You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BỘ MÔN: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU


THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
RCEP

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Việt Nga


Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp: 2122ITOM2011
Môn: Hội nhập kinh tế quốc tế

Hà Nội, tháng 4, năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------------- 3

CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) -- 5

1 Tổng quan về hiệp định RCEP ---------------------------------------------------------- 5


1.1 Lịch sử hình thành của hiệp định RCEP -------------------------------------------5
1.2 Mục tiêu của hiệp định RCEP -------------------------------------------------------- 6
2 Nội dung cơ bản của hiệp định RCEP-------------------------------------------------- 7
3 Ý nghĩa của hiệp định RCEP đối với các nước thành viên ---------------------- 10
4 Các quy định RCEP ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. ---------- 11
5 So sánh sự khác biệt của RCEP với các FTA mà Việt Nam đã kí -------------- 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG CÁC NƯỚC RCEP ---------------------------------------------------------------------- 21

1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ---------------------------------- 21
1.1 Tiềm năng ngành thủy sản Việt Nam ------------------------------------------------- 21
1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản -------------------------------------------------------- 22
2 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước RCEP ----------------- 24
CHƯƠNG 3: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH XUẤT
KHẨU THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH RCEP ------------------------- 34

1 Cơ hội ------------------------------------------------------------------------------------ 34
2 Thách thức ------------------------------------------------------------------------------ 36
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO XUẤT
KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM --------------------------------------------------------------- 40

1 Định hướng -------------------------------------------------------------------------------- 40


2 Giải pháp ----------------------------------------------------------------------------------- 41
2.1 Đối với chính phủ ----------------------------------------------------------------------- 41
2.2 Đối với doanh nghiệp ------------------------------------------------------------------- 43
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------------- 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------------------- 46

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN ----------------------------------------------------------- 47

2
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm vừa qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thế giới,
đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, thông qua viêc gia nhập tổ chức thương mại
thể giới (WTO) cùng với các tổ chức thương mại khu vực như NAFTA, APEC…,ký
kết các thỏa thuận thương mại tự do (FTA),... Đây chính là cơ hội giúp cho Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn nữa, mà đáng chú ý nhất là hiệp định RCEP.

RCEP là hiệp định thương mại tự do liên kết các nên kinh tế của 15 quốc gia
khu vực châu Á-Thái Bình Dương với cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch
vụ và đầu tư với dự kiến khu vực các nước tham gia RCEP sẽ trở thành một trong
những khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thể giới, thúc đây mở cửa thương mại hàng
hóa và dịch vụ.

Đối với các ngành thế mạnh của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, thủy sản sẽ là
một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể xâm nhập mạnh vào các thị
trường của các đối tác RCEP. Trong bối cảnh đa số các nước trong khối RCEP có
nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thủy sản tương đối cao, Việt Nam là quốc gia có lợi
thế về xuất khẩu thủy sản, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này và đã xuất
khẩu đến hơn 185 quốc gia. Tuy nhiên, những khó khăn đặt ra cho thủy sản Việt
Nam cũng không hề ít. Sau khi RCEP có hiệu lực, việc xuất khẩu thủy sản sang các
nước RCEP yêu cầu những thủ tục chặt chẽ hơn, mức độ cạnh tranh cao hơn và cần
những chiến lược cụ thể hơn.

Do đó, để đánh giá các tác động của Hiệp định thương mại tự do RCEP, có cái
nhìn đúng về những cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại, đặc biệt là những
tác động tới thương mại Việt Nam nói chung và xuất khẩu ngành thủy sản nói riêng
và đưa ra những phương pháp giải quyết cụ thể. Đề tài thảo luận của nhóm 8: “Cơ
hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh thực
thi RCEP” sẽ làm rõ vấn đề này.

3
Bài thảo luận của nhóm chia làm 4 chương sau:

CHƯƠNG 1. Hiệp định đối tác toàn diện khu vực RCEP

CHƯƠNG 2. Thực trạng về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước RCEP

CHƯƠNG 3. Những cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu thủy sản
Việt Nam khi hiệp định RCEP có hiệu lực

CHƯƠNG 4. Định hướng và đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩu thủy sản
Việt Nam

Do thời gian cùng kiến thức có hạn nên bài thảo luận của nhóm còn có nhiều
thiếu sót mong cô cùng các bạn lắng nghe và góp ý cho nhóm để bài thảo luận được
hoàn thiện hơn.

4
CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC
(RCEP)
1 Tổng quan về hiệp định RCEP

1.1 Lịch sử hình thành của hiệp định RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive
Economic Partnership - RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm
10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại
tự do (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Đây là hiệp
định thương mại tự do đầu tiên giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,
hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và
khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA).

Trong đó, 15 nước thành viên chiếm gần tới 30% của dân số thế giới (2,2 tỉ
người) và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỉ USD) vào
thời điểm năm 2020, làm nó trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử.

Sáng kiến về RCEP lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 11/2011 tại Hội nghị
Thượng đỉnh Lãnh đạo ASEAN ở Bali khi các nhà lãnh đạo cố gắng hài hòa hai kiến
trúc thương mại khu vực hiện có. Trung Quốc ủng hộ Hiệp định Thương mại Tự do
Đông Á, trong đó hạn chế chỉ gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc. Nhật Bản lại ủng hộ Quan hệ Đối tác Kinh tế toàn diện ở Đông Á, với
thêm 3 nước Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Các lãnh đạo ASEAN áp dụng một nguyên tắc gia nhập mở đối với RCEP, cho
phép các thành viên khác tham gia với điều kiện họ đồng ý tuân thủ các quy định và
hướng dẫn của nhóm. Hiện tại chỉ có các nước ASEAN và các đối tác FTA sẽ tham
gia vào các cuộc đàm phán. Mặc dù Mỹ không được tham gia nhưng tư cách thành
viên được mở đối với các nước khác.

Ngày 30/8/2012, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tại Campuchia, các
nhà lãnh đạo đã thông qua các nguyên tắc hướng dẫn của RCEP. RCEP sẽ củng cố
vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực đang nổi lên và tìm
5
cách hài hòa vấn đề “bát mì” bị tạo nên bởi các khác biệt giữa các FTA của ASEAN.
Hiệp định sẽ tìm cách thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực mạnh mẽ hơn, dần dần loại
bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan và đảm bảo tính nhất quán với các quy
tắc của WTO.

Các nhà đàm phán thương mại ASEAN tuyên bố RCEP dự kiến sẽ giải quyết
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở
hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và giải quyết tranh chấp.

Khác biệt lớn về trình độ phát triển trong khu vực ASEAN ngăn RCEP theo
đuổi các chính sách tự do hóa thương mại tích cực. Nguyên tắc định hướng của
RCEP thừa nhận thực tiễn khác nhau ở các nước đang phát triển như Campuchia,
Lào, Việt Nam, Myanmar và đưa ra linh hoạt đối xử đặc biệt và khác biệt. RCEP
cũng có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác kinh tế và công nghệ để rút ngắn khoảng cách
phát triển giữa các nước tham gia.

1.2 Mục tiêu của hiệp định RCEP

Mục tiêu của Hiệp định RCEP là tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế
giới bao gồm:

‾ Thành lập một khuôn khổ hợp tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và
cùng có lợi nhằm tạo điều kiện cho việc mở rộng thương mại và đầu tư khu vực,
đóng góp cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

‾ Từng bước tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa; Xóa bỏ dần các
hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hầu hết thương mại hàng hóa giữa các
bên.

‾ Từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ nhằm xóa bỏ hầu hết các hạn chế và
các biện pháp phân biệt đối xử áp dụng trong thương mại dịch vụ giữa các bên.

‾ Tạo ra môi trường đầu tư tự do, thuận lợi và cạnh tranh trong khu vực để tăng
cường cơ hội đầu tư và tăng cường sự thúc đẩy, sự bảo vệ, sự thuận lợi và tự do
hóa đầu tư giữa các bên.
6
‾ Hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA)
và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA)

2 Nội dung cơ bản của hiệp định RCEP

Hiệp định được đưa ra nhằm để giảm thiểu thuế quan và quan liêu. Nó bao gồm
việc thống nhất các quy tắc xuất xứ thông qua khối, có thể tạo điều kiện cho chuỗi
cung ứng quốc tế và trao đổi trong toàn bộ khu vực. Nó cũng bao gồm việc cấm các
loại thuế quan nhất định.

RCEP sẽ không được toàn diện giống như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP, vốn là một hiệp định thương mại tự do khác
nhưng có cùng một số những nước thành viên. RCEP "không thiết lập các tiêu chuẩn
thống nhất về lao động và môi trường, hoặc cam kết các quốc gia mở cửa dịch vụ và
các lĩnh vực dễ bị tổn thương khác của nền kinh tế của họ."

Hiệp định RCEP bao gồm 20 Chương và các Phụ lục. Nội dung cơ bản của
Hiệp định như sau:

- Phần mở đầu nhấn mạnh mong muốn của các nước thành viên Hiệp định RCEP
trong việc tăng cường hội nhập kinh tế sâu rộng trong khu vực, thúc đẩy hợp tác
kinh tế, tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Chương Điều khoản ban đầu và định nghĩa chung gồm: Điều khoản ban đầu
khẳng định mục tiêu của Hiệp định RCEP và định nghĩa giải thích các thuật ngữ
được sử dụng nhiều lần trong Hiệp định.

