You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Kinh tế khu vực và ASEAN Số báo danh: 23
Mã số đề thi: 6 Lớp: 2163FECO2031
Ngày thi: 21/12/2021 Tổng số trang: 21 Họ và tên: Ngô Thùy Dương

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….……………………

GV chấm thi 2: …….……………………

Câu 1: Trình bày nội dung của Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) về tự do hóa đầu tư,
bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư
I. Tổng quan về hiệp định ACIA
1. Hoàn cảnh và lịch sử ra đời
Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) là một công cụ ràng buộc pháp lý mà Việt Nam là một
thành viên. Đây là một hiệp định mới, ký ngày 26 tháng 2 năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 3
năm 2012. ACIA, thay thế cho các hiệp định trước đó là Hiệp định Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định
Bảo lãnh Đầu tư (IGA).
Theo Kế hoạch AEC, ACIA là một hiệp định hướng tới tương lai, thiết lập các nguyên tắc mới về tự do
hóa và bảo hộ đầu tư, từ đó thuận lợi hóa lưu chuyển tự do các luồng đầu tư tại (và từ ngoài vào) khu
vực ASEAN.
Hiệp định ACIA bao gồm 4 nội dung chính là: Bảo hộ đầu tư, Thuận lợi hóa đầu tư, Xúc tiến đầu tư và
Tự do hóa đầu tư.
Cụ thể, ACIA gồm có:
+ 49 Điều;
+ 2 phụ lục:
• Phụ lục 1 quy định về các yêu cầu bắt buộc về thủ tục mà Cơ quan có thẩm quyền nước
thành viên phải tuân thủ đối với các trường hợp mà pháp luật nội địa của từng nước quy định
phải có chấp thuận bằng văn bản đối với khoản đầu tư.
• Phụ lục 2 về trường hợp tịch biên và bồi thường.
+ 1 danh mục bảo lưu: Danh mục này của Việt Nam bao gồm các trường hợp ngoại lệ không áp
dụng nghĩa vụ đối xử quốc gia và nghĩa vụ đối với quản lý cấp cao và ban giám đốc.
2. Mục tiêu của hiệp định
Mục tiêu của hiệp định này là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, thông thoáng và mở cửa trong khu vực
ASEAN nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của sự hội nhập kinh tế của AEC theo Kế hoạch AEC.
Để đạt mục tiêu này, thông qua:
- Tự do hóa từng bước chế độ đầu tư của các nước thành viên.
- Quy định việc tăng cường bảo hộ nhà đầu tư và các hoạt động đầu tư của họ.
- Hoàn thiện, minh bạch hóa và nâng cao tính dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư để
tạo sự thuận lợi cho các hoạt động đầu tư được mở rộng trong nội khối.
- Các biện pháp xúc tiến, thúc đẩy khu vực thành một khu vực hội nhập đầu tư.
- Hợp tác giữa các nước thành viên để tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho đầu tư trên lãnh thổ các quốc
gia thành viên.
3. Nguyên tắc chung
Việc đạt mục tiêu của ACIA về tạo môi trường đầu tư tự do, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và
mang tính cạnh tranh trong khu vực ASEAN sẽ gắn chặt với các nguyên tắc sau:
- Quy định việc tự do hóa, bảo bộ, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư (bốn Trụ cột của ACIA).
- Thúc đẩy tự do hóa từng bước đầu tư hướng tới một môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở trong
khu vực.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư của họ tại ASEAN.
- Duy trì và nhất trí về đối xử ưu đãi giữa các nước thành viên ASEAN.
- Bảo lưu các cam kết của Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (Hiệp định AIA) và Hiệp định
Bảo lãnh Đầu tư ASEAN (ASEAN IGA).
- Đối xử đặc biệt và ưu đãi và linh hoạt đối với các nước thành viên ASEAN, tùy theo trình độ phát
triển và mức độ nhạy cảm ngành.
- Đối xử nhượng bộ lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN khi phù hợp.
- Xem xét mức độ mở rộng phạm vi của ACIA điều chỉnh các lĩnh vực khác trong tương lai.
II. Nội dung hiệp định
1. Tự do hóa đầu tư
- Tự do hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong
cộng đồng kinh tế ASEAN. Hiệp định ACIA chỉ có cam kết về tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực cụ
thể.
+ Chế tạo của các nước trong khu vực Đông Nam Á
+ Nông nghiệp của các nước trong khu vực Đông Nam Á
+ Nghề cá của các nước trong khu vực Đông Nam Á
+ Lâm nghiệp của các nước trong khu vực Đông Nam Á
+ Khai thác mỏ của các nước trong khu vực Đông Nam Á
+ Các ngành dịch vụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,
khai khoáng và khai thác đá của các nước trong khu vực Đông Nam Á
+ Các dịch vụ phụ trợ cho các ngành trên của các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Bên cạnh đó để tiến hành tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ sẽ phát sinh trong tương lai hiệp định
ACIA đã có những quy định về hoạt động tự do hóa cũng được mở rộng đối với bất kì lĩnh vực nào
được tất cả các quốc gia thành viên tán thành.
- Tự do hóa đầu tư không phải là vấn đề mới được đề cập đến trong ACIA mà vấn đề này đã được hình
thành từ khi có sự ra đời của ý tưởng thành lập khu vực đầu từ ASEAN, và trên cơ sở đó nó đã được
ghi nhận trực tiếp trong văn kiện AIA (hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN).Đến năm 2009
ACIA ra đời đánh dấu một bước tiến lớn của khu vực đầu tư ASEAN. ACIA ra đời được những điểm
mới hơn so với AIA về vấn đề tự do hóa đầu tư. Có thể thấy những điểm mới đó trên các khía cạnh sau:
a. Mở cửa đầu tư
Hiệp định ACIA là một thỏa thuận đầu tư duy nhất cung cấp sự tương tác rõ ràng hơn về các quy định
có liên quan, cung cấp lợi ích trước mắt cho cả nhà đầu tư ASEAN và ASEAN dựa trên các nhà đầu tư
nước ngoài. Ngắn hơn thời hạn để đạt được môi trường đầu tư tự do và cởi mở (2015).
Hiệp định ACIA đã cụ thể hóa phạm vi mở cửa đầu tư bằng cách liệt kê những lĩnh vực mở cửa cụ thể
như: sản xuất, công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khai thác đá, các dịch vụ liên quan
đi kèm theo của các lĩnh vực trên. ACIA được soạn thảo trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo nêu trên,
trong đó có kế thừa quy định của hai Hiệp định AIA và IGA, đồng thời đưa vào một số quy định mới
phù hợp hơn với cơ chế tự do hóa đầu tư, trong đó đặc biệt quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư và
khoản đầu tư của họ.
b. Xóa bỏ biện pháp hạn chế đầu tư
Nếu việc xóa bỏ các hạn chế đầu tư quy định tại điểm 4 khoản a Điều 3 AIA chỉ được đề cập đến một
cách “hời hợt” không dứt khoát rằng : các quốc gia nỗ lực “ giảm dần hoặc loại bỏ những quy định và
điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN”
đây là quy định mang tính chất kêu gọi chưa mang tính quyết liệt cao, không đem lại được hiệu quả
