You are on page 1of 29

PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ..............................................2
CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ.........9
CHƯƠNG 3. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ.................................................................13
CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ........................................................20
CHƯƠNG 5. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG ĐẦU TƯ................................28

BUỔI 1: 10/08/2022
Giảng viên: ThS. Đào Kim Anh + PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng
Khoa Luật – Đại học Ngoại thương
Email: anhdk@ftu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Đầu tư
 Đầu tư nước ngoài
 Ưu đãi đầu tư
 Thủ tục đầu tư
 Hình thức đầu tư
 Dự án đầu tư
 Tranh chấp đầu tư
NỘI DUNG HỌC PHẦN
 Chương 1. Tổng quan về pháp luật đầu tư
 Chương 2. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư
 Chương 3. Các hình thức đầu tư
 Chương 4. Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
 Chương 5. Quy trình, thủ tục đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư
 Chương 6. Pháp luật về đầu tư quốc tế
 Chương 7. Giải quyết tranh chấp trong đầu tư
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tăng Văn Nghĩa (2019), Giáo trình Pháp luật đầu tư, NXB Lao động
 Trịnh Hải Yến (2017), Giáo trình Luật đầu tư quốc tế, NXB Chính trị quốc gia
 Luật Đầu tư năm 2020
 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020
 Luật Doanh nghiệp năm 2020
 Nghị định của Chính phủ số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đầu tư

Trang 1
 Công ước Washington 1965 về giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và
công dân của Nhà nước khác (Công ước ICSID)
 Quy chế phụ trợ của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (Công ước
ICSID Additional Rules)
 Luật Đầu tư 2014
 Luật Đầu tư công năm 2019
 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (chương IV. Phát triển quan hệ đầu tư)
 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau Việt Nam – Hà Lan
 Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA)


WEBSITE (CÁC NGUỒN ĐỂ TÌM ÁN LỆ)


ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
 Điểm chuyên cần + thảo luận: 10%  không phát biểu: 6 – 7 CC
 Giữa kỳ: Tiểu luận/bài tập cá nhân: 30%
 Thi kết thúc học phần: 60%

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ


1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là việc sử dụng vốn hay nguồn lực vào một hoặc một số hoạt động nhất định
nhằm mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận và/hoặc gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội.
Đầu tư:
 Đầu tư kinh doanh: Luật đầu tư 2020 (khoản 8 điều 3)
 Đầu tư công: Luật đầu tư công 2019 (khoản 15 điều 4)

Trang 2
Luật Đầu tư 2014 Luật Đầu tư 2020
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ
vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh
doanh thông qua việc thành lập tổ chức doanh (khoản 8 điều 3)
kinh tế; đầu tư góp vốn; mua cổ phần; phần
vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo
hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án
đầu tư
(khoản 5 điều 3)

Hoạt động kinh doanh: Khoản 21 Điều 4 LDN 2020: kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Đầu tư là mọi hình thức đầu tư trên lãnh thổ của một Bên do các công dân hoặc công
ty của Bên kia sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, bao gồm các hình thức:
 Một công ty hoặc một doanh nghiệp
 Cổ phần, cổ phiếu và các hình thức góp vốn khác, trái phiếu, giấy ghi nợ và các
quyền lợi đối với khoản nợ dưới các hình thức khác trong một công ty
 Các quyền theo hợp đồng, như quyền theo các hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp
đồng xây dựng hoặc hợp đồng quản lý, các hợp đồng sản xuất hoặc hợp đồng
phân chia doanh thu, tô nhượng hoặc các hợp đồng tương tự khác
 Tài sản hữu hình, gồm cả bất động sản và tài sản vô hình, gồm cả các quyền
như giao dịch thuê, thuế chấp, cầm cố và quyền lưu giữ tài sản
 Quyền sở hữu trí tuệ, gồm quyền tác giả và các quyền có liên quan, nhãn hiệu
hàng hóa, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình đã được mã hóa, thông tin bí mật (bí mật thương mại), kiểu dáng công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
 Các quyền theo quy định của PL như các giấy phép và sự cho phép
Hoạt động đầu tư và hoạt động thương mại?
 Hoạt động thương mại: điều 3 khoản 1 LTM 2005
 Cách hiểu khác: đầu tư là toàn bộ quá trình vận hành dự án từ quá trình thành
lập đến quá trình triển khai, kết thúc dự án (quá trình này diễn ra nhiều hoạt
động thương mại)
 Đầu tư >< hoạt động thương mại thông thường:
o cần phải cam kết thời gian dài (thường ít nhất là 3 – 5 năm cho đến 50 –
70 năm)
o Rút ro cao
o Số vốn lớn
 Trong phạm vi môn học: coi đầu tư là một phần của hoạt động thương mại
Pháp luật đầu tư và pháp luật thương mại?
Tình huống thảo luận:

Trang 3
Sau khi tốt nghiệp FTU, bạn mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Nhận
thấy, nhu cầu học ở các trường quốc tế ở VN ngày càng tăng, bạn dự định hợp tác với một
công ty giáo dục uy tín của nước ngoài (Mỹ) để phát triển hệ thống trường học quốc tế liên
cấp tại VN. VN: 2 triệu USD (tiền, đất); Mỹ: 10 triệu USD (thương hiệu, chương trình,
giảng viên, tiền). Để bắt đầu dự án này, bạn phải cân nhắc những vấn đề pháp lý gì?
- Hình thức đầu tư là gì? Hợp đồng hợp tác kinh doanh? ....
- Phần tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp
- Rủi ro pháp lý và rủi ro thương mại
- Thẩm quyền cấp phép: UBND tỉnh; GCNDKDT; GPXD;....
- Các chính sách ưu đãi phụ thuộc vào: lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư,...
- Thay đổi về chính sách pháp luật
- Chính sách đầu tư của từng quốc gia và các cam kết của nhà nước
- Các bảo đảm cho đầu tư
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tình huống 1:
Doanh nghiệp A thực hiện dự án đầu tư xây dựng 1 nhà máy sản xuất thép tại Bắc Giang,
được cấp 1 khu đất 3 ha để xây dựng nhà máy
GĐ khu CN sau đó thu hồi đất. Lý do: vi phạm luật đầu tư 2014
DA A không đồng ý, DN cho rằng DA của mình được điều chỉnh bởi Luật đầu tư 2005 và
mình không vi phạm luật Đầu tư
DN A khởi kiện BQL KCN
 Nhà đầu tư đã vận dụng tốt các bảo đảm cho đầu tư
(nhiều nhà đầu tư xin đất để thực hiện dự án, sau đó lại xin thay đổi cách sử dụng đất để
xây dựng dự án khác)
Tình huống 2: vụ việc trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang
https://vtc.vn/lum-xum-bot-cai-lay--tien-giang-nhin-lai-cac-moc-su-kien-dang-nho-
ar366927.html
 Cơ chế bảo đảm về giải quyết tranh chấp (có thể kiện ra trọng tài hoặc tòa án)
Tình huống 3: vụ việc Trịnh Vĩnh Bình
 NN tước đi quyền miễn trừ tư pháp
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1. Về chủ thể
 Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (điều 69 LĐT 2014)
o Cần phải xem tư cách của CQNN trong hoạt động đó
 Nhà đầu tư
o Nhà đầu tư trong nước

Trang 4
o Nhà đầu tư nước ngoài
o Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
 Tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 điều 23 LĐT 2020

 Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khác (khoản 2 điều 23)
PHÂN BIỆT CHỦ THỂ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
Nhà đầu tư Nhà đầu tư Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
trong nước nước ngoài nước ngoài
(nhóm gây tranh cãi)
Cá nhân: có quốc Cá nhân: có quốc Có NĐT nước ngoài là thành viên hoặc cổ
tịch Việt Nam tịch nước ngoài đông
Tổ chức kinh tế Tổ chức: được thành Được chia thành 2 nhóm nhỏ hơn (khoản 1,
được thành lập theo lập theo pháp luật khoản 2 điều 23)
pháp luật VN nước ngoài  TCKT có vốn đầu tư nước ngoài
- Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư theo quy
trong nước định đvs nhà đầu tư nước ngoài (K1
- Tổ chức kinh Đ23)
tế có vốn đầu
tư nước ngoài

 TCKT có vốn đầu tư nước ngoài


thực hiện thủ tục đầu tư theo quy
định đvs nhà đầu tư trong nước (K2
Đ23)

1.1.2.2. Mục đích


 Chủ yếu là lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế
1.1.2.3. Hoạt động tiềm ẩn rủi ro
1.1.3. Phân loại đầu tư
1.1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc
Đầu tư trong nước Đầu tư nước ngoài
Là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu Là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu
tư được huy động từ ngân sách nhà nước và tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân
từ các tổ chức, cá nhân trong nước nước ngoài
1.1.3.2. Căn cứ sự tham gia quản lý của nhà đầu tư

Trang 5
Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp
- Thành lập tổ chức kinh tế - Mua cổ phiếu của công ty chỉ để
- Góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần kiếm lợi nhuận (từ cổ tức hoặc bán
vốn góp (đủ để tham gia quản lý) lại sau đó), không tham gia quản lý
- Hợp đồng BBC - Đầu tư thông qua các quỹ ủy thác
- Hợp đồng PPP đầu tư, các định chế tài chính
1.1.3.3. Căn cứ quy định của Luật Đầu tư
Luật đầu tư 2014 Luật đầu tư 2020
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế - Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua - Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua
cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức phần vốn góp
kinh tế - Thực hiện dự án đầu tư
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP - Đầu tư theo hình thức hợp đồng
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
BCC - Các hình thức đầu tư, loại hình tổ
chức kinh tế mới theo quy định của
Chính phủ

1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ


1.2.1. Khái niệm pháp luật đầu tư
Pháp luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản
lý hoạt động đầu tư
- Theo nghĩa rộng: là một lĩnh vực pháp luật bao gồm nhiều ngành luật khác nhau
- Theo nghĩa hẹp: là các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư kinh doanh –
một bộ phận của quan hệ thương mại
1.2.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
Luật đầu tư thuộc lĩnh vực luật công hay luật tư?
 Vừa mang bóng dáng luật tư – vừa mang bóng dáng luật công (cần căn cứ vào mối
quan hệ giữa nhà đầu tư – Nhà nước + cần căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể)
Quan hệ pháp luật đầu tư giữa các nhà Quan hệ pháp luật đầu tư và cơ quan
đầu tư quản lý nhà nước
Đặc điểm: Đặc điểm:
- Phát sinh trực tiếp trong quá trình - Phát sinh trong quá trình quản lý nhà
thực hiện hoạt động đầu tư của các nước về đầu tư
nhà đầu tư - Chủ thể: địa vị pháp lý không bình
- Chủ thể là các nhà đầu tư có tư cách đẳng
chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng
với nhau
Phương pháp điều chỉnh: thỏa thuận Phương pháp điều chỉnh: mệnh lệnh –
hành chính
1.2.3. Nguồn của pháp luật đầu tư
1.2.3.1. Văn bản pháp luật trong nước

