học thể chế và sự khác nhau giữa kinh tế học thể chế
cũ và mới
2.2.1 Kinh tế học thể chế hay học thuyết kinh tế thể chế là một bộ phận
thuộc chuyên ngành kinh tế học phát triển
2.2.2 Kinh tế học thể chế mới là một trào lưu kinh tế học hiện đại

2
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
Thorstein Veblen (1857-1929)

Thuyết định chế cổ điển, còn gọi là Kinh tế


học thể chế, Kinh tế chính trị thể chế, hình
thành đầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ. Người sáng
lập được cho là Thorstein Veblen. Các nhà
nghiên cứu kế tục thuyết định chế cố gắng
mở rộng phạm vi phân tích kinh tế bằng
cách dùng những phương pháp và cách tiếp
cận của các khoa học liên ngành. Những
người đại diện cho thuyết định chế cho rằng
hành vi của cá thể kinh tế biểu hiện chủ yếu
bởi sự chi phối của những thông lệ, quy
định, luật định xã hội hay tập thể.

3
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
John R. Common (1862-1945)
- Hành động tập thể và giao dịch.

Một giao dịch bao gồm quá trình: đàm


phán, đưa ra các cam kết và thực hiện
các cam kết.

4
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
John R. Common (tiếp)
- Khái niệm quyền sở hữu đối với tài sản.
(Chương 7: nền tảng thể chế của chủ nghĩa tư bản) 181- 196
- Quyền tài sản là một nhóm quyền: quyền sở hữu và nắm giữ một tài
sản (hình thức sử dụng thụ động); quyền trao đổi hay cho phép người
khác tạm thời sử dụng một số mặt nào đó của nó (hình thức sử dụng
chủ động). Các quyền tài sản có thể không chỉ gắn với tài sản vật chất
mà còn gắn với cả tài sản trí tuệ (intellectual property).
- Khả năng loại trừ (excludability) là đặc điểm cơ bản của các quyền
tài sản. Nó không chỉ hàm ý người khác có thể bị loại trừ khỏi hành vi
hưởng lợi từ một tài sản, mà còn hàm ý chủ tài sản là người hoàn toàn
chịu chi phí sử dụng tài sản cũng như chi phí đảm bảo cho việc loại
trừ.

5
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
John R. Common (tiếp)
- Sáng chế độc quyền (patent) là quyền đảm bảo cho sự khai thác độc
quyền đối với những mảnh tri thức riêng rẽ hữu ích. Đây là một cách
xác lập quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property right).
- Các quyền tư hữu (private property right) do các cá nhân, hiệp hội
và doanh nghiệp tư nhân nắm giữ. Ở đâu mà các chi phí và lợi ích của
việc sử dụng tài sản ảnh hưởng trực tiếp và duy nhất đến chủ tài sản, ở
đó chúng ta đang nói tới hàng hoá tư nhân (private good)
-Chi phí loại trừ (exclusion cost) xẩy ra khi chủ tài sản sử dụng các
nguồn lực nhằm loại trừ người khác khỏi hành vi chiếm hữu hay sử
dụng tài sản đó; chẳng hạn, chi phí cho một cái khoá hay cho một
chương trình máy tính đòi hỏi password trước khi truy cập file máy
tính.

6
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế

7
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
Ronald Coase (1910-2013)
Coase được biết đến với hai bài
báo nổi tiếng: "Bản chất của
Công ty" (1937), trong đó giới
thiệu các khái niệm về chi phí
giao dịch để giải thích bản chất
và giới hạn của các công ty, và
"Vấn đề chi phí xã hội" (1960)
cho thấy rằng quyền sở hữu rõ
ràng có thể vượt qua những vấn
đề của yếu tố bên ngoài.

