You are on page 1of 1

1

Chuyên đề 1
PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP

PHẦN I
PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020
Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp, nhanh
chóng của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và đại dịch Covid-19, nhưng đất
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết
các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh
nghiệp và xã hội tăng lên. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải
thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các
yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế
và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn. Khu vực tư nhân đóng góp
ngày càng lớn và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩyphát triển kinh tế
đất nước.
Hiến pháp 2013 đã khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo; Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và
cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các
ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước; các chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Kể từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành
và thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2014. Luật Doanh nghiệp năm 2020 được
ban hành với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo ra những
đột phá mới, góp phần cải cách thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
của môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm phát huy nội lực trong nước và thu hút
đầu tư nước ngoài; tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí, tạo cơ chế vận hành linh
hoạt, hiệu quả cho tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp; bảo
vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên
của doanh nghiệp; Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngày 11/01/2022, Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công
tư, Luật Đầu tư, Luật nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp,
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Việc xây dựng, ban hành
Luật này nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp
luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối
cảnh phòng chống, dịch bệnh COVID-19; cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục

You might also like