- Chương 2 Thương mại hàng hóa bao gồm: Các quy định và cam kết cụ thể về tự
do hóa thương mại hàng hóa; Quy định về thực hiện lộ trình tự do hóa thuế quan của
các bên.

- Chương 3 Quy tắc xuất xứ nêu ra các yêu cầu để khẳng định hàng hóa được coi
là có xuất xứ.

7
- Chương 4 Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại gồm các quy định về
đơn giản hóa và minh bạch hóa thủ tục hải quan, hài hòa các thủ tục hải quan với
các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả các thủ tục hải quan và
thông quan.

- Chương 5 Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
gồm các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).

- Chương 6 Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp có
nội dung chính là củng cố việc thực hiện Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật trong
thương mại của WTO, đồng thời hướng đến mục tiêu công nhận và hiểu biết lẫn
nhau về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp của
mỗi nước thành viên, cũng như tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh
vực này.

- Chương 7 Phòng vệ thương mại quy định việc áp dụng các biện pháp: chống bán
phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ toàn cầu và biện pháp tự vệ chuyển tiếp

- Chương 8 Thương mại dịch vụ gồm các nguyên tắc chính điều chỉnh thương mại
dịch vụ nói chung và 3 Phụ lục riêng về Dịch vụ Tài chính, Dịch vụ Viễn thông và
Dịch vụ Chuyên môn

- Chương 9 Di chuyển thể nhân đưa ra các cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc
di chuyển và lưu trú tạm thời của các thể nhân tham gia vào các hoạt động thương
mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

- Chương 10 Đầu tư gồm các cam kết về đối xử đầu tư, đối xử quốc gia, đối xử tối
huệ quốc (MFN), yêu cầu thực hiện (PPR), quản lý cấp cao và hội đồng quản trị
(SMBD), chuyển tiền, tước quyền sở hữu...

- Chương 11 Sở hữu trí tuệ đưa ra cách tiếp cận cân bằng và toàn diện về việc bảo
hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực. Đồng thời, chương này cũng có điều
khoản về hợp tác nhằm thực thi hiệu quả các cam kết.

8
- Chương 12 Thương mại điện tử gồm các cam kết về hợp tác, khuyến khích các
nước thành viên cải thiện quy trình và quản lý thương mại bằng cách tạo môi trường
thúc đẩy sử dụng các phương tiện điện tử.

- Chương 13 Cạnh tranh nhằm thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu
quả kinh tế và phúc lợi của người tiêu dùng.

- Chương 14 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ghi nhận đóng góp của các doanh nghiệp
vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời yêu cầu các nước thành viên thúc đẩy việc chia
sẻ thông tin về Hiệp định RCEP liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chương 15 Hợp tác kinh tế và kỹ thuật trong khuôn khổ Hiệp định RCEP nhằm
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và hỗ trợ việc thực thi, tận
dụng Hiệp định RCEP một cách toàn diện, hiệu quả.

- Chương 16 Mua sắm của chính phủ gồm các nghĩa vụ tăng cường tính minh bạch,
hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bên về chính sách mua sắm công và không bao
gồm cam kết mở cửa thị trường.

- Chương 17 Các điều khoản chung và ngoại lệ quy định về loại trừ chung, loại trừ
an ninh, các biện pháp về thuế.

- Chương 18 Các điều khoản thể chế quy định về việc thiết lập bộ máy và thể chế
giám sát thực hiện Hiệp định RCEP

- Chương 19 Giải quyết tranh chấp gồm các quy định nhằm xây dựng một quy trình
minh bạch và hiệu quả cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp giữa các thành
viên phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định RCEP.

- Chương 20 Điều khoản cuối cùng gồm các điều khoản quy định về các thủ tục
chung như mối liên hệ của Hiệp định RCEP với các hiệp định khác, điều khoản gia
nhập, cơ chế rà soát, điều chỉnh và hiệu lực của Hiệp định.

9
3 Ý nghĩa của hiệp định RCEP đối với các nước thành viên

Hiệp định RCEP là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với sự tham
gia của 15 quốc gia, chiếm 1/3 GDP của thế giới, việc ký kết RCEP không chỉ là
một thành tựu quan trọng mang tính bước ngoặt trong hợp tác khu vực Đông Á, mà
còn là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, đồng thời cải
thiện mối quan hệ chiến lược giữa các quốc gia trong khu vực.

RCEP đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc hài hoà hoá các điều khoản
về quy tắc xuất xứ khác nhau trong ASEAN và thiết lập các quy tắc nội dung khu
vực với hàng hoá trung gian có nguồn gốc từ bất kỳ quốc gia nào trong số 15 quốc
gia.

Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, RCEP có vai trò vô cùng thiết yếu đối với sự
phản ứng của khu vực trong việc xử lý COVID-19. RCEP sẽ tạo ra một khuôn khổ
thương mại tự do khổng lồ, khuyến khích tái mở cửa thị trường và đảm bảo chuỗi
cung ứng không bị đứt quãng, giúp thúc đẩy tăng trưởng của các nước thành viên
sau đại dịch COVID-19.

Đối với ASEAN, RCEP sẽ là phương tiện chủ chốt giúp tăng cường kết nối
kinh tế trong khu vực ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác. Ngay khi hiệp
định RCEP có hiệu lực, sự hội nhập kinh tế sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh
thuận lợi và hấp dẫn đầu tư từ các đối tác toàn cầu. Điều này sẽ giúp tất cả các thành
viên có năng lực và khả năng phục hồi để quản lý các thách thức kinh tế trong tương
lai. Hiệp định RCEP sẽ nâng cao giá trị chiến lược của ASEAN cũng như khu vực
và sẽ đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hướng tới thương
mại tự do và cởi mở hơn, trong khi củng cố hệ thống thương mại đa phương.

Như vậy, có thể khẳng định rằng việc kí kết hiệp định RCEP đối với kinh tế
mỗi nước cũng hoạt động thương mại - đầu tư toàn khu vực mang lại ý nghĩa vô
cùng to lớn. RCEP không chỉ có vai trò vô cùng thiết yếu đối với sự phản ứng của
khu vực trong việc xử lý COVID-19 mà còn thể hiện cam kết đối với hòa bình, ổn

10
định và thịnh vượng khu vực, nâng cao giá trị chiến lược của ASEAN cũng như khu
vực RCEP.

4 Các quy định RCEP ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
4.1 Quy tắc xuất xứ:

Theo quy tắc xuất xứ của Hiệp định RCEP, hàng hóa được coi là có xuất xứ
nếu đáp ứng một trong ba trường hợp sau:

● Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên;
● Hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước
thành viên;
● Hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định tại
Quy tắc cụ thể mặt hàng.

Cụ thể, RCEP đưa ra các quy tắc xuất xứ nhất quán trong khu vực. Điều này
giúp loại bỏ nhu cầu tham chiếu nhiều FTA và điều chỉnh các thủ tục khác nhau cho
các quốc gia trong RCEP đối với cùng một loại hàng hóa. Ngoài các quy tắc đơn
giản hóa quy trình và chi phí xuất nhập khẩu, quy tắc xuất xứ đơn giản hóa sẽ giảm
thời gian và chi phí cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, do đó tăng tỷ suất lợi nhuận
và làm cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn trên các thị trường RCEP.

Hiệp định RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp
nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối. Đây được coi là một trong những điểm quan
trọng nhất trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP. Theo đó, doanh
nghiệp Việt Nam không những tận dụng nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước
ASEAN mà còn có thể tận dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước đối tác ASEAN
như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Chẳng hạn, ta có
thể nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc để chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhờ
vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do
nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu đều nằm trong RCEP nhằm gia tăng khả

11
năng xuất khẩu trong khu vực này.

4.2 Cam kết thuế quan:

RCEP sẽ cắt giảm thuế quan và thiết lập các quy tắc trong khoảng 20 lĩnh vực,
bao gồm các luồng hàng hóa xuyên biên giới. Theo đó, 15 nước thành viên sẽ xóa
bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đến
cuối lộ trình sau 15-20 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan với khoảng 85,6 - 89,6%
số dòng thuế với các nước đối tác, còn các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt
Nam từ 90,7 -92% số dòng thuế. Các nước ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt
Nam trong khoảng 85,9 - 100% số dòng thuế.

Đối với lĩnh vực thủy sản: Việt Nam cam kết điều chỉnh 159 dòng thuế thuộc
9 nhóm mặt hàng nuôi trồng thủy sản. Thuế suất trung bình của tất cả mặt hàng nuôi
trồng thủy sản sẽ giảm 12,1%, từ mức 32,2% tại thời điểm cam kết giảm xuống còn
20,1%. Thời gian điều chỉnh là trong vòng 5-7 năm kể từ khi chính thức gia nhập.

4.3 Quy trình cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Đối với Quy trình cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ
chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O),
chứng từ tự khai báo xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện, chứng từ tự
chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu. Việt Nam cùng với các nước thành
viên RCEP (trừ Campuchia, Lào, Myanmar) bắt đầu triển khai thực hiện cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khẩu không quá 10 năm sau ngày thực thi Hiệp
định. Trường hợp chưa thể triển khai thực hiện trong 10 năm này, các nước được
phép gia hạn tối đa 10 năm nữa để thực hiện cơ chế này.

