You are on page 1of 10

1.

Khái niệm:
Cơ khí hóa: là quá trình thay thế tác động cơ bắp con người khi thực hiện các quá trình
công nghệ chính (chuyển động quay của phôi khi cắt tiện, chuyển động quay đầu
khoan…) hoặc các chuyển động chính (chạy dao, đẩy phôi…)
Cơ khí hóa cho phép nâng cao năng suất lao động nhưng không thay thế được con người
trong các chức năng điều khiển, theo dõi diễn biến của quá trình cũng như thực hiện 1
loạt các chuyển động phụ trợ khác.
Tự động hóa: được hiểu là quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo để làm cho 1 công cụ,
một bộ phận thiết bị, một thiết bị, một hệ thống thiết bị… có khả năng tự hoạt động mà
không cần sự tác động của con người.
Với các thiết bị vạn năng như bán tự động, các chuyển động phụ (tác động điều khiển) do
người thợ thực hiển còn trên các thiết bị tự động hóa và máy tự động thì toàn bộ quá trình
làm việc (kể cả các tác động điều khiển) đều được thực hiện tự động nhờ các cơ cấu và hệ
thống điều khiển mà không cần có sự tham gia trực tiếp của con ngưởi.
Vai trò tự động hóa quá trình sản xuất:
 Tăng năng suất lao động (Increase labor productivity).
 Giảm chi phí công nhân (Reduce labor cost) dẫn đến giảm giá thành sản phẩm.
 Giảm hoặc loại bỏ những công việc thủ công, đơn điệu, nhàm chán, những công
việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.
 Hạ giá thành sản xuất đến mức thấp nhất có thể (giảm số lượng nhân công, giảm
tiêu hao vật tư, năng lượng và tăng năng suất lao động…)
 Làm cho sản phẩm chất lượng tốt hơn bằng cách đưa vào dây chuyền sản xuất
những thao tác, thiết bị đo lường, định lượng… mà chỉ có tự động hóa mới thực
hiện được trên qui mô công nghiệp
 Thực hiện các qui trình rất khó hoặc không thể thực hiện bằng tay (những chu
trình tích hợp CIM, CAD/CAM…)
 Làm cho chất lượng sản phẩm đồng đều hơn, ổn định hơn do loại bỏ yếu tố con
người (do ngẫu nhiên, đãng trí, tình trạng sức khỏe…) và tăng cường kiểm tra tự
động. Điều này đặc biệt quan trọng đối với khả năng chiếm lĩnh thị trường, tạo uy
tín cho sản phẩm đối với khác hàng.
 Thực hiện những thao tác mà con người khó/không thể làm được dù bằng thủ công
hay trí óc (chế tạo hoặc lắp ráp các chi tiết cực nhỏ, những thao tác cực nhanh,
phối hợp phức tạp các động tác…)
 Thay thế con người trong các môi trường đặc biệt (thám hiểm, tháo gỡ bơm mìn,
chăm sóc y tế…)
2. Các giai đoạn triển khai (phase) TĐH hệ thống sản xuất
Việc triển khai tự động hóa hệ thống thường gồm 3 giai đoạn (phase)
Giai đoạn 1: sản xuất thủ công bằng cách sử dụng các tế bào có người điều khiển
một trạm hoạt động độc lập
Giai đoạn 2 : Sản xuất tự động sử dụng các tế bào tự động một trạm hoạt động độc
lập
Giai đoạn 3: Sản xuất tích hợp tự động sử dụng hệ thống tự động nhiều trạm với
hoạt động nối tiếp và tự động chuyển các đơn vị công việc giữa các trạm
Câu 3:
Các thiết bị điều khiểu:
 Điều khiển bằng cơ khí
 Điều khiển kết hợp cơ điện
Vai trò của điều khiển kết hợp cơ điện tử: Cơ điện tử hay kỹ thuật cơ điện tử có vai
trò khả năng nhìn nhận các vấn đề trong sản xuất công nghiệp và đời sống (do khối
khiến thực tổng thể nên khả năng nhìn nhận cũng tổng thể và cơ hữu các vấn đề hơn),
xây dựng các bài toán, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng máy móc, hệ thống
máy móc tự động, hiện đại vào sản xuất công nghiệp. Cơ điện tử xâm nhập vào tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội như y tế, giao thông vận tải, nông nghiệp thông
minh, giúp việc...tăng năng suất, tăng chất lượng, giải phóng con người khỏi các công
việc nhàm chán, nguy hiểm...Sản xuất công nghiệp và đời sống vừa là nhu cầu vừa là
động lực phát triển không ngừng của ngành cơ điện tử

 Điều khiển bằng rơle (điện)


Vai trò của điều khiển bằng rơle :
+ Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng một
tín hiệu điều khiển.
+ Cách ly các mạch điều khiển hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch được cấp
điện DC.
+ Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc và đảm
bảo độ an toàn.

