You are on page 1of 56

Học viện Chính sách và Phát triển

Khoa Kinh tế đối ngoại

Chương 6:
Hiệp định đầu tư quốc tế
Nội dung
I. Khái niệm, bản chất và mục đích hiệp định đầu tư
quốc tế
II. Phân loại hiệp định đầu tư quốc tế
III. Nội dung chính của hiệp định đầu tư quốc tế
IV. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
V. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP)

4/20/2020 2
I. 1. Khái niệm hiệp định đầu tư quốc tế?

Hiệp định đầu tư quốc tế (IIA) là thỏa thuận


giữa các nhà nước (quốc gia) điều chỉnh nhiều
vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế, bao gồm
FDI, FPI
➢ Bất kỳ hiệp định nào có điều khoản về đầu tư
hoặc một hiệp định đầu tư đều được gọi là IIA
4/20/2020 3
I.2. Bản chất của IIA
➢ IIAs là công cụ mang tính chất ràng
buộc trong đầu tư quốc tế.
➢ Tập trung vào vấn đề đối xử, xúc tiến
và bảo hộ hoặc trong một số trường
hợp là tự do hóa đầu tư quốc tế
➢ IIAs thường áp dụng đối với hoạt
động đầu tư trên lãnh thổ của 1 quốc
gia do các NĐT khác tiến hành. Các
quy định của IIAs có ảnh hưởng đến:
✓ NĐT khi tiến hành đầu tư tại QG khác
✓ Nước chủ đầu tư
✓ Nước tiếp nhận đầu tư

4/20/2020 4
I.3. Mục đích của IIA
1. Đối với nước nhận đầu tư: nhằm cải thiện môi trường đầu
tư và thu hút FDI
Đưa ra cam kết quốc tế ràng buộc nhằm đối xử công bằng
và bảo vệ NĐT nước ngoài, điều này sẽ giảm thiểu rủi ro và
khuyến khích đầu tư FDI
Vì các NĐT và nước đi đầu tư thường quan ngại về chất
lượng thể chế (chính sách, quy định liên quan tới FDI, đặc
biệt là chính sách bảo vệ quyền sở hữu, giải quyết tranh
chấp) ở nước nhận đầu tư, nên IIA có thể coi là biện pháp
thay thế cho việc cải thiện chất lượng thể chế.
2. Đối với các nước đi đầu tư (thường là những nước phát
triển): bảo vệ các khoản đầu tư của họ ở nước ngoài
4/20/2020 5
I.3. Mục đích của IIA
3. IIAs là cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết để đảm bảo sự tin
tưởng cho các NĐT hoạt động ở nước ngoài
Nước tiếp nhận đầu tư thực hiện các biện pháp hỗ trợ thúc
đẩy đầu tư như mở cửa ngành dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng,
thành lập cơ quan XTĐT nhằm thu hút FDI
4. IIAs phù hợp với bối cảnh HN KTQT cũng như quá trình
tự do hóa thương mại và đầu tư trong phạm vi khu vực và
toàn cầu
➢ Xu hướng hình thành các IIA xuất phát từ chính sách tự do hóa
đầu tư gắn liền với nhu cầu cải thiện môi trường đầu tư tại
nước tiếp nhận đầu tư

4/20/2020 6
II. PHÂN LOẠI IIAs

1. IIA song phương (Bilateral): hai bên


2. IIA đa biên (Plurilateral) – hiệp định đầu tư khu
vực: một số lượng hạn chế các bên
3. IIA đa phương (Multilateral): không hạn chế số
lượng các bên
4. Hợp đồng giữa các chính phủ và nhà đầu tư
(State contracts)

4/20/2020 7
IIA song phương
(Bilateral Investment Treaties – BITs)
1. Phạm vi: chỉ điều chỉnh
các vấn đề liên quan đến
thâm nhập, đối xử và bảo
vệ đầu tư nước ngoài.