Có thể thấy, chứng từ chứng nhận xuất xứ trong RCEP đa dạng hơn so với các
FTA ASEAN, trong đó, doanh nghiệp có thể áp dụng 03 hình thức:

(1) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O);

12
(2) Doanh nghiệp đủ điều kiện được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá và

(3) Doanh nghiệp bất kỳ có thể được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngoài
ra, doanh nghiệp được sử dụng chung 01 bộ quy trình xuất xứ tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản trong việc giảm thiểu thời gian
xin cấp C/O truyền thống, cắt giảm chi phí giao dịch, chủ động hơn trong phát
hành hóa đơn thương mại.

4.4 Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại:

1. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các thủ tục và thông lệ hải quan của mình có thể dự
báo được, nhất quán và minh bạch và tạo thuận lợi thương mại, bao gồm cả việc
thông quan hàng hóa nhanh chóng.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng thủ tục hải quan của mình, khi có thể và trong phạm
vi luật và quy định hải quan của mình cho phép, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ
được khuyến cáo của Tổ chức hải quan thế giới.

3. Cơ quan hải quan của mỗi Bên xem xét lại thủ tục hải quan của mình để đơn giản
hóa các thủ tục đó để tạo thuận lợi thương mại.

RCEP tuân thủ quy định chung về đơn giản hóa và minh bạch hóa thủ tục hải
quan; Tuân thủ quy định về hài hòa các thủ tục hải quan với các tiêu chuẩn quốc tế
nhằm đảm bảo tính dễ dự đoán và nhất quán trong việc áp dụng các luật và quy định
hải quan và thúc đẩy quản lý 5 hiệu quả các thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa
nhanh chóng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong đó có xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh đó, RCEP cũng tiêu chuẩn hóa các quy tắc liên quan đến việc duy trì
cạnh tranh thương mại. Các quy định về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ
cấp được cho phép và thực hiện nhất quán trong toàn khu vực. Điều này sẽ thay thế
các biện pháp phòng vệ thương mại trong nước. Điều đặc biệt là, RCEP không tạo
ra một cơ chế giải quyết tranh chấp để thách thức việc một quốc gia áp đặt các biện
pháp phòng vệ thương mại đối với một quốc gia thành viên khác.

13
Việt Nam là quốc gia có lợi thế về xuất khẩu thủy sản và trong vòng 10 năm
gần đây, ngành thủy sản Việt Nam liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng rất tích
cực. Với quy định này, thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sẽ được đơn hóa các thủ
tục hải quan, thông thoáng tự do xuất khẩu hang hóa.

4.5 Các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm

- Thanh kiểm tra:

+ Việc thanh kiểm tra phải dựa trên hệ thống và được thực hiện để đánh giá hiệu
quả của các biện pháp kiểm soát.

+ Trước khi tiến hành thanh kiểm tra, Bên nhập khẩu và Bên xuất khẩu có liên
quan cần trao đổi thông tin về mục tiêu và phạm vi của cuộc thanh kiểm tra và các
vấn đề có liên quan đến việc thanh kiểm tra.

+ Bên nhập khẩu sẽ cung cấp cho Bên xuất khẩu cơ hội để nhận xét về kết quả
của cuộc thanh kiểm tra và xem xét các nhận xét đó trước khi đưa ra bất cứ quyết
định cuối cùng và thực hiện bất kỳ hành động nào.

- Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Bên xuất khẩu phải đảm bảo rằng các tài liệu, bao gồm cả giấy chứng nhận,
được yêu cầu bởi Bên nhập khẩu và cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của
Bên xuất khẩu, để chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực
phẩm.

+ Các Bên thừa nhận rằng Bên nhập khẩu, khi thích hợp, có thể cho phép việc
đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật được
cung cấp bằng hình thức khác ngoài giấy chứng nhận và rằng các hệ thống khác
nhau có thể có khả năng đáp ứng các mục tiêu an toàn thực phẩm và kiểm dịch động
thực vật giống nhau.

+ Bên nhập khẩu phải chấp nhận các chứng nhận do các cơ quan có thẩm quyền
của Bên xuất khẩu cấp phù hợp với các yêu cầu và quy định của Bên nhập khẩu.

14
Chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong
những năm gần đây, tuy nhiên ở thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng là Trung
Quốc, vẫn còn nhiều lô hàng bị trả về. Trong 3 tháng đầu năm 2021, số lô hàng thủy
sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị trả về tăng đột biến. Cụ thể, đã có 15/40 lô hàng
vi phạm quy định an toàn thực phẩm bị trả về. Trong khi thống kê cả năm 2020, thị
trường Trung Quốc chỉ có 6/14 lô hàng bị trả về. Nguyên nhân là do một số lô hàng
tôm đông lạnh dù đã xử lý nhiệt nhưng lại bị phát hiện dương tính với bệnh hoại tử
dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV). Vì vậy, để đảm
bảo việc xuất khẩu thủy sản thuận lợi thì Việt Nam cần tăng cường các biện pháp
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.6 Sở hữu trí tuệ


- Bảo hộ nhãn hiệu có trước chỉ dẫn địa lý:

Mỗi Bên phải bảo hộ các nhãn hiệu có trước các chỉ dẫn địa lý, trong lãnh thổ
tài phán của mình, theo quy định của Hiệp định TRIPS.

- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng:

+ Mỗi Bên phải quy định các biện pháp thích hợp để từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký
và cấm việc sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho
hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự, nếu việc sử dụng nhãn hiệu đó có khả
năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng có trước.

+ Không Bên nào được quy định rằng, điều kiện để xác định một nhãn hiệu là nhãn
hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại Bên đó hoặc ở một lãnh thổ tài
phán khác, hoặc được liệt kê trong một danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc đã
được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng.

Thực tế hiện nay, không chỉ xuất khẩu ra nước ngoài, mà người tiêu dùng trong
nước cũng đòi hỏi tính thương hiệu ngày càng cao, đặc biệt là yêu cầu về bảo đảm
kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trong khi hiện nay, gần 90% sản phẩm nông sản Việt Nam chưa được bảo hộ, bao

15
gồm cả sản phẩm thủy sản xuất khẩu dưới dạng nhãn hiệu của nước ngoài. Như vậy,
vừa không tạo dựng được thương hiệu riêng, lại quá lãng phí tiềm năng với một đất
nước có bờ biển dài và lượng thủy sản phong phú như nước ta. Chính vì thế, việc
bảo việc bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm thủy sản là rất cần thiết và cấp bách. Để
ngành thủy sản nước ta phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường thế
giới, Việt Nam cần tận dụng các quy định về sở hữu trí tuệ trong RCEP để bảo hộ
cho các sản phẩm chế biến từ thủy sản. Đặc biệt với hai mặt hàng được coi là chủ
lực của thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra, cần xúc tiến xây dựng và phát triển
thương hiệu cho 2 mặt hàng này

4.7 Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ cấp

- Trong một cuộc điều tra chống bán phá giá, khi cơ quan điều tra của Bên nhập khẩu
đã có kết luận sơ bộ khẳng định về việc tồn tại bán phá giá và thiệt hại do việc bán
phá giá đó gây ra, Bên nhập khẩu sẽ xem xét thích đáng và tạo cơ hội tham vấn cho
các nhà xuất khẩu của Bên xuất khẩu liên quan đến cam kết giá đề xuất mà, nếu
được chấp nhận, dẫn đến việc đình chỉ điều tra mà không áp thuế chống bán phá giá,
thông qua các biện pháp được quy định trong luật, quy định và thủ tục của Bên nhập
khẩu.

- Trong một cuộc điều tra về thuế chống trợ cấp, khi cơ quan điều tra của Bên nhập
khẩu đã đưa ra kết luận sơ bộ khẳng định về việc tồn tại trợ cấp và thiệt hại do trợ
cấp đó gây ra, Bên nhập khẩu sẽ xem xét thích đáng và tạo cơ hội tham vấn cho Bên
xuất khẩu và các nhà xuất khẩu của Bên xuất khẩu, liên quan đến cam kết được đề
xuất mà, nếu được chấp nhận, dẫn đến việc đình chỉ điều tra mà không áp thuế chống
trợ cấp, thông qua các biện pháp được quy định trong luật, quy định và thủ tục của
Bên nhập khẩu.

4.8 Di chuyển thể nhân

- Cấp phép nhập cảnh tạm thời: Mỗi Bên cấp phép nhập cảnh tạm thời hoặc kéo
dài thời gian tạm trú cho thể nhân của một Bên khác, với điều kiện là những thể nhân

16
đó: tuân theo các thủ tục nộp đơn theo quy định đối với hình thức nhập cảnh được
yêu cầu; và đáp ứng tất cả các yêu cầu đủ điều kiện liên quan để được nhập cảnh
tạm thời hoặc gia hạn thời gian tạm trú tại Bên cấp.

- Xử lý đơn nhập cảnh: Trong trường hợp một Bên yêu cầu nộp đơn đối với thủ tục
nhập cảnh, thì Bên đó sẽ xử lý nhanh nhất có thể các đơn xin nhập cảnh hoặc gia
hạn nhận được từ thể nhân của một Bên khác. Trong phạm vi cho phép theo luật và
quy định, mỗi Bên sẽ cố gắng chấp nhận các đơn xin nhập cảnh dạng điện tử với các
điều kiện xác thực tương đương như đơn dạng văn bản.