Trang 6
1.2.3.2. Điều ước quốc tế

CÂU HỎI:
Hợp đồng đầu tư liên quan tới hoạt động đầu tư thực hiện trên lãnh thổ VN có thể áp
dụng pháp luật nước ngoài hay không?
có. Theo khoản 5 điều 4 LĐT năm 2020
Có thể, nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
- Có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định
tại khoản 1 điều 23 của Luật Đầu tư
- Các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài
- Thỏa thuận đó không trái với quy định PL VN

BUỔI 2: 17/08/2022

1.3. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM


ĐỔI MỚI – TỰ DO KINH DOANH – HỘI NHẬP CỦA VN (luật đầu tư thể hiện rõ
nhất các yếu tố này)
1.3.1. Giai đoạn 1
1.3.2. Giai đoạn 2: 1986 – 1996
 Luật đầu tư nước ngoài tại VN ngày 29/12/1987
 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại VN ngày 30/6/1990
 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại VN ngày
23/12/1992

Trang 7
 NĐ 18/CP 16/04/1993 hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại VN
1.3.3. Giai đoạn 3: 1996 – 2005
 Luật đầu tư nước ngoài tại VN ngày 12/11/1996
 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại VN ngày 9/6/2000
 Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi bổ sung năm 1998)
1.3.4. Giai đoạn 4: 2005 đến nay
 Luật đầu tư năm 2005
 Nghị định số 108/2006/ND-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật đầu tư
 Luật Đầu tư 2014, sửa đổi bổ sung năm 2016
 Nghị định 118/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đầu tư
 Luật đầu tư 2020
VẤN ĐỀ CHỦ THỂ ĐẦU TƯ
 Luật 1987: Việt Kiều không được coi là nhà đầu tư nước ngoài
 Luật 1996: thu hút Việt Kiều
o Người VN định cư ở nước ngoài đầu tư về nước được giảm 20% thuế thu
nhập DN so với các dự án cùng loại (Đ 48-NĐ 24/2000/NĐ-CP)
 Về phía VN:
o Luật 1987: các xí nghiệp quốc doanh
o Luật 1990: thêm CT TNHH, CTCP
o Luật 1992: thêm DN tư nhân
o Luật 1996: thêm cá nhân
 Khi VN đón nhận vốn nước ngoài thì mới xây dựng hệ thống pháp luật về thương
mại như phương Tây, theo nền kinh tế thị trường đích thực (ý nghĩa của Luật đầu tư
là lớn)
VỀ MỤC TIÊU THU HÚT ĐẦU TƯ
 Giai đoạn 2: đẩy mạnh xuất khẩu, sản xuất thay thế NK
o Ưu đãi thường chỉ dựa trên tỷ lệ XK
o Không ưu đãi trên địa bàn, lĩnh vực đầu tư
o Đầu tư không có định hướng, không hiệu quả
 Giai đoạn 3: thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH
o Ưu đãi địa bàn (KCN, KCX, vùng sâu vùng xa)
o Ưu đãi theo lĩnh vực: sử dụng nhiều lao động, dịch vụ, phát triển CSHT, CN
kỹ thuật cao, đầu tư nghiên cứu phát triển, chế biến nông lâm thủy sản
o Đầu tư có trọng điểm, hiệu quả hơn
 Giai đoạn hiện nay: đáp ứng yêu cầu hội nhập
o Thực hiện các cam kết quốc tế, minh bạch hóa chính sách, mở cửa thị trường,
tạo môi trường đầu tư thuận lợi, có tính cạnh tranh cao
o Môi trường, phát triển bền vững, công nghệ cao

Trang 8
VỀ BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
BTVN: nghiên cứu 1 vấn đề nào đó trong luật đầu tư
 VD: Bảo đảm đầu tư, ưu đãi đầu tư, giải quyết tranh chấp, ưu đãi về vay vốn, thuế
suất,..
 Vấn đề đó được thay đổi trong các luật đầu tư ntn theo trình tự thời gian (từ 1987;
1996; 2004; 2014; 2020)
 Lý giải tại sao có sự thay đổi đấy
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/chinh-sach-thue-doi-voi-doanh-nghiep-co-
von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-78608.htm
BUỔI 3: 24/08/2022

CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ


KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Chương trình quốc hữu hóa của Venezuela (Tổng thống Hugo Chavez)
https://tuoitre.vn/vi-sao-venezuela-co-the-quoc-huu-hoa-cac-cong-ty-nuoc-ngoai-
317656.htm
Năm 2007: quốc hữu hóa các dự án dầu trị giá hàng tỉ $ của Exxon Mobil và
ConocoPhillips
Tranh chấp với NĐTNN (vụ Exxon Mobil vs. Venezuela)
 https://www.theguardian.com/global/2017/may/05/australias-defeats-wto-challenge-
to-plain-packaging-of-tobacco
Úc thắng kiện ở giai đoạn thẩm quyền
Vụ tranh chấp Phillip Morris vs Australia
Đạo luật Bao bì thuốc lá giản đơn của Úc (Tobacco Plain Packaging Act 2011)
2.1. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
2.1.1. Khái niệm
Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong các quy định
của pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình
thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh
TẠI SAO PHẢI BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
 Các nhà đầu tư muốn được đảm bảo vì:
o Nhà đầu tư luôn có rủi ro, cần được giảm thiểu
o Các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ở các nước TBCN lo ngại về sự an toàn
của vốn và tài sản đầu tư của mình tại các nước XHCN
 Nhà nước muốn đảm bảo đầu tư vì:
o Thể hiện chính sách đổi mới
o Tạo ra sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư
o Cạnh tranh về thu hút đầu tư với các quốc gia khác

