You are on page 1of 17

Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO


CHIỀU CAO SỬ DỤNG PLC S7-1200
SV1: Nguyễn Đức Mạnh, Lê Trần Đăng Khoa và Đặng Tiến Dững.
GVHD2:TS. Nguyễn Văn Khanh

ABSTRACT

Nowadays, programmable logic controllers (PLC) have been deploying widely in


industry, especially the product lines of Siemens. They provide stable, accurate, durable
performance and are adaptable to many harsh industrial environments. Therefore, the
aim of this project is to design a classification system based on S7-1200 PLC. All Whole
system are simulated on virtual environment. This project aims to create a practical
environment on TIA Portal software, simulate with PLC Sim and monitor, collect data on
WinCC as well as apply learned theories about PLC, acquire basic skills on
programming, design, connection and application of PLC in practice later.
Keyword: logic controller, S7-1200 PLC, classification system, PLC Sim, WinCC
Title: Simulation of product classification system by height using S7-1200.

TÓM TẮT

Ngày nay, việc ứng dụng các bộ điều khiển logic khả trình như PLC ngày càng được sử
dụng rộng rãi. Đặc biệt là các dòng sản phẩm PLC của Siemens. Nó mang lại hiệu suất
ổn định, chính xác, bền bỉ và thích ứng với nhiều môi trường khắc nghiệt trong công
nghiệp. Vì vậy, mục tiêu của đồ án này là thiết kế một hệ thống phân loại dựa trên S7-
1200 PLC. Tất cả hệ thống đều được mô phỏng trên môi trường ảo. Đồ án này nhằm
mục đích tạo môi trường thực hành trên phần mềm TIA Portal, mô phỏng bằng PLC Sim
và giám sát , thu thập dữ liệu trên WinCC cũng như ứng dụng những lí thuyết được học
về PLC , có được những kĩ năng cơ bản về lập trình, thiết kế, kết nối và ứng dụng PLC
trong thực tế sau này.
Từ khóa: điều khiển logic,PLC, PLC S7-1200, hệ thống phân loại, PLC Sim, WinCC

1 GIỚI THIỆU
Nhằm phục vụ nhiệm vụ hiện đại hoá quy trình sản xuất, hệ thống phân loại sản
phẩm ra đời là một công cụ hiệu quả giúp thay thế con người trong công việc phân
loại, nó đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc. Một hệ thống hoàn chỉnh
có thể phân loại các sản phẩm với độ tin cậy cao, hoạt động liên tục và giảm tối đa
thời gian trì hoãn hệ thống. Hơn thế nữa, đối với những công việc đòi hỏi sự tập
trung cao và có tính tuần hoàn, nên các công nhân khó đảm bảo được sự chính xác
trong công việc. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và uy tín
của nhà sản xuất. Vì vậy, hệ thống tự động nhận dạng và phân loại sản phẩm ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách này. Hệ thống phân loại sản phẩm hiện nay chủ
yếu được chia thành ba loại chính là: phân loại sản phẩm theo màu sắc, theo hình
dạng và theo chiều cao. Đề tài nhằm góp phần nghiên cứu và xây dựng những hệ

1
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

thống phân loại thực tế trong tương lai, đáp ứng những nhu cầu thực tiễn trong
công nghiệp hiện nay.

Bên cạnh đó PLC được ra đời và nó ngày càng phát triển vì những tính năng ưu
việt mà nó có được. Từ khi PLC ra đời nó đã thay thế một số phương pháp cũ, nhờ
khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa trên việc lập trình trên những
tập lệnh logic cơ bản. Vì vậy đề tài này sẽ trình bày về hệ thống mô phỏng phân
loại sản phẩm theo chiều cao sử dụng PLC S7-1200 dựa trên khả năng ứng dụng
phần mềm TIA Portal của Siemens ( TIA Portal, 2011). Đề tài thực hiện gồm 4
phần chính. Đầu tiên, trình bày khái quát về PLC S7-1200 (Simens-vietnam,2020).
Phần thứ hai, tìm hiểu về các phần mềm được tích hợp trong TIA Portal (WinCC,
PLC Sim,..…). Phần thứ ba, trình bày rõ phương pháp thực hiện bao gồm thiết kế
giao diện và lập trình phần mềm. Cuối cùng, kết quả quá trình thực hiện, từ chế độ
chạy Manual đến chế độ Auto, các tính năng Alarm và Report của hệ thống.

2. TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200


2.1 Giới thiệu về PLC S7-1200
S7-1200 được thiết kế nhỏ gọn và có một tập lệnh mạnh giúp những giải
pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200 (cite ở đây, phía sáu là triển
khai ý ra). S7-1200 có 5 dòng chính là CPU 1211C (50KB), CPU 1212C (75KB),
CPU 1214C (100KB), CPU 1215C (125KB) và CPU 1217C (150KB). S7-1200
cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP. PLC S7-1200
bao gồm: 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau
giống như điều khiển AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng; 2 mạch tương tự và số
mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí sản phẩm; 13 module tín
hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB); 2 module giao tiếp
RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP; Bổ sung 4 cổng Ethernet;
Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC
(Simens-vietnam, 2020)

Hình 1. Bộ điều khiển logic khả trình S7-1200

2.2 Công cụ hỗ trợ


Hệ thống sử dụng các cảm biến tiệm cận được đặt ở từng vị trí thích hợp
đảm bảo cho hệ thống nhận biết được chiều cao của vật, từ đó cảm biến truyền
thông tin đến bộ phận xử lí (PLC S7-1200) và xuất ra tín hiệu để bộ phận cơ khí

2
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

làm việc và đưa vật vào đúng vị trí theo chiều cao đã đặt từ trước. Tất cả các thông
tin được xuất ra ở màn mình HMI giúp người vận hành dễ dàng quan sát và điều
khiển hệ thống làm việc một cách tốt nhất.

Hình 2. Minh hoạ các công cụ hỗ trợ PLC S7-1200

Màn hình HMI hỗ trợ hiển thị các thông số và thông tin vận hành của bộ
điều khiển PLC, giúp người dùng có thể dễ dàng vận hành, xem thông tin ngay cả
trong không gian hẹp vì màn hình được thiết kế nhỏ gọn.
Các loại module truyền thông bao gồm truyền thông ethernet được tích
hợp sẵn, CPU S7-1200 có thể mở rộng được 3 module truyền thông khác nhau,
giúp cho việc kết nối được linh hoạt.
Cảm biến tiệm cận biến đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của
vật thể thành tín hiệu điện, tuỳ vào tác dụng của từng loại cảm biến mà từ đó cung
cấp cho bộ điều khiển phân tích.

2.3 Ngôn ngữ lập trình


S7-1200 dùng phần mềm lập trình Step7 Basic. Phần mềm này lập trình cho
bộ điều khiển SIMATIC S7-1200 và được thiết kế dựa trên nền của TIA Portal, hỗ
trợ ba ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL, nhờ vậy sẽ cung cấp tới người
dùng một giải pháp thống nhất, hiệu quả và trực quan cho tất cả các tac vụ tự động
hoá. Khi muốn làm một dự án, ta chỉ cần cài TIA Portal vì phần mềm này đã được
tích hợp bao gồm cả môi trường lập trình cho PLC và thiết kế giao diện HMI.
(Industrial Automation Magazine Vietnam, 2011).

3
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

3. PHẦN MỀM HỖ TRỢ


3.1 TIA Portal
TIA Portal (Totally Integrated Automation Portal) là một phần mềm tổng
hợp của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hoá, vận hành điện của hệ
thống do Siemens phát triển (cite ở đây). Đặc điểm TIA Portal cho phép các phần
mềm chia sẻ cùng một cơ sở dữ liệu, tạo nên tính thống nhất, toàn vẹn cho hệ
thống ứng dụng quản lý, vận hành. Giúp chúng ta có thể lập trình, thiết kế màn
hình HMI, kết nối và điều khiển hệ thống bằng TIA Portal (Simatic Step 7
professional, Simatic step 7 PLCSIM, WinCC Professional, …) trên một nền tảng
thống nhất. Giải pháp giảm thiểu thời gian tích hợp các ứng dụng riêng biệt để
thống nhất tạo hệ thống. ( TIA Portal, 2011)
3.2 WinCC
WinCC (Windows Control Center) là một phần mềm chuyên dụng để xây
dựng giao diện điều khiển HMI (Human Machine Interface) cũng như phục vụ
việc xử lý và lưu trữ dữ liệu trong một hệ thống SCADA thuộc chuyên ngành tự
động hoá (cite tại đây). Tùy theo chức năng sử dụng mà người dùng có thể chọn
các gói khác nhau của WinCC như là một trong các lựa chọn của sản phẩm.
(WinCC,2019)
3.3 PLC – Sim
Ngoài ra, PLC-Sim cũng là một phần mềm quan trọng mô phỏng đầy đủ tính
năng của PLC Siemens giúp người lập trình có thể quan sát, chạy mô phỏng hệ
thống mà không cần phải có thiết bị PLC thật .(White Tiger, February 27năm
mấy?).

