You are on page 1of 8

2.1.1. Giới thiệu khung pháp lý về hoạt động tín dụng.

2.1.1.1. Luật.
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Số: 10/2003/QH11: Luật này sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
01/1997/QH10, quy định về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ban hành:17/06/2003
Hiệu lực:01/08/2003
Cập nhật: 18/07/2003
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 - số: 49/2005/QH11 : Luật này điều
chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận,
bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện.
Công cụ chuyển nhượng quy định trong luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối
phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác trừ công cụ dài hạn được tổ
chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường.
Ban hành: 29/11/2005
Hiệu lực: 01/07/2006
Cập nhật: 25/01/2006
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Luật các Tổ chức tín dụng - số: 20/2004/QH11: Luật này sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật các tổ chức tín dụng - số: 02/1997/QH10 được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm
1997. Luật này quy định tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt
động ngân hàng của các tổ chức khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Ban hành: 15/06/2004
Hiệu lực: 01/10/2004
Cập nhật: 15/07/2004
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 : Luật này quy định về
tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ban hành: 16/06/2010
Hiệu lực: 01/01/2011
Cập nhật: 25/09/2010
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Luật các Tổ chức tín dụng - số: 17/2017/QH14: Quốc hội ban hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Luật
này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức
lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ
chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Ban hành: 20/11/2017
Hiệu lực: 15/01/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực

2.1.1.2. Nghị định - nghị quyết.


- Nghị định 61/2017/NĐ-CP: Quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm
của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội
đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu,
tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
Ban hành: 16/05/2017
Hiệu lực: 01/07/2017
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Nghị định số 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách
hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nghị định này quy
định về các nguyên tắc, trường hợp, hồ sơ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của
các bên liên quan trong việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ban hành: 11/9/2018
Hiệu lực: 01/11/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình
thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tiền tệ và ngân hàng.
Ban hành: 14/11/2019
Hiệu lực: 31/12/2019
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 88/2019/NĐ-CP về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng.
Ban hành: 31/12/2021
Hiệu lực: 01/01/2022
Trạng thái: Còn hiệu lực
-Nghị định 23/2023/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
89/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đối với
hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
của tổ chức kinh tế và Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng
Ban hành: 12/05/2023
Hiệu lực: 01/07/2023
Trạng thái: Còn hiệu lực
 Nghị quyết
- Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng: quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và
xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ
thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của
khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức
mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu
của tổ chức tín dụng.
Ban hành: 21/06/2017
Hiệu lực: 15/08/2017
Trạng thái: Còn hiệu lực
2.1.1.3. Thông tư - quyết định.
 Thông tư
- Thông tư 01/2012/TT-NHNN : Quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của
ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
Ban hành: 16/02/2012
Hiệu lực: 31/03/2012
Công bố: 05/03/2012
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Thông tư 02/2017/TT-NHNN: Phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1
của TT : “Thông tư này quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.”
Ban hành: 17/05/2017
Hiệu lực: 30/09/2017
Trạng thái: Còn hiệu lực

- Thông tư 27/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư


03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Ban hành: 31/12/2017
Hiệu lực: 01/07/2018
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Thông tư số 40/2018/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 13/2018/TT-
NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ban hành: 28/12/2018
Hiệu lực: 12/02/2019
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ban hành: 30/07/2021
Hiệu lực: 01/10/2021
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Thông tư 13/2022/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của thông
tư 08/2021/TT-NHNN ngày 06/7/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm
soát đặc biệt.
Ban hành: 28/10/2022
Hiệu lực: 28/10/2022
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Ban hành: 28/06/2023
Hiệu lực: 01/9/2023
Trạng thái: Còn hiệu lực
- Thông tư 10/2023/TT-NHNN Thông tư ngưng hiệu lực thi hành khoản 8,
khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Quy định về
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN).
Ban hành: 23/08/2023
Hiệu lực: 01/9/2023
Trạng thái: Còn hiệu lực

