You are on page 1of 90

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

PHẦN I. DẪN NHẬP


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, việc ứng dụng công nghệ tự động vào các lĩnh vực sản xuất còn
chưa phát triển dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và lý thuyết điều khiển tự động, thì
việc ứng dụng tự động hóa trong các ngành công nghiệp ngày càng phát triển. Các
thiết bị tự động ngày càng phong phú và đa dạng.
PLC – Programable Logic Controler, là một thiết bị quan trọng trong dây
chuyền sản xuất, có khả năng lập trình để điều khiển một hệ thống máy móc từ
đơn giản cho đến phức tạp. Có thể kết nối các module để mở rộng hệ thống khi có
thay đổi về yêu cầu sản xuất. Bên cạnh đó việc điều khiển và giám sát hệ thống
thường được thực hiện bằng HMI, Human Machine Inteface. Đây là một thiết bị
giúp con người điều khiển máy móc một cách dễ dàng trực quan và chính xác
hơn. Chính vì vậy việc nghiên cứu, phát triển các hệ thống sản xuất tự động sử
dụng PLC, HMI … là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong sản xuất công
nghiệp.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong ngành công nghiệp điện tử, trước đây việc khoan mạch in thường được
thực hiện một cách thủ công, lãng phí thời gian và công sức. Do vậy yêu cầu về tự
động hóa trong công đoạn khoan mạch in là một nhu cầu thiết thực trong nghành
điện điện tử. Với nhu cầu như vậy, máy khoan mạch in tự động được xây dựng
nhằm mục đích tiết kiệm nhân công và thời gian trong công đoạn này, đáp ứng
yêu cầu sản xuất.
PLC Panasonic là loại PLC khá mới mẻ trên thị trường hiện nay, vì vậy việc
nghiên cứu và ứng dụng PLC Panasonic vào các hệ thống sản xuất công nghiệp là
yêu cầu cần thiết. Do đó chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “ Ứng dung PLC
Panasonic điều khiển hệ thống khoan mạch in tự động ” với mục đích là nghiên
cứu tổng quan về PLC Panasonic, màn hình HMI GT32, PCWAY …
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng em chỉ nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu về mô hình máy khoan mạch in tự đông.
- Cách thức điều khiển và một số tập lệnh của PLC Panasonic.
- Nghiên cứu sơ lược về màn hình HMI GT32.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Qua đề tài này, chúng em nghiên cứu về mô hình máy khoan mạch in tự
động, Cách thức điều khiển động cơ bước. Để từ đó có thể ứng dụng vào sản
xuất thực tế.
- Nghiên cứu về cách lập trình và kết nối PLC Panasonic, HMI. Cách thức
giao tiếp và truyền thông giữa PLC và HMI.
- Nghiên cứu và ứng dụng phần mềm PCWAY để liên kết Excel và PLC.
V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Mô hình máy khoan mạch in tự động: Nguyên lý hoạt động

-1-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- PLC Panasonic CT 30: Thông số kĩ thuật, cách thức kết nối …


- Màn hình cảm ứng HMI GT 32: Cách thức truyền thông giữa PLC và HMI.
- Phần mềm lập trình FPWIN: cách thức lập trinh, câu lệnh …
- Phần mềm thiết kế gian diện cho màn hình GTWIN: Cài đặt thông số, Vẽ
các thành phần trong màn hình.
VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến PLC Panasonic, màn hình
HMI, PCWAY.
- Tham khảo ý kiến thầy cô và thảo luận với bạn bè .
2. Phương tiện nghiên cứu
- Máy tính cá nhân .
- PLC Panasonic CT30.
- Màn hình HMI GT32.
- Mô hình máy khoan mạch in tự động.
VII. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

STT Thời gian Tuần Tuần Tuần Tuần


Nội dung 1-3 4-7 8-12 13-15
1 Xác định nội dung đề tài X
2 Hoàn thành mô hình X
3 Thu thập và đọc tài liệu X X
4 Nghiên cứu và thi công X
5 Viết báo cáo và Hoàn thành đề
X
tài

-2-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

PHẦN II. NỘI DUNG

-3-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

CHƯƠNG I. PLC PANASONIC


I. TỔNG QUAN VỀ PLC
1. Giới Thiệu
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập
trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic
thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một
loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích
(ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì
hay các sự kiện được đếm. Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay
OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập
trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở
ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều
khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
 Lập trình dể dàng, ngôn ngữ lập trình dể học.
 Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản, sửa chữa.
 Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
 Hoàn toàn tin cậy trog môi trường công nghiệp.
 Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng,
các môi Modul mở rộng.
 Giá cả cá thể cạnh tranh được.
Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế cho các phần cứng Relay dây nối và
các Logic thời gian. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đòi hỏi tăng cường dung lượng
nhớ và tính dể dàng cho PLC mà vẫn bảo đảm tốc độ xử lý cũng như giá cả …
Chính điều này đã gây ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công
nghiệp. Các tập lệnh nhanh chóng đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh đếm,
định thời, thanh ghi dịch … sau đó là các chức năng làm toán trên các máy lớn …
Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng lớn, số lượng I / O
nhiều hơn.
Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình
điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được
xác định bởi một chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của
PLC, PLC sẽ thực hiện viêïc điều khiểûn dựa vào chương trình này. Như vậy nếu
muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của qui trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi
chương trình bên trong bộ nhớ của PLC. Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ
được thực hiện một cách dể dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với
các bộ dây nối hay Relay.

-4-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

2. Cấu Trúc, Nguyên Lý Hoạt Động Của PLC


a. Cấu Trúc
Tất cả các PLC đều có thành phần chính là:
 Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong ( có thể mở rộng thêm một
số bộ nhớ ngoài EPROM ).
 Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC.
Các Modul vào /ra.
Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm môït đơn vị lập
trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ
RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị
lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi
nào chương trình đã được kiểm tra và sẳn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ
nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hổ trợ cho
việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua
cổng RS232, RS422, RS458, …
b. Nguyên Lý Hoạt Động Của PLC
 Đơn vị xử lý trung tâm
CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra
chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong
chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới
các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ
thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.
 Hệ thống bus
Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín
hiệu song song:
 Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác
nhau.
 Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.
 Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thời và
điểu khiển đồng bộ các hoạt động của PLC.
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra
thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm
cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.
Nếu một module đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus, nó sẽ
chuyển tất cả trạnh thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8
đầu ra xuất hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu
từ Data bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình
hoạt động của PLC.
Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời
gian hạn chế.
Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O.
Bên cạch đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1(8 MHZ. Xung

-5-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

này quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời,
đồng hồ của hệ thống.
 Bộ nhớ
PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp:
Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O.
Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi
các Relay.
Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí
trong bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ.
Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong
bộ vi xử lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh
tiếp theo. Với một địa chỉ mới, nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đấu
ra, quá trình này được gọi là quá trình đọc.
Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bỡi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này
có khả năng chứa 2000 ÷ 16000 dòng lệnh, tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các
bộ nhớ như RAM, EPROM đều được sử dụng.
RAM (Random Access Memory ) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa
bỏ nội dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị
mất. Để tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng
cung cấp năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế
RAM được dùng để khởi tạo và kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay
dùng CMOSRAM nhờ khả năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ lớn.
EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà
người sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được. Nội
dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn, nó được gắn sẵn trong máy, đã
được nhà sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn
mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC. Trên PG
(Programer) có sẵn chổ ghi và xóa EPROM.
Môi trường ghi dữ liệu thứ ba là đĩa cứng hoạc đĩa mềm, được sử dụng trong
máy lập trình. Đĩa cứng hoăïc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng
để lưu những chương trình lớn trong một thời gian dài.
Kích thước bộ nhớ:
 Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 ÷1000 dòng lệnh tùy vào công
nghệ chế tạo.
 Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K ÷ 16K, có khả năng chứa từ
2000 ÷16000 dòng lệnh.
Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM, EPROM.
 Các ngõ vào ra I / O
Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối vào các modul (các đầu vào
của PLC), các cơ cấu chấp hành được nối với các modul ra (các đầu ra của PLC).
Hầu hết các PLC có điện áp hoạt động bên trong là 5V, tín hiêïu xử lý là
12/24VDC hoặc 100/240VAC.

-6-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Mỗi đơn vị I/O có duy nhất một địa chỉ, các hiển thị trạng thái của các kênh
I/O được cung cấp bỡi các đèn LED trên PLC, điều này làm cho việc kiểm tra
hoạt động nhập xuất trở nên dể dàng và đơn giản.
Bộ xử lý đọc và xác định các trạng thái đầu vào (ON, OFF) để thực hiện
việc đóng hay ngắt mạch ở đầu ra.
3. Các Hoạt Động Xử Lý Bên Trong PLC
a. Xử Lý Chương Trình
Khi một chương trình đã được nạp vào bộ nhớ của PLC, các lệnh sẽ được
trong một vùng địa chỉ riêng lẻ trong bộ nhớ.
PLC có bộ đếm địa chỉ ở bên trong vi xử lý, vì vậy chương trình ở bên trong
bộ nhớ sẽ được bộ vi xử lý thực hiện một cách tuần tự từng lệnh một, từ đầu cho
đến cuối chương trình. Mỗi lần thực hiện chương trình từ đầu đến cuối được gọi
là một chu kỳ thực hiện. Thời gian thực hiện một chu kỳ tùy thuộc vào tốc độ xử
lý của PLC và độ lớn của chương trình. Một chu lỳ thực hiện bao gồm ba giai
đoạn nối tiếp nhau:
 Đầu tiên, bộ xử lý đọc trạng thái của tất cả đầu vào. Phần chương trình
phục vụ công việc này có sẵn trong PLC và được gọi là hệ điều hành.
 Tiếp theo, bộ xử lý sẽ đọc và xử lý tuần tự lệnh một trong chương trình.
Trong ghi đọc và xử lý các lệnh, bộ vi xử lý sẽ đọc tín hiệu các đầu vào, thực
hiện các phép toán logic và kết quả sau đó sẽ xác định trạng thái của các đầu
ra.
 Cuối cùng, bộ vi xử lý sẽ gán các trạng thái mới cho các đầu ra tại các
modul đầu ra.
b. Xử Lý Xuất Nhập
Gồm hai phương pháp khác nhau dùng cho việc xử lý I / O trong PLC:
 Cập nhật liên tục
Điều nay đòi hỏi CPU quét các lệnh ngỏ vào (mà chúng xuất hiện trong
chương trình ), khoảng thời gian Delay được xây dựng bên trong để chắc chắn
rằng chỉ có những tín hiệu hợp lý mới được đọc vào trong bộ nhớ vi xử lý. Các
lệnh ngỏ ra được lấy trực tiếp tới các thiết bị. Theo hoạt động logic của chương
trình, khi lệnh OUT được thực hiện thì các ngỏ ra cài lại vào đơn vị I / O, vì thế
nên chúng vẫn giữ được trạng thái cho tới khi lần cập nhật kế tiếp.
 Chục ảnh quá trình xuất nhập
Hầu hết các PLC loại lớn có thể có vài trăm I/O, vì thế CPU chỉ có thể xử
lý một lệnh ở một thời điểm. Trong suốt quá trình thực thi, trạng thái mỗi ngõ
nhập phải được xét đến riêng lẻ nhằm dò tìm các tác động của nó trong chương
trình. Do chúng ta yêu cầu relay 3ms cho mỗi ngõ vào, nên tổng thời gian cho hệ
thống lấy mẫu liên tục trở nên rất dài và tăng theo số ngõ vào.
Để làm tăng tốc độ thực thi chương trình, các ngõ I/O được cập nhật tới
một vùng đặc biệt trong chương trình. Ở đây, vùng RAM đặc biệt này được dùng
như một bộ đệm lưu trạng thái các logic điều khiển và các đơn vị I/O. Mỗi ngõ
vào ra đều có một địa chỉ I/O RAM này. Suốt quá trình copy tất cả các trạng thái

-7-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

vào trong I/O RAM. Quá trình này xảy ra ở một chu kỳ chương trình (từ Start đến
End ).
Thời gian cập nhật tất cả các ngõ vào ra phụ thuộc vào tổng số I/O được
copy tiêu biểu là vài ms. Thời gian thực thi chương trình phụ thuộc vào chiều
dài chương trình điều khiển tương ứng mỗi lệnh mất khoảng từ 1-10 s.