Cả nước ta hiện nay có hơn 5 triệu lao động trong ngành thủy sản, hoạt động
kinh tế trên biển và ven biển. Đó là chưa kể có trên 4 triệu lao động ở thị trường thủy
sản nước ngọt trong nước. Một số nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam có thể sánh ngang với các nhà máy tiên tiến nhất trên thế giới. Trước những
tiềm năng to lớn đó, nhu cầu nhân lực thủy sản là vô cùng to lớn cả về số lượng và
chất lượng. Tuy nhiên, từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực tạo điều kiện cho lao động
sang làm việc tại các nước khác thì nguồn lao động dành cho ngành thủy sản của
nước ta lại càng khan hiếm. Lao động trong ngành thủy sản phải làm việc vất vả,
lương thưởng thì hạn chế, trong khi xuất khẩu lao động sang các nước khác thì thủ
tục ngày càng đơn giản, hơn nữa họ lại có cơ hội nhận được những ưu đãi và mức
lương cao hơn nên nhiều người đã chọn con đường xuất khẩu lao động.

5 So sánh sự khác biệt của RCEP với các FTA mà Việt Nam đã kí

Điểm khác biệt giữa RCEP với các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia gần
đây, như: CPTPP hay EVFTA là RCEP hướng đến vai trò trung tâm của ASEAN.
Cụ thể là tạo ra một khuôn khổ để thuận lợi hóa thương mại và tạo không gian kết
nối chung sản xuất trong toàn ASEAN. Vì thế, lợi ích mang lại cũng khác biệt. Theo
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện năm 2018, việc thực thi Hiệp
định RCEP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030 nếu xét
lợi ích trực tiếp, có thể lên đến 1% nếu có tính đến lợi ích gián tiếp từ cải cách thể

17
chế. Thêm nữa, mục tiêu mà ASEAN hướng đến là hình thành không gian sản xuất
chung kết nối với các nền kinh tế lớn trong khu vực. Bởi thế, Hiệp định RCEP là
mắt xích quan trọng để các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và
toàn cầu. Rõ ràng, để có thể trở thành không gian sản xuất thống nhất thì cần có thị
trường đủ lớn và Hiệp định RCEP bảo đảm cho điều kiện tiên quyết đó.

- Quy mô phạm vi

RCEP mang đến cơ hội dưới dạng một thị trường khổng lồ trị giá 24,8 nghìn tỷ
USD và hơn 2,3 tỷ người. Năm 2018, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của RCEP
(trên cơ sở ngang giá sức mua) lớn hơn so với các khối thương mại khác. Ở châu Á,
tổng GDP của RCEP gấp khoảng 5 lần so với các thành viên của Khu vực Thương
mại tự do ASEAN (AFTA), và gấp khoảng ba lần so với các nước châu Á khác, bao
gồm cả Ấn Độ.

Hơn nữa, tổng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN được
ghi nhận ở mức 152,8 tỷ USD vào năm 2018 - 25% trong số đó có nguồn gốc từ các
đối tác đối thoại và 15% từ các nước ASEAN. Tổng hợp lại, các giá trị thương mại
và đầu tư nội bộ RCEP đã chiếm 57% tổng thương mại và 40% tổng dòng vốn FDI
vào ASEAN.

Quy mô thị trường lớn của RCEP cùng với mối liên kết đầu tư và thương mại
mạnh mẽ giữa ASEAN và các đối tác đối thoại cho thấy rằng bất kỳ sự giảm thiểu
nhỏ nào trong các rào cản thương mại có thể sẽ làm tăng lợi nhuận đáng kể từ thương
mại. Những lợi ích này sau đó sẽ chuyển thành số lượng lớn hơn các công việc tạo
ra, và do đó dẫn đến tăng GDP và giảm nghèo ở các nền kinh tế mới nổi của ASEAN
như Campuchia, Lào và Myanmar.

- Quy tắc xuất xứ

Một điểm khác biệt của Hiệp định này là thay vì 5 hiệp định FTA giữa Asean
với các đối tác trước đây ta phải áp dụng, tuân thủ 5 bộ quy tắc xuất xứ để hàng hóa
khi xuất khẩu sang thị trường đó được hưởng ưu đãi thuế quan thì hiệp định này tạo

18
nên 1 bộ quy tắc xuất xứ hài hòa. Doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các nguyên
liệu đầu vào từ tất cả các nước trong khu vực RCEP bao gồm 10 nước Asean và 5
nước đối tác để sản xuất ra hang hóa và xuất khẩu đi bất cứ nước nào trong số các
thành viên Rcep này cũng đều được hưởng ưu đãi thuế quan nếu áp dụng quy tắc
xuất xứ.

So với các QTXX trong các FTA truyền thống, QTXX trong RCEP, cũng sử
dụng các tiêu chí, phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa phổ biến của thương mại
quốc tế là tiêu chí hàng hóa thuần túy, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, tiêu chí
tỷ lệ phần trăm giá trị và tiêu chí công đoạn gia công, chế biến hàng hóa. Tuy nhiên,
tùy thuộc vào đối tác ký kết FTA mà các phương pháp và công thức tính toán theo
từng tiêu chí có sự phức tạp và ngặt nghèo hơn so với các quy tắc xuất xứ ưu đãi
theo FTA truyền thống khác.

Với hàng thủy sản, các hiệp định như VJFTA, AJCEP đều yêu cầu xuất xứ
thuần túy tại Việt Nam, nhưng Hiệp định RCEP cho phép nhập khẩu con giống từ
bất cứ đâu, hoặc con giống được nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được
hưởng ưu đãi.

Các thành viên như Trung Quốc, Hàn Quốc và những nước vốn là nguồn
nguyên liệu chủ yếu đều nằm trong RCEP khiến vấn đề QTXX để hàng hóa xuất
khẩu được hưởng thuế quan RCEP trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hàng hóa Việt
Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt là
trong những thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia,...

- Cam kết xóa bỏ thuế quan:

Trong số các FTA ASEAN+1 hiện nay, sáu nước thành viên ASEAN (AMSs)
đã cam kết xóa bỏ thuế đối với hơn 90% mặt hàng (tính trung bình) sau giai đoạn
chuyển đổi. Bốn nước thành viên còn lại cam kết xóa bỏ trung bình hơn 80% nhưng
dưới 90% mặt hàng, cụ thể là Indonesia (83,4%), Lào (89,3%), Myanmar (87,3%),
và Việt Nam (89,5%).

19
Theo lộ trình cam kết trong Hiệp định RCEP, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan Việt Nam
dành cho ASEAN ở mức 90,3%, Australia và Newzealand đạt 89,6%, Nhật Bản và
Hàn Quốc 86,7%, Trung Quốc là 85,6%. Ngoài ra, việc cam kết cắt giảm thuế quan
của Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và các nước ASEAN về 0%
ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và của Hàn Quốc sau lộ trình cam kết 10-15 năm
đối với phần lớn mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam
xuất khẩu mặt hàng có thể mạnh này vào thị trường các nước RCEP này một cách
nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn.

Đến nay, Việt Nam đã ký nhiều FTA song phương với các nền kinh tế lớn trong
RCEP, như FTA với Nhật Bản (VJFTA), với Hàn Quốc (KVFTA) hay FTA với
ASEAN (AFTA), với Australia, New Zealand là AANZFTA. Như vậy, khi RCEP
được ký kết, các doanh nghiệp trong nước sẽ có thêm lựa chọn sử dụng mẫu C/O
theo mỗi FTA một cách phù hợp, nhằm có được mức ưu đãi thuế quan cao nhất trong
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG CÁC NƯỚC RCEP
1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

1.1 Tiềm năng ngành thủy sản Việt Nam

‾ Tiềm năng về điều kiện tự nhiên

Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Dọc bờ
biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu
vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ven biển có nhiều hải đảo và vụng,
vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi đá cho cá đẻ. Nước ta có nhiều sông suối, kênh
rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có hơn 4 ngư trường trọng điểm đã được
xác định là: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường
Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh
(ngư trường Vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Vùng biển nước ta có nguồn hải sản khá phong phú: Tổng trữ lượng hải sản
biển khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế;
1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao;
nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loại đặc
sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp…

‾ Tiềm năng về nguồn nhân lực

Với trên 80% dân số sống ở nông thôn, trên 70% lao động nông nghiệp trong
tổng lực lượng lao động của cả nước, có thể nói nguồn nhân lực phát triển dồi dào
với hàng chục triệu hộ nông dân vừa làm ruộng nông nghiệp vừa nuôi trồng và khai
thác thuỷ sản. Trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở các
đầm, phá, tuyến đảo thuộc 28 tỉnh thành phố có biển, hàng nằm đã tạo ra một lực
lượng lao động đáng kể trong ngành thuỷ sản.
21
Chính do sự tăng lên ngày càng nhanh và liên tục của lực lượng lao động làm
cho lực lượng cung ứng lao động dồi dào làm giá cả lao động thấp hơn nhiều so với
khu vực và thế giới. Thêm nữa, người Việt Nam lại có truyền thống cần cù, yêu lao
động, không quản khó nhọc, đa số dân cư quen sống với sông nước vì vậy rất có
kinh nghiệm trong nghề đi biển.

1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản

- Về kinh tế

Trong những năm qua, xuất khẩu thuỷ sản đã có những đóng góp hết sức to
lớn, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thuỷ sản phát triển nói riêng và sự tăng
trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Hàng năm, xuất khẩu thuỷ sản đã đem lại nguồn
ngoại tệ rất lớn cho đất nước, từ 285,4 triệu USD năm 1991 đến nay thuỷ sản đã trở
thành một trong bốn ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nước đến năm 2020
con số đã là 8,5 tỷ USD. Như vậy cùng với các mặt hàng xuất khẩu khác, xuất khẩu
thuỷ sản đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra nguồn vốn cho sự công nghiệp hoá -
hiện đại hoá mà chúng ta đang tiến hành.