4/20/2020 8
2. Nội dung cơ bản của BITs

1 2 3 4

Định nghĩa
về đầu tư rất Khuyến Đảm bảo Giải quyết
rộng, gồm khích đầu thực hiện tranh chấp
các tài sản nguyên tắc phát sinh
hữu hình, vô tư vào các
hình đang lĩnh vực không phù hợp
tồn tại hoặc của nền phân biệt với pháp
có thể được đối xử luật của 2
tạo ra trong kinh tế
(NT, MFN) nước
tương lai
2. Nội dung khác của BITs
➢ Quy định chế độ “đối xử công bằng và thỏa đáng” như
cấm áp dụng các biện pháp tùy tiện hoặc phân biệt đối xử
hoặc quy định trách nhiệm tuân thủ các cam kết đối với
đầu tư
➢ Khi có nhiều các hiệp định, chính sách, luật pháp liên
quan đến đầu tư nước ngoài thì sẽ ưu tiên áp dụng những
điều khoản có lợi nhất cho các NĐT
➢ Quy định quyền của nước tiếp nhận đầu tư được quốc hữu
hoá hoặc trưng thu tài sản của NĐT nước ngoài, với điều
kiện việc quốc hữu hoá hoặc trưng thu vì lợi ích công
cộng, không phân biệt đối xử, theo thủ tục hợp lệ và phải
được bồi thường
4/20/2020 10
2. Nội dung khác của BITs (tiếp)
➢ Đảm bảo quyền của nhà đầu tư nước ngoài được chuyển
tiền ra nước ngoài
➢ Ngoài ra, một số quy định như: nước chủ nhà phải cung
cấp đầy đủ các thông tin về luật pháp cho các nhà đầu tư,
các quy định về tiêu thụ sản phẩm, lao động, cam kết tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động
xuất nhập cảnh.
➢ Các điều khoản miễn trừ: An ninh quốc gia, bảo vệ sức
khỏe, an toàn, môi trường và bảo vệ quyền lợi của NLĐ
và đa dạng văn hóa.

4/20/2020 11
2. Phân loại BITs
Có 02 mô hình:
➢ BIT chỉ bảo hộ (theo mô hình Châu Âu): Các quốc gia
Châu Âu và đang phát triển theo mô hình này. Các BITs
không quy định về TỰ DO HÓA FDI, FDI thâm nhập
theo luật và quy định của nước chủ nhà
➢ BIT bảo hộ và tự do hóa FDI (mô hình của Hoa Kỳ)
✓ Mô hình trước thành lập: các NĐT có quyền thành lập tại
nước chủ nhà (Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc sử dụng
các BITs theo mô hình này)
✓ Tự do hóa: dỡ bỏ các rào cản tiếp cận và hạn chế về việc
thuê lao động nước ngoài, cấm sử dụng các yêu cầu hoạt
động (hạn chế danh mục ngành nghề cầm đầu tư, kinh
4/20/2020doanh, tạo môi trường bình đẳng cho các NĐT) 12
IIA khu vực (Đa biên)
(Regional Invenstment Agreements– RIAs)
1. Khái niệm: RIA là hiệp
định được ký kết giữa một
số nước trong cùng một
khu vực. Các hiệp định
đầu tư khu vực thường gắn
liền với tiến trình hội nhập
kinh tế ở các khu vực.

4/20/2020 13
IIA khu vực
(Regional Invenstment Agreements– RIAs)
2. Mục tiêu: tạo ra khuôn khổ thương mại và đầu
tư thuận lợi hơn – không chỉ thông qua tự do
hóa thương mại ở cấp độ khu vực mà cũng là
những quy định đối với FDI và thông qua việc
cắt giảm các hạn chế hoạt động, tất cả là nhằm
tăng cường dòng thương mại và đầu tư trong các
khu vực.

4/20/2020 14
3. Một số RIAs
➢ Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
➢ Trong khuôn khổ tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương (APEC): có chương đề cập tới thuận lợi hóa
đầu tư
➢ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
➢ Mục tiêu chung: tạo ra khuôn khổ thương mại và đầu tư
thuận lợi hơn thông qua việc cắt giảm các hạn chế hoạt
động nhằm tăng cường dòng thương mại và đầu tư trong
các khu vực

4/20/2020 15
IIA Đa phương
(Multilateral Investment Agreements – MIAs)
1. Khái niệm: Hiệp định đầu tư
đa phương là hiệp định được
ký kết giữa các Chính phủ
của một nhóm nước với
nhau. Nó không giới hạn cho
các nước hay các khu vực cụ
thể nào và có thể kết nạp tất
cả các bên với điều kiện
chấp nhận các quy định của
thỏa thuận.