8
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
Ronald Coase (Tiếp…)
- Chi phí giao dịch (transaction cost) là những chi phí mà
người ta phải bỏ ra khi trao đổi các quyền tài sản qua các
giao dịch thị trường (dựa trên hợp đồng). Đầu tiên, chi
phí giao dịch bao gồm chi phí tìm kiếm thông tin (tìm
kiếm đủ số đối tác trao đổi, địa chỉ, mẫu mã sản phẩm,
chất lượng, độ tin cậy cùng vô số khía cạnh liên quan
khác trước khi đưa ra quyết định), cũng như các chi phí
để đàm phán, ký kết và giám sát hợp đồng, và chi phí xử
lý những hành vi vi phạm hợp đồng khả dĩ. Chi phí tìm
kiếm thông tin và chuẩn bị hợp đồng là ‘chi phí chìm’
(sunk costi) trước khi đi đến các quyết định giao dịch.
9
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
Oliver Williamson (1985) hướng sự chú ý vào một khía
cạnh liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp: chủ sở
hữu nguồn vốn, tri thức cùng các nguồn lực khác.
Xem xét tính đặc thù của tài sản dựa trên ba điều kiện gắn
với nhau (Williamson, 1985):
(a) mọi người chỉ có thông tin hữu hạn, khát vọng hữu
hạn, và do vậy hành xử với tính duy lý bó buộc (bounded
rationality);
(b) con người mang bản chất cơ hội, trừ phi bị ngăn chặn
bằng các thể chế;
(c) một số người nắm giữ những tài sản với tính đặc thù
nổi bật.
10
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
- Tính đặc thù của tài sản (asset specificity) là
một trạng thái của tài sản sản xuất (productive
asset) – chẳng hạn một hạng mục thiết bị tư bản
hay một tri thức chuyên môn hoá – không cho
phép nó chuyển sang những hình thức sử dụng
khác.
Chủ sở hữu của những tài sản đặc thù không thể
rút chân ra khỏi đó và vì thế phải đối mặt với sự
lạm dụng quyền lực, đấy là tình trạng ách tắc hoạt
động do các yếu tố sản xuất bổ trợ gây ra.

11
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
Douglass North (1920-2015)
Đại diện của kinh tế học thể chế
mới…

“Institutions are the rules


of the game in a society or,
more formally, are the
humanly devised
constraints that shape
human interaction’

12
2.1 Các học giả nghiên cứu về kinh tế
thể chế
khung mẫu [kinh tế học] tân cổ điển thiếu vắng các thể chế ... Các mô
hình tăng trưởng thời thượng hiện nay của các nhà kinh tế học lại
không đối mặt với cái chủ đề cấu trúc kích thích nền tảng (underlying
incentive structure) mà họ giả định trong các mô hình của mình. Những
khiếm khuyết như thế trong hiểu biết của chúng ta đã khiến các nhà
kinh tế học chú ý qua các sự kiện ở Trung Âu và Đông Âu ... nơi mà
thách thức chính là việc tái cấu trúc nền kinh tế ... nhằm tạo dựng môi
trường thân thiện cho tăng trưởng kinh tế. Liệu quá trình tái cấu trúc đó
có thể thực hiện được mà không cần phải lưu ý thận trọng đến các
thể chế hay không? Mô tả đặc điểm thể chế của những thị trường
như thế là bước đầu tiên để đi đến chỗ giải đáp những vấn đề này.
(North, 1994, trang 257; xem thêm North trong tác phẩm do Drobak &
Nye chủ biên, 1997, trang 3-12)

13
2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế học thể
chế cũ và mới
- Các thể chế bên trong (internal institution) tiến hoá từ kinh nghiệm của
con người và bao gồm những giải pháp có xu hướng phụng sự con người
tốt nhất trong quá khứ. Ví dụ ở đây là các tập quán (customs), quy chuẩn
đạo đức (ethical norms), lề lối tốt (good manners) và quy ước thương mại
(conventions in trade), cũng như luật tự nhiên (natural law). Việc vi phạm
thể chế bên trong thường bị trừng phạt phi chính thức, chẳng hạn là bởi
những người khác trong cộng đồng, khi những người có thói hư tật xấu
nhận ra rằng họ không còn được chào đón nữa.
- Các thể chế bên ngoài (external institution) chịu sự áp đặt và chế tài
từ trên xuống, sau khi được thiết kế và thiết lập bởi những người đại diện,
vốn được uỷ quyền thông qua một quy trình chính trị. Một ví dụ ở đây là
pháp luật. Các thể chế bên ngoài đi kèm với những chế tài rõ ràng, đây là
những hình phạt được áp đặt chính thức (ví dụ, các phiên toà tuân theo
những thủ tục về quy trình chuẩn mực – due processi) và có thể được áp
đặt bằng cách sử dụng quyền lực hợp pháp (chẳng hạn như cảnh sát).

14
2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế học thể
chế cũ và mới
Kinh tế học thể chế cũ (old institutional economics) bao hàm
những đóng góp của các nhà kinh tế học Mỹ và Châu Âu, chủ yếu
vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20; nó phân tích các thể chế
và phản bác các lý thuyết kinh tế cổ điển.
- Đại diện tiêu biểu: Gustav Schmoller, Thorstein Veblen, John
Commons và Wesley Mitchel.
- Tìm cách mô tả thực tại kinh tế và tích hợp các quy tắc tương tác của
con người vào những mô tả của họ về quá trình tiến hoá kinh tế và
xã hội.
“con người hình thành nên thể chế, và chính thể chể cũng hình thành
nên con người”

15
2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế học thể
chế cũ và mới
Kinh tế học thể chế mới (New institutional economic) là một trào lưu kinh
tế học hiện đại có đối tượng nghiên cứu là những quy ước xã hội,
những quy định pháp lý ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể kinh tế và
có phương pháp nghiên cứu là mô hình hóa các hành vi kinh tế duy lý
của chủ thể kinh tế trong môi trường đầy rủi ro không xác định được.Trên
cơ sở các mô hình và lý luận này, kinh tế học thể chế mới tập trung phân
tích các hệ thống và chế độ kinh tế, quản trị doanh nghiệp, giám sát tài
chính, chiến lược doanh nghiệp, v.v...