Với vai trò khai thông thị trường, xuất khẩu thuỷ sản đã thúc đẩy sự phát triển
đối với khâu nuôi trồng và khai thác nguyên liệu. Trong khai thác hải sản, nghề cá
nhân dân đã được tổ chức quản lý và hợp tác theo đơn vị truyền nghề, khuyến khích
trang bị tàu thuyền có công suất lớn, có khả năng đánh bắt ở vùng biển khơi. Do đó
không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị và bảo vệ an ninh
quốc phòng đất nước.

Thêm vào đó, công nghiệp chế biến thuỷ sản đã đóng vai trò to lớn hàng đầu
về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu sản xuất
hàng hoá xuất khẩu. Sự ra đời hàng loạt nhà máy chế biến thế hệ mới bên cạnh các
nhà máy được nâng cấp với quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã góp phần đưa công
nghệ chế biến thuỷ sản Việt Nam lên thứ hạng cao trên thế giới.

22
Đồng thời, sự phát triển của ngành có thể đem lại cơ hội phát triển cho những
ngành khác liên quan như: sản xuất nuôi trồng, chăn nuôi, hoá chất…có điều kiện
phát triển. Không những thế, ngành còn có khả năng phát triển trên mọi vùng kinh
tế trọng điểm của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ
theo hướng hợp lý.

‾ Về mặt xã hội

Ngành thủy sản phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, phần
lớn ở các vùng nông thôn và ven biển, tạo ra việc làm thu hút một khối lượng lớn
lao động nông nhàn làm tăng thu nhập, đảm bảo đời sống, góp phần làm giảm đi vào
làn sóng di dân.

Với tiềm năng xuất khẩu lớn, hiện nay ngành thuỷ sản Việt Nam đã thu hút
được trên 30 vạn lao động và ít có tay nghề thông qua sản xuất hàng xuất khẩu, giải
quyết tốt công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội.

Việt Nam phát triển thủy sản gắn liền với xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở
vùng cao, vùng sâu. Thực phẩm thủy sản xuất tại chỗ còn được trực tiếp làm giảm
tỷ lệ suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ vùng cao. Việc tập trung sản xuất ở ven sông,
suối còn giúp xóa bỏ tập quán du canh, du cư, tăng cường an ninh biên giới trên đất
liền. Ngoài ra phát triển các hạng tàu khai thác biển, góp phần tăng cường an ninh
quốc gia, bảo vệ lãnh thổ chủ, quyền biên giới hải đảo.

‾ Về mặt môi trường

Phát triển ngành thủy sản hợp lý là điều kiện cơ bản để bảo vệ môi trường. Hệ
sinh thái nước ta có tiềm năng lớn về sinh vật biển và diện tích mặt nước rộng lớn.
Những vấn đề đặt ra hiện nay là việc khai thác làm sao cho đảm bảo cân bằng sinh
thái. Vì thế ngành thủy sản đóng vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường
và sự phát triển bền vững. Ngành thủy sản được coi là tiên phong trong việc tìm
kiếm các giải pháp để chỉ sự phát triển bền vững của môi trường nước đặc biệt sinh
vật biển.

23
2 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước RCEP

2.1 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản
Những năm gần đây, Nhật Bản luôn nằm trong top đầu các quốc gia tiêu thụ
nhiều thủy sản của Việt Nam với đóng góp cho tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
cả nước luôn dao động trong khoảng 16 – 17%.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN


GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Tỉ USD)
10
8.8 8.6 8.5
8.3
8

2 1.3 1.39 1.46 1.4

0
2017 2018 2019 2020
Nhật bản Tổng kim ngạch cả nước

Nguồn: Tổng cục hải quan


Theo báo cáo của tổng cục hải quan năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy
sản sang thị trường nhật bản đứng thứ 2, đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tăng 18,6% so với năm 2016.

Vào năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tụt xuống vị trí
thứ 3 sau Mỹ và EU, tổng kim ngạch đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2017,
chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Theo báo cáo của tổng cục thống kê, tính đến năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 1,46 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm ngoái,
chiếm 17,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

24
Vào năm 2020, tuy đại dịch Covid – 19 bùng lên toàn cầu nhưng Nhật Bản vẫn
nằm trong top 4 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản đứng đầu về tiêu thụ thủy sản của
Việt Nam, chiếm 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản cả năm 2020 chỉ đứng thứ
2, giảm 3,6% so với năm 2019, đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất
khảu thủy sản của cả nước.

Về cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo loài, tôm Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn
thứ 2 tại Nhật Bản sau Hoa Kỳ, chiếm 22,8% thị phần. Nhật Bản là thị trường nhập
khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam, đối với mặt hàng cá ngừ xuất khẩu,
thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, EU) và kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang Nhật Bản. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật gồm 2 sản phẩm
chính là cá ngừ tươi và cá ngừ chế biến. Ngoài ra, một số mặt hàng thủy sản khác có
kim ngạch xuất khẩu tương đối cao sang Nhật Bản như cua, ghẹ, chả cá và surimi…

2.2 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG TRUNG


QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ( Tỉ USD)
10 8.8
8.3 8.6 8.5
8

2 1.1 0.996 1.23 1.2

0
2017 2018 2019 2020
Trung Quốc Tổng kim ngạch

Nguồn: Tổng cục hải quan

25
Trung Quốc là một trong những thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt
Nam trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2017, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ
thủy sản đứng thứ 3 với tổng kim ngạch đạt gần 1,1 tỉ USD, chiếm 13,3% thị trường
xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Năm 2018 thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 11,3%, với
996 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2017 do chính quyền Trung Quốc thắt chặt
việc đưa hải sản từ Việt Nam qua biên giới đất liền và tăng cường chế độ kiểm tra
đối với các sản phẩm đi qua các đường chính ngạch. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn
nằm trong top 4 nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhiều nhất, chỉ sau Mỹ, EU
và Nhật Bản.

Năm 2019, Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 1,23 tỉ
USD, tăng 23, 56% so với năm 2018. Tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Trung
Quốc chiếm 14,1%.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid và thủ tục nhập khẩu khó khăn, giá
trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc là 1,2 tỉ USD giảm 6% so với năm 2019.

Trung Quốc đã vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3
của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020. Sau khi giảm mạnh trong 2 tháng đầu
năm do tác động của dịch Covid -19, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc bắt đầu
ổn định và hồi phục dần từ tháng 3. Riêng trong quý II, Trung Quốc đứng đầu về
nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ tháng 7, xuất khẩu sang thị trường này
giảm mạnh (giảm 9% và 10% trong tháng 7 và tháng 8) do Trung Quốc hạn chế nhập
khẩu tôm đông lạnh.

2.3 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc

Trong những năm gần đây thì thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc đang
ngày càng được đẩy mạnh. Đặc biệt có thể thấy rõ kim ngạch xuất khẩu thủy sản
sang thị trường Hàn Quốc cũng có nhiều triển vọng đáng kể.

26
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG HÀN
QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Tỉ USD)
10
8.8 8.6 8.5
8.3
8

2 0.865
0.785 0.782 0.77
0
2017 2018 2019 2020
Hàn Quốc Tổng kim ngạch cả nước

Nguồn: Tổng cục hải quan


Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc đạt 785 triệu
USD, tăng hơn 28% so với năm 2016, chiếm 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của cả nước, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Năm 2018, kim ngạch xuât khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tụt xuống vị trí thứ
5, đặt 865 triệu USD, tăng 11,1% so với năm 2017. Tuy năm 2018 tổng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc tăng nhưng so với 2017 thì tốc độ tăng
trưởng chỉ bằng một nửa, đứng sau Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.

Năm 2019, Hàn Quốc vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ 5 với tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản đạt 782 triệu USD, giảm 9,6% so với năm trước. Chiếm 9,15% tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
Hàn Quốc 10 tháng năm 2020 đạt 135,6 nghìn tấn, kim ngạch đạt 629,1 triệu USD,
giảm 3,3% về lượng và giảm 1,7% về kim ngạch so với 10 tháng năm 2019. Xét đến
tổng kim ngạch cả năm 2020, xuất khảu sang Hàn Quốc giảm nhẹ 1,6%, kim ngạch
xuất khẩu đạt 770 triệu USD, chiếm 9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam.

27
Về cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo loài, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam
sang Hàn Quốc tăng, chiếm 28,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất Việt
Nam, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tuy nhiên năm
2020 do dịch bệnh Covid – 19 nên trong 4 tháng đầu kim ngạch cuất khẩu giảm
22,3% so với cùng kì năm ngoái.

2.4 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Asean

Trong 20 năm qua, tốc độ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Asean tăng
trưởng không ổn định, tuy nhiên xu hướng ngày càng tăng trong 10 năm trở lại đây.

Tính đến hết năm 2017, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất
khẩu sang cả 9 nước trong khối Asean. Trong đó, Thái Lan, Philippines và Singapore
là 4 nước nhập khẩu nhiều nhất các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, chiếm từ 82 -
96% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Asean.

Về thị trường, Thái Lan là bạn hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam ở Asean.
Thái Lan là nước duy nhất ở Asean có mặt trong Top 10 thị trường đơn lẻ lớn nhất
của thủy sản Việt Nam. Sau Thái Lan tại Asean là Philippines và Singapore (102
triệu USD và 75,588 triệu USD). Bên cạnh 3 thị trường nói trên, đến nay, thủy sản
Việt Nam đã được xuất khẩu sang tất cả các nước còn lại trong khu vực Asean.