 Điều khiển bằng khí nén thủy lực


+ Hệ thống nén khí có khả năng truyền tải đi xa bằng hệ thống đường ống với tổn
thất nhỏ
+ Sau khi công cơ học, khí nén có thể thải ra bên ngoài mà không gây ô nhiễm
môi trường.
+ Tốc độ truyền động của khí nén cao và linh hoạt
+ Dễ dàng điều khiển, an toàn điều khiển với độ tin cậy và chính xác
 Điều khiển bằng PLC/VĐK
+ Hệ thống PLC được ví như trái tim của ngành tự động hóa. Là bộ phận sẽ xử lý
và thu nhập thông tin từ các bộ phận cảm biến trên dây chuyền. Đưa ra được
những chỉ dẫn cho các cánh tay robot, hệ thống băng chuyền hoạt động.

+ Hệ thống PLC ngày càng phát triển và có nhiều sự lựa chọn để theo kịp nhu cầu
sử dụng của con người.  Sáng chế ra nhiều lợi ích mới mang lại tiện ích như tích
hợp với công nghệ USB để có thể điều khiển, lập trình, giám sát trực tuyến

+ Ngoài ra chúng còn giúp giám sát và kiểm soát được các ứng dụng máy chủ và
các thiết bị kết nối. Có khả năng cung cấp dự đoán, thực hiện đánh giá tổng thể để
đưa ra các giải pháp bảo trì và sử dụng hợp lý.

Câu 4:

Các dạng thiết bị điều khiển:

 Thiết bị điều khiển dạng cơ


 Thiết bị điều khiển rơ le:

Ưu điểm:

 Rơ le số có độ tin cậy cao.


 Rơ le số có độ nhạy, độ chính xác cao.
 Thời gian tác động nhanh do rơ le số không có phần động không có quán tính
cơ, quán tính điện nhỏ.
 Kích thước trọng lượng và không gian lắp đặt nhỏ.
 Các thông số làm việc được hiển thị rõ ràng đầy đủ có khả năng tự kiểm tra bản
thân thiết bị.
 Có chức năng ghi nhớ lưu trữ các số liệu và tình trạng hoạt động của thiết bị
công tác thuận tiện cho người sử dụng trong vận hành, quản lý sửa chữa thiết
bị.
 Có khả năng kết nối với máy tính sử dụng chương trình phần mềm giúp rơ le số
có chức năng và đặc tính làm việc phức tạp, đa dạng đáp ứng nhu cầu phát triển
ngày một hiện đại của các quá trình công nghệ sản xuất.
Nhược điểm:

 Yêu cầu vận hành, sửa chữa có trình độ cao.


 Giá thành cao, đầu tư lớn.
 Phải có thiết bị dự phòng cao các rơ le điện cơ.
 Phụ thuộc nhiều vào bên cung cấp hàng trong sửa chữa nâng cấp thiết bị.
 Chất lượng làm việc chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường lắp đặt nhất là độ
ẩm, nhiệt độ. Ở Việt Nam cần phải trang bị máy điều hòa không khí cho phòng
đặt thiết bị có sử dụng linh kiện bán dẫn.
 Dòng tải đầu ra của rơ le số có bộ phận đầu ra bằng dụng cụ bán dẫn còn nhỏ
(300mA ứng với Ulv =24VDC). Để tăng dòng tải người ta sử dụng bộ phận đầu
ra bằng rơ le điện từ có dòng tải từ 2A đến 10A điện áp 250V AC, đồng thời rơ
le điện từ còn cho phép cách ly về điện giữa rơ le số và phần mạch tải sau rơ le.
 Thiết bị điều khiển PLC (lập trình, vi điều khiển…)

Ưu điểm:

 Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn


 Thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao.
 Mạch điện gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa.
 Cấu trúc dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng
chức năng khác
 Khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường công
nghiệp.
 Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, nối mạng truyền
thông với các thiết bị khác.