triệt để. Việc vẫn thừa nhận các hạn chế đầu tư là một rào cản rất lớn đến việc thu hút đầu tư đến khu
vực này, bởi lẽ nhà đầu tư nào khi chọn địa điểm đầu tư đều muốn toàn tâm toàn ý của mình bằng tiền
bạc của mình tự mình quyết định ý chí và lý cho trong việc đầu tư có hiệu quả chứ không ai muốn đầu
tư lại bị giới hạn bởi các hạn chế đầu tư do chính đất nước mà mình đầu tư vạch ra nhằm bảo hộ sản
xuất trong nước trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, tư đó làm giảm sức hút từ phía các
nhà đầu từ đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Thấy được rõ điều đó, tại ACIA các quy phạm về tự do hóa đầu tư cụ thể là các hạn chế đầu tư không
chỉ dừng lại ở mức kêu gọi “hời hợt” mà đã nâng lên một sự quyết liệt cao. ACIA đã “cấm” các hạn
chế đầu tư mà AIA mới chỉ kêu gọi giảm dần “Cấm yêu cầu thực hiện Các quy định của Hiệp định về
các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (TRIMs), không
đề cập cụ thể hoặc sửa đổi của Hiệp định này, sẽ được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp, Hiệp định
này [khoản 1 Điều 7 ACIA]”
Hay như các biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp mà nội dung của nó là việc yêu cầu pháp
nhân nước ngoài của nước đó phải bổ nhiệm người có quốc tịch nước đầu tư vào vị trí quản lý cấp cao
thì ACIA cũng đã cấm không áp dụng biện pháp này.
c. Áp dụng nhóm nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong thương mại đầu tư nói riêng và
thương mại quốc tế nói chung
Nhóm nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong thương mại nói chung và thương mại đầu tư nói riêng
đã được AIA ghi nhân tại điểm b Điều 4 và các Điều 7, 8 AIA. Đây là nhóm nguyên tắc cơ bản trong
thương mại quốc tế được áp dụng cho việc dành những ưu đãi ngang bằng cho các nhà đầu tư nước
ngoài với nhau khi đầu tư vào thị trường nội địa một quốc gia bất kỳ trong khu vực và ngang bằng với
nhà đầu tư trong nước trong cùng lĩnh vực đầu tư tại thị trường quốc gia có sự tham gia đầu tư của nhà
đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, ACIA đã kế thừa và ghi nhận lại 2 nguyên tắc cơ bản và quan trọng
này nhằm đem lại sự công bằng trong thương mại đầu tư cho các nhà đầu tư tranh trường hợp các nhà
đầu tư cảm thấy bị phân biệt đối xử khi đầu tư vào khu vực so với các nhà đầu tư nước ngoài khác hoặc
các nhà đầu tư trong nước cùng một lĩnh vực đầu tư. [Điều 5, 6 ACIA]
Từ những phân tích, bình luận trên có thể thấy sự ưu việt và tiến bộ vượt bậc của ACIA so với AIA
trong vấn đề tự do hóa đầu tư. Và phải khẳng định lại rằng, sự ra đời của ACIA là một bước ngoặt lớn
tron quá trình xây dựng thành công khu vực đầu tư ASEAN – tiến tới một khu vực tự do hóa đầu tư
lành mạnh, cạnh tranh cao và đầu tư có hiêu quả.cùng một lĩnh vực đầu tư [Điều 5, 6 ACIA]
2. Bảo hộ đầu tư của các nước trong khu vực Asean
Kế thừa quy định của hai hiệp đinh trước đó, hiệp định ACIA bảo hộ cho tất cả các lĩnh vực, hình thức
đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập, trừ các biện pháp gây ảnh hưởng đến
thương mại dịch vụ trong phạm vi quy định của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ mà các nước
thành viên trong khối ASEAN áp dụng.
Vì mục đích bảo hộ đầu tư liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện thương mại
các quy định về đối xử đầu tư và bồi thường trong trường hợp mất ổn định; chuyển tiền; tịch biên và
bồi thường; thế quyền và các quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước thành viên sẽ
được áp dụng.
Và cần lưu ý rằng tùy từng trường hợp cụ thể việc áp dụng các quy định này có thể sẽ điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình và theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá nghĩa vụ cam kết
trong hiệp định ACIA.
Bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo cho lợi ích của nhà đầu cũng như các khoản đầu tư của họ, ACIA quy
định các nước thành viên phải “đối xử bình đẳng và công bằng” với các nhà đầu tư, “bảo hộ đầy đủ”
đối với các khoản đầu tư và các lợi ích khác của nhà đầu tư. Kế thừa quy định của IGA, ACIA bảo hộ
cho tất cả các lĩnh vực, hình thức đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập, trừ các
biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong phạm vi quy định của Hiệp định khung
ASEAN về dịch vụ mà các nước thành viên áp dụng.
Về chuyển tiền: Khác với quy định về chuyển quyền trong ACIA thì khoản 1 điều 15 AIA lại có quy
định về hạn chế việc chuyển tiền, theo quy định này thì trong trường hợp cán cân thanh toán lâm vào
tình trạng nghiêm trọng hoặc gặp các khó khăn về tài chính đối ngoại hoặc có sự đe dọa xảy ra các tình
trạng trên, quốc gia thành viên có thể đưa ra hoặc duy trì các hạn chế đối với đầu tư mà quốc gia đó đã
có các cam kết cụ thể, kể cả việc thanh toán hoặc chuyển tiền để thực hiện các giao dịch liên quan đến
các cam kết đó
Vấn đề chuyển tiền cũng được ghi nhận tại điều 13 của ACIA, theo đó các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ cho phép thực hiện các hoạt động chuyển tiền liên quan đến đầu tư được tiến hành tự do trong
và ngoài lãnh thổ của quốc gia mình. Các khoản tiền này bao gồm: đóng góp tài chính bao gồm cả đóng
góp ban đầu; lợi nhuận và các thu nhập khác phát sinh từ khoản đầu tư; thu nhập từ việc bán hoặc thanh
lý toàn bộ hoặc một phần các khoản đầu tư; các khoản tiền thường trong trường hợp có xung đột; tiền
được trả phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp; tiền công và các thù lao khác của nhân viên được tuyển
dụng và làm việc về đầu tư trong lãnh thổ nước đó.
Quy định này của ACIA mở rộng việc tự do chuyển tiền của các nhà đầu tư trong và ngoài lãnh thổ của
quốc gia thành viên do vậy sẽ đảm bảo quyền lợi tối đa của các nhà đầu tư, từ đó khuyến khích hơn nữa
đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo nhóm thì quy định này cũng có phần nào hạn chế bởi việc
quy định nhà đầu tư có thể tự do chuyển tiền trong và ngoài lãnh thổ của quốc gia thành viên sẽ có thể
tiềm ẩn những nguy cơ về tội phạm xuyên quốc gia, mà đặc biệt là tội phạm rửa tiền; tội phạm kinh tế
trong khi cách thức và phương tiện rửa tiền ngày càng tinh vi, đa dạng, quy mô hơn và các quốc gia
trong ASEAN nói riêng đang phải đối mặt với tội phạm xuyên quốc gia
3. Xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư được tiến hành thông qua các hình thức như phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các
công ty xuyên quốc gia; bổ sung công nghiệp và mạng lưới sản xuất; tổ chức đoàn khảo sát đầu tư tập
trung phát triển tổ hợp khu vực và mạng lưới sản xuất; tổ chức và hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội đầu
tư, quy định, chính sách đầu tư và trao đổi những vấn đề có liên quan khác. Các biện pháp xúc tiến đầu
tư của ACIA đã cụ thể các vấn đề chiến lược, cơ bản, cốt lõi mà ASEAN hướng tới.
Một số hoạt động: ngày 9/10/2012, Hội nghị Xúc tiến Đầu tư của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN họp
về xúc tiến đầu tư (AFMIS) lần thứ 9 đã chính khai mạc tại Khu Hành chính Đặc biệt Hồng Công thuộc
Trung Quốc với sự tham dự của nhiều quan chức hàng đầu của ngành tài chính, ngân hàng ASEAN
cũng như trên thế giới. Nhiều chương trình hợp tác thiết thực về xúc tiến đầu tư: với sự phối hợp của
Trung tâm các cơ quan đầu mối các nước ASEAN tổ chức 31 Hội thảo về xúc tiến đầu tư tại Tokyo và
các tỉnh, thành phố trên khắp Nhật Bản, đồng thời, tổ chức 4 đoàn tìm hiểu đầu tư trực tiếp vào các
nước ASEAN. Chín chương trình làm quen với ngành công nghiệp (IFP) cũng được tổ chức thành
công... Các sự kiện này không chỉ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư tiềm năng của Nhật Bàn mà
còn phổ biến rộng rãi những thông tin về Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (FTA) cũng
như Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) tới doanh nghiệp Nhật Bản và các nước ASEAN.
Các hội thảo xúc tiến đầu tư, phái đoàn đầu tư và chương trình làm quen với công nghiệp tiếp tục được
triển khai và mở rộng, bao gồm cả việc phổ biến Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) và kết nối ASEAN
như Hành lang kinh tế sông Mêkông.
4. Thuận lợi hóa đầu tư
Nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, ASEAN đã thông qua các biện pháp chủ yếu như tạo môi trường
cần thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư; phổ biến
thông tin liên quan đến đầu tư (bao gồm quy định, quy tắc, chính sách); thành lập cơ quan một cửa về
đầu tư; củng cố cơ sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi
trường đầu tư nội khối; tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề đầu tư; cung cấp dịch vụ
tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp định... ACIA đã đề ra các hướng cụ thể để xây dựng và phát
triển một khu vực đầu tư nhiều thuận lợi hơn. Những định hướng phù hợp với tình hình thực tế khu
vực, thích hợp với bối cảnh hiện tại sẽ giúp các nước ASEAN xóa bỏ dần các yếu tố cản trở, dần hình
thành những môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào khu vực.
II. Thực trạng đầu tư trong nội khối ASEAN
ASEAN đang là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới, là nền kinh tế lớn thứ 5 thế
giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018 đạt khoảng 3.000 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế của
ASEAN đạt mức 5,4%, cao hơn trung bình toàn cầu khoảng 4%.
Trong thương mại, ASEAN cũng đang là nền kinh tế thương mại lớn thứ 4 trên thế giới về thương mại
hàng hóa với tổng giá trị hơn 700 tỷ USD.
Về đầu tư nước ngoài (FDI), tăng trưởng FDI tại ASEAN khoảng 4,4%, cao hơn nhiều so với các nền
kinh tế đang phát triển khác, đưa ASEAN trở thành nền kinh tế tiếp nhận FDI lớn thứ 3 trên thế giới.
Ông Aladdin D. Rillo, Phó Tổng Thư ký ASEAN nhấn mạnh thương mại- đầu tư nội khối hiện nay
trong ASEAN chỉ chiếm khoảng 23%, còn tương đối thấp so với các khu vực khác.
Singapore là quốc gia nhận được nhiều FDI nhất trong khối ASEAN.Tiếp đến là Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Việt Nam. FDI vào các quốc gia còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Nhìn chung, công nghiệp chế biến chế tạo và tài chính là những lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với nhà đầu
tư nước ngoài tại ASEAN. Tuy nhiên, việc phân bố FDI theo lĩnh vực rất khác nhau giữa các quốc gia
thành viên. Ví dụ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam FDI thường tập trung vào công nghiệp chế biến,
chế tạo trong khi luồng vốn FDI vào Singapore, Indonesia, Philipines chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ.
Trong quá trình phát triển này, ASEAN cũng đã phát triển một chương trình nghị sự về chính sách khu
vực về FDI, khai thác các lợi ích của nó để tạo điều kiện cho hội nghị kinh tế khu vực sâu rộng hơn,
củng cố lẫn nhau với các mục tiêu phát triển trong nước của AMS.
Khung chính sách đầu tư khu vực của ASEAN
Kể từ khi ACIA có hiệu lực, bốn quốc gia AMS đã có các thay đổi đối với danh sách hạn chế và đã giới
thiệu thêm các điều khoản tự do hóa. Brunei thu hẹp phạm vi các lĩnh vực Đối xử quốc gia vì các biện
pháp không nhất quán, chỉ áp dụng cho nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này.
Lào loại bỏ lĩnh vực sản xuất ra khỏi danh sách hạn chế. Myanmar gỡ bỏ các hạn chế trong đâ tư nước
ngoài đối với một số các sản phẩm như rượu, tôn mạ kẽm, dược phẩm. Tuy nhiên Indonesia đã đưa ra
những thay đổi hạn chế hơn áp dụng cho lĩnh vực khai thác than và khoáng sản.
Tự do hóa đầu tư trong ASEAN
- Có một số biện pháp thử “mô tả một cách định lượng” FDI quy định giữa các nền kinh tế.
- Mặc dù không toàn diện về mặt chính sách phạm vi bảo hiểm, các biện pháp này cung cấp hồ sơ đầy
đủ về các chính sách và quy định chính theo các nền kinh tế riêng lẻ, đồng thời cho phép đối chuẩn các
nền kinh tế.
+ Ví dụ: chỉ số vốn cổ phần nước ngoài do Ngân hàng Thế giới ước tính cho 103 nền kinh tế nằm
trong cơ sở dữ liệu Quy chế FDI đầu tư xuyên biên giới cung cấp một bản tóm tắt về các hạn chế
theo luật định hiện có đối với nước ngoài quyền sở hữu dựa trên mã đầu tư, luật thương mại, sáp
nhập và mua lại luật và các quy chế liên quan khác của một quốc gia, bao gồm 32 lĩnh vực
- Tỷ lệ tự do hóa đầu tư là công cụ đánh giá chính cho tự do hóa đầu tư, xem xét ba loại hạn chế đầu tư
chính: hạn chế vốn chủ sở hữu, hạn chế tiếp cận thị trường và các hạn chế đối xử quốc gia.
- Tỷ lệ tự do hóa đầu tư là ước tính cho các ngành nông nghiệp và khai khoáng (kết hợp) cũng như cho
khu vực sản xuất
- Một biện pháp rộng hơn nhiều trong việc mô tả các quy định về FDI được đưa ra bởi OECD, chỉ số
hạn chế về quy định đối với FDI trong khu vực ASEAN được mô tả qua bảng sau:

Campuchia 0.049

Indonesia 0.324

Lào 0.265

Malaysisa 0.212

Myanmar 0.356

Philippin 0.425

Singapore 0.047
Thái Lan 0.291

Việt Nam 0.214

Trung bình 0.243

Các mục ghi nhớ: Đối tác FTA ASEAN

Châu Úc 0.128

Trung Quốc 0.418

Ấn Độ 0.264

Nhật Bản 0.052

Hàn Quốc 0.135

New Zealand 0.240

Trung bình 0.206

Chỉ số hạn chế về quy định đối với FDI trong khu vực ASEAN năm 2013
 Nhận xét:
+ Singapore và Campuchia là 2 quốc gia có hạn chế thấp nhất đối với FDI
+ Trung bình ASEAN có những hạn chế về quản lý FDI lớn hơn so với các nước đối tác FTA
- Đặt chỉ số so với FDI thành tỷ lệ GDP danh nghĩa:

Hạn chế FDI và dòng vốn FDI năm 2013


 Nhận xét:
+ Các quốc gia có tỉ lệ hạn chế FDI thấp hơn như Singapore và Campuchia có GDP danh nghĩa
cao hơn
+ Sự bền bỉ của mối quan hệ này trong tương lai có thể chứng minh rằng chương trình nghị sự
chính sách về hạ thấp các rào cản đầu tư có liên quan tích cực đến FDI dòng vào.
- Tập trung vào ACIA làm tăng các hiệp định đầu tư, đòi hỏi sự nỗ lực gắn kết trong đầu tư quốc
tế
- Kết quả, cung cấp đại diện cho chiều sâu và mở rộng của các điều khoản đầu tư trong bốn hiệp
định ACIA, AANZFTA, ACFTA và AKFTA được thể hiện ở bảng:

 Nhận xét: ACIA tạo ra chỉ số cao nhất (0,87), tiếp theo là AKFTA (0,80), AANZFTA tạo ra một
chỉ số 0,73 trong khi ACFTA có ít điều khoản hơn và do đó tạo ra chỉ số thấp nhất (0,67).