Trang 9
o Bảo đảm sự phù hợp của pháp luật đầu tư trong nước với pháp luật đầu tư
quốc tế
2.1.2. Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư

BẢO ĐẢM QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN


 Điều 51 Hiến pháp 2013
 Điều 10 Luật Đầu tư 2020
 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008
 Nội dung: không tịch thu, không quốc hữu hóa TS đầu tư hợp pháp
 Trưng mua, trưng dụng trong trường hợp:
o Lý do quốc phòng, an ninh
o Lợi ích quốc gia
o Tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai
 Bồi thường theo giá thị trường
 Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau VN – Australia (điều 7)
o Trưng thu và quốc hữu hóa
(1) không bên ký kết nào quốc hữu hóa, trưng thu hoặc áp dụng các biện
pháp có ảnh hưởng tương tự như quốc hữu hóa hoặc trưng thu (Sau đây
gọi là “trưng thu”) các khoản đầu tư của những đối tượng có quốc tịch
của Bên ký kết kia, trừ khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
o Việc trưng thu là vì mục đích công cộng có liên quan đến nhu cầu trong
nước của bên ký kết tiến hành trưng dụng và theo thủ tục pháp luật
o Việc trưng thu là không phân biệt đối xử
o Việc trưng thu được thanh toán bằng 1 khoản bồi thường nhanh chóng
tương xứng và thỏa đáng
 Liên hệ thực tiễn: Chương trình quốc hữu hóa của Venezuela
o 2007: quốc hữu hóa các dự án dầu trị giá hàng tỉ đôla
o 2008: quốc hữu hóa công nghiệp xi măng, Nhà máy thép Sidor
o 2009: dùng quân đội để:
 Quốc hữu hóa các nhà máy xay xát

Trang 10
 Sung công nhà máy chế biến thức ăn của công ty khổng lồ Cargill
Inc tại Venezuela
 Quốc hữu hóa 39 công ty dầu mỏ tự nhân và có vốn ĐTNN (Mỹ,
châu Âu)
o Tổng giá trị TS bị quốc hữu hóa: 30 tỷ USD
 Khoảng 30 vụ kiện của NĐTNN
Số tiền yêu cầu đòi bồi thường: hàng chục tỷ USD
 Rusoro Mining Ltd. V. Venezuela: USD 967.8m
 Valores Mondiales and Consorcio Andino v.Venezuela: USD 430.4m
 Tenaris and Talta. V Venezuela: USD 137 m
 Điều 11 Luật đầu tư 2020
Không bắt buộc các nhà đầu tư phải:
o Đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa
o Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước
o Xuất khẩu đạt 1 tỷ lệ nhất định; hạn chế hàng hóa/dịch vụ xuất khẩu
hoặc sản xuất, cung ứng trong nước
o Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và
giá trị hàng hóa XK
o Tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
o Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động NCPT
o Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại 1 địa điểm cụ thể
o Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của CQNN
BẢO ĐẢM CHUYỂN TÀI SẢN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI RA NƯỚC
NGOÀI
 Điều 12 Luật đầu tư 2020
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với NN VN theo quy định của
pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau
đây:
o Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư
o Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh
o Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư
 Kể từ năm 2003, VN không thu thuế chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài
ra nước ngoài (trước 2003 thu thuế 5%)
BẢO ĐẢM TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI PHÁP LUẬT
 Điều 13 Luật đầu tư 2020
o Thay đổi có lợi cho NDT: NDT được hưởng ưu đãi mới
o Thay đổi bất lợi cho NDT:
 Tiếp tục được hưởng các quyền lợi, ưu đãi cũ
 Khấu trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế

Trang 11
 Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư
 Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiên tai
 NDT phải có yêu cầu bằng văn bản trong vòng 3 năm từ ngày VBPL mới có hiệu
lực

BUỔI 4: 31/08/2022
BẢO ĐẢM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ
(điều 14 Luật đầu tư 2020)
 Thương lượng hòa giải
 Tòa án/trọng tài

Trong khuôn khổ các IIA, tranh chấp giữa NDTNN và Nhà nước tiếp nhận đầu tư
(ISDS) có thể giải quyết tại:
 Tòa án nước tiếp nhận đầu tư
 Trọng tài UNICTRAL (trọng tài ad – hoc)
 Trọng tài ICSID – trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (thành lập
theo Công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa NN
và công dân của nhà nước khác)
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM KHÁC

Trang 12
2.2. CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ (Chương III Luật Đầu tư 2020)

CHƯƠNG 3. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ


So sánh quy định về các hình thức đầu tư theo LĐT 2014 – LĐT 2020
Luật đầu tư 2014 Luật đầu tư 2020
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Điều 21. Hình thức đầu tư
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, - Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
mua cổ phần vốn góp vào tổ chức kinh tế - Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP vốn góp.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC - Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức
kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

