You are on page 1of 2

1.1.

Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài


Lạm phát và thất nghiệp luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu
trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Làm thế nào để đạt được mức lạm phát kỳ
vọng để nền kinh tế vận hành tốt? Làm sao để giảm thiểu tỷ lệ người thất
nghiệp thấp nhất và tạo ra nhiều việc làm cho họ?. Đó luôn là câu hỏi khó đặt
ra đối với nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách cũng như là đối với các quốc
gia trên thế giới. Để cân bằng và thực hiện được hai mục tiêu trên nói chung là
vấn đề rất khó đạt được. Bởi vì, trong ngắn hạn chúng ta phải chấp nhận sự
đánh đổi giữa một trong hai là có được tỷ lệ lạm phát kỳ vọng nhưng tỷ lệ thất
nghiệp gia tăng hoặc ngược lại chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao nhưng tạo ra được
nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Ở Việt Nam sau những năm đổi mới từ năm 1986, lạm phát tăng ở mức 3
con số, nền kinh tế lâm vào trạng thái “siêu lạm phát” và khủng hoảng trầm
trọng. Đến năm 1989, lạm phát mới xuống dưới 1005 và từ đó năm 2000 đến
nay lạm phát được kiềm chế ở mức dưới 2 con số. Một điều đặc biệt, khi Việt
Nam chính thức làm thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO lạm
phát lại có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ thất nghiệp không có xu hướng giảm.
Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở Việt Nam có
những đặc điểm riêng so với quốc gia khác cũng có những quy luật đánh đổi
trong ngắn hạn.
Lạm phát và thất nghiệp là hai yếu tố tác động trực tiếp đến mỗi chúng ta.
Lạm phát tăng khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn khi làm cho giá cả trở nên
đắt đỏ hơn. Thất nghiệp kéo theo sự sụt giảm kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Vậy nên nếu có thể kiềm chế được sự gia tăng của giá cả và thúc đẩy tăng
trưởng cho nền kinh tế, tận dụng cơ hội phát triển bền vững nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Việc đưa ra những chính sách hợp lý trong dài dạn và ngắn hạn mang tính
vĩ mô là một thách thức rất lớn đối với nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Để thực hiện được điều này điều đầu tiên cần hiểu rõ về thất nghiệp và lạm
phát, nguyên nhân, tác động cũng như mối quan hệ cả mặt lý thuyết và thực
nghiệm của nền kinh tế.
Để hiểu rõ về mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn cũng
như so sánh điểm giống và khác nhau giữa mối quan hệ này với các nước khác
có điểm tương đồng ...........Nhóm quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
“................”

You might also like