You are on page 1of 51

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.

368

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I:
XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA NÓ
TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
1.1. Xuất khẩu tư bản - một trong những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản độc quyền.....................................................................................5
1.1.1. Bản chất của việc xuất khẩu tư bản .......................................................5
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu tư bản .............................................................8
1.2. Những biểu hiện mới trong xuất khẩu tư bản của chủ nghĩa tư bản hiện
đại...................................................................................................................11
1.2.1. Quá trình xuất khẩu tư bản ................................................................11
1.2.2. Kết quả và những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn
hiện nay..........................................................................................................21
CHƯƠNG II:
ĐÔI ĐIỀU RÚT RA TRONG VIỆC ÁP DỤNG ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI VÀO VIỆT NAM
2.1. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.. .26
2.1.1. Sự cần thiết phải tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam..............26
2.1.2. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển nền kinh tế Việt
Nam................................................................................................................27
2.1.3. Một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút sử dụng
đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................................................37
2.2. Những tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài và một số giải pháp khắc
phục trong việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam..........................39
2.2.1. Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam............................................................................................39
2.2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận đầu tư nước đối với nền
kinh tế Việt Nam............................................................................................42
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ nghĩa tư bản đã trải qua thời kỳ phát triển hàng trăm năm. Những
thập niên gần đây thế giới đã trải qua không ít nhữ+61ng biến động to lớn
mà kết quả của nó là diện mạo đời sống chính trị, kinh tế xã hội trên trường
quốc tế đã và đang có sự thay đổi hết sức căn bản toàn diện và sâu sắc, trật tự
kinh tế thế giới cũng có những biến đổi khác xa so với những năm đầu thể kỷ
XX. Hiện tượng này đưa đến xu thế hội nhập, đầu tư hợp tác lẫn nhau giữa
mọi quốc gia, dân tộc. Đặc biệt là sự giao thoa về lợi ích kinh tế ngày càng
bức xúc, thúc đẩy quá trình đầu tư trực tiếp của các nước trên thế giới và các
nước tư bản phát triển, các nước tư bản đang phát triển.

Xuất khẩu tư bản ngày càng trở thành chiến lược kinh tế quan trọng và
được mở rộng về quy mô với những tính chất mới so với trước. Việc xem xét
trên bình diện chung nhất quá trình xuất khẩu tư bản, xu thế vận động phát
triển của nó cùng những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn
hiện nay, thông qua đó rút ra những nhận xét cần thiết trong việc tiếp nhận
đầu tư nước ngoài vào Việt nam mang tính lí luận và thực tiễn vô cùng sâu
sắc.

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Những biểu hiện mới trong xuất
khẩu tư bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay và đôi điều rút ra trong việc
tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào Việt nam" làm đề tai khoá luận tốt nghiệp
đại học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thực tế, xuất khẩu tư bản là một vấn đề đã được các nhà khoa
học, nghiên cứu lý luận đề cập đến trên nhiều bình diện khác nhau. Các tác
giả đã tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và quy mô hoạt động của
nó, xu hướng vận động phát triển của xuất khẩu tư bản từ khi xuất hiện cho

2
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

đến nay, nhưng việc nghiên cứu tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta
thì chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc. Vì vậy đề tài này xin
góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản nói chung
và những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn hiện nay. Từ đó
đưa ra một số những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường việc tiếp nhận đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, để đưa nền kinh tế đất nước theo kịp các nước
trong khu vực và trên toàn thế giới.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất, nội dung, hình thức và
những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn hiện nay, đồng
thời đưa ra những giải pháp cơ bản trong việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam.

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:

Luận giải những vấn đề lý luận về xuất khẩu tư bản của chủ nghĩa
tư bản một đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

Nghiên cứu những biểu hiện mới trong xuất khẩu tư bản của chủ
nghĩa tư bản hiện đại.

Rút ra một số nhận xét trong việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt đến mục đích nghiên cứu của đề
tài, trong quá trình nghiên cứu và trình bày khoá luận, tác giả quán triệt
những nguyên lý và yêu cầu của phép biện chứng duy vật, phương pháp lô
gíc và lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh thống
kê... dựa trên các tri thức đã học trong kinh tế chính trị để tái hiện và tư duy

3
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cùng với các tài liệu, sách tham khảo, tạp chí kinh tế, thu thập thêm các số
liệu, tư bản khác...

5. Ý nghĩa của khoá luận

Đối với bản thân tác giả thì việc nghiên cứu xây dựng khoá luận đã
giúp cho tác giả làm quen và cụ thể hoá các phương pháp nghiên cứu khoa
học, hiểu sâu sắc và nhuần nhuyễn các kiến thức đã học về kinh tế chính trị,
đặc biệt là lý luận về xuất khẩu tư bản. Cũng thông qua khoá luận cho phép
tác giả rèn luyện cách thức vận dụng phương pháp và kiến thức đã học để
luận giải một vấn đề thực tiễn về kinh tế chính trị.

Đối với hệ thống lý luận kinh tế chính trị đề tài góp một phần nhỏ bé
nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những biểu hiện mới
trong xuất khẩu tư bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đồng thời qua đó giúp
cho chúng ta hiểu thêm việc cần thiết phải tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo kịp các nước trong khu vực và
trên thế giới. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào trong nước đạt hiệu quả cao nhất.

Với việc cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo
hướng dẫn, khoá luận đã được hình thành theo định hướng và yêu cầu mà đề
tài đặt ra. Tuy nhiên do trình độ của một sinh viên qua bốn năm đại học còn
chưa dày dạn về thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết,
hạn chế. Kính mong sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô và các bạn để đề
tài ngày một hoàn thiện hơn.

6. Kết cấu của khoá luận

Khoá luận được kết cấu gồm 2 chương

Chương I: Xuất khẩu tư bản và những biểu hiện mới của nó trong chủ
nghĩa tư bản ngày nay.

4
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Chương II: Đôi điều rút ra trong việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam.

5
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

CHƯƠNG I

XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA NÓ


TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY

1.1. Xuất khẩu tư bản - một trong những đặc điểm kinh tế cơ bản
của chủ nghĩa tư bản độc quyền

1.1.1. Bản chất của việc xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản là quá trình đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm thu
được lợi nhuận cao nhất của bọn tư bản đầu sỏ, dựa vào xuất khẩu tư bản mà
mở rộng bóc lột trên phạm vi toàn thế giới.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, xuất khẩu tư bản là đặc
điểm nổi bật, có tầm quan trọng đặc biệt và trở thành sự cần thiết của chủ
nghĩa tư bản. Lê nin viết: "Điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ trong đó sự
cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hoá. Điểm
điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong đó các tổ chức độc quyền
thống trị, là việc xuất khẩu tư bản" (1 - 103).

Quá trình xuất khẩu tư bản được tiến hành một cách trực tiếp dưới các
hình thức đầu tư tư bản ra nước ngoài giữa các hình thức đầu tư tư bản ra
nước ngoài giữa các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển.
Đây là quá trình vận động hai chiều của xuất khẩu tư bản. Đầu tư vào các
nước đang phát triển của các nước tư bản phát triển nhằm chiếm được thị
trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, lao động rẻ mạt. Mặt khác, với số vốn đầu
tư trực tiếp của nước ngoài vào các nước đang phát triển của mình. Lênin
viết: "Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó trong những nước đã được
đầu tư".
( 2 - T.108).

6
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Nhờ vào việc xuất khẩu tư bản, chủ nghĩa đế quốc đã tăng cường địa
bàn đầu tư có lợi nhất cho bản thân mình với các nước lạc hậu chậm phát
triển. Lợi nhuận mà các nước tư bản thu được thường lớn hơn rất nhiều so
với đầu tư phát triển trong nước. Vì ở đó, tư bản vẫn còn ít giá đất đai tương
đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ mạt và phong phú. Bên cạnh đó xuất
khẩu tư bản cũng tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho nước chậm phát triển
được đầu tư để khai thác các tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng,
đường xá...

Ngoài ra xuất khẩu tư bản là hình thức đầu tư của tư bản nước ngoài
nhằm thu được lợi nhuận cao nhất vì nó giải quyết được nhu cầu thay đổi
công nghệ liên tục ở chính quốc, tận dụng vòng đời của công nghệ cũ, lợi
dụng những ưu đãi và chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư, các nhà tư
bản không ngừng mở rộng thị trường và khả năng cạnh tranh nhằm mục tiêu
thu được lợi nhuận tối đa.

Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nền sản xuất hàng hoá
đạt đến trình độ cao. Sự phát triển của trao đổi không chỉ ở trong nước mà cả
trên phạm vi quốc tế, là một đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản, sự phát
triển không đều và có tính chất nhảy vọt của các doanh nghiệp khác nhau của
các ngành công nghiệp khác nhau và của những nước khác nhau, là điều
không tránh khỏi trong chế độ tư bản.

Lúc đầu nước Anh trở thành nước tư bản đầu tiên và vào giữa thế kỷ
XIX trong khi tiến hành tự do buôn bán đã có tham vọng đóng vai trò "công
xưởng của toàn thế giới", người cung cấp các thành phần cho hết thảy các
nước, còn những nước này, ngược lại phải cung cấp nguyên liệu cho nó.
Nhưng địa vị độc quyền ấy của nước Anh đã bị lung lay trong 25 năm cuối
thế kỷ XIX vì nhiều nước khác đã dùng thuế quan "bảo hộ" để tự vệ, đã phát
triển thành những nước tư bản độc lập. Bước vào thế kỷ XX, ta thấy hình
thành những loại độc quyền khác. Thứ nhất, các liên minh độc quyền của

7
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

bọn tư bản trong tất cả các nước chủ nghĩa tư bản phát triển. Thứ hai, địa vị
độc quyền của một số ít nước giàu nhất trong đó việc tích luỹ tư bản đạt tới
những quy mô rất lớn. Tình trạng "tư bản thừa" xuất hiện rất nhiều trong các
nước tiên tiến.

Song trên thực tế, nếu như số "tư bản thừa" đó mà chủ nghĩa tư bản sử
dụng nó cho việc phát triển nông nghiệp là lĩnh vực hiện nay, ở mọi nơi vẫn
còn hết sức lạc hậu so với công nghiệp. Nếu chủ nghĩa tư bản có thể nâng
cao được mức sống của quần chúng nhân dân là những người hiện nay, ở
khắp các nước, vẫn còn thiếu ăn và nghèo khổ, mặc dù kỹ thuật tiến bộ rất
nhanh thì không thể nào có "tư bản thừa" được. Những người đứng trên
quan điểm tiểu tư bản để phê phán chủ nghĩa tư bản, thì hầu như lúc nào
cũng đưa "lý lẽ" ấy ra. Nhưng như thế thì chủ nghĩa tư bản sẽ không phải là
chủ nghĩa tư bản nữa, vì cả tính chất phát triển không đều của nó và mức
sống thiếu ăn của quần chúng là những điều kiện và tiền đề căn bản, tất yếu
của phương thức sản xuất đó. Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là chủ
nghĩa tư bản, thì số "tư bản thừa" vẫn còn được dùng không phải là để nâng
cao mức sống quần chúng trong nước đó. Vì như thế thì sẽ đi đến kết quả là
làm giảm bớt lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào
những nước lạc hậu. Như vậy, đến đây việc xuất khẩu tư bản đã được thực
hiện và trở thành một trong những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư
bản phát triển đến một giai đoạn cao hay nói cách khác đó chính là chủ nghĩa
đế quốc.