3.1. ĐẦU TƯ THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ


3.1.1. Khái niệm
 Các nhà đầu tư bỏ vốn nhằm thành lập một tổ chức kinh tế mới theo quy định
của pháp luật
 Tổ chức kinh tế gồm: (Điều 3 Khoản 21 Luật Đầu tư 2020)
o Doanh nghiệp
o Hợp tác xã
o Liên hiệp hợp tác xã
o Tổ chức khác
3.1.2. Đặc điểm
 Về chủ thể:
o Phân biệt Hợp tác xã – Doanh nghiệp
Hợp tác xã Doanh nghiệp
- Cá nhân Việt Nam, người nước  Tổ chức, cá nhân không phân biệt
ngoài cư trú tại VN đủ 18 tuổi trở quốc tịch, trừ một số tổ chức, cá
lên, có năng lực hành vi dân sự đầy nhân quy định tại điều 17 Khoản 2
đủ LDN 2020

Trang 13
- Hộ gia đình có đại diện hợp pháp  Điều 17 Khoản 2 LDN 2020: tổ
- Pháp nhân Việt Nam chức, cá nhân sau đây không có
(điều 13 khoản 1 điểm a Luật HTX 2012) quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại VN

 Về nội dung: Thực hiện 2 hoạt động


o Quyết định dự án đầu tư
o Thành lập tổ chức kinh tế
 Về hệ quả pháp lý: Thành lập 01 TCKT có phân chia về
o Quyền sở hữu: tỷ lệ vốn góp
o Quyền quản lý
o Quyền hưởng lợi nhuận
o Nghĩa vụ chịu rủi ro
 Điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐTNN
o Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đvs nhà đầu tư nước
ngoài
 Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường
 Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện
 (Xem phụ lục I, Nghị định 31/2021/NĐ – CP)
o Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của NĐTNN trong TCKT
o Hình thức đầu tư
o Phạm vi hoạt động đầu tư
o Năng lực của NĐT, đối tác tham gia thực hiện hoạt động ĐT
o Điều kiện khác
o Điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐTNN được tập hợp và đăng tải
trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư
(https://fdi.gov.vn/pages/phannganhdautu.aspx)
3.1.3. Thủ tục đầu tư thành lập TCKT
 LĐT 2005: GCNĐT = GCNĐKKD
 LĐT 2014, LĐT 2020: GCNĐT # GCNĐKKD
(điều 22 LDT 2020)
 Dự án phải xin QĐ chủ trương đầu tư và GCNĐKĐT
o Quyết định chủ trương đầu tư
o Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
o Đăng ký thành lập DN
 Dự án phải xin GCNĐKĐT, không phải xin QĐ chủ trương đầu tư
o Giấy chứng nhận ĐKĐT
o Đăng ký thành lập DN
 Dự án phải xin quyết định chủ trương đầu tư, không phải xin GCNĐKĐT
o Quyết định chủ trương đầu tư
o Đăng ký thành lập DN

Trang 14
3.2. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN
GÓP VÀO TCKT
3.2.1. Khái niệm
 NĐT bỏ vốn để trở thành thành viên góp vốn, cổ đông của các TCKT đã tồn tại
 Hình thức
Góp vốn Mua cổ phần, phần vốn góp
 Mua cổ phần phát hành lần  Mua CP của CTCP từ công ty
đầu hoặc cổ phần phát hành hoặc cổ đông
thêm của CTCP  Mua cổ phần vốn góp của
 Góp vốn vào công ty TNHH, thành viên công ty TNHH
công ty hợp danh  Mua phần vốn góp của thành
 Góp vốn vào tổ chức kinh tế viên góp vốn trong công ty
khác hợp danh
 Mua phần vốn góp của thành
viên TCKT khác

3.2.2. Đặc điểm


 Mục đích
o Trở thành thành viên, cổ đông của các TCKT (quyền quản lý, hưởng lợi
nhuận, chịu rủi ro)
o Có thể nắm quyền kiểm soát/thâu tóm TCKT (Có sẵn, không phải lo
mình thành lập ra)
 Hệ quả pháp lý
o Không thiết lập 1 tổ chức kinh tế mới
o Có sự thay đổi về vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp cổ phần, số lượng/tư cách
thành viên/cổ đông của tổ chức kinh tế
 NĐTNN thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào
TCKT nếu:
o Điều 26 khoản 2 LĐT 2020
o Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu
của các NĐTNN tại TCKT kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường
có điều kiện đvs NĐTNN
o Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà
NĐTNN, TCKT quy định tại khoản 1 điều 23 nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ của TCKT
o NĐTNN góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế
có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn
biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển, khu vực khác có ảnh hưởng đến
quốc phòng, an ninh.
 Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp đvs NĐTNN
o Điều 66 – nghị định 31/2021/ND-CP

