You are on page 1of 6

THIẾT KẾ MÔ HÌNH TRẠM CẤP PHÔI & GIA CÔNG TỰ ĐỘNG

1. Đặt vấn đề
Ngày nay, việc sử dụng các dây chuyền, hệ thống để chế tạo sản phẩm không còn là
điều mới mẻ đối với các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước có nền công nghiệp
phát triển thì các hệ thống gia công này được đầu tư thiết kế, trang bị đầy đủ và vô
cùng hiện đại, có các kết cấu cơ khí rất chính xác, các robot trong dây chuyền hết sức
linh hoạt. Và đặc biệt, công việc điều khiển dây chuyền rất đơn giản, dễ dàng, thuận
tiện cho người sử dụng và có thể dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển hoạt
động của dây chuyền để chế tạo các chi tiết máy, các sản phẩm khác theo yêu cầu
thực tế của thị trường. Quy trình hoạt động của hệ thống là một chu trình liên tục
khép kín, từ nguyên công cấp phôi cho đến nguyên công đóng gói sản phẩm đưa vào
kho dự trữ hay đưa ra thị trường đều được tự động hóa.
Với Việt Nam là một quốc gia có nền công nghiệp đang phát triển, đang cố gắng
học hỏi, tiếp cận, kế thừa các công nghệ cao của thế giới. Hiện tại, ở nước ta các máy
gia công chính xác như NC, CNC…đang dần dần được các công ty, các trung tâm gia
công đưa vào để thay thế các máy gia công truyền thống. Do điều kiện kinh tế, cơ sở
vật chất, trình độ con người còn thấp nên các dây chuyền sản xuất tự động công
nghệ cao, các dây chuyền gia công tích hợp CIM chưa được sử dụng rộng rãi. Vì vậy
chúng còn tương đối mới mẻ, xa lạ với học sinh, sinh viên cũng như các trung tâm gia
công, các công ty chế tạo.
Do vậy việc nghiên cứu, chế tạo mô hình cấp phôi và gia công tự động điều khiển
bằng PLC là cấp thiết.

2. Mục đích nghiên cứu


- Ứng dụng các kiến thức đã được học và thực thành vào thực tế, tìm tòi và học hỏi để
hoàn thiện kiến thức chuyên ngành.
- Hoàn thiện và hoạt động thành công mô hình trạm cấp phôi và gia công tự
động .

- Thiết kế chế tạo mô hình ứng dụng cho việc học


3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu mô hình trạm cấp phôi và gia công tự động
- Nghiên cứu chi trình của hệ thống
- Xây dựng hệ thống máy
4. Xây dựng tìm hiểu hệ thống cấp phôi và gia công tự động
 Trạm cấp phôi
-Trạm cấp phôi tách các phôi được lưu trữ trong các ụ chứa phôi của mô-đun
Magazine. Xi-lanh tác động kép đẩy từng phôi ra một vị trí băng tải. Mô-đun băng
tải vận chuyển các phôi sang bên phải hoặc trái. và di chuyển đến cuối băng tải,
di chuyển phôi sang trạm kế hoặc dừng tại cuối băng tải

 Trạm gia công


- Trong trạm gia công , các phội được kiểm tra và gia công trên bàn quay phân độ .
Bàn quay phân độ được điều khiển bằng động cơ điện một chiều . Bàn quay được
định vị trí bằng mạch rơ le , với các vị trí của bàn quay phân độ được phát hiện bằng
cảm biến điện cảm .
- Trên bàn quay phân độ , các phôi được kiểm tra và khoan trong các quá trình song
song . Cơ cấu dẫn động điện từ với cảm biến điện cảm thực hiện kiểm tra phôi đã
được đưa vào vị trí chính xác chưa . Trong khi khoan , phôi được kẹp bằng cơ cấu
dẫn động điện từ . Các phôi đã hoàn thiện sẽ được đưa qua một bên bằng thiết bị
gạt dẫn động điện
 Bàn máy
- Bàn trượt vít me được sản xuất và sử dụng cho các công việc cần độ chịu tải lớn. Yêu
cầu thời gian làm việc lâu dài và liên tục Được dẫn động bằng động cơ và cơ cấu
vítme đai ốc bi. Bàn máy mang chi tiết được kẹp chặt đi đến các vị trí gia công để tiến
hành gia công

 Van tiết lưu


 Cảm biến từ
 Mũi Khoan
 Thanh trượt
 Khung giá đỡ

5 . Thiết lập trạm điều khiển và giám sát


- Bộ điều khiển lập trình PLC s7-1200 :
Bao gồm các thành phần :
– 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống như
điều khiển AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng
– 2 mạch tương tự và số mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí sản
phẩm
– 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB)
– 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP
– Bổ sung 4 cổng Ethernet
– Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC

Cấu tạo của bộ điều khiển Siemens CPU S7-1200


-Kích thước: 110 x 100 x 75
-Bộ nhớ người dùng:
-Bộ nhớ làm việc: 50Kb
-Bộ nhớl ưu trữ: 2Mb
-Bộ nhớ Retentive: 2Kb
-Ngõ vào ra số: 14 In/10 Out
-Ngõ vào ra tương tự: 2 in
-Vùng nhớ Truy suất bit (M): 4096Byte
-Module tín hiệu mở rộng: 8
-Board tín hiệu/truyền thông:1
-Module truyền thông: 3
-Bộ đếm tốc độ cao:
1 Pha 3 x 100KHZ/3 x 30KHZ
2 Pha 3 x 80KHZ/3 x 20KHZ
-Ngõ ra xuất xung tốc độ cao: 2
-Truyền thông: Ethernet
-Thời gian thực khi mất nguồn nuôi: 10 ngày
-Thực thi lệnh nhị phân: 0.1 micro giây/lệnh

Cấu hình giao tiếp của PLC S7-1200

S7-1200 hỗ trợ kết nối Profibus và kết nối PTP (point to point).

Giao tiếp PROFINET với:

– Các thiết bị lập trình

– Thiết bị HMI

– Các bộ điều khiển SIMATIC khác

Hỗ trợ các giao thức kết nối:

– TCP/IP
– SIO-on-TCP

– Giao tiếp với S7

6 . Nguyên lý hoạt động


Khi khởi động máy , hệ thống băng tải cấp phôi cho bàn máy vít me , sau đó bàn trượt vít
me di chuyển đến vị trí gia công qua sự điều khiển của dộng cơ servo. Tại trạm gia công ,
phôi được kẹp chặt. máy khoan bắt đầu đi xuống thực hiện khoan lỗ trong vòng 3s . khoan
xong pitong kéo máy khoan lên. Chi tiết trên bàn máy được kẹo và di chuyển ra bên ngoài.
Tiếp theo lập lại chu trình tương tự.

You might also like