4/20/2020 16
IIA Đa phương
(Multilateral Investment Agreements – MIAs)
➢ MIA tạo thuận lợi cho việc hình thành và áp dụng các
“quy tắc chung” được tất cả các quốc gia hoặc đa số
các quốc gia thừa nhận và áp dụng
➢ MIA cần thiết phải đạt được sự nhất trí giữa số lượng lớn
các quốc gia, với các lợi ích và chính sách khác nhau về
FDI, đã làm cho các hiệp định đa phương về FDI khó
được thông qua, do đó không có hiệu lực.
➢ Hiện nay, không có thỏa thuận có giá trị nào chỉ điều
chỉnh về đầu tư, mặc dù đã có nhiều sáng kiến về vấn đề
này. Ví dụ như thỏa thuận đa phương về đầu tư
(OECD), Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại (TRIMs) của WTO
4/20/2020 17
2. Ý nghĩa của MIAs
➢ MIA đề ra những nguyên tắc chống phân biệt đối xử, hỗ
trợ và bảo hộ sở hữu có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu
➢ MIA giúp thống nhất được các cơ chế trọng tài xét xử
đối với các trường hợp tranh chấp
➢ MIA góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự giao lưu
và tiếp cận với các quy định về đầu tư hiện hành
➢ MIA cũng giúp cho các quyết định đầu tư của NĐT có
cơ sở vững chắc và sẽ tác động tích cực hơn tới hoạt
động FDI

4/20/2020 18
3. Các MIAs
1. Các công cụ không ràng buộc
➢ Hướng dẫn về đối xử FDI (WB) – Guidelines on the
Treatment of FDI
➢ Hướng dẫn cho các TNC (OECD) – Guidelines of
Multinatonal Enterprises
➢ Hướng dẫn các chính sách đầu tư đối với các quốc
gia tiếp nhận đầu tư liên quan tới an ninh quốc gia
(OECD) – Guidelines for Recipient Country
Investment Policies Relating to National Security

4/20/2020 19
3. Các MIAs
2. Các MIA điều chỉnh một số khía cạnh cụ thể của
đầu tư
➢ Công ước về giải quyết tranh chấp năm 1965
(Convention on the Settlement of Investment
Disputes – ICSID)
➢ Công ước thành lập tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên
(MIGA)
➢ Hiệp ước hiến chương năng lượng (Energy Charter
Treaty)

4/20/2020 20
3. Các MIAs
3. MIA trong khuôn khổ WTO
➢ Hiệp định chung về thương mại hàng hóa dịch vụ
(General Agreement on Trade in Services – GATS)
➢ Hiệp định về một số biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại (Agreement on Trade – Related Investment
Measures – TRIMs): Hiệp định qui định rằng không một
bên tham gia kí kết nào có thể áp dụng biện pháp đầu tư
liên quan đến thương mại (TRIM) trái với điều III
(nguyên tắc đối xử quốc gia) và điều XI (cấm các biện
pháp hạn chế số lượng) của Hiệp định GATT

4/20/2020 21
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
1. Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư:
như giảm hoặc loại bỏ dần các biện pháp hạn chế
hoạt động của các doanh nghiệp FDI, xóa bỏ sự phân
biệt đối xử đối với các NĐT và thúc đẩy sự vận hành
đúng hướng của thị trường.
2. Các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ các NĐT
nước ngoài và các hoạt động đầu tư chống lại các
biện pháp của nước tiếp nhận đầu tư gây thiệt hại một
cách vô lý.
3. Các vấn đề khác liên quan tới hoạt động FDI: vấn đề
đánh thuế, môi trường, việc làm và lao động…

