You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG
~~~~~~

ĐỀ TÀI 4:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH FDI TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2010-2021.

Lớp : QT080-IE1901

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Bích Phượng

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 7


Danh sách nhóm:
Hoàng Thị Ngọc 1954022107
Nguyễn Thị Hoài My 1954022099
Trần Lê Quỳnh Na 1954022100
Văn Thị Yến Hoa 1954022062
Cao Ngọc Như Mai 1954022095
Mục lục:
Tên đề tài: Phân tích tình hình FDI trên thế giới trong giai
đoạn 2010-2021.
Đối tượng nghiên cứu: FDI trên thế giới trong giai đoạn 2010-2021.
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận thức, trình bày, phân tích và lý giải được tình hình FDI trên thế
giới trong giai đoạn 2010-2021 là như thế nào.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1. Khái niệm
FDI là viết tắt của cụm từ “Foreign Direct Investment” – Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có
nhiều cách nhìn nhận khác nhau về FDI, nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau:
- Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là quá trình di chuyển vốn
mang tính chất dài hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài
tiến hành đầu tư một tỷ lệ vốn nhất định và trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh,
nhằm thu được lợi ích lâu dài về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.”
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vốn đầu tư thực
hiện để thu được lợi ích lâu dài theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực
tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của
nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền
kinh tế khác đó”.
Tóm lại, có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư quốc tế, có thể rút ra định nghĩa khái quát về
hoạt động này như sau:
Đầu tư quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước( pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc
bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất
kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội.
1.2. Đặc điểm:
- Thứ nhất, FDI được thực hiện thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới, mua lại từng
phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và
chuyển nhượng doanh nghiệp.
- Thứ hai, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục tiêu chính là lợi nhuận. Hoạt
động FDI diễn ra khi thị trường đầu tư có khả năng tạo ra lợi nhuận cao, nghĩa là phải có
chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận và chi phí giữa nước đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư.
- Thứ ba, FDI gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia trên thế giới, có thể
là tài sản hữu hình hoặc vô hình. Hoạt động FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn
gắn với các hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộ quyền sở
hữu của nhà đầu tư, và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.
- Thứ tư, quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư. Doanh
nghiệp FDI sẽ là chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốn nhất định,
đủ mức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ lệ sở hữu
vốn khống chế này do pháp luật của từng nước quy định.
- Thứ năm, FDI gắn liền với hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia (TNCs),
chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp (bao gồm luật pháp của các nước đầu tư, nước
tiếp nhận đầu tư và luật pháp quốc tế).
- Thứ sáu, hoạt động FDI bao gồm hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước và đầu tư từ
trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn di
chuyển ra khỏi nền kinh tế nước đó. Hoạt động FDI gắn liền với sự phát triển của thị trường
tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
1.3. Phân loại
- Phân loại FDI theo chiến lược đầu tư: đầu tư mới (GI), mua lại và sáp nhập (M&A)
+ Đầu tư mới (GI): là một dạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mua trang thiết bị mới
hoặc nhằm mở rộng những trang thiết bị hiện có. Đầu tư mới là mục tiêu chính của các quốc
gia nhận đầu tư bởi vì đầu tư theo hình thức này tạo ra nhà máy sản xuất mới, tạo thêm việc
làm, chuyển giao công nghệ và bí quyết, và tạo ảnh hưởng đến thương mại trên thị trường thế
giới.
+ Mua lại và sáp nhập (M&A): là một hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư mua lại toàn bộ
hoặc một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có với mục tiêu kiểm soát
công ty đó hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành công ty mới.

CHƯƠNG II: FDI TRÊN THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2021.
2.1. Xu thế vận động của FDI trên thế giới trong năm 2010-2021
Trong giai đoạn từ năm 2010-2015, dù dòng vốn FDI có trải qua nhiều sự biến thiên nhưng
nhìn chung cho tới năm 2015 đã có sự gia tăng đáng kể, sau đó FDI có sự sụt giảm mạnh
trong năm 2016-2018. Từ năm 2019-2021, dòng vốn FDI đã có sự phục hồi và gia tăng.

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Vốn 1.24 1.5 1.35 1.45 1.23 1.8 1.75 1.43 1.3 1.54 1 1.58
FDI
Bảng: dòng vốn FDI thế giới trong giai đoạn từ 2010-2021 (UNCTAD,2010-2021). Đơn vị tính: nghìn tỷ
USD.

 Trong giai đoạn 2010-2018: Đây là giai đoạn trước thời kỳ Covid 19 xảy ra, bắt đầu từ năm
2010, dòng vốn FDI của thế giới đạt mức 1.24 ngàn tỷ đô. Dù đã có sự gia tăng trong năm
2011 với mức 1.5 ngàn tỷ đô nhưng lại tiếp tục suy giảm 12% trong năm 2012, đạt mức 1.35
ngàn tỷ đô, hoàn toàn trái ngược với sự gia tăng tích cực của các yếu tố khác như là GDP,
thương mại và lao động quốc tế. Tiếp theo, vào năm 2013, dòng vốn FDI đã có sự chuyển
biến tích cực, tăng 9%, đạt mức 1.45 ngàn tỷ đô, song cho tới năm 2018, dòng vốn FDI đã có
sự sụt giảm mạnh, giảm tới 13% so với năm 2017, đạt mức 1.3 nghìn USD.
 Trong giai đoạn 2019-2021: Đây là giai đoạn xảy ra Covid 19 - sự kiện ảnh hưởng nền kinh
tế thế giới trầm trọng. Vào năm 2019, dòng vốn FDI ước tính đạt 1.54 nghìn USD, tuy nhiên,
tới năm 2020, dòng vốn FDI đã giảm 35% so với 2019, đạt mức chỉ còn 1 nghìn USD(đây là
mức thấp hơn gần 20% so với đợt sụt giảm chạm đáy vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2009). Tiếp theo, đến năm 2021, dòng vốn FDI thế giới đã có sự gia tăng vô cùng
đáng kể và tích cực, tăng tới 64%, đạt mức 1.58 nghìn USD
2.2 Cơ cấu FDI theo hình thức xâm nhập:
2.2.1Quốc gia đang phát triển
2.2.1.1 Sáp nhập, hợp nhất (M&A)
Biểu đồ 1.1: Thể hiện giá trị M&A của các nước đang phát triển giai đoạn 2011-2019.
(dvt: triệu USD, Nguồn: WIR 2011-2020.)

Theo biểu đồ 1.1 nhìn chung giá trị giữa bên bán (sales) và bên mua (purchases) trong hoạt
động sáp nhập, hợp nhất đều có chung xu hướng biến động. Đặc biệt khoảng 2011-2015 gần
như là sát nhau.