Hiệu quả đầu tư ở ASEAN


Kể từ khi Kế hoạch chi tiết AEC được thông qua, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào khu
vực ASEAN vẫn ổn định, đang dần phục hồi sau suy thoái năm 2008 và đạt 136,2 tỷ đô la Mỹ vào năm
2014. Khu vực này tỏ ra là điểm đến ưa thích của đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ngay sau cuộc khủng
hoảng năm 2008, thể hiện sự tăng trưởng tích cực vào thời điểm dòng vốn FDI ở nhiều nền kinh tế phát
triển và đang phát triển thu hẹp rõ rệt.
Thực tế, FDI vào khu vực này đã tăng 15,7% trong năm 2014. Các nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định của
các nền kinh tế ASEAN đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng ưa thích sang khu vực này.
Tương tự, trong cùng thời gian, việc ASEAN tái khẳng định cam kết hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng
thông qua việc thực hiện Kế hoạch chi tiết AEC đã cung cấp sự rõ ràng về chương trình nghị sự chính
sách của khu vực. Điều này làm giảm những bất ổn về chính sách và củng cố niềm tin của các nhà đầu
tư nước ngoài vào khu vực.
Các Đối tác Đối thoại của ASEAN, tạo thành nguồn vốn FDI lớn nhất vào khu vực, đạt 77,1 tỷ USD
vào năm 2014. Nếu so sánh, EU là nguồn vốn FDI bên ngoài lớn nhất vào khu vực trong năm 2014,
đầu tư 29,3 tỷ USD và chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư. Theo sau EU là Nhật Bản (13,4 tỷ USD) và Mỹ
(13,0 tỷ USD), với tỷ trọng lần lượt là 9,8% và 9,6% trong năm 2014. Dòng vốn FDI nội khối ASEAN
đứng thứ hai sau EU với 24,4 tỷ USD, tương đương một thị phần 17,9%.
Với trọng tâm là hội nhập kinh tế ASEAN, thành phần nội khối ASEAN trong tổng dòng vốn FDI của
khu vực cho thấy ASEAN chiếm trung bình khoảng 17% từ năm 2008 đến năm 2014.
Đây là mức cải thiện so với mức trung bình đầu năm 2000 (tức 2001-2007) là 12%. Xét về nguồn và
điểm đến của dòng vốn nội khối ASEAN, tỷ trọng hàng năm của hầu hết các quốc gia đều có sự thay
đổi lớn, thể hiện tính chất biến động của đầu tư nước ngoài.
Điều này cũng làm nổi bật khó khăn của việc duy trì tốt nguồn vốn FDI, tức là duy trì một nền kinh tế
có tỷ trọng dòng vốn FDI công bằng. Tuy nhiên, so sánh trung bình giai đoạn, đã có sự gia tăng tỷ
trọng của các nền kinh tế CLMV là điểm đến của FDI nội khối ASEAN trong bảy năm qua (2008-
2014) lên 15,1% từ 8,1% vào đầu năm 2000.
Như điều tra, ASEAN-6 vẫn là nguồn FDI chính trong nội khối ASEAN, chiếm tỷ trọng trung bình là
97,6% từ năm 2008 đến năm 2014. Đầu tư vào khu vực của ASEAN-6 bắt kịp với tổng dòng vốn FDI
của khối, với mức tăng tương ứng trong những năm gần đây. Đáng chú ý, các nền kinh tế ASEAN-6 ưa
thích đầu tư vào khu vực tăng cường sau cuộc khủng hoảng 2008, thể hiện qua tỷ trọng FDI nội khối
ASEAN tăng lên trong tổng dòng vốn FDI của sáu AMS, đạt 30,3% năm 2014 từ 15,8% trong năm
2007.
Đánh giá sâu hơn về FDI nội khối ASEAN về phân bổ theo ngành cho thấy lĩnh vực dịch vụ là lĩnh vực
nhận FDI nội khối lớn nhất, với tỷ trọng 48,8% trong năm 2014.
Có một sự thay đổi rõ rệt trong phân bố theo ngành so với mức trung bình của thời kỳ (tức là mức trung
bình của giai đoạn 2001-2007 và 2008-2014), hướng tới sự gia tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ. Tuy
nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng trong lĩnh vực dịch vụ, chỉ có bất động sản và các dịch vụ liên quan có
tỷ trọng trung bình trong giai đoạn 2008-2014 cao hơn so với giai đoạn 2001-2007. Đối với lĩnh vực
dịch vụ, dòng vốn FDI vào lĩnh vực này đã thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ của sản lượng
dịch vụ.
Khi ASEAN tiếp tục thực hiện tự do hóa đầu tư trong năm lĩnh vực chính theo ACIA, lĩnh vực dịch vụ
(2016) tiếp tục tăng cùng với các động cơ tăng trưởng mới có khả năng xuất hiện và tăng trưởng kinh tế
dự kiến sẽ dựa trên phạm vi rộng hơn giữa các lĩnh vực.
Tác động của việc thực hiện kiên quyết và ổn định chương trình nghị sự chính sách của ASEAN về một
cơ chế đầu tư khu vực tự do, cởi mở và minh bạch cũng đã mang lại những thay đổi trong chiến lược
đầu tư của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang quan tâm hơn đến việc tăng cường sự hiện diện
trong khu vực, bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong chiến lược đầu tư của họ hiện đang nghiêng về
định hướng khu vực hơn thay vì khu vực ASEAN bao gồm các thị trường riêng biệt, phân mảnh (Báo
cáo Đầu tư ASEAN 2013-2014). Các hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&A) đã gia
tăng kể từ năm 2011, với tỷ trọng trong tổng số các thương vụ mua lại của các công ty ASEAN trong
khu vực đạt 50,4% vào năm 2013. Sự gia tăng bền vững của các thương vụ mua lại và sáp nhập trong
khu vực của các công ty ASEAN cho thấy cam kết mạnh mẽ của các công ty nội địa trong việc khu vực
hóa hơn nữa hoạt động của họ.
Theo báo cáo dầu tư ASEAN 2018, dòng vốn FDI vào ASEAN đã tăng lên mức kỷ lục, từ 123 tỷ USD
năm 2016 lên 137 tỷ USD trong năm 2017, được củng cố bởi sự gia tăng đáng kể trong đầu tư ở 8 nước
thành viên.
Kết quả là, tỷ lệ FDI của ASEAN chảy vào các nền kinh tế đang phát triển tăng từ 18% trong năm 2016
lên 20% vào năm 2017. Trong tổng lượng FDI vào Đông Á và Đông Nam Á, thị phần của ASEAN
cũng tăng từ 31% trong năm 2016 lên 34% trong năm 2017. Đầu tư nội khối ASEAN, đóng góp lớn
nhất cho dòng vốn FDI trong khu vực, đạt mức cao mới 27 tỷ USD, tương đương khoảng 19% tổng
lượng vốn chảy vào khu vực. Một sự phát triển quan trọng trong ASEAN là đầu tư tăng trong nền kinh
tế kỹ thuật số, bao gồm thương mại điện tử, công nghệ fintech, vốn mạo hiểm và các hoạt động kỹ
thuật số khác như phát triển trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT).
Dòng chảy mạnh mẽ của vốn đầu tư làm tăng tỷ trọng FDI toàn cầu của ASEAN đối với các nền kinh
tế đang phát triển. Thương mại bán buôn và bán lẻ nổi lên là những ngành tiếp nhận vốn lớn nhất, vượt
qua lĩnh vực tài chính và sản xuất. Ngoài ra còn có sự quan tâm ngày càng tăng trong các hoạt động
chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu và phát triển thương mại điện tử, bao gồm cả công nghệ fintech.
Báo cáo đầu tư ASEAN 2018 cho thấy, các giao dịch Internet ước tính trị giá 50 tỷ USD vào năm 2017,
có khả năng đạt 200 tỷ USD vào năm 2025. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang phá vỡ và chuyển đổi
các ngành công nghiệp cũng như cách thức vận chuyển hàng hóa và dịch vụ. Nền kinh tế kỹ thuật số
cũng tạo ra cơ hội thúc đẩy phát triển bằng cách tăng hiệu quả kinh doanh và năng suất, mở rộng tiếp
cận với các thị trường hiện tại hoặc thị trường mới, và tạo điều kiện tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các nước ASEAN đang tích cực thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm cả thông qua
hợp tác hơn nữa về kết nối kỹ thuật số. Tuy nhiên, các thách thức chính sách và thể chế vẫn còn.
 Nhận xét về Thực trạng Đầu tư nội khối ASEAN
- Do covid-19 nên rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đã gặp khó khăn chính vì vậy việc
cần làm của các nước ASEAN bây giờ là tạo nền tảng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện
để họ có khả năng tiếp cận tài chính, vốn, nguồn nhân lực; giúp họ có thể tự bảo vệ mình trước các biến
động; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.
- Từ năm 2010 xuất hiện xu hướng hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN với các quốc gia bên
ngoài thay vì nội khối ASEAN. Vì vậy, để thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường thương mại nội khối
ASEAN, các nước thành viên ASEAN cũng cần cân nhắc đến các thách thức thương mại quy mô khu
vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, tính bổ trợ và cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng cần
được xem xét, các nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng – đây sẽ là nền tảng hợp tác trong tương
lai. Do đó, ASEAN cần tiếp tục tận dụng tính bổ trợ giữa nền kinh tế của các quốc gia thành viên, tìm
ra các lĩnh vực tiềm năng để đẩy mạnh thương mại nội khối.
- Bên cạnh chú trọng kinh tế nội khối, theo nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo, để tối
đa hóa lợi ích khi các tập đoàn Trung Quốc, Mỹ và châu Âu gia nhập thị trường mới tại Đông Nam Á,
ASEAN cần tìm kiếm động lực chính trị mới, thúc đẩy chính sách kinh tế cởi mở. Tuy nhiên, điều này
đòi hỏi ASEAN xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn.
- Do đó, ASEAN có thể kêu gọi sự tham dự tích cực hơn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Thế giới (WB)… mở rộng hợp tác giữa các
tổ chức quốc tế, ASEAN và Trung Quốc trong phát triển cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ đói nghèo tại ASEAN
vẫn ở mức cao và cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề là thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu 2: Phân tích cơ hội hợp tác thương mại giữa Brunei và Việt Nam
I. Thực trạng hợp tác thương mại
Hiệp định hợp tác về Hàng hải, Hiệp định hợp tác về Thương mại được Việt Nam và Brunei ký kết vào
11/2001, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại giữa 2 nước.
1. Thương mại hàng hóa Việt Nam – Brunei
Về xuất khẩu:
• Năm 2017 Việt Nam xuất khẩu 21,5 triệu USD sang Brunei. Năm 2018 xuất khẩu đạt 18,4 triệu
USD. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Brunei đạt 66,6 triệu USD, tăng 260,9%
so với năm 2018.
• Tuy nhiên đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid nên tổng giá trị xuất khẩu đã giảm đi khá
nhiều. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2020 kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa sang Brunei đạt 1,05 triệu USD.
Theo cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên hợp quốc về thương mại quốc tế, năm 2020 Xuất khẩu của
Việt Nam sang Brunei đạt 16,46 triệu USD.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei - dữ liệu, biểu đồ lịch sử và số liệu thống kê - được cập nhật lần
cuối vào tháng 10 năm 2021.
• Tháng 7/2021 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Brunei đạt 1 triệu USD tăng 101,93% so với
tháng 6/2021 và tăng 80,22% so với tháng 7/2020. Xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei trong 7
tháng đầu năm 2021 đạt 6 triệu USD, giảm 47,92% so với 7 tháng đầu năm 2020.
• Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Brunei như: hàng thủy sản, sản phẩm từ sắt
thép, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, gạo. Riêng mặt hàng gạo, hiện các doanh nghiệp
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang phải cạnh tranh gay gắt với gạo của Thái Lan, Ấn Độ
và Campuchia. Loại gạo mà thị trường này hay nhập là gạo thơm, đây cũng là loại gạo chất lượng
cao mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng cường xuất khẩu nhằm tăng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Ngoài gạo, cà phê, nước hoa quả, hoa quả sấy khô đang dần thâm nhập vào thị
trường Brunei.
* Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Brunei tháng 4/2020 và lũy kế 4 tháng đầu năm
2020

