You are on page 1of 3

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng diễn ra trên toàn thế giới, với

những cơ
hội và thách thức mới trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế thì hệ thống các văn bản pháp
luật về đầu tư nói chung đang đứng trước những đòi hỏi và đổi mới, cần tiếp tục sửa đổi và bổ
sung, hoàn thiện nhằm xác lập quyền bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh, góp phần tạo thế
cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu
tư. Để hiểu rõ tầm quan trọng của việc này thì ta cần tìm hiểu về quá trình pháp điển hóa của
pháp luật về đầu tư.
Sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư diễn ra trong bối cảnh tình hình
chính trị, kinh tế và xã hội trong nước và tình hình quốc tế có những thay đổi thường xuyên,
các yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy cần phải phân kỳ
quá trình xây dựng và phát triển của pháp luật đâu tư theo một trật tự nhất định để có
sự nhận thức một cách có hệ thống các thời kỳ đó.
Mục đích của việc phân kỳ quá trình hình thành và phát triển của Luật đầu tư tại Việt
Nam là để làm rõ đặc trưng của từng thời kỳ xây dựng và phái triển của pháp luật đầu tư
tại Việt Nam. Để dạt được mục đích này, việc phân kỳ quá trình hình thành và phát
triển của Luật đầu tư có thê dựa trên hai tiêu chí đó là: Tình hình kinh tế, xã hội của
đất nước và đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam, những thay đối trong hệ
thống pháp luật của đất nước. Căn cứ vào những yếu tố nêu trên, có thể chia quá trình phát
triển của pháp luật đầu tư tại Việt Nam thành 2 giai đoạn lớn chủ yếu.
Giai đoạn 1 : Từ năm 1987 đến 2005. Đây là giai đoạn có sự phát triển song hành
của hai khung pháp luật đầu tư với những ưu tiên nghiêng về đầu tư nước ngoài
hay đầu tư trong nước tuỳ theo từng thời kỳ khác nhau trong giai đoạn đó. Đây
là giai đoạn Việt Nam có những thay đổi lớn, đặc biệt là việc chuyến sang nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban
hành năm 1987 mở đầu cho việc thu hút có hiệu quả và sử dụng nguồn đầu tư nước
ngoài theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại,
góp phần thực hiện chủ trương, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Song song với việc mở rộng và thu hút đầu
tư nước ngoài, Nhà nước ta cũng tiến hành xây dựng và hoàn thiện môi trưòng đầu tư
trong nước. So với pháp luật đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài thì hệ thống các văn
bản pháp luật về đầu tư trong nước còn đồ sộ hơn nhiều với hàng ngàn văn ban quy
phạm pháp luật, trong đó không ít những quy định còn chồng chéo, mâu thuân, bất cập với
sự vận động của cơ chế kinh tế mới. Nhiều văn bản tuy đã trở nên bất cập song vẫn chưa
bị bãi bỏ hoặc chưa được kịp thời sửa, bổ sung. Một sô lĩnh vực cua nên kinh tế còn
vắng sự điều chỉnh của pháp luật.
Trong khi ở nhiều nước trên thế giới chỉ tồn tại một khung pháp luật về đầu tư áp đụng
chung cho mọi đối tượng, thì ở Việt Nam ngay từ khi văn bản pháp luật đầu tiên về đầu
tư trực tiếp nước ngoài vẫn đang tồn tại với tính chất là một khung pháp luật tương đối độc
lập bên cạnh khung pháp luật về đầu tư trong nước. Sự tồn tại của hai khung pháp luật về
đầu tư đã làm cho các chủ thế kinh doanh chưa được bình đẳng thực sự về mặt kinh tế
bởi các chính sách và biện pháp khuyến khích bảo hộ đầu tư hay hạn chế đầu tư được
áp dụng rất khác nhau đối với các chủ thể đầu tư. Từ đó khó thu hút nhà đầu tư
Tuy có bước tiến lớn như thế nhưng không thể phủ nhận Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 còn
nhiều nhược điểm như :
- Chỉ tập trung hướng dân xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và coi nhẹ hợp đồng hợp tác
kinh doanh.
- Các đối tác trong nước mới được mở ra áp dụng đối với các thành phần, tổ chức kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, hạn chế đối với thành phần kinh tế tư nhân.
- Các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời và còn thiếu tính cụ thể từng mặt, từng
lĩnh vực.
- Chưa có nền tảng là các đạo luật cơ bản về kinh tế.
- Môi trường pháp lý về thu hút đầu tư nước ngoài còn những tiềm ẩn rủi ro và thiếu ổn định
Các hạn chế về luật đầu tư dần được khắc phục và pháp luật về đầu tư dần hoàn thiện qua
những lần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư như : Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1992; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 1996; . Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 2000. Và đặc biệt phải kể đến việc ban hành Luật Đầu Tư 2005.
Giai đoạn 2 : Từ 2005 đến nay. Với việc nhất thể hoá hai khung pháp luật đầu tư. Đặc
trưng của giai đoạn này là Việt Nam đã hoà tất quá trình hội nhập của mình bằng
việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức thành công hội nghị
APEC cùng với đó là rất nhiều bước tiến trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng. Giai
đoạn này cũng chứng kiến sự hay đổi lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam do việc
phải thực thi các đòi hỏi về mặt pháp luật cho việc gia nhập WTO và mong muốn
hội nhập ngày càng sâu rộng của mình.
Việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. Lần đầu tiên một khung pháp luật về
đầu tư được áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế. Những quy định của Luật Đầu tư đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh
doanh của các nhà đầu tư bằng việc xóa bỏ một loạt rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ
kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà
đầu tư.
Sự ra đời của Luật đầu tư 2005 đã phản ánh tốt hơn đòi hỏi của hoạt động đầu tư, nhu
cầu phát triển của nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường được đầy đủ hơn; tạo ra sự
yên tâm cho các nhà đầu tư; khắc phục đưọc những, khó khăn về thủ tục hành chính phức
tạp trước đây gây ra, những mâu thuẫn chồng chéo giữa hai khung pháp luật đầu tư,
những bất bình đẳng giữa các chủ thể đầu tư chịu sự áp dụng của hai khung pháp luật.
Sau 9 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, Luật Đầu tư đã
bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Đến năm 2014, Quốc hội
thông qua Luật Đầu tư mới thay thế Luật Đầu tư năm 2005. So với Luật Đầu tư năm 2005, Luật
Đầu tư năm 2014 có nhiều điểm mới, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở vững chắc cho Nhà nước quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên, sau gần 01 năm triển khai thực hiện, Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã bộc lộ một số
hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Và từ đó LĐT 2020 được ban hành thay
thế cho LĐT 2014. Ngoài ra, còn có nhiều luật hay nghị định, thông tư khác có quy định liên
quan đến hoạt động đầu tư như Luật Đầu Tư thep phương thức đối tác công tư, Nghị định
31/2021/nđ-cp….. Đặc biệt là các văn bản quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Về cơ bản,
hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư cơ bản đầy đủ, bảo đảm cho hoạt động đầu tư kinh
doanh có hiệu quả.
Thông qua việc tìm hiểu quá trình pháp điển hóa pháp luật về Đầu tư, chúng ta nhận thấy
thấy Luật Đầu tư đã luôn luôn được hoàn thiện, tạo dựng một khung pháp lý cơ bản điều chỉnh
hoạt động đầu tư trên cơ sở quán triệt quan điểm mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, phù
hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Những đóng góp của đầu tư vào việc thực hiện các mục
tiêu kinh tế – xã hội của đất nước là một minh chứng khẳng định vai trò tích cực của pháp luật
đầu tư .

You might also like