 Giai đoạn 2011-2014:Giá trị M&A ở giai đoạn này tăng vọt qua từng năm và đạt đỉnh với
84.200 triệu USD của bên bán và 83.008 triệu USD của bên mua trong năm 2014, tăng hơn
gấp 4 lần của năm 2011. Có thể nói giai đoạn này là thời kỳ hoạt động M&A mạnh mẽ ở các
nước đang phát triển. Các nước đặt biệt là Nhật, USA … đầu tư vốn rất nhiều.
 Giai đoạn 2015-2018 (trước covid 19):Sang đến năm 2015, đột nhiên giá trị này giảm mạnh
bất ngờ (giảm gấp 2 lần năm 2014) còn khoảng 37.666 triệu USD bên bán và 34.375 triệu
USD bên bán. Các năm tiếp theo giá trị lên xuống thất thường qua từng năm nhưng đến năm
2018 thì vẫn có tăng so với năm 2015 với giá trị đạt được là 49.594 triệu bên mua và 41.222
triệu USD bên bán.
 Năm 2019 (Covid 19 xuất hiện):Như ta biết thì đây là năm xuất hiện cơn dịch ảnh hưởng đến
toàn cầu là Covid-19. Mặc dù chỉ mới xuất hiện nhưng có thể thấy giá trị bị giảm mạnh của
hoạt động M&A một phần là do cơn dịch này. Giá trị thu được gần như là quay lại so với năm
2011.
2.2.1.2 Đầu tư mới (GI)
Biểu đồ 1.2: Thể hiện giá trị GI của các nước đang phát triển giai đoạn 2011-2019.
(dvt: triệu USD, Nguồn: WIR 2011-2020)
Trong hoạt động đầu tư mới (GI) ở các nước đang phát triển bao gồm bên nhận đầu tư (destination)
và bên đầu tư (investor). Giá trị thu được từ hai hoạt động như biểu đồ 1.2 ta thấy được:
 Giai đoạn 2011-2014: Cả 2 phía đầu tư và nhận đầu tư đều thu được giá trị gần như nhau từ
năm 2011 đến 2012, từ khoảng 120 tỷ USD xuống khoảng 80 tỷ USD. Tiếp đến năm 2013-
2014 thì xu hướng thay đổi khác hoàn toàn khi bên tăng bên giảm. Giá trị thu được tại năm
2014 ở cả hai phía đều thấp hơn năm 2011 với chỉ khoảng dưới 110 tỷ USD.
 Giai đoạn 2015-2018 (trước Covid 19):Ở giai đoạn này cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư gần
như là trùng nhau. Giá trị thu được ở cả hai đều có xu hướng tăng giảm như nhau và thay đổi
rất lớn. Khi trong năm 2016 đạt giá trị cực đại với gần bằng 250 tỷ USD cho cả hai bên (cao
gấp đôi so với 2011). Thì qua 2017 lại giảm bất ngờ (giảm hai lần). Nhưng đến năm 2018 tăng
lại mạnh mẽ gần với giá trị ở năm 2016.
 Năm 2019 (Covid 19 xuất hiện):Năm xuất thì Covid 19 thì ta cũng dự đoán được là giá trị cả
hai bên đầu tư và nhận đầu tư trong hoạt động GI sẽ giảm. Trong đó thì phía nhận đầu tư giảm
mạnh hơn một chút phần nào thấy được Covid ảnh hưởng lớn với các nước lớn đầu tư vào các
nước đang phát triển. Nhìn chung thì tới năm 2019 giá trị GI ở các nước này cũng cao hơn so
với năm 2011 với khoảng 156.964 triệu USD (nhận đầu tư) và 175.664 triệu USD (đầu tư).

So sánh giá trị giữa M&A và GI tại các nước đang phát triển:
Biểu đồ 1.3: Thể hiện giá trị M&A sales và Greenfield FDI của các nước đang phát triển giai đoạn
2011-2019. (dvt: triệu USD, Nguồn: WIR 2011-2020)

Tiếp tục so sánh giá trị giữa M&A bên bán với giá trị GI ở các nước đang phát triển giai đoạn này.
Điều nhận thấy rõ nhất trong biểu đồ 1.3 là trong cả giai đoạn thì dù qua từng năm biến động thì giá
trị GI đều cao hơn M&A ở khoảng cách khá rõ rệt. Có thể nhận ra ở các nước đang phát triển thì
hoạt động GI được tập trung chủ yếu và thu được nhiều giá trị hơn. Giai đoạn từ năm 2014 đến 2015
thay đổi của hai hình thức trái ngược hoàn toàn khi GI tăng vọt thì M&A lại giảm mạnh. Còn điểm
giống nhau của hai hoạt động là trong giai đoạn 2015-2019 thì giá trị của cả hai đều tăng giảm giống
nhau. Và đến cuối năm đều bị ảnh hưởng bởi cơn dịch gây khủng hoảng toàn cầu.
2.2.2Quốc gia phát triển

Hoạt động đầu tư trực tiếp quốc tế của các nước phát triển theo hình thức M&A và GI:
Dù trải qua nhiều biến thiên song nhìn chung từ 2010 đến 2021, cả giá trị M&A và GI của
các nước phát triển đều có xu hướng gia tăng. Trong đó, giá trị M&A có mức độ gia tăng
nhiều nhất, với cao nhất là 851.000 triệu đô vào năm 2021 và thấp nhất vào năm 2013 với
165.650 triệu đô, cũng trong giai đoạn này, giai đoạn 2012-2014, giá trị GI và M&A của các
nước phát triển tiệm cận nhau. Trong những năm tiếp theo, giá trị GI của các nước phát triển
có xu hướng tăng dần với mức độ nhẹ hơn so với M&A và không vượt qua giá trị thu được từ
hoạt động M&A. Cụ thể hơn về hoạt động đầu tư trực tiếp quốc tế của các nước phát triển
theo hình thức M&A và GI:
2.2.2.1 Hoạt động đầu tư trực tiếp quốc tế theo hình thức M&A:
Để hiểu rõ hơn về tình hình và xu hướng phát triển của hoạt động M&A của các nước đã phát triển, có
thể chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn từ 2010-2018, giai đoạn trước Covid 19 và giai đoạn 2019-2021,
giai đoạn sau Covid 19.
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ WIR2010-2015.