Mặt hàng chủ yếu Xuất khẩu tháng 4/2020 Lũy kế 4 tháng/2020

Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (Tấn) Trị giá (USD)

Tổng 1.051.958 9.430.216

Hàng hóa khác 830.340 3.278.689

Hàng thủy sản 131.246 492.595

Sản phẩm từ sắt thép 47.148 5.316.461

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 43.223 263.818

Gạo 171 78.654

Về nhập khẩu
• Năm 2017 Việt Nam nhập khẩu gần 51,6 triệu USD sang Brunei. Năm 2018 nhập khẩu đạt 36 triệu
USD. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Brunei đạt 177,4 triệu USD, tăng 383,7%
so với năm 2018.
• Tiếp đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2020 Việt Nam nhập siêu từ
Brunei hơn 9,5 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu lớn gấp 9 lần so với kim ngạch xuất khẩu với giá
trị lên đến 9,5 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 4, tổng nhập khẩu đạt 129,9 triệu USD.
• Tháng 7/2021 Việt Nam nhập khẩu 45,28 triệu USD từ Brunei tăng 253,72% so với tháng 6/2021
và tăng 89,09% so với tháng 7/2020. Nhập khẩu của Việt Nam sang Brunei trong 7 tháng đầu năm
2021 là 155,95 triệu USD, giảm 22,61% so với 7 tháng đầu năm 2020.
• Dầu thô là mặt hàng chính Việt Nam nhập từ Brunei, đạt kim ngạch hơn 66,8 triệu USD trong 4
tháng đầu năm nay.
* Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Brunei tháng 4/2020 và lũy kế 4 tháng đầu năm
2020.

Mặt hàng chủ yếu Nhập khẩu tháng 4/2020 Lũy kế 4 tháng/2020 So sánh tháng/ lũy kế

Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (Tấn) Trị giá (USD)

Tổng 9.505.298 129.908.364 1/14

Dầu thô 163.369 66.816.496

Hàng hóa khác 7.958.913 58.432.061 1/7

Hóa chất 1.546.385 4.659.807 1/3

2. Thương mại dịch vụ Việt Nam – Brunei


- Những năm qua, khách du lịch Việt Nam sang Brunei đã tăng, nhờ sản phẩm du lịch của hai nước
mang tính bổ trợ lẫn nhau. Hơn nữa hai bên còn đề nghị triển khai tốt các thỏa thuận hợp tác quốc
phòng - an ninh đã ký, xem xét thúc đẩy hợp tác huấn luyện chung về tìm kiếm cứu nạn, tăng cường
tàu hải quân thăm viếng và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc phòng - an ninh đa phương. Hai
bên cũng tăng cường hợp tác phòng chống các nguy cơ an ninh phi truyền thống như: Chống khủng bố,
tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, buôn người, tội phạm công nghệ cao…
- Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về kết nối nhằm thúc đẩy giao
thương, du lịch và giao lưu nhân dân; nhất trí cùng xem xét tăng thời hạn miễn thị thực cho người
mang hộ chiếu phổ thông của công dân hai nước. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp
tác trên các lĩnh vực hai nước có thế mạnh và tiềm năng như quốc phòng, an ninh, thương mại và đầu
tư, năng lượng, nông nghiệp, hợp tác biển, lao động, giáo dục và đào tạo…
- Hai bên cho rằng hợp tác biển là lĩnh vực quan trọng cần quan tâm đẩy mạnh trong thời gian tới, hoan
nghênh Thỏa thuận cấp Chính phủ về thiết lập Đường dây nóng hỗ trợ hoạt động nghề cá trên biển,
nhất trí triển khai hiệu quả thỏa thuận và mở rộng hơn nữa hợp tác nuôi trồng và chế biến thủy - hải
sản, chia sẻ thông tin thực thi pháp luật trên biển, đối phó với các thách thức an ninh trên biển nhằm
bảo đảm an toàn và tự do hàng hải.
- Tháng 11/2001, hai nước đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác du lịch. Từ 1/8/2007, Brunei miễn thị thực
cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông (14 ngày) và từ ngày 8/8/2007, Việt Nam cũng miễn
thị thực cho công dân Brunei mang hộ chiếu phổ thông (14 ngày). Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự kết
nối giữa hai quốc gia và hoan nghênh việc mở lại đường bay trực tiếp giữa Bandar Seri Begawan và
Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2014, đặc biệt trong việc thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn nữa giữa
nhân dân Việt Nam và Brunei Darussalam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí hướng tới ký kết Thỏa thuận Vận
tải Biển.
- Lãnh đạo hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực an ninh thông qua chia sẻ
kinh nghiệm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức như buôn lậu ma túy, buôn bán người,
khủng bố, tội phạm mạng và rửa tiền. Lãnh đạo hai nước thể hiện quyết tâm khởi động trao đổi về việc
ký kết các thỏa thuận dẫn độ, tương trợ tư pháp và chuyển giao người bị kết án.
- Lãnh đạo hai nước hoan nghênh hợp tác giữa Công ty Cơ khí và Xây lắp PTSC và Công ty Dịch vụ
PB trên cơ sở Thỏa thuận khung đã ký kết để thiết lập hợp tác chiến lược giữa các bên trong các dự án
thiết kế, mua sắm, chế tạo, thi công, đấu nối và chạy thử (EPCIC) tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam và trong
khu vực.
- Hợp tác giáo dục giữa hai nước gần đây có nhiều bước phát triển. Trung tâm đào tạo tiếng Anh FPT
UBD Global Center tại Đà Nẵng được khai trương vào tháng 11/2017 (có sự tham dự của Quốc vương
Brunei nhân dịp diễn ra Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương).
Trong năm học 2017-2018, Trung tâm đã cung cấp nhiều khóa học ngắn hạn cho sinh viên Việt Nam,
sinh viên Brunei và các nước khác trong khu vực. Chính phủ Brunei còn cấp một số học bổng bậc sau
đại học và học bổng công nghệ cho sinh viên Việt Nam.
- Ngày 26 đến 28 tháng 3 năm 2019, Quốc vương Brunei Darussalam đã thăm cấp Nhà nước tới Việt
Nam. Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng mới trong quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác gắn bó
giữa hai nước. Hai bên cùng mong muốn tăng cường hơn nữa tình hữu nghị giữa hai nước với kỳ vọng
đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới
- Lãnh đạo hai nước hoan nghênh hợp tác trong lĩnh vực lao động và chỉ đạo Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Nội vụ Brunei Darussalam phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường hợp tác
lao động vì lợi ích của cả hai bên. Cùng ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm việc làm cho lao
động địa phương vì lợi ích xã hội sở tại, Lãnh đạo hai nước khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam
và Brunei Darussalam tăng cường tuyển dụng và đào tạo nâng cao năng lực cho lao động địa phương.
Hai bên nhất trí tiếp tục tạo thuận lợi cấp phép cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Brunei
Darussalam và ngược lại trên cơ sở quy định, chính sách của mỗi nước.
- Lãnh đạo hai nước khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác thể thao, văn hóa và du lịch thông
qua tham gia các hoạt động giao lưu thể thao và văn hóa, các sự kiện du lịch khu vực và quốc tế và các
hoạt động quảng bá. Lãnh đạo hai nước ghi nhận sự gần gũi về địa lý giữa hai nước và nhất trí còn
nhiều tiềm năng tăng cường kết nối hàng không, góp phần vào mục tiêu chung đẩy mạnh hợp tác thực.
3. Đánh giá thực trạng hợp tác thương mại Việt Nam - Brunei
Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang/ từ Brunei ( tỷ USD).