Tất cả những điều đó đã nói lên bản chất của xuất khẩu tư bản. Xuất
khẩu tư bản làm cho các nước tư bản mở rộng địa bàn đầu tư, phát triển tiềm
lực kinh tế của đất nước. Sự lớn mạnh về kinh tế dẫn tới các nước tư bản
phát triển sẽ giành được vị trí của mình trên thế giới khống chế được các
nước khác về mặt chính trị.

8
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Như vậy, việc xuất khẩu tư bản ra nước ngoài mục tiêu săn đuổi lợi
nhuận còn vì mục tiêu sâu xa hơn về chính trị. Sự thâu tóm về kinh tế đối với
các nước khác trên thế giới còn thống trị về chính trị, đây là một tác động
khách quan của quá trình xuất khẩu tư bản từ khi ra đời cho đến nay.

9
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

1.1.2. Các hình thức của xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức: xuất khẩu tư bản
sản xuất và xuất khẩu tư bản cho vay.

1.1.2.1. Hình thức xuất khẩu tư bản sản xuất

Xuất khẩu tư bản sản xuất thực chất là các nhà đầu tư bỏ vốn ra xây
dựng các xí nghiệp hoặc mua lại các xí nghiệp đang hoạt động ở nước ngoài
và làm chủ toàn bộ hay từng phần các cơ sở đó tuỳ tỷ lệ vốn ban đầu bỏ ra.
Đây là hình thức đầu tư mà chủ yếu đầu tư của các nước tư bản nước ngoài
đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất và cho phép họ trực tiếp
tham gia điều hành xí nghiệp mà họ bỏ vốn.

Những năm đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản sản xuất chủ yếu do một
số nước tư bản đế quốc thực hiện. Cho đến nay, nền kinh tế thế giới trong xu
thế toàn cầu hoá thì xuất khẩu tư bản sản xuất được tiến hành ở rất nhiều
nước trên thế giới trong đó có cả nước phát triển và nước đang phát triển
bằng các hình thức phổ biến là:

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: Đây là hình thức đầu tư mà
các nhà đầu tư góp cùng với nước đầu tư ký kết giữa hai bên, quy định rõ
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi giữa mỗi bên trong hoạt động sản xuất
kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Với hình thức đầu tư
này các nước đầu tư tư bản sẽ được trả lợi nhuận theo tỷ lệ vốn đóng góp và
kết quả của quá trình kinh doanh. Song hình thức này thường rất ít, vì vậy
các nhà tư bản đầu tư sẽ không thoả mãn được nhu cầu của mình.

- Hình thức đầu tư vốn để xây dựng các doanh nghiệp liên doanh. Với
hình thức này, nhà đầu tư một tỷ lệ vốn nhất định để xây dựng các xí nghiệp
sản xuất liên doanh (thường gọi là hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn)
có ban quản trị và ban giám đốc điều hành riêng. Mỗi bên liên doanh được
chia sẻ rủi ro theo góp vốn.

10
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Hình thức đầu tư tư bản sản xuất của các nước tư bản với tỷ lệ 100%
vốn: với số tư bản này nhà tư bản sẽ xây dựng hoặc mua lại các xí nghiệp ở
nước sở tại. Đây là hình thức xuất khẩu tư bản phổ biến và tiến hành nhiều
nhất trong các hình thức của xuất khẩu tư bản sản xuất.

Bằng hình thức đầu tư 100% vốn này, các nhà tư bản sẽ hoàn toàn có
quyền điều hành và quản lý hoạt động kinh tế của mình. Các nước tư bản đầu
tư có quyền lựa chọn địa bàn xây dựng xí nghiệp, và sẽ quyết định sản xuất
sản phẩm gì cho có lợi nhất, có sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời
xuất khẩu tư bản sản xuất các nhà tư bản sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so
với hình thức đầu tư theo tỷ lệ hoặc hợp đồng. Do đó, các nước tư bản chủ
yếu dùng hình thức này để đẩy mạnh phát triển kinh tế và môi trường tích
luỹ.

Đối với các nước tiếp nhận đầu tư sản xuất của các nhà tư bản, như
vậy bên cạnh những thuận lợi tận dụng vốn nước ngoài để phát triển cơ sở hạ
tầng, khai thác tài nguyên, giải quyết công ăn, việc làm và lao động thì đồng
thời cũng chịu những thiệt thòi không thể tránh khỏi các nhà đầu tư tư bản
vào xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất sẽ chỉ tập trung vào một số vùng
trung tâm gây ra sự mất cân bằng giữa các khu vực kinh tế của nước sở tại.
Vì họ nắm được quyền hoàn toàn về kinh tế trong các xí nghiệp có vốn đầu
tư nên ít nhiều nó cũng ảnh hưởng, tác động về mặt tư tưởng, chính trị,
hướng nước sở tại phát triển kinh tế theo ý đồ của họ.

Như vậy, xuất khẩu tư bản sản xuất là một trong những hình thức quan
trọng chủ yếu của việc xuất khẩu tư bản việc xuất khẩu tư bản sản xuất đã
đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế đồng thời cũng là hình thức
mà các nước đầu tư sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

1.1.2.2. Hình thức xuất khẩu tư bản cho vay

Xuất khẩu tư bản cho vay chủ yếu do các tổ chức tư bản tài chính thực
hiện trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Quá trình xuất khẩu tư bản

11
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cho vay của các nước tư bản thường gắn với các điều kiện. Cụ thể đó là, một
phần cho vay nhất là tàu thuỷ, vũ khí... (trong những năm đầu thế kỷ XX
nước Pháp rất hay dùng "thủ đoạn" này). Việc xuất khẩu tư bản ra nước
ngoài với hình thức cho vay đã trở thành động lực kích thích xuất khẩu hàng
hoá xuất khẩu tư bản cho vay bên cạnh thu được lãi suất tuỳ theo mỗi nước
còn khống chế các nước được vay phải thực hiện một số yêu cầu của nước sở
hữu vốn. Những nước nhập khẩu phải nhường lại những địa điểm làm căn cứ
quân sự, phải tham gia hay ủng hộ các kế hoạch xâm lược, phải ra nhập các
khối quân sự do bọn đế quốc lập ra...

Xuất khẩu tư bản của Nhà nước thường gồm có hai bộ phận được thực
hiện dưới hình thức cho vay, một bộ phận khác dưới hình thức "viện trợ"
không hoàn lại. Nói "viện trợ" không hoàn lại không có nghĩa là các nước
xuất khẩu tư bản không vụ lợi. Chính phần "viện trợ" này là công cụ bắt
buộc các nước nhận "việc trợ" phải phụ thuộc một cách chặt chẽ vào các
nước đế quốc.

Ngoài mục đích cổ điển của xuất khẩu tư bản lâu nay là thu được lợi
nhuận siêu ngạch, Nhà nước xuất khẩu tư bản còn nhằm duy trì và bảo vệ
nền chính trị thối nát đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cường
mức độ phụ thuộc của các nước đó vào chủ nghĩa đế quốc, hoặc thực hiện
chủ nghĩa thực dân kiểu mới, đồng thời chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho tư
nhân xuất khẩu tư bản.

Đến những năm cuối thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản cho vay là hình thức
hoạt động chủ yếu của các Công ty xuyên quốc gia. Các Công ty xuyên quốc
gia dựa trên cơ sở "chế độ tham dự" để lợi dụng sự kiểm soát của tư bản tài
chính liên kết các lãnh thổ rộng lớn của chủ nghĩa tư bản dùng một lượng
nhỏ vốn tự có kiểm soát một lượng lớn tư bản của người khác. Các Công ty
độc quyền hình thành các ngân hàng xuyên quốc gia, đặt các Công ty con,
chi nhánh ngân hàng nhỏ tại các nước dưới sự điều hành của Công ty mẹ.

12
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Chúng tiến hành xuất khẩu tư bản cho vay hay cho các nước vay vốn lấy lãi
trong các thời hạn nhất định.

Hình thức này thường đi với các điều kiện nào đó của nước cho vay,
chúng có thể cho vay với điều kiện phải đầu tư phát triển những ngành mà
chúng muốn, nước được vay - không được quyền tự do sử dụng vốn đó.

Xuất khẩu tư bản cho vay là một trong những hình thức mà các nước
tư bản dễ dàng chi phối các nước khác, nếu như các nước được vay không sử
dụng hợp lý sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản (điển hình là ở các nước Đông Nam
Á trong cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tháng 7/1997 vừa qua), làm cho
các nước khủng hoảng một cách trầm trọng về kinh tế dẫn tới sự mất ổn định
về chính trị và an ninh đất nước. Sự phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn tới sự phụ
thuộc về chính trị, đây cũng là một hình thức để các nước tư bản thực hiện
những mục tiêu và ý đồ sâu xa của mình.

1.2. Những biểu hiện mới trong xuất khẩu tư bản của chủ nghĩa tư
bản hiện đại

1.2.1. Quá trình xuất khẩu tư bản

Từ đầu thế kỷ XX xuất khẩu tư bản bắt đầu phát triển mạnh, do đòi
hỏi cấp bách về dư thừa tư bản hoặc do mục tiêu mở rộng thị trường. Phần
lớn xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư gián tiếp trong đó Pháp - Đức đầu
tư mạnh vào nước Nga khoảng 10 tỷ F, Anh và Đức - Pháp còn đầu tư ra các
nước thuộc địa. Các nước tư bản phát triển đầu tư vào một số ngành sản xuất
công nghiệp then chốt mang tính chất khai thác tài nguyên khoáng sản đưa
về chính quốc thu lợi nhuận tối đa, đồng thời việc đầu tư này có lợi tranh
giành thuộc địa, đảm bảo sự lệ thuộc của các nước thuộc địa vào chính quốc.

Lênin nhận định rằng xuất khẩu tư bản thời kỳ này những khoản lớn
đều là cho vay nặng lãi, các nước tư bản đua nhau cho vay dù "tình hình thị

13
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

trường tiền tệ không được sáng sủa lắm về tình hình chính trị không được lạc
quan gì" (3 - T.109).

Nhưng các nước tư bản phát triển với nhau lại đua nhau cho vay với lý
do "không dám từ chối không nhận cho nước ngoài vay, vì sợ nước láng
giềng nhanh chân đến trước lại đồng ý cho vay. Nhận được sự đền đáp qua
lại nào đó". (4 - T.109).

Tuy nhiên, xuất khẩu tư bản thời kỳ này quy mô nhỏ với hình thức cho
vay lãi hay chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ và phục vụ sự chạy đua quân
sự.

Cuối thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản đặc biệt phát triển mạnh do yêu cầu
của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, hợp tác đầu tư kinh tế trên lĩnh vực
toàn cầu. Đó là kết quả của quá trình xã hội hoá sản xuất. Tuy nhiên có điểm
khác biệt so với đầu thế kỷ cả về hình thức và quy mô, tính chất, mục đích...
mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây:

1.2.1.1. Đặc điểm và những biểu hiện của xuất khẩu tư bản vào những
năm 60, 70.

Trong giai đoạn này, hệ thống thuộc địa của các nước tư bản đế quốc
dần thu hẹp và dẫn đến không còn nữa. Các quốc gia thuộc địa lần lượt giành
được độc lập, dân tộc. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh.
Trước tình hình đó, chủ nghĩa tư bản ra sức củng cố địa vị của mình bằng
chiến lược lôi kéo đồng minh làm cho các nước thế giới thứ 3 trở thành đồng
minh chiến lược của mình nhằm "ngăn chặn bước tiến cộng sản". Để lôi kéo
các nước thế giới thứ 3 các nước tư bản phát triển đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp
nhằm xây dựng cho các nước này một tiền lực kinh tế, tăng cường tiềm lực,
quân sự với mưu đồ ngăn chặn chủ nghĩa xã hội đang trở thành xu hướng
của thời đại. Xuất khẩu tư bản chủ yếu hướng vào giữa các nước tư bản với
nhau nhằm củng cố liên minh kinh tế, chính trị đáp ứng việc lột xác nội tại
khi chủ nghĩa tư bản cũ đã trở nên lỗi thời với lịch sử.