Người khởi xướng trào lưu này là Ronald Coase (giải Nobel kinh tế học
năm 1991), và những học giả kinh tế nổi tiếng thuộc trào lưu này hay có
liên quan tới trào lưu này gồm Douglass North (giải Nobel kinh tế học
năm 1993), Oliver E. Williamson (giải Nobel kinh tế học năm 2009),
Avner Greif, Claude Menard, Amartya Sen, v.v...

16
2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế học thể
chế cũ và mới
Trào lưu Khai minh Scotland
Thuật ngữ Trào lưu Khai minh Scotland (Scottish Enlightenment) đề cập
đến các nhà đạo đức học và kinh tế học (như David Hume và Adam
Smith), những tác gia chủ yếu của thế kỷ 18. Họ khám phá những thể
chế cơ bản mà sự vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đòi hỏi,
đó là pháp trị (rule of law), tư hữu (private property) và tự do hợp đồng
(freedom to contract). Họ phê phán những hệ quả tai hại của chủ nghĩa
trọng thương [Mercantilism] (chủ nghĩa bảo hộ thương mại tuỳ ý và sự ưu
ái dành cho các nhóm đặc thù – sự dựa dẫm vào hoạt động kinh tế nhà
nước và các liên minh quyền lực giữa nhà cầm quyền với các nhóm
thương nhân vững mạnh). Họ chủ trương một nhà nước tối thiểu và tinh
thần tự lực của mỗi người dân.

17
2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế học thể
chế cũ và mới
Trào lưu Khai minh Scotland (Scottish Enlightenment) đề cập đến các nhà đạo
đức học và kinh tế học (như David Hume và Adam Smith), những tác gia chủ yếu
của thế kỷ 18. Họ khám phá những thể chế cơ bản mà sự vận hành của nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa đòi hỏi, đó là pháp trị (rule of law), tư hữu (private property) và
tự do hợp đồng (freedom to contract). Họ phê phán những hệ quả tai hại của chủ
nghĩa trọng thương [Mercantilism] (chủ nghĩa bảo hộ thương mại tuỳ ý và sự ưu ái
dành cho các nhóm đặc thù – sự dựa dẫm vào hoạt động kinh tế nhà nước và các
liên minh quyền lực giữa nhà cầm quyền với các nhóm thương nhân vững mạnh).
Họ chủ trương một nhà nước tối thiểu và tinh thần tự lực của mỗi người dân.
Chủ nghĩa tự do ordo [ordo liberalism] bắt đầu từ những năm 1920 và 1930. Nó
quy thất bại kinh tế (và chính trị) của nền Cộng hoà Weimar cho hiện tượng rent-
seeking chính trị (political rent-seekingiii) và quy thái độ dung túng của chính phủ
trước hành vi đóng cửa thị trường cho các nhà cạnh tranh. Các nhà tự do chủ
nghĩa ordo khuyến nghị là những thể chế then chốt mà Trào lưu Khai minh Scotland
từng chỉ ra (tư hữu, tự do hợp đồng, pháp trị) cần được bổ trợ bằng hành động tích
cực bảo vệ cạnh tranh của chính phủ nhằm chống lại các nhóm có tổ

18
2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế học thể
chế cũ và mới
Kinh tế học tiến hoá (evolutionary economics) chỉ một
trường phái tư tưởng vốn chú trọng đến các quá trình thị
trường về sự thay đổi và tiến bộ, tái cơ cấu và đổi mới thông
qua cạnh tranh, thay vì chú trọng đến sự cân bằng tĩnh, vốn
là trọng tâm chính của kinh tế học tân cổ điển.
Lựa chọn công (public choice) là truyền thống bắt nguồn từ
Mỹ, nó vận dụng các nguyên lý kinh tế vào việc phân tích quá
trình ra quyết định chính trị. Trường phái này dựa trên nhận
định rằng các chính trị gia và nhà quản lý – giống như tất cả
những người khác – cũng theo đuổi mục đích riêng của mình,
mà không nhất thiết phải là của cử tri.

19
Suy ngẫm và bình luận

– Đảm bảo được sự công bằng, hiệu quả của các hoạt động cung cấp dịch vụ công đến công dân.

20

You might also like