II. GIỚI THIỆU VỀ PLC PANASONIC


1. Sơ Lược Về PLC Panasonic
Panasonic là thương hiệu quốc tế của công ty sản xuất sản phẩm điện tử
Nhật Bản Matsushita Electric Industrial Co. Và là công ty điện tử lớn nhất Nhật
bản. Với thương hiệu này, Matsushita sản xuất và bán các bảng hiển thị LCD,
plasma, máy ghi DVD, các thiết bị chơi Blu-ray, điện thoại, lò vi sóng, máy
chiếu, camera kỹ thuật số, máy tính xách tay v.v... và đặc biệt hiện nay Panasonic
cũng đã xâm nhập vào lĩnh vực PLC và các thiết bị công nghiệp.
PLC Panasonic là loại PLC ra đời trễ hơn các loại PLC của các hãng khác,
do vậy chúng có khá nhiều những ưu điểm như: các câu lệnh đơn giản, dể sử
dụng, giao diện đẹp, PLC nhỏ gọn, đẹp… Bao gồm các họ PLC FP-e, FP-X, FP-
sigma, …. cũng có những thuộc tính tương tự các dòng PLC của các hãng khác là
khả năng điều khiển và truyền thông như điều khiển PID, PWM, kết nối mạng
Modbus, mạng Ethernet…
 FP-e: PLC (hình 2.3.a).
 8 ngõ vào / 6 ngõ ra hoặc 6 ngõ vào / 6 ngõ ra + 2 thermocouple hoặc
ngõ ra analog
 Cổng giao tiếp 2 x RS232C hoặc 1x RS232 + 1x RS485
 Bộ nhớ chương trình: 2700 steps.
 Bộ nhớ dữ liệu: 1660 words.
 PLC FP0 (hình 2.3.b).View Details
 Ngõ vào tối đa: 64 / ngõ ra transistor tối đa: 64 hoặc ngõ ra relay tối đa:
54.
 Ngõ vào analog tối đa: 24 / ngõ ra analog tối đa: 12.
 Cổng giao tiếp 2 x RS232C
 Bộ nhớ chương trình: 2700 to 10000 steps.
 Bộ nhớ dữ liệu: 1660 to 16384 words.
 Truyền thông: PROFIBUS, Ethernet TCP/IP, Modbus, S-Link, CC-Link.
 PLC FP-Sigma (hình 2.3.c)
 Ngõ vào tối đa: 192 / ngõ ra transistor tối đa: 192 hoặc ngõ ra relay tối
đa: 56.
 Ngõ vào analog tối đa: 40/ ngõ ra analog: 28.

-8-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Cổng giao tiếp 3x RS232C hoặc RS232 + RS485


 Bộ nhớ chương trình: 32000 steps.
 Bộ nhớ dữ liệu: 32k to 1056k words.
 Truyền thông: Profibus, Ethernet TCP/IP, Modbus, CC-Link, S-link,
CANopen, DeviceNet.
 FP-X (hình 2.3.d)
 Ngõ vào, ra tối đa 382.
 Ngõ vào analog tối đa: 28 / ngõ ra analog tối đa 12.
 Cổng giao tiếp 3 x RS232C hoặc 2 x RS232 + 1x RS485.
 C30 và C60 sử dụng cổng USB để nạp chương trình.
 Bộ nhớ chương trình: 16000 or 32000 steps.
 Bộ nhớ dữ liệu: 32765 words.
 Cổng truyền thông: PROFIBUS, Ethernet TCP/IP, Modbus.
 Modular PLC FP2 (hình 2.3.e).
 Ngõ vào tối đa 1600 / ngõ ra transistor tối đa 1472 hoặc ngõ ra relay tối
đa 400.
 Ngõ vào analog tối đa 144 / ngõ ra analog tối đa 60.
 Cổng giao tiếp 39 x RS232C or 38 x RS485/RS422 + 1 x RS232C
 Bộ nhớ chương trình: 16000 to 32000 steps.
 Bộ nhớ dữ liệu: 6k to 36k words.
 Cổng truyền thông PROFIBUS, Ethernet TCP/IP, Modbus, S-Link,
CANopen, DeviceNet.
 Modular high-speed PLC FP2SH (hình 2.3.f).
 Ngõ vào tối đa 1600/ ngõ ra transistor tối đa 1472 hoặc ngõ ra relay tối
đa: 400.
 Ngõ vào analog tối đa: 184 / ngõ ra analog tối đa: 60.
 Cổng giao tiếp 39 x RS232C hoặc 38 x RS485/RS422 + 1 x RS232C
 Bộ nhơ chương trinh: 60000 to 120000 steps.
 Bộ nhớ dữ liệu: 10k to 1.000k words
 Cổng truyền thông PROFIBUS, Ethernet TCP/IP, Modbus, S-Link,
CANopen, DeviceNet.

-9-
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

a) Họ FP-e b) Họ FP-0 c) Họ FP-sigma

d) Họ FP-X e) Họ FP2 f) Họ FP2SH


Hình 2.3. Các họ PLC của Panasonic.

a) Họ FP-e b) Họ FP-0 c) Họ FP-sigma

d) Họ FP-X e) Họ FP2 f) Họ FP2SH


Hình 2.3. Các họ PLC của Panasonic.

2. Họ FPX: bao gồm 2 loại CPU FP-X C30T và FP-X C30R:


 CPU FP-X C30T: Ngõ ra, ngõ vào sử dụng transistor
 CPU FP-X R30R: Ngõ ra, ngõ vào sử dụng relay
 Đặc tính kỹ thuật:
 Bộ nhớ chương trình lớn 32k-step.
 Tốc độ xử lí cao 0.32 µs.
 Số lượng I/O có thể mở rộng tối đa là 382 I/O.
 Application cassettles có các loại như: analog 2-ch input+1ch-output,
thermocouple 2-ch, high-speed counter input + pulse output.

- 10 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 communicaton cassettles có các loại như: 1-ch RS233+1 RS485, 2-ch


RS485, ethernet+1-ch RS232, sử dụng trong các ứng dụng lớn cần kết
nối mạng PLC.
 Có thể kết nối qua PROFIBUS, MODBUS, Ethernet TCP/IP, S-Link,
CC-Link, có chức năng điều khiển chuyển động.
 Ngoài ra để phục vụ thêm cho việc mở rộng hệ thống hãng còn có thêm
một số sản phẩm như Modul PLC FP2, modul tốc độ cao FP2SH, và một
số dạng khác như FPM, FP1, FP3/FP10SH phục vụ cho các lĩnh vực
khác nhau.
 Phần mềm lập trình: FPWINGR và FPWIN-Pro.
a. Bộ nhớ
 Vùng tiếp điểm
 Tiếp điểm ngõ vào: Tín hiệu tiếp điểm này điều khiển chương trình
bằng một thiết bị bên ngoài như công tắc hoặc một cảm biến quang
điện.
Hạn chế:
- Địa chỉ của ngõ vào thực sự không được tồn tại và không được sử dụng
- Trạng thái bật và tắt của tiếp điểm ngõ vào không thể thay đổi bởi
chương trình

- Không có sự giới hạn số lần tiếp điểm ngõ vào được lập trình

 Tiếp điểm ngõ ra: là kết quả đạt được của chương trình và được kết nối
với thiết bị bên ngoài như một van, bảng hoạt động, động cơ... Trạng
thái bật và tắt của tiếp điểm ngõ ra như một tín hiệu điều khiển
Hạn chế:
- Tiếp điểm ngõ ra chưa được sử dụng có thể sử dụng như một tiếp điểm
bên trong nhưng không phải tiếp điểm loại giữ trạng thái
- Khi sử dụng như một công tắc không giới hạn số lần được sử dụng

- 11 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Tiếp điểm bên trong: Tiếp điểm này chỉ có thể được sử dụng trong
chương trình và trạng thái bật hoặc tắt không được cung cấp bởi ngõ ra bên
ngoài. Khi cuộn dây của tiếp điểm có điện, tiếp điểm đóng lại.

Như một qui luật, theo lý thuyết kết quả hoạt động của ngõ ra là kết quả
hoạt động của OT và KP. Các tiếp điểm ngõ ngõ ra không được sử dụng 2 lần.
Chú ý: Bạn có thể cho phép dùng ngõ ra lặp lại bằng cách thay đổi cài đặt
trong thanh ghi hệ thống. Thậm chí nếu tiếp điểm giống nhau được sử dụng như
một toán hạng set và reset, nó thì không quan tâm đến sự lặp lại của ngõ ra.
 Tiếp điểm bên trong đặc biệt: Tiếp điểm bên trong đặc biệt này bật lên
hoặc tắt đi dưới một điều kiện đặc biệt. Trạng thái bật hoặc tắt không tác động
bởi ngõ ra bên ngoài và chỉ có chức năng trong chương trình.
Những cờ trạng thái hoạt động: trạng thái hoạt động được chỉ ra bởi bật và tắt.
- Hoạt động trong xử lý (R9020)
- Ngõ ra/ ngõ vào bị ép buộc trong xử lý (R9029)
- Hoạt động của trạm kết nối (R9060 đến R909F)
- Bật và tắt trong mỗi vòng quét (R9012)
- Kết quả chức năng so sánh (R900A đến R900C)
- Cờ điều khiển bộ đếm ở tốc độ cao (R903A đến R903D)
Cờ lỗi: bật khi một lỗi xuất hiện
- Hoạt động lỗi (R9007, R9008)
- Lỗi truy cập bộ nhớ đã được sử dụng (R9031)
Tiếp điểm cái được bật và tắt dưới một điều kiện đặc biệt: điều kiện yêu cầu
có thể được chọn trong chương trình và những tiếp điểm khác được sử dụng
cho phù hợp.
- Luôn luôn trên tiếp điểm (R9010)
- Tiếp điểm xung đồng hồ (R9018 đến R901E)
 Tiếp điểm kết nối: Tiếp điểm kết nối là tiếp điểm sử dụng
cho kết nối với máy tính cá nhân, điều này có thể chia sẽ giữa

- 12 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

nhiều chương trình điều khiển khi chúng được sử dụng kết nối
PLC.
Nếu kết quả tính toán là ngõ ra tiếp điểm kết nối (cuộn dây) của PLC nào
đó, kết quả cũng được gởi đến các PLC khác kết nối với MEWNET, và sẽ
được tác động trong tiếp điểm kết nối có cùng mã số. khi tiếp điểm kết nối
được sử dụng, thông tin bit có thể được trao đổi bằng cách này giữa các PLC.

Vùng có sẵn của những tiếp điểm kết nối:


Sự thay đổi của khoảng có sẵn của tiếp điểm kết nối phụ thuộc
vào loại mạng và sự phối hợp của các trạm. vùng có sẵn và những
con số của các trạm phải khác nhau của mỗi mạng.
Đối với MEWNET_W0: Tối đa là 1024 trạm có sẵn với một
đơn vị điều khiển. vùng có sẳn từ L0 đến L63F.
 Timer và counter
 Khi một timer hoạt động và thời gian đặt trôi qua, tiếp
điểm timer được đóng lại. Khi timer ở trạng thái hoạt
động và điều kiện thực hiện của timer tắt, tiếp điểm của
timer hở ra.
 Khi counter loại giảm được hoạt động và giá trị đặt giảm xuống 0,
tiếp điểm counter được đóng lại. Khi ngõ vào reset của counter
đóng lại, tiếp điểm counter mỡ ra.
 Sự phân chia của timer và counter
Timer và counter có chung vùng nhớ. Sự phân chia vùng
nhớ có thể được thay đổi để có được vùng timer và
counter cần thiết để sử dụng.
Sự phân chia vùng này bằng thanh ghi hệ thống 5 và 6,
timer loại không giữ, và counter loại giữ. Bình thương
những giá trị giống nhau nên được đặt cho cả 2 thanh ghi
hệ thống.
 Vùng bộ nhớ
 Thanh ghi dữ liệu: là vùng nhớ 16 bit và được sử dụng để lưu trữ dữ liệu
như dữ liệu số 16 bit

- 13 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Thanh ghi dữ liệu đặc biệt


Những thanh ghi dữ liệu này có những ứng dụng khác nhau.
Không thể dùng lệnh F0 (MV) để ghi dữ liệu lên thanh ghi dữ liệu đặc biệt.
Với FP0 T32C, FPΣ, FP−X, FP2, FP2SH, FP10SH và FP0 C10/C14/C16/
C32, FP−e, FP1, FP−M, FP3, thanh ghi dữ liệu đặc biệt có những kí hiệu
khác nhau, nhưng 3 con số cuối của những kí hiệu này giống nhau.
Môi trường cài đặt và trạng thái hoạt động
Trạng thái hoạt động của chương trình điều khiển được định nghĩa với
thanh ghi hệ thống và loại giá trị được lưu trữ.
 Trạng thái giao tiếp kết nối (DT9140 đến DT9254/ DT90140 đến
DT90254)
 Cờ điều khiển counter ở tốc độ cao (DT9052/ DT90052)
Các lỗi:
 Mã lỗi chẩn đoán (DT9000 đến DT90000)
 Xuất hiện lỗi ở các khe cắm của module (DT9002, DT9003, …)
 Các lỗi ngõ vào, ngõ ra của các trạm tớ (DT9131, DT9135)
 Xuất hiện lỗi ở các địa chỉ (DT9017, DT9018/DT90017, DT90018)
 WX, WY, WR và WL
Nhưng thanh ghi này là thanh ghi 16 bit (1 word), chúng có thể được xem
như thanh ghi dữ liệu. Thành phần của bộ nhớ này được trình bày như ở hình
dưới:

- 14 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Vùng giá trị thời gian đặt của timer/counter


Một giá trị của timer hoặc counter được lưu trữ vùng nhớ SV với
trị số giống như trị số của timer và counter. Vùng nhớ SV là vùng
nhớ 16bit (1 word) lưu trữ một số nhị phân từ K0 đến K32767

Sử dụng vùng giá trị đặt (SV)


Trong suốt qua trình PLC chạy, giá trị đặt của timer hoặc counter có thể
được thay đổi bằng cách ghi đè lên giá trị củ. Giá trị trong vùng nhớ đặt có thể
được đọc và thay đổi từ chương trình bằng cách chỉ rõ thông tin bằng lệnh
MV(F0). Và cũng có thể được đọc và ghi bằng công cụ của chương trình
 Vùng dữ liệu chứa thời gian trôi qua của timer và counter
Khi một timer hoặc counter đang hoạt động, giá trị trôi qua
được lưu trữ trong vùng nhớ EV với trị số giống với trị số của
timer và counter.

