You are on page 1of 11

2/4/2023

T h S N g u yễ n H ạ L i ê n C h i

Bộ Môn KD&TMQT

Xu hướng tự do hoá đầu tư

Những bước tiến mới trong chính


sách FDI

Các khu vực đầu tư tự do

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 2

1
2/4/2023

5.1.1. Khái niệm và nội dung tự do hoá đầu tư


5.1.1.1. Khái niệm
Theo giới kinh doanh Anh và châu Âu, chế độ đầu tư tự do là một chế độ đầu tư
đáp ứng các yêu cầu sau: không phân biệt đối xử, minh bạch, ổn định
Theo Murray Dobbin (Canada), tự do hóa về thương mại và đầu tư được hiểu là
không bị ràng buộc bởi các quy định của luật pháp, chính sách (Dobbin, 1998).
Tuyên bố Bogor của APEC “đầu tư và thương mại mở và tự do” được thực hiện
bằng cách giảm dần các rào cản đối với thương mại và đầu tư, khuyến khích
sự lưu chuyển tự do về hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nền kinh tế thành
viên” (APEC, 1994).
Tự do hóa đầu tư là quá trình trong đó các rào cản đối với hoạt động đầu tư,
các phân biệt đối xử trong đầu tư được từng bước dỡ bỏ, các tiêu chuẩn đối xử
tiến bộ dần dần được thiết lập và các yếu tố để đảm bảo sự hoạt động đúng
đắn của thị trường được hình thành

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi 3

5.1.1.2. Nội dung


a) Loại bỏ dần các rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt đối
xử trong hoạt động đầu tư
- Hạn chế liên quan đến việc tiếp nhận và thành lập
- Hạn chế về vốn và quyền kiểm soát của nước ngoài
- Những hạn chế về hoạt động
- Các rào cản mang tính hành chính
- Các ưu đãi về thuế
- Các ưu đãi khác về tài chính
- Ưu đãi miễn thực hiện một số quy định pháp luật

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

2
2/4/2023

b) Thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt
động đầu tư
 Không phân biệt đối xử.
 Đối xử công bằng và bình đẳng
 Sử dụng các công cụ quốc tế để giải quyết các tranh chấp trong đầu tư
 Chuyển tiền
 Tính minh bạch
 Bảo hộ khỏi việc tước đoạt quyền sở hữu

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

c) Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường để đảm
bảo sự vận hành đúng đắn của thị trường

Thiết lập các quy định về cạnh tranh, chống độc quyền; công khai hóa thông
tin; giám sát, kiểm soát một cách chặt chẽ đối với thị trường; trong đó chính
sách cạnh tranh là trung tâm

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

3
2/4/2023

5.1.2. Tự do hoá đầu tư - xu thế tất yếu trong điều kiện toàn cầu hóa
5.1.2.1. Toàn cầu hóa - xu thế không thể đảo ngược trong quan hệ quốc
tế hiện đại
5.1.2.2. Khái niệm toàn cầu hóa và một số khái niệm có liên quan
 Theo McGren “Toàn cầu hóa là việc hình thành một chuỗi vô số các liên kết
ràng buộc giữa các chính phủ và các xã hội tạo lập nên một hệ thống thế
giới hiện đại. Toàn cầu hóa cũng là quá trình mà ở đó các sự kiện, các quyết
định và các hoạt động của một phần thế giới có thể tác động nghiêm trọng
đến các cá nhân và cộng đồng ở các phần khác xa của trái đất”
 Uỷ ban Châu Âu: “Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là một quá
trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang
trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc buôn bán
hàng hóa và dịch vụ cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốn tư
bản và công nghệ”
Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5.1.2.3. Tính tất yếu của toàn cầu hóa


Các ý kiến về vấn đề này có thể tổng hợp thành mấy nhóm như sau:
 Nhóm thứ nhất: thừa nhận tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa. Có
ba nhân tố chủ yếu chi phối quá trình toàn cầu hóa: Cách mạng khoa học
công nghệ; sự phát triển của kinh tế thị trường; và sự chi phối của các TNC.
 Nhóm thứ hai: cho rằng có cả các yếu tố khách quan lẫn chủ quan dẫn đến
toàn cầu hóa.
 Nhóm thứ ba: cho rằng toàn cầu hóa là xu thế tất yếu khách quan, nhưng
việc tiến hành thực hiện, đối sách tham gia quá trình này,... mang tính chủ
quan vì có sự can thiệp của con người, do con người quyết định và thực
hiện.
 Nhóm thứ tư cho rằng toàn cầu hóa là chính sách của Mỹ nhằm “Mỹ hóa”
thế giới.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

