You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN HỌC: TRANG BỊ ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO CHIỀU


CAO VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM

MÃ MÔN HỌC:EEQU333746_22_1_09

HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2022-2023

THỰC HIỆN: NHÓM 8 LỚP SÁNG T6 TIẾT 4-6

GVHD: Ths.Phùng Sơn Thanh

SVTH: Trần Ngọc Duy Khánh 20151494


Trần Hoàng Bích 20151438
Nguyễn Văn Duy 20151449
Nguyễn Văn Vũ 20151593
Lỷ Và Vỹ 20151595

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI THEO CHIỀU CAO VÀ
ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM .........................................................................................................1
1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống: ........................................................................................1
1.2 Mô tả các thành phần của hệ thống ......................................................................................1
1.2.1 Các thiết bị điều khiển .............................................................................................. 1
1.2.2 Thiết bị hiển thị ......................................................................................................... 4
1.2.3 Các loại Cảm biến ..................................................................................................... 4
1.2.4 Các loại băng tải ........................................................................................................6
1.2.5 Hệ thống khí nén ....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN CHO HỆ THỒNG ..................................... 13
2.1. Quy trình vận hành ....................................................................................................13
2.2. Thiết kế sơ đồ các khối chức năng ........................................................................... 14
2.3. Chọn thiết bị và bảng dự trù kinh phí cho hệ thống .................................................16
2.3.1 Lựa chọn thiết bị cho các khối ................................................................................16
2.3.2 Bảng dự trù kinh phí ............................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TRÊN FACTORY IO ...........19
3.1. Giới thiệu Factory IO ....................................................................................................... 19
3.2. Thi công hệ thống .............................................................................................................19
3.3. Chương trình PLC ............................................................................................................. 23
3.3.1. Các đầu vào/ra ........................................................................................................23
3.3.2. Chương trình điều khiển phân loại sản phẩm ........................................................25
3.4. Vận hành hệ thống ........................................................................................................... 31
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ..................................................................................................... 33
4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................................... 33
4.2. Kết luận ............................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI THEO CHIỀU CAO VÀ
ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM
1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống:
Hiện nay trong công nghiệp hiện đại hoá đất nước, yêu cầu ứng dụng tự động hoá ngày
càng cao vào trong đời sống sinh hoạt, sản xuất (yêu cầu điều khiển tự động, linh hoạt, tiện
lợi, gọn nhẹ...). Mặc khác nhờ công nghệ thông tin, công nghệ điện tử đã phát triển nhanh
chóng làm xuất hiện một loại thiết bị điều khiển quá trình PLC. Để thực hiện công việc một
cách khoa học nhằm đạt được số lượng sản phẩm lớn, nhanh mà lại tiện lợi về kinh tế. Các
Công ty, xí nghiệp sản xuất thường sử dụng công nghệ lập trình PLC sử dụng các loại phần
mềm tự động. Dây chuyền sản xuất tự động PLC giảm sức lao động của công nhân mà sản
xuất lại đạt hiệu quả cao đáp ứng kịp thời cho đời sống xã hội. Trên cơ sở đó chúng em làm
đề tài “ phân loại sản phẩm theo chiều cao và đóng gói sản phẩm dùng PLC”. Hệ thống này
có ứng dụng trong thực tiễn như phân loại sản phẩm theo chiều cao, báo lỗi sản phẩm không
đúng kích thước, màu sắc. Hệ thống này được ứng dụng rộng rãi trong các dây chuyền sản
xuất sản phẩm và nhiều lĩnh vực khác.

Mục tiêu: thiết kế 1 hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao và đóng gói sản phẩm
sử dụng PLC S7 – 300 và mô phỏng 3D trên phần mềm Factory I/O.

Nội dung của đề tài: cơ sở lý thuyết S7 – 300( phần cứng, phần mềm, các thiết bị ngõ ra ,
ngõ vào trong công nghiệp, sơ đồ kết nối dây thiết bị, quy trình vận hành), phần mềm
Factory IO, ...