Trong giai đoạn 2010-2018 (trước Covid):


 Giai đoạn 2010-2014:
Tổng giá trị M&A nhìn chung có xu hướng giảm, từ 185.916 triệu đô trong năm 2010 giảm
xuống còn 165.650 triệu đô vào năm 2014. Trong đó, với giá trị mua bán (sales) trong hoạt động đầu tư
theo phương thức M&A, có thể thấy Bắc Mỹ luôn là nước đứng đầu, với 123.184 triệu đô – đạt mức
cao nhất trong năm 2011 và thấp nhất là vào năm 2012 với 72.042 triệu đô. Như vậy trong giai đoạn
2010-2014, Bắc Mỹ là nước đứng đầu trong hoạt động mua bán của hình thức M&A, kế đến là các
nước phát triển khác và đứng thứ 3 là châu Âu. Sự tụt giảm trong tổng giá trị M&A của EU có thể lý
giải một phần là do khủng hoảng dòng vốn FDI đã đánh vào một số nước trong khối EU. Bắt nguồn là
do cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha vào năm 2012 (trong giai
đoạn này, dòng vốn FDI của các nước này ở mức rất thấp). Mặt khác, do nguyên nhân trên, các nước
này phải đối mặt với 3 vấn đề nổi bật là sáp nhập quốc tế với những tài sản rủi ro, rót vốn vào những
ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và sự di dời, rút lui của những công ty khỏi những quốc gia bị ảnh
hưởng bởi khủng hoảng. Việc khủng hoảng tài chính đã khiến nhiều công ty nước ngoài ở những quốc
gia này tiến hành tháo chạy, rút lui khỏi thị trường trong nước dẫn đến giá trị M&A của những nước
trong khối EU bị tụt giảm đáng kể.
Đối với giá trị thu mua (Purchases) của các nước phát triển, theo số liệu thu thập được, có thể
thấy, EU là nước đứng đầu trong hoạt động thu mua của hình thức M&A, đạt mức cao nhất là 169.943
triệu đô vào năm 2014 và thấp nhất vào mức 79.904 triệu đô vào năm 2012, kế đến là Bắc Mỹ. Mặt
khác, Nhật Bản là nước được ghi nhận với giá trị thu mua thấp nhất, đạt mức –1733 triệu đô vào năm
2012.
 Giai đoạn 2015-2018:

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ WIR2015-2019.

Cho tới giai đoạn 2015-2018, số liệu ghi nhận cho thấy là đã có sự biến thiên trong giá trị
M&A của các nước phát triển, tuy nhiên, nhìn chung vẫn có sự gia tăng, tại năm 2015, số liệu ghi nhận
được cho thấy giá trị M&A của các nước phát triển là 541.720 triệu đô , cho tới năm 2018, gia tăng
thành 631.423 triệu đô. Cụ thể hơn, so với giai đoạn 2010-2014, Bắc Mỹ là nước đứng đầu trong hoạt
động mua bán (Sales) thì trong giai đoạn 2015-2018, EU vượt Bắc Mỹ để trở thành nước có giá trị mua
bán trong hình thức M&A cao nhất, với 437.846 triệu đô vào năm 2016 và thấp nhất với mức 176.491
triệu đô vào năm 2017.

Đối với giá trị thu mua, sáp nhập, trong giai đoạn 2015-2018, Liên minh châu Âu vẫn là nước
đứng đầu với giá trị thu mua cao nhất, được ghi nhận là 353.508 triệu đô vào năm 2016 và thấp nhất là
136.638 triệu đô vào năm 2017, trong năm này, Bắc Mỹ đã vượt lên và trở thành nước dẫn đầu trong
hoạt động thu mua của hình thức đầu tư M&A, với tổng giá trị được ghi nhận vào mức 238.099 triệu
đô. Mặt khác, đối với các nước phát triển khác thì có sự gia tăng đều, không sụt giảm, dù so với 2 nước
còn lại thì không đáng kể. Dù là như thế, song so với các năm còn lại, trong năm 2017, một số những
vấn đề như là lãi suất tăng, bất ổn chính trị hay những rào cản pháp lý, ngoài ra còn có việc nước Mỹ
thay đổi các quy tắc đánh thuế doanh nghiệp,… đã làm giảm giá trị M&A của những nước phát triển.

 Trong giai đoạn 2019-2021 (sau Covid):Trong giai đoạn này nên kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm
trọng bởi đại dịch Covid 19, nhiều nền kinh tế bị phong tỏa và đóng cửa tạm thời do đó có rất nhiều kế
hoạch đầu tư quốc tế bị trì hoãn, trong năm 2019, tổng giá trị M&A của các nước phát triển bị sụt giảm
nghiêm trọng, giảm mạnh hơn rất nhiều so với năm 2018, số liệu cho thấy chỉ có 410.542 triệu đô, giảm
40% so với năm 2018. Kế tiếp, cho tới năm 2020, số liệu vẫn cho thấy giá trị M&A của các nước phát
triển có xu hướng giảm nhẹ, giảm còn 379.000 triệu đô. Tuy nhiên, tới năm 2021, giá trị M&A của các
nước phát triển lại có xu hướng gia tăng nhanh chóng và tích cực, đạt mức 615.000 triệu đô, tăng xấp xỉ
58%. Đối với hình thức GI, chia thành 2 giai đoạn trước và sau Covid-19 để có thể xem xét rõ hơn về
sự khac biết và xu hướng phát triển.

2.2.2.2Hoạt đồng đầu tư trực tiếp quốc tế theo hình thức GI:

Đối với hình thức GI, chia thành 2 giai đoạn trước và sau Covid-19 để có thể xem xét rõ hơn về sự khac
biết và xu hướng phát triển.Trong giai đoạn 2010-2018 (trước Covid):
 Trong giai đoạn 2010-2014:

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ WIR2010-2022.


Trước hết, số liệu tổng quan cho thấy, giai đoạn 2010-2014, giá trị GI có xu hướng giảm nhẹ,
giảm từ 237.251 triệu đô trong năm 2010 còn 201.150 triệu đô trong năm 2014. Trong đó, có thể thấy
từ biểu đồ, trong năm 2010, EU là khối nước dẫn đầu với tổng giá trị GI cao nhất, với 156.393 triệu đô,
song trong những năm tiếp theo, số liệu giảm dần và Bắc Mỹ trở thành nước nhận nhiều đầu tư GI nhất
trong khối những nước phát triển. Cuối cùng, cho tới năm 2014, giá trị từ GI của EU đã bị sụt giảm
nghiêm trọng, trở thành khối nước nhận đầu tư GI thấp nhất, với 24.853 triệu đô.

Mặt khác, dù EU có xu hướng trở thành 1 trong những nước nhận ít đầu tư GI nhất trong
nhóm những nước phát triển. Song, EU lại là nước đi đầu tư GI nhiều nhất và dẫn đầu xuyên suốt giai
đoạn 2010-2014. Trong đó cao nhất là 169.943 triệu đô vào năm 2014 và thấp nhất vào năm 2012 với
100.377 triệu đô. Kế đến là Bắc Mỹ và các nước phát triển khác, xếp cuối là Nhật Bản. Như vậy, có thể
nói trong giai đoạn này EU chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị GI với tư cách là nhà đầu tư sang những
nước khác.Như vậy có thể thấy, trong giai đoạn 2010-2014, Bắc Mỹ là nước dẫn đầu trong những nước
phát triển có giá trị GI trong vai trò là nước nhận đầu tư nhiều nhất. Trong khi đó, EU là khối nước
nước đi đầu tư GI.Trong khi đó, EU là khối nước nước đi đầu tư GI.
