You are on page 1of 25

Chương 7: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Tóm tắt

Chương 7 tập trung vào sự phát triển và tình hình đầu tư quốc tế của
Trung Quốc. Ở phần này, chúng ta sẽ xem xét cách Trung Quốc đã thúc đẩy đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài vào Trung Quốc trong giai đoạn từ 1979 đến nay.
Trong thời này, Trung Quốc bước vào một chặng đường quan trọng của sự phát
triển kinh tế theo 4 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn 1979-1985, giai đoạn 1986-
1994, giai đoạn 1995-2001 và giai đoạn từ 2002 đến nay. Ngoài ra, nội dung
chương cũng xem xét cách Trung Quốc thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc
ra nước ngoài trong bốn giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn đầu tiên vào năm
1979 đến thời điểm hiện tại. Chính sách đầu tư quốc tế của Trung Quốc đã trải
qua sự điều chỉnh liên quan đến môi trường kinh doanh quốc tế và cam kết quốc
tế. Chương 7 cũng đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp vào và
ra khỏi Trung Quốc, đồng thời đánh giá tác động và kết quả của việc thu hút đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài vào Trung Quốc cũng như tình hình đầu tư của Trung
Quốc ra nước ngoài.

7.1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc

7.1.1. Giai đoạn 1979 - 1985

Giai đoạn từ 1979 đến 1985 đánh dấu bước đầu tiên của Trung Quốc
trong việc mở cửa và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sau khi kết thúc
Cuộc cách mạng Văn hóa năm 1969. Sau một thời kỳ cải cách mở cửa và thực
hiện các chính sách thử nghiệm về đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), Trung
Quốc đã bước vào giai đoạn mới, đánh dấu sự chuyển đổi từ việc từ chối và phụ
thuộc vào nguồn vốn FDI sang việc tự chủ động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài.
Mặc dù Luật Doanh nghiệp về việc góp vốn nước ngoài của Trung Quốc
đã được ban hành từ tháng 7/1979, nhưng trong giai đoạn đầu, việc thu hút
nguồn vốn FDI chưa đạt hiệu quả mong muốn. Phạm vi áp dụng của các chính
sách này chỉ giới hạn trong các đặc khu kinh tế (Special Economic Zones -
SEZs) mà Trung Quốc thành lập tại bốn thành phố ven biển vào tháng 8/1980,
bao gồm Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Một bước quan trọng
trong việc cải thiện khả năng thu hút FDI của Trung Quốc là việc sửa đổi Hiến
pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào một thời điểm sau này. Điều này
đánh dấu lần đầu tiên mà Trung Quốc công nhận rằng "thu hút vốn đầu tư nước
ngoài là một biện pháp căn bản quốc gia" và mở đường cho sự hiệu quả hơn
trong việc thu hút nguồn FDI. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Trung Quốc vẫn
chưa xây dựng được hệ thống chính sách thống nhất về việc thu hút đầu tư nước
ngoài.

7.1.2. Giai đoạn 1986 - 1994

Trong giai đoạn từ 1986 đến 1994, Trung Quốc tiếp tục mở cửa và tăng
cường nỗ lực để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế và công nghiệp hóa. Với các đặc khu kinh tế, Trung Quốc tiếp tục
phát triển và mở rộng bốn đặc khu kinh tế sẵn có. Các đặc khu kinh tế tiếp tục
được xem xét như điểm nóng thu hút FDI với các chế độ thuế ưu đãi và quản lý
linh hoạt.

Giai đoạn này của Trung Quốc là thời kỳ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp quy cơ bản liên quan đến đầu tư nước ngoài. Trong thời gian này,
nhiều chính sách thực tế đã được triển khai, và Trung Quốc đã chuyển từ việc
tiếp tục thu hút và sử dụng FDI sang việc tìm kiếm cách cải thiện và nâng cao
chất lượng môi trường đầu tư.

Ba bộ luật về FDI nổi bật trong giai đoạn này gồm "Luật doanh nghiệp
góp vốn kinh doanh giữa Trung Quốc và nước ngoài của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa (1979)," "Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1986)," và "Luật doanh nghiệp hợp tác kinh
doanh giữa Trung Quốc và nước ngoài nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(1988)." Bên cạnh đó, đã có nhiều Điều lệ, Hướng dẫn, và các văn bản pháp luật
khác được ban hành, tạo nên cơ sở pháp lý cho đầu tư nước ngoài tại Trung
Quốc.

Trong số các văn bản pháp luật này, Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài năm 1986 đã công nhận quyền lợi của các doanh nghiệp được thành
lập bởi nguồn vốn nước ngoài. Quy định tạm thời đã hướng dẫn việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài (năm 1987). Ngoài ra, Nghị quyết của Quốc vụ viện về
các điểm then chốt trong chính sách ngành nghề hiện tại năm 1989 cũng là một
trong những bước quan trọng.

Trong giai đoạn này, nhiều văn bản pháp quy khác cũng đã được ban
hành, bao gồm các quy định về chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư như
giảm phí sử dụng đất, hỗ trợ lao động, và ưu đãi thuế. Điều này cho thấy Trung
Quốc đã chuyển từ tình trạng nghiêm ngặt và hạn chế sang tình trạng chào đón
đầu tư nước ngoài.

7.1.3. Giai đoạn 1995 - 2001

Trong giai đoạn từ 1995 - 2001, Trung Quốc ngày càng mở rộng và ban
hành nhiều văn bản pháp quy về FDI. Từ năm 2001, các nhà đầu tư nước ngoài
đã sẵn sàng chuyển giao vào Trung Quốc công nghệ tiến tiến thông quan việc
thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Trung Quốc cũng tìm
cách sử dụng FDI để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống của mình
thông qua công nghệ tiên tiến. Đóng góp của FDI vào việc nâng cao năng lực
công nghệ của Trung Quốc có thể được chia thành ba loại: lấp đầy khoảng trống
công nghệ, giới thiệu công nghệ tiên tiến và cải tiến công nghệ hiện có.
Năm 2001, Trung Quốc đã sửa đổi “Luật doanh nghiệp góp vốn kinh
doanh giữa Trung Quốc và nước ngoài”. Để phù hợp với các quy định và cam
kết khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã sửa đổi hàng loạt các văn bản pháp luật
có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã mở cửa,
cho phép nhiều ngành nghề hơn được tiếp nhận FDI.

