You are on page 1of 4

2.2.3.

LUẬT ĐẦU TƯ
https://tapchitaichinh.vn/luat-dau-tu-nuoc-ngoai-cua-trung-quoc-diem-moi-va-tinh-kha-
thi.html
Những điểm mới và tính khả thi của luật đầu tư được ban hành bởi Hội nghị Chính trị
Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc.
Ngày 15/3/2019, tổ chức trên đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài của nước Công hòa
nhân dân Trung Quốc (viết tắt Luật ĐTNN), thay thế ba luật hiện hành.
Đó là Luật doanh nghiệp liên doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài, Luật doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài và Luật hợp đồng kinh doanh giữa Trung Quốc với
nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

2.2.3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Luật ĐTNN ra đời trong bối cảnh Trung Quốc trong giai đoạn giảm sút tốc độ tăng
trưởng, tỷ giá hối đoái biến động lớn, dự trữ ngoại tệ giảm, thị trường bất động sản bất
ổn, một số doanh nghiệp FDI chuyển về nước hoặc sang nước khác. Trung Quốc phải đối
mặt với giai đoạn tăng trưởng rất thấp, chỉ 1-2%/năm với hậu quả rất nghiêm trọng. Đây
là lần sụt giảm tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi
Ngân hàng quốc gia Trung Quốc phải bơm hàng nghìn tỷ USD để cứu nền kinh tế. Tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm xuống mức thấp hơn giai đoạn
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cũng trong thời gian này, Trung Quốc phải đương đầu với nhiều thách thức lớn trong
quan hệ quốc tế, nổi bật là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ở vào giai đoạn
gay cấn. Đầu tư và thương mại quốc tế có quan hệ hữu cơ với nhau, hình thành mối quan
hệ kinh tế đối ngoại chủ yếu giữa hai quốc gia. Chiến lược đầu tư và thương mại của các
nước lớn thay đổi tùy thuộc vào tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia trong
từng giai đoạn.

Chính vì thế, chính phủ Trung Quốc đã ban hành những chính sách mới để thúc đẩy đầu
tư nước ngoài.

2.2.3.2. Một số nội dung chủ yếu:

https://www.rfi.fr/vi/chau-a/20190319-luat-dau-tu-nuoc-ngoai-moi-cua-
trung-quoc-bac-kinh-tung-hoa-mu

Luật mới sẽ thay thế 3 đạo luật hiện hành lúc bấy giờ: Luật doanh nghiệp liên doanh vốn
giữa Trung Quốc và nước ngoài, Luật doanh nghiệp hợp tác kinh doanh giữa Trung Quốc
và nước ngoài và Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Luật này sẽ góp phần tạo ra
một sân chơi bình đẳng cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, qua đó đánh dấu một
bước đi quan trọng hướng tới xoa dịu căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và
Washington.
Điểm nổi bật của Luật ĐTNN là quy định cấm các hành vi cưỡng ép công ty nước ngoài
chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc. Đây là câu trả lời của Trung Quốc trước
các áp lực và cáo buộc về việc hành xử không theo thông lệ quốc tế và hành vi đánh cắp
sở hữu trí tuệ của Mỹ mà theo đánh giá của Mỹ, mỗi năm thiệt hại đến trăm tỷ USD. Luật
ĐTNN gồm 6 chương đề cập tới những vấn đề như xúc tiến đầu tư, bảo hộ đầu tư, quản
lý đầu tư nước ngoài của Chính phủ và trách nhiệm pháp lý. Luật ĐTNN điều chỉnh hoạt
động đầu tư của các cá nhân, công ty và tổ chức nước ngoài, bao gồm cả liên doanh giữa
nước ngoài với công ty Trung Quốc.
Điều 22 của Luật ĐTNN quy định: “Chính phủ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhà
đầu tư và các công ty nước ngoài. Các tổ chức Trung Quốc không được sử dụng các
biện pháp hành chính để bắt buộc chuyển giao công nghệ”. Luật ĐTNN kỳ vọng giải
quyết được những mối quan tâm lớn nhất của các công ty nước ngoài như xử lý vấn đề tài
sản trí tuệ, yêu cầu các công ty nước ngoài hợp tác với một công ty địa phương và tình
trạng trợ cấp thiên vị cho các công ty Trung Quốc. Luật cũng sẽ giải quyết tình trạng ưu
ái các công ty Trung Quốc trong việc trao hợp đồng và tình trạng buộc các công ty nước
ngoài phải trao các bí mật công nghệ như một vé vào cổng thị trường lớn của Trung
Quốc.

Luật ĐTNN cũng có các điều khoản ngăn cấm các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
48 lĩnh vực như thị trường đánh cá, nghiên cứu gen, giáo dục tôn giáo, phương tiện
truyền thông, phát sóng truyền hình…

Theo quan điểm của Jean-François Dufour, giám đốc DCA Chine Analyse chuyên cố vấn
cho các doanh nhân Pháp muốn sang Trung Quốc hoạt động, luật mới của Bắc Kinh
trước hết nhằm thuyết phục Washington về thiện trí cải tổ và tạo một sân chơi công bằng
hơn cho tất cả các doanh nghiệp nước ngoài. "Với những gì chúng ta biết được cho đến
hôm nay, Bắc Kinh muốn tạo một sân chơi bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp nước
ngoài và doanh nghiệp Trung Quốc. Luật này cấm phân biệt đối xử khi một hãng ngoại
quốc muốn vào thị trường Trung Quốc hoạt động. Văn bản này cũng đã đề cập tới vế
chuyển giao công nghệ. Không phải tình cờ mà dự luật về đầu tư này vừa được Quốc Hội
thông qua đúng vào thời điểm Bắc Kinh và Washington sắp kết thúc đàm phán để giải
quyết xung khắc về thương mại. Rõ ràng đây là một thông điệp Trung Quốc gửi đến Mỹ".