 Quyết định
- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001: Quyết định về việc ban
hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
2.1.2. So sánh sự điều chỉnh khung pháp lí.
2.2.2.1 Luật 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung Luật 47/2010/QH12 về luật
các tổ chức tín dụng:
Căn cứ theo Hiến Pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội
ban hành Luật 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật
47/2010/QH12 về luật các tổ chức tín dụng đã có những thay đổi điều chỉnh so
với phiên bản ban đầu.
Luật 17/2017/QH14 mở rộng quy mô phạm vi luật, bổ sung các từ ngữ
mới sử dụng ở nội dung sửa đổi vào điều 4 của Luật 47/2010/QH12. So với
điều 28 ( thu hồi giấy phép ) và điều 29 ( Những thay đổi phải được ngân hàng
Nhà nước chấp thuận ) của Luật 47/2010/QH12 thì tại Luật 17/2017/QH14 sau
khi sửa đổi, điều chỉnh đã quy định chi tiết và bỏ đi một số bất cập không phù
hợp của văn bản trước.
Cụ thể như tại Luật 17/2017/QH14 đã sửa đổi bổ sung điểm b của điều
28 và các điểm c,đ,e và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 tại Điều 29, điểm h
khoản 1 Điều 33… Ở các chương các mục khác luật 17/2017/QH14 đã có
những sửa đổi chi tiết và bổ sung thêm thông tin so với luật 47/2010/QH12.
Bảng...: Một số điểm khác biệt chính giữa hai phiên bản Luật 47/2010/QH12
và Luật 17/2017/QH14
2.2.2.2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN sửa đổi điều chỉnh đối với Quyết
định 1627/2001/QĐ-NHNN:
Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, hoạt động cho vay được xem là
hoạt động chính và quan trọng nhất của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Việc vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay ngày
càng trở nên phổ biến và đa dạng. Trước đây, hoạt động cho vay được quản lý
và điều chỉnh dựa trên các quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và
Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, đã được ban hành hơn 10 năm trước vào
ngày 31/12/2001, để đề xuất Quy chế về việc cho vay đối với khách hàng của
các tổ chức tín dụng.
Thực tế quá trình áp dụng cho thấy, đã rõ ràng rằng quyết định về Quy chế cho
vay gặp nhiều hạn chế và xung đột với Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và
các văn bản pháp lý khác. Trong quá trình hơn một thập kỷ trôi qua, kinh tế của
Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và sự ra đời của thời đại kỹ
thuật số đã thúc đẩy sự phát triển ngày càng đa dạng của các sản phẩm tín dụng
từ các ngân hàng. Các sản phẩm này ngày càng phù hợp hơn với bối cảnh kinh
tế số đang phát triển, làm cho văn bản luật ban hành vào năm 2001 trở nên lạc
hậu và không còn phù hợp với tình hình hiện tại.
Để góp phần hoàn thiện quy định pháp luật của hoạt động tín dụng của
ngân hàng Thông tư 39/2016/TT-NHNN được ban hành sửa đổi, điều chỉnh
quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN đã giải quyết được các bất cập trước đó, phù
hợp với thực tiễn hiện nay cũng như tạo ra khung pháp lý thống nhất với Luật
các tổ chức tín dụng năm 2010.
Thông tư 39/2016/TT-NHNN được ban hành có nhiều nội dung mới
hơn, tiến bộ hơn cụ thể về chủ thể vay vốn, điều kiện cũng như hồ sơ vay vốn
đều điều chỉnh phù hợp hơn, mục đích vay vốn, các nhu cầu không được cho
vay, đồng tiền cho vay và trả nợ, loại cho vay, thời hạn và lãi suất vay, việc áp
dụng pháp luật trong hoạt động cho vay, thứ tự thu hồi nợ gốc lãi,…
Thông tư 39/2016/TT- Quyết định
NHNN 1627/2001/QĐ-NHNN
Về chủ thể cho vay: quy định về khách hàng đối tượng cho vay bao
vay vốn tại tổ chức tín gồm : tổ chức, cá nhân
dụng là pháp nhân, cá và pháp nhân Việt Nam
nhân, Cá nhân có quốc và nước ngoài bao gồm
tịch Việt Nam, cá nhân pháp nhân, cá nhân, hộ
có quốc tịch nước ngoài. gia đình, tổ hợp tác,
doanh nghiệp tư nhân;
công ty hợp doanh.