Nhờ vào những chính sách này và sự tăng trưởng nhanh chóng của nền
kinh tế, Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài trong giai
đoạn 1995-2001. Điều này đã giúp nước này trở thành một trong những nền
kinh tế lớn nhất thế giới và một trung tâm chính cho đầu tư nước ngoài.

7.1.4. Giai đoạn từ 2002 đến nay

Việc Trung Quốc mở rộng cánh cửa kinh tế, gia nhập WTO vào năm
2002 khiến chuỗi cung ứng dần chuyển dịch về Trung Quốc. Riêng năm 2005,
Trung Quốc đã ban hành 830 văn bản các loại liên quan đến tối ưu hóa môi
trường đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách ngành nghề, chính sách
tài chính, thuế,...1

Trong giai đoạn từ 2002 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các
chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế. Khác với
giai đoạn trước, các chính sách về công nghệ cao đã được đưa ra một cách
nhanh chóng và đồng bộ, nhằm đảm bảo rằng Trung Quốc không chỉ bắt kịp mà
còn vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua về khoa học và công nghệ trên toàn cầu.

Năm 2006, Trung Quốc ban hành "Quy định về việc nhà đầu tư nước
ngoài mua lại các doanh nghiệp trong nước 2," đây là một văn bản quy phạm
pháp lý đầu tiên của Trung Quốc trong lĩnh vực sáp nhập và mua lại, theo chuẩn
mực quản lý quốc tế.

1
Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Hằng (2022), Những thay đổi trong chính sách thu hút, sử dụng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ Đại hội XII đến Đại hội XIX Đăng Cộng Sản Trung Quốc (1982-
2017), Nghiên cứu Trung Quốc số 4 (248)-2022
2
关于外国投资者并购境内企业的规定. (n.d.). 2007.
http://www.mofcom.gov.cn/article/swfg/fgtz/fgtzgz/201304/20130400103923.shtml
Năm 2007, Trung Quốc thực hiện "Luật chống độc quyền" với mục tiêu
ngăn chặn các hành vi độc quyền và đảm bảo đối xử công bằng đối với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước3. Báo cáo chính trị Đại hội XVII Đảng Cộng
sản Trung Quốc năm 2007 đã đề ra mục tiêu mở rộng khu vực kinh tế ven biển,
nâng cấp quá trình mở cửa tại các khu vực vùng biên, và thúc đẩy sự hợp tác
trong và ngoài nước. Năm 2007 cũng chứng kiến sự điều chỉnh của "Danh mục
hướng dẫn các ngành nghề đầu tư nước ngoài," với sự tập trung vào thu hút FDI
vào lĩnh vực công nghệ cao và bảo vệ môi trường.

Năm 2008, Trung Quốc thống nhất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cả
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đặt mức thuế là 25% 4.
Từ đó, các chương trình miễn, giảm thuế đã từ từ được cắt giảm.

Năm 2013, Trung Quốc thành lập Khu thí điểm tự do thương mại ở
Thượng Hải và ban hành "Biện pháp quản lý đặc biệt cho phép đầu tư nước
ngoài tại khu thí điểm tự do thương mại Thượng Hải (Danh sách sàng lọc) 5",
nhằm thu hút đầu tư nước ngoài có chất lượng cao hơn và tăng cường quản lý.

Năm 2016, Trung Quốc sửa đổi "Luật doanh nghiệp liên doanh 6" và "Luật
doanh nghiệp hợp tác kinh doanh" để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà
đầu tư nước ngoài.

Năm 2017, Trung Quốc sửa đổi "Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư
nước ngoài"7 và tập trung vào các ngành sản xuất và dịch vụ. Báo cáo chính trị

3
Luật chống độc quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Sắc lệnh của Tổng thống số 68) Luật_Luật pháp
và Quy định_Trang web của Chính phủ Trung Quốc. (n.d.).
https://www.gov.cn/flfg/2007-08/30/content_732591.htm
4
张 飞 虎 . (n.d.). Quy định thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa_Taxation_Trang web của Chính phủ Trung Quốc.
https://www.gov.cn/zhengce/content/2008-03/28/content_1812.htm
5
Các biện pháp quản lý đặc biệt đối với việc tiếp cận đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc (Thượng Hải) Khu
thương mại tự do thí điểm (Danh sách sàng lọc) (2013). (n.d.).
https://www.shanghai.gov.cn/nw30984/20200820/0001-30984_37036.html
6
进 入 《 外 商 投 资 法 》 时 代 — — 外 商 投 资 法 律 实 务 的 变 化 与 挑 战 - 金 杜 律 师 事 务 所 . (n.d.).
https://www.kwm.com/cn/zh/insights/latest-thinking/new-foreign-investment-law.html
7
张兴华. (n.d.). “Danh mục các ngành hướng dẫn đầu tư nước ngoài (Sửa đổi năm 2017)” Đã phát hành_Bộ
Nội vụ_Mạng lưới Chính phủ Trung Quốc. https://www.gov.cn/xinwen/2017-06/28/content_5206424.htm
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017 nhấn mạnh việc thực hiện
chính sách thuận lợi hóa tự do thương mại và đầu tư, cùng với chế độ quản lý
danh sách sàng lọc, để nới lỏng điều kiện tham gia vào thị trường và bảo vệ
quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài.

Từ sau giai đoạn 2018, Trung Quốc tập trung phát triển và thực thi trên
cơ sở những chính sách đã có từ năm trước để đạt được mục tiêu nhất quán.
Năm 2023, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã đề xuất rõ ràng các hành
động liên quan đến đầu tư nước ngoài để thể hiện quyết tâm của Trung Quốc
trong việc tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài và tiếp tục mở cửa với
thế giới bên ngoài tại trình độ cao. Đáng chú ý là Bắc Kinh, Thượng Hải và các
tỉnh thành lớn khác đã liên tiếp ban hành những chính sách liên quan để mang
lại nhiều cơ hội và thuận tiện hơn cho đầu tư nước ngoài8.