Nhược điểm:

 Giá thành phần cứng cao, một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập trình.

Tuy nhiên hiện tại giá thành đã giảm đáng kể, quý khách hàng có thể tham khảo các dòng
PLC Mitsubishi hoặc PLC Delta giá thành rất hấp dẫn, vui lòng liên hệ công ty để được
báo giá và tư vấn nhiệt tình.

 Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.

Nếu bạn lần đầu tiếp cận PLC thì chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và mất khá nhiều thời
gian để tự nghiên cứu  Tuy nhiên khó khăn này hoàn toàn có thể giải quyết nhanh chóng
bằng việc chọn lựa một nhà cung cấp uy tín & có khả năng hỗ trợ kỹ thuật tốt.
 Thiết bị điều khiển thông minh

Ưu điểm:

 Vi điều khiển hoạt động như một máy vi tính không có bất kì bộ phận kĩ
thuật số nào
 Tích hợp cao hơn bên trong vi điều khiển làm giảm chi phí và kích thước
của hệ thống
 Việc sử dụng vi điều khiển rất đơn giản, dễ khắc phục sự cố và bảo trì hệ
thống
 Hầu hết các chân được lập trình bởi người dùng để thực hiện các chức năng
khác nhau.
 Dễ dàng kết nối thêm các cổng Ram, Rom, I/O.
 Cần ít thời gian để thực hiện các hoạt động

Nhược điểm :

 Vi điều khiển có cấu trúc phức tạp hơn so với vi xử lý


 Chỉ thực hiện đồng thời một số lệnh thực thi giới hạn
 Chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị vi mô
 Không thể trực tiếp giao tiếp với các thiết bị công suất cao

Câu 5:

Trình tự xây dựng hệ thống điều khiển bằng bộ PLC gồm 10 bước:

 Bước 1: Tìm hiểu kĩ về yêu cầu công nghệ, trong bước này người lập trình phải
tìm hiểu kỹ các yêu cầu công nghệ và phải bổ sung được những yêu cầu còn thiếu
vì trong thực tế khi đặt hàng người đặt hàng chỉ quan tâm đến các yêu cầu chính,
còn các yêu cầu khác để thực hiện nhiệm vụ chính đặt ra thì thường không được
nên lên.
 Bước 2: Liệt kê đầy đủ đầu vào/ra, các đầu vào ra dữ trữ cần thiết khi cần phát
triển hệ thống… Và chọn PLC có số đầu vào ra lớn hơn hoặc bằng theo yêu cầu.
 Bước 3: Phân địa chỉ vào ra cho PLC, về nguyên tắc nên tuân thủ theo nguyên tắc
để thuận tiện cho việc lập trình, theo dõi phát hiện lỗi như sau:
+ Phân địa chỉ vào ra theo yêu cầu: Ví dụ đầu đếm vào tốc độ cao, đầu vào lôgic,
đầu vào Analog phải đúng đầu vào chức năng của PLC
+ Phân địa chỉ vào ra có dụng ý: Theo tên gọi, hoặc theo trình tự tác động để tận
dụng các khả năng tín hiệu hóa của PLC. Dẽ theo dõi pháy hiện lỗi và dễ lập trình
 Bước 4: Vẽ sơ đồ đấu nối PLC với các địa chỉ đã định ở Bước 3 Bước 5:
+ Nối PLC với các thiết bị thực, phải kiểm tra chắc chắn phần ghép nối theo đúng
sơ đồ nguyên lý, đảm bảo phần nguồn cấp được thực hiện đúng, đảm bảo chắc
chắn điện áp nguồn cấp phải đúng sơ đồ nguyên lý.
 Bước 5: Lập lưu đồ thuật toán hoặc giản đồ thời gian cho hệ thống.
 Bước 6: Dịch lưu đồ thuật toán hoặc giản đồ thời gian sang giản đồ hình thang
 Bước 7: Lập trình trên máy tính
 Bước 8: Chạy mô phỏng và kiểm tra
+ Phải tạo ra tín hiệu thử tương tự như thực tế đưa vào đầu PLC
+ Xem kết quả đầu ra trên PLC và trên phần mềm mô phỏng. So sánh với lý thuyết
 Bước 9: Chạy toàn bộ hệ thống theo các bước sau – Đảm bảo chắc chắn hệ thống
nối đúng:
+ Đảm bảo chắc chắn hệ thống cơ khí, thủy lực, khí nén chạy được – Chạy nhắp
+ Chạy bán tự động
+ Chạy tự động hệ thống
 Bước 10: Bàn giao lưu cắt chương trình