 Trong giai đoạn 2015-2018:
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ WIR2010-2022.

Trái với giai đoạn 2010-2014, trong giai đoạn 2015-2018, giá trị GI của các nước phát triển có
xu hướng tăng, đạt mức 225.842 triệu đô vào năm 2015 và tăng thành 289.201 triệu đô vào năm 2018.
Trong đó, đối với vai trò là nước nhận đầu tư GI, trong giai đoạn này, EU đã bức phá và trở thành nước
nhận nhiều đầu tư GI nhất trong khối những nước phát triển, vượt xa cả Bắc Mỹ. Trong năm 2018, EU
đạt mức 187.934 triệu đô, cao hơn 2 lần so với Bắc Mỹ (đạt mức 75.751 triệu đô) và cao hơn 7 lần so
với những nước phát triển khác (với mức giá trị GI được ghi nhận là 25.517 triệu đô). Bên cạnh đó,
trong giai đoạn này, EU đạt mức giá trị GI thấp nhất là vào năm 2016, với 123.574 triệu đô, song vẫn ở
mức cao so với những nước khác.

Trong khi đó, đối với vai trò là nước đi đầu tư GI, EU cũng vẫn tiếp tục giữ vai trò dẫn đầu và
đóng tỷ trọng lớn nhất, theo đó, có thể thấy, trong giai đoạn 2015-2018, EU có tổng giá trị GI khi đóng
vai trò là nước đi đầu tư tăng từ mức 133.743 triệu đô lên 172.187 triệu đô. Ngoài ra, Bắc Mỹ cũng có
xu hướng tăng nhẹ, tăng từ 71.642 triệu đô trong năm 2015, lên mức 90.488 triệu đô vào năm 2018.
Như vậy trong giai đoạn 2015-2018, EU chính là nước dẫn đầu trong những nước phát triển trong giá
trị GI với cả 2 vai trò là nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư.
 Trong giai đoạn 2019-2021 (sau Covid):
Trái ngược với tình hình của M&A, giá trị M&A có xu hướng giảm mạnh do ảnh hưởng từ
dịch Covid thì giá trị GI của các nước phát triển trong giai đoạn 2019-2021 lại không bị giảm nhiều mà
thay vào đó lại có xu hướng ổn định với khoảng mức tiệm cận 290.000 triệu đô. Cho tới năm 2021, số
liệu ghi nhận từ báo cáo cho thấy giá trị GI của các nước phát triển có xu hướng tăng mạnh và tích cực
với mức 401.000 triệu đô.
2.3. Cơ cấu FDI theo quốc gia đầu tư
2.3.1. Dòng vốn vào:

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Nước đang0,625 0,670 0,658 0,662 0.698 0.764 0.660 0.694 0.694 0.716 0.643 0.836
phát triển
Nước đã0,699 0,817 0,787 0,680 0.522 0.962 1.384 0.937 0.735 0.764 0.319 0.745
phát triển
Bảng: Dòng vốn vào của các nước đang và phát triển ( UNCTAD, 2010-2021). Dvt: nghìn tỷ USD

Đối với các nước đang phát triển:


Dòng vốn vào của các nước đang phát triển có sự biến động tăng qua các năm từ 2010-2015, năm 2015
tăng 22,28% so với năm 2010; tạo ra dòng vốn FDI ở mức kỷ lục, phần lớn hướng đến các nước ở miền
Nam, chứng tỏ tầm quan trọng ngày càng tăng của các nền kinh tế đang phát triển đối với nền kinh tế
thế giới. Năm 2016, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu đã giảm, đầu tư vào các nước
đang phát triển thậm chí còn giảm hơn khoảng 13,6% chỉ đạt mức 0,66 nghìn tỷ USD; dòng chảy đến
các nước kém phát triển và các nền kinh tế yếu kém về cơ cấu vẫn biến động ở mức thấp. Qua các năm
2017, 2018 dòng vốn hầu như không biến động; tăng trưởng gần bằng 0 ở các nền kinh tế đang phát
triển. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu chịu áp lực nặng nề do hậu quả của đại dịch
COVID-19, dòng vốn vào trong giai đoạn năm 2019 - 2020 sang các nước đang phát triển sẽ bị ảnh
hưởng đặc biệt nghiêm trọng, sụt giảm 10,1% còn 0,64 nghìn tỷ USD. Đến năm 2020 -2021, dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu đã hồi phục trở lại mức trước đại dịch và nỗ lực tăng trưởng.
Đối với các nước phát triển:
Dòng vốn vào của các nước phát triển qua các giai đoạn có sự biến động mạnh mẽ. Trong các năm
2010, 2011, 2012 dòng vốn FDI đang trong quá trình phục hồi. Giai đoạn 2013-2014 báo cáo cho thấy
dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) trong năm, do sự tăng trưởng mờ nhạt của nền kinh tế
toàn cầu nên dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng khoảng 23,3% so với năm trước. Đến năm 2015, 2016
dòng vốn vào các nước phát triển có sự bùng nổ tăng cao đạt các mức cao nhất kể từ khi cuộc khủng
hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008. Năm 2015 dòng vốn vào đạt 0,94 nghìn tỷ
USD, tăng 45,8% so với năm 2014; năm 2016 dòng vốn vào lên đến 1,38 nghìn tỷ USD, tăng 30,5% so
với năm 2015. Nhưng vào sau năm 2016, dòng vốn vào lại suy giảm mạnh. Dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài toàn cầu giảm 23% trong năm 2017. Đầu tư xuyên biên giới vào các nền kinh tế phát triển
và chuyển đổi giảm mạnh. Đến sau năm 2019 lại chịu sự suy giảm do Covid-19 gây nên. Đến sau 2020
mới có sự hồi phục và sự quay lại của dòng tiền. Có thể thấy, các nước phát triển chính là khu vực thu
hút nhiều nguồn vốn vào FDI nhất, nhờ nền kinh tế phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng, mạng lưới và các
chính sách kinh tế ngoại thương tốt.

2.3.2. Dòng vốn ra:

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Nước đang phát triển 0358 0.373 0.357 0.408 0.445 0.377 0.386 0.447 0.376 0.387 0.372 0.438

Nước đã phát triển 0.983 1.128 0.917 0.825 0.800 1.065 1.210 1.162 0.565 0.736 0.408 1.269

Bảng:dòng vốn ra của các nước phát triển và đang phát triển ( UNCTAD, 2010-2021). Dvt: nghìn tỷ USD

Các nước đang phát triển:


Dòng vốn ra của các nước đang phát triển có sự biến động nhẹ với mức dao động nhỏ. Mức trung bình
dòng vốn ra từ năm 2010-2021 là 0,39 nghìn tỷ USD. Mức thấp nhất vào khoảng 357,844 triệu đô vào
năm 2012 và cao nhất vào khoảng 447,866 triệu đô vào năm 2017. Có thể thấy, các nước đang phát
triển thường chỉ tập trung vào thu hút vốn đầu tư FDI hơn là đi đầu tư sang các nước khác.