Như vậy, trong giai đoạn từ 2002 đến nay, chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài của Trung Quốc đã trải qua nhiều điều chỉnh và thay đổi để tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
nước này. Đặc biệt, sự tham gia của các doanh nghiệp FDI đã khuyến khích
mạnh mẽ tính cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện
tử, viễn thông, các ngành công nghiệp nhẹ, dệt may, các sản phẩm dệt mà máy
móc, thiết bị nói chung. Môi trường đầu tư quốc tế của Trung Quốc ngày càng
được cải thiện và đã tạo ra sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

7.2. Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc

Trước năm 1978, Trung Quốc thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Outward Direct Investment - ODI) của
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định về ODI đã từng bước được nới lỏng
kể từ khi nước này thực hiện chính sách cải cách mở cửa năm 1978. Quá trình
này diễn ra với 5 giai đoạn.
8
Giải thích các chính sách và biện pháp của Trung Quốc nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và xu hướng hợp tác
quốc tế và khu vực. (n.d.). https://m.yicai.com/news/101752405.html
Trong giai đoạn thực hiện những bước đi đầu tiên của quá trình cải cách
mở cửa (1979 - 1985), Trung Quốc tập trung xây dựng môi trường thể chế để
thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Trung Quốc. Do vậy, hoạt động ODI
bị kiểm soát chặt chẽ. Chỉ có những công ty ngoại thương thuộc sở hữu nhà
nước dưới sự giám sát của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (nay là Bộ
Thương mại) và các doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực hợp tác kinh
tế và công nghệ quốc tế dưới sự giám sát của Ủy ban Kinh tế và Thương mại
Nhà nước được phép đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, Hội đồng Nhà nước phê
duyệt các dự án ODI trên cơ sở xem xét từng trường hợp. Kết quả là, đến năm
1985, đã có 189 dự án ODI được phê duyệt với số vốn lên đến 197 triệu USD.

7.2.1. Giai đoạn 1986 - 1990

Trong giai đoạn này, Trung Quốc thực hiện một chính sách khuyến khích
nhưng thận trọng đối với đầu tư ra nước ngoài (ODI). Mục tiêu là khuyến khích
các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào thị trường quốc tế, tuy nhiên, việc phê
duyệt các dự án ODI vẫn do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, và từng
bước được nới lỏng.

Quy định đầu tiên cho hoạt động ODI đã được ban hành vào giai đoạn 1984-
1985. Những quy định này đã mở cửa cho các doanh nghiệp nhà nước không
thuộc lĩnh vực ngoại thương có khả năng đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, vì dự
trữ ngoại hối còn thấp (khoảng 11,4 tỷ USD vào năm 1985), chỉ những doanh
nghiệp có nguồn ngoại hối từ hoạt động kinh tế ở nước ngoài mới đủ điều kiện để
đầu tư ra nước ngoài. Hơn nữa, các doanh nghiệp này phải trải qua quá trình phê
duyệt nghiêm ngặt, bao gồm đánh giá năng lực tài chính, khả năng quản lý, và
phải có đối tác liên doanh nước ngoài phù hợp.

Chính sách ODI trong giai đoạn này nhằm đạt được một số mục tiêu quan
trọng. Thứ nhất, mục tiêu là tiếp cận với các nguồn tài nguyên khan hiếm trong
nước, giúp bảo đảm nguồn cung ứng cho nền kinh tế Trung Quốc. Thứ hai, thông
qua ODI, Trung Quốc có cơ hội tiếp cận và chuyển giao công nghệ từ các thị
trường quốc tế, nâng cao năng lực công nghiệp của mình. Thứ ba, việc đầu tư ra
nước ngoài cũng giúp tăng khả năng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Trung
Quốc. Cuối cùng, chính sách ODI cũng hướng đến việc tăng cường kỹ năng quản
lý thông qua hình thức "đào tạo qua công việc," giúp doanh nghiệp Trung Quốc
học hỏi và phát triển kỹ năng quản lý quốc tế.

7.2.2. Giai đoạn 1991- 1998

Giai đoạn từ 1991 đến 1998 đánh dấu một thời kỳ khuyến khích tích cực
trong chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Nhà nước Trung Quốc
đã quyết định tăng cường cải cách kinh tế và hội nhập toàn cầu, đặc biệt là cải
cách doanh nghiệp nhà nước để tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn. Điều này đã dẫn
đến việc thực hiện các chính sách khuyến khích tích cực hơn đối với hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Mục tiêu của chính sách này là tăng cường năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là hơn 100 tập đoàn kinh tế nhà nước. Để đạt
được mục tiêu này, quy trình phê duyệt dự án ODI và quản lý ngoại hối đã được
nới lỏng để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Trong bối
cảnh tiến trình tự do hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp
Trung Quốc đã bắt đầu tham gia đầu tư nhiều vào bất động sản và thị trường
chứng khoán, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á.

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng chứng kiến khủng hoảng tài chính châu Á.
Nhiều nước trong khu vực đã phải đối mặt với tổn thất lớn do những yếu kém
về thể chế, tham nhũng và thiếu chuyên gia quản lý. Đến cuối giai đoạn này, Bộ
Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế đã tiến hành thắt chặt các thủ tục phê duyệt
đầu tư và thực hiện giám sát chặt chẽ đối với bất kỳ dự án nào có giá trị trên 1
triệu USD. Kết quả là, trong giai đoạn 1997 - 1998, ODI của Trung Quốc đã
giảm xuống. Tuy nhiên, trong tổng cộng giai đoạn từ 1992 đến 1998, tổng giá
trị của ODI vẫn đạt 1,2 tỷ USD9.