14
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Xuất khẩu tư bản vào các nước thế giới thứ ba và thuộc địa.

Do âm mưu chính trị các nước tư bản đế quốc ra sức lôi kéo các nước
thế giới thứ 3 vào quỹ đạo của mình, xuất khẩu tư bản là một phương thức dễ
dàng nhất gây ảnh hưởng và ép buộc. Xét một cách tổng thể quốc gia mà các
nước có ý định đầu tư vào phải có một số điều kiện thoả mãn nhất định như:
vị trí chiến lược của các quốc gia đó, chế độ chính trị, tiềm năng về nhân lực,
vật liệu nhằm đạt tới mục tiêu săn đuổi lợi nhuận và chính trị.

+ Thứ nhất: vai trò của các nước xuất khẩu tư bản không ngoài ai khác
là Mỹ và Tây Âu.

Mỹ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất, là nước đế quốc
lớn nhất, trong giai đoạn này Mỹ là bá chủ thế giới tư bản về kinh tế, quân sự
và chính trị. Với vai trò trên, trước làn sóng xã hội chủ nghĩa, càng không thể
chấp nhận chủ nghĩa tư bản bị co cụm lại trên phạm vi toàn thế giới. Đế quốc
Mỹ ra sức đầu tư vào các nước thế giới thứ 3 nhằm lôi kéo đồng minh. Vào
năm 70, số đầu tư vào các nước này chiếm tới gần 50% tổng số tư bản đầu tư
ra nước ngoài của Mỹ.

+ Thứ hai: Nước nhận đầu tư

Các nước tiếp nhận đầu tư chủ yếu là các nước Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapho, Malaixia, Philipin, Braxin, Mêxicô... và một số quốc gia vùng
lãnh thổ thuộc địa như Hồng Kông, Đài Loan, Úc...

Đây là các nước có vị trí chiến lược cả về kinh tế, chính trị, quân sự.
Các nước thế giới thứ 3 và thuộc địa lệ thuộc nằm ở những đường giao thông
lớn của thế giới có ảnh hưởng lớn tới sự thông thương chu chuyển tư bản, là
những vị trí chiến lược trong thế trận bố trí an ninh toàn cầu phục vụ cho
mưu đồ ngăn chặn chủ nghĩa xã hội xuống Phương Nam của chủ nghĩa đế
quốc. Một điều kiện nữa là khả năng tiềm lực phát triển kinh tế nhờ vào điều
kiện địa lý lúc đó.

15
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Đây cũng là các nước độc lập song trở thành lệ thuộc vào đối tác chiến
lược của Mỹ và Tây Âu chủ yếu về mặt chính trị. Các nước này đều thân Mỹ
và dựa vào Mỹ để phát triển kinh tế và cũng ít nhiều bị lệ thuộc về chính trị.
Mỹ đã xúi giục các cuộc chiến tranh giữa các nước, chia cắt đất nước, lôi kéo
vào những cuộc chiến tranh - tiêu biểu như cuộc chiến tranh ở niềm Nam
Việt Nam (1954 - 1975) cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên thập kỷ 50,
thành lập khối quân sự dưới sự giật dây của Mỹ (khối SEATO).

Về đặc điểm kinh tế - xã hội. Các nước nhận xuất khẩu tư bản thuộc
thế giới thứ 3 đều là những nước kinh tế còn lạc hậu, với mong muốn phát
triển đất nước, những nhà lãnh đạo các quốc gia này chấp nhận một sự lệ
thuộc về kinh tế, chính trị để tranh thủ nguồn vốn viện trợ của Mỹ - Tây Âu.
Thực tế Miền Nam Việt Nam, Mêxicô, Thái Lan, Hàn Quốc cũng đã đạt
được những thay đổi nhất định về kinh tế.

Nước nhận đầu tư đều đã lệ thuộc kinh tế, chính trị, vào Mỹ - Tây Âu,
trở thành đồng minh chiến lược về kinh tế, chính trị. Thực tế Mỹ, Tây Âu đã
biến nước này trở thành những căn cứ quân sự nước ngoài lớn (Philipin, T,
Hàn Quốc, miền Nam Việt Nam, Mêxicô...), trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm
ế thừa và bóc lột tài nguyên, nhân lực phục vụ cho mục tiêu kinh tế chính trị.
Điều quan trọng hơn cả đó là những nơi chủ nghĩa đế quốc ra sức viện trợ
trang thiết bị, vũ khí quân sự cho các nước này với mưu đồ ngăn chặn làn
sóng cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến bộ xã hội, duy trì địa vị bá chủ toàn
cầu.

Nhiều nhà kinh tế học của Mỹ đều đánh giá giai đoạn 60 - 70 các nước
nhận xuất khẩu tư bản đều bị biến thành một xã hội tiêu thụ dư thừa của xã
hội tư bản. Nói một cách khác Mỹ và Tây Âu viện trợ hoặc xuất khẩu những
sản phẩm với giá dẻ ở các nước thế giới thứ 3 chủ yếu là hàng tiêu dùng. Từ
đó, ưu thế về giá, mẫu mã bóp chết nền sản xuất trong nước. Đó là hiệu quả
to lớn của chủ nghĩa đế quốc để lại nhưng nó được che đậy bởi một xã hội

16
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

phồn thịnh giả tạo. Những con nợ lớn ví dụ như: Braxin, Mêxicô, Thái Lan,
Inđônêxia, Malaixia, Philipin... bởi khả năng không thanh toán được, đến
ngày nay hậu quả đó trở thành một vấn đề nhức nhối nhất của mỗi quốc gia
trong quá trình phát triển kinh tế.

Nhưng không hẳn Mỹ và Tây Âu chỉ viện trợ và cho vay với lãi suất
ưu đãi, các nước tư bản phát triển còn đầu tư xây dựng một số nhà máy khai
thác chế biến sản phẩm, lợi dụng việc giàu có về tài nguyên nhiên liệu nhằm
thu lợi nhuận bù lãi, lỗ, hổng viện trợ kinh tế. Tư bản phát triển còn đầu tư
xây dựng các xí nghiệp sản xuất chủ yếu hàng tiêu dùng dẫn đến việc các
nước thế giới thứ 3 và thuộc địa lệ thuộc phụ thuộc hẳn vào kinh tế Mỹ - Tây
Âu trong tham vọng kinh tế, chính trị của họ.

- Xuất khẩu tư bản giữa các nước xuất khẩu tư bản với nhau.

So với việc xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển, xuất khẩu
tư bản giữa các nước tư bản với nhau chiếm một vị trí lớn trong tổng số xuất
khẩu tư bản thế giới. Xuất khẩu là một yêu cầu cấp bách phát sinh từ quá
trình xã hội hoá nền sản xuất, nói một cách khác nó là phương thức sống
còn nhằm thay đổi nội tại tư bản chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu của lịch sử.

Trong giai đoạn 60 - 70 khi các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành
một hệ thống trên toàn thế giới thì việc liên kết kinh tế giữa các nước tư bản
phát triển với nhau phần nào xoá được mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giúp các
nước tư bản phát triển toàn diện, liên kết chính trị nhằm tạo ra hệ thống đối
chọi với hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Sở dĩ, xuất khẩu tư bản
giữa các nước phát triển với nhau chiếm một vị trí gần như tuyệt đối trong
tổng số xuất khẩu tư bản của thế giới cũng là kết quả của xã hội hoá sản
xuất, phân công lao động xã hội của xã hội hoá sản xuất, phân công lao động
xã hội dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đảm bảo lợi
ích kinh tế và sự phồn vinh của chủ nghĩa tư bản.

17
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế mở, vừa cần đầu tư ra
nước ngoài vừa cần thu hút tư bản nước ngoài do vậy sự vận động hai chiều
của tư bản trở thành đặc điểm mới trong quan hệ quốc tế của chủ nghĩa tư
bản hiện đại.

Trong giai đoạn này Mỹ và Tây Âu là những nước xuất khẩu tư bản và
nhận vốn đầu tư lớn nhất chiếm gần như tuyệt đối khoảng 80% tổng số xuất
khẩu tư bản toàn thế giới, các nước đang phát triển và khối Nics xuất khẩu tư
bản không lớn chiếm một vị trí rất nhỏ khoảng 2% tổng số đầu tư thế giới.
Sự xuất khẩu tư bản lẫn nhau là kết quả của cơ sở phân công lao động quốc
tế và chuyên môn hoá sản xuất cao, ở đây không có quan hệ người chủ,
người phụ thuộc. Sự vận động tư bản cũng lưu động, sự bóc lột của tư bản
độc quyền đổi mới lao động làm thuê không phải từ một phía chúng giống
như vận động của tư bản, vận động của giá trị thặng dư trên thị trường quốc
tế là lưu động hai chiều. Kết quả của nó là trên bình diện tổng thể địa bàn
đầu tư được mở rộng, tổng lượng sản xuất giá trị thặng dư tăng lên, mở ra
nguồn tích luỹ tư bản rộng lớn hơn. Bởi vậy, vận động hai chiều của tư bản
giữa các nước phát triển khiến hai bên cùng có lợi, qua đó nó thúc đẩy nền
kinh tế của những nước này tăng trưởng.

Xuất khẩu tư bản hai chiều giữa các nước tư bản với nhau khác hẳn
với xuất khẩu tư bản với nước đang phát triển. Một bên là quan hệ phụ
thuộc, một bên là quan hệ "bình đẳng" giữa các nước xuất khẩu tư bản và các
nước đầu tư. Tiếp nữa là sự khác nhau về hình thức xuất khẩu tư bản một
bên là gián tiếp và một bên là trực tiếp. Biểu hiện ở chỗ:

"Từ nửa sau những năm 60, đặc biệt là giữa những năm 70 trở đi, tư
bản nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Mỹ tăng mạnh, vượt đốc độ tăng đầu tư
trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài trong cùng thời kỳ ấy". (5 - T.34).

18
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Xuất khẩu tư bản với sự vận động hai chiều dẫn đến thành lập các
Công ty xuyên quốc gia liên minh kinh tế khu vực NAFTA, EU, (7/1967)
APEC...

1.2.1.2. Đặc điểm và những biểu hiện của xuất khẩu tư bản trong giai
đoạn những năm 1980 trở lại đây.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu từ những năm 80 trở đi, xuất
khẩu tư bản mang tính chất khu vực hoá và toàn cầu hoá với quy mô lớn và
tốc độ chưa từng có.

Từ những năm 1980 trở lại đây thế giới dần dần chuyển từ xu thế đối
đầu căng thẳng sang đầu tư phát triển kinh tế. Khái niệm "đối đầu", "chiến
tranh lạnh" của những năm 60 trở nên lỗi thời, hoàn cảnh đó đã tạo thuận lợi
hiếm có để mỗi quốc gia phát triển kinh tế theo con đường riêng của mình.