4
2/4/2023

5.1.2.2. Mối quan hệ hữu cơ giữa toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa đầu

 Toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa đầu tư có mối quan hệ rất khăng khít với
nhau. Tự do hóa đầu tư vừa là điều kiện, vừa là biểu hiện, vừa là động lực
thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế phát
triển góp phần thúc đẩy tự do hóa kinh tế trong đó có tự do hóa đầu tư diễn
ra nhanh và mạnh trên toàn thế giới.
 Tự do hóa đầu tư là một nội dung không thể thiếu của toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa kinh tế càng phát triển mạnh thì tự do hóa đầu tư càng được
đẩy nhanh và ngược lại tự do hóa đầu tư cũng góp phần làm cho toàn cầu
hóa kinh tế phát triển nhanh hơn.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5.1.3. Xu hướng tự do hóa đầu tư ở các nước và trên thế giới


5.1.3.1. Tự do hóa đầu tư trước năm 1990
 Hiến chương Havana (1948): thành lập WTO. Đóng góp của Hiến chương: đề xuất việc
sử dụng các BIT để điều chỉnh dòng vốn đầu tư giữa hai nước.
 Năm 1959, BIT đầu tiên được ký kết giữa Đức và Pakistan.
 Đầu những năm 1960, các nước phát triển bắt đầu tiến hành tự do hóa FDI. Quá trình
đàm phán các BIT được triển khai.
 Trong thời gian này OECD xây dựng hai bộ luật về Tự do hóa lưu chuyển vốn và về các
hoạt động vô hình hiện hành trong đó đặt ra các quy tắc mang tính ràng buộc các nước
tiến hành tự do hóa và đưa ra cơ chế cụ thể để từng bước triển khai tự do hóa.
 Đầu những năm 1970, cuộc khủng hoảng năng lượng đã có tác động sâu sắc đến môi
trường quốc tế và đến FDI. Các TNC và MNC phát triển mạnh mẽ và ngày càng có ảnh
hưởng lớn trên thế giới.
 Những năm 1980, DN đã nỗ lực xây dựng các tiêu chuẩn đảm bảo sự hoạt động hoàn
hảo của thị trường.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5
2/4/2023

5.1.4.2. Tự do hóa đầu tư nước ngoài từ năm 1990 trở lại đây
 Các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển tăng
cường thu hút FDI bằng cách dỡ bỏ các hạn chế đối với việc thành lập,
hoạt động của các dự án FDI và đưa ra các đảm bảo chặt chẽ ở cấp quốc
gia, quốc tể chống lại các biện pháp gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền
lợi của các nhà đầu tư.
 Số lượng BIT được ký kết trong thời gian này gấp nhiều lần tổng số BIT
được ký kết trong 3 thập kỷ trước.
 Một khuôn khổ pháp lý quốc tế chung về FDI bắt đầu hình thành dưới
hình thức các IIA.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5.2.1. Cấp quốc gia


5.2.1.1. Nỗ lực cải cách luật pháp và chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của
các nước theo xu hướng tự do hoá
Rất nhiều rào cản đối với FDI từng bước được dỡ bỏ:
 Đối với việc tiếp nhận và thành lập.
 Các quy định về hoạt động của các công ty nước ngoài được tự do hóa mạnh mẽ hơn
các quy định về tiếp nhận và thành lập.
 Một bộ biện pháp khuyến khích, ưu đãi được áp dụng chung cho mọi hoạt động đầu
tư.
 Các chuẩn mực đối xử như NT, MFN, đối xử công bằng, bình đẳng,... được sử dụng
đối với các dự án FDI trong quá trình hoạt động.
 Các quy tắc và cơ chế nhằm giám sát thị trường, đảm bảo sự hoạt động đúng đắn
của thị trường cũng đã được đề cập.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

6
2/4/2023

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5.2.1.2. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng có một số thay đổi về luật pháp
và chính sách của một số nước đi ngược lại với xu hướng tự do hóa
FDI.
Một số nước còn có những thay đổi theo hướng tạo thêm rào cản hoặc giảm
bớt thuận lợi đối với FDI.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

7
2/4/2023

5.2.2. Cấp quốc tế


5.2.2.1. Các hiệp định đầu tư song phương
 Sáng kiến ký kết các BIT được các nước xuất khẩu vốn lớn để xuất và BIT
đầu tiên được ký kết năm 1959.
 BIT chỉ được ký kết giữa một nước OECD với một nước đang phát triển,
hoặc giữa các nước đang phát triển.
 Điểm quan trọng của các BIT gần đây là đã thống nhất được một số
nguyên tắc chung, trong đó có những nguyên tắc liên quan đến tự do hóa
FDI.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5.2.2.2. Tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi


toàn cầu
- Khuyến khích FDI
- Bảo hộ FDI
- Tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài và các hạn chế có thể
có đối với việc tiếp cận thị trường
- Các quy định sau giấy phép
- Các quy tắc và cơ chế nhằm giám sát thị trường, đảm bảo sự vận hành
đúng đắn của thị trường