Các nước đã phát triển:
Ta có thể thấy dòng vốn ra FDI của các nước đã phát triển luôn trong khoảng rất cao, bị ảnh hưởng
chịu biến động lớn trong các giai đoạn năm khác nhau. Trong giai đoạn năm 2010-2017 đã có gia
tăng từ 0,98 nghìn tỷ đô vào năm 2010 tăng đạt đỉnh vào 2016 với 1,2 nghìn tỷ đô. Giai đoạn sau đó
có sự sụt giảm mạnh mẽ trong năm 2018 giảm 51,4% còn 565,201 triệu đô, năm 2020 do tác động
của đại dịch Covid-19 dẫn tới sự khủng hoảng nền kinh tế dẫn tới dòng vốn ra chỉ đạt 408,195 triệu
đô. Đền năm 2021 đã có sự trở lại của dòng tiền đạt mức 1,27 nghìn tỷ đô cao nhất trong giai đoạn
2010-2021 cho thấy sự phục hồi trở lại của nền kinh tế
Kết luận
Qua những nghiên cứu trên, bài tiểu luận nhóm đi đến một số kết luận sau:
Nhìn chung tình hình FDI trên thế giới trong năm 2010 đến năm 2021 có nhiều biến động, từ năm 2010
đến năm 2014 dòng vốn tăng rồi giảm nhẹ sau đó sau đó tăng cao ở những năm 2014 năm 2016, do ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì vào năm 2019 - 2020 dòng vốn FDI có chiều hướng giảm sâu nhưng
hiện nay nền kinh tế đang phục hồi sau khi đã có vaccine phòng tránh Covid, giúp cho đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đang có chiều hướng tăng. Dòng vốn FDI của các nền kinh tế đang phát triển luôn
thấp hơn các nền kinh tế đã phát triển tuy nhiên vào năm 2019 đến năm 2021 thì lại có xu hướng ngược
lại nên là thấy được rằng trong hai năm bị covid nền kinh tế đã phát triển bị ảnh hưởng rất nhiều. Dựa
vào cơ cấu FDI theo quốc gia ta cũng thấy được dòng vốn FDI không nằm yên một chỗ mà tăng lên và
giảm theo từng năm, dựa vào từng thời điểm vốn FDI đạt đỉnh cao vào năm 2015 và thấp nhất là vào
năm 2020. Dòng vốn vào của các nước đang phát triển hầu như không thay đổi mấy qua các năm, dòng
vốn vào của các nước đã phát triển thay đổi mạnh dòng vốn tăng cao nhất vào 2016 và chạm mốc thấp
nhất vào năm 2020.Các biện pháp nhằm kiềm chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu
cực đến dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu năm 2021. Ngoài ra, các chính phủ trên thế giới cũng
đã tích cực triển khai các chính sách đầu tư ra nước ngoài mới liên quan đến an ninh quốc gia, đồng
thời, cố gắng cân bằng các rủi ro bằng các chính sách bảo hộ. Trong năm 2020, các chính phủ khác
nhau đã thông qua các biện pháp ở cả cấp quốc gia và quốc tế để giải quyết các hậu quả kinh tế và sức
khỏe của đại dịch Covid-19, cũng như bảo vệ các doanh nghiệp khỏi nguy cơ thâu tóm từ nước ngoài.
Ở châu Âu, một số nền kinh tế lớn đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong vốn FDI, chỉ còn thấp
hơn 5% so với mức trung bình hàng quý trước đại dịch. Theo báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc
về Thương mại và Phát triển (UNCTAD’s Investment Trends Monitor), dòng vốn FDI vào Mỹ đã
tăng 90%, nhờ vào sự gia tăng của các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).Dòng vốn FDI vào
các nền kinh tế đang phát triển cũng tăng đáng kể lên tổng cộng 427 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
2021, với mức tăng trưởng 25% ở Đông và Đông Nam Á, phục hồi gần mức trước đại dịch ở Trung
và Nam Mỹ, và tăng trưởng trên khắp châu Phi, Tây và Trung Á.Trong tổng mức tăng phục hồi,
75% được ghi nhận ở các nền kinh tế phát triển.
Trong nửa đầu năm 2021, dòng vốn FDI toàn cầu đã phục hồi, đạt 852 tỷ USD (Ngân hàng Thế giới
- WB, 2021). Con số này đã tăng 78% từ tháng 1 đến tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 70%
do đại dịch (UNCTAD, 2021). Các biện pháp đóng cửa, giãn cách xã hội tại nhiều quốc gia trên thế
giới để đối phó với đại dịch COVID-19 đã làm chậm lại các dự án đầu tư hiện có, nguy cơ của một
cuộc suy thoái khiến các công ty đa quốc gia (MNC) phải xem xét lại các dự án mới. Chịu ảnh
hưởng trực tiếp của đại dịch COVID-19, dòng vốn FDI trên toàn cầu đã giảm 35% trong năm 2020
so với năm 2019, từ 1.500 tỷ USD xuống 1.000 tỷ USD .Năm 2021, FDI toàn cầu đã phục hồi và
vượt qua mức trước đại dịch COVID-19, đạt 1.582 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2020. Sự gia tăng
này chủ yếu là do lợi nhuận đến từ các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) cùng mức lợi nhuận
giữ lại tương đối cao của các MNC. Điều này đã dẫn đến các dòng tài chính nội bộ gia tăng đáng kể
và xuất hiện những biến động mạnh về FDI tại các trung tâm đầu tư lớn. Sự phục hồi FDI trong
năm 2021 đã mang lại mức tăng trưởng cao ở tất cả các khu vực. Trong đó, các nền kinh tế phát
triển có mức tăng mạnh nhất đạt 134% (khoảng 746 tỷ USD), chiếm gần 3/4 mức tăng của dòng
vốn FDI toàn cầu và cao gấp đôi so với mức năm 2020. Mặc dù dòng vốn FDI vào các nền kinh tế
đang phát triển tăng 30%, đạt 837 tỷ USD, song do dòng vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát
triển tăng chậm hơn so với dòng FDI vào các khu vực phát triển nên tỷ trọng FDI của các nước
đang phát triển trong FDI toàn cầu đã giảm từ 66% (năm 2020) xuống 53% (năm 2021).
2.3 Dòng vốn FDI theo ngành nghề, lĩnh vực.
2.3.1 FDI theo lĩnh vực
Bảng FDI theo lĩnh vực năm 2010-2021
(Tỷ dollar)

Nguồn: UNITAD, World Investment Report 2011-2022.