Tuy nhiên, một yếu tố đáng ngờ khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải hoài nghi về thực
tâm cải tổ và tạo môi trường thuận lợi hơn cho họ là tính độc lập của tư pháp Trung
Quốc. Chính quyền Trump đòi Bắc Kinh cải tổ sâu rộng cơ cấu, do vậy Trung Quốc mới
cho ra đời bộ luật mới về đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra là tại Mỹ, tư pháp có rất nhiều
quyền hạn trong tay và hoàn toàn độc lập với bên hành pháp. Ở Trung Quốc thì khác. Tại
Trung Quốc tất cả tùy thuộc vào Đảng, tư pháp không là một ngoại lệ. Luật mới về đầu tư
quy định, khi xảy ra một vụ kiện tụng, thì trọng tài sẽ là một tòa án Trung Quốc. Sự
nghiệp của một viên thẩm phán trong tay Đảng và Nhà nước, vậy thì không ai dại dột đưa
ra một phán quyết đi ngược lại ý Đảng, đặc biệt là nếu như đó là một vụ án quan trọng và
mang tính chiến lược đối với mặt kinh tế hay thương mại.
Đối với lĩnh vực tài chính, Luật ĐTNN tiếp tục đưa ra các quy định riêng đối với công ty
nước ngoài khi đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, quy định Chính phủ có
quyền kiểm soát cổ đông nước ngoài nếu như lợi ích công bị đe dọa, kiếm tra doanh
nghiệp nước ngoài nếu như hoạt động của doanh nghiệp này ảnh hưởng đến an ninh quốc
gia. Nếu bất kỳ quốc gia hoặc khu vực nào đưa ra lệnh cấm mang tính phân biệt đối xử
lên hoạt động đầu tư Trung Quốc thì Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp đáp trả
tương xứng.
Liên quan đến việc Trung Quốc ban hành Luật ĐTNN có hai điều cần được các nhà làm
luật nước ta lưu ý: 1) Chỉ trong thời gian ba tháng thay vì vài ba năm như trước đây.
Trong thế giới đầy biến động khó lường thì việc điều chỉnh luật pháp của mỗi quốc gia là
cần thiết để ứng phó kịp thời và có kết quả với bối cảnh mới về chính trị và kinh tế toàn
cầu. Mỹ và các quốc gia phương Tây tiếp cận cách xây dựng luật pháp như vậy, do đó có
khi trong một ngày đã ban hành luật mới chỉ với một vài nội dung cần thiết. Hiện nay,
Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và nhiều luật
khác nhưng phải mất nhiều năm mới được Quốc hội thông qua, trong khi cuộc sống đòi
hỏi phải thay đổi nhanh hơn. 2) Có hiệu lực từ đầu năm 2020 mà không cần nghị định,
thông tư hướng dẫn. Đây cũng là điều mà Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng để không
kéo dài tình trạng luật đã có hiệu lực thi hành nhưng vì chưa có nghị định, thông tư
hướng dẫn nên vẩn chưa điều chính được hoạt động kinh tế- xã hội.

3. Kết quả

https://baothainguyen.vn/quoc-te/202302/trung-quoc-thu-hut-luong-von-fdi-cao-ky-luc-
9e37de8/

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm,
nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc trong năm 2022 vẫn
tăng trưởng ổn định, lập kỷ lục mới khi lần đầu vượt mức 1.200 tỷ nhân dân tệ, tăng 6,3%
so năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là một trong những quốc gia thu hút vốn FDI nhiều
nhất thế giới.

Theo đánh giá của báo chí Trung Quốc, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc là
để tìm kiếm lợi nhuận ổn định. Các công ty xuyên quốc gia đầu tư làm ăn lâu dài tại
Trung Quốc với kỳ vọng vào tăng trưởng trong tương lai cũng như môi trường kinh
doanh ngày càng thuận lợi ở đất nước tỷ dân này.
Theo số liệu điều tra của Hiệp hội Xúc tiến thương mại Trung Quốc (CCPIT), 99,4%
doanh nghiệp (DN) nước ngoài đặt niềm tin vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc
trong thời gian tới, 98,7% DN nước ngoài cho biết sẽ duy trì và mở rộng đầu tư tại nước
này.

Sức hút của thị trường Trung Quốc đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài là bởi các nhân tố
như quy mô thị trường lớn với dân số 1,4 tỷ người, là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế
giới; hệ thống ngành nghề công nghiệp đầy đủ, nguồn nhân lực dồi dào; môi trường kinh
doanh thông thoáng, xuất hiện nhiều phân ngành và mô hình tiêu dùng mới.

Theo đại diện Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư vào các dự án ngành
chế tạo công nghệ cao là sự chọn lựa phù hợp với lợi ích và mục tiêu phát triển của công
ty xuyên quốc gia. Minh chứng cụ thể là năm 2022, Tập đoàn BMV đã chính thức vận
hành nhà máy ở thành phố Thẩm Dương với tổng mức đầu tư 15 tỷ nhân dân tệ, đây là dự
án lớn nhất của BMV tại Trung Quốc, và cũng là cơ sở sản xuất lớn nhất của BMV trên
thế giới.

You might also like