4/20/2020 22
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
4. Các nội dung cụ thể
4.1. Định nghĩa “đầu tư” và “nhà đầu tư”
➢ “Đầu tư” là gì?
✓ Các hiệp định tự do hóa đầu tư thường định nghĩa
theo phạm vi hẹp: phân biệt FDI với các loại hình đầu
tư khác như FPI, ODA
✓ Các hiệp định bảo hộ đầu tư thường định nghĩa theo
phạm vi rộng: theo đó “đầu tư” không chỉ là vốn
hoặc các nguồn tài chính mà còn bao gồm các loại tài
sản khác và quyền tài sản của NĐT nước ngoài, các
dạng đầu tư phi vốn như các giao dịch liên quan đến
cho vay và danh mục đầu tư, các quyền khác theo
hợp đồng như giấy phép đầu tư. Thường xuất hiện
trong các BITs
4/20/2020 23
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
➢ “Nhà đầu tư” là gì? Bao gồm các cá nhân, pháp
nhân
✓ Đối với pháp nhân: các IIAs sử dụng tiêu chí quốc tịch
trong phạm vi điều chỉnh
✓ Đối với cá nhân: bên cạnh tiêu chí quốc tịch, một số
IIAs sử dụng tiêu chí cư trú để xác định nhà đầu tư có
thuộc phạm vi điều chỉnh hay không?

4/20/2020 24
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
4.2. Các điều khoản tự do hóa đầu tư
1. Đối xử quốc gia (National Treatment): là việc nước
tiếp nhận đầu tư mở rộng đãi ngộ hay ứng xử đối với
các nhà đầu tư nước ngoài ít nhất như những thuận
lợi mà dành cho các nhà đầu tư trong nước
➢ NĐT trong nước và nước ngoài có điều kiện cạnh tranh
giống nhau tại thị trường nước nhận đầu tư và không nên
có bất kỳ biện pháp nào của Chính phủ ưu tiên cho nhà
đầu tư trong nước
➢ Đối xử quốc gia sau khi thành lập áp dụng trong các hoạt
động thường ngày của công ty nước ngoài, cho phép họ
cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp trong nước. Đây
là nguyên tắc không phân biệt đối xử

4/20/2020 25
Đối xử quốc gia trong IIAs
❖ Các IIA áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia trong
giai đoạn sau triển khai dự án đầu tư
❖ Đối xử “tương tự”, “thuận lợi như” hoặc “không
kém thuận lợi hơn” (cụm từ này thường được dùng
trong IIA) cách đối xử của nước nhận đầu tư đối với
công dân nước họ trong các tình huống tương tự.
❖ Nguyên tắc đối xử công bằng có trong nhiều Hiến
pháp hoặc luật pháp cơ bản của nước phát triển và
đang phát triển (Ví dụ: Luật Đầu tư của Việt Nam
quy định tại Điều 5)

4/20/2020 26
Các ngoại lệ trong Đối xử quốc gia (NT)
❖ Ngoại lệ chung: Dựa trên lý do về sức khỏe công cộng,
trật tự xã hội, đạo đức, an ninh quốc gia. Những ngoại lệ
này xuất hiện trong các hiệp định đầu tư khu vực, đa
phương, và trong một số BIT.
❖ Ngoại lệ cụ thể: miễn áp dụng NT cho một số lĩnh vực
như sở hữu trí tuệ, thuế, biện pháp thận trọng trong dịch
vụ tài chính hoặc điều chỉnh kinh tế vĩ mô tạm thời
❖ Ngoại lệ cụ thể với một quốc gia: Khi một Bên tham gia
Hiệp ước bảo lưu quyền phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài theo quy định pháp luật – cụ
thể là trong một số ngành và hoạt động vì lý do chính
sách kinh tế xã hội quốc gia. Ngoại lệ cụ thể với một
quốc gia có thể trùng với ngoại lệ cụ thể với một số lĩnh
vực
4/20/2020 27
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
4.2. Các điều khoản tự do hóa đầu tư
2. Đối xử tối huệ quốc (Most – Favoured National
Treatment - MFN): được hiểu là nước tiếp nhận đầu tư
phải dành cho các nhà đầu tư của một nước khác sự đối
xử ngang bằng như sự đối xử dành cho các nhà đầu tư
đến từ một nước thứ ba trong các trường hợp tương tự
➢ Đây là một tiêu chuẩn lâu đời và quan trọng trong quan
hệ kinh tế quốc tế, cung cấp cơ hội cạnh tranh công bằng
cho các nước. Không phân biệt đối xử giữa các NĐT
➢ Một NĐT nước ngoài được nhận tiêu chuẩn đối xử tốt
nhất như một nhà đầu tư khác từ một nước khác. Những
ưu đãi dành cho một NĐT ở nước thứ 3 cũng được áp
dụng cho các NĐT khác