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

8
2/4/2023

5.2.2.3. WTO với vấn đề tự do hóa FDI


 Tuy chưa xây dựng được một khung pháp lý đa phương điều chỉnh toàn
diện hoạt động ĐTNN, nhưng các nước thành viên WTO cũng đã ký kết một
số hiệp định liên quan đến đầu tư, trong đó quan trọng nhất là GATS, TRIMs,
TRIP và ASCM.
 TRIMs đề cập trực tiếp đến đầu tư. Mục tiêu là nhằm xoá bỏ các hạn chế,
các tác động tiêu cực đối với hoạt động thương mại hàng hoá của dự án đầu
tư, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế.
 Các quy định của GATS nhằm tự do hóa việc trao đổi dịch vụ quốc tế trên
cơ sở một định nghĩa rộng về thương mại dịch vụ.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5.2.2.3. WTO với vấn đề tự do hóa FDI


 TRIPs đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn đối xử và các quy
trình thủ tục quốc tế liên quan đến vấn đề này.
 ASCM cấm một số các biện pháp khuyến khích đầu tư được coi là biện pháp
hỗ trợ theo đúng định nghĩa trong hiệp định này.
 Xu hướng xây dựng khung pháp lý đầu tư đa phương trong khuôn khổ WTO.
 Vai trò của WTO không chỉ bó hẹp ở các vấn đề về thương mại nữa mà
chuyển sang các vấn đề khác của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó quan hệ
đầu tư được ưu tiên xem xét trong thời gian gần đây với mục đích thúc đẩy tự
do hoá đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của đầu tư quốc tế

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

9
2/4/2023

5.2.2.4. WB với vấn đề tự do hóa FDI


 Các sáng kiến của WB liên quan đến tự do hoá FDI chủ yếu nhấn mạnh
vào hai khía cạnh đó là giải quyết tranh chấp trong FDI và các biện pháp
đảm bảo an toàn cho dòng vốn FDI.
 Tháng 7 năm 1990, Uỷ ban Phát triển của IMF và WB đã xuất bản “Các
nguyên tắc chỉ đạo về đối xử với FDI”

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5.2.2.5. OECD với vấn đề tự do hoá FDI


 Trong những năm 1990, để thiết lập một khuôn khổ đa phương thống nhất cho
đầu tư nhằm lấp những lỗ hổng còn lại của các hiệp định song phương, các Bộ
trưởng Kinh tế OECD đã khởi xướng các vòng đàm phán về MAI (Multilateral
Agreement on Investment) trước khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay của
WTO.
 Mục tiêu của MAI: thiết lập một khung pháp lý đa biến cho đầu tư Quốc tế với
tiêu chuẩn cao về tự do hoá chế độ đầu tư, bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh
chấp đầu tư. Cụ thể:
• Loại bỏ các rào cản đối với đầu tư, cho phép nhà đầu tư nước ngoài
được đầu tư trong mọi lĩnh vực, trừ các lĩnh vực có liên quan đến an
ninh quốc phòng.
• Loại bỏ các quy định liên quan đến việc khống chế tỷ lệ sở hữu vốn của
bên nước ngoài, cho phép nhà đầu tư được toàn quyền quyết định tỷ lệ
và hình thức sở hữu của dự án đầu tư.
Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

10
2/4/2023

5.2.2.6. APEC với vấn đề tự do hoá FDI


 Cuộc gặp Seoul (1991), Cuộc gặp Seoul (1991), Cuộc gặp Seattle (1993)
 Mục tiêu của APEC là tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2010
đối với các nước phát triển và 2020 đối với các nước đang phát triển.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

5.2.2.7. ASEM với vấn đề tự do hóa FDI


 Một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEM là tăng cường hợp tác giữa
các doanh nghiệp và cải thiện các điều kiện đầu tư thông qua việc triển khai
chương trình hợp tác IPAP (Investment Promotion Action Plan).
 Mục tiêu của IPAP là cải thiện luật pháp, chính sách ở mỗi nước thành viên
nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho nhà đầu tư ở cả hai khu vực châu
Á và châu Âu để gia tăng dòng vốn đầu tư hai chiều.

Bộ Môn KD&TMQT - Ths.Nguyễn Hạ Liên Chi

11

You might also like