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

2018 18.464 36.668

2019 66.628 192.139

2020 16.457 276.867

Nguồn: Trade Map


Bảng kinh ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang/ từ ASEAN ( tỷ USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

2018 24.634.241 31.813.263

2019 24.919.569 32.111.155

2020 23.128.604 30.451.388

Nguồn: Trade Map


Từ Bảng trên ta thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei là rất nhỏ so với xuất khẩu của Việt Nam
sang ASEAN (chỉ gần bằng 1/1000 năm 2018).
Nhập khẩu của Việt Nam từ Brunei là rất nhỏ so nhập khẩu từ ASEAN (chỉ gần bằng 1/867 năm 2018).
• Hai bên ghi nhận kim ngạch thương mại hai chiều vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai
nước và nhất trí cùng nhau khuyến khích, tăng cường hơn nữa trao đổi thông tin giữa các cộng
đồng doanh nghiệp hai bên; tăng cường các hoạt động giao thương, xúc tiến đầu tư, hội thảo
doanh nghiệp.
• Brunei là thị trường nhỏ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN ( Năm 2020)

Nước Giá trị (nghìn USD)

Brunei 16.457

Lào 569.115

Myanmar 633.261

Singapore 3.009.333

Malaysia 3.387.833

Philippines 3.563.389

Campuchia 4,221,096

Thái Lan 4.904.500

Nguồn: Trade Map


• Kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt vài triệu USD mỗi năm. Nhưng những năm gần
đây, kim ngạch song phương giữa hai nước đã khởi sắc hơn ở mức ba con số. Điển hình Lũy kế
4 tháng đầu trong năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 139,3 triệu USD.
• Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch thương mại song phương năm 2020 vẫn
tiếp tục tăng trưởng so với năm 2019.
Cán cân thương mại thường xuyên lệch về phía brunei Vì Brunei là thị trường rất nhỏ trong khi họ lại
chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có sẵn từ nguyên thiên nhiên như dầu hóa, Gas,.. không giống như
Singapore mặc dù thị trường Singapore nhỏ nhưng Singapore lại dựa vào lợi thế của mình để xuất khẩu
các mặt hàng nhập khẩu.
Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy rõ giá trị xuất khẩu của Brunei sang Việt Nam lớn hơn so với giá trị
xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei.
II. Cơ hội hợp tác thương mại
Bảng: Cơ cấu 1 số mặt hàng tiêu biểu của Việt Nam xuất khẩu sang Brunei ( số liệu tham khảo năm
2020)

Nhóm mặt hàng Giá trị năm 2020 Tăng trưởng giá trị hàng năm
(Nghìn USD) trong Gđ 2016-2020 (%)

Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép 5.476 158

Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của 1.559 -3


chúng; máy ghi âm và tái tạo âm thanh, tivi . . .

Muối; lưu huỳnh; đất và đá; vật liệu trát, vôi và 1.479 42
xi măng

Đồ nội thất; giường, đệm, giá đỡ đệm, nệm và đồ 548 99


nội thất nhồi bông tương tự; …

Các sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, 283 128
amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự

Trái cây và quả hạch ăn được; vỏ của trái cây họ 255 203
cam quýt hoặc dưa

Nguồn: Trade Map


Từ bảng trên ta thấy các mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Brunei là: Các sản phẩm bằng
sắt hoặc thép, Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi âm và tái tạo âm thanh, tivi... ,
Muối; lưu huỳnh; đất và đá; vật liệu trát, vôi và xi măng,..
Các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang Brunei là: Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép, Trái cây và
quả hạch ăn được; vỏ của trái cây họ cam quýt hoặc dưa, Các sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng,
amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự. Đồ nội thất; giường, đệm, giá đỡ đệm, nệm và đồ nội thất nhồi
bông tương tự...
+ Thương vụ Việt Nam tại Brunei cho biết, mặc dù khác nhau về diện tích, dân số, văn hoá, nhưng Việt
Nam và Brunei có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Đây là tiền đề thuận lợi
để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước. Cùng với đó, hai nước đều là thành viên của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
+ Việt Nam và Brunei cũng đã tham gia tích cực, chủ động, có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả
các lĩnh vực hợp tác của ASEAN cũng như trong việc xác định tương lai phát triển, phương hướng hợp
tác và các quyết sách lớn của ASEAN. Điều này góp phần tăng cường đoàn kết, nâng cao vai trò, vị thế
của ASEAN trong khu vực và trên trường quốc tế.
+ Trong những năm qua, hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao như Chủ tịch nước Trần Đức Lương
thăm Brunei năm 2001, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm năm 2007… Quốc vương Hassanal
Bolkiah thăm Việt Nam và tham dự các hội nghị: ASEAN, ASEM, APEC vào các năm 1998, 2004,
2006.
+ Không dừng lại ở đó, hai nước cũng đã có nhiều cơ chế hợp tác và ký kết nhiều Hiệp định, thỏa thuận
song phương; trong đó, quan hệ kinh tế thông qua việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại,
tổ chức hội chợ, hội thảo giới thiệu tiềm năng kinh tế của mỗi nước được tổ chức thường xuyên.
+ Đặc biệt, hai bên cũng đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Bản ghi nhớ về hợp tác thể thao và
thanh niên, Bản ghi nhớ về hợp tác dầu khí… Đây là những văn kiện sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho
việc tăng cường quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, dầu khí và thể dục-thể
thao.
+ Brunei là chủ tịch ASEAN đã tạo cơ hội cho hợp tác giữa Việt Nam – Brunei.
III. Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Brunei trong tương lai
- Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng cơ cấu hàng hóa giữa hai nước có nhiều điểm đối lập nhau. Điều
này tạo cơ hội hợp tác thương mại giữa 2 nước phát triển.