Xu thế xuất khẩu tư bản những năm 80 trở lại đây bộc lộ rõ ở việc
thay đổi địa bàn đầu tư, vai trò các nước xuất khẩu tư bản, hình thức xuất
khẩu tư bản và sự liên kết kinh tế trên quy mô toàn cầu, cụ thể như sau:

Nếu như những năm 60 - 70 về trước, vai trò xuất khẩu tư bản tập
trung vào Mỹ và Tây Âu và một số quốc gia phát triển chiếm tới 98% số tư
bản của thế giới. Đến nay vị trí độc quyền đó đang bị thu nhỏ lại, trong các
xuất khẩu tư bản mới phải kể đến Nhật Bản, ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông, Xingapo, các nước Bắc Âu. Đó là kết quả của quá trình tăng
trưởng kinh tế kỳ diệu trong suốt những năm 60, 70, 80. Chúng ta hãy xét
trường hợp của Nhật Bản có bước tăng trưởng nhảy vọt về đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, từ năm 1980 - 1985 tăng gấp 12 lần, tỷ lệ của họ trong tổng
ngạch đầu tư trên thế giới từ 50% tăng vọt lên 23,2%. Bắt đầu từ năm 1988,
ngạch đầu tư trong năm ấy của Nhật vượt Mỹ, đứng hàng đầu thế giới, cho
tới cuối tháng 3 - 1990, tổng ngạch đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật
đã lên tới 253,9 tỷ đô la. (6 - T.21). Từ đó, cho ta thấy rằng, thế độc quyền
xuất khẩu tư bản của Mỹ và Tây Âu dần bị thu hẹp.

19
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Sự thay đổi xu hướng đầu tư vào các nước nhận đầu tư.

Trung Quốc là nước tiếp nhận đầu tư lớn, trong giai đoạn hiện nay
kinh tế Trung Quốc không ngừng phát triển ở mức 2 con số. Vì vậy mà
Trung Quốc là một môi trường thuận lợi thu hút xuất khẩu tư bản. Từ đó,
Trung Quốc đã vươn lê vị trí thứ 2 về sự hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài.
Tiếp sau là các nước Châu Á - Thái Bình Dương, đây là khu vực kinh tế phát
triển năng động nhất thu hút nhiều đầu tư của các nước tư bản phát triển.
Như vậy, biểu hiện mới của các nước nhận đầu tư chuyển dần sang các nước
công nghiệp mới và các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông,
Braxin, Mêxicô tức là trên các địa bàn khác nhau đáp ứng yêu cầu toàn cầu
hoá về kinh tế thế giới. Sự vận động hai chiều của xuất khẩu tư bản giai đoạn
60 - 70 chủ yếu giữa Mỹ và Tây Âu thì đến nay mối quan hệ giữa các nước
tư bản đó đều bị ảnh hưởng vì vai trò của Nhật Bản.

Những biểu hiện của việc xuất khẩu tư bản của một số quốc gia như
là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Braxin, Đài Loan, Mêxicô, Ấn Độ,
Malaixia nhận đầu tư lớn... xuất khẩu tư bản sang các nước thế giới thứ 3 và
các nước công nghiệp mới phát triển đáp ứng xu thế kinh tế hoá toàn cầu.

- Sự thay đổi về hình thức đầu tư

Nếu như trong giai đoạn 60 - 70 xuất khẩu tư bản chủ yếu với hình
thức gián tiếp sang các nước thế giới thứ 3 và thuộc địa lệ thuộc, xuất khẩu
tư bản giữa các nước đang phát triển với nhau mang tính chất liên kết kinh tế
đảm bảo lợi ích mỗi nước. Đến những năm 1980 lại đây xuất khẩu tư bản
chủ yếu là sự đa dạng hoá về hình thức xuất khẩu tư bản. Các nước tư bản
phát triển và một số nước xuất khẩu tư bản mới ra sức đầu tư vào địa bàn có
lợi: cho vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, mua cổ phần
các xí nghiệp. Thực tế các nhà xuất khẩu tư bản nhằm vào những chỗ béo
bở, ít gặp rủi ro mục tiêu lợi nhuận và chỉ đạo để quyết định áp dụng hình
thức đầu tư nào có lợi nhất. Các nhà xuất khẩu tư bản qua việc đầu tư cũng

20
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

mong muốn mở rộng thị trường, mở rộng địa bàn chiến lược của mình để
phát triển kinh tế, phát triển các Công ty đa quốc gia đáp ứng yêu cầu xã hội
hoá sản xuất cao. Ở các nước tư bản phát triển xuất khẩu tư bản chủ yếu là
hình thức mua cổ phần, sát nhập các Công ty trở thành những siêu Công ty
quốc gia. Xuất khẩu tư bản sang các nước đang phát triển chủ yếu cho vay
vốn và đầu tư cơ sở hạ tầng, các xí nghiệp sản xuất dịch vụ. Tuy vậy, xuất
khẩu tư bản giai đoạn này chủ yếu là tập trung vào dịch vụ chiếm tới gần
50%, đó là kết quả của một nền sản xuất phục vụ xã hội tiêu dùng.

- Sự thay đổi về vai trò đầu tư của các nước đang phát triển.

Các nước đang phát triển vốn là địa bàn đầu tư của tư bản độc quyền
quốc tế. Sau chiến tranh, nhất là từ những năm 70 trở đi, tình hình ít nhiều có
thay đổi. Các nước đang phát triển cũng bắt đầu đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài, gồm cả đầu tư giữa các nước đang phát triển với nhau và đầu tư vào
các nước phát triển. Một trong những hiện tượng nổi bật trong lĩnh vực vận
động tư bản quốc tế hiện nay là tăng tỷ lệ các nước đang phát triển với tư
cách là nước xuất khẩu tư bản và đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước
này được định hướng lại sang các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, khối
lượng của nó không lớn, chỉ khoảng 2% tổng đầu tư thế giới (7.T49 - 50).
Hiện nay có khoảng 30 đến 50 nước và khu vực đang phát triển đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài. Lượng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hồng Kông,
Đài Loan, Xingapo đã có quy mô khác. Ngoài ra, Hàn Quốc, Đài Loan,
Achentina, Mêhicô, Vênêxuêla đều đang tích cực đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.

"Về đại thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển
gồm có 3 loại hình: Một là, những nước giàu tài nguyên, trong đó phần lớn là
các nước xuất khẩu dầu mỏ. Các xí nghiệp độc quyền Nhà nước của họ có số
dư xuất siêu lớn, do vậy có năng lực lập ra các Công ty con ở nước ngoài để
thống nhất quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, tiêu thụ. Loại đầu tư trực tiếp

21
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

này phần lớn dùng để lập tổ chức tiêu thụ ở nước ngoài. Hai là, các nước
giàu lao động, đang nhanh chóng thực hiện công nghiệp hoá. Do tài nguyên
thiên nhiên có hạn và thị trường trong nước nhỏ hẹp, họ không thể không tổ
chức ra các Công ty sử dụng nhiều lao động hoặc nhận thầu các Công ty
nước ngoài ở các nước khác để nhận thầu các Công ty nước ngoài ở các
nước khác để tìm lối thoát. Ba là, những nước đang nhanh chóng thực hiện
công nghiệp hoá. Họ đã có được những thành tựu nhất định ở trong nước và
muốn phát triển ra nước ngoài, cùng với bạn bè ở nước sở tại lập ra những
Công ty sản xuất thiết bị công nghiệp, hàng dệt hoặc sản phẩm điện tử" .(8 -
T.38).

Cho đến nay, đầu tư ra nước của các nước đang phát triển tăng mạnh
và có một vị trí đáng kể trong xuất khẩu tư bản toàn thế giới.

- Sự xuất hiện của các tổ chức liên kết kinh tế, các Công ty xuyên
quốc gia và cục diện đa trung tâm.

+ Các Công ty xuyên quốc gia: là hình thức tổ chức quốc tế hoá chủ
yếu của tư bản hiện đại. Nó phát triển từ những Công ty độc quyền lớn của
các nước tư bản và mở rộng quy mô, thực lực nhờ kết quả của quá trình xã
hội hoá sản xuất và phân công lao động. Đầu tư và các Công ty quốc gia ra
nước ngoài không ngừng tăng, 25 tỷ USD năm 1990, lượng luỹ kế đầu tư ra
nước ngoài vượt 100 tỷ USD với trên 90% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với
35000 Công ty xuyên quốc gia.

Sự xuất hiện của các Công ty xuyên quốc gia với quy mô lớn, hùng
hậu là lực lượng chủ yếu xuất khẩu tư bản, thực tế đã trở thành lực lượng
thao túng chủ yếu bới sự vận động tư bản quốc tế này nay trên phạm vi toàn
cầu.

+ Các tổ chức liên kết kinh tế, khu vực hoá và toàn cầu hoá.

22
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Khu vực hoá kinh tế là hiện tượng ra đời sau chiến tranh thế giới lần
hai và đặc biệt phát triển mạnh từ những năm 80 trở lại đây và trở thành xu
thế toàn cầu biểu hiện là sự quốc tế hoá sản xuất và đời sống kinh tế phát
triển tới một trình độ nhất định. Nội dung liên kết không chỉ giới hạn trong
vấn đề mậu dịch và trong việc lưu động quốc tế và kỹ thuật lao động, phối
hợp với các chính sách kinh tế đặc biệt là lưu động phát triển về tư bản. Đến
nay trên thế giới đã có các tổ chức liên kết như EU, NAFTA (11/1994)
APEC.

Khu vực hoá kinh tế thuận lợi cho xuất khẩu tư bản giữa các nước tư
bản với nhau, ở đây có mối quan hệ hai chiều. Xuất khẩu tư bản đặc biệt phát
triển nhất là xuất khẩu tư bản hai chiều thì rõ ràng cấp thiết đòi hỏi khu vực
hoá kinh tế toàn cầu hình thành. Từ khi EU thành lập đầu tư của Mỹ, Nhật
vào Tây Âu phát triển mạnh chủ yếu của tư nhân năm 1989 lên tới 150 tỷ
USD chiếm 40% tổng đầu tư trực tiếp của Mỹ. Nhật cũng ra sức đầu tư vào
Châu Âu và Mỹ, ở đây hai bên đối tác đều tranh thủ lợi nhuận từ khu vực
hoá kinh tế.

+ Sự đa phương hoá về kinh tế. Nếu như trong những thập kỷ 70 trở
về trước Mỹ là một cường quốc về kinh tế đến 50,7% tỷ trọng công nghiệp
của các quốc gia tư bản, ngày nay Mỹ chỉ còn 25%. Vị trí này bị lung lay bởi
sự phát triển của Tây Âu và Nhật Bản.

Đến nay Nhật có tổng thu nhập quốc dân bằng 3/5 Mỹ và Tây Âu. Do
vậy, thực lực xuất khẩu tư bản giữa các quốc gia này là ngang bằng nhau.
Đặc biệt Nhật Bản trở thành nước có tư bản dư thừa nhiều nhất và xuất khẩu
tư bản không kém gì Mỹ. Các quốc gia Tây Âu cũng đầu tư mạnh vào Bắc
Mỹ 80% FDI (1989).

Nước Mỹ cũng đưa vào Tây Âu 53% FDI, Nhật đưa 50% FDI vào Bắc
Mỹ (9 - T.94).

23
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Từ thực tế trên ta thấy, xuất khẩu tư bản giai đoạn này vẫn chủ yếu là
xuất khẩu tư bản lẫn nhau giữa ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Sự phát
triển của xuất khẩu tư bản và những biểu hiện của nó trong những năm cuối
thế kỷ XX và những năm tiếp theo phụ thuộc 3 trung tâm lớn này của thế
giới.

1.2.2. Kết quả và những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong
giai đoạn hiện nay.

1.2.2.1. Kết quả của quá trình xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản cuối thế kỷ XX đã đem lại những thay đổi to lớn đối
với sự phát triển của kinh tế thế giới.

- Trước hết xuất khẩu tư bản đã đem lại kết quả là làm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế toàn cầu, thúc đẩy một bước phát triển mới về khoa học và
công nghệ và quan hệ sản xuất mới.

Thứ nhất; nó là sự phát triển kinh tế mạnh của các quốc gia nhận đầu
tư: Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông, Trung
Quốc... đã tạo được sự tăng trưởng cao từ những năm 60 lại đây. Mức tăng
trưởng GDP liên tục trong vòng vài chục năm thường là trên 10% cao nhất
thế giới, các nước này nhanh chóng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước và trở thành các quốc gia phát triển hay còn gọi là các nước Nics. Một
điểm dễ nhận ra các quốc gia này đều là các quốc gia trong tranh thủ được sự
đầu tư nước ngoài để phát triển đất nước và cũng là các nước nhận đầu tư
xuất khẩu tư bản nhiều nhất.

Riêng đối với các quốc gia tư bản phát triển, xuất khẩu tư bản lẫn nhau
là chủ yếu nên giúp các nước này bước vào khu vực hoá và toàn cầu hoá
kinh tế, hình thành các Công ty xuyên quốc gia. Chính vì vậy, các nước tư
bản phát triển đã thu được nhiều thành tựu đặc biệt trên mọi lĩnh vực. Sự gắn

24
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

kết về lợi ích kinh tế trong xuất khẩu tư bản đảm bảo cho sự phát triển của
mỗi quốc gia, mỗi nước tư bản, cho bản thân sự tồn tại của chúng.

Thứ hai, từ sự hợp tác, phân công lao động quốc tế và sự xã hội hoá
sản xuất đảm bảo tuyệt đối cho xuất khẩu tư bản trở thành một phương thức
để cho các nước tư bản phát triển giải quyết việc thay đổi công nghệ. Trong
thời đại khoa học, kỹ thuật có những bước phát triển vượt bậc thường xuyên
thay đổi công nghệ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo
sự cạnh tranh tối đa để thu được lợi nhuận cao. Các nước xuất khẩu tư bản
xuất khẩu công nghệ hạng 2 sang các nước thế giới thứ 3 này công nghệ
hạng 2 cũng là hiện đại đối với họ, nên đã góp phần thay đổi công nghệ lạc
hậu ở các quốc gia đó.

Ở các nước tư bản phát triển, công nghệ mới được thay đổi liên tục
kích thích khoa học kỹ thuật, phát triển đòi hỏi sự hợp tác quốc tế và sự xã
hội hoá ngày càng cao. Do đó, xuất khẩu tư bản đã liên kết các khu vực kinh
tế phát triển theo xu hướng toàn cầu.

Thứ ba, "quan hệ sản xuất mới" ra đời: xuất khẩu tư bản đã tạo ra một
"quan hệ sản xuất mới", sự hợp tác ngang bằng giữa các quốc gia xuất khẩu
tư bản với nhau và sự hợp tác bất bình đẳng với các nước đang phát triển. Do
sự phân công lao động sâu sắc nên dẫn đến sự tập trung hoá sản xuất cao độ,
giữa nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.

- Hình thức các tổ chức liên kết quốc tế, các Công ty xuyên quốc gia,
tự do toàn cầu hoá kinh tế và thể chế đa trung tâm của kinh tế thế giới.

Sự phát triển vượt bậc của các Công ty xuyên quốc gia, ở thế kỷ XXI
này xuất khẩu tư bản thông qua các Công ty xuyên quốc gia. Một khi các
Công ty xuyên quốc gia phát triển vượt bậc sẽ dẫn tới sự ràng buộc lẫn nhau
về kinh tế tiến tới liên kết khu vực và toàn cầu hoá về kinh tế, xuất khẩu tư
bản cũng không nằm ngoài xu thế này.

25
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Thế giới ngày nay, Mỹ đã mất vai trò là cường quốc kinh tế số 1 từ vị
trí 50,7% GDP của thế giới đến nay Mỹ còn 20 - 25% GDP thế giới. Thập kỷ
80 trở lại đây đánh dấu sự trỗi dậy của Nhật và Tây Âu. xuất khẩu tư bản
trước đây chủ yếu là Mỹ và Tây Âu. Thì ngày nay sự xuất hiện của Nhật đã
làm thay đổi quan hệ kinh tế thế giới tạo nên thế chân kiềng vững chắc, là
Nhật xuất khẩu tư bản sang Mỹ và Tây Âu, Tay Âu xuất khẩu sang Mỹ và
ngược lại.

Tóm lại, sự xuất khẩu tư bản lẫn nhau giữa ba trung tâm kinh tế thế
giới, trong đó Nhật đóng vai trò chủ đạo. Tiếp sau đó là sự trỗi dậy của một
số quốc gia xuất khẩu tư bản mới như: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc,
Đài Loan, Braxin, Mêxicô...đã đưa đến cho nền kinh tế thế giới những kết
quả quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

1.2.2.2. Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn
hiện nay.

Từ những kết quả của xuất khẩu tư bản cuối thế kỷ XX như đã trình
bày ở trên. Xuất khẩu tư bản đã làm thay đổi mọi mặt nền kinh tế cững như
sự phát triển của mỗi quốc gia. Thay đổi các quan hệ kinh tế quốc tế và điều
quan trọng là sự lột xác của chủ nghĩa tư bản để phù hợp với thời đại. Từ đó
chúng ta thấy ra đời một chủ nghĩa tư bản hiện đại mới đặc trưng là sự tập
trung hoá sản xuất cao độ đó là sự phát triển tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

Xét riêng về xuất khẩu tư bản chúng ta cũng thấy rõ đó là lối thoát cho
chủ nghĩa tư bản, là con đường mà chủ nghĩa tư bản không ngừng tìm kiếm
lợi nhuận và qua đó nhằm liên kết kinh tế đảm bảo lợi ích chung. Nói một
cách khác "chủ nghĩa tư bản hiện đại" là chủ nghĩa tư bản tự biến đổi, tự điều
chỉnh trên cơ sở áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ
thuật vào sản xuất và kinh doanh trên quy mô toàn thế giới.

Sự tập trung hoá kinh tế bởi những tổ hợp kinh tế lũng đoạn toàn cầu,
bởi sự xã hội hoá sản xuất ngày càng cao phát triển dựa trên xuất khẩu tư bản

26
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

giữa các quốc gia, chủ yếu là những nước tư bản phát triển, trong đó nổi bật
là 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Các Công ty xuyên quốc gia thúc đẩy quốc tế hoá hàng loạt hoạt động
của tư bản, đưa trao đổi sản xuất và mọi hoạt động kinh tế vào hệ thống kinh
doanh thế giới rộng lớn. Công ty xuyên quốc gia là hình thức tổ chức quốc tế
hoá, chủ yếu là tư bản hiện đại, có vai trò ngày càng quan trọng trong nền
kinh tế thế giới hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc
gia và quan hệ giữa các nước liên quan mạnh đến việc xuất khẩu tư bản.

Phát triển vượt bậc của các Công ty xuyên quốc gia mà các Công ty
xuyên quốc gia chủ yếu phát triển từ những Công ty độc quyền lớn của các
nước phát triển. Thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và kinh doanh
xuyên quốc gia, các Công ty này không ngừng mở rộng.

Hiện nay, tổng giá trị sản xuất hàng năm của các Công ty xuyên quốc
gia chiếm khoảng một nửa tổng giá trị sản lượng hàng năm toàn bộ thế giới
tư bản chủ nghĩa, giá trị sản xuất ở nước ngoài của chúng nhiều hơn tổng
lượng mậu dịch thế giới. Lượng luỹ kế đầu tư ra nước ngoài đã vượt quá 100
tỷ đô la, lượng tiêu thụ ở nước ngoài lên tới 4000 tỷ USD, nắm giữ và kiểm
soát 50% lượng mậu dịch quốc tế, trên 90% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
trên 80% bản quyền kỹ thuật mới và công nghệ mới. Với quy mô to lớn và
thực lực hùng hậu các Công ty xuyên quốc gia đã trở thành lực lượng thao
túng chủ yếu đối với sự vận động của tư bản quốc tế ngày nay trên phạm vi
toàn cầu.

Sự phát triển của thị trường thế giới với hai nhân tố của khả năng sản
xuất và nhu cầu thị trường.

Hợp tác quốc tế sản xuất là một trong những con đường chính hoà
nhập kinh tế trong đó dẫn tới việc xuất khẩu tư bản mới của chủ nghĩa tư bản
hiện đại cuối thế kỷ XX đầu tư thế kỷ XXI.

27
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tính đa dạng hoá ngày càng tăng của những đầu tư quốc tế. Các Công
ty của Nhật biến thành những người xuất khẩu tư bản chủ yếu hoạt động
ngày càng tăng vào Tây Âu, Mỹ, chuyển trọng tâm đầu tư vào các nước
đang phát triển.

Quá trình liên kết quốc gia hoá các ngân hàng được đẩy mạnh.

Dịch vụ chiếm tỷ trọng càng lớn trong đầu tư trực tiếp của các Công ty
xuyên quốc gia, 40% vốn đầu tư thế giới và 1/2 tổng số đầu tư trực tiếp. Đó
là sự thoát dần của các quốc gia lệ thuộc vào xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư
bản của các quốc gia tư bản phát triển đã mang tính chất bình đẳng. Tuy
nhiên chủ nghĩa tư bản vẫn còn có trung tâm và ngoại vi của nó.

Tóm lại, xuất khẩu tư bản góp phần lột xác chủ nghĩa tư bản, hình
thành chủ nghĩa tư bản hiện đại đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của nó.
Trong đó, xuất khẩu tư bản là một nhân tố quan trọng trong quá trình thay
đổi nội tại của chủ nghĩa tư bản phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

CHƯƠNG II

ĐÔI ĐIỀU RÚT RA TRONG VIỆC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ NƯỚC


NGOÀI VÀO VIỆT NAM

2.1. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế
Việt Nam

2.1.1. Sự cần thiết phải tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

28
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Việt Nam là một nước đang trong quá trình đổi mới, tiến hành công
nghiệp hoá - hiện đại hoá để trở thành một nước công nghiệp phát triển, Việt
Nam đang cần đến hai điều kiện hết sức cơ bản là vốn và kỹ thuật. Việc mở
cửa nền kinh tế tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài đã giúp chúng ta thực hiện
những vấn đề cơ bản đó. Trong khi tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp,
việc khai thác vốn đầu tư từ bên ngoài để có thể kết hợp với nguồn lực nội
địa nhằm tạo ra những "bước nhảy" trong tăng trưởng kinh tế. Vì vậy thu hút
vốn đầu tư nước ngoài là xu hướng có tính quy luật trong điều kiện quốc tế
hoá đời sống kinh tế ngày nay.

Sau hơn 10 năm đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại để thu hút vốn đầu
tư nước ngoài vào trong nước đạt được những thành qủa nhất định. Đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam trở thành hết sức cần thiết giúp cho nền kinh tế
của đất nước thoát khỏi khủng hoảng và tạo tiền đề phát triển đi lên cùng với
khu vực và trên thế giới.

Trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước, đầu tư nước ngoài là yếu tố có khả năng tạo ra những điều kiện
quyết định mức độ thành công và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Điều đó
cũng cho thấy rằng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có chiều hướng
gia tăng và là một hình thức kinh tế chủ yếu trong quan hệ đối ngoại của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì với việc đầu tư nước ngoài vào trong
nước (cả gián tiếp lẫn trực tiếp) đã khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển hết khả năng vốn có của nó và việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài ấy lại
là một cơ sở quan trọng trong việc hợp tác kinh tế với các nước bạn; thu hút
sự chú ý của các nhà đầu tư và nâng cao dần vị thế của mình trên trường
quốc tế. Đó chính là nâng cao vai trò, và tầm quan trọng của Việt Nam với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó phát triển nền kinh tế
vững mạnh tạo thêm được nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, tăng

29
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

mức thu nhập và sử dụng một cách đúng đắn khoa học tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

2.1.2. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển nền kinh
tế Việt Nam

2.1.2.1. Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng và là một
trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hoàn cảnh
khó khăn về mọi mặt, trong đó một trong những vấn đề nổi lên tương đối gay
gắt là thiếu vốn đầu tư. Huy động vốn, thực sự đã trở thành vấn đề cốt yếu
của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, dựa vào tính chất, đặc điểm
của từng thời kỳ cụ thể, để lựa chọn, huy động sử dụng nguồn vốn nào là
việc làm đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì nó ảnh hưởng đến tốc độ,
kết quả, và tính bền vững của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng
như sự phát triển lâu dài của đất nước. Thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá khi khả năng tích luỹ và huy động vốn trong nước còn khó
khăn, khi mà trình độ tổ chức quản lý cũng như các điều kiện để sử dụng vốn
vay, còn kém hiệu quả, thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò như
lực khởi động cho quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ khi
thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay, vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện ở Việt Nam bình quân 1.737,7 triệu USD/năm.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản các dự án đầu tư nước ngoài bình quân
thời kỳ 1991 - 2000 là 17.423,2 tỷ đồng/năm. Đối với một nền kinh tế có quy
mô như của chúng ta thì đây là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự
là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà
điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như "chất xúc tác - điều
kiện" để việc đầu tư của ta đạt được hiệu quả nhất định:

30
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tính từ năm 1988 trở lại đây khối lượng vốn đầu tư nước ngoài tăng
trưởng nhanh qua các năm (xem sơ đồ dưới đây).

Sơ đồ biểu diễn tình hình vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt
Nam. (10).

Năm Tổng số vốn đầu tư (triệu USD)

1988 371,8

1989 582,5

1990 839,0

1991 1322,3

1992 2165

1993 2900

1994 3765,6

1995 6530,8

1996 8497,3

1997 4649,1

1998 3897

1999 1568

2000 2012,4

2001 2436

Nếu so với tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã hội thời kỳ 1991 -
2000 thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài chiếm 24,8%. Và lượng vốn đầu tư này có xu hướng tăng lên qua các
năm. (cụ thể xem, bảng sau):

31
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Sơ đồ tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư
xây dựng thực hiện toàn xã hội thời kỳ 1991 - 2000 (11)

Tổng vốn đầu Vốn trong nước Vốn đầu tư trực tếp của nước ngoài
Năm
tư (tỷ đồng) (tỷ đồng) Số lượng (tỷ đồng) So với tổng số (%)

1991 13.471 11.545 1.926 14,3

1992 24.737 19.552 5.185 21,0

1993 42.177 31.556 10.621 25,2

1994 54.296 37.796 16.500 30,4

1995 68.048 46.048 22.000 32,3

1996 79.367 56.667 22.700 28,6

1997 96.870 66.570 30.300 31,3

1998 97.336 73.036 24.300 25.0

1999 105.200 86.300 18.900 18,0

2000 120.600 98.200 21.800 18,2

Tổng 701.502 527.270 174..232 24,8

Vốn đầu tư xây dựng từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (1991 -
2000 = 174.232 tỷ đồng) gần bằng 50% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước (1991 - 2000 = 354.203 tỷ đồng).

Như vậy, có thể nó đầu tư nước ngoài là một trong những tác nhân có
khả năng làm cho việc hình thành tại Việt Nam một thị trường vốn thực sự
có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

2.1.2.2. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những
năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, công nghệ mới, phương thức sản
xuất kinh doanh mới, làm cho cơ cấu của nền kinh tế nước ta từng bước
chuyển biến theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá, thị trường,
hiện đại.

32
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Ta thấy rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhân tố quan trọng và
đang ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự
tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần
kinh tế khác, và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. (năm 1995
chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 114,98%
thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 109,54%; năm 1997 là 120,75% và
108,15%; năm 1998 là 119,54%. Số liệu tương ứng của năm 1996 là
119,42% và 109,34%; năm 1997 là 120,75% và 108,15%; năm 1998 là
119,1% và 105,8%; năm 1999 là 117,6% và 104,8% năm 2000 là 109,9% và
106,7%). Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng
sản phẩm trong nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định (tỷ trọng
này đạt từ 6,3% - 1995; 7,39% - 1996; 9,07% - 1997; 10,03% - 1998; 12,2%
- 1999; lên 13,3% - 2000).

Theo tạp chí của tổng cục thống kê 4/2003 số vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam từ năm 01/01 - 20/2/03 được biểu diễn theo sơ đồ
sau đây: (12).

33
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam từ 01/2001 đến
20/2/2003.

Số vốn đăng ký (nghìn USD)


Số dự án
Trong đó: vốn pháp
(DA) Tổng số
định

Tổng số 52 122017 66568

Phân theo ngành kinh tế


công nghiệp nặng 14 29365 13876

Dầu khí 1 16000 16000

Công nghiệp nhẹ 20 21033 10027

Công nghiệp thực phẩm 4 10000 5170

Nông, lâm, ngư nghiệp 1 500 350

Khách sạn, du lịch 1 100 300

Văn phòng cho thuê 1 4995 200

Dịch vụ 3 850 270

Giao thông vận tải và 1 3524 2400


bưu điện

Xây dựng 2 28000 13800

Văn hoá, y tế và giáo 3 2750 1370


dục

Thuỷ sản 1 400 1000

* Đối với ngành công nghiệp: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài không những có tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể
trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp; tỷ

34
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

trọng giá trị sản xuất của khu vực này đạt từ 25,1% (1995) 26,73% (1996);
28,9% (1997); 31,98 (1998) đã tăng lên 34,73% (1999) và 35,5% (2000).

"Sự đóng góp của đầu tư trực tiếp nước đã chi phối đáng kể quá trình
chuyển cơ cấu kinh tế nước ta. Tỷ trọng công nghiệp tăng lên và đang ngày
càng chiếm ưu thế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mối quan hệ giữa đầu
tư trực tiếp nước ngoài với vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế thể hiện
tương đối rõ nét trong thực tế vừa qua". (13 T.131).

sự chuyển biến về tỷ trọng của công nghiệp trong GDP, gần như đồng
biến với tỷ trọng GDP của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP của ngành
công nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng, trong số các nhân tố ảnh hưởng, đầu tư
trực tiếp nước ngoài không những có vai trò rất quan trọng trong phát triển
công nghiệp mà nó còn có tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nước ta theo hướng hình thành một cơ cấu kinh tế công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.

Trong ngành công nghiệp khai thác các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đang có vị trí chủ đạo, với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của toàn
ngành. Tiêu biểu mức tỷ trọng của một số năm như sau: 77,8% (1995); 78%
(1996); 77,7% (1997); lên 81,4% (1998). Đặc biệt, giá trị sản xuất của ngành
khai thác dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tạo ra, với các mức cụ thể như sau: 99,7% (1995); 99,7% (1996);
99,8% (1997) và 99,8% (1999). Điều mà chúng ta rất dễ nhận biết là nếu như
không có đầu tư nước ngoài thì tin chắc chúng ta chưa thể tiến hành được
công tác khai thác dầu thô và khí đốt.

Trong công nghiệp chế biến, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22% và có xu hướng ngày
càng tăng, từ 18,1% (1995); 20,1% (1996); 22,9% (1997) lên 25,3% (1998).
Trong đó có một số ngành quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau: 71% trong ngành sản xuất và sửa

35
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

chữa xe có động cơ (trong đó 100% trong sản xuất và lắp ra ô tô, xe máy).
44,3% trong ngành sản xuất sản phẩm bằng da và giả da, 100% trong ngành
sản xuất tụ điện, máy in, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà không khí, đầu video,
sản xuất sợi PE, PES, 67,6% trong ngành sản xuất radiô, ti vi, thiết bị truyền
thông; 31% trong ngành sản xuất kim loại, 22,2% trong ngành sản xuất thiết
bị điện, điện tử, ngành may mặc, 18,6% trong ngành dệt.

Các công nghệ đang sử dụng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong ngành công nghiệp hiện nay, theo đánh giá của nhiều nhà chuyên gia là
đều thuộc công nghệ hiện đại hơn các công nghệ vốn có tại nước ta. Cụ thể,
các công nghệ đang sử dụng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, hoá chất...
đều thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này thực sự đã góp phần
tạo nên bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Đa
số công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp điện tử, hoá chất, ô tô, xe
máy, vật liệu xây dựng đều là những dây chuyền tự động hoá tương đối hiện
đại. Một số sản phẩm điện tử, vi mạch, người máy công nghiệp... được sản
xuất bằng công nghệ tiên tiến. Các khách sạn, văn phòng cho thuê đều được
trang bị các thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.

* Đối với ngành nông nghiệp: tính đến nay, còn 278 dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài đang còn hiệu lực hoạt động trong ngành nông nghiệp,
chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản
phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông
nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông, lâm sản hàng hoá. Vốn đầu tư nước
ngoài còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu
cầu của nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như trước đây đầu tư
nước ngoài chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản... thì
những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống,
trồng trọt, sản xuất nguyên liệu giấy, chăn nuôi...

36
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông - lâm - ngư nghiệp
đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của đông đảo nhân dân Việt Nam cư
trú ở nông thôn, góp phần đầu tư, cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở lạc hậu,
yếu kém ở nhiều địa phương, tạo nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn,
tạo ra khả năng tiếp nhận những công nghệ tiên tiến cho sản xuất nông - lâm
- ngư nghiệp.

2.1.2.3. Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã ra
một số lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao, đồng
thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người
lao động Việt Nam.

Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong nước là một trong
những mục tiêu đặt ra khi thực thi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Đến nay, ta thấy đây là mục tiêu mà chúng ta đã thu được kết quả cao
hơn so với một số mục tiêu khác.

Tính đến năm 2001, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã
tạo ra cho người lao động Việt Nam 380.000 chỗ làm việc trực tiếp và
khoảng hơn 1 triệu lao động gián tiếp (bao gồm công nhân xây dựng và các
ngành sản xuất, dịch vụ phụ trợ có liên quan). Số lao động làm việc trong các
bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng
khoảng 39% - 40% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực Nhà
nước. Điều này cho thấy hiệu quả đạt được nổi bật của đầu tư trực tiếp nước
ngoài.

Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài là 70 USD/tháng (tương đương 980.000 đồng) bằng
khoảng 150% mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực Nhà
nước.

Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam, do đó đã tạo ra sự
cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động. Tuy nhiên, lao động làm việc

37
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

trong các doanh nghiệp này đòi hỏi cường độ lao động cao, kỹ thuật lao động
nghiêm khắc... đúng với yêu cầu của lao động làm việc trong nền sản xuất
hiện đại. Trong một số lĩnh vực còn có yêu cầu đối với lực lượng lao động
phải có trình độ cao về tay nghề, học vấn, ngoại ngữ... sự hấp dẫn về thu
nhập cùng với đòi hỏi cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc
người lao động Việt Nam có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ
và tay nghề để có thể đủ điều kiện được tuyển chọn vào làm việc tại các
doanh nghiệp loại này. Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động cho
thấy đến nay, ngoại trừ một số ít lao động bỏ việc do mâu thuẫn với giới chủ,
một số khác bị thải loại do không đáp ứng được yêu cầu (chủ yếu do tay
nghề yếu...) số công nhân hiện còn làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đều được bồi dưỡng trưởng thành và tạo nên một đội ngũ công
nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu đối với người lao động trong nền sản
xuất tiên tiến.