4
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


4.1 Tổng quan
4.1.1 Sơ đồ khối hệ thống

Hình 3. Minh hoạ sơ đồ khối hệ thống

Sau khi cấp nguồn, (Runtime) từ khối nguồn. Kkhối băng chuyền bắt đầu
hoạt động, khối xử lý trung tâm nhận và xử lý thông tin, điều khiển các khối khác.
Khối xử lý chiều cao xử lý tín hiệu từ cảm biến tiệm cận theo chiều cao và gửi tín
hiệu lại khối xử lý trung tâm. Khối cảm bến đo chiều cao và nhận diệm sản phẩm
khi chạy trên băng tải và khối điều khiển khí nén dựa vào thông tin nhận được sẽ
chặn sản phẩm, đưa sản phẩm được phân loại ra khỏi băng chuyền.

5
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

4.1.2 Lưu đồ giải thuật

Hình 4. Minh hoạ lưu đồ giải thuật cho chương trình chính

Ở cChương trình chính hệ thống sẽ đợi người dùng tác động vào nút
START, STOP để khởi động hệ thống, sau khi hệ thống hoạt động sẽ kiểm tra các
kích thước nhận được tự khối cảm biến, với mỗi kích thước nhận được sẽ thực
hiện dừng động cơ cuộn sản phẩm. Sản phẩm được băng tải vận chuyển đi qua các
cảm biến tiệm cận và xi xi-lanh sẽ được tác động để thực hiện phân loại. Sau đó
động cơ sẽ được khởi động lại để lấy sản phẩm tiếp theo.

4.2Thiết kế hệ thống
4.2.1 Phân tích vấn đề
Yêu cầu đặt ra là đếm và phân loại sản phẩm theo chiều cao. Sử dụng băng
tải để vận chuyển sản phẩm, ba cảm biến dạng tiệm cận theo chiều cao đặt phía
trên băng tải để xác định chiều cao của sản phẩm. Hai xi-lanh để đẩy sản phẩm ra
khỏi băng tải, ba cảm biến để nhận dạng và đếm sản phẩm. Sử dụng công tắc để
điều khiển xilanh và băng tải
Hệ thống vận chuyển sản phẩm nhanh hơn do đó năng suất cao hơn , sử dụng ít
xilanh, ít băng tải nên giá thành chế tạo thấp, ít dùng cảm biến nên dễ dàng cho
việc điều khiển. Ngược lại, hệ thống chỉ phân loại được các sản phẩm có chiều cao
khác nhau, chưa có tính linh hoạt trong khâu phân loại và đóng gói.

6
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

4.2.2 Thiết kế gGiao diện SCADA.


Giao diện scada SCADA được thiết kế tương đối đầy đủ các tính năng như
auto , manual, show, ... Nhận được các tham số đầu vào, hiển thị được các thông
tin, số liệu cần thiết. Hệ thống cảnh báo lỗi và xuất dữ liệu cho hệ thống.

Hình 5.1 Màn hình chính của giao diện quản lý

Hình 5.2 Giao diện điều khiển của hệ thống

7
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

4.2.3 Viết cChương trình điều khiển


Chương trình chính điều khiển hệ thống được mô tả bằng các hình sau đây :

Hình 5.3 Khởi động hệ thống

Hình 5.4 Chọn chế độ hoạt động

Hình 5.5 Chương trình con chế độ Auto

Hình 5.6 Chương trình con chế độ Manual

8
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

Hình 5.7 Chương trình con ngõ ra

Hình 5.8 Chương trình con mô phỏng

Hình 5.9 Chương trình con cảnh báo lỗi hệ thống

Chi tiết về chương trình con chế độ Auto:


- Bật chế độ auto, băng tải sẽ hoạt động thông qua khối P_TRIG, băng tải sẽ dừng
khi cảm biến tác động để xylanh đẩy ra, sau khi xylanh thu hồi thì băng tải sẽ hoạt
động trở lại.

9
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

Hình 5.10 Điều khiển băng tải ở chế độ Auto


- Khi cảm biến cao tác động,xylanh cao sẽ tác động đẩy sản phẩm cao vào thùng
trong khoảng 3s thì xylanh sẽ thu hồi về , hoạt động tương tự cho xylanh trung
bình .

