You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐO VÀ TIN HỌC CÔNG NGHIỆP
*****

BÁO CÁO
TÌM HIỂU FREELANCE SOFTWARE VÀ
ỨNG DỤNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Tuấn Ninh
Sinