You are on page 1of 4

BÀI TẬP LÝ THUYẾT THỂ CHẾ CŨ VÀ LÝ

THUYẾT THỂ CHẾ MỚI

Vũ Khánh Hà – 11201243

1. Đại diện trường phái cổ điển là ai? Trường phái hiện đại là ai?
- Đại diện trường phái cổ điển được cho là Thorstein Veblen. Người cùng với
Veblen sáng lập ra thuyết định chế trong kinh tế học là John R.Commons.
- Với các nền móng từ các lý thuyết của Adam Ferguson về quá trình tiến hóa
của các thể chế theo thời gian, David Hume về nền tảng thể chế của nền kinh tế thị
trường tư bản; cùng cú hích từ trường phái kinh tế học Áo của Carl Menger, Ludwig
von Meses,… Kinh tế học thể chế mới/hiện đại kế thừa tư tưởng của Coase và William
về chi phí giao dịch, Alchian và Demsetz về quyền sở hữu, Olson về hành động tập
thể, Ostrom về sự hợp tác và chuẩn mực xã hội, Alkerlof và Stigliz về thông tin bất
cân xứng.
2. KTHTCTT đề cập đến vấn đề gì
- Kinh tế học thể chế cổ điển phân tích các phạm trù kinh tế và các quá trình
kinh tế không chỉ trong dạng thuần chất kinh tế, mà còn đề cập các yếu tố ngoại vi
như xã hội, tâm lý, sinh học, tôn giáo.
3. KTHTCM đề cập đến vấn đề gì?
- KTHTCM cho rằng hành vi của các quan hệ trao đổi phải tính đến:
+ Hợp đồng ràng buộc và chế tài thực hiện các quyền sở hữu
+ Thông tin trên thực tế bất cân xứng và tồn tại chi phí giao dịch.
+ Chất lượng hàng hóa (thay vì chỉ lưu tâm đến số lượng và giá)
- KTHTCM đề cập đến hành vi con người và tổ chức kết hợp với lý luận về
quyền sở hữu, thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch.
4. Tại sao KTHTCTT không được quan tâm?
- Đối tượng nghiên cứu bị giới hạn bởi những thể chế kinh tế tại các nước
phương Tây
- Trường phái thể chế truyền thống không xây dựng được một học thuyết hoàn
chỉnh. Nói đúng hơn, đây là một thế giới quan, một trào lưu tư tưởng. Mặc dù xuất
hiện vào cuối thế kỷ XIX, trường phái này chỉ là dòng phụ của kinh tế học.
- Khái niệm thể chế của trường phái tư tưởng này phát tán, đa nghĩa: một số
nhà nghiên cứu xem chúng là tập tục, còn một số khác – công đoàn, nhóm thứ ba –
nhà nước, nhóm thứ tư – công ty… Bên cạnh đó, vì sử dụng phương pháp của các
khoa học xã hội khác trong nghiên cứu kinh tế học, các nhà kinh tế thể chế truyền
thống đánh mất khả năng diễn đạt bằng một ngôn ngữ thống nhất của khoa học kinh
tế.
5. Tại sao KTHTCHĐ lại được đánh giá cao/ quan tâm?
- Trường phái tân cổ điển đã xây dựng ngôn ngữ, các khái niệm cơ bản, bộ
máy phân tích, phương pháp nghiên cứu trong kinh tế học. Chúng được sử dụng thống
nhất bởi các trường phái gia nhập dòng chính này, thậm chí bởi những nhà kinh tế
muốn phủ nhận nó.
- Tư tưởng tân cổ điển đã có đóng góp quan trọng vào việc giải quyết những
vấn đề thực tiễn. Cần ghi nhận rằng các ngành khoa học khác không có nhiều lý thuyết
cơ bản có thể làm được việc đó. Chẳng hạn, lý thuyết tính co giãn cung cấp công cụ
nghiên cứu thị trường và những giải pháp về phân khúc thị trường trong các chương
trình marketing, những cách thức các công ty thích ứng với cầu thị trường.
- Phạm vi nghiên cứu được mở rộng – phân tích bao trùm cả những thể chế
của các thời kỳ lịch sử và của các nước đang phát triển.
- Kinh tế học tân thể chế, một mặt bổ sung, mở rộng dòng chính của kinh tế
học, còn mặt khác bành trướng vào các lĩnh vực khoa học xã hội khác. Dựa vào những
công cụ phân tích kinh tế vi mô truyền thống, các nhà kinh tế tân thể chế tìm cách
nghiên cứu mọi quan hệ xã hội dưới góc nhìn của “con người kinh tế”, tức là qua lăng
kính của sự trao đổi cùng có lợi.
- KTHTC mới phủ nhận các phương pháp phân tích cận biên và phân tích cân
bằng, sử dụng chủ yếu những phương pháp tiến hóa của xã hội học. Trên nền tảng
của trường pháp thể chế này xuất hiện các nhánh nhỏ - Kinh tế học tiến hóa, lý thuyết
hội tụ, Lý thuyết xã hội hậu công nghiệp, Kinh tế học các vấn đề toàn cầu.
6. Sự khác biệt của 2 trường phái?
Đặc điểm KTHTC truyền thông KTHTC tân cổ điển
Sự xuất hiện Xuất phát từ phê phán các tiền Thông qua việc cải thiện
đề chính thống của chủ nghĩa phần của lý thuyết dòng
tự do cổ điển chính
Ngành khoa học Sinh học Vật lý (cơ học)
truyền cảm hứng
Yếu tố phân tích Thể chế Cá nhân trừu tượng, cá nhân
nguyên tử
Sự vận động của Từ xã hội học, luật học, chính Từ kinh tế học đến xã hội
tư tưởng trị học đến kinh tế học học, chính trị học…

Phương pháp luận Của các ngành khoa học xã hội Tân cổ điển (các phương
khác (luật học, chính trị học, pháp của kinh tế học vi mô, lý
xã hội học). Các tiếp cận hữu thuyết tiếp cận trò chơi); cách
cơ và tiến hóa tiếp cận cân bằng và tối ưu
Phương pháp Quy nạp Suy diễn
Tâm điểm Hành động tập thể Cá nhân độc lập
Tiền đề phân tích Chính thể luận (Holims) Cá nhân luận
Quan niệm về các Cá nhân dễ thay đổi, sự ưa Cá nhân cho sẵn, sự ưa thích
nhân, sự ưa thích thích và mục đích cá nhân nội của cá nhân ngoại sinh
và mục đích của sinh
cá nhân
Quan niệm về vai Hình thành các cá nhân, sự ưa Thiết lập các giới hạn bên
trò của thể chế thích của các cá nhân ngoài cho các cá nhân (điều
kiện lựa chọn, các giới hạn và
thông tin)
Quan niệm về Công nghệ nội sinh Công nghệ ngoại sinh
công nghệ
Thời gian hình Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ Cuối thế kỉ XX
thành XX
Những người sáng Veblen, Commons, Mitchell Coarse, Buchanan, Becker,
lập North

You might also like