28
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG ASEAN
TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ( Tỉ USD)
10 8.8
8.3 8.6 8.5
8

2 0.668 0.683
0.612 0.56
0
2017 2018 2019 2020
ASEAN Tổng kim ngạch

Nguồn: Tổng cục hải quan

Theo Tổng cục hải quan, năm 2017, xuất khẩu thủy sản sang Asean đã đạt giá
trị 612 triệu USD. So với các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc,
giá trị xuất khẩu thủy sản sang Asean vẫn còn khiêm tốn nhưng với giá trị xuất khẩu
như trên, Asean đã đứng vào hàng thứ 5 trong danh sách những thị trường quan trọng
nhất của thủy sản Việt Nam.

Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Asean tăng qua các
năm từ 2017-2019, và tăng hơn 71 triệu USD. Trong giai đoạn 2018 – 2019, tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Asean tụt xuống vị trí thứ 6 sau
Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Asean đạt 668
USD, tăng 56 triệu USD so với năm 2017, trong đó mặt hàng các tra, mực, bạch tuộc
vẫn đóng vai trò là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sang Asean đạt 683 triệu USD, tăng 2,3% so
với năm 2018, và chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 khiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu năm 2020 bị chững lại so với các năm trước, đạt 560 triệu USD, chiếm
29
6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên đây cũng là một con số khá khả
quan với ngành thủy sản Việt Nam trong tình hình dịch bệnh phức tạp.

Về sản phẩm, cá biển là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam sang các nước Asean.
Năm 2017, xuất khẩu cá biển (chủ yếu là cá biển tươi/đông lạnh) sang Asean đạt
289 triệu USD. Tiếp đó là cá tra với giá trị xuất khẩu là 143 triệu USD; mực, bạch
tuộc 71 triệu USD.

2.5 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia
Australia được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng lớn đối với mặt
hàn xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2017, Australia nằm trong top 10 thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam với vị trí thứ 9, tuy nhiên đến năm
2020 thì vị trí này xuống 11.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG


AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (Tỉ USD)
10 8.8
8.3 8.6 8.5
8

2
0.185 0.198 0.208 0.223
0
2017 2018 2019 2020
Australia Tổng kim ngạch cả nước

Nguồn: Tổng cục hải quan


Theo số liệu của Tổng cục hải quan, từ năm 2017 đến nay, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam vào Australia không có mức tăng trưởng đột biến, dù đã trải
qua khó khăn và biến cố nhưng vẫn giữ được giá trị xuất khẩu trên 185 triệu USD,
giảm 0,68% so với năm 2016.

30
Năm 2017, do dịch đốm trắng ở tôm bùng phát tại bang Queensland, Bộ Nông
nghiệp Australia đã ra quyết định cấm nhập khẩu tôm trong vòng 6 tháng kể từ tháng
1/2017 khiến cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam phải gánh chịu nhiều thiệt
hại, trong đó, lượng tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia khoảng 55 triệu
AUD.

Năm 2018, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng lên đến 197,5 triệu USD, tăng 6,75%
so với năm 201 và thị trường Australia đứng thứ 11 trong top các nước nhập khẩu
thủy sản của Việt Nam nhiều nhất, chiếm 2,25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam.

Năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Australia đạt 208,21 triệu USD, tăng 5,4%
so với năm 2018 chiếm tỉ trong 2,44% so với tổng kim ngạch cả nước, riêng tháng
12/2019 xuất khẩu đạt 17,56 triệu USD giảm 10,37% so với tháng 11/2019.

Sang năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch covid nhưng xuất khẩu thủy sản sang
Australia vẫn giữ mức tăng trường ổn định, năm 2020 xuất khẩu đạt 223 triệu USD
tăng 9% so với cùng kì năm 2019, chiếm tỉ trong 14,3% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước.Việt Nam là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Australia.

Các sản phẩm từ tôm của Việt Nam hiện chiếm lĩnh trên 30% thị phần nhập
khẩu của Australia, một số sản phẩm tôm chế biến chiếm đến 50% thị phần.

Australia là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 7 của Việt Nam, riêng tôm
chiếm 66% tổng xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam
sang Australia đạt 127 triệu USD, tăng 10,8% so với năm 2018. Tính tới 15/4/2020,
xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt 29,6 triệu USD, tăng gần 12% so với
cùng kỳ năm ngoái.

2.6 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang New Zealand

Thị trường Zew Zealand là một thị trường tiềm năng lớn đối với thủy sản Việt
Nam, tuy nhiên hợp tác thương mại giữa hai nước vẫn còn nhiều hạn chế chưa thực

31
sự được phát triền, dẫn tới thủy sản Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận nhiều tới người
tiêu dùng, dẫn tới nhiều hạn chế trong hợp tác xuất khẩu.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NEW


ZEALAND GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ( Tỉ USD)
0.025

0.02
0.02 0.019
0.018
0.016
0.015

0.01

0.005

0
2017 2018 2019 2020

Nguồn: Tổng cục hải quan


Theo thống kê của tổng cục hải quan vào năm 2017 tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản sang New Zealand đạt 17,8 triệu USD ( xấp xỉ 18 triệu USD), giảm 15,73%
so với năm 2016. Thủy sản Việt Nam có vẻ khá lép vế đối với thị trường New
Zealand, theo tính toán của Bộ Công Thương, thủy sản Việt Nam có kim ngạch xuất
khẩu sang New Zealand chỉ đạt khoảng 20 triệu USD hàng năm, chiếm 11-13% nhu
cầu của thị trường này, nên dư địa còn nhiều. Ngược lại, tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản sang New Zealand cũng chỉ chiếm 2,15% so với tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của cả nước.

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường New Zealand
tăng 2,4 triệu USD; tương đương 13,43% so với năm 2018, Tuy nhiên con số này
chiếm không đáng kể so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chiếm
0,23%).

32
Vào năm 2019, tổng kim ngạch thủy sản sang thị trường New Zealand giảm
7% so với 2018 và kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 18,8 triệu USD, chiếm 0,22% so với
tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Do dịch bệnh COVID – 19 ảnh hưởng rất nhiều đến thương mại hàng hóa,
lượng thủy sản xuất khẩu sang New Zealand giảm mạnh đến 18,5% so với 2019,
Kim ngạch xuất khẩu tụt xuống còn có khoảng 16 triệu USD, chỉ chiếm có 0,18%.

Việt Nam hiện đang xuất khẩu chủ yếu là hai hàng tôm đông lạnh cá tra file
đông lạnh sang New Zeland. và là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất vượt cả Thái lan
và TQ đối với tôm đông lạnh, đồng thời là nhà cung cấp duy nhất cá tra phi lê.

Về thị phần, tôm đông lạnh hiện chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất tại NZ-
44%. SLTK tính đến 2019, VN dẫn đầu thị trường về mặt hàng này, tiếp theo là
Trung Quốc (20%) và Thái Lan (20%).

Các mặt hàng thủy sản khác như nhuyễn thể (bạch tuộc, mực ống) và nhuyễn
thê hai mảnh vỏ (trai, sò), tôm cá khô…có giá trị không đáng kể.

33
CHƯƠNG 3: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH
XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH RCEP

1 Cơ hội

➢ Về cắt giảm thuế quan:

Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và các nước ASEAN cam kết
cắt giảm thuế quan về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và Hàn Quốc sau lộ
trình cam kết 10-15 năm đối với phần lớn mặt hàng thủy sản của Việt Nam, sẽ mở
ra cơ hội mới cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường các nước
RCEP một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, thủy sản của Việt Nam
có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng
xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Australia, New Zealand…
Bình luận về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO
và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho hay các
doanh nghiệp Việt Nam rất kỳ vọng RCEP sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ với
nhiều lợi ích về thuế quan, trong khi những thị trường này lại không quá khó tính.
Đặc biệt, quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn, bên cạnh quy trình
về hải quan sẽ được thống nhất, tạo thuận lợi thương mại.

➢ Về quy tắc xuất xứ

Hiệp định RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp
nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối. Doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các
nguyên liệu đầu vào từ tất cả các nước trong khu vực RCEP bao gồm 10 nước Asean
và 5 nước đối tác để nuôi trồng thủy sản và xuất khẩu đi bất cứ nước nào trong số
các thành viên Rcep này cũng đều được hưởng ưu đãi thuế quan nếu áp dụng quy
tắc xuất xứ. Đây được coi là một trong những điểm quan trọng nhất trong Quy tắc
xuất xứ hàng hóa của Hiệp định RCEP.
34
Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tận dụng nguồn nguyên liệu xuất xứ từ các
nước ASEAN mà còn có thể tận dụng nguyên liệu xuất xứ từ các nước đối tác như
Australia, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Chẳng hạn, ta có thể
nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc để chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản.

➢ Về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại

Các quy tắc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được thống
nhất và tăng cường. Do đó, Hiệp định RCEP được cho là sẽ không tạo ra áp lực cạnh
tranh mới mà chủ yếu hướng đến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, thời gian thực hiện cam kết giảm thuế của RCEP dài
nên các doanh nghiệp sẽ tránh được cú sốc về giảm thuế.