Cơ cấu FDI theo ngành có nhiều chuyển biến từ năm 2010 đến năm 2021. FDI tập trung chủ yếu vào
nhóm ngành dịch vụ, theo sau đó là nhóm ngành chế tạo và chiếm tỷ lệ thấp nhất là đầu tư vào nhóm
ngành sơ cấp. FDI theo ngành tăng trưởng không ổn định. Số liệu về FDI thấp nhất rơi vào các năm 2012,
2013, 2014 và 2020; cao nhất ở những năm 2016 2018 2019. Năm 2011, nền kinh tế thế giới bị khủng
hoảng năm mà chúng ta chứng kiến được điểm tối của nền kinh tế thế giới. Điểm qua những sự kiện kinh
tế nổi bật năm 2011 thì có Mỹ lần đầu tiên bị đánh tụt hạng và hai vị Thủ tướng châu Âu ra đi vì khu vực
đồng tiền chung sa lầy sâu hơn vào khủng hoảng nợ công…Mặc dù bị khủng hoảng nhưng vốn vào FDI
ngành nghề lĩnh vực vẫn không giảm. Nhưng qua năm 2012 thì ta thấy được nó đã giảm khá sâu do chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Năm 2011, tổng FDI đầu tư theo ngành nghề đạt con số là 1430 tỷ
dollar tăng so với năm 2010 là 180 tỷ dollar nhưng đến năm 2012 thì chỉ đạt 920 tỷ dollar giảm so với năm
2011 là 510 tỷ dollar. Cuộc khủng hoảng kinh tế khá nặng nên các năm tiếp theo 2013 và 2014 tổng vốn
đầu tư FDI vào ngành nghề phục hồi khá chậm chỉ đạt 1021 và 1094 tỷ dollar . Trong năm 2015 nhờ các
biện pháp chính sách đầu tư theo hướng tự do hoá và các cải cách chế độ đầu tư quốc tế mà tổng vốn đầu
tư FDI vào các ngành dần phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng đạt 1508 tỷ dollar trong đó có 2 nhóm
ngành về chế tạo và dịch vụ tăng mạnh nhóm ngành chế tạo từ 458 tỷ dollar lên 714 tỷ dollar nhóm ngành
dịch vụ từ 554 tỷ dollar lên 725 tỷ dollar. Đến năm 2016 thì con số này đạt 1720 tỷ dollar. Sau dòng vốn
FDI tăng mạnh vào năm 2015 năm 2016 đánh mất đà tăng trưởng tới năm 2017 vốn FDI bị sụt giảm nên
FDI vào ngành của có xu hướng giảm theo còn 1415 tỷ dollar. Vào những năm 2018 2019 thì vốn vào
nhóm ngành nghề có xu hướng tăng đều đạt mức trên 1700 tỷ dollar. Cuối năm 2019 thế giới gặp phải đại
dịch covid-19 nhằm ngăn chặn đại dịch thì nhiều các quốc gia phải dừng các hoạt động kinh doanh sản
xuất trong năm 2020 làm cho vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực cũng giảm chỉ còn 1048 tỷ dollar, đến cuối
năm 2020 thì vaccine covid mới được phổ biến rộng nên vào năm 2021 nền kinh tế mới có dấu hiệu phục
hồi vì thế mà vốn dành cho FDI vào ngành nghề cũng tăng nhẹ 1388 tỷ dollar. Nhìn chung thì ta thấy FDI
vào các ngành từ năm 2010 đến năm 2021 có nhiều biến động mặc dù FDI vào các ngành nghề có lúc
giảm sâu do tác động của nền kinh tế và dịch bệnh nhưng những năm sau đó dòng vốn FDI dần quay trở
lại và có sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành nghề ở từng khu vực khác nhau theo xu hướng
đầu tư và phát triển bền vững.

2.3.2 FDI theo ngành nghề lĩnh vực nền kinh tế đang phát triển.
a) Giai đoạn 2010-2019
Bảng FDI theo lĩnh vực thuộc khu vực nền kinh tế đang phát triển năm 2010-2018
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Sơ cấp 58970 74675 10763 72435 33215 33085 13802 36441 44392
Khai thác, khai thác đá và dầu khí 58232 73932 10330 5360 30834 29893 13695 34813 25524
Chế tạo/ Sản xuất 334196 327008 185417 210923 215015 218530 204106 185051 293391
Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá 18720 31342 24188 49843 6151 13098 12594 11702 13479
Hóa chất và sản phẩm hóa chất 35625 40941 19366 22068 26337 23060 32210 27393 61781
Kim loại và sản phẩm kim loại 54423 65096 14303 7262 5152 -72 13114 12537 6093
Thiết bị điện và điện tử 37353 26010 12870 8810 23212 35562 37304 21606 39628
Phương tiện cơ giới và các thiết bị điện tử khác 55343 49459 36727 38091 53668 20028 22506 27084 45584
Than cốc, sản phẩm dầu mỏ, nhiên liệu hạt nhân 24400 14265 10663 3769 6528 11126 7467 1472 6480
Dịch vụ 227844 246600 201738 285962 315259 291986 371261 254494 258424
Vận chuyển, lưu trữ và thông tin liên lạc 37968 53154 26331 31694 54555 23694 47966 33974 20373
Tài chính 23738 25721 27908 35232 82731 39540 2767 10200 8441
Dịch vụ kinh doanh 43533 60009 29241 86139 46673 42126 58524 32546 51503
Điện, ga, nước 12173 32355 31679 66984 49279 106449 107807 78857 69901

Xây dựng 17404 17698 26470 14446 31440 43080 74917 30461 66160
Tổng cộng 621010 648283 397918 569320 563489 543601 589169 475986 596207

( Đơn vị: Triệu Dollar)


Nguồn: UNITAD, World Investment Report 2011-2019.

Giai đoạn 2010-2015:


Về phân bố ngành, năm 2010 trong khu vực cơ bản chủ yếu là khai thác than, dầu và khí đốt chiếm 9.5%,
ngành sản xuất/ chế tạo chiếm tỷ trọng rất lớn 53.8% trong đó tập trung chủ vào các ngành như ngành công
nghiệp kim loại, sản xuất phương tiện cơ giới, các trang thiết bị điện tử, ngành công nghiệp hóa chất,..và phần
còn lại là ngành dịch vụ tập trung lớn vào truyền thông và bất động sản cũng chiếm phần trăm tương đối lớn.