Trang 15
Thảo luận nhóm:
Công ty CP Hướng Dương Xanh tiến hành hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh
vực sản xuất giày dép. Công ty hiện có 3 cổ đông là ông Minh, bà Hạnh, ông Nam với tỷ lệ
nắm giữ cổ phần lần lượt là 60%; 20% và 20%.
Ông Robin (NĐT quốc tịch Hà Lan) muốn mua cổ phần của ông Minh tại Công ty
Hướng Dương Xanh.
Hãy tư vấn cho ông Robin về thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị liên quan tới việc nhận
chuyển nhượng cổ phần nêu trên.
 Công ty kinh doanh trong những lĩnh vực nào?  GCNĐKKD
 Tỷ lệ cổ phần muốn mua?
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực “đặc biệt” không?
Theo GCNĐKKD, ngành nghề kinh doanh của Công ty Hướng Dương Xanh:
 Sản xuất giày dép
 Dịch vụ đóng gói bao bì
 Sửa chữa giường tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự
 Nhượng quyền thương mại
 Thương mại điện tử
Tình tiết bổ sung:
Ông Robin và ông Minh muốn đơn giản hóa tối đa thủ tục chuyển nhượng cổ phần tại
Công ty Hướng Dương Xanh. Là luật sư, anh/chị hãy tư vấn cho các nhà đầu tư trong TH
này.
 Cách 1: Mua dưới 51%
 Cách 2: Công ty Hướng Dương Xanh từ bỏ ngành thương mại điện tử

BUỔI 5: 07/09/2022
3.3. THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.3.1. Khái niệm
 Dự án đầu tư: khoản 4 điều 3
o Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian
xác định
 Dự án đầu tư mở rộng: khoản 5 điều 3
o Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động
bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô
nhiễm hoặc cải thiện môi trường
 Dự án đầu tư mới: khoản 6 điều 3
o Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập
với dự án đầu tư đang hoạt động

Trang 16
3.3.2. Nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư
 Điều 42 Luật đầu tư 2020
 1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ
trương đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
 2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư
có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực
hiện dự án đầu tư.
 3. Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy
hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định
khác của pháp luật có liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án
đầu tư.
3.3.3. Thời gian hoạt động của dự án đầu tư
 Điều 44 Luật đầu tư 2020
 Dự án đầu tư trong khu kinh tế: ≤ 70 năm
 Dự án đầu tư ngoài khu vực kinh tế: ≤ 50 năm
 Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt kó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng
thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng ≤ 70
năm
3.4. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BCC
3.4.1. Khái niệm
 Điều 3 khoản 14 LĐT 2020
 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư, theo đó các nhà
đầu tư cùng thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở ký kết hợp đồng hợp tác kinh
doanh mà không thành lập tổ chức kinh tế chung
3.4.2. Đặc điểm
 Bản chất của đầu tư theo BCC:
o Là hình thức đầu tư trên cơ sở hợp đồng
o Phản ánh sự thỏa thuận của các bên
việc hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro có thể không theo tỷ lệ vốn góp (mà theo thỏa
thuận của các bên)
 Chủ thể: các nhà đầu tư
o Số lượng: ít nhất là 2 bên, không hạn chế số tối đa
o Tư cách: cá nhân, tổ chức VN hoặc nước ngoài
o Lưu ý: một số TH, NN quy định chủ thể phía VN là chủ thể bắt buộc
VD: hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Tập đoàn dầu khí Quốc gia
VN là 1 bên bắt buộc trong HĐ (nghị định 33/2013/NĐ-CP)
 Thực hiện BCC: nếu không thành lập TCKT thì các bên thực hiện dự án như
thế nào?
o Các bên có quyền thành lập Ban điều phối (thỏa thuận trong HĐ)

Trang 17
o NĐTNN được thành lập văn phòng điều hành tại VN (đại diện có ủy
quyền của bên nước ngoài để thực hiện BCC) (điều 49 – LĐT 2020)
o Các bên thường thỏa thuận sử dụng con dấu của 1 bên nào đó trong giao
dịch
3.4.3. Nội dung hợp đồng BCC
 Nội dung chủ yếu: điều 28 Khoản 1 LĐT 2020
o Thông tin các bên
o Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh
o Đóng góp của các bên và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh
o Tiến độ và thời gian thực hiện hợp đồng
o Quyền, nghĩa vụ của các bên
o Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng
o Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp
 Lưu ý: một số lĩnh vực đặc thù thì HĐ BCC phải tuân theo mẫu (VD: hợp đồng
chia sản phẩm dầu khí – nghị định 33/2013/NĐ-CP)
3.4.4. Trường hợp áp dụng
 Quan hệ hợp tác nhỏ, ít vốn, không phức tạp
 Dự án đầu tư có chu kỳ kinh doanh ngắn hạn, tránh được việc phải thành lập
pháp nhân mới tốn kém chi phí
 Trong một số lĩnh vực đặc thù
o VD: lĩnh vực hạ tầng, viễn thông, lĩnh vực thăm dò, dầu khí,....