➢ Mở rộng thị trường sang các nước phát triển

Hiệp định RCEP được ký kết và đưa vào thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh
nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, tham gia vào
các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

➢ Tham gia vào thị trường tiêu thụ rộng lớn

Hiệp định RCEP là khu vực năng động, có tầng lớp trung lưu mới gia tăng
nhanh chóng. Ước tính trong vòng 3 năm tới, cả khu vực sẽ có khoảng 150 triệu
người có thu nhập trung bình cao. Nhóm người này có khả năng hình thành các xu
hướng tiêu dùng mới khác với thế hệ trước do đó sức mua hang của họ cũng sẽ tăng.

➢ Giảm chi phí giao dịch, tiếp thu khoa học kỹ thuật

Cùng với việc mở ra một thị trường tiêu dùng rộng lớn, Hiệp định RCEP sẽ
giúp các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản giảm nhiều chi phí giao
dịch, tạo dựng môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định
hiện hành, áp dụng các quy định trong khuôn khổ các FTA khác nhau của ASEAN.

35
Đồng thời, góp phần tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế của Việt Nam trong giải
quyết tranh chấp về thương mại và đầu tư.

➢ Có thể dùng chung chứng nhận C/O

RCEP tích hợp một số FTA mà ASEAN đã ký trước đó. Do đó, khi RCEP có
hiệu lực, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thể dùng chung một mẫu giấy chứng
nhận xuất xứ (C/O) thay vì từng mẫu C/O cho từng thị trường như hiện nay, giúp
đơn giản thủ tục hơn cho doanh nghiệp

➢ Thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài

RCEP thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài trong bối cảnh các chuỗi
cung ứng bất ổn gần đây. Qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản
xuất định hướng xuất khẩu nước ta.
RCEP cũng đem lại cho Việt Nam một thị trường có mức sống, kinh tế tăng
trưởng mạnh mẽ với nhu cầu tiêu dùng rất lớn mà đòi hỏi không quá cao về chất
lượng sản phẩm như khi tham gia vào CPTPP hay EVFTA... Đây là cơ hội để nhanh
thủy sản Việt Nam mở rộng hơn nữa thị trường, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm của
doanh nghiệp tới thị trường các nước thành viên RCEP.

Như vậy, RCEP góp phần định hình thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững
cho Việt Nam và các thành viên trong khu vực ASEAN, đặc biệt là đem lại nhiều cơ
hội to lớn cho Việt Nam trong ngành thủy sản.

2 Thách thức

➢ Về quy tắc xuất xứ

Sau khi hiệp định RCEP có hiệu lực, việc xuất khẩu thủy sản sang các nước
RCEP yêu cầu thủ tục chặt chẽ hơn, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam còn chưa chủ động trong việc nắm bắt tin tức mới, thực hiện các thay đổi mới
một cách bị động. Do đó, mặc dù được hưởng khá nhiều về thuế quan, tuy nhiên thì
trên thực tế một số doanh nghiệp chưa tận dụng được tối đa mức ưu đãi này. Vì vậy,
36
doanh nghệp Việt Nam có thể hưởng nhiều hơn nếu được truyền thông và sát sao
hơn về áp dụng quy tắc xuất xứ.

➢ Nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều hơn về thuế quan nếu
chúng ta có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt. Thực tế là do đầu vào sản
xuất nguyên liệu như: thức ăn, con giống, hóa chất…đều phụ thuộc vào nguồn cung
nước ngoài, các cơ quan quản lý chưa hoặc không kiểm soát được dẫn đến dịch bệnh,
chất lượng kém. Chi phí sản xuất cao hơn so với các nước khác khiến cho giá thành
sản phẩm và giá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.

➢ Thách thức từ chính năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém, chưa đủ tiềm lực để xây dựng
thương hiệu cạnh tranh tại các thị trường nước ngoài. Thay vào đó các doanh nghiệp
của Thái Lan, Philippines… lại nắm bắt thông tin nhanh nhạy, xây dựng các thương
hiệu thủy sản nổi tiếng sức cạnh tranh mạnh hơn các doanh nghiệp của Việt Nam.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cần chú trọng phát triển
sản phẩm, đạt yêu cầu chất lượng của thị trường các nước mà còn cần chú trọng
trong việc truyền thông thương mại, gây dựng thương hiệu của sản phẩm Việt Nam.

Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ,
EU mà chưa chú trọng tới các thị trường mới nổi. Các doanh nghiệp Việt Nam năng
lực còn yếu kém trong việc thăm dò, tìm hiểu thị trường mới để có thể tăng sức cạnh
tranh khi xâm nhập vào các thị trường như Australia,…

➢ Thách thức về vấn đề tăng nhập siêu

Hiệp định RCEP cũng kéo theo một số thách thức về thương mại như khả năng
tăng nhập siêu. Theo đó, Việt Nam đang nhập siêu thủy sản từ nhiều quốc gia thành
viên RCEP, trước đây chỉ là trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, thời gian gần đây
nhập siêu với cả Australia, New Zealand, Nhật Bản… Điều này dẫn đến nguy cơ rủi

37
ro đối mặt với các vụ kiện phòng vệ khi không kiểm soát đúng mức nguyên liệu
nhập khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu sang các thị trường ngoài khu vực.

➢ Về cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu

Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu hàng sơ chế, chủ yếu là hàng đông lạnh, sản
phẩm được chế biến sâu (có giá trị gia tăng) tuy đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu của ngành nên sẽ có nhiều khó khăn khi cạnh tranh.

➢ Về lao động và vấn đề di chuyển thể nhân

Thủy sản là một măt hàng cần lực lượng lao động lớn, trong khi đó thực trạng
lao động trong ngành không ổn định. Hiệp định về di chuyển thể nhân cũng chưa
được thông qua. Hơn nữa, các ràng buộc và quy định chặt chẽ về lao đông từ các
hiệp định sẽ tăng thêm thách thức cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

➢ Về chuyển hướng thương mại

Trên thực tế, Trung Quốc, Australia và New Zealand xuất khẩu nhiều sản phẩm
nông sản trong khi các nước ASEAN lại có sức cạnh tranh trong lĩnh vực thủy sản.
Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức chuyển hướng thương mại của Nhật Bản
và Hàn Quốc khi các nước này mở cửa thị trường của mình cho Trung Quốc. Nếu
tác động chuyển hướng thương mại lớn hơn so với tác động thúc đẩy tăng thương
mại thì xét tổng thể sẽ đem lại kết quả tiêu cực với ngành thủy sản của Việt Nam.

➢ Sức ép cạnh tranh hàng hóa

Bộ Công Thương cho biết, nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương
tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn. Hiện chất lượng, hàm lượng giá
trị gia tăng của hầu hết sản phẩm Việt còn khiêm tốn.

Sức ép này không chỉ diễn ra trên thị trường xuất khẩu mà thị trường nội địa
cũng tương tự. Theo bà Thu Trang, khi thị trường nội địa cũng phải mở theo RCEP,
các hàng hoá có cơ cấu sản phẩm tương tự sẽ tràn vào Việt Nam. Hàng Việt phải
cạnh tranh trực diện với các mặt hàng nhập khẩu từ RCEP, đặc biệt từ Trung Quốc.

38
Trung Quốc được xem là một trong những thách thức lớn từ các nước tham gia
RCEP. Với lợi thế hàng hoá phong phú, giá rẻ, nền kinh tế tỷ dân này có thể gây ra
những tổn thương đến sinh kế của người dân tại các nước khác. Đây được xem là
một nguyên nhân chính khiến Ấn Độ, tháng 11 năm ngoái, quyết định rút khỏi
RCEP.

39
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO
XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
1 Định hướng

➢ Khai thác và nuôi trồng thủy sản hợp lý

Trong khai thác thủy sản: cần tiến hành quy hoạch và quản lý phát triển nghề
khai thác hải sản một cách hợp lý, có thể chia theo ngư trường hoặc địa phương để
tận dụng được triệt để những lợi thế có được. từ đó nâng cao sản lượng, chất lượng
ngành đánh bắt thủy sản.

Trong nuôi trồng thủy sản: cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy
sản, trong đó đặc biệt là nuôi biển, nước lợ phục vụ xuất khẩu; ngoài ra cũng cần mở
rộng thị trường trong nước và quốc tế cho nuôi nước ngọt, ưu tiên chọn lựa các đối
tượng nuôi năng suất cao, dễ vận chuyển và có khả năng đa dạng chế biến để phục
vụ đa dạng nhu cầu của thị trường;

➢ Nâng cao công nghệ - kĩ thuật

Đổi mới công nghệ kỹ thuật trong một hệ thống đồng bộ thống nhất các khâu
của sản xuất thủy sản xuất, tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
Nhanh chóng quy hoạch lại và đầu tư chiều sâu nhằm nâng cấp và hiện đại hoá các
cơ sở chế biến thủy sản hiện có. Xây dựng các trung tâm chế biến với công nghệ
hiện đại, có điều kiện sản xuất tiên tiến, gắn liền với đầu tư phát triển các vùng
nguyên liệu tập trung.

➢ Nâng cao chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm

Tăng cường bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản theo hướng đồng
bộ, tiên tiến, hiện đại, nối liền và xuyên suốt các khâu bảo quản sau thu hoạch, trong
quá trình tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

➢ Nâng cao công tác quản lý

40
Phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập
đất nước, ngành đã khẳng định, lấy xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh
vực này. Nhờ đó, thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô
hình kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển.
Việc ngành thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình
thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự chuyển biến
mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất,
kinh doanh, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được định hướng phát triển
phục vụ xuất khẩu đã tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá
cả nước, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của đất nước.