7.2.3. Giai đoạn 1999 - 2001

Từ năm 1999, Trung Quốc đã chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng
đáng kể trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ODI). Điều này đã thúc đẩy
chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trải qua nhiều sự thay đổi và
điều chỉnh nhằm thúc đẩy sự đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước này.

Trung Quốc đã đưa ra một loạt các chính sách hỗ trợ cho các doanh
nghiệp Trung Quốc có ý định đầu tư ra nước ngoài. Các biện pháp này bao gồm
việc cung cấp các loại ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính, và các biện pháp khác nhằm
giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp tham gia vào các dự án đầu tư ra nước
ngoài. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường nước ngoài và tăng
cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác, tập trung vào việc đầu tư vào các
lĩnh vực chiến lược như năng lượng, nguồn cung cấp nước, và các ngành công
nghiệp chế biến. Mục tiêu của quốc gia này là đảm bảo an ninh năng lượng và
tài nguyên cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững.

Trong giai đoạn này, Trung Quốc cũng đã thúc đẩy đầu tư vào các khu
vực đang phát triển, đặc biệt là khu vực châu Phi và Đông Nam Á. Điều này đã
giúp Trung Quốc mở rộng mạng lưới thương mại và đầu tư toàn cầu.

7.2.4. Giai đoạn từ 2002 đến nay

Kể từ năm 1999, Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn tăng trưởng
nhanh chóng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ODI). Điều này đã thúc đẩy
quá trình điều chỉnh và đổi mới chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung
Quốc để thúc đẩy sự đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước này.

9
John Wong, “China’s Outward Direct Investment: Expanding Worldwide”, International Journal, 1 (2003) 2,
273.
Trong bối cảnh gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đối mặt với áp
lực cạnh tranh gia tăng và phải dần mở cửa thị trường nước ngoài. Chính điều
này đã dẫn đến việc giảm bớt bảo hộ trong nước và buộc các doanh nghiệp phải
tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài. Chính vì lẽ đó, chiến lược "đi ra ngoài"
của Trung Quốc đã ra đời, kèm theo việc ban hành các quy định pháp lý nhằm
hỗ trợ hoạt động ODI. Mục tiêu của chính sách ODI trong giai đoạn này là tăng
khả năng hoạt động quốc tế của các doanh nghiệp Trung Quốc và gia tăng năng
lực cạnh tranh trên sân chơi quốc tế.

Ví dụ, vào tháng 10/2004, Ủy ban Cải cách và Phát triển cùng với Ngân
hàng Xuất nhập khẩu đã ban hành Thông tư khuyến khích ODI cho các lĩnh vực
như khai thác tài nguyên, đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ, thành lập các trung
tâm nghiên cứu và triển khai ở nước ngoài, và các hoạt động mua bán và sáp
nhập (M&A) nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế. Ngoài ra, chính phủ đã
tăng cường hỗ trợ tài chính và quản lý ngoại hối và phân cấp thủ tục phê duyệt
đầu tư. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng và các chính sách
ưu đãi đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ODI.

Ủy ban Quản lý ngoại hối đã xóa bỏ hạn ngạch mua ngoại hối vào năm
2006, nới lỏng rào cản tài chính. Ngoài ra, từ tháng 12/2008, Ủy ban Điều tiết
ngân hàng Trung Quốc cho phép các ngân hàng thương mại cấp khoản vay cho
hoạt động M&A xuyên biên giới. Bộ Thương mại cũng rút ngắn thời gian phê
duyệt và giao quyền phê duyệt cho các sở thương mại địa phương vào năm
2009. Mặc dù tự do hóa tiếp tục diễn ra, hầu hết ODI vẫn được thực hiện bởi
các doanh nghiệp nhà nước.

Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số về vốn
ODI, với 67,6% tổng vốn ODI của Trung Quốc vào năm 2009. Các doanh
nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp cấp tỉnh, thành phố và khu tự trị chiếm
phần còn lại, khoảng 30%. Tổng số vốn ODI của Trung Quốc đến cuối năm
2009 đã tăng lên 245,75 tỷ USD.
Giai đoạn 2010 - 2015, Trung Quốc tiếp tục kế thừa các chính sách đầu
tư nước ngoài, tăng tốc và hướng tới các mục tiêu quan trọng:

(i) Chuyển các ngành công nghiệp tiêu hao năng lượng, kỹ thuật lạc hậu
và gây ô nhiễm môi trường ra nước ngoài để tiếp nhận công nghệ tiên tiến hơn.

(ii) Tăng cường hoạt động M&A nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh quốc
tế và tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý và mạng lưới phân phối của
các tập đoàn đa quốc gia.

(iii) Tăng cường ODI để đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên thiếu hụt
trong nước được ổn định và lâu dài.

(iv) Tăng cường các dự án tổng thầu ở nước ngoài nhằm tạo việc làm cho
người lao động.

Nhằm đạt được những mục tiêu này, chính sách ODI đang chịu sự điều
chỉnh và nâng cao hiệu quả. Thủ tục phê duyệt và quản lý ngoại hối tiếp tục
được nới lỏng và trao quyền cho các địa phương. Theo quy định mới có hiệu
lực từ tháng 6/2014, các dự án có giá trị dưới 300 triệu USD chỉ cần báo cáo
với cơ quan cấp tỉnh có thẩm quyền.

Đồng thời, chính sách "đi ra ngoài" cũng đồng điệu với quá trình quốc tế
hóa đồng Nhân dân tệ (NDT). Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra dự
thảo "Biện pháp quản lý hành chính đối với ODI bằng đồng NDT," có hiệu lực
từ ngày 6/1/2011, nhằm hỗ trợ giao dịch thương mại xuyên biên giới bằng đồng
NDT và tạo điều kiện thuận lợi cho các thể chế tài chính và ngân hàng thực hiện
đầu tư ra nước ngoài bằng đồng NDT.