4/20/2020 28
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
4.3. Điều khoản về đối xử công bằng và thỏa đáng (Fair
and Equitable Treatment – FET): Đảm bảo về đối xử
công bằng và thỏa đáng có nghĩa là dành cho các nhà
đầu tư nước ngoài một sự an toàn tối thiểu trong hoạt
động đầu tư, ngoài các đảm bảo về đối xử MFN và NT.
4.4. Tính minh bạch (Transparency)
➢ NĐT đánh giá cao các đặc điểm của một khuôn khổ đầu
tư như tính nhất quán của chính sách, khả năng dự báo,
tính ổn định và minh bạch hóa
➢ Minh bạch hóa là việc cơ quan chức trách của nước sở tại
cung cấp thông tin phù hợp để NĐT ra quyết định kinh
doanh trên cơ sở thông tin và thực hiện các nghĩa vụ và
các cam kết

4/20/2020 29
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
4.4. Tính minh bạch (Transparency) – tiếp
➢ Mục tiêu của các quy định về minh bạch hóa là nhằm
nâng cao khả năng dự báo và sự ổn định của mối quan hệ
đầu tư và kiểm tra để phòng tránh xâm phạm hoặc lẩn
tránh nghĩa vụ.

4/20/2020 30
Minh bạch hóa trong các IIA
Phương thức nào?
➢ Công bố hay ban hành thông tin tác động đến đầu tư
(luật, quy định, các quy định thủ tục hành chính, quyết
định tư pháp, hiệp định quốc tế)
➢ Trả lời các yêu cầu về thông tin về các vấn đề liên quan
đến đầu tư
➢ Tham vấn và trao đổi thông tin (ví dụ như rà soát việc
thực hiện hiệp định, trao đổi thông tin pháp lý liên quan)

4/20/2020 31
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
4.5. Các điều khoản nhằm mục đích bảo hộ đầu tư
➢ Quốc hữu hóa và trưng thu tài sản (Nationalization
and Expropriation): Đây là điều khoản liên quan
đến vấn đề tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài. Có hai biện pháp mà Chính phủ áp dụng
để tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài: tước đoạt trực tiếp và tước đoạt gián tiếp
➢ Chuyển tiền ra nước ngoài của NĐT: Tiền được
chuyển ra nước ngoài có thể là lợi nhuận, vốn, tiền
bản quyền thu được từ hoạt động chuyển giao công
nghệ hoặc các khoản thanh toán khác. Điều khoản
này trong IIAs đảm bảo cho NĐT nước ngoài được
hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình.
4/20/2020 32
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
➢ Điều khoản về tranh chấp (Dispute Settlement):
✓ Đối với tranh chấp giữa NĐT nước ngoài với một bên tư
nhân khác: áp dụng cơ quan tài phán của nước tiếp nhận
đầu tư hoặc cơ quan tòa án do các bên tự thỏa thuận
✓ Đối với tranh chấp giữa các quốc gia: giải quyết theo cơ
chế tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế.
✓ Đối với tranh chấp giữa NĐT nước ngoài với nước tiếp
nhận đầu tư: giải quyết theo cơ chế trọng tài quốc tế.