Hình 5.11 Điều khiển xylanh ở chế độ Auto

- Đếm sản phẩm , khi cảm biến tác động thông qua khối P_TRIG bộ đếm sẽ bắt
đầu đếm sản phẩm,tương tự cho cả 3 cảm biến :

Hình 5.12 Bộ đếm sản phẩm

Chi tiết về chương trình con chế độ Manual:


- Ở chế độ bằng tay (Manual) cơ chế hoạt động đơn giản, chỉ khi tác động các
witch thì băng tải hoặc xylanh sẽ hoạt động , bộ đếm được thiết kế như ở chế độ
Auto.

10
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

Hình 5.13 Chế độ Manual

Chi tiết về chương trình con Output:


- Khi ở chế độ Auto hoặc Manual, bit trung gian của băng tải lên 1 thì băng tải sẽ
hoạt động, tương tự cho xylanh cao và xylanh trung bình.

Hình 5.14 Chương trình con output

Chi tiết về chương trình con Mô phỏng:


- Khối này nhằm để mô phỏng hoạt động của hệ thống trên giao diện Scada. Khi
băng tải chạy thì vị trí sản phẩm bắt đầu di chuyển , 1 trong 3 cảm biến tác động
thì sẽ reset vị trí sản phẩm về ban đầu.

Hình 5.15 Mô phỏng vị trí sản phẩm

11
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

Hình 5.16 Reset vị trí sản phẩm


- Mô phỏng sản phẩm cao, khi sản phẩm di chuyển đến vị trí được đặt trước thì
cảm biến cao sẽ tác động lên 1 đồng thời reset bit mô phỏng sản phẩm cao , sau đó
sẽ reset cảm biến làm cho xylanh trở về vị trí ban đầu, tương tự cho mô phỏng sản
phẩm trung bình và sản phẩm thấp.

Hình 5.17 Mô phỏng sản phẩm cao

Chi tiết về chương trình con Cảnh báo:


Do hệ thống được bố trí trên mô hình mô phỏng nên các lỗi sẽ được mô phỏng
bằng các bit đầu vào. Khi gặp các lỗi cơ bản như băng tải quá tải,xylanh hoặc gặp
sự cố, sản phẩm trong thùng vượt quá mức cho phép hệ thống sẽ tạm dừng và hiển
thị cảnh báo trên giao diện Scada cụ thể là trên bảng alarm.

Hình 5.18 Mô phỏng các lỗi cơ bản

12
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

Hình 5.19 Mô phỏng lỗi sản phẩm vượt quá mức cho phép
4.2.4 Kết nối
- Qua quá trình thực nghiệm nhóm đồ án đã tiến hành thiết kế được giao diện điều
khiển Scada để thực hiện việc giám sát và mô phỏng hệ thống thực tế
- Tiến hành kết nối giao diện điều khiển với mô hình mô phỏng hệ thống, nạp
chương trình điều khiển và vận hành hệ thống băng tải phân loại sản phẩm.
4.2.5 Bố trí thí nghiệm trên mô hình mô phỏng
- Xây dựng chương trình điều khiển hệ thống trên PLC S7 – 200 đảm bảo hệ thống
vận hành đúng chức năng và yêu cầu của bài toán băng tải phân loại sản phẩm
- Biên dịch và chạy mô phỏng trên phần mềm PLC SIM . Thử vận hành liên tục hệ
thống trong một thời gian đủ dài để tìm ra được thiếu sót, lỗi của hệ thống.

Hình 5.20 Phần mềm PLC SIM

- Bắt đầu chạy mô phỏng để kiểm chứng và sửa lỗi cho hệ thống. Đảm bảo hệ
thống đáp ứng được yêu cầu bài toán đưa và đạt được yếu tố thẫm mĩ cho giao
diện điều khiển.

13
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

5. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ


5.1 KẾT QUẢ
+ Chế độ bằng tay (Manual): khi tác động các witch thì băng tải hoặc
xylanh sẽ hoạt động , bộ đếm được thiết kế như ở chế độ Auto.

Hình 6.1 Kết quả giao diện chế độ điều khiển bằng tay
+ Chế độ tự động (Auto): khi cảm biến phát hiện vật băng tải sẽ dừng để
xylanh đẩy ra, sau khi xylanh thu hồi thì băng tải sẽ hoạt động trở lại đồng thời
đếm sản phẩm cộng thêm 1.