Sử dụng vùng nhớ EV


Giá trị trôi qua của timer hoặc counter trong quá trình hoạt động có thể
thay đổi bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn quá trình hoạt động. Giá trị trong
vùng nhớ EV có thể được đọc và thay đổi từ chương trình bằng lệnh MV. Và
cũng có thể được đọc và ghi bằng việc sử dụng một công cụ của chương trình

- 15 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

b. Ngõ Vào, Ngõ Ra

 Đối với trị số I/O


Trong PLC FP-X và FP0, những trị số giống nhau được sử dụng cho cả ngõ
ra và ngõ vào. Ngõ vào X và ngõ ra Y được định rõ là sự tổ hợp giữa số nhị
phân và số thập lục phân. Được trình bày như ở dưới:

Slot no. là con số được chỉ rõ trong việc cài đặt vị trí của cassette cái được sử
dụng trong chương trình bởi thêm cassette

Sự qui định của đơn vị điều khiển FPX:

- 16 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Sự qui định I/O của cassettle được thêm vào FPX

 Kết Nối Ngõ Vào Và Ngõ Ra


 Kết nối ngõ vào:

Nếu ngõ vào của PLC chưa về mức 0 bởi vì sụt dòng từ loại cảm biến 2 dây
(cảm biến quang hoặc cảm biến tiệm cận), thì cần phải sử dụng điện trở treo, công
thức được tính dựa trên trở kháng ngõ vào là 5, 6kΩ. Giá trị trở kháng ngõ vào phụ

- 17 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

thuộc vào số ngõ vào. Ta tính điện trở treo theo bài toán dưới đây:
Điện áp mức thấp của ngõ vào là 2, 4v, vì vậy để chọn giá trị của điện trở treo
(R) do đó điện áp giữa chân chung và ngõ vào sẽ thấp hơn 2, 4v. Trở kháng ngõ vào
là 5, 6 kΩ.

 Kết nối ngõ ra:


Không được kết nối tải vượt quá khả năng cho phép của ngõ ra
Bảo vệ mạch với những tải cảm ứng:
- Với một tải cảm ứng, mạch điện bảo vệ nên được cài đặt song song với
tải
- Khi những tải cảm ứng DC với loại ngõ ra relay, hãy chắc chắn rằng kết
nối với một diode song song với tải
Khi sử dụng một tải cảm ứng AC

Khi sử dụng một tải cảm ứng DC:

Sự phòng ngừa khi sử dụng tải dung:


Khi kết nối với dòng lớn, với hiệu ứng của chúng nhỏ nhất, kết nối với
một mạch bảo vệ theo hình dưới đây:

- 18 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Điều kiện an toàn đối với việc kết nối ngõ ra, ngõ vào:
Cách ly nguồn, ngõ ra, ngõ vào
- Khi kết nối, bạn cần lựa chọn đường kính dây kết nối chịu được dòng
cho phép
- Việc đi dây phải đảm bảo sự cách ly giữa ngõ vào và ngõ ra, những kết
nối này cũng cần cách ly với dây nguồn nếu có thể. Không nên đi dây
thành ống hoặc bó với nhau.
- Cách ly đường dây ngõ vào và ngõ ra với dây nguồn và đường dây điện
áp cao khoảng 100mm.
- Những đường dây đi không chính xác có thể là lý do của những hư
hỏng
- Nên đi dây sau khi nguồn cung cấp đã được tắt
- Nên tắt nguồn khi kết nối đơn vị điều khiển, đơn vị mỡ rộng và
cassettes. Nếu kết nối khi nguồn cung cấp đang bật có thể sẽ gây hư
hỏng.

c. Tool Port và USB Port

 Tool port (RS232C)


Cổng này được sử dụng để kết nối một thiết bị lập trình:
Dây kết nối gồm có 5 dây. Chức năng của các chân được qui định như ở
hình dưới đây:

- Tốc độ baud: 9600 bps


- Kiểm tra chẳn, lẻ: kiểm tra lẻ

- 19 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- Độ dài bit stop: 1 bit


Chức Năng Của Tool Port:
- Kết nối máy tính được sử dụng cho giao tiếp giữa một máy tính và
PLC. Lệnh được truyền xuống PLC và PLC đáp ứng trở lại dựa trên
chức năng nhận.
- Công cụ MEWNET được gọi là MEWTOCOL-COM được sử dụng để
thay đổi dữ liệu giữa máy tính và PLC. Có 2 cách thức để giao tiếp
khác nhau, giao tiếp 1:1 và 1:N. Mạng 1:N được gọi là C-NET. Tối đa
khoảng 99 đơn vị FP-X có thể được kết nối với một máy tính cá nhân.
Cài đặt tool port: Cài đặt tốc độ baud và định dạng việc giao tiếp của tool
port sử dụng chương trình FPWIN GR. Chọn “options” trên thanh menu
bar, sau đó chọn “PLC configuration”. Kích đúp vào “tool port”
- No. 410 unit number
Số trạm có thể được cài đặt trong dãy 1 đến 99
- No. 412 Communication mode
Chọn mode hoạt động của tool port:
Nhấn nút và chọn “computer link”
- No. 413 Communication Format setting
Char. Bit …………… 8 bits
Parity ………………. Odd
Stop Bit ……………. 1 bit
Terminator ………… Cannot be
specified
Header …………….. Cannot be
specified
Để thay đổi định dạng giao tiếp để phù hợp với một thiết bị bên
ngoài kết nối đến tool port, vào cài đặt cho những mục khác nhau như
hình dưới
- No. 415 Baud rate setting
Cài đặt mặc định của tốc độ baud là 9600 bps. Thay đổi giá trị để phù
hợp với thiết bị bên ngoài kết nối đến tool port:
Nhấn vào , và chọn một giá trị từ 2400, 4800, 9600, 19200,
38400, 57600 và 115200 bps.

- 20 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 USB port

- kết nối máy tính được sử dụng cho giao tiếp giữa một máy tính và
PLC. Lệnh được truyền xuống PLC và PLC đáp ứng trở lại dựa trên
chức năng nhận.
- công cụ MEWNET được gọi là MEWTOCOL-COM được sử dụng để
thay đổi dữ liệu giữa máy tính và PLC. Có 2 cách thức để giao tiếp
khác nhau, giao tiếp 1:1 và 1:N. Mạng 1:N được gọi là C-NET. Tối đa
khoảng 99 đơn vị FP-X có thể được kết nối với một máy tính cá nhân.

Cài đặt tool port: Cài đặt tốc độ baud và định dạng việc giao tiếp của
tool port sử dụng chương trình FPWIN GR. Chọn “options” trên thanh
menu bar, sau đó chọn “PLC configuration”. Kích đúp vào “COM2 port”

- No. 411 unit number

- 21 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Số trạm có thể được cài đặt trong dãy 1 đến 99


- No. 412 Communication mode
Chọn USB (COM2)hoạt động của tool port:
Nhấn nút và chọn “computer link”
Chọn internal USB
- No. 414 Communication Format setting
Char. Bit …………… 8 bits
Parity ………………. Odd
Stop Bit ……………. 1 bit
Terminator ………… CR (fixed)
Header …………….. No STX (fixed)
Để thay đổi định dạng giao tiếp để phù hợp với một thiết bị bên
ngoài kết nối đến cổng USB (COM2), vào cài đặt cho những mục
khác nhau như hình trên
- No. 415 Baud rate setting
Tốc độ baud được cài đặt là 115200 bps

3. Tập Lệnh Điều Khiển Của PLC


 FIRST SCAN R9013: Tiếp điểm sẽ đóng lại trong lần quét đầu tiên của
chương trình và mở ra trong các lần quét tiếp theo.
 SET/RESET:
SET: khi điều kiện thực hiện đã đạt được, ngõ ra sẽ lên mức 1
và trạng thái này sẽ được duy trì
RESET: khi điều kiện thực hiện đã đạt được, ngõ ra sẽ xuống
mức 0 và trạng thái này sẽ được duy trì

Vùng nhớ sử dụng cho SET, RST

- 22 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

A: Sử dụng được
N/A: không sử dụng được

- Khi X0 lên mức 1, Y30 lên mức 1 và duy trì trạng thái
- Khi X1 lên mức 1, Y30 xuống mức 0 và duy trì trạng thái
 DF và DF/
- DF: Tiếp điểm sẽ đóng lại trong một lần quét khi phát hiện xung cạnh
lên.
- DF/: Tiếp điểm sẽ đóng lại trong một lần quét khi phát hiện xung
cạnh xuống.

- Y10 sẽ lên 1 khi có một xung cạnh lên của X0 được phát hiện (mở 
đóng)
- Y11 sẽ lên 1 khi có một xung cạnh xuống của X0 được phát hiện (đóng
 mở)

 TML: Timer (0, 001s); TMR: Timer(0.01s); TMX: Timer(0, 1s) và TMY:
Timer(1s)

- 23 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- TML: đặt giá trị thời gian trễ khoảng 0, 001s


- TMR: đặt giá trị thời gian trễ khoảng 0, 01s
- TMX: đặt giá trị thời gian trễ khoảng 0, 1s
- TMY: đặt giá trị thời gian trễ khoảng 1s

A: sử dụng
N/A: không thể sử dụng
Vùng nhớ có thể sử dụng để đặt dữ liệu:

Timer sẽ không được giữ nếu nguồn bị tắt hoặc chế độ bị chuyển từ RUN sang
PROGRAM(nếu muốn giữ trạng thái hoạt động, cài đặt trong thanh ghi 6, trong
mục này pin phải được sử dụng)
Khi tiếp điểm lên mức 1, thời gian đặt giảm xuống đến 0, tiếp điểm của timer
sẽ đóng lại.
 So sánh (=, <, >, <>, >=, <=)
Thực hiện hoạt động so sánh giữa 2 dữ liệu word với một điều kiện so sánh.
Tiếp điểm sẽ đóng lại hoặc mở ra phụ thuộc vào kết quả so sánh.

- 24 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

S1: Thanh ghi 16 bit hoặc hằng số 16 bit để so sánh.


S2: Thanh ghi 16 bit hoặc hằng số 16 bit để so sánh.
A: sử dụng.
Các vùng nhớ có thể sử dụng làm S1 và S2:

So sánh dữ liệu S1 với dữ liệu S2 theo điều kiện so sánh. Kết quả quá trình so
sánh như ở hình dưới đây:

 MOVE (MV)
Sao chép dữ liệu của một vùng nhớ này đến một vùng nhớ khác

S: Thanh ghi 16 bit hoặc hằng số (vùng nhớ được sao chép)
D: Thanh ghi 16 bit (vùng nhớ chứa dữ liệu sao chép)
Dữ liệu chứa trong DT10 được sao chép đến DT20 khi R0 lên mức 1
A: sử dụng

- 25 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

N/A: không thể sử dụng

Các vùng nhớ có thể sử dụng làm S và D

 COPY:
Sao chép dữ liệu 16 bit đến một khối với một hoặc nhiều vùng nhớ 16 bit

S: vùng dữ liệu 16 bit hoặc hằng số 16 bit(dữ liệu được sao chép)
D1: vùng bắt đầu chứa dữ liệu sao chép
D2: vùng kết thúc chứa dữ liệu sao chép

Vùng nhớ có thể sử dụng làm S, D1, D2:


A: sử dụng

N/A: không thể sử dụng

- 26 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Dữ liệu S (DT1) sẽ được sao chép vào tất cả các vùng nhớ từ D1 (DT10) đến
D2 (DT14) sau khi R0 lên mức 1.