Trong giai đoạn từ 2015 -2023, Trung Quốc tiếp tục củng cố và phát triển
thêm những thành tựu mới từ chính sách cũ. Tại giai đoạn này, các lĩnh vực chủ
yếu của ODI của Trung Quốc là: dịch vụ, sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và
nông nghiệp. Đồng thời thị trường mục tiêu đã được mở rộng sang nhiều châu
lục là: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi.
Chính sách ODI của Trung Quốc trong giai đoạn 2015-2023 có những nét
chính như:

Thứ nhất, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các
dự án hợp tác quốc tế về hạ tầng, năng lượng, khoáng sản và công nghiệp hỗ
trợ, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu.

Thứ hai, Trung Quốc ưu tiên các dự án ODI có liên quan đến Sáng kiến
“Vành đai và Con đường” (BRI), một kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông,
thương mại và dịch vụ kết nối Trung Quốc với các quốc gia ở Châu Á, Châu Âu
và Châu Phi.

Thứ ba, Trung Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp mua lại hoặc hợp tác với các
doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ tiên tiến, thương hiệu nổi tiếng và quản
lý hiệu quả, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc.

Thứ tư, Trung Quốc tăng cường quản lý và giám sát các dự án ODI, đặc
biệt là các dự án có rủi ro cao hoặc liên quan đến an ninh quốc gia và an toàn
môi trường. Yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật của cả
hai bên và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan10.

Cuối cùng, Trung Quốc thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trong
lĩnh vực ODI, nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh công bằng, minh
bạch và thân thiện. Tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực như Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

7.3. Tình hình đầu tư quốc tế của Trung Quốc

7.3.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc

Trước năm 1979, Trung Quốc không có nhiều khoản vay bên ngoài và
hầu như không có công ty nước ngoài nào hoạt động tại Trung Quốc. Tuy
10
Công ty Luật DeHeng | Phân tích ngắn gọn về các chính sách và thông lệ quản lý ODI . (n.d.).
https://www.dehenglaw.com/CN/tansuocontent/0008/017625/7.aspx?MID=0902
nhiên, tình trạng kinh tế tụt dốc do chế độ kế hoạch hóa tập trung cứng nhắc đã
buộc Trung Quốc phải cải cách nền kinh tế. Với chính sách mở cửa được đưa ra
năm 1979, nguồn vốn nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng nhanh chủ yếu dưới
hình thức cho vay.

Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng dòng vốn FDI toàn cầu và dòng vốn
FDI vào tất cả các nước đang phát triển lần lượt là khoảng 2% và 10% từ năm
1982 - 1991 với biến động nhỏ hàng năm. Tuy nhiên, vào năm 1992, cổ phần
của Trung Quốc trong tổng dòng vốn FDI trên thế giới và dòng vốn vào tất cả
các nước đang phát triển đã tăng đáng kể, lần lượt đạt 6,5% và 20,5%. Con số
này tiếp tục tăng vào năm 1993, dòng vốn FDI vào Trung Quốc là 27,5 tỷ USD,
chiếm hơn 13% tổng dòng vốn FDI thế giới và hơn 1/3 dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào tất cả các nước đang phát triển. Đến cuối năm 1995, Trung
Quốc đã phê duyệt 260.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị
đầu tư thực hiện là 135 tỷ USD. Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tăng vọt
đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút vốn FDI nhiều nhất. Nguồn vốn này
dần chuyển từ các ngành chế biến, may mặc sử dụng nhiều lao động sang các
ngành chế tạo, cơ khí cần số vốn cao hơn.

Hơn 80% FDI vào Trung Quốc là đầu tư xanh (Green-Field Investment -
GI), và hầu hết vào ngành sản xuất. Tính đến cuối năm 2001, nguồn vốn FDI
vào ngành sản xuất chiếm 70% tổng số dự án FDI, 56% tổng số vốn FDI và
60% tổng vốn đăng ký FDI vào Trung Quốc 11. Trong lĩnh vực dịch vụ, FDI chủ
yếu đổ vào lĩnh vực bất động sản. Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sơ cấp
chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng vốn đầu tư. Phần lớn vốn FDI đổ vào ngành
sản xuất do Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí sản xuất thấp hơn và
khả năng cung cấp các bộ phận phụ trợ tương đối mạnh mẽ.

11
Quản lý thế giới (2019), 70 năm tận dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc mới: lịch sử, tác động và kinh
nghiệm chính, mạng lưới tư vấn WTO,
http://chinawto.mofcom.gov.cn/article/ap/p/201912/20191202923754.shtml
Việc Trung Quốc mở rộng cánh cửa kinh tế, gia nhập WTO vào năm
2002 khiến chuỗi cung ứng dần chuyển dịch về Trung Quốc. Trong giai đoạn
2001-2005, Trung Quốc đã thành công trong việc nắm bắt các cơ hội dịch
chuyển và cơ cấu lại sản xuất toàn cầu, thu hút một nguồn vốn lớn FDI vào sản
xuất. Hình 7.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn FDI vào Trung Quốc một
cách rõ ràng sau khi quốc gia này gia nhập WTO.

600

500

400
Đơn vị: tỷ đô la Mỹ

300

200

100

0
84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03
19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 20 20 20 20

Hình 7.1: Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1984 - 2003
Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc

Các nhà đầu tư FDI lớn của Trung Quốc là Hồng Kông, Đài Loan, Hoa
Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2002, vốn FDI được trả tích lũy của Hồng
Kông lên tới 204,9 tỷ USD tập trung vào các dự án lắp ráp và gia công với quy
mô vốn nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động. Đầu
tư của Đài Loan vào Trung Quốc đã bị chính phủ Đài Loan chính thức cấm
trước năm 1987, tuy nhiên, kể từ khi chính phủ Trung Quốc ban hành Quy định
đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan (Regulations of the State Council for
Encouragement of Investment by Taiwan Compatriots) vào năm 1988, đầu tư
của Đài Loan vào đại lục đã tăng lên đáng kể. Các dự án đầu tư của Đài Loan
tại Trung Quốc tập trung vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và
xuất khẩu như điện tử và thiết bị điện, sản phẩm nhựa và cao su,... Các dự án
đầu tư của Hoa Kỳ và Châu Âu chủ yếu vào các ngành thâm dụng vốn và công
nghệ, và nói chung là có hàm lượng công nghệ cao, nhắm vào thị trường nội địa
Trung Quốc nhờ tự do hóa thương mại và mở cửa ngày càng tăng khiến thu
nhập trung bình tăng nhanh. Ngoài ra, thay vì chủ yếu tìm kiếm các dự án đầu
tư trong các Đặc khu Kinh tế (SEZ) hoặc các khu vực ven biển khác, nhiều
công ty Hoa Kỳ và châu Âu thích đặt các dự án của họ tại các trung tâm công
nghiệp và thương mại lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu
và Vũ Hán.