Năm 2010-2011, có sự gia tăng nguồn vốn đầu tư FDI ở các ngành, cố gắng tăng trưởng sau sự khủng hoảng
kinh tế năm 2008. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy ngành khai thác than, đá, dầu khí mặc dù không chiếm
tỷ trọng cao nhưng đây là lĩnh vực các nhà đầu tư rất quan tâm thu hút vốn đầu tư gia tăng từ 58232 triệu
dollar năm 2010 tăng lên 73932 triệu dollar năm 2011; tập trung vào khu vực Tây Á nơi có nguồn dầu mỏ lớn,
tài nguyên thiên nhiên. Trong giai đoạn 2010-2015, ta cũng có thể nhìn thấy sự gia tăng trong lĩnh vực sản
xuất chế tạo. Sau sự sụt giảm đầu tư vào năm 2012 do sự suy giảm ở các nền kinh tế lớn, nền kinh tế toàn cầu
chậm chạp, những hạn chế về tài chính thì năm 2013 đã có sự quay trở lại của dòng tiền và thời điểm này cũng
có sự chuyển dịch về cơ cấu. Các công ty dưới áp lực về chi phí đã chuyển hướng đầu tư vào các nền kinh tế
đang phát triển, nhiều công ty đã chuyển đời sản xuất đến các khu vực có nguồn lao động giá rẻ - đây là cơ hội
cho các ngành sản xuất linh kiện, lắp ráp,.. phát triển và mở rộng ở các nước đang phát triển. Ngành dịch vụ
cũng phát triển mạnh, đẩy mạnh phát triển vào dịch vụ vận chuyển, các dịch kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng
lớn, ngành xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm đến và được đầu tư.
Giai đoạn 2015-2018:
Giai đoạn này có nguồn vốn đầu tư khá cao, kèm theo đó sự phân bổ nguồn vốn đầu tư vào các ngành cũng
dần thay đổi. Dần về các năm phía sau có xu hướng nâng cao tỷ trọng đầu tư ngành dịch vụ so với ngành sản
xuất chế tạo. Đối với các ngành sản xuất chế tạo vẫn tiếp tục duy trì phát triển các ngành sản xuất linh kiện,
các trang thiết bị điện tử,..song song đó các ngành về hoá chất cũng nhận lượng đầu tư khá lớn. Giai đoạn
2016- 2018, ngành hóa chất hầu như chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành sản xuất chế tạo với các giá trị lần
lượt là 32210 triệu dollar, 27393 triệu dollar và cao vượt bậc vào năm 2018 là 61781 triệu dollar; các ngành
khác cũng chiếm giá trị khá cao. Ngành dịch vụ chiếm hơn một nữa so với tổng giá trị đầu tư. Ngành điện, ga,
nước chiếm giá trị rất cao trong ngành, cao nhất là 107807 triệu dollar vào năm 2016; tiếp sau đó là các ngành
xây dựng và ngành vận chuyển, thông tin liên lạc,..
Các ngành hàng đầu theo giá trị

Năm 2019 2020


Năng lượng 55611 36144
Thông tin và truyền thông 32601 44459
Than cốc, sản phẩm dầu mỏ, nhiên
liệu hạt nhân 62407 28447
Tài chính 18678 20008
Hóa chất và sản phẩm hóa chất 16686 29003
Ôtô 14102 5648
Dược phẩm 925 11420

b) Giai đoạn 2019-2021

Bảng FDI theo ngành năm 2019-2020 và các ngành có giá trị hàng đầu
Nguồn: UNITAD, World Investment Report 2021.
Trong giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn đầy biến động. Vào năm 2019 dòng vốn FDI nằm ở mức tương đối
cao trong giai đoạn 2010-2021 với dòng vốn đầu tư vào các ngành sơ cấp là 18039 triệu dollar chiếm 3.4%;
ngành sản xuất chế tạo là 247650 triệu dollar chiếm 46.2% và ngành dịch vụ 270495 triệu dollar chiếm
50.4% . Dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành chủ chốt như sản xuất than cốc và dầu mỏ tinh chế
62407 triệu dollar, năng lượng 55611 triệu dollar; truyền thông 32601 triệu dollar,.. Đến cuối năm 2019, bùng
phát đại dịch Covid-19 gây ra hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế. Năm 2020 là năm chịu sức ép nặng nề
của đại dịch tổng đầu tư vào các ngành giảm gần một nữa, một số ngành sản xuất bị hạn chế hoặc tạm ngưng
hoạt động; các ngành dịch vụ suy giảm đặc biệt là mua bán, vận chuyển và du lịch.
Năm 2021, dòng vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển năm 2021 tăng 30% lên 837 tỷ USD. Phần
lớn sự phục hồi tăng trưởng là do quốc tế hoạt động tài chính dự án trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nơi
giá trị dự án đạt được nhiều hơn gấp ba lần mức trước đại dịch. Ngoài năng lượng tái tạo, chỉ có hoạt động
đầu tư vào giáo dục phục hồi hoàn toàn về mức trước đó. Các lĩnh vực khác, bao gồm thực phẩm và nông
nghiệp, y tế, thể chất cơ sở hạ tầng và WASH được phục hồi một phần.
2.3.3 FDI theo ngành nghề lĩnh vực nền kinh tế phát triển
a) Giai đoạn 2010-2019
Bảng FDI theo lĩnh vực thuộc khu vực nền kinh tế phát triển năm 2010-2018
(Triệu dollar)
Ngành 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Sơ cấp 65933 99683 59383 41033 31915 23402 79669 -5086 33565
Chế tạo/ Sản xuất 251944 292318 198193 179365 274656 466575 480431 455384 446228
Thực phẩm, đồ uống và
thuốc lá 27951 26509 20616 19708 30534 21973 30438 78005 44451
Hóa chất và sản phẩm hóa
chất 38651 90262 29576 36747 40651 64661 44915 94351 158131
Thiết bị điện và điện tử 32671 48361 32665 24628 30681 35800 78877 45341 58695
Phương tiện cơ giới và các
thiết bị điện tử khác 27356 25318 21423 15944 22453 27565 21586 31817 21226
Dệt may, quần áo, da thuộc 6579 13711 18919 17453 18162 16127
Dịch vụ 239920 294122 235680 234227 227409 402342 500486 457017 566205
Vận chuyển, lưu trữ và thông
tin liên lạc 30155 41274 39465 48810 30966 43549 51105 30366 67699
Tài chính 42275 40963 21025 19341 30151 79789 96669 50304 103091
Dịch vụ kinh doanh 63554 63186 62722 69654 107984 115335 110910 151827 136546
Điện, ga, nước 37654 51257 27023 25463 17332 27950 85722 54204 33156
Xây dựng 21385 27784 30314 26292 44542
Buôn bán 12201 14231 12581 7406 31788 15823 20967 19576
Tổng cộng 557797 686123 493256 454625 533980 892319 1060586 907315 1045998

Nguồn: UNITAD, World Investment Report 2011-2019.