Về việc thỏa thuận cho Không có quy định cụ Quy định cụ thể chi tiết
vay thể về thỏa thuận cho việc thỏa thuận cho vay
vay ở điều 23 thỏa thuận cho
vay
Về đồng tiền cho vay, trả Chưa có quy định cụ thể Quy định cụ thể về
nợ TCTD và khách hàng
thỏa thuận cho vay bằng
đồng Việt Nam hay
ngoại tệ phù hợp với quy
định; đồng tiền trả nợ
chính là đồng tiền cho
vay của khoản vay lúc
ban đầu.
Về phương thức cho vay Phương thức cho vay đã sửa đổi và bổ sung
còn hạn chế. thêm các phương thức
cho vay mới phù hợp với
bối cảnh thực tế. Chi tiết
tại điều 27, mục 1 (hoạt
động cho vay phục vụ
hoạt động kinh doanh).
Về lãi suất cho vay Quy định về lãi suất cho - Sửa đổi và điều chỉnh
vay được đề cập ngắn lãi suất cho vay dựa trên
gọn trong Điều 11 các cơ sở quy định tại
Điều 466 và 468 của Bộ
Luật Dân sự năm 2015,
Điều 91 của Luật về Các
TCTD năm 2010.
- Quy định cụ thể và chi
tiết về lãi suất cho vay
tại Điều 13

- Về chủ thể cho vay:


Điều 94 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chủ thể chỉ bao gồm cá nhân,
pháp nhân và Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về khách hàng vay vốn
tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân bao gồm : Pháp nhân được thành lập
và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập tại nước ngoài và hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam.; Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc
tịch nước ngoài. Đồng thời, Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định cá
nhân được vay vốn cho nhu cầu sử dụng vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp
tư nhân do chính cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN đối tượng cho vay bao gồm : tổ chức, cá
nhân và pháp nhân Việt Nam và nước ngoài bao gồm pháp nhân (doanh
nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện
quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự); cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh
nghiệp tư nhân; công ty hợp doanh.
Tóm lại, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành có sự thay đổi về đối tượng
cho vay phù hợp với Luật các TCTD năm 2010 và bộ luật dân sự 2015.
- Về việc thỏa thuận cho vay : Thông tư 39/2016/TT-NHNN khắc phục
được vấn đề ở Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN không có quy định cụ thể về
thỏa thuận cho vay này khi quy định cụ thể chi tiết việc thỏa thuận cho vay ở
điều 23 thỏa thuận cho vay tại luật này.
- Về đồng tiền cho vay, trả nợ : Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã chỉ rõ
quy định cụ thể về TCTD và khách hàng thỏa thuận cho vay bằng đồng Việt
Nam hay ngoại tệ phù hợp với quy định, cũng như có các văn bản pháp luật có
liên quan. Thông tư này cũng quy định rõ đồng tiền trả nợ chính là đồng tiền cho
vay của khoản vay lúc ban đầu.
- Về phương thức cho vay: Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã sửa đổi và
bổ sung thêm các phương thức cho vay mới phù hợp với bối cảnh thực tế, sửa
đổi nội hàm của các phương thức cho vay để bảo đảm khách hàng có thể phân
biệt rõ ràng giữa các phương thức. Cụ thể, phương thức cho vay được quy định
chi tiết tại điều 27 , mục 1 ( hoạt động cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh)
tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
- Về việc chuyển nợ quá hạn: Theo quy chế về việc cấp vay tại Quyết
định 1627/2001/QĐ-NHNN đối với các khoản nợ vay mà tổ chức tín dụng xác
định là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho việc thay
đổi thời hạn trả nợ, toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó được xem là
nợ quá hạn. Quy định này có tác động đến quyền lợi của người vay và quyền tự
quyết của tổ chức tín dụng. Do đó, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã tiến hành
sửa đổi quy định này theo hướng mới, trong đó tổ chức tín dụng chỉ chuyển nợ
quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không thể trả đúng hạn theo thỏa
thuận và không được chấp thuận việc điều chỉnh lại thời hạn trả nợ. Quy định
này được thể hiện trong Điều 19 và 20 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
- Quy định về lãi suất cho vay: Trong Quyết định 1627/2001/QĐ-
NHNN, việc quy định về lãi suất cho vay được đề cập ngắn gọn trong Điều 11
của quyết định này. Tuy nhiên, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã tiến hành sửa
đổi và điều chỉnh lãi suất cho vay dựa trên các cơ sở quy định tại Điều 466 và
468 của Bộ Luật Dân sự năm 2015, cũng như các quy định tại Điều 91 của Luật
về Các Tổ chức Tín dụng năm 2010. Thông tư này cũng thừa kế và đặt ra các
quy định cụ thể và chi tiết về lãi suất cho vay tại Điều 13 (về lãi suất cho vay)
của Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

You might also like