You are on page 1of 3

TỒN ĐỌNG

1. Luật tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi bổ sung 2004:


Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng
năm 2004 đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý và công tác quản lý giám sát của Nhà
nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn đầu của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật, hệ thống các tổ chức tín
dụng đã lớn mạnh không ngừng với hệ thống mạng lưới ngày càng mở rộng, dịch vụ và
tiện ích ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng
đã bộc lộ khá nhiều hạn chế cần điều chỉnh, thay thế cho phù hợp với chuẩn mực, thông
lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển mới của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Thứ nhất, Luật được xây dựng trên quan điểm chỉ quy định những nội dung chủ yếu,
bao quát, những nội dung cụ thể do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nên
phát sinh nhiều văn bản hướng dẫn dưới Luật. Việc ban hành văn bản hướng dẫn dưới
Luật lại gặp nhiều khó khăn do bị chi phối bởi một số Luật liên quan khác như Luật
doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật phá sản… Các luật này được quy
định khá chi tiết, cụ thể, trong khi Luật Các tổ chức tín dụng là Luật chuyên ngành lại quy
định thiếu cụ thể, chi tiết. Cho đến nay, việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật các
tổ chức tín dụng vẫn chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng có nhiều quy định trong Luật chưa
thực hiện được.
Thứ hai, Luật các tổ chức tín dụng còn có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình tổ chức
tín dụng, tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình kinh
tế hợp tác xã nên có quy mô, năng lực tài chính nhỏ, hoạt động ở cấp thấp nhưng vẫn bị
điều chỉnh bởi hành lang pháp lý chung của các loại hình tổ chức tín dụng là chưa phù
hợp.
Thứ ba, một số quy định của Luật các tổ chức tín dụng chưa rõ ràng, minh bạch, gây
nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện. Ví dụ, Luật không quy định rõ
những nghiệp vụ nào tổ chức tín dụng đương nhiên được làm, những nghiệp vụ nào
phải xin phép, nghiệp vụ nào phải thành lập công ty; việc góp vốn đầu tư thành lập công
ty con và các loại hình công ty khác để thực hiện hoạt động trong lĩnh vực tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các lĩnh vực khác chưa được quy định rõ ràng,
nhất là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng mẹ và công ty con; nhiều thuật ngữ chưa thật
chính xác dẫn đến hiểu không đồng nhất và vận dụng theo nhiều cách khác nhau; thiếu
định nghĩa một số thuật ngữ cần thiết như dịch vụ ngân hàng, ngân hàng liên doanh, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng con của ngân hàng nước ngoài, luật chống rửa
tiền, mua bán nợ, thư tín dụng, vốn đầu tư, các hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động
đầu tư tài chính hải ngoại; một số vấn đề như cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, độc
quyền, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng
khoán…chưa được quy định cụ thể.
Thứ tư, Luật các tổ chức tín dụng hiện hành chưa cập nhật được những chuẩn mực và
thông lệ quốc tế tốt nhất nên hoạt động của các tổ chức tín dụng bị bó hẹp, khó tiếp cận
và hội nhập quốc tế. Luật quy định về áp dụng các điều ước quốc tế nhưng chưa tham
khảo các cam kết tại Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, những nguyên tắc cơ bản của uỷ
ban Basel… Một số nghiệp vụ mới chưa có quy định cụ thể.
Thứ năm, một số điều khoản quy định trong Luật không phù hợp với hoạt động của các
tổ chức tín dụng hoặc chưa thống nhất với các Luật khác làm cản trở sự phát triển của
các tổ chức tín dụng. Hiệu lực thực thi pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng chưa cao dẫn
đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng chưa được bảo vệ.
2. Luật tổ chức tín dụng 2010:
- Bất cập của quy định về người có liên quan của Luật Các TCTD 2010 (chủ yếu xác định
người có liên quan theo yếu tố định lượng)
- Quy định xử phạt hành vi vi phạm của người quản lý, điều hành trong quá trình quản
trị, điều hành TCTD cần chặt chẽ hơn
- Quy định về 5 trường hợp xem xét đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt của Luật các TCTD
2010 còn thiếu quy định về trường hợp TCTD mất vốn lớn do nguyên nhân chủ quan
khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của TCTD, chưa quy định rõ việc tiến
hành ngay thủ tục phá sản TCTD mà không cần thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với
TCTD yếu kém không thể và không cần phục hồi...
- Có quy định cụ thể về việc NHNN có quyền trực tiếp mua cổ phần bắt buộc và giao Thủ
tướng Chính phủ quy định về việc mua cổ phần bắt buộc của NHNN. Tuy nhiên, quá
trình triển khai thực hiện quy định này còn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, dẫn đến
khó khăn lớn cho NHNN triển khai thực hiện.
- Có quy định giao quyền cho NHNN thực hiện sáp nhập, hợp nhất bắt buộc đối với
TCTD bị kiểm soát đặc biệt khi chủ sở hữu không tăng được vốn, tuy nhiên, luật chưa có
các quy định cụ thể để NHNN thực hiện quyền này.
- trong điều kiện ngân sách nhà nước không có nguồn lực dành cho việc tái cơ cấu TCTD
yếu kém, quy định về tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng đã cản
trở việc hỗ trợ vốn dài hạn của NHNN cho TCTD yếu kém thông qua công cụ tái cấp vốn.
- Chưa có quy định cho vay đặc biệt để hỗ trợ nguồn vốn dài hạn để phục hồi TCTD yếu
kém.

You might also like