Sự phản ứng dây truyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước trên thị trường
lao động là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động trẻ tự đào tạo một cách tích
cực và có hiệu quả hơn, cũng như góp phần hình thành cho người lao động
Việt Nam nói chung một tâm lý tuân thủ về nề nếp làm việc theo tác phong
công nghiệp hiện đại có kỹ thuật.

Về đội ngũ các cán bộ quản lý, kinh doanh: trước khi bước vào cơ chế
thị trường, chúng ta có chưa nhiều nhà doanh nghiệp giỏi, có khả năng tổ
chức quản lý kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh. Khi các
dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động các nhà đầu tư nước ngoài đưa
vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng những chế độ quản
lý, tổ chức, kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án có hiệu quả. Đây
chính là điều kiện tốt một mặt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học
tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm, quản lý. Mặt khác, để liên doanh có

38
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản
lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu
cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy, dù không
muốn thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tham gia vào công tác đào tạo
nguồn nhân lực Việt Nam. Đến nay chúng ta có khoảng 6000 cán bộ quản lý,
25000 cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Họ chủ yếu là những kỹ sư trẻ có trình độ, có thể cùng các
chuyên gia nước ngoài quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh
có hiệu quả và đủ khả năng để tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại,
thậm chí cả những bí quyết kỹ thuật.

2.1.2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhân tố có sức mạnh thúc đẩy
quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới. Đồng
thời, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá sản xuất tại Việt
Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất.

Trong xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá các hoạt động kinh tế hiện
nay, mức độ thành công của mở cửa và hội nhập với thế giới sẽ có tác động
chi phối mạnh mẽ đến sự thành công của công cuộc đổi mới, đến kết quả của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hướng mở cửa và hội nhập
tương đối có hiệu quả. Chúng ta biết rằng, Việt Nam triển khai thực hiện
chính sách thu hút đầu tư trực tiếp trong bối cảnh quan hệ kinh tế đối ngoại
chỉ ở phạm vi rất hạn hẹp. Các quốc gia có quan hệ hợp tác với Việt Nam
chủ yếu thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Một hệ thống bao gồm các nền
kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Đây là thời kỳ mà Việt
Nam ở vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và cũng
là thời kỳ cả hệ thống xã hội chủ nghĩa đang lâm vào thoái trào. Việt Nam
lúc này đang rất khó khăn lại mất đi các nguồn viện trợ, mất đi những bạn
hàng truyền thống và dễ tính, những đối tác hợp tác quốc tế có nhiều ưu ái

39
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

với mình. Bên cạnh đó, cùng với chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ đã
làm cho Việt Nam rất khó xác lập được những mối quan hệ kinh tế với các
nước khác. Tuy vậy, với chính sách đầu tư nước ngoài được đánh giá là có
sức hấp dẫn lúc bấy giờ, nhiều nhà đầu tư thuộc các chế độ chính trị, xã hội
khác nhau đã tìm đến và chấp nhận làm ăn với Việt Nam. Như phần trước ta
đã đề cập: các đối tác đến Việt Nam thực hiện đầu tư đã tăng nhanh, những
kết qủa mà họ đạt được trong hoạt động đầu tư cùng với chính sách đối ngoại
rộng mở của chính phủ Việt Nam không ngừng đã xoá đi những mặc cảm,
định kiến của một số nước mà còn chính các nhà đầu tư đã tạo ra sức ép đối
với một số chính phủ (trong đó có chính phủ Mỹ) trong việc cải thiện quan
hệ với Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài cùng với các hoạt động thực
hiện dự án đầu tư đã trở thành "cầu nối" là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh
chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức
quốc tế, cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ mạnh của
thế giới.

2.1.3. Một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút
và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.3.1. Thuận lợi

- Trong bối cảnh của thế giới hện nay, các hoạt động xuất khẩu, liên
doanh, đầu tư ra nước ngoài đã trở thành những yếu tố chi phối, quyết định
khả năng tồn tại và phát triển của các Công ty xuyên quốc gia thực hiện việc
chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ để kéo dài chu kỳ
kỹ thuật cao nhưng đồng thời vẫn có điều kiện để thực hiện việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả... Điều này cho thấy xu hướng lượng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới đang ngày càng tăng lên là
tương đối hiện thực.

- Với đường lối đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và
lãnh đạo, chúng ta đã giành được sự thành công nhất định trong việc thực

40
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

hiện bước chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa
và hội nhập. Cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã
hội, Việt Nam đã tạo ra một hệ thống kinh tế quốc tế rộng rãi và tương đối
có hiệu quả. Vị thế của Việt Nam trên thế giới đang ngày càng được củng cố,
cải thiện và tăng cường về nhiều mặt.

- Mặc dù chưa hết những thế lực chống phá, nhưng trong thời gian qua
Việt Nam cũng đã tạo ra được một sự ổn định về chính trị, xã hội, giữ vững
được nền an ninh quốc phòng, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có được
tâm lý tin tưởng, yên tâm về sự an toàn trong hoạt động đầu tư.

- Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước phát triển tương đối
khả quan. Điều này cho thấy, nếu khi có các điều kiện tốt, các nhân tố đảm
bảo sự phát triển đạt được mức cần thiết và có quan hệ hợp lý... thì khả năng
phát triển của nền kinh tế Việt Nam là không nhỏ.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được Đảng cộng sản Việt Nam xác
định là một thành phần bình đẳng trong tổng thể các thành phần của nền kinh
tế Việt Nam. Sự đánh giá cao và nhất quán này không những đã tạo ra những
triển vọng tốt đẹp cho sự hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đang tồn tại ở Việt Nam, mà nó còn là yếu tố tạo thêm sức hấp
dẫn về môi trường đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư trên thế giới
đang tìm hiểu để lập dự án đầu tư tại Việt Nam.

- Đến nay chúng ta đã trải qua 15 năm thực hiện chính sách thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với một số nước thì khối lượng vốn nước
ngoài đầu tư vào nước ta chưa lớn và cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho
phát triển của Việt Nam. Tuy vậy, từ sự đa dạng, phong phú về các đối tác
đầu tư nước ngoài, về loại hình sản xuất, về quy mô doanh nghiệp... cũng
như từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...

41
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

đã giúp ta có thể rút ra một số vấn đề được và chưa được trong công tác thu
hút, quản lý, cũng như tổ chức hoạt động đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.1.3.2. Khó khăn

- Thế giới (nói chung) và Châu Á (nói riêng) đang diễn ra cuộc cách
mạng gay gắt về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi, đa số các
nhà đầu tư nước ngoài đang giành sự chú ý nhiều hơn đến các nền kinh tế
phát triển thì Việt Nam vẫn đang đứng trong hàng ngũ những nền kinh tế có
trình độ phát triển thấp thuộc các nước đang phát triển. Tương quan này, đã
đặt nước ta trước những thử thách to lớn trong cuộc cạnh tranh đầy khó khăn
và phức tạp để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động của các dự án đầu tư
nước ngoài còn rất thiếu, và lạc hậu. Chẳng hạn, chúng ta đang rất thiếu vốn
trong nước để tham gia, đối ứng với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài,
trong khi đó thị trường vốn vừa yếu, vừa thiếu đồng bộ, các cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ còn rất lạc hậu - không đáp ứng được yêu cầu của một nền sản
xuất hiện đại.

- Chúng ta chưa hình thành được một hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất
quán và ổn định đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa thật sự tạo ra được
sự hấp dẫn có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế
giới.

- Chúng ta có một nguồn thuận lợi dồi dào và tương đối có tiềm năng
nhưng chưa có sự chuẩn bị, chưa có quy hoạch đào tạo một cách có hệ thống
cho hoạt động kinh tế đối ngoại - nhất là cho lĩnh vực hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó phần đông số cán bộ
Việt Nam tham gia quản lý trong các liên doanh còn bất cập về trình độ cũng
như năng lực so với yêu cầu của cương vị mà họ đang đảm nhận. Hay nói
cách khác, hiện chúng ta đang rất thiếu những nhà doanh nghiệp giỏi và
những công nhân kỹ thuật lành nghề.

42
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.2. Những tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài và một số giải
pháp khắc phục.

2.2.1. Tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam

- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đưa Việt Nam không ít những
công nghệ lỗi thời.

Việt Nam luôn mong muốn tiếp thu công nghệ tiên tiến, song thực tế
chỉ được chuyển giao công nghệ hạng hai mà thôi. Thực tế đó, trên nhiều dự
án các máy móc thiết bị nước ngoài đầu tư đều là lỗi thời và không đồng bộ.
Theo một số báo cáo của bộ công nghệ khoa học và môi trường thẩm định
727 máy móc thiết bị của 42 Công ty liên doanh cho thấy 76% sản xuất từ
những năm 1960, 2/3 thiết bịn hết khấu hao, nhưng được các nhà đầu tư tâng
trang nhằn tính khống giá cho tỷ lệ góp vốn. Với những thủ đoạn này của
chúng, Nhà nước Việt Nam phải chịu thiệt thòi rất nhiều.

Những máy móc, công nghệ lạc hậu đưa vào để tiến hành sản xuất
hàng hoá Việt Nam sẽ mất hết sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, khó
khăn trong quá trình hội nhập khu vực và quan hệ kinh tế thế giới.

- Mở rộng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ nội địa của Việt Nam.

Các nhà đầu tư nước ngoài luôn quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ,
trong khu các khu vực này có những tăng trưởng sản xuất công nghiệp là
22,2%/năm với 12,5%/năm của cả nước thĩk chỉ tăng 20% so với 30,2% của
cả nước.

Hướng xuất khẩu ngay nội địa, cách mà các nhà đầu tư hay làm là
nhập linh kiện, phụ tùng lắp ráp tại nước đầu tư và bán ngay tại thị trường
nội địa. Do tranh thủ được giá nhân công rẻ, bán phá giá nên lấn át hết thị
trường trong nước, một số sản phẩm chèn ép sản phẩm cùng loại của Việt
Nam dẫn đén xí nghiệp sản xuất của Việt Nam gặp khó khăn. Một số xí

43
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

nghiệp hay sản phẩm uy tín bị cuốn hút vào liên doanh và mất luôn nhãn
hiệu của mình, trở thành người làm gia công cho nước ngoài. Từ đó làm tăng
quá trình nhập siêu, phụ thuộc về kinh tế vào nước ngoài của Việt Nam.

- Cơ cấu kinh tế độc lập, tự chủ bị xói mòn

Thực chất các nhà đầu tư biến các liên doanh của mình trở thành mắt
xích quan trọng trong dây chuyền kinh doanh sản xuất ở Công ty mẹ xuyên
quốc gia. Điều đó dẫn tới Công ty mẹ xuyên quốc gia yêu cầu sản xuất gì là
tuỳ theo yêu cầu chiến lược của trung tâm "mẹ" nên kinh tế nước ta chịu sự
phụ thuộc.

Sự đầu tư tràn lan đặc biệt do lấn diện tích tỷ lệ vốn thường là
70%/30% nên các doanh nghiệp nước ngoài giành được những vị trí có lợi
về địa bàn, lĩnh vực đầu tư, bố trí nhân sự dẫn đến tình trạng sản xuất quản lý
các liên doanh không thể kiểm soát được.