1.2 Mô tả các thành phần của hệ thống


1.2.1 Các thiết bị điều khiển

Điều khiển bằng PLC

PLC là hệ thống điều khiển chỉ cần lắp đặt một lần (đối với sơ đồ hệ thống, các đường
nối dây, các tín hiệu ở ngõ vào/ra ...), mà không phải thay đổi kết cấu của hệ thống sau này,
giảm được sự tốn kém khi phải thay đổi lắp đặt khi đổi thứ tự điều khiển ( đối với hệ thống
điều khiển relay ...) khả năng chuyển đổi hệ điều khiển cao hơn (như giao tiếp giữa các PLC
để lưu truyền dữ liệu điều khiển lẫn nhau), hệ thống điều khiển linh hoạt hơn. Không như
1
các hệ thống cũ, PLC có thể dẽ dàng lắp đặt do chiếm một khoảng không gian nhỏ hơn
nhưng điều khiển nhanh, nhiều hơn các hệ thống khác. Điều này càng tỏ ra thuận lợi hơn đối
với các hệ thống điều khiển lớn, phức tạp, và quá trình lắp đặt hệ thống PLC ít tốn thời gian
hơn các hệ thống khác.
Hệ thống dùng PLC S7-300 CPU 314C-2 PN/DP 6ES7 314-6EH04-0AB0

Thông số kĩ thuật:

2
“PLC S7-300 CPU 314C-2 PN/DP” Tích hợp các chức năng: Đếm/ Phát hiện tần số
(60Khz). Điều khiển độ rộng xung. Xuất xung (2.5 Khz). Điều khiển vòng kín. Điều khiển vị
trí.
- 24 ngõ vào số/ 16 ngõ ra số
- 4 ngõ vào/ 2 ngõ ra tương tự
- Bộ nhớ làm việc: 192kB
- Tốc độ xử lý: 0.06us
- Timer/counter: 256/256
- Vùng nhớ: 256 byte
- Truyền thông: MPI, Profibus DP, Profinet

Các nút nhấn chức năng Start, Stop, emergency

Các nút nhấn để điều khiển hệ thống: là một loại khí cụ dùng để đóng/ngắt các thiết bị
điện, máy móc hoặc một số loại quá trình trong điều khiển. Các nút nhấn nhả thường có lò
xo, hệ thống tiếp điểm thường hở (NO) và thường đóng (NC) và vỏ bảo vệ bên ngoài

Nút nhấn start, stop

● 1 bộ tiếp điểm đèn 24VDC hoặc 220VAC


● 2 bộ tiếp điểm: 1NO 1NC
● Màu sắc: R - Màu đỏ, G - Màu xanh
● Đường kính lỗ khoét ren: 22mm
● Kích thước: 36 x 80 x 29mm

3
Nút nhấn emergency

- Điện áp sử dụng: 220VAC, 380VAC

- Chịu tải: 5A; 2A

- 2 bộ tiếp điểm: 1NO 1NC

- Đường kính ren: 22mm

- Kích thước: 36 x 80 x 29mm

1.2.2 Thiết bị hiển thị

4
1.2.3 Các loại Cảm biến

Cảm biến màu

Cảm biến quang

Ánh sáng do LED phát ra được hội tụ qua thấu kính. Ở phần thu ánh sáng từ thấu kính
tác động đến transistor thu quang. Nếu có vật che chắn thì chùm tia sẽ không tác động đến
bộ thu được. Sóng dao động dùng để bộ thu loại bỏ ảnh hưởng của ánh sáng trong phòng.
Ánh sáng của mạch phát sẽ tắt và sáng theo tần số mạch dao động. Phương pháp sử dụng
mạch dao động làm cho cảm biến thu phát xa hơn và tiêu thụ ít công suất hơn. Lựa chọn
điện áp cấp cho cảm biến phải phù hợp với điện áp của mạch điều khiển. Do mạch điều
khiển kết nối với bộ điều khiển PLC nên điện áp của cảm biến là 24 VDC.

5
1.2.4 Các loại băng tải

Băng tải đai Belt conveyor

6
Thông số kỹ thuật băng tải đai tiêu chuẩn:

- Kích thước: Kích thước dây băng tải belt 1mmx55mmx860mm (Kích thước này chưa ép
tròn). Rộng từ 50mm đến 250mm

- Khung chân hộp: 30mmx60mm, 30mmx70mm, 40mmx80mm.

- Motor băng tải từ 0.75KW - 120KW - 1.5W - 2.2W

- Điện áp: 1 pha, 3 pha.

- Tủ điều khiển: Có nút nhấn, contactor LS

- Động cơ: Dùng động cơ hộp số, biến tần điều khiển tốc độ có phạm vi điều chỉnh

- Tốc độ: 2 - 10 vòng/phút tùy vào yêu cầu thiết kế.