Giai đoạn 2010-2015:
Trong giai đoạn này thì ngành sơ cấp có xu hướng giảm dần, ngành sơ cấp đạt mức cao nhất ở năm
2011chiếm 14,5%. Khác với ngành sơ cấp ngành chế tạo/ sản xuất trong giai đoạn này có phần ổn định
hơn dao động trong khoảng từ 170000 triệu dollar đến 500000 triệu dollar, năm 2013 ngành này có giá trị
thấp nhất 179365 triệu dollar tập trung chủ yếu vào ngành liên quan đến hóa chất và sản phẩm hóa chất
chiếm 20.5%, dệt may 7.6% chiếm tỷ lệ thấp nhất, các ngành tiếp theo như là thực phẩm đồ uống thuốc lá,
thiết bị điện tử và điện tử, phương tiện cơ giới cà thiết bị vận tải khác lần lượt chiếm tỷ lệ là 10,9%,
13,7%, 8,9%, tỷ lệ còn lại thuộc về các ngành nghề khác. Trong năm 2015 tỷ lệ vốn vào ngành chế tạo/
sản xuất đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc đạt 466575 triệu dollar tăng 191919 triệu dollar so với năm
2014. Ngành liên quan đến hóa chất và sản phẩm của hóa chất vẫn chiếm tỷ lệ cao, gần gấp đôi năm 2013,
ngành liên quan đến dệt may, quần áo, da thuộc chiếm tỷ lệ thấp nhất. Nhìn chung ta thấy trong giai đoạn
này ngành hóa chất và sản phẩm của hóa chất có xu hướng tăng, các ngành còn lại thì không ổn định tăng
lên giảm xuống theo xu hướng của thị trường. Ngành dịch vụ trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ thấp ngành
chế tạo/ sản xuất nhưng cao hơn ngành sơ cấp. tỷ lệ vốn vào ngành dịch vụ thấp nhất vào năm 2014
227409 triệu đô cao nhất vẫn là năm 2015. Các ngành như vận chuyển, lưu trữ và thông tin liên lạc, dịch
vụ kinh doanh có xu hướng tăng, các nhóm ngành còn lại thì có tính không ổn định. Trong ngành dịch vụ
thì tập trung nhiều nhất là vào ngành dịch vụ kinh doan luôn chiếm tỷ trọng cao so với các ngành trong
nhóm ngành dịch vụ.
Giai đoạn 2016-2018:
Ngành sơ cấp giảm sâu trong năm 2017 -5086 triệu dollar, năm 2018 thì ngành này được phục hồi đạt 33565
triệu dollar, trong giai đoạn này ngành chế tạo/ sản xuất đạt mức cao nhất so với năm 2010- 2015 đều đạt trên
440000 triệu dollar. Trong năm 2016 ngành được tập trung nhiều nhất là thiết bị điện, điện tử đạt 78877 triệu
dollar chiếm 16,4 %, tỷ lệ % còn lại phân bổ vào các ngành còn lại lần lượt là thực phẩm đồ uống, thuốc lá
6,3%, hóa chất 9,3%, phương tiện cơ giới 4.5%, dệt may 3.8%... Khác với năm 2016 năm 2017 tập trung chủ
yếu vào ngành hóa chất và sản phẩm của hóa chất chiếm 20,71% cao gấp năm lần so với nghành dệt may,
quần áo. Trong năm 2018 cũng tập trung hóa chất cao hơn năm 2017 đạt 158131 triệu dollar tuy nhiên ngành
thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, phương tiện cơ giới và các thiết bị điện tử khác lại giảm so với năm 2017.
Đến với ngành dịch vụ trong giai đoạn này thì thì chiếm tỷ lệ rất cao và tập trung chính vào ngành dịch vụ
kinh doanh nhóm ngành điện ga nước có xu hướng giảm từ 85722 triệu dollar năm 2016 tới năm 2018 giảm
còn 33156 triệu dollar. Trong ba năm này thì ngành dịch vụ tài chính có dấu hiệu đi lên.
b) Giai đoạn 2019-2021

Các ngành hàng đầu theo giá trị


2019 2020
Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá 18757 82744
Năng lượng 52506 58231
Dược phẩm 96183 44043
Truyền thông 57352 115012
Điện tử và thiết bị điện tử 48565 63740
Buôn bán 26635 35896

Bảng FDI theo ngành năm 2019-2020 và các ngành có giá trị hàng đầu
Nguồn: UNITAD, World Investment Report 2021.

Ở các nền kinh tế phát triển, FDI vào các ngành công nghiệp khai thác bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động
của Covid-19 khiến cho ngành sơ cấp năm 2020 chỉ còn 7472 triệu dollar bằng 19.3% so với năm 2019 là
38687 triệu dollar và chỉ chiếm 1.11% của tổng giá trị các ngành. Nhưng bất ngờ là giá trị tổng thể ở
ngành sản xuất và ngành dịch vụ năm 2020 không biến động quá lớn so với năm trước vẫn duy trì ở mức
lần lượt là 302613 triệu dollar và 357852 triệu dollar. Gía trị của các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá,
năng lượng, thông tin và truyền thông cũng như điện tử và trang thiết về cơ bản tăng đáng kể so với năm
2019, đặc biệt là ngành thông tin và truyền thông có mức tăng đột phá gấp đôi so với năm trước ; chủ yếu
do các giao dịch lớn và các ngành này được ghi nhận là các giao dịch lớn nhất năm 2020. Ngược lại, các
ngành dược phẩm, tài chính và bảo hiểm có mức suy giảm nghiêm trọng; ngành dược phẩm đã giảm
50.4% so với năm 2019 từ 96183 triệu dollar xuống còn 44043 triệu dollar.
Vào năm 2021, theo M&A các dự án trong lĩnh vực sơ cấp vẫn ở mức tối thiểu 7 tỷ USD, trong khi giá trị
các dự án trong lĩnh vực dịch vụ tăng nhẹ, 9%, lên mức 215 tỷ USD. Chế tạo các ngành công nghiệp đã
quay trở lại giá trị trước đại dịch, ở mức 179 tỷ đô la. Theo GI, lĩnh vực điện tử và thiết bị điện, bị ảnh
hưởng mạnh trong năm đầu tiên của đại dịch do lo ngại về chuỗi cung ứng, tăng hơn gấp đôi lên 73 tỷ đô
la. Giá trị của các dự án thông tin và truyền thông đã công bố tiếp tục tăng trong năm 2021 lên 68 tỷ đô la.
Các nước thuộc nền kinh tế phát triển càng chú trọng về ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án sử
dụng chất thải thành năng lượng. Sau khi bị trì trệ trong năm 2019 và 2020, đầu tư quốc tế vào năng lượng
tái tạo tăng gần gấp đôi trong năm 2021, do tăng 42% đầu tư vào sản xuất năng lượng mặt trời và năng
lượng gió và sự bùng nổ về năng lượng hydro xanh.
Tài liệu tham khảo
Vũ Chí Lộc (1977), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nộ
Luật đầu tư 2005 số 59/2005/QH11
Hoàng Thị Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hiền, Bùi Thị Ngọc Trang, Đặng Hoàng Anh, Phạm Văn Thịnh,
Nguyễn Đức Tùng (2014). Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và thực trạng quản lý hoạt động dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

You might also like