➢ Chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, kích
thích tính đa dạng của sản xuất nguyên liệu và tận dụng sản phẩm của khai thác, lấy
chế biến làm cơ sở cho việc nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản.

2 Giải pháp

Nhìn chung hiệp định RCEP chính thức được kí kết và có hiệu lực đã mang lại
cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Do đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần đề
ra những giải pháp hợp lý, phù hợp để phát triển những cơ hội và khắc phục những
thách thức để nhanh thủy sản Việt Nam phát triển bền vững.

2.1 Đối với chính phủ


➢ Chính sách thuế

Nhà nước cần có những chính sách miễn, giảm thuế đối với sản xuất và xuất
khẩu thủy sản, ví dụ với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ công tác chế biến
xuất khẩu, cần hoàn 100% thuế nhập khẩu nguyên liệu. Miễn, giảm thuế nhập khẩu
dây chuyền công nghệ tiên tiến trong chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển hàng
thủy sản để khuyến khích các nhà máy chế biến sử dụng kỹ thuật công nghệ cao
trong sản xuất.

41
➢ Tăng cường việc tham gia vào các thị trường chung

Nước ta cần phối hợp với các tổ chức quốc tế trong nước và trên thế giới, triển
khai các dự án hợp tác song phương, đa phương. Ký kết các hiệp định thương mại,
hiệp định song phương, đa phương nhằm kêu gọi trợ giúp vốn, kỹ thuật để phát triển
sản xuất thủy sản trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của hàng thủy
sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

➢ Phát huy vai trò của các bộ ngành, cơ quan chính phủ một cách triệt

Những văn phòng nhà nước có trách nhiệm trực tiếp như Hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản cần phát huy vai trò của mình trong việc tìm kiếm, mở rộng thị
trường, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thủy sản cho các doanh
nghiệp trong nước. Đồng thời, các văn phòng tổ chức đại diện tại các thị trường cần
có những động thái nhằm thúc tiến thương mại, nắm bắt nguồn thông tin thị trường,
tư vấn cung cấp cho những doanh nghiệp thủy sản trong nước để các doanh nghiệp
có những chính sách, nước đi thích hợp trước những chuyển dịch của thị trường.

➢ Chính sách tài chính - tín dụng

Nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân vay vốn để đóng tàu,
mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc khai thác, nhất là khai thác xa bờ. Cần đơn
giản hoá thủ tục cho ngư dân vay vốn, áp dụng chính sách cho vay với lãi suất thấp,
thời hạn cho vay dài để khuyến khích ngư dân vay vốn cho sản xuất.

Bên cạnh việc trợ giúp vốn cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần đưa ra những
chính sách thích hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành thủy sản,
đặc biệt là trong hoạt động khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản biển, nuôi tôm công
nghiệp, chế biến kỹ thuật cao, sản xuất thiết bị lạnh kỹ thuật cao.

➢ Chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp

Khuyến khích các doanh nghiệp ký kết với với các doanh nghiệp nước ngoài
để xây dựng nhà máy chế biến tại Việt Nam như vậy ta có thể tiếp thu được công

42
nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của họ. Hơn nữa còn rất nhiều thuận lợi
cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang các thị trường nước ngoài vì
sẽ giảm thiểu được các rào cản về mặt thủ tục hành chính, cũng như các sản phẩm
của ta đã đạt yêu cầu ngay từ khi chế biến tại Việt Nam.

Có thêm nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chủ trương triển khai
các công nghệ tiên tiến để doanh nghiệp và ngư dân có điều kiện tiếp nhận tốt hơn
như lắp ráp tàu thép, dây chuyền sản xuất công nghệ cao.

2.2 Đối với doanh nghiệp


➢ Tăng cường năng lực công nghệ chế biến

Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế, đáp ứng các yêu cầu bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Cần tập trung đầu tư hiện đại hoá công nghệ bảo quản sau thu hoạch; thực hiện
đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn chất lượng trong tất cả các khâu của quá
trình sản xuất thủy sản theo cách tiếp cận HACCP; áp dụng đồng bộ phương pháp
GMP và xây dựng hệ thống tự kiểm tra chất lượng cho các cơ sở chế biến thủy sản;
tăng cường khả năng của các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng thủy sản.

➢ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên.

Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Có chiến lược cử cán bộ của mình
đi học thêm ở nước ngoài đào tạo chuyên sâu cho chuyên viên kỹ thuật qua trường
lớp, bài bản và chuyên môn.

➢ Chủ trương nắm bắt thông tin và tích cực tham gia vào các hoạt động xâm
nhập thị trường

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản có thể mở văn phòng đại diện
ở từng thị trường, qua đó doanh nghiệp có thể hiểu biết kỹ hơn về thị hiếu, nhu cầu
của từng thị trường để có giải pháp thích hợp đồng thời lại có thể trực tiếp giới thiệu
với người tiêu dùng ở từng thị trường về bản thân doanh nghiệp và các sản phẩm đó.

43
Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước để
quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng. Thông qua việc tham
gia vào các hội chợ triển lãm đặc biệt là hội chợ triển lãm mang tính quốc tế, doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể học tập những điểm mạnh
của các doanh nghiệp đến từ các nước khác.

➢ Đẩy mạnh phân phối và xúc tiến thương mại

Đẩy nhanh việc áp dụng thương mại điện tử vào các hoạt động thương mại thủy
sản, nhang chóng hỗ trợ các biện pháp về công nghệ và kỹ thuật để đưa thương mại
điện tử trở thành một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua
rào cản thương mại.

44
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn
cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ
mậu dịch đang nổi lên, việc ký kết Hiệp định RCEP đánh dấu mốc quan trọng trong
tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia đàm
phán Hiệp định, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh
tế sau đại dịch.

Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu
tư, hài hòa hóa quy tắc xuất xứ giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường
các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập RCEP sẽ tạo cơ hội để phát
triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh các chuỗi cung
ứng toàn cầu và khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19.

Khi RCEP có hiệu lực, đây là cơ hội đặc biệt để ngành thủy sản Việt Nam phát
triển. Việt Nam có thể gia tăng cơ hội xuất khẩu tới 14 nước châu Á thành viên. Điều
này giúp cho nền kinh tế có thể phục hồi sau sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
RCEP sẽ góp phần tạo nên một cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy
toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại. Khi RCEP có hiệu lực,
áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng. Đặc biệt, các vấn đề pháp lý sẽ diễn ra thường xuyên
hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý tới luật về cạnh tranh lành mạnh.

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_%C4%90%
E1%BB%91i_t%C3%A1c_Kinh_t%E1%BA%BF_To%C3%A0n_di%E1%BB%87n_Kh
u_v%E1%BB%B1c

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-RCEP/32420/ban-tieng-viet-hiep-dinh-
rcep-chuong-1-muc-tieu-va-dinh-nghia-chung

https://www.moit.gov.vn/documents/36315/0/FILE_20201115_115103_20201115_1150
46.pdf/d468691e-9a1c-4866-a3ae-366af39cf11a

http://vasep.com.vn/ban-tin-bao-cao/bao-cao-xkts-viet-nam/bao-cao-xuat-khau-thuy-san-
viet-nam-nam-2020-21356.html

https://bnews.vn/tac-dong-lan-toa-cua-rcep-doi-voi-khu-vuc-va-the-gioi/179568.html

http://tapchinganhang.com.vn/hiep-dinh-rcep-van-de-va-trien-vong.htm

http://consosukien.vn/hiep-dinh-rcep-va-co-hoi-cho-viet-nam.htm

https://thuysanvietnam.com.vn/tiem-nang-thuy-san-cac-vung-bien-viet-nam/

https://infographics.vn/khai-thac-tiem-nang-thuy-san-bien-viet-nam/7235.vna

https://baodautu.vn/thi-truong-xuat-khau-rong-mo-voi-rcep-d136901.html

https://doanhnghiephoinhap.vn/hiep-dinh-rcep-co-hieu-luc-nganh-thuy-san-viet-nam-
chap-them-canh.html

https://doanhnghiephoinhap.vn/hiep-dinh-rcep-loi-ich-di-kem-thach-thuc.html

http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/xuat-khau-thuy-san-11-thang-dau-nam-2020-dat-tren-
768-ty-usd-737641.html

http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/xuat-khau-thuy-san-nam-2019-dat-tren-854-ty-usd-
724401.html

http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/nam-2018-thuy-san-xuat-khau-sang-da-so-thi-truong-
tang-kim-ngach-707354.html

46
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
MSV Họ và tên Đánh giá Xếp loại

Phạm Thị Thúy Liễu


19D260098 Tích cực hoạt động. A
(NT)
Hoàn thành tốt nhiệm
19D260030 Đỗ Diệu Linh A
vụ.
Chưa tích cực thảo
19D260184 Hoàng Thị Diệu Linh luận, nội dung còn B
nhiều thiếu sót.

19D260099 Nội dung còn nhiều B


Lê Thị Ngọc Linh
thiếu sót.

19D260031 Nguyễn Thị Thùy Rất tích cực, hoàn A


Linh thiện bài tốt.

19D260100 Hồ Hữu Lộc Hoàn thiện nhiệm vụ. A

19D260101 Lê Thị Nguyên Hoàn thành nhiệm vụ A


Lương tốt.
Hoàn thành tốt nhiệm
19D260032 Vương Thị Lương A
vụ.

47

You might also like