- Trong năm 2016 Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã sang thăm chính thức Brunei và hai bên đã ký
Tuyên bố chung, trong đó khẳng định cam kết tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Brunei với
mục tiêu đạt được kim ngạch thương mại song phương là 500 triệu USD vào năm 2025, phát huy tối đa
các ưu đãi tiếp cận thị trường dành cho hàng hóa và dịch vụ của hai nước trên cơ sở các thỏa thuận
thương mại tự do, gồm cả các thị trường tiềm năng trong Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-
EAGA) và tiểu vùng Mê Công, cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc
đẩy liên kết giữa doanh nghiệp hai nước, tham gia các hội chợ thương mại và giải quyết nhanh chóng
các vướng mắc cho doanh nghiệp, vì lợi ích của cả hai bên. Quốc vương Hassanal Bolkiah thăm Việt
Nam và tham dự các Hội nghị: Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC)…

- Hai Bộ trưởng nhất trí xây dựng kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác toàn diện trong 5 năm
tới và duy trì thường xuyên, hiệu quả cơ chế ủy ban chung về hợp tác song phương giữa các quốc gia,
đồng thời nghiên cứu thiết lập cơ chế tham vấn chính trị và ký kết biên bản ghi nhớ. về hợp tác giữa hai
Bộ Ngoại giao trong thời gian sớm nhất.
- Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Brunei Abdul Rahman Taib đánh giá rất cao việc Việt Nam có năng lực
sản xuất được vaccine phòng COVID-19, bày tỏ mong muốn hợp tác trong lĩnh vực này nhằm bảo đảm
nguồn cung vaccine công bằng. Cho biết Việt Nam là một trong các quốc gia Brunei luôn hướng tới để
nhập khẩu các mặt hàng nông sản thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của người dân.
- Với những tín hiệu ổn định của nền kinh tế vĩ mô, sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế
thế giới, nhất là sự hợp tác tin cậy, hiệu quả giữa hai nước đã được vun đắp hơn 25 năm qua, chắc chắn
quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Brunei sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời
gian sắp tới.

Về thương mại dịch vụ du lịch:

❖ Việt Nam

• Các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử: Nếu bạn là người yêu những giá trị văn hóa của nhiều
vùng đất trong và ngoài nước, muốn được tham quan các di tích lịch sử nổi tiếng thì đây chính là
hình thức du lịch tuyệt vời.
• Các loại hình du lịch sinh thái: Tại Việt Nam, những khu du lịch sinh thái nổi tiếng có thể kể
đến như: Khu du lịch Cồn Phụng, Xẻo Quýt, Mỹ Khánh, vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp,
rừng tràm Trà Sư – An Giang.
• Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng: Giúp du khách lấy lại tinh thần, sức khỏe thông qua các hình
thức trị liệu, dịch vụ chăm sóc cao cấp tại resort,.
• Các loại hình du lịch sinh thái, khám phá: Phù hợp cho những du khách thích trải nghiệm, hòa
mình vào thiên nhiên và sẵn sàng cho những thử thách không ngờ tới.
• Các loại hình du lịch thể thao: Là loại hình du lịch kết hợp trải nghiệm các bộ môn thể thao dưới
nước, trên biển hoặc đơn giản là đi xem những trận đấu bóng đá, bóng chuyền chuyên nghiệp.
• Du lịch teambuilding: Thường được tổ chức tại các công ty, trường học giúp mọi người gắn kết,
giao lưu và tăng tinh thần đoàn kết hơn.

Đặc điểm du lịch: Có nhiều di tích lịch sử, đền, miếu, danh lam thắng cảnh nổi tiếng với các hang
động,... đa dạng, phong phú, mang đậm văn hóa Việt Nam gắn liền với các truyền thống, dựng nước
giữ nước, quá trình hình thành văn hóa Việt Nam, và giá trị lịch sử còn đọng lại, ngoài ra còn đặc trưng
với những vẻ đẹp núi song, non nước kỳ vỹ mà thiên nhiên ban tặng.
Phương tiện: Trải nghiệm các phương tiện du lịch độc đáo như xe lam, xe ngựa, cưỡi voi hay đi
thuyền độc mộc... luôn là 'thỏi nam châm' hút khách tại các điểm du lịch trên dải đất hình chữ S.
Địa danh nổi tiếng: Tràng An – Ninh Bình, Cố đô Huế, Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Côn Đảo,...
Chỗ ở, nghỉ dưỡng: hình thức homestay, thuê khách sạn 5 sao, du thuyền cho đến nhà nghỉ thường
dân tùy thuộc vào mục đích, chi phí, nhu cầu của người du khách,...
❖ Brunei
Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, Brunei có những nét riêng biệt khó lẫn với một nơi nào. Đó là một
chút gì đó tĩnh lặng với không gian riêng tư và thánh đường tráng lệ. Sự nguy nga, lộng lẫy hiện lên rõ
nét qua từng công trình kiến trúc đặc sắc được đầu tư công phu.
Đến Brunei, du khách như lạc vào thánh đường sang trọng bậc nhất thế giới và được thưởng thức các lễ
hội văn hóa của người Hồi giáo. Tương tự Việt Nam, Brunei có khí hậu nóng ẩm, lắm mưa nhiều nắng.
Do đó, khi du lịch Brunei, khách hàng cần phải lựa chọn thời điểm lý tưởng.
Du lịch Brunei đang ngày càng thu hút du khách Việt Nam và quốc tế. Đất nước nhỏ bé nhưng có nhiều
tài nguyên và thắng cảnh đẹp Brunei luôn làm hài lòng những du khách khó tính nhất, mang những nét
đặc trưng riêng biệt khó lẫn với nơi nào.
Đa dạng các loại hình du lịch: Cung điện, bảo tàng, nhà thờ, thánh đường, quần thể, công viên, làng
nước,...
Đặc điểm chung: Nhìn chung đều rất nguy nga, tráng lệ, thiết kế độc đáo, mới mẻ – mang đậm văn
hóa của người Hồi giáo,....
Phương tiện: những người mang quốc tịch Israel có thể bị cấm vào Brunei. Những nước Asean không
cần Visa cũng có thể đến đây. Brunei chỉ có duy nhất một phi trường quan trọng là sân bay quốc tế
Brunei, nhỏ nhưng sạch sẽ và rất tiện nghi.
Ngoài ra khi đến với nước Brunei du khách có thể đi xe bus, phà, tàu tốc hành,.. Nếu du lịch vòng
quanh Brunei có thể đi xe bus, thuê ô tô hay taxi. Hệ thống xe bus công cộng giá rẻ, đáng tin cậy, chỉ
tầm 5 – 10’ có một chuyến giá chỉ từ một đôla Brunei (17.000 vnđ) nhưng chỉ có thể đi vòng quanh.
Muốn đi sâu trong nội địa phải thuê xe, có cả tàu thường xuyên chạy rất nhanh từ thủ đô đến Banggar.
Chỗ ở, chỗ nghỉ dưỡng: có thể lựa chọn hình thức homestay, thuê khách sạn hạng sang cho đến nhà
nghỉ thường dân tùy thuộc vào mục đích, chi phí, nhu cầu của du khách,..
Những địa danh du lịch Brunei nổi tiếng:
Khu làng nổi Kampong Ayer
Cung điện Hoàng gia Brunei (Istana Nurul Iman)
Quần thể The Empire Hotel & Country Club
Bảo tàng Hoàng gia Royal Regalia
Công viên giải trí Jerudong
Kết luận: Có thể nói cả Việt Nam và Brunei đều rất đa dạng, nổi bật về thương mại dịch vụ du lịch,
với nhiều loại hình du lịch cuốn hút khách du lịch, nhưng đồng thời đều mang những nét đặc trưng
riêng. Nên cần có sự hợp tác về thương mại dịch vụ du lịch, để có thể cùng nhau nâng cao chất lượng
dịch vụ cũng như quảng bá thế mạnh về du lịch và cùng nhau phát triển hơn.

You might also like