Trang 18

3.5. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ KHÁC - ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI
TÁC CÔNG TƯ (PPP – Public Private Partnership)
3.5.1. Khái niệm
 Điều 3 Khoản 10 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020:
 Là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa NN
và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP
nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP
 Hợp đồng dự án PPP: là thỏa thuận bằng Văn bản giữa CQ ký kết hợp đồng vs
nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc NN nhượng quyền cho nhà đầu tư,
doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP (khoản 16 điều 3 Luật đầu tư theo
phương thức đối tác công tư 2020)
 Hợp đồng dự án PPP bao gồm các HĐ sau (khoản 16 điều 3)
o Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)
o Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO)
o Hợp đồng xây dựng – sở hữu – kinh doanh (BOO)
o Hợp đồng kinh doanh – quản lý (O&M)
o Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ (BTL)
o Hợp đồng xây dựng – thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT)
o Hợp đồng hỗn hợp
 Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc nhà đầu tư để cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau
đây: (khoản 9 điều 3)
o Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng
o Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công
trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có
o Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có
 Mỗi quan hệ đầu tư có yếu tố hỗn hợp: công – tư
 Chủ thể: CQNN – NĐT/Doanh nghiệp dự án PPP
 Nguồn vốn:
o Vốn chủ sở hữu

Trang 19
o Vốn đầu tư của NN
o Vốn vay và các nguồn vốn khác
 Mục đích:
o Lợi ích công: xây dựng hạ tầng, cơ sở công cộng, dịch vụ công
o Lợi ích tư: lợi ích của NĐT tham gia dự án
 Một số CSHT đã và đang được thực hiện theo PPP
o Cầu Phú Mỹ: 93 triệu USD
o Nhà máy nhiệt điện chay than Mông Dương 2, Cẩm Phả, Quảng Ninh:
1,4 tỷ USD ( theo biên bản ghi nhớ)
 BOT trong lĩnh vực giao thông vận tải
o Trong 5 năm (2011-2016): vốn BOT huy động trong GTVT là
 154.481 tỷ VNĐ
 58 dự án
 90.2% tổng vốn đầu tư
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2020
https://iluatsu.com/dau-tu/diem-moi-cua-luat-dau-tu-2020-tac-dong-toi-moi-truong-dau-
tu-kinh-doanh/

BUỔI 6: 14/09/2022
THÔNG TIN BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ:
 2 đến 3 phần
 Câu hỏi đúng sai giải thích ngắn gọn: đề thi có thể đưa ra nhận định chưa rõ đúng sai
mà cần tùy vào trường hợp
 Bài tập tình huống: giao 1 case ISCS (dựa vào phần thuyết trình  hướng giải quyết
của nhiệm vụ 2; nếu là tranh chấp quốc tế - án lệ nhiệm vụ 4)
o Câu hỏi về thẩm quyền
o Về nội dung tranh chấp
o Dựa trên các nội dung được học và được thảo luận
o Nghe các nhóm phân tích
 CÁCH TRẢ LỜI ĐÚNG – SAI
o Trả lời được đúng – sai: được 0.25 điểm
o Căn cứ pháp lý:
 Chép luôn điều khoản (VD: khoản 1 điều 23)
 Diễn thành văn lại điều khoản
 Có thể bình luận thêm: chú ý – không được thêm điểm
o Không cần trả lời quá dài dòng

BUỔI 7: 21/09/2022
ĐỌC SLIDE: PL ĐẦU TƯ QUỐC TẾ  ĐỂ HỎI VÀ ĐÁP

BUỔI 8: 28/09/2022

Trang 20
CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
4.1. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư quốc tế
(đọc giáo trình)
4.1.2. Đặc điểm của pháp luật đầu tư quốc tế
 Đối tượng điều chỉnh
o Mối quan hệ giữa các quốc gia
o Mối quan hệ giữa Nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư
 Chủ thể
o Các quốc gia
o Nhà đầu tư
4.1.3. Nguồn của pháp luật đầu tư quốc tế
 Điều ước quốc tế
 Tập quán quốc tế
 Án lệ
 Các nguyên tắc của pháp luật
4.2. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ
4.2.1. Khái niệm “nhà đầu tư” trong IIA (International investment agreement)
BIT Việt Nam – Argentian 1996 Điều 1 (2)
 Khái niệm “nhà đầu tư” có nghĩa là:
o Bất kỳ thể nhân nào là công dân một bên ký kết phù hợp với pháp luật
Bên ký kết đó
o Bất kỳ pháp nhân nào được thành lập phù hợp với pháp luật bên ký kết
đó
o Bất kỳ pháp nhân nào được thành lập phù hợp với PL của 1 bên ký kết
và có trụ sở tại lãnh thổ Bên ký kết đó
 Cá nhân
 Tổ chức
4.2.1.1. Nhà đầu tư là cá nhân
 Bảo hộ theo quốc tịch: ví dụ trong Hiệp định bảo hộ đầu tư EU – Việt Nam
(điều 1.2)
o Thể nhân của 1 bên: là, trong trường hợp của Liên minh châu Âu, cá
nhân mang quốc tịch của 1 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu
theo quy định pháp luật của quốc gia đó, và trong TH của Việt Nam, là
cá nhân mang quốc tịch VN theo quy định pháp luật của VN
 CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH
o Cá nhân bị mất quốc tịch:

Trang 21
 Có bằng chứng về việc có quốc tịch nhưng sau đó bị mất quốc
tịch theo PL của nước đó
 VD: Vụ Soufraki v.UAE
o Cá nhân có 2 quốc tịch trở lên:
 Quốc tịch hữu hiệu?
 Cá nhân mang quốc tịch của chính nước tiếp nhận đầu tư
 TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN CÓ HAI QUỐC TỊCH TRỞ LÊN?
o IIA không quy định
 Hội đồng trọng tài chỉ dựa trên quốc tịch của bên ký kết
 Vụ Olguin v.Paraguay, Saba Fakes v. Thổ Nhĩ Kỳ
o IIA có quy định về quốc tịch gắn bó và hữu hiệu hơn
 US Model BIT 2012
 “a natural person who is a dual national shall be deemed to be
exclusively a national of the State of his or her dominant and
effective nationality”
 Chỉ được coi là công dân của 1 nước mà có quốc tịch hữu hiệu
o IIA loại trừ bảo hộ đối với nhà đầu tư có hai quốc tịch trong đó có quốc
tịch của nước tiếp nhận đầu tư