4/20/2020 33
III. NỘI DUNG CỦA IIAs
5. Một số điểm cần lưu ý khi tham gia các IIAs
➢ Đảm bảo sự gắn kết chính sách đầu tư quốc gia và
quốc tế: cần định hướng chính sách ổn định và rõ
ràng. Sự gắn kết giữa các quan điểm chính sách ở
cấp độ quốc gia và quốc tế sẽ giúp tránh những mâu
thuẫn có thể
➢ Các tranh chấp đầu tư quốc tế
➢ Các khía cạnh chính sách chính mà nước tiếp nhận
đầu tư cần quan tâm khi thực hiện IIAs

4/20/2020 34
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
TÓM TẮT
1. Số quốc gia tham gia ký kết: 10 nước
2. Ngày ký kết: 26/02/2009
3. Ngày hiệu lực: 29/03/2012
4. Mục đích: thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu vực đầu
tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập trong ASEAN
nhằm đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) vào năm 2015.
5. Những hiệp định đầu tư được thay thế bởi ACIA:
➢ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA)
được ban hành năm 1987
➢ Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (1998)
➢ NĐ thư sửa đổi hiệp định khung về khu vực đầu tư
ASEAN (2011)
4/20/2020 35
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
CÁC TRỤ CỘT CỦA ACIA

4/20/2020 36
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH:
1. Tất cả đầu tư trực tiếp, nhưng không điều chỉnh:
➢ đầu tư gián tiếp; và
➢ những vấn đề liên quan đến đầu tư đã được các Hiệp
định khác của ASEAN điều chỉnh như Hiệp định khung
ASEAN về dịch vụ
2. Đối tượng hưởng lợi của Hiệp định được mở rộng đối
với NĐT của nước thứ ba có hoạt động kinh doanh chủ
yếu trong lãnh thổ của nước thành viên ASEAN

4/20/2020 37
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
BIỆN PHÁP ÁP DỤNG:
1. Theo khoản 1 Điều 3 các biện pháp được một nước
thành viên áp dụng có liên quan đến nhà đầu tư và
khoản đầu tư.
2. Các biện pháp: gồm các luật, quy định, quy tắc, thủ
tục, quyết định và các hoạt động quản trị hành chính
hay những thông lệ được chính quyền trung ương,
khu vực, địa phương và các tổ chức phi lợi nhuận

4/20/2020 38
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ:
1. ACIA vẫn giữ nguyên quy định của AIA đối với các
ngành kinh tế.
2. Điều chỉnh tự do hóa các lĩnh vực sản xuất công nghiệp;
nông nghiệp; thủy sản; lâm nghiệp; khai khoáng và khai
thác đá và các dịch vụ liên quan của các lĩnh vực này.
3. Cho phép tự do hóa đối với bất kỳ lĩnh vực nào được các
nước thành viên nhất trí như ngành dịch vụ sẽ phát sinh
trong tương lai
4. Không điều chỉnh tự do hóa đối với hoạt động đầu tư
gián tiếp
4/20/2020 39
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
BẢO HỘ ĐẦU TƯ:
1. ACIA bảo hộ cho tất cả các lĩnh vực, hình thức đầu tư và
chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập.
2. Trừ các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ
trong phạm vi quy định của Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ mà các nước thành viên áp dụng
3. ACIA áp dụng cơ chế Giải quyết tranh chấp Nhà nước-
NĐT nước ngoài (ISDS) trong đó cho phép NĐT khi có
tranh chấp với nước nhận đầu tư có quyền kiện nước đó ra
một cơ chế trọng tài độc lập.
4. ACIA không điều chỉnh:
➢ Các biện pháp thuế, ngoại trừ quy định tại Điều 13 (chuyển
tiền) và Điều 14 (tịch biên tài sản và bồi thường) của Hiệp
4/20/2020 40
định.
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
BẢO HỘ ĐẦU TƯ:
➢ Trợ cấp của Chính phủ; mua sắm Chính phủ
➢ Cung cấp dịch vụ của cơ quan nhà nước, kể cả cơ
quan, tổ chức được nhà nước uỷ quyền (gồm tất cả
các loại hình dịch vụ vì mục đích lợi nhuận hay để
cạnh tranh)
➢ Biện pháp của nước thành viên gây ảnh hưởng đến
thương mại dịch vụ theo Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ (AFAS).