1400

1200

1000

800

600

400

200

FDI (Đơn vị: Triệu USD)


FDI (% GDP)

Hình 7.2: Tình hình đầu tư FDI vào Trung Quốc giai đoạn 1979-2014

Nguồn: Bộ Thương Mại Trung Quốc

Từ bảng trên có thể thấy được sau năm 2002, tốc độ tăng trưởng FDI vào
Trung Quốc có sự bứt phá mạnh mẽ. Tuy nhiên tỷ lệ FDI trên GDP giảm, cho
thấy kinh tế Trung Quốc đang phát triển vượt bậc và giảm bớt sự phụ thuộc vào
FDI.
Nhìn chung, FDI vào Trung Quốc biến động theo các chu kỳ kinh tế thế
giới và trong nước. FDI vào Trung Quốc tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2008,
giảm sâu trong giai đoạn 2009-2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
toàn cầu, phục hồi trong giai đoạn 2011-2014, giảm nhẹ trong giai đoạn 2015-
2017 do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc và căng thẳng thương
mại với Hoa Kỳ, và tăng trở lại trong giai đoạn 2018-2023 do sự kiểm soát hiệu
quả của dịch Covid-19 và các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc12.

Về chất lượng, FDI vào Trung Quốc ngày càng chú trọng vào các lĩnh
vực công nghệ cao, dịch vụ và tiêu dùng. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, từ
tháng 1 đến tháng 11 năm 2022, FDI vào sản xuất công nghệ cao ở Trung Quốc
đã tăng 58,8% so với cùng kỳ năm trước đó, trong khi FDI vào lĩnh vực dịch vụ
công nghệ cao tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước đó 13. Đây là xu hướng phù
hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc và nhu
cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân.

Tương lai của chính sách FDI của Trung Quốc có thể tiếp tục tập trung
vào các lĩnh vực chiến lược và cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút thêm
FDI. Tuy nhiên, điều này có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi trong tình hình
kinh tế và chính trị quốc tế, cũng như bởi mục tiêu và ưu tiên cụ thể của chính
phủ Trung Quốc trong tương lai.

7.3.2. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

Từ năm 1978 đến 2022, Trung Quốc đã trải qua một hành trình ấn tượng
và đầy biến đổi trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Điều này thể hiện sự phát
triển và thay đổi đáng kể của quốc gia này trong việc tận dụng và quản lý FDI
và ODI.

12
Linh L. (2023). Vốn FDI chảy vào Trung Quốc giảm xuống thấp nhất 18 năm. Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn.
https://thesaigontimes.vn/von-fdi-chay-vao-trung-quoc-giam-xuong-thap-nhat-18-nam/
13
Anh V. (2023, January 2). Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng tăng cao | Kinh doanh |
Vietnam+ (VietnamPlus). VietnamPlus. https://www.vietnamplus.vn/dong-von-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-trung-
quoc-ngay-cang-tang-cao/839161.vnp
Chuyển đổi sang thập kỷ 2000-2010, Trung Quốc đã chuyển trọng điểm
từ việc thu hút đầu tư từ nước ngoài sang đầu tư ra nước ngoài. Trong giai đoạn
này, Trung Quốc đã trở thành một trong những nguồn FDI lớn nhất trên thế giới.
Sự gia tăng của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (ODI) đã thể hiện sự mở rộng của
năng lực đầu tư quốc tế của Trung Quốc. Vào năm 2010, ODI của Trung Quốc
đã đạt gần 59 tỷ USD 14. Điều này thể hiện sự thăng tiến của Trung Quốc trên
sân chơi quốc tế và cam kết của họ trong việc tham gia vào các thị trường toàn
cầu.

200

150
Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ

100

50

0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Hình 7.3: Tình hình đầu tư ODI của Trung Quốc giai đoạn 2006-2017

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc.

Tình hình đầu tư ODI của Trung Quốc tăng ổn định trong thời kỳ 2006-
2010 và bứt phá từ giai đoạn 2010-2017. Do ở giai đoạn này, chính phủ Trung
Quốc đã tập trung vào việc tăng cường quản lý của cả FDI và ODI để đảm bảo
sự ổn định và đáng tin cậy trong quá trình đầu tư. Trung Quốc đã thúc đẩy đầu
tư vào các lĩnh vực chiến lược như công nghệ cao và năng lượng sạch.

Sự quan tâm đặc biệt đối với bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền
vững đã dẫn đến việc đổi mới một số chính sách và quy định trong lĩnh vực đầu

14
第 010 版 . (n.d.). 中 国 对 外 投 资 量 质 双 升 ( 专 家 解 读 ). http://paper.people.com.cn/rmrbhwb/html/2022-
11/21/content_25950069.htm
tư. Điều này phản ánh cam kết của Trung Quốc trong việc thúc đẩy phát triển
bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư.

Giai đoạn 2017-2022 Trung Quốc vẫn đang tiếp tục mở rộng sự tham gia
của mình trong ODI và thúc đẩy các dự án hạ tầng quốc tế, đặc biệt là thông qua
dự án "Vành đai và Con đường" (BRI). Nhiều quốc gia có sự phụ thuộc rất lớn
vào nguồn FDI từ phía Trung Quốc như Campuchia, Myanmar, Israel,...