- Nhiệt độ môi trường - 5°C - 40°C

Ưu điểm của băng tải belt so với dòng băng tải khác?

Vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau, bề mặt tiếp xúc mềm, dễ biến dạng

Truyền động băng tải ma sát do ma sát giữa puly chủ động và dây belt băng tải. Truyền
động do ăn khớp sinh ra do sự ăn khớp giữa bề mặt pully và bề mặt dây belt băng tải

Dây băng tải belt được làm bằng chất liệu: PVC, Pu có độ bền cao, khả năng chống
chịu tốt, sử dụng được trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Khung băng tải belt được cấu tạo bởi chất liệu là thép không gỉ. Thép không rỉ ít bị biến
dạng hay ăn mòn, rất thích hợp cho tất cả môi trường làm việc nhất là những băng tải được
lắp đặt ngoài trời

Kết cấu bằng thép tấm 3-20mm, đủ loại thép, que hàn chịu lực, các hệ kết cấu cho phép
chịu được trọng tải lớn.

Cấu tạo khung đa dạng, nhiều mẫu mã, khung đỡ có khung thép, giá đỡ, lan can, và
những phụ kiện khác theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.

7
Băng tải con lăn Roller Conveyor

Cấu tạo của băng tải con lăn:

- Khung được làm từ inox sơn tĩnh điện

- Chiều rộng băng tải : 400 -1.200 (mm).

- Chiều cao băng tải : 600 – 1.200 (mm).

- Vật liệu con lăn: Thép, nhôm, thép không gỉ, nhựa …

- Đường kính con lăn : Ф34 ,Ф42,Ф60, Ф76, Ф90, Ф114 …

- Bề mặt con lăn : Mạ kẽm , Anodized.

- Khả năng chịu trọng tải: 50-200 (kg)

8
1.2.5 Hệ thống khí nén

Hệ thống Máy nén khí

9
Xi lanh

Hoạt động bằng hệ thống khí nén.

Dùng loại xi lanh khí nén SC125*1000(đường kính lòng piston là 125mm, chiều dài
lòng piston 1000mm).

Thông số kích thước và lực đẩy của xi lanh SC125*1000

10
Thông số kích thước của xi lanh SC125*1000

Các loại phụ kiện có thể gắn với xi lanh SC125*1000

11
Van điện từ khí nén 5/2

Thông số kỹ thuật

● Kích thước cổng: 3/8”


● Áp suất làm việc: 1bar – 9bar
● Điện áp sử dụng: 24V, 110V, 220V
● Loại van: 5 cửa 2 vị trí
● Nhiệt độ hoạt động: 5℃ - 70℃
● Xuất xứ: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

12
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN CHO HỆ THỒNG

2.1. Quy trình vận hành


Nhấn nút Start băng tải chính bắt đầu chạy, đèn báo trạng thái Start là đèn xanh sẽ sáng,
và dừng lại khi nhấn nút Stop. Khi nhấn nút Stop đèn báo trạng thái Stop là đèn vàng sẽ
chớp rồi tắt, số lượng hiện trên màn hình sẽ trả về giá trị 0

Khi có sự cố, nhấn “Emergency Stop” hệ thống sẽ dừng hoạt động, đồng thời đèn báo
khẩn sẽ sáng, và đèn đỏ trên tủ điều khiển sẽ sáng.

Khi băng tải chạy sản phẩm sẽ được đưa vào đầu của băng tải. Băng tải sẽ đưa sản
phẩm kiểm tra kích thước và phát hiện lỗi nhờ cảm biến hình và hai cảm biến quang phát
hiện vật, đó là cảm biến CB1, CB2 và CB3

Khi có sản phẩm lỗi đi qua thì CB1 sẽ tác động, tín hiệu này được lưu lại và delay sau
1s sẽ set chân điều khiển Pusher lên mức 1, tác động đẩy sản phẩm lỗi ra ngoài.Đồng thời,
mỗi khi có 1 sản phẩm được CB1 tác động thì số lượng sản phẩm hiện trên màn hình sẽ tăng
1. Các sản phẩm còn lại sẽ đi tiếp hành trình

Khi qua CB2 sản phẩm kích thước lớn sẽ làm CB2 tác động, tín hiệu này được lưu lại
và delay sau 1s sẽ set chân điều khiển Pusher lên mức 1, tác động đẩy sản phẩm lớn vào
băng chuyền phụ 1 đi vào quy trình đóng gói, đồng thời số lượng sản phẩm hiện trên màn
hình sẽ tăng 1. Các sản phẩm còn lại vẫn sẽ đi tiếp hành trình

+Lúc này băng chuyền đóng gói 1 sẽ di chuyển, khi đến cảm biến dừng CB 4 thì băng
chuyền đóng gói 1 sẽ dừng lại để thùng đóng gói nhận sản phẩm.