Dữ liệu DT1 = 11, sau khi thực hiện lệnh COPY DT10 = 11, DT11 = 11, …,
DT14 = 11
 FIFO (FIRST IN FIRST OUT): là câu lệnh dùng để ghi và đọc dữ liệu một
cách trình tự, dữ liệu ghi đầu tiên sẽ được đọc ra đầu tiên.
 FIFT: chức năng định nghĩa cho FIFO (khởi tạo cho FIFO)

n: Thanh ghi 16 bit hoặc hằng số 16 bit chỉ ra dung lượng bộ nhớ của FIFO
D: Thanh ghi 16 bit bắt đầu của FIFO

Vùng nhớ có thể sử dụng cho n, D:

- 27 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Khi điều kiện thực thi R0 lên mức 1, thanh ghi DT0 được định nghĩa là vùng
nhớ đầu tiên của FIFO.
Dung lượng của vùng nhớ đệm FIFO (K256) được lưu trữ trong DT0, Khi n
= K256  DT0 = 256, vùng nhớ FIFO sẽ có 256 word từ DT3 đến DT258 là
vùng lưu trữ dữ liệu.
Số dữ liệu được lưu trữ trong DT1 (mặc định giá trị bằng 0). Khi có quá
trình ghi dữ liệu diển ra thì giá trị trong DT1 sẽ tăng lên 1 đơn vị và khi có quá
trình đọc dữ liệu thì giá trị trong DT1 sẽ giảm 1 đơn vị
Con trỏ của FIFO (với giá trị mặc định bằng H0000) được lưu trữ trong
DT2. Trong thanh ghi DT2, 8 bit thấp sẽ dùng để định vị vị trí của con trỏ ghi
và 8 bit cao sẽ dùng để định vị vị trí của con trỏ đọc.
Vùng nhớ từ DT0 – DT2 ta có thể ghi và đọc dữ liệu bằng các lệnh như MV,
COPY…, vùng nhớ từ DT3 – DT258 không thể ghi và đọc dữ liệu bằng các
lệnh MV, COPY … chúng ta phải dùng lệnh FIFR để đọc dữ liệu và FIFW để
ghi dữ liệu.

 FIFR: Đọc dữ liệu từ bộ nhớ FIFO


S: Thanh ghi 16 bit bắt đầu của vùng nhớ FIFO

- 28 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

D: Thanh ghi 16 bit chứa dữ liệu đọc được từ vùng nhớ FIFO

Vùng nhớ có thể sử dụng làm S và D:

A: sử dụng
N/A: không thể sử dụng
Theo hình dưới ta thấy:
Khi chưa xảy ra quá trình đọc dữ liệu: DT0 = K5, DT1 = K2, DT2 = 24,
DT100 = 0. Lúc này con trỏ đọc ở vị trí của thanh ghi DT5 = K102.
Sau khi quá trình đọc dữ liệu diển ra: DT0 = K5; DT1 = K1 (giảm 1 đơn
vị); DT2 = 34 (giá trị con trỏ đọc tăng 1 đơn vị, vị trí của con trỏ đọc lúc này di

- 29 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

chuyển lên vị trí của thanh ghi DT6), giá trị trong thanh ghi DT100 = K102 (giá
trị của DT5 = K102- vị trí của con trỏ chỉ đến- được chuyển vào thanh ghi
DT100)

Chú ý:
- Một lỗi xuất hiện, nếu quá trình đọc dữ liệu đã xảy ra mà số dữ liệu
được lưu trữ bằng 0 (DT1 = 0). Không có dữ liệu được chuyển đến D
(DT100 = 0)
- Quá trình đọc chỉ có thể diển ra khi giá trị của con trỏ đọc không
bằng giá trị của con trỏ ghi.
- Trong quá trình đọc dữ liệu, khi con trỏ đọc tăng lên đến địa chỉ cuối
cùng của vùng nhớ FIFO, thì con trỏ đọc sẽ có giá trị 0
Cờ lỗi (R9008): lên mức 1 khi:
- Khi chúng ta sử dụng quá vùng khởi tạo
- Khi n = 0 hoặc n > 256
- Số dữ liệu lưu trữ của FIFO bằng 0
- Số dữ liệu lưu trữ của FIFO lớn hơn n
- Con trỏ đọc của FIFO lớn hơn n
 FIFW: Ghi dữ liệu vào bộ nhớ FIFO

S: Thanh ghi 16 bit bắt đầu của vùng nhớ FIFO


D: Thanh ghi 16 bit chứa dữ liệu đọc được từ vùng nhớ FIFO

Vùng nhớ có thể sử dụng làm S và D:

Theo hình dưới ta thấy:


Khi chưa xảy ra quá trình đọc dữ liệu: DT0 = K5, DT1 = K3, DT2 = 03,
DT110 = K103. Lúc này con trỏ đọc ở vị trí của thanh ghi DT6 = K500.

- 30 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Sau khi quá trình đọc dữ liệu diển ra: DT0 = K5; DT1 = K4 (tăng 1 đơn vị);
DT2 = 04 (giá trị con trỏ ghi tăng 1 đơn vị, vị trí của con trỏ ghi lúc này di
chuyển lên vị trí của thanh ghi DT7), giá trị trong thanh ghi DT6 = K103 (giá trị
của DT110 = K103 được chuyển vào thanh ghi DT6- vị trí của con trỏ chỉ đến)

Chú ý:
- Một lỗi xuất hiện, nếu quá trình ghi dữ liệu thực hiện mà số dữ liệu
được lưu trữ bằng n
- Nếu quá trình ghi dữ liệu thực hiện khi con trỏ đang tăng đến vị trí
cuối cùng của vùng nhớ FIFO, thì con trỏ sẽ có giá trị bằng 0.
Cờ lỗi (R9008): lên mức 1 khi:
- Chúng ta sử dụng quá vùng khởi tạo
- n = 0 hoặc n > 256
- Số dữ liệu lưu trữ của FIFO bằng 0
- Số dữ liệu lưu trữ của FIFO lớn hơn n
- Con trỏ ghi của FIFO lớn hơn n

- 31 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 WSHL và WSHR (lệnh dịch word): dịch một word (16 bit) sang bên trái hoặc
phải của một dãy dữ liệu 16 bit.

D1: Thanh ghi 16 bit, bắt đầu vùng nhớ dịch


D2: Thanh ghi 16 bit, kết thúc vùng nhớ dịch
Vùng nhớ có thể sử dụng là D1, D2:

A: sử dụng
N/A: không thể sử dụng

- 32 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Dãy dữ liệu gồm có 3 word, sau khi thực hiện lệnh dịch, dữ liệu trong các
thanh ghi sẽ dịch sang trái (0  DT0; DT0  DT1; DT1  DT2; DT2 dịch ra
ngoài)

Cờ lỗi (R9008) lên 1 khi:


- D1 > D2
- Trị số vượt quá giới hạn cho phép của vùng nhớ được định nghĩa

 Counter: Giá trị counter giảm xuống


Vùng nhớ có thể sử dụng để đặt dữ liệu:
A: sử dụng
N/A: không thể sử dụng

Khi có xung cạnh lên, counter sẽ giảm giá trị đặt đi 1 đơn vị, khi giá trị đặt của
counter giảm về 0, tiếp điểm của counter sẽ đóng lại.
Counter sẽ bị reset khi tiếp điểm reset lên mức 1.

- 33 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Phát hiện xung cạnh lên tại X0, giá trị đặt counter giảm đi 1 đơn vị. Sau khi có
10 xung cạnh lên tại X0 thì C100 lên mức 1. Khi có xung cạnh lên tại X1, giá trị
counter sẽ bị reset về 0, C100 xuống mức 0.
Hoạt động của counter:
- Khi PLC thay đổi sang chế độ RUN hoặc nguồn bật ở chế độ RUN,
giá trị đặt của counter được chuyển vào vùng nhớ SV.
- Khi ngõ vào reset ở mức 0, giá trị đặt trong vùng nhớ SV chuyển
sang vùng nhớ EV

- Mỗi khi X0 lên mức 1, giá trị trong EV sẽ được giảm xuống 1 đơn vị.

- Khi giá trị EV = 0, tiếp điểm của counter sẽ đóng lại

- 34 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

CHƯƠNG II. MÀN HÌNH HMI


I. TỔNG QUAN VỀ HMI
HMI là gì ?
Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao diện” với một
máy móc thì đó là một HMI. Cảm ứng trên lò viba của bạn là một HMI, hệ thống
số điều khiển trên máy giặt, bảng hướng dẫn lựa chọn phần mềm hoạt động từ xa
trên TV đều là HMI. Nó có nhiệm vụ giúp con người vận hành máy móc một cách
dễ dàng hơn, kết nối người sử dụng với máy móc sản xuất

Khi máy tính nhúng ngày càng trở nên phổ biến rộng khắp, nhu cầu về HMI
cũng không ngừng tăng lên. Trước đây, chúng chỉ có ở các hệ thống điều khiển
phức tạp như hệ thống điều khiển phân tán trong các nhà máy lọc dầu và các nhà
máy quá trình khác, giờ đây, hệ thống HMI có thể được tìm thấy ở rất nhiều dạng
và vị trí khác nhau, từ các trò chơi cho đến các máy móc công nghiệp... Trên thế
giới có rất nhiều nhà sản xuất màn hình HMI, tiêu biểu như Seimen, Proface …
Chức năng chính của HMI:
 Giao diện vận hành máy
 Làm nút nhấn cho việc điều khiển máy.
 Xử lý và hiển thị dữ liệu.
II. HMI PANASONIC
1. Giới Thiệu Về HMI
Hãng Panasonic sản xuất rất nhiều dòng HMI, tiêu biểu như các dòng
GT01, GT05, GT21, GT32 … Các HMI này có thể kết nối với rất nhiều loại
PLC, hỗ trợ nhiều chuẩn truyền thông. Ứng với mỗi dòng có những ưu điểm
khác nhau tùy thiết kế mà sử dụng. Ở đây sẽ trình bày về dòng HMI GT32
Thông số kỹ thuật chung của màn hình HMI GT32

- 35 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Nguồn cung cấp 24v DC


 Vùng nhiệt độ làm việc: -20 đến +60 độ C
 Công suất tiêu thụ 10 W
 Hiển thị màn hình 4096 màu LCD
 Độ phân giải 320W x 240H dot
 Vùng hiển thị 113.2 W x 86.4 H mm
 Đèn nền loại CFL BackLight với tuổi thọ khoảng 75000 giờ

Chức năng
 Hiển thị các loại ngôn ngữ như Anh, Nhật, Trung Quốc …
 Bộ nhớ dữ liệu màn hình là 512 kbytes
 Tổng số màn hình con là 240 đối với GT32M, 180 đối với
GT32T1/GT32T0
 Đồ họa: các dạng đường thẳng, đường liên tục, hình vuông, đường
tròn, hình khối
 Các công cụ: Hiển thị thông báo, Báo đèn, Nút nhấn, Dữ liệu, Đồ
thị, Bàn phím
Bộ nhớ:

Bộ nhớ mở rộng: Hỗ trợ thẻ nhớ SD có dung lượng từ 32MB đến 1GB
Giao diện truyền thông:
 COM: gồm có chuẩn RS232, RS422, RS485

- 36 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 USB chuẩn 1.1, khoảng cách xa nhất là 5m


 Ethernet (GT32T1):
Hỗ trợ chuẩn IEE802.811/100BaseTX -IEE802.3/10BaseT
Kiểu kết nối jack cắm
Khoảng cách xa nhất 100m - Kiểu cáp UTP

2. Kết Nối và Thiết Lập Thông Số


a. Kết Nối
Cách thức kết nối giữa PC, PLC và HMI như sau. PC có thể kết nối với
HMI theo hai chuẩn là USB hoặc LAN, giữa HMI và PLC thông qua hai cổng
là COM Port hoặc TOOL Port. Còn giữa PC và PLC thì bằng hai cách là qua
cổng USB hoặc TOOL Port.