Câu 6:

FMS gồm 3 thành phần:

 Các trạm thiết bị công nghệ (Workstations)


 Hệ thống vận chuyển và lưu trữ vật liệu (Material handling and storage system)
 Hệ thống điều khiển máy tính (Computer control system)

Nguyên tắc thiết lập FMS:

Thiết lập FMS gồm các bước cơ bản:

 Xác định họ chi tiết được gia công trong FMS


 Xác định thiết bị công nghệ của FMS: các tế bào gia công tự động, các mô đun sản
xuất linh hoạt, robot… dựa vào kết quả của bước một
 Xác định các hệ thống vận chuyển, lưu trữ, HT phụ trợ cho sản xuất (kho chứa, xe
nâng chuyển, thiết bị kiểm tra..)
 Thiết lập các cấu trúc chức năng, cấu trúc công nghệ và cấu trúc thông tin của
FMS
 Thiết lập mạng máy tính nội bộ
 Thiết lập các hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin…

Câu 7:

Mô hình bottleneck:
 Một trong những khía cạnh quan trọng là hiệu suất, năng suất, mức độ sử dụng
thiết bị của FMS , và được mô tả một cách trực quan bằng mô hình bottleneck
(bottle model). Mô hình được dùng để tính toán xác định các tham số thiết kế ban
đầu của FMS như năng suất, hiệu suất sử dụng thiết bị…
 Mô hình bottleneck giúp ta biết trạm nào, máy nào trong FMS bị hoạt động nhiều
hoặc quá tải để ta có thể nâng cấp khi cần tăng năng suất.
 Thuật ngữ bottleneck tùy thuộc vào thực tế đầu ra của hệ thống sản xuất với điều
kiện tổ hợp chi tiết tạo ra bởi hệ thống là cố định
 Mô hình bottleneck không chỉ giới hạn trong FMS mà nó có thể áp dụng trong các
hệ thống sản xuất khác

Thông số:
Câu 8:

Băng tải

Ưu điểm:

 Có thể tải các vật liệu nặng: dựa trên mức MPA cao, độ đàn hồi cao, số lượng
vải và độ dày cao.

 Độ bền lâu: độ đàn hồi theo chiều dọc thấp.

 Chống mài mòn.

 Chịu được độ ẩm cao, tạm thời, hóa chất.

 Khó bị tách các lớp vải vì liên kết giữa các lớp vải và cao su rất bền.

Nhược điểm:

 Không nên tải với tốc độ quá nhanh.

 Độ dốc thấp.

 Không thể chuyển tải theo đường cong.

 Sự đơn giản có nghĩa là các tính năng rất hạn chế.

 Đai có thể khó làm sạch và thường không để lại kết quả thành công.

 Vật liệu dính có thể bị kẹt trên dây đai và chuyển sang mặt sau, các cuộn, bộ làm
việc và ròng rọc.

Vít tải:

Ưu điểm:

- Vật liệu được vận chuyển trong ống nên tránh được bụi.

- Chế tạo đơn giản.

Nhược điểm:
- Không thích hợp để vận chuyển những loại vật liệu có kích cỡ lớn

- Năng suất vận chuyển nhỏ.

Gầu tải:

Ưu điểm:

- Khả năng vận chuyển lớn

- Có khả năng vận chuyển được vật liệu ở nhiệt độ cao

- Có khả năng vận chuyển được vật liệu lên rất cao.

Nhược điểm:

- Chi phí lắp đặt cao.

- Kết cấu, trọng lượng gầu tải lớn.

Câu 9:

Các phương pháp định lượng:

- Phương pháp định lượng thể tích

- Phương pháp định lượng khối lượng:

You might also like