+ Còn sản phẩm lớn, khi đi đến cuối băng chuyền phụ 1, cảm biến CB3 sẽ tác động, tín
hiệu được lưu lại và khi được tác động 2 lần thì băng chuyền đóng gói 1 tiếp tục di chuyển
để đưa thùng đầy hàng đi và đưa thùng trống vào

-Khi qua CB3 sản phẩm kích thước trung bình sẽ làm CB3 tác động, tín hiệu này cũng
sẽ được lưu lại và delay sau 1s sẽ set chân điều khiển Pusher lên mức 1, tác động đẩy sản
phẩm trung bình vào băng chuyền phụ 2, số lượng sản phẩm hiện trên màn hình cũng sẽ tăng

13
thêm 1. Khi sản phẩm trung bình vào băng chuyền phụ 2, quy trình đóng gói cũng diễn ra
tương tự như quy trình đóng gói sản phẩm lớn.

Cuối cùng còn lại sản phẩm nhỏ sẽ đi đến cuối bằng chuyền chính. Lúc này cũng sẽ có
CB5 sẽ tác động để đếm sản phẩm nhỏ để đóng gói như 2 sản phẩm trước đó. Tương tự, số
lượng sản phẩm trên màn hình cũng sẽ tăng 1.

Hệ thống cứ luân phiên nhau hoạt động đến khi người vận hành nhấn Stop thì dừng
hoạt động.

2.2. Thiết kế sơ đồ các khối chức năng


Dựa vào nhiệm vụ phân loại và đóng gói của hệ thống nên ta có thể phân chia hệ thống
thành các khối chức năng sau:

Khối điều khiển hoạt động hệ thống

14
Khối phân loại sản phẩm

Khối đóng gói

15
Sơ đồ ghép nối các khối

2.3. Chọn thiết bị và bảng dự trù kinh phí cho hệ thống


2.3.1 Lựa chọn thiết bị cho các khối

Khối điều khiển: có chức năng điều khiển bật, tắt và dừng mô hình, đồng thời số
lượng sản phẩm cũng sẽ hiển thị tại đây cho nên ta cần các thiết bị sau:

+1 nút nhấn Start:

+1 nút nhấn Stop:

+ 1 nút nhấn Emergency

+ 7 màn hình hiển thị số lượng

16
Khối phân loại: có chức năng nhận biết sản phẩm lỗi và phân loại sản phẩm theo chiều
cao nhờ vào các cảm biến và cánh tay đẩy Pusher

+ 3 cánh tay đẩy Pusher:

+ 2 băng chuyền Belt-conveyor loại 4 mét

+ 1 băng chuyền Belt-conveyor loại 6 mét

+ 2 băng chuyền Belt-conveyor loại 2 mét

+ 1 cảm biến hình ảnh Vision Sensor: dùng camera để xử lý ảnh chọn ra sản phẩm lỗi.

+ 2 cảm biến quang Diffuse Sensor

Khối đóng gói: có chức năng đói gói 2 sản phẩm vào 1 thùng dựa vào các cảm biến

+ 3 băng tải con lăn Roller conveyor loại 4 mét

+ 9 cảm biến quang Diffuse Sensor

17
2.3.2 Bảng dự trù kinh phí

18
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG TRÊN FACTORY IO

3.1. Giới thiệu Factory IO


Factory I/O là một phần mềm thiết kế và mô phỏng trực quan các hệ thống điều khiển
tự động hoá theo cách trực quan nhất. Phần mềm có thể giao tiếp gần như với mọi PLC. Với
bộ thư viện phong phú, phần mềm Factory IO mô phỏng được các hệ thống, đối tượng thông
dụng trong hệ thống tự động hoá dưới dạng 3D.
Ưu điểm:
- Giao diện 3D, góc nhìn đa dạng ( hỗ trợ góc nhìn 1st như các game hành động )
- Kết nối được nhiều loại PLC thực khác nhau.
- Thiết kế xây dựng nhà máy với hơn 30 loại linh kiện (cảm biến, băng chuyền, nút
nhấn, pusher, elevator, robot arm…) và linh kiện càng phong phú thêm trong thời
gian tới.
- Mô tả 1 hệ thống nhà máy ảo với nhiều loại cảm biến (tín hiệu analog hoặc digital).
Factory I/O được thiết kế sẵn 20 mô hình dựa theo các ứng dụng công nghiệp phổ biến.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các đối tượng được cung cấp sẵn trong thư viện Factory IO
để thiết kế các dây chuyền, hệ thống theo các riêng của bạn. Các hệ thống có thể xây dựng
được:

- Phân loại hàng hóa theo kích thước…


- Nhà kho tự động…
- Sắp xếp hàng lên pallet…
- Trạm cân, trạm buffer…
- Vận chuyển hàng bằng elevator…
3.2. Thi công hệ thống
- Sử dụng PLC S7-300 để điều khiển hệ thống

- Sử dụng nút nhấn Start, Stop để mở đóng và nút Emergency để dừng khẩn cấp

19
Sử dụng 3 bóng đèn xanh, đỏ và vàng để xác định trạng thái của 3 nút nhấn Start, Stop
và Emergency

Sử dụng 11 cảm biến quang Diffuse Sensor để phân loại, đếm sản phẩm và xác định vị
trí thùng đóng gói

Sử dụng 1 cảm biến hình ảnh Vision Sensor để xác định sản phẩm lỗi

20
- Sử dụng 3 cánh tay đẩy Pusher để đẩy sản phẩm

- Sử dụng 3 bóng đèn màu xanh để hiển thị cánh tay đẩy Pusher hoạt động

- Sử dụng băng chuyền Belt-conveyor:

+ 2 loại 4 mét

21
+ 1 loại 6 mét

+ 2 loại 2 mét

- Sử dụng 3 băng chuyền con lăn Roller conveyor loại 4 mét

- Sử dụng 7 màn hình led để hiển thị số lượng sản phẩm và thùng đóng gói

22
3.3. Chương trình PLC

3.3.1. Các đầu vào/ra

23
Các địa chỉ đầu vào

Các địa chỉ đầu ra

24
3.3.2. Chương trình điều khiển phân loại sản phẩm

25
26
27
Chương trình đóng gói:

28
29
30
3.4. Vận hành hệ thống

Mô hình toàn bộ hệ thống “Phân loại sản phẩm theo chiều cao và đóng gói sản phẩm”

Mô hình công đoạn xác định và đếm sản phẩm lỗi , sản phẩm phân loại theo chiều cao

31
Công đoạn vận chuyển sản phẩm đã được phân loại đến khâu đóng thùng

Công đoạn đóng và đếm số lượng thùng thành phẩm

32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
4.1. Kết quả đạt được

- Linh kiện chọn chạy ổn định trên phần mềm và phù hợp với hệ thống.

- Code chương trình được viết trên phần mềm Tia Portal.

- Hệ thống hoạt động khá ổn định trên phần mềm Factory IO. Bộ đếm đếm sản phẩm
và đóng gói sản phẩm hoạt động đúng như theo yêu cầu.

4.2. Kết luận

- Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này, “ hệ thống phân loại sản phẩm
theo chiều cao và đóng gói sản phẩm” đã được thiết kế thành công.

Ưu điểm:

● Hệ thống tối ưu được linh kiện máy móc


● Đáp ứng được yêu cầu đề tài
● Thiết bị được sắp xếp rõ ràng.
Nhược điểm:
● Hệ thống phân loại sản phẩm lỗi còn đơn giản
● Chưa có giao diện HMI vận hành và giám sát
● Hệ thống chỉ mới thực hiện được trên mô phỏng

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/https://codienhaiau.com/product/cam-bien-mau-autonics-bc15-ldt-c-
p/?gclid=EAIaIQobChMIweDPi-rk-wIVI5JmAh1TmQ6iEAQYAiABEgI5vfD_BwE

2/https://baoanjsc.com.vn/products/siemens-central-processing-units--cpu--s7-300-
series-6ES7314-6EH04-0AB0--CPU-314C-2PN-DP-_58620_en.aspx

3/https://cuahangvattu.com/products/van-khi-nen-solenoid-52-5-cong-2-vi-tri-24v-
220v.html

4/ https://www.siemens.com/global/en.html?tabcardname=starter+kits

5/https://www.keyence.com.vn/products/sensor/proximity/

34

You might also like