Như hình trên thì từ PC có thể chỉnh sửa màn hình giao diện của HMI và
chương trình trên PLC, còn có thể giám sát chương trình PLC thông qua
dòng GT
Sau đây là cách kết nối màn hình GT32 với PLC Panasonic dòng FPX

- 37 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Kết nối theo chuẩn RS232C sử dụng Cassette COM1

 Kết nối theo chuẩn RS485 sử dụng COM3

 Kết nối RS422

b. Thiết lập thông số


 Vùng nhớ giao tiếp giữa PLC và GT

- 38 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Khi thiết lập giao tiếp truyền thông giữa PLC và GT, ta cần chọn vùng nhớ
cơ bản cho giao tiếp. Vùng nhớ này là vùng nhớ nội của PLC, được chia
thành hai phần:
Word Devices
Bit Devices

Việc cấu hình hai vùng nhớ này như sau. Từ màn hình giao diện của
chương trình GTWin, chọn File Configuration, xuất hiện cửa sổ GT
Configuration như hình dưới đây, chọn Tab Basic Setup  Để chỉnh sửa vùng
nhớ này

Sau đây sẽ trình bày chi tiết về chức năng của hai vùng nhớ này.
 Word Devices
Vùng nhớ này bắt đầu từ N+0  N+2, chỉ số N là do người sử dụng lựa
chọn tùy thuộc vào chương trình lập trình. Nó có thể là vùng nhớ loại DT,
WR, WY … Vùng số này sẽ được sử dụng cho việc điều khiển màn hình GT
thông qua chương trình PLC trong lúc chạy chương trình. Địa chỉ bắt đầu N
của trường này được chỉ rõ trong cấu hình của GT của chương trình GTWIN,
và được gửi tới màn hình GT

- 39 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Word N+0: Word này chứa số màn hình định bởi PLC
 Word N+1: Cấm sử dụng
 Word N+2: Số màn hình hiển thị hiện hành trên GT32 được viết tới
PLC trong một định dạng Hexa
 Bit Devices

Chú thích:
 BZ: Bật một tiếng bíp
 Forced-display flag: Tại cạnh lên của bit này, màn hình chỉ rõ bởi PLC thì
được hiển thị
 Backlight Valid flag: Khi bit này lên 1, thì đèn chớp nền và đèn màu nền
sẽ được bật
 Backlight Flashing: Mức 0: Bật, 1: Chớp
 Backlight Color: 00: tắt, 01, 10, 11: bật
 Data Input In Progress flag: Bit này lên 1 khi dữ liệu đang được nhập, và
bằng 0 khi dữ liệu đã nhập xong
 Thiết lập giao thức truyền thông giữa PLC và GT
Trong giao diện FPWIN GR chọn PLC system register setting từ menu Option

- 40 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Sau đó ở cửa sổ hiện hành, chọn Tab Tool Port khi kết nối bằng cổng
Tool Port hoặc Com Port khi kết nối bằng cổng COM Port, rồi thiết lập các
thông số cấu hình đúng với từng loại GT

Đối với định dạng truyền và tốc độ truyền, thiết lập kiểu truyền thông là
Computer Link khi sử dụng COM port

III. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM GTWIN

- 41 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Phần mềm GTWIN là phần mềm dùng để tạo giao diện cho các dòng màn
hình GT Panasonic. Hình sau là giao diện chính của GTWIN

ToolBa
MenuB r
ar
Part
Library

Screen
manage
r

Sau đây sẽ đi vào giới thiệu một số Part thông dụng


1. Switch: Nút nhấn
Khi vẽ xong một Switch, DoubleClick vào Switch đó. Xuất hiện cửa
sổ Switch Parts. Trong cửa sổ này thì có 3 tab phần quan trọng nhất đó là
Basic Setup, Valid Condition, Character

 Tab Basic Setup


Trong Tab này thì gồm hai phần

- 42 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Operation Mode: Chọn kiểu hoạt động cho nút nhấn. Có 4 kiểu là:
 Bit Set: Khi nhấn nút thì bit sẽ được set lên 1 và giữ trạng thái
 Bit Reset: Reset bit về 0
 Momentary: Khi nhấn nút thì bit sẽ lên một trong một khoảng thời
gian rồi về 0
 Alternate: Khi nhấn nút thì bit lần lượt bị đảo trạng thái
 Tab Valid Condition
Ở tab này là cài đặt điều kiện hoạt động cho nút nhấn. Có hai kiểu lựa
chọn là:
 Always Operational: Luôn hoạt động
 Operational under Valid Condition: Hoạt động với một điều kiện
đặt ra. Ở dưới đây ví dụ là nút nhấn hoạt động khi R100 lên 1

 Tab Character: Cài đặt Text hiển thị cho nút nhấn, có hai trạng thái
On và Off. Bạn có thể lựa chọn Kiểu, Cỡ, Màu sắc cho chữ

- 43 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

2. Function Switch: Nút nhấn chức năng đặc biệt


Ở Tab Basic Setup chọn chức năng cho nút nhấn. Có các chức năng
như sau:
 Change Screen: Chuyển màn hình
 Value Set: Đặt 1 giá trị cho một ô nhớ
 Add, Subtract: Cộng hoặc trừ giá trị của 1 ô nhớ cho một giá trị
đặt trước
 Cange to GT Configuration: Chuyển đến màn hình cấu hình
 Thumbwheel SW: Tăng hoặc giảm giá trị một ô nhớ
 Back to Previous Screen: Chuyển về màn hình trước
 To Operate Arlam Parts: Bật các phần cảnh báo

3. Data: Hiển thị dữ liệu của một ô nhớ. Ta có thể thiết lập các định dạng
hiển thị cho dữ liệu ở tab Basic Setup

- 44 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Ở tab Input sẽ thiết lập cách nhập dữ liệu cho Data, ngoài ra ta còn
có thể chỉnh được vùng giới hạn nhập dữ liệu cho Data trong phần Input
Range, lựa chọn bàn phím nhập dữ liệu

CHƯƠNG III. PCWAY


PCWAY là một phần mềm của hãng Panasonic, khi cài đặt nó sẽ được tích
hợp vào Microsoft Excel. Đây là phần mềm giúp cho Microsoft Excel liên kết
với PLC, từ đó người sử dụng có thể điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu hệ
thống PLC một cách tự động.

- 45 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Những nét đặc biệt của PCWay


 Dễ dàng thiết lập dữ liệu trong Excel. Bằng cách thiết lập các thuộc tính
cho ô trong Excel, bạn có thể đọc và viết dữ liệu lên PLC
 Lưu trữ dữ liệu/in ấn một cách tự động. Ghi lại dữ liệu theo một chu kỳ
hoặc không chu kỳ với một điều kiện hoạt động như một tiếp điểm hoặc
một sự kiện lên 1. Lưu dữ liệu với định dạng Text, định dạng file có thể
thay đổi linh hoạt. Hơn nữa dữ liệu còn có thể viết và xử lí bằng một ứng
dụng khác
 Tính linh hoạt. Chạy một macro tự động (được ghi bởi người sử dụng)
khi một sự kiện lên 1. âm thanh sẽ được bật bởi điều kiện tiếp điểm hoặc
sự kiện lên 1
 Quản lý dữ liệu từ xa qua Modem. Kết nối với PLC được đặt ở những
vùng có khoảng cách xa bằng một đường dây điện thoại
 Trao đổi dữ liệu qua lại lẫn nhau. Có thể tải dữ liệu từ PC xuống PLC và
ngược lại
I. TỔNG QUAN VỀ PCWAY
1. Vùng Nhớ Tiếp Điểm
Trong PCWAY vùng nhớ của PLC bao gồm các vùng nhớ sau:
Tiếp điểm ngoại, Tiếp điểm nội, Tiếp điểm đặc biệt, Timer … Đối với các
tiếp điểm thì có ba thuộc tính đó là: Đọc, Viết, Trigger. Tùy loại tiếp
điểm thì chỉ có thể đọc, chỉ có thể ghi hoặc cả hai thuộc tính. Chỉ có tiếp
điểm xung Pulse Relay mới có thuộc tính sử dụng như Trigger. Bảng sau
trình bày về tất cả các loại tiếp điểm và những thuộc tính hỗ trợ
A: Hỗ trợ
N/A: Không hỗ trợ

- 46 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

2. Vùng Nhớ Thanh Ghi


Bao gồm vùng nhớ Thanh ghi dữ liệu, Thanh ghi liên kết dữ liệu,
Thanh ghi giá trị đặt trước của Timer, Couter … Các thanh ghi chỉ có hai
thuộc tính sau: Đọc, Ghi. Chi tiết được tóm tắt như bảng sau:

II. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA PCWAY


1.
Hiển Nội dung Hàm liên quan
Kí tự và màu sắc của ô Exel sẽ bị thay đổi Character Change
dựa vào trạng thái của tiếp điểm hoặc sự
kiện
Giá trị của thanh ghi được tính toán và hiển Operaton Formula
thị ra ô trong giá trị thập phân
Hiển thị giá trị thanh ghi trong định dạng nhị
phân, thập phân, kí hiệu MEW
Nhận biết những mục mà được lưu tiếp tục
trong thanh ghi như một mã ASCII và hiển
thị kí tự
Thay đổi kí tự và màu sắc sẽ được hiển thị ở Message
ô tùy vào giá trị của thanh ghi
Trạng thái hiện hành của tiếp điểm PLC sẽ Character Change
được hiển thị
Thị Vùng Nhớ PLC Vào Ô Nhớ Excel
Khi chạy PCWAY thì chỉ sheet hiện hành mới có thể thay đổi thông tin
và cập nhật. Những sheet không hiển thị sẽ không được cập nhật. Bảng sau
trình bày những thay đổi của 1 ô khi hiển thị và những hàm liện quan

- 47 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Nội dung Hàm liên quan


Level Operation: Khi Double Clicking lên 1 Character Change
ô, tiếp điểm của PLC sẽ bị đảo nghịch
Pulse Operation: Sau khi bạn Double Click Character Change
lên ô để bật 1 tiếp điểm lên 1 trong một
khoảng thời gian, sau đó về 0
On Operation: Bất cứ khi nào Doubled Character Change
Click lên ô thì tiếp điểm luôn lên 1 không
2. phụ thuộc trạng thái hiện hành
Thay Off Operation: Khi Doubled Click lên ô thì Character Change
tiếp điểm về 0 không phụ thuộc vào trạng
thái hiện hành
Sau khi hoàn thành việc nhập ngõ vào, thực Operation Fomular
hiện một hoạt động và lưu trữ dữ liệu và
thanh ghi trong dạng thập phân
Lưu trữ số nhị phân, thập phân và Kí hiệu
MEW của những giá trị mà bạn đã nhập vào
thanh ghi
Kí tự mà bạn nhập được lưu trữ vào thanh
ghi dưới mã ASCII
Tải xuống toàn bộ mục của ô trong một vùng Download Data
cụ thể xuống PLC trong một lần duy nhất
Đổi Trực Tiếp Giá Trị Ô Nhớ PLC Bằng Excel
Khi thay đổi giá trị của 1 ô nhớ, thì tùy vào từng thuộc tính của ô nhớ mà có
những kiểu điều khiển khác nhau đối với từng ô Excel. Bảng sau sẽ trình
bày những cách điều khiển và hàm liên quan

- 48 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

3. Lưu dữ liệu PLC vào một tập tin hoặc hiển thị dữ liệu
PCWAY lưu dữ liệu của PLC thành một tập File Master
tin theo một thời gian thiết lập bởi một xung File Processing
Trigger từ PLC
PCWAY lưu dữ liệu PLC trong một khoảng Interval Timer
thời gian đặc biệt File Master
File Processing
PCWAY lưu dữ liệu tại thời gian của một Weekly Timer
ngày cụ thể nào đó File Master
File Processing
Hiển thị dữ liệu ra bảng tính Excel File Master
Lưu file Excel Save Excel File
Lưu file Excel dưới định dạng HTMl Save HTML File

4. Một Số Chức Năng Khác Và Hàm Liên Quan

Bật một tiếp điểm PLC và 1 sự kiện lên 1 tại Interval Timer
1 khoảng thời gian nhất định
Bật một tiếp điểm PLC và 1 sự kiện lên 1 tại Weekly Timer
1 thời gian ở một ngày cụ thể
Chạy tự động một Macro do người dùng Auto Macro Startup
thiết lập
Phát một âm thanh tại thời điểm cụ thể Sound Startup
Bật 1 sự kiện lên 1 khi một tiếp điểm của Event Startup
PLC lên 1
Kết nối với một PLC ở xa bằng Modem Modem support
Cập nhật toàn bộ thông tin của toàn bộ bảng Update All Sheet Data
tính
Cập nhật thông tin của bảng tính hiện hành Update Active Sheet
Data
PCWAY được kết nối tới PLC thông qua Operation Preferences
chuẩn RS-232C hoặc Ethernet và giao tiếp
với các PLC khác thông qua bộ phận kết nối
PLC
Chạy biên dịch, các hoạt động PCWAY sẽ Operation Preferences
thực thi với tốc độ cao
Chuyển dữ liệu giữa các môi trương làm Backup Utility
việc khác nhau, chẳng hạn qua một máy tính
khác
- 49 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

III. THIẾT LẬP THÔNG SỐ VÀ CHẠY CÁC TÁC VỤ TỪ MENUBAR


1. Thiết Lập Thông Số Của Ô
Khi Doubled Click lên 1 ô của Excel sẽ xuất hiện hộp thoại
Cell Settings. Hộp thoại này dùng để thiết lập các kiểu, thông số,
thuộc tính … cho ô của excel. Kiểu của ô là: Tiếp điểm, Thanh ghi,
Tập tin dữ liệu, Sự kiện, Kết nối. Các thuộc tính bao gồm: Chỉ đọc,
Đọc/Ghi, Chỉ ghi. Ứng với mỗi kiểu sẽ có những thông số cần cài đặt
khác nhau. Sau đây sẽ đi trình bày về các kiểu thiết lập của ô
 Relay: Hiển thị thông tin về một tiếp điểm của PLC

Có các thông số cần chú ý như:


 Attribute: Read Only: Chỉ đọc
Read/Write: Đọc và Ghi
Write Only: Chỉ Ghi
 Node No: Chọn chỉ số cho nút
 Device Code: Chọn loại vùng nhớ cho tiếp điểm X, Y, L …
 Device No: Chọn chỉ số cho tiếp điểm
 Khi lựa chọn thuộc tính Read/Write, Write Only sẽ có thêm
thông số là Operation Method. Bao gồm ba lựa chọn sau
Pulse Operation: Điều khiển xung
On Operation: Điều khiển On
Off Operation: Điều khiển Off
 Character Change No: Chọn chỉ số thay đổi kí tự

- 50 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Register: Thanh ghi dữ liệu

Ngoài một số thông số tương tự với Relay, thi Register có thêm các thông
số sau
 Display Method: Phương thức hiển thị

NUM: Thực hiện một phép tính toán dựa vào giá trị lưu
Numerical Value trữ trong thanh ghi và thực hiện Đọc /Ghi
CHR: Thực hiện Đọc/Ghi với giá trị lư trữ trong thanh
Character Code ghi như mã ký tự
MSG: Thay đổi thông báo hoặc màu sắc hiển thị và
Message Display hiển thị dực vào giá trị từ 0 đến 4096 lưu trữ
trong thanh ghi. Chỉ có thể khi thuộc tính là chỉ
đọc
HEX: Thực hiện Đọc/Ghi giá trị thập lục phân với giá
Hiển thị thập lục trị của thanh ghi
phân
BIN: Hiển thị nhị Thực hiện Đọc/Ghi giá trị nhị phân với giá trị
phân lưu trong thanh ghi
MEW: Tương tự chỉ số của tiếp điểm PLC, số thứ nhất
Kí hiệu MEW diễn tả dưới dạng Hexa, số thứ hai diễn tả dưới
dạng thập phân
RAL: Đọc hoặc ghi số thực hai word của PLC
Số thực

- 51 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 No of Word: Số lượng word

Cách thức hiển thị Số lượng Word


NUM: Giá trị số
HEX: Hiển thị thập lục phân
Từ 1 hoặc 2 word
BIN: Hiển thị nhị phân
MEW: Kí hiệu MEW
CHR: Mã ký tự Từ 1 đến 16 word
MSG: Hiển thị thông báo 1 word
RAL: Số thực 2 word

 Operation Formula No or Message No : Chọn chỉ số cho


hàm hoặc thông báo
 Input Range: Thiết lập giới hạn vùng nhập dữ liệu

2. Giới Thiệu Một Số Tác Vụ Từ MenuBar


Hình sau là thanh công cụ của PCWAY. Gồm các nút lệnh chạy các tác
vụ của PCWAY

 Run PCWAY
 Từ Menu PCWAY  Run PCWAY
 Click vào biểu tượng trên thanh công cụ
 Phím tắt: CRT + Shift + B
Khi thực hiện chạy PCWAY thì bắt đầu giao tiếp PC với PLC.
Khi biểu tượng hiển thị trên thanh Taskbar là
PCWAY đã chạy và giám sát đã sẵn sàng sử dụng

 Exit PCWAY
 Menu PCWAY  Exit PCWAY
 Click vào biểu tượng trên thanh công cụ
 Phím tắt: Crt + Shift + C
Thoát PCWAY, kết thúc giao tiếp giữa PC và PLC
 Run Monitor: Chạy giám sát
 Menu PCWAY  Start Monitor
 Click vào biểu tượng
 Phím tắt: Ctrl + Shift + D
Thực hiện giám sát ô ngay sau khi ô được thiết lập thông
tin.Những thông tin hiển thị trên ô sẽ thay đổi dực vào những
thay đổi tiếp điểm hoặc thanh ghi của PLC. Và lẽ luôn được
cập nhật
 Download Data: Tải dữ liệu từ Excel xuống PLC
 Menu PCWAY  Download Data

- 52 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Click vào biểu tượng trên thanh công cụ


 Phím tắt: Ctrl + Shift + G
Với những ô mà có thuộc tính thiết lập là Write Only, thì mới
có thể tải thông tin của ô xuống PLC
Lưu ý:
Khi ô được thiết lập kiểu là Relay thì Nhập 1 khi muốn tiếp
điểm đóng, 0 khi tiếp điểm mở
Trong trường hợp chọn thuộc tính Operation Method đối với
tùng lựa chọn sẽ có những trường hợp sau:
 Level Operation: Nhập 1 vào ô thì tiếp điểm
tương ứng của PLC sẽ đóng, nhập 0 vào ô, tiếp
điểm tương ứng lên 1 sau khi tải dữ liệu
 Pulse Operation: Khi nhập 1 thì tiếp điểm tương
ứng lên 1 trong khoảng thời gian khoảng 500ms,
và về 0 sau đó. Nhập 0 thì không thực hiện gì
 On Operation: Không quan tâm đến giá trị của ô,
tiếp điểm tương ứng sẽ lên 1 sau khi tải dữ liệu
 Off Operation: Không quan tâm đến giá trị của
ô, tiếp điểm tương ứng sẽ lên 0 sau khi tải dữ liệu

IV. MỘT SỐ FUNCTION PCWAY ỨNG DỤNG LẬP TRÌNH VISUAL


BASIC TRONG EXCEL
Sau đây là một số hàm để ứng dụng vào việc lập trình VB trong excel nhằm tạo
giao diện điều khiển cho người dùng. Ứng với từng điều khiển trong Eccel thì
tương ứng có một hàm liên quan.

Cell Settings Sub PCWAYsubSetCell


Delete Cell Settings Sub PCWAYsubCellDel
Copy Cell Settings Sub PCWAYsubCellCopy
Paste Cell Settings Sub PCWAYsubCellPaste
Set Cell Order:No Action Sub PCWAYsubCellMoveNo
Set Cell Order:Down word Sub PCWAYsubCellMoveDown
Set Cell Order:To the Right Sub PCWAYsubCellMoveRight
Start PCWAY Sub PCWAYsubShellPcwayStart
Exit PCWAY Sub PCWAYsubExecuteStop
Read PCWAY Settings Again Sub PCWAYsubExecuteRestart
Start Monitor Sub PCWAYsubRunStart
Stop Monitor Sub PCWAYsubRunStop
Download Data Sub PCWAYsubDownLoad
Update All Sheet Data(with Sub PCWAYsubRefresh
message)
Update All Sheet Sub PCWAYsubRefreshNoMessage
Data(without message)
Update Active Sheet Sub PCWAYsubSheetRefresh
Data(with message)

- 53 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Update Sheet Data(without Sub


message) PCWAYsubSheetRefreshNoMessage(Argu
ment 1 as String)
Argument Sheet name that renews
1: information
In the case that argument 1 was
omitted or
in the case that "" was specified,
the active sheet is renewed.
Example) Renews the information of Sheet
no.2.
Call
Application.Run("PCWAYsubSheetRefresh
NoMessage", "Sheet2")
Argument 0:Saves the original book.
2: 1:Original book is not saved.(It
is 0 in the case of omission.)
Return File name which was saved
value: (Folder name accompaniment)
Example) The name called TEST is attached
when saving the present book.
The original book is not saved.

Dim strFilename as String


strFilename=Application.Run("PCWAYfnc
FileSaveNameType", "TEST", 1)

CHƯƠNG IV. THI CÔNG


I. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH
1. Giới Thiệu Chung
Mô hình máy khoan mạch in tự động:
 Ứng dụng hệ trục toạ độ Đê-các để định vị toạ độ điểm khoan
 Dùng PLC Panasonic họ FPX CT30 làm thiết bị điều khiển trung tâm
 Kết nối ngõ vào: Công tắc hành trình X với X2, công tắc hành
trình Y với X3, công tắc hành trình Z với X4

- 54 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Kết nối ngõ ra: động cơ bước X nối đến Y0-Y3, động cơ bước Y
nối đến Y4-Y7, động cơ điều khiển mủi khoan nối đến Y8, động
cơ điều khiển lên xuống nối đến Y9
 Sử dụng module cassettles 2CH-RS485 kết nối với màn hình
HMI
 Sử dụng động cơ bước, động cơ DC và vítme để truyền động
 Động cơ bước 24v DC, độ phân giải 1, 8 độ/bước
 Động cơ DC 24v
 Sử dụng các công tắc hành trình để đưa tín hiệu về PLC

Với kích thước nhỏ gọn, mô hình máy khoan tự động khá thuận tiện để
làm thiết bị giảng dạy cho các sinh viên. Nó giúp sinh viên làm quen với động
cơ bước, động cơ DC, những thiết bị khá phổ biến trong điều khiển.
2. Hệ Trục Toạ Độ Đêcac

Trong không gian 3 chiều hệ toạ độ Đề-các, việc xác định vị trí một
điểm bất kỳ trở nên đơn giản nếu biết được cả 3 giá trị hoành độ (X), tung độ
(Y) và cao độ (Z) của điểm đó. Đây là bài toán cơ bản để giải quyết bài toán xác
định vị trí của một vật thể bất kỳ trong không gian. Trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống từ sản xuất hàng hóa, hàng hải… đến thiên văn vũ trụ, dù
với công nghệ lạc hậu hay tiên tiến thì hệ tọa độ Đề-Các vẫn chiếm vị trí nền
tảng cho mọi tính toán liên quan đến vấn đề định vị.
Đối với mô hình khoan mạch in, thì ta chỉ sử dụng hai tọa độ X và Y để
xác định vị trí của một điểm khoan, còn cao độ Z thì không cần quan tâm đến
giá trị. Khi xác định được hai giá trị này thì công việc là đi tính toán số vòng
quay của các trục truyền động, sau đó điều khiển động cơ bước quay trục vítme
đưa mũi khoan đến tọa độ cần khoan và tiến hành khoan.
Các phương thức đo trong hệ trục tọa độ đề-cac:
- Đo tuyệt đối: với các số đo tuyệt đối ta đưa ra toạ độ các điểm đích tính
từ một điểm cố định trong vùng làm việc, nghĩa là trong mỗi chuyển động đều
xác định mủi khoan sẽ dịch chuyển đến đâu kể từ điểm gốc 0 tuyệt đối.

- 55 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- Đo theo chuỗi kích thước: với các số đo theo trục kích thước ta đưa ra
toạ độ các điểm đích tính từ các điểm dừng lại của mũi khoan sau một lổ khoan
được khoan nghĩa là trong mỗi chuyển động đều đưa ra số liệu của mũi khoan
cần được dịch chuyển tiếp một lượng là bao nhiêu nữa theo từng trục toạ độ.
Nghiên cứu máy khoan mạch in tự động là tìm ra phương pháp xác định
chính xác vị trí của mũi khoan (chân linh kiện) trên board mạch. Ngày nay với
các phần mềm vẽ mạch điện tử thông dụng (Orcad, Eagle, Proteus…) luôn cho
phép người dùng truy xuất file text, trong file này chứa dữ liệu về toạ độ của
chân các linh kiện, kích thước lỗ khoan có trong bản vẽ. Trong quá trình thiết
kế mạch in, gốc toạ độ có thể ở vị trí bất kì trong bảng mạch, vì vậy file text do
orcad xuất ra chứa các toạ độ điểm có thể âm hoặc dương. Do đó, để điều khiển
được mũi khoan đến đúng toạ độ mong muốn cần phải chuyển đổi số liệu từ file
text của orcad sang dữ liệu chuẩn với gốc toạ độ mới.
Thuật toán chuyển đổi gốc toạ độ:
- Sắp xếp dữ liệu tăng dần theo trục X
- Tìm giá trị X và Y nhỏ nhất
- Trừ các toạ độ X với giá trị X nhỏ nhất
- Trừ các toạ độ Y với giá trị Y nhỏ nhất

Y Y

C (8,7) C (8,7)
B (4,6) B (4,6)

A (4,2) A (4,2)

O X O X

3. Động Cơ Bước
a. Giới Thiệu Động Cơ Bước
Trong hệ thống tự động và trong máy tính điện tử ngày càng sử dụng rộng
rãi hệ thống truyền động rời rạc. Các hệ thống truyền động rời rạc này thực hiện
nhờ loại động cơ chấp hành đặc biệt gọi là động cơ bước. Chúng thực chất là
một động cơ đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các
xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các
chuyển động của rotor có khả năng cố định vào các vị trí cần thiết.