Cơ cấu đầu tư không hợp lý tập trung các ngành ít rủi ro, đầu tư mạnh
vào các trung tâm đô thị lớn tạo ra một nền kinh tế tuy có phát triển song
phát triển lệch về cơ cấu phát triển kinh tế, chèn ép các xí nghiệp sản xuất
trong nước dẫn tới sự lệ thuộc về kinh tế vào các nước đầu tư.

- Mục tiêu chính trị của các nước đầu tư

Từ sự lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn tới sự lệ thuộc về chính trị. Trong


thực tế không ít những khoản tiền cho Việt Nam vay mà chủ đầu tư không
kèm theo một điều kiện nào đó về chính trị, ví dụ như "dân chủ về chính trị
hơn nữa".

Ở các Công ty liên doanh, các tổ chức chính trị, đoàn thể của Việt
Nam hoạt động không có hiệu quả hoặc bị chèn ép làm mất vai trò.

Sự tham gia sâu vào các mắt xích trong cơ cấu kinh tế làm chúng ta bị
lệ thuộc nhiều về kinh tế từ đó chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng
chính trị của các nước đầu tư.

44
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á là bài học tham khảo
đối với Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khởi đầu là sự phá giá của đồng
tiền nội địa Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia - Tháng 7/1997 từ 30 - 72%, đẩy
tốc độ tăng trưởng của các nước này xuống dưới 0% là một bài học tham
khảo cho các nhà lãnh đạo Việt Nam về đầu tư nước ngoài.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở Châu Á là các
nhà đầu tư nước ngoài rút vốn do suy thái kinh tế ở các nước cho vay. Sự rút
vốn đồng loạt cùng một lúc của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài dẫn
tới một loạt ngân hàng bị phá sản các xí nghiệp không còn vay vốn ngân
hàng nên không hoạt động hay hoạt động cầm chừng, nên kinh tế bị khủng
hoảng sâu sắc dẫn tới khủng hoảng về chính trị.

Việt Nam tuy không chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài
chính, tiền tệ song những ảnh hưởng của nó cũng gây cho chúng ta không ít
những khó khăn.

2.2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận đầu tư nước
ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

- Rà soát, xem xét lại thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa qua,
làm rõ những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Xác
định một cách khoa học các yếu tố cần thiết để có được một cơ cấu kinh tế
thích hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong tương lai. Trên cơ sở đó
xây dựng định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể về thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài.

- Xây dựng hệ thống luật pháp và các chính sách có liên quan đến hoạt
động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam một cách đồng đồng bộ,
đảm bảo tính rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với tất cả các nhà
đầu tư.

45
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Đối với việc lựa chọn các đối tác nước ngoài: cần xác định chiến
lược lâu dài là dành sự ưu tiên hơn cho việc thu hút các nhà đầu tư thuộc các
Công ty xuyên quốc gia lớn, thực thụ, tiến tới xoá bỏ tình trạng thu hút các
nhà đầu tư thiếu năng lực, hoặc làm trung gian môi giới đầu tư.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý
doanh nghiệp, công chức Nhà nước, và nhân công kỹ thuật có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình độ
ngoại ngữ và tay nghề kỹ thuật cao, đủ khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu thu
hút và quản lý hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao có vai trò rất
quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó vừa qua chúng ta đã
rất chú ý đến việc đầu tư cũng như kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến
đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Tuy
nhiên, sự phát triển hình thức này cũng phải tuân theo quy hoạch tổng thể,
phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của Việt Nam.

- Sớm hình thành một thị trường vốn đồng bộ, tạo ra khả năng đa dạng
hoá trong huy động vốn cho đầu tư. Trước mắt, xúc tiến hoạt động có hiệu
quả với quy mô rộng hơn (kể cả địa bàn) của thị trường chứng khoán. Thực
hiện mô hình cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia
rộng rãi hoạt động của thị trường vốn trong nước cũng như thị trường chứng
khoán.

- Nghiên cứu, xây dựng để sớm hoàn thành, áp dụng bộ luật đầu tư
chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Thực hiện tốt và tiếp tục triển khai thực hiện lộ trình rút ngắn khoảng
cách, sớm tiến tới giai đoạn xoá bỏ hẳn sự chênh lệch về giá, phí hàng hoá,
dịch vụ, giá cước...giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.

46
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

KẾT LUẬN

1. Xuất khẩu tư bản là một trong những đặc điểm kinh tế cơ bản của
chủ nghĩa tư bản hiện đại phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay, với mục
tiêu thu được lợi nhuận tối đa, giành giật thị trường và địa vị thống trị của
chúng. Chủ nghĩa tư bản không ngừng coi phát triển xuất khẩu tư bản là chìa
khoá cho sự sống còn, tồn tại và phát triển của mình. Đồng thời các nhà tư
bản cũng đã liên kết với nhau nhằm nô dịch các nước đang phát triển với âm
mưu thống trị về kinh tế và chính trị toàn cầu. Hiện tượng xuất khẩu tư bản
là do yêu cầu phát triển nội tại của chủ nghĩa tư bản và quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Đó là sự xã hội hoá cao về sản xuất do thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ dẫn tới sự phân công lao động quốc tế và
thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc, đế quốc.

2. Xuất khẩu tư bản là phương thức nhằm săn đuổi những mục tiêu về
lợi nhuận, nhưng trong từng thời kỳ mà đối tượng hướng tới của nó có những
đặc điểm không giống nhau. Những biểu hiện mới của nó có những thay đổi
rõ rệt. Trước kia luồng xuất khẩu tư bản chủ yếu từ các nước tư bản phát
triển sang các nước kém phát triển (khoảng 70%). Nhưng từ sau chiến tranh
thế giới lần thứ hai đặc biệt sau những năm 70, 3/4 tư bản xuất khẩu được
đầu tư trong các nước tư bản phát triển.

Xuất khẩu tư bản giữa các nước tư bản với nhau nhằm giải quyết
những yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ dẫn tới sự liên kết
về kinh tế và chính trị, đảm bảo lợi ích, vị trí cũng như sự tồn tại của chủ
nghĩa tư bản. Còn xuất khẩu tư bản sang các nước đang phát triển là giành
giật thị trường gây ảnh hưởng vị trí của mình, nô dịch các nước thuộc địa,
bóc lột giá trị thặng dư.

3. Trong giai đoạn hiện nay khi mà cuộc cách mạng khoa học công
nghệ phát triển không ngừng khiến cho số sản phẩm làm ra nhiều đến con số
kỷ lục, con người đạt đến nền văn minh hậu công nghiệp trong đó những

47
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

công nghệ như viễn thông, điện tử, tin học, sinh học... do xuất khẩu tư bản
tác động đến cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang đến, góp phần quan
trọng vào thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới và thúc đẩy sự liên kết kinh tế của
các Công ty siêu quốc gia thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế, đảm bảo
lợi ích kinh tế chung và hợp tác kinh tế trong kỷ nguyên hoà bình. Ngược lại
xuất khẩu tư bản cũng đem lại những tiêu cực không nhỏ cho những quốc gia
nhận xuất khẩu tư bản. Đó là sự lệ thuộc, lạc hậu về kinh tế và chính trị vào
các nước xuất khẩu tư bản, tình trạng nợ nước ngoài trở thành nhân tố kìm
hãm phát triển kinh tế, sự ô nhiễm môi trường và phân hoá xã hội sâu sắc.

4. Đối với Việt Nam là một quốc gia có xuất phát điểm về kinh tế
thấp, hoà nhập với xu thế kinh tế mở cửa của thế giới, chúng ta đã tranh thủ
được nguồn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế đất nước. Hàng năm
chúng ta cần 10 tỷ USD để phát triển nền kinh tế đất nước trong đó số vốn
nội lực không đủ, do đó chúng ta phải cần một số vốn lớn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam góp phần quan trọng trong việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước. Mặt khác, nhận rõ những mặt tiêu cực do xuất khẩu tư bản gây ra,
chúng ta đã đề ra những chính sách và giải pháp hợp lý để tạo môi trường
thuận lợi cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đó là những giải
pháp tổng hợp tác động các yếu tố cấu thành đầu tư để phát huy những ưu
thế, khắc phục những hạn chế về môi trường đầu tư của nước ta từ nay về
sau.

48
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. "Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" -
Lênin, Nxb tiến bộ, năm 1975, T.103.

2. "Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" -
Lênin, Nxb tiến bộ năm 1975, chương IV - xuất khẩu tư bản,
T.108.

3. "Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" -
Lênin, Nxb tiến bộ, năm 1975, chương IV - xuất khẩu tư bản.
T.109.

4. Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" -
Lênin, Nxb tiến bộ, năm 1975, chương IV - xuất khẩu tư bản.
T.109.

5. Lê Văn Sang - Đào Lê Minh - Trần Quang Lâm (1995) "Sự phát
triển của quan hệ kinh tế quốc tế" chủ nghĩa tư bản hiện đại tập
3, Nxb Chính trị quốc gia, T.34.

6. Lê Văn Sang - Đào Lê Minh - Trần Quang Lâm (1995) "Sự phát
triển của quan hệ kinh tế quốc tế" chủ nghĩa tư bản hiện đại tập
3, Nxb Chính trị quốc gia, T.21.

7. Đào Lê Minh "kinh tế tài chính - tiền tệ thế giới" Những vấn đề và
triển vọng kinh tế thế giới 1991, Viện khoa học xã hội Việt
Nam, Hà Nội 1990, T49, 50.

8. Lê Văn Sang - Đào Lê Minh - Trần Quang Lâm (1995) "Sự phát
triển các quan hệ kinh tế quốc tế" chủ nghĩa tư bản hiện đại, tập
3, Nxb chính trị quốc gia, T.38.

49
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

9. Lê Văn Sang - Đào Lê Minh - Trần Quang Lâm (1995) "Sự phát
triển các quan hệ kinh tế quốc tế" chủ nghĩa tư bản hiện đại, tập
3, Nxb chính trị quốc gia, T.94.

10. Nguyễn Trọng Xuân "Đầu tư trực tiếp nước ngoài công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam" - Nxb khoa học - xã hội, Hà Nội
2002.

11. Nguồn thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2000 - 2001 Việt Nam
và thế giới, T.52.

12. Tạp chí "con số và sự kiện" - 4 - 2003 của tổng cục thống kê.

13. Nguyễn Trọng Xuân, "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Nxb Khoa học -
xã hội, Hà Nội 2002.

14. Nguyễn Trọng Xuân, "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Nxb Khoa học -
xã hội, Hà Nội 2002.

15. Lê Văn Sang - Đào Lê Minh - Trâng Quang Lâm (1995)


"những thay đổi trong tổ chức quản lý kinh tế" chủ nghĩa tư bản
hiện đại - tập 2, Nxb chính trị quốc gia.

16. Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin, Nxb chính trị quốc
gia, Hà Nội 1999.

17. "Chủ nghĩa hiện đại - những tìm kiếm mới" (1992) viện thông
tin khoa học, xã hội.

18. Tạp chí nghiên cứu kinh tế các năm 1995, 1996, 1997, 1998,
1999, 2000.

50
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

19. Nguyễn Trọng Xuân (7/1995), "kinh tế đối ngoại với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam", tạp chí nghiên cứu kinh
tế số 4 (206).

20. Nguyễn Trọng Xuân (9/2000) . "Đầu tư trực tiếp nước ngoài
với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam", tạp chí kinh tế
số 268.

51

You might also like