4.2.1.2. Nhà đầu tư là tổ chức


 Tiêu chí chính
o Thành lập theo pháp luật của một bên ký kết
 Các tiêu chí bổ sung
o Trụ sở kinh doanh
o Hoạt động kinh doanh đáng kể
o Quyền kiểm soát cuối cùng
 BIT Việt Nam – Hà Lan năm 1994, điều 1
o Thuật ngữ “công dân” tùy theo mỗi bên ký kết bao gồm:
 Các thể nhân có quốc tịch của Bên ký kết đó
 Các pháp nhân được thành lập theo luật của Bên ký kết
 Vấn đề phát sinh: TREATY SHOPPING

Trang 22
Trang 23
 Các tiêu chí bổ sung

Trang 24
o

o (xem tiếp trong Slides)


4.2.2. Khái niệm “đầu tư” trong IIA
4.2.2.1. Các yêu cầu đối với một hoạt động “đầu tư” được bảo hộ
 Tài sản: liệt kê rộng

o
 Tài sản: thuộc sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của NĐTNN
o Cổ đông thiểu số có thể khởi kiện?
o

 Các tiêu chí khác để giới hạn:


o Hoạt động đầu tư phải được thiết lập phù hợp với PL nước tiếp nhận
o Hoạt động đầu tư phải trên lãnh thổ của Bên ký kết
o Cam kết vốn

Trang 25
o Kỳ vọng lợi nhuận
o Chấp nhận rủi ro
o .........
4.2.2.2. Thực tiễn xét xử

4.2.3. Phạm vi áp dụng theo thời gian


 Hiệu lực BIT: thường hết hiệu lực sau 10 – 20 năm nếu 1 bên ký kết thông báo
ý định không muốn tiếp tục tham gia
 BIT Việt Nam – Hà Lan 1994, Điều 14
o

 Hiệu lực của các Hiệp định thương mại


o

Trang 26
4.3. CÁC TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CƠ BẢN TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ
Thông thường, đối với các hiệp định đầu tư: Các quốc gia đưa ra cam kết (nghĩa vụ
của NDT); còn các nhà đầu tư có quyền để được đảm bảo lợi ích
 Các tiêu chuẩn
o Tiêu chuẩn tuyệt đối
 Đối xử công bằng và thỏa đáng (FET)
 Bảo vệ an ninh (FPS)
o Tiêu chuẩn tương đối
 Đối xử quốc gia (NT)
 Tối huệ quốc (MFN)
4.3.1. Đối xử quốc gia (National treatment – NT)
 Nội dung:
o ĐT nước ngoài, NĐT nước ngoài ≥ Đầu tư trong nước, NĐT trong nước
 Thực tiễn áp dụng:
o Tìm đối tượng trong nước để so sánh (hoàn cảnh/tình huống tương tự)
o Đánh giá chế độ đối xử
o Có cơ sở để biện minh cho sự phân biệt đối xử?
CASE – STUDY:

Trang 27
4.3.2. Đối xử tối huệ quốc (Most – favoured nation treatment – MFN)
 Nội dung:
o ĐT, NĐT bên ký kết IIA ≥ Đầu tư, NĐT nước thứ ba
o (tự tìm hiểu)
 Đọc slide tiếp
4.3.3. Đối xử công bằng và thỏa đáng
 Điều 3, BIT Việt Nam – Argentina:
o Mỗi Bên ký kết sẽ luôn luôn bảo đảm sự đối xử công bằng và thỏa đáng đối
với đầu tư của nhà đầu tư của Bên ký kết kia và sẽ không làm phương hại đến
việc quản lý, duy trì, sử dụng, hưởng thụ hoặc thanh lý các đầu tư đó bằng các
biện pháp vô căn cứ hoặc không công bằng.
 Điều 9.5. FTA Việt Nam – Hàn Quốc
o Mỗi Bên ký kết sẽ dành cho khoản đầu tư được bảo hộ sự đối xử công bằng
và thỏa đáng và bảo hộ đầy đủ và an toàn theo luật tập quán quốc tế.

Trang 28


4.3.4. Bảo vệ an ninh (full protection and security – FPS)
 Thường được quy định cùng với FET
 Sự bảo vệ về vật chất và thực thi quyền lực của cảnh sát AAPL v Sri Lanka (hành vi
bạo lực của cơ quan nhà nước)
 Sự bảo vệ về pháp lý
 Case: Azurix v Agrentina
4.4. VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
về nguyên tắc, chúng ta nói rằng là dành cho NDT nước ngoài sự đối xử không kèm phần
thuận lợi hơn so với NDT trong nước

nhưng trong LDT thể hiện rõ sự phân biệt đvs NDT nước ngoài (VD: điều 23 LDT 2020)

có phải đang vi phạm các nguyên tắc trong nhà đầu tư quốc tế hay không

câu hỏi cần suy nghĩ từ bh đến cuối khóa?


cần câu trả lời tương đối thỏa đáng (tầm 70%)

BUỔI 9: 05/10/2022

CHƯƠNG 5. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG ĐẦU TƯ


(đọc slide)

Trang 29

You might also like