- 56 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Động cơ bước làm việc được nhờ bộ chuyển mạch điện tử, để đưa tín hiệu
điều khiển vào các cuộn dây stator theo thứ tự và một số lần nhất định. Tổng số
lần góc quay của rotor tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay
và tốc độ quay của rotor, phụ thuộc vào thứ tự chuyển mạch và số lần chuyển
đổi.
b. Cấu tạo và phân loại
 Phân loại
Động cơ bước có 3 loại chính: động cơ bước nam châm vĩnh cửu, động
cơ bước có từ trở thay đổi và động cơ bước hỗn hợp. Cách chia cũng phụ
thuộc vào quan điểm người sử dụng.
Nếu đánh mất nhãn trên động cơ ta có thể tổng quát nêu lên được hai
khác biệt bởi cảm nhận được qua các giác quan. Động cơ nam châm vĩnh
cửu có xu hướng “khớp” khi ta dùng tay xoay rotor trong khi động cơ bước
có từ trở thay đổi hầu như quay tự nhiên. Ta cũng có thể phân biệt sự khác
nhau khi dùng một Ohm – Metter, động cơ từ trở thay đổi thường có 3 hay 4
cuộn dây với một đầu chung trong khi động cơ nam châm vĩnh cửu luôn có
2 cuộn dây độc lập hay không có đầu nối ở tâm ( loại nam châm vĩnh cửu
thường dùng).
 Cấu tạo
 Động cơ bước nam châm vĩnh cửu
Động cơ bước nam châm vĩnh cửu hay còn được gọi là động cơ bước
kiểu tác dụng và thường được chế tạo có cực móng. Động cơ này có các
bước thay đổi từ 60 đến 450 trong chế độ điều khiển bước đủ, mômen
hãm từ 0, 5 đến 25Ncm, tần số khởi động lớn nhất là 0, 5Khz và tần số
làm việc lớn nhất ở chế độ không tải là 5Khz.
1, 2: Hai nửa Stator có dạng
cực móng được từ hoá với
cực N và S xen kẽ nhau.
3: Hai cuộn Stator (một
cuộn kiểu đơn cực và một
cuộn kiểu lưỡng cực) được
đặt ở bên trong hai nửa
Stator.
4: Rotor nam châm vĩnh cửu
có các cực xen kẽ.
 Động cơ bước có từ trở thay đổi
Động cơ bước thay đổi có từ trở thay đổi được hay còn gọi là
động cơ phản kháng. Kiểu động cơ này có góc nằm trong giới hạn từ 1,
80 đến 300 trong chế độ điều khiển bước đủ, mômen hãm từ 1 đến
50Ncm, tần số khởi động lớn nhất là 1Khz và tần số làm việc lớn nhất
trong điều kiện không tải là 20Khz. Stator được chế tạo thành dạng ren
với bước cựcĠs. Cuộn dây pha 2 được quấn trên 2 hoặc 4 ren đối xứng
nhau, rotor của động cơ cũng chế tạo thành dạng ren có bước cựcĠr.

- 57 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

1: Stator được chế tạo thành ren


2: Cuộn dây pha
3: Rotor có từ trở thay đổi được
chế tạo thành dạng ren

Cấu tạo động cơ bước có từ trở thay đổi


 Động cơ bước hỗn hợp
Động cơ bước hổn hợp còn gọi là động cơ bước cảm ứng, có góc
bước thay đổi trong khoảng 0, 360 đến 150 trong chế tạo bước đủ,
mômen hãm từ 3 – 1000Ncm, tần số khởi động lớn nhất là 40 Khz.
Trong các loại động cơ bước kể trên thì động cơ bước hỗn hợp được sử
dụng nhiều hơn cả vì loại động cơ này kết hợp các ưu điểm của 2 loại
động cơ trên đó là: Động cơ nam châm vĩnh cửu với dạng cực móng và
động cơ có từ trở thay đổi.

1: Hai pha điều khiển lưỡng cực


2: Stator dạng ren
3: Cuộn dây pha điều khiển lưỡng cực
4: Hai vành răng ngoài của rotor

Cấu tạo động cơ bước hỗn hợp

Cấu tạo của động cơ bước thay đổi hỗn hợp là sự kết hợp giữa
động cơ bước nam châm vĩnh cửu và động cơ bước có từ trở thay đổi.
Phần Stator được cấu tạo hoàn toàn giống Stator của động cơ bước có từ
trở thay đổi. Trên các cực của của Stator được đặt các cuộn dây pha, mỗi
cuộn dây pha được quấn thành 4 cuộn dây hoặc được quấn thành 2 cuộn
dây đặt xen kẽ nhau để hình thành nên các cực N và S đồng thời đối diện
với mỗi cực của bối dây là ren của rotor và cũng được đặt xen kẽ.
Động cơ hổn hợp cũng được chế tạo với 2, 4 và 5 pha. Động cơ 2 và 4
pha thường cho góc bước từ Ġs = 0.90 đến 150 còn động cơ 5 pha
thường có góc bước từ Ġs = 0.180 đến 0.270.
Góc bước của động cơ là tỉ số giữa bước răng Ġr và số pha m của động
cơ khi cuộn dây được điều khiển lưỡng cực:Ġ.
c. Nguyên lý hoạt động
 Động cơ bước nam châm vĩnh cửu
Nguyên lý làm việc của động cơ bước loại này là dựa vào sự tác động
của một trường điện từ trên một mômen điện từ, tức là tác động giữa một
trường điện từ và một hoặc nhiều nam châm vĩnh cửu. Rotor của động cơ

- 58 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

tạo thành một hoặc nhiều cặp từ và mômen điện từ của nam châm được đặt
thẳng hàng trên từ trường quay do các cuộn dây tạo nên.
Xét cấu trúc của động cơ bước nam châm:
Động cơ có hai cuộn dây lắp ở
hai cực của Stator và một nam
châm vĩnh cửu ở Rotor. Khi
kích thích một cuộn dây của
Stator ( đồng thời ngắt điện
cuộn kia) sẽ tạo nên hai cực Bắc
và Nam của nam châm. Rotor sẽ
thẳng đứng với hướng từ
trường.

Các cuộn dây của Stator gọi là các pha. Động cơ bước có thể có nhiều
pha: 2, 3, 4, 5 pha nó được cấp điện cuộn này sang cuộn khác với việc đảo
chiều dòng điện sau mỗi bước quay. Chiều các động cơ phụ thuộc vào thứ tự
cung cấp điện cho các cuộn dây và hướng của từ trường.
 Động cơ bước có từ trở thay đổi
Nguyên lý làm việc của động cơ bước từ trở thay đổi dựa trên cơ sở định
luật cảm ứng điện từ, tức là dựa trên sự tác động giữa một trường điện từ và
một rotor có từ trở thay đổi theo góc quay.

Rotor được chế tạo theo vật liệu dẫn từ, trên bề mặt
Rotor thường có nhiều răng. Mỗi răng của rotor
hoặc stator gọi là một cực. Trên hai cực đối diện
được mắt nối tiếp hai cuộn dây tạo thành một phần
động cơ. Như vậy động cơ như hình vẽ có 3 pha A,
B, C từ trở thay đổi theo góc quay của răng. Khi
các răng của rotor đứng thẳng hàng với các cực của
Stator, từ trở đó sẽ nhỏ nhất. Nếu cho dòng điện
chạy vào cuộn dây BB’ nó sẽ tạo nên từ trường kéo
cực gần nó nhất.
Nếu dòng điện được đưa vào cuộn dây CC’ rotor lại tiếp tục quay 1 góc
300 ngược chiều kim đồng hồ.
Hướng quay của động cơ không phụ thuộc vào chiều của dòng điện mà
phụ thuộc vào thứ tự cấp điện cho cuộn dây. Nhiệm vụ này do các
mạch logic trong bộ chuyển phát thực hiện. Với cách thay đổi thứ tự
hoặc thay đổi cách kích thích các cuộn dây ta cũng làm thay đổi các vị trí
góc quay.

- 59 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Góc bước được xác định bởi biểu


thức: Nr: số răng rotor
Np: Số pha

 Động cơ bước hỗn hợp


Động cơ hỗn hợp là sự kết hợp nguyên tắt làm việc của động cơ có bước
nam châm vĩnh cửu và động cơ bước có từ trở thay đôỉ nhằm có được đặc
tính tốt nhất của hai loại kể trên là mômen lớn và số số bước lớn.

d. Điều khiển động cơ bước


 Động cơ bước có từ trở thay đổi
Nếu motor có 3 cuộn
dây, được nối như hình
bên với một đầu nối
chung cho tất cả các
cuộn, thì nó chắc chắn là
một động cơ biến từ trở.
Khi sử dụng, dây nối
chung (C) thường được
nối vào cực dương của
nguồn và các cuộn được
kích theo thứ tự liên tục.

Dấu thập trong hình trên là rotor của động cơ biến từ trở quay 300 mỗi bước.
Rotor trong động cơ này có 4 răng và stator 6 cực, mỗi cuộn quấn quanh hai
cực đối diện. Khi cuộn 1 được kích điện, răng X của rotor bị hút vào cực 1. Nếu
dòng điện qua cuộn 1 bị ngắt và đóng dòng qua cuộn 2, rotor sẽ quay 300 theo
chiều kim đồng hồ và răng Y xẽ hút vào cực 2. Để quay động cơ này một cách
liên tục, chúng ta chỉ cần cấp điện liên tục luân phiên cho 3 cuộn. Theo logic
đặt ra, trong bảng dưới đây 1 có nghĩa là có dòng điện đi qua các cuộn, và chuỗi
điều khiển sau sẽ quay động cơ theo chiều kim đồng hồ 24 bước hoặc 2 vòng.
Cuộn 1: 1001001001001001001001001
Cuộn 2: 0100100100100100100100100
Cuộn 3: 0010010010010010010010010
 Động cơ bước nam châm vĩnh cửu và động cơ bước hỗn hợp đơn cực
Động cơ bước đơn cực, cả nam châm vĩnh cửu và động cơ hỗn hợp, với
5, 6 hoặc 8 dây ra thường được quấn như sơ đồ hình bên với một đầu nối
trung tâm trên các cuộn. Khi dùng, các đầu nối trung tâm thường được nối
vào cực dương nguồn cấp, hai đầu còn lại của mỗi mấu lần lượt nối đất để
đảo chiều từ trường tạo bởi cuộn đó. Sự khác nhau giữa hai loại động cơ
nam châm vĩnh cửu đơn cực và động cơ hỗn hợp đơn cực không được nói rõ
trong phần này. Do đó trong tài liệu này, khi khảo sát động cơ đơn cực ta chỉ
khảo sát động cơ nam châm vĩnh cửu, việc điều khiển động cơ hỗn hợp hoàn

- 60 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

toàn tương tự. Mẫu 1 nằm ở cực trên và dưới stator, còn mẫu 2 nằm ở hai
cực bên phải và bên trái động cơ.
Rotor là một nam châm vĩnh cửu
với 6 cực, 3 Nam và 3 Bắc, xếp xen
kẽ trên vòng tròn. Để xử lý góc
bước ở mức độ cao hơn, rotor phải
có nhiều cực đối xứng hơn. Động
cơ 300 mỗi bước trong hình là một
trong những thiết kế động cơ nam
châm vĩnh cửu thông dụng nhất,
mặc dù động cơ có bước 150 và
7.50 là khá lớn.

Như trong hình, dòng điện đi qua từ đầu trung tâm của mẫu 1 đến đầu a tạo ra
cực Bắc trong Stator trong khi đó cực còn lại của stator là cực Nam. Nếu điện ở
đầu 1 bị ngắt và kích mẫu 2, rotor sẽ quay 300 hay 1 bước. Để quay động cơ một
cách liên tục, chúng ta chỉ cần áp điện vào hai mẫu của động cơ theo dãy:
Mẫu 1a: 1000100010001000100010001 Mẫu 1a: 1100110011001100110011001
Mẫu 1b: 0010001000100010001000100 Mẫu 1b: 0011001100110011001100110
Mẫu 2a: 0100010001000100010001000 Mẫu 2a: 0110011001100110011001100
Mẫu 2b: 0001000100010001000100010 Mẫu 2b: 1001100110011001100110011
Chú ý hai nửa của một mẫu không bao giờ được kích cùng một lúc. Cả hai dãy
nêu trên sẽ quay một động cơ nam châm vĩnh cửu một bước ở mỗi thời điểm.
Dãy bên trái chỉ cấp điện cho một mẫu tại một thời điểm như mô tả trong hình
trên; vì vậy nó dùng ít năng lượng hơn. Dãy bên phải đòi hỏi cấp điện cho cả hai
mẫu một lúc và nói chung sẽ tạo ra mômen xoáy lớn hơn dãy bên trái 1.4 lần
trong khi phải cấp điện gấp 2 lần.
Vị trí bước được tạo ta bởi hai chuỗi trên không giống nhau. Kết quả kết hợp 2
chuỗi trên cho phép điều khiển nửa bước, với việc dừng động cơ một cách lần
lựơt tại những vị trí đã nêu ở một trong 2 dãy trên.
Chuỗi kết hợp như sau:
Mẫu 1a: 11000001110000011100000111
Mẫu 1b: 00011100000111000001110000
Mẫu 2a: 01110000011100000111000001
Mẫu 2b: 00000111000001110000011100

 Động cơ bước nam châm vĩnh cửu và động cơ bước hỗn hợp hai cực

- 61 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Loại này có cấu trúc cơ khí giống


với động cơ đơn cực, nhưng hai
mẫu của động cơ được nối đơn
giản hơn, không có đầu trung tâm.
Vì vậy, bản thân động cơ thì phức
tạp hơn, nhưng mạch điều khiển
để đảo cực mỗi cặp cực trong
động cơ thì phức tạp hơn.