Hình 6.2 Kết quả giao diện chế độ điều khiển tự động
+Tính năng cảnh báo (Alarm) : Khi gặp các sự cố về băng tải, xylanh, cảm
biến,số sản phẩm trong thùng vượt mức cho phép,,,(Do hệ thống được bố trí trên

14
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

mô hình mô phỏng nên các lỗi sẽ được mô phỏng ) sẽ được lưu trữ và cảnh báo
trên giao diện điều khiển

Hình 6.3 Kết quả giao diện tính năng Alarm

+Tính năng xuất dữ liệu (Report) : Nhấn nút Export sẽ xuất ra 1 file excel
thống kê lại thông tin hoạt động có dạng Bao_cao _ ”Tháng”_” Ngày”_”Giờ”_
“Phút”_”Giây”.xlsx

Hình 6.3 Kết quả bảng tính năng Report


5.2 ĐÁNH GIÁ
- Hệ thống phù hợp với yêu cầu của đề tài, tạo được giao diện SCADA giám sát hệ
thống, đơn giản và dễ sử dụng

15
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

- Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống:


+ Ưu điểm: mô phỏng hệ thống đơn giản và hiệu quả, có thể áp dụng được trong
thực tế giúp phân loại được sản phẩm mong muốn. Có thể thay đổi thành nhiều
dạng phân loại khác nhau như màu sắc, khối lượng, kim loại, phi kim, …
+Nhược điểm: trên thực tế, nếu đặt các vật sát nhau thì hệ thống sẽ chỉ phân loại
được một vật và sẽ sai sót trong quá trình phân loại do khả năng lập trình còn hạn
chế.
-Đánh giá kết quả: phù hợp với yêu cầu đề tài đưa ra, vì chỉ chạy trên mô phỏng
nên không có nhiều sai sót,…

6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


6.1 Kết luận
- Qua đề tài trên phần nào giúp chúng em hiểu về nguyên lý hoạt động của hệ
thống, sử dụng khai thác tốt hệ thống khi vận hành. Ngoài ra, đề tài còn phần nào
giúp chúng em biết đến các phần mềm hỗ trợ để cải thiện hệ thống tốt hơn, đáp
ứng được các nhu cầu trong công nghiệp và xã hội ngày nay.
- Dựa vào hệ thống trên, ta có thể thay đổi thành các hệ thống khác nhau để sử
dụng cho những mục đích khác nhau trong công việc, đáp ứng tốt nhu cầu của
người dùng.

6.2 Đề nghị
Với đề tài này, nhóm hy vọng sẽ làm cơ sở nghiên cứu cho các nhóm sau có thể
mở rộng, phát triển nữa. Nếu được điều chỉnh tốt, ý tưởng này kết hợp với thiết kế
giao diện Web quản lý hệ thống từ xa, hệ thống đóng gói, lưu kho tự động… sẽ tạo
ra một hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao khép kín tối ưu hơn hiện tại.

CÁM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy trong bộ môn Tự động hoá thuộc
Khoa Công Nghệ trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báo
để chúng em có thể hoàn thành đề tài này.;
Chúng em xXin cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Văn Khanh đã tận tình hướng
dẫn và hỗ trợ nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sau cùng,
Xxin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong lớp học đã động viên và giúp đỡ
trong thời gian thực hiện đề tài.
Đóng góp của SVTH
Nguyễn Đức Mạnh phụ trách thiết kế mô hình, lập trình và mô phỏng; Lê Trần
Đăng Khoa chỉnh sửa thiết kế, mô phỏng và tổng hợp chỉnh sửa báo cáo; Đặng

16
Niên luận 1,2/Đồ án Trường Đại học Cần Thơ

Tiến Dững phụ trách kiểm tra các mô phỏng. Cả ba thành viên cùng soạn nội dung
báo cáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Văn Thuyên và Phạm Quang Huy,2017. Lập trình với PLC S7-1200 và S7-1500.

[2] Trần Thanh Hùng & Nguyễn Hoàng Dũng,2012. PLC ứng dụng trong tự động hoá quá
trình sản xuất. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

[3] Simens-vietnam. (2020, March 19). Giới thiệu PLC S7-1200. http://siemens-vietnam.vn/

[4] PLCTECH. Tài Liệu PLC SIEMENS S7 1200 TIẾNG VIỆT. https://plctech.com.vn/

[5] Industrial Automation Magazine Vietnam (2011, August 24). Tổng quan phần mềm TIA
Portal. https://iavietnam.net/

[6] WinCC. (2019). Phần mềm WinCC. https://vi.wikipedia.org/

[7] Industrial Automation Magazine Vietnam (2011, August 22).Phần mềm Step 7 Basic.
https://iavietnam.net/

[8] White Tiger (February 27). PLC Sim. https://itudong.com/

17

You might also like