4/20/2020 41
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
NỘI DUNG:
1. ACIA gồm 49 điều khoản, 2 phụ lục.
2. ACIA dành sự ưu đãi ngay lập tức cho các nhà đầu tư
ASEAN và các nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN
với thời hạn môi trường đầu tư mở và tự do được rút
ngắn vào năm 2015
3. Nguyên tắc về không phân biệt đối xử:
➢ Đối xử quốc gia (NT): yêu cầu nước thành viên đối
xử với các NĐT của các nước thành viên khác và
khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn những
gì đã dành cho nhà đầu tư của nước mình, bao gồm
nhưng không chỉ giới hạn trong phạm vi tiếp nhận,
thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và
định đoạt đầu tư.
4/20/2020 42
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
NỘI DUNG:
3. Nguyên tắc về không phân biệt đối xử (tiếp):
➢ Đối xử tối huệ quốc (MFN): Mỗi Thành viên cam kết
dành cho các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư
từ nước Thành viên khác sự đối xử không kém thuận
lợi hơn sự đối xử với các nhà đầu tư/khoản đầu tư của
nhà đầu tư từ bất kỳ nước Thành viên hay ngoài
Thành viên ASEAN nào, trừ các trường hợp sau:
✓ Các thỏa thuận tiểu khu vực giữa hai hoặc nhiều
Thành viên
✓ Các thỏa thuận đã có của các nước Thành viên với các
nước khác nhưng phải thông báo với Hội đồng Đầu tư
ASEAN
4/20/2020 43
IV. HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN
ASEAN (ACIA)
NỘI DUNG:
4. Đối xử đặc biệt và khác biệt, nguyên tắc này được coi
là sự cam kết của các nước thành viên phát triển trong
việc hỗ trợ và đảm bảo lợi ích của các nước thành
viên mới có trình độ phát triển kém hơn (bao gồm
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam)

4/20/2020 44
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
1. Số quốc gia tham gia đàm phán: 11 quốc gia
2. Kết thúc đàm phán: 08/03/2018
3. Ngày hiệu lực: tháng 2/2019
4. Mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra
và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và
sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở
các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả,
minh bạch, bảo vệ người lao động, và bảo vệ môi
trường.

4/20/2020 45
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
5. Nội dung chính:
❖ Tiếp cận thị trường toàn diện: xóa bỏ hoặc giảm thuế
quan và các rào cản phi thuế quan bao gồm hàng hóa,
dịch vụ, và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích
cho doanh nghiệp và người tiêu dùng
❖ Cách tiếp cận các cam kết khu vực: CPTPP hỗ trợ sự
phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, thương mại, tăng
cường hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức
sống, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới và mở cửa thị
trường trong nước
❖ Giải quyết các thách thức thương mại mới: CPTPP
thúc đẩy sự đổi mới, năng suất, và tính cạnh tranh nhờ
vào việc xem xét giải quyết các vấn đề mới gồm đổi mới
công nghệ và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế toàn
cầu
4/20/2020 46
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
5. Nội dung chính:
❖ Thương mại toàn diện: CPTPP bao gồm các yếu tố mới
nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ phát triển
khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau đều
có thể đạt được lợi ích từ thương mại. Hiệp định cam kết
hỗ trợ các SMEs
❖ Nền tảng hội nhập khu vực: CPTPP được định hình như
một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến
cả những nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương

4/20/2020 47
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
6. Phạm vi áp dụng:
❖ CPTPP bao gồm 30 chương về thương mại, các vấn đề
liên quan đến thương mại, từ thương mại hàng hóa đến
hải quan và trợ giúp thương mại; biện pháp vệ sinh dịch
tễ; rào cản kỹ thuật đối với thương mại; biện pháp phòng
vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; mua
sắm công; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường.
❖ Các vấn đề liên quan đến Internet và nền kinh tế kỹ thuật
số, sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước trong đầu
tư và thương mại quốc tế, các SMEs tận dụng lợi thế của
các hiệp định thương mại.
❖ CPTPP kết nối một nhóm gồm nhiều nước đa dạng về
mặt địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, kích thước và mức độ
phát triển.
4/20/2020 48
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
6. Các nội dung chi tiết của hiệp định: gồm 30 chương
❖ Chương 1: Quy định chung và định nghĩa
❖ Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường đối với
hàng hóa
❖ Chương 3: Quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận
xuất xứ
❖ Chương 4: Dệt may
❖ Chương 5: Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại
❖ Chương 6: Phòng vệ thương mại
❖ Chương 7: Biện pháp vệ sinh dịch tễ
❖ Chương 8: Rào cản kỹ thuật đối với thương mại
❖ Chương 9: Đầu tư
❖ Chương 10: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới
❖ Chương 11: Dịch vụ tài chính
4/20/2020 49
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
❖ Chương 12: Nhập cảnh tạm thời cho doanh nhân
❖ Chương 13: Viễn thông
❖ Chương 14: Thương mại điện tử
❖ Chương 15: Mua sắm chính phủ
❖ Chương 16: Chính sách cạnh tranh
❖ Chương 17: Doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc
quyền
❖ Chương 18: Sở hữu trí tuệ
❖ Chương 19: Lao động
❖ Chương 20: Môi trường
❖ Chương 21: Hợp tác và nâng cao năng lực
❖ Chương 22: Tính cạnh tranh và Thuận lợi hóa kinh doanh

4/20/2020 50
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
❖ Chương 23: Phát triển
❖ Chương 24: Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
❖ Chương 25: Hài hòa hóa các quy định
❖ Chương 26: Minh bạch hóa và chống tham nhũng
❖ Chương 27: Các điều khoản về hành chính và thể chế
❖ Chương 28: Giải quyết tranh chấp
❖ Chương 29: Trường hợp ngoại lệ
❖ Chương 30: Điều khoản thi hành

4/20/2020 51
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
7. Chương 9: Đầu tư – chương này thiết lập các quy tắc
trong lĩnh vực đầu tư
❖ Các nước phải ban hành các chính sách đầu tư và các biện
pháp bảo hộ trên cơ sở không phân biệt đối xử bao gồm
nguyên tắc đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; chuẩn
mực ứng xử tối thiểu trong đầu tư phù hợp với các
nguyên tắc luật pháp quốc tế.
❖ Các nước thành viên của CPTPP phải ban hành các quy
định về danh mục cấm để bảo đảm thị trường của các
quốc gia luôn công khai đối với các nhà đầu tư nước
ngoài.
❖ Nghiêm cấm:
➢ Các hành vi thu hồi tài sản không phục vụ cho mục đích
công
➢ Không đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định hoặc không
4/20/2020 thực hiện bồi thường. 52
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
7. Chương 9: Đầu tư – chương này thiết lập các quy tắc
trong lĩnh vực đầu tư
❖ Nghiêm cấm:
➢ Những yêu cầu về thực hiện như yêu cầu về hàm lượng nội
địa hay nội địa hóa công nghệ
➢ Tự do chuyển giao nguồn vốn thực hiện đầu tư phù hợp với
những điều khoản ngoại lệ quy định trong Hiệp định
CPTPP nhằm đảm bảo các chính phủ thành viên được phép
quản lý các dòng vốn vãng lai một cách linh hoạt thông qua
các biện pháp bảo hộ tạm thời (như các biện pháp kiểm
soát vốn)

4/20/2020 53
V. HIỆP ĐỊNH CPTPP
7. Chương 9: Đầu tư – chương này thiết lập các quy tắc
trong lĩnh vực đầu tư
❖ Đưa ra những quy định mang tính trung lập và minh
bạch về vấn đề trọng tài quốc tế để giải quyết các
tranh chấp liên quan đến đầu tư.
❖ Các biện pháp bảo hộ về quy trình, thủ tục bao gồm
quy định về sự minh bạch trong thủ tục khởi kiện,
quy định thời hạn nộp đơn lên toà.

4/20/2020 54
ĐỌC THÊM HIỆP ĐỊNH BẢO HỘ ĐẦU TƯ EU -
VIỆT NAM TRONG TÀI LIỆU

4/20/2020 55
KẾT THÚC

4/20/2020 56

You might also like