4. Phương thức điều khiển và tính toán thông số


a. Phương thức điều khiển
 Điều khiển theo điểm
Với phương thức điều khiển này, thì tọa độ mỗi điểm được xác
định vị trí dựa vào điểm gốc O. Do vậy khi tiến hành khoan, ứng
với mỗi điểm khoan chúng ta đều phải đưa mũi khoan về gốc tọa
độ O. Phương thức điều khiển này thì đơn giản, dễ điều khiển
nhưng tốn thời gian, không hiệu quả
 Điều khiển theo đoạn
Trong phương thức điều khiển theo đoạn, khi xác định tọa độ
điểm mới chúng ta cần dựa vào tọa độ điểm cũ. Tọa độ điểm mới
sẽ được tính bằng cách cộng hoặc trừ tọa độ điểm cũ với một độ
dịch chuyển theo tính toán. Ưu điểm của phương thức này là điều
khiển linh hoạt, tiết kiệm thời gian.

C (8,7)
B (4,6) C (8,7)
B (4,6)

A (4,2) A (4,2)

Đối với yêu cầu trong sản xuất công nghiệp hiện nay, việc tiết kiệm thời
gian, chi phí là yêu cầu hàng đầu. Do vậy qua phân tích và nghiên cứu thực
tế thì phương thức điều khiển theo đoạn là phương thức phù hợp và tối ưu
nhất cho mô hình máy khoan mạch in tự động
b. Tính toán thông số
Động cơ bước có độ phân giải là 1, 8 độ/bước. Do đó, để hoàn thành 1 vòng
quay thì phải thực hiện 200 bước đủ tương ứng với mũi khoan dịch chuyển được
175 mil. Qua đó để mũi khoan chạy được 100 mil thì động cơ bước cần chạy 28, 5
x 4=114 bước.

II. SƠ ĐỒ KHỐI

- 62 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

COMPUTER
(PC-WAY)

USB

PLC FPX CT30

RS485 I/O

HMI GT32 MÁY KHOAN

 Computer (PC-WAY): Kết hợp chương trình Excel và PC-Way tạo ra giao
diện điều khiển cho người sử dụng. Có nhiệm vụ xử lý dữ liệu của file text
và truyền dữ liệu cho PLC panasonic.

 PLC FPX CT30: Là thiết bị điều khiển trung tâm, nhận dữ liệu từ computer
và màn hình HMI GT32, xử lý dữ liệu và đưa tín hiệu điều khiển đến các
động cơ.

 HMI GT32: là giao diện điều khiển trực tiếp giữa người sử dụng và hệ
thống, có nhiệm vụ nhập dữ liệu và điều khiển.

 Máy khoan: Là thiết bị chấp hành, nhận dữ liệu điều khiển từ PLC. Tiến
hành quá trình khoan và phản hồi tín hiệu về PLC.

III. SƠ ĐỒ KẾT NỐI PHẦN CỨNG

- 63 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

24V

HT X
X2 Y0
HT Z Y1 ĐỘNG CƠ
X3 Y2 BƯỚC X
HT Y Y3

X4
Y4
ĐỘNG CƠ
Y5 BƯỚC Y
PLC Y6
FPX CT30 Y7

ĐỘNG CƠ
Y8 KHOAN

ĐỘNG CƠ
Y9 KHOAN

COM COM

IV. LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT

- 64 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

1. Lưu đồ tổng quát và lưu đồ đưa mũi khoan về điểm gốc

BEGIN
BEGIN

ĐƯA MŨI KHOAN


VỀ ĐIỂM 0 CHẠY NGHỊCH
ĐỘNG CƠ

NHẬP DỮ LIỆU
SAI
HT = 1

CHẠY KHOAN ĐÚNG

TẮT ĐỘNG CƠ
END

LƯU ĐỒ TỔNG QUÁT


END

LƯU ĐỒ ĐƯA MK VỀ GỐC

- 65 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

2. Lưu đồ chương trình nhập dữ liệu

BEGIN

KT = 0, TĐ = 0
SODIEM = 1

NHẬP KÍCH THƯỚC

SAI
KT
<=5000
KT
>=100
ĐÚNG

NHẬP TỌA ĐỘ

SAI
TĐ <=
KTMAX
TĐ >= KT MIN

ĐÚNG

TĂNG SỐ ĐIỂM

END

- 66 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

3. Lưu đồ chương trình chạy khoan

BEGIN

DỊCH SỐ LIỆU

TÍNH TOÁN SỐ LIỆU

CT1=X, CT2=Y

CHẠY ĐỘNG CƠ X, Y

SAI
CT1=0
CT2=0

THỰC HIÊN KHOAN

SAI
HT Z =
1
ĐÚNG
SAI
SỐ ĐIỂM
=0
ĐÚNG

END

- 67 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

V. CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình FP-WIN
Xem phụ lục 1 – Trang 71
2. Chương trình PC-Way
Xem phụ lục 2 - Trang 86

VI. KẾT QUẢ THI CÔNG


 Giao diện màn hình HMI

- 68 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

 Giao Diện Chương Trình PCWAY

- 69 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 70 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

PHẦN III. KẾT LUẬN


I. TÓM TẮT
Sau 15 tuần nghiên, nhóm thực hiện đã hoàn thành báo cáo với những nội
dung sau:
 Chương 1: Trình bày về lý do chọn đề tài, giới hạn đề tài, mục đích
nghiên cứu, phương pháp phương tiện nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
kế hoạch nghiên cứu
 Chương 2: Trình bày sơ lược về PLC và nghiên cứu một số nội dung
PLC của hãng Panasonic như sau:
 Giới thiệu về các dòng PLC của hãng Panasonic
 Giới thiệu về họ PLC FPX CT30: Đặc tính kĩ thuật, Vùng nhớ,
Ngõ vào ngõ ra, Tool Port, USB Port và Tập lệnh điều khiển
 Chương 3: Giới thiệu tổng quan về HMI và những nghiên cứu về
HMI Panasonic:
Thông số kỹ thuật, Chức năng, Bộ nhớ, Giao diện truyền thông, Kết nối
thiết lập thông số cho HMI, Giới thiệu về phần mềm FPWIN
 Chương 4: Trình bày về phần mềm giám sát thu thập dữ liệu PCWAY
của hãng Panasonic
 Chương 5: Trình bày những kết quả nghiên cứu, thiết kế và thi công
mô hình máy khoan mạch in tự động:
 Giới thiệu về mô hình máy khoan: Hệ trục tọa độ Đêcac, Động cơ
bước, Phương thức điều khiển và tính toán thông số
 Sơ đồ khối
 Lưu đồ giải thuật
 Chương trình
II. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và thi công nhóm thực hiện đề tài đã rút ra được
những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích sau:
- Đã nghiên cứu được một phần kiến thức về PLC của hãng Panasonic như
kết nối, lập trình, phương thức giao tiếp của PLC với các đối tương khác.
- Hiểu được cách tạo giao diện điều khiển cho màn hình HMI Panasonic.
- Sử dụng phần mềm lập trình PLC FPWIN, phần mềm tạo giao diện HMI
GTWIN và phần mềm giám sát thu thập dữ liệu PCWAY của hãng Panasonic.
III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Trong tương lai, nhóm thực hiện hi vọng sẽ phát triển, hoàn thiện mô hình
chính xác hơn, nâng cao tốc độ khoan để đi vào việc sản xuất thực tế, đồng thời
cũng từ mô hình này có thể phát triển để ứng dụng vào các yêu cầu khác trong
thực tế như: Khắc chữ, khắc hình…
Qua đề tài này nhóm thực hiện đã tìm hiểu tổng quan về một hệ thống tự
động sử dụng PLC, HMI … với những kiến thức này sau này có thể ứng dụng
để thiết kế, xây dựng những hệ thống sản xuất tự động trong nhà máy.

- 71 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

PHỤ LỤC 1

- 72 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 73 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 74 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 75 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 76 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 77 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 78 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 79 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 80 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 81 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 82 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 83 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 84 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 85 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- 86 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

PHỤ LỤC 2

Private Sub DOCDULIEU_Click()


Dim FilePath As String
Dim SODIEM As Integer
Dim SODEM As Integer
Dim BIEN As Single
Dim CUOI As Range
Dim i As Single
Dim j As Single
Dim MyArray(101, 3)

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Đọc file text vào excel - - - - - - - - - - - - - - - -


fileopen = Application _
.GetOpenFilename("Text Files (*.txt), *.txt")
If fileopen <> False Then
MsgBox "Open " & fileopen
DUONGDAN.Text = fileopen
End If
If fileopen = False Then GoTo nhan

- - - - - - - - - - - - - - - - - - Xóa bảng tính - - - - - - - - - - - - - - - - - - -


Worksheets("Sheet1").Range("A1:J666").ClearContents

- - - - - - - - - - - - - - - - - - Đọc dữ liệu - - - - - - - - - - - - - - - - - -


FilePath = fileopen
Set shFirstQtr = Workbooks(1).Worksheets(1)

- 87 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

Set qtQtrResults = shFirstQtr.QueryTables _


.Add(Connection:="TEXT;" & FilePath & " ", _
Destination:=shFirstQtr.Cells(1, 1))
With qtQtrResults
.TextFileParseType = xlDelimited
.TextFileSpaceDelimiter = True
.TextFileConsecutiveDelimiter = True
.TextFileDecimalSeparator = " "
.Refresh
End With

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - Copy du lieu - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Worksheets("Sheet1").Range("E13:E112").Copy
ActiveSheet.Paste Destination:=Worksheets("Sheet1").Range("I13:I112")
Worksheets("Sheet1").Range("G13:G112").Copy
ActiveSheet.Paste Destination:=Worksheets("Sheet1").Range("J13:J112")

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - Xap xep du lieu - - - - - - - - - - - - - - - - - - -


Worksheets("Sheet1").Range("I13:I112").Value =
Worksheets("Sheet1").Range("I13:I112").Value
Worksheets("Sheet1").Range("J13:J112").Value =
Worksheets("Sheet1").Range("J13:J112").Value
Worksheets("Sheet1").Range("I13:J112").Sort _
Key1:=Worksheets("Sheet1").Range("I13"), _
KEY2:=Worksheets("SHEET1").Range("J13")

- - - - - - - - - - - - Chạy Pcway Và Monitor - - - - - - - - - -


Call Application.Run("PCWAYsubShellPcwayStart")
Call Application.Run("PCWAYsubRunStart")

- - - - - - - - - - - - - Lựa Chọn Vùng Dữ Liệu Và Download xuống PLC


Worksheets("Sheet1").Range("N13", "N112").Select
Call Application.Run("PCWAYsubDownLoad")

Worksheets("Sheet1").Range("O13", "O112").Select
Call Application.Run("PCWAYSubDownLoad")

Worksheets("SHEET1").Range("O9").Select
Call Application.Run("PCWAYSubDownLoad")

- - - - - - - - - - - - - - - - - - Hiển thị dữ liệu ra textbox - - - - - - - - - - - - - - - - - -


Me.SODIEM.Value = Worksheets("SHEET1").Range("O9").Value
BIEN = 12 + Me.SODIEM.Value
i=0
DANHSACH.ColumnCount = 3

- 88 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

- - - - - - - - - - - - - - - - - - Cập nhật dữ liệu ra textbox - - - - - - - - - - - - - - - - - -


For j = 11 To 112
MyArray(i, 0) = Null
MyArray(i, 1) = Null
MyArray(i, 2) = Null
i=i+1
Next j
i=0
For j = 12 To BIEN
MyArray(i, 0) = Cells(j, "m")
MyArray(i, 1) = Cells(j, "n")
MyArray(i, 2) = Cells(j, "o")
i=i+1
Next j
DANHSACH.List() = MyArray
nhan:
End Sub

- - - - - - - - - - - - - - - - - - Các nút điều khiển - - - - - - - - - - - - - - - - - -


Private Sub CHAY_Click()
Worksheets("SHEET1").Range("O1").Select
Call Application.Run("PCWAYsubDoubleClickEntry")
End Sub

Private Sub DUNG_Click()


Worksheets("SHEET1").Range("O2").Select
Call Application.Run("PCWAYsubDoubleClickEntry")
End Sub

Private Sub THOAT_Click()


Worksheets("SHEET1").Range("O3").Select
Call Application.Run("PCWAYsubDoubleClickEntry")
End Sub

Private Sub DONGDK_Click()


Unload Me
End Sub

- 89 -
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths Trương Đình Nhơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu hướng dẫn về PLC Panasonic
- Programming Manual
- FPX UserManual
- GT Series Technical Manual
- GT Purpose Communication
- PC Way Manual
2. Một số đồ án tốt nghiệp về PLC
3. TS. Nguyễn Văn Tuấn – TS. Phan Long – TS. Võ Thị Ngọc Lan
Trường đại học sư phạm kỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu khoa học và giáo dục

- 90 -

You might also like