Bảng 7.4: Danh sách các quốc gia có Trung Quốc nằm trong 5 nhà đầu tư
hàng đầu năm 2018. Nguồn: OECD

Sáng kiến này đã mở ra một loạt cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp
Trung Quốc. Các dự án hạ tầng, năng lượng, và vận tải trên BRI cung cấp nền
tảng cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư và tham gia vào các dự án trong
các quốc gia thuộc BRI. Ngoài ra, BRI còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp
tác kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia tham gia. Điều này có thể thúc đẩy
tăng cường ODI từ Trung Quốc đến các quốc gia BRI và ngược lại, với mục
tiêu xây dựng và phát triển các dự án hạ tầng và kinh doanh chung. BRI cũng
cho phép Trung Quốc đa dạng hóa nguồn cung cấp tài chính và nguồn cung ứng
nguyên liệu. Điều này có thể giúp Trung Quốc đối phó với các thách thức và rủi
ro trong nguồn cung cấp và tài chính quốc tế.

Trong tương lai, chính phủ Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy hợp tác đa
phương và tham gia vào các thỏa thuận thương mại quốc tế để mở rộng cơ hội
đầu tư và thương mại. Tương lai của Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư quốc tế
sẽ tiếp tục có những triển vọng hứa hẹn và đóng góp quan trọng cho sự phát
triển toàn cầu.

7.4. Đánh giá về đầu tư quốc tế của Trung Quốc

7.4.1. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc

Trong 3 thập kỷ qua từ khi Trung Quốc tham gia tích cực hơn trong hội
nhập kinh tế và đưa ra các chính sách thu hút đầu tư, quốc gia này đã đạt được
những thành tựu ấn tượng và đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, Trung Quốc đã thu hút được một lượng FDI đáng kể, đứng thứ hai
trên thế giới sau Hoa Kỳ. Điều này đã giúp quốc gia này nâng cao khả năng tài
chính và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Thứ hai, việc thu hút FDI đã đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc. Nguồn vốn FDI đã giúp mở rộng chuỗi cung ứng
toàn cầu, tạo ra việc làm, cải thiện hạ tầng, và đóng góp vào xuất khẩu và sản xuất
trong nước.

Thứ ba, Trung Quốc đang ngày càng tham gia tích cực vào thương mại toàn
cầu, đã tăng cường vị thế của quốc gia này trong cộng đồng quốc tế. Trung Quốc
đã mở rộng tầm ảnh hưởng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu rực rỡ, Trung Quốc cũng đối mặt với
một số hạn chế và thách thức trong quá trình thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài.
Thứ nhất, việc quản lý các dự án FDI quốc tế lớn có thể đối mặt với rủi ro
tài chính, đặc biệt là khi liên quan đến dự án có quy mô lớn và đầu tư vào ngành
công nghiệp mới. Sự đầu tư vào các dự án lớn đòi hỏi quản lý kỹ thuật cao và
kiến thức về tài chính để đảm bảo hiệu suất cao và tối ưu hóa lợi nhuận.

Thứ hai, các doanh nghiệp Trung Quốc cần phải cải thiện khả năng hiểu biết
về điều kiện kinh doanh và văn hóa kinh doanh ở các quốc gia khác để đảm bảo sự
thành công và tương tác tích cực với đối tác địa phương.

Từ những thành tựu và thách thức của việc thu hút và sử dụng FDI từ năm
1978 đến nay, có thể thấy rằng FDI đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển
nhanh chóng của Trung Quốc. Việc quản lý FDI và đảm bảo rằng nó cống hiến
đúng hướng cho nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc cũng đặt ra những thách
thức quan trọng trong tương lai. Trung Quốc cần duy trì sự cẩn trọng và sự linh
hoạt trong việc quản lý FDI để tiếp tục tận dụng lợi ích mà nó mang lại trong
bối cảnh sự cạnh tranh quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế ngày càng tăng..

7.4.2. Về đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

Trong suốt hành trình từ năm 1978 đến nay, đầu tư ra nước ngoài (ODI)
đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thúc đẩy nền kinh tế của Trung
Quốc. ODI đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho quốc gia này, và dưới đây là
những điểm quan trọng về vai trò của ODI trong sự thành công của Trung Quốc.

Đầu tiên, ODI đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị
trường tiêu thụ cho hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc. Nhờ vào việc thúc đẩy
sản xuất và xuất khẩu thông qua các dự án liên doanh và nhà máy sản xuất,
quốc gia này đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và hàng ngàn việc làm cho
người dân. ODI đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những người tiêu dùng
lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng mở cửa cơ hội cho các công ty nước ngoài
tham gia vào thị trường Trung Quốc.
Thứ hai, FDI đã đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên quan trọng cho
Trung Quốc. Quốc gia này đã tiến hành các thỏa thuận đầu tư đối với các nguồn
tài nguyên thiếu hụt như dầu và khí đốt, giúp đảm bảo an ninh năng lượng trong
tương lai. Nhờ vào việc đầu tư vào các nguồn tài nguyên toàn cầu, Trung Quốc
đã xây dựng một sự phụ thuộc ít hơn vào nguồn cung cấp đơn lẻ và tạo ra sự đa
dạng hóa trong nguồn cung cấp năng lượng.

Thứ ba, Trung Quốc đã nắm giữ một số tài sản quốc tế quan trọng và
tham gia vào các dự án quốc tế lớn, từ cơ sở hạ tầng đến ngành công nghiệp chế
biến. Những đầu tư này đã tạo ra một vị thế quốc tế mạnh mẽ cho Trung Quốc,
đồng thời cũng tăng cường sự ảnh hưởng của quốc gia này trong các ngành
công nghiệp quan trọng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và lợi ích, việc đầu tư ra nước ngoài
của Trung Quốc cũng đối mặt với một số hạn chế và thách thức. Một trong
những vấn đề quan trọng là rủi ro tài chính, đặc biệt khi các tập đoàn Trung
Quốc đầu tư vào các dự án quốc tế lớn. Việc quản lý rủi ro và duy trì sự ổn định
của hệ thống tài chính là một nhiệm vụ không dễ dàng và đòi hỏi sự quản lý
chặt chẽ.

Thứ hai, một số dự án đầu tư ra nước ngoài đã gặp khó khăn và thất bại,
đặc biệt là do không hiểu rõ về điều kiện và văn hóa kinh doanh ở các quốc gia
khác. Quản lý hiệu quả các dự án này vẫn là một thách thức đối với các công ty
Trung Quốc.

Trong tương lai, Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư ra nước ngoài và
thúc đẩy chính sách "đi ra ngoài" để mở rộng sự hiện diện quốc tế của họ. Một
trong những xu hướng nổi bật có thể là sự chú trọng vào các lĩnh vực chiến lược
như công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, và năng lượng sạch sẽ. Trung Quốc sẽ tiếp
tục nắm bắt cơ hội để tạo lợi ích cho quốc gia và tham gia mạnh mẽ vào tiến
trình toàn cầu hóa kinh tế.
Tóm lại, đầu tư ra nước ngoài đã giúp Trung Quốc đạt được nhiều lợi ích
và trở thành một trong những nhà đầu tư quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, việc
quản lý các rủi ro và thách thức vẫn cần sự cẩn trọng, và sự phát triển trong
tương lai sẽ phụ thuộc vào khả năng thích nghi và chiến lược đầu tư của Trung
Quốc.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu những nguyên nhân giúp Trung Quốc trở thành thị trường thu hút
nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Đông Nam Á.
2. Phân tích điểm đổi mới trong Luật Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3. Phân tích chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc qua các giai
đoạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Anh V. (2023, January 2). Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc
ngày càng tăng cao | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus). VietnamPlus.
https://www.vietnamplus.vn/dong-von-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-trung-
quoc-ngay-cang-tang-cao/839161.vnp
2. Đỗ Huy Thưởng (2015), “Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung
Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 4 (2015). Truy cập ngày
7/9/2022. https://js.vnu.edu.vn/EAB/article/view/55/53.
3. Linh L. (2023). Vốn FDI chảy vào Trung Quốc giảm xuống thấp nhất 18
năm. Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn. https://thesaigontimes.vn/von-fdi-chay-
vao-trung-quoc-giam-xuong-thap-nhat-18-nam/
4. Vũ Chí Lộc (Chủ biên), Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Việt Hoa, Giáo
trình đầu tư quốc tế, Đại học Ngoại thương, xuất bản năm 2011.

Tài liệu tiếng nước ngoài

1. “China’s 2022 Negative List for Market Access: Restrictions Cut,


Financial Sector Opening”, China Briefing, ngày 12/4/2022. Truy cập
ngày 7/9/2022. https://www.china-briefing.com/news/chinas-2022-
negative-list-for-market-access-restrictions-cut-financial-sector-opening/.
2. “Foreign Investment Guide of the People's Republic of China (2021
Edition)”, Ministry of Commerce of the People's Republic of China,
China Commerce and Trade Press. Truy cập ngày 7/9/2022.
https://fdi.mofcom.gov.cn/resource/pdf/wx/2021_EN.pdf.
3. Chen Chunlai (1996), “Recent Developments in Foreign Direct
Investment in China”, Chinese Economy Research Unit, University of
Adelaid. Truy cập ngày
7/9/2022.https://www.researchgate.net/publication/5161823_Foreign_dire
ct_investment_in_China.
4. Haishun, Sun and Frank, B. Tipton (1998), “A Comparative Analysis of
the Characteristics of Direct Foreign Investment in China, 1979-1995”,
The Journal of Developing Areas Vol. 32, No. 2 (Winter, 1998), College
of Business, Tennessee State University. Truy cập ngày 7/9/2022.
https://www.jstor.org/stable/4192752.
5. Laws of the People's Republic of China.
http://www.asianlii.org/cn/legis/cen/laws/rotscfeoibtc848/.
6. Quản lý thế giới (2019), 70 năm tận dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Trung
Quốc mới: lịch sử, tác động và kinh nghiệm chính, mạng lưới tư vấn
WTO,
http://chinawto.mofcom.gov.cn/article/ap/p/201912/20191202923754.sht
ml
7. Shang-Jin Wei (1996), “Foreign Direct Investment in China: Sources and
Consequences”, University of Chicago Press. Truy cập ngày 7/9/2022.
https://www.nber.org/books-and-chapters/financial-deregulation-and-
integration-east-asia/foreign-direct-investment-china-sources-and-
consequences.
8. 第 010 版 . (n.d.). 中 国 对 外 投 资 量 质 双 升 ( 专 家 解 读 ).
http://paper.people.com.cn/rmrbhwb/html/2022-11/21/content_25950069.
htm
9. Công ty Luật DeHeng | Phân tích ngắn gọn về các chính sách và thông lệ
quản lý ODI. (n.d.).
https://www.dehenglaw.com/CN/tansuocontent/0008/017625/7.aspx?
MID=0902
10. Giải thích các chính sách và biện pháp của Trung Quốc nhằm thu hút
đầu tư nước ngoài và xu hướng hợp tác quốc tế và khu vực. (n.d.).
https://m.yicai.com/news/101752405.html 张 兴 华 . (n.d.). “Danh mục
các ngành hướng dẫn đầu tư nước ngoài (Sửa đổi năm 2017)” Đã phát
hành_Bộ Nội vụ_Mạng lưới Chính phủ Trung Quốc.
https://www.gov.cn/xinwen/2017-06/28/content_5206424.htm
11. 进入《外商投资法》时代 —— 外商投资法律实务的变化与挑战 - 金
杜 律 师 事 务 所 . (n.d.). https://www.kwm.com/cn/zh/insights/latest-
thinking/new-foreign-investment-law.html
12.Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Hằng (2022), Những thay đổi
trong chính sách thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Trung Quốc từ Đại hội XII đến Đại hội XIX Đăng Cộng Sản Trung Quốc
(1982-2017), Nghiên cứu Trung Quốc số 4 (248)-2022 张飞虎. (n.d.).
13.Quy định thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa_Taxation_Trang web của Chính phủ Trung Quốc.
https://www.gov.cn/zhengce/content/2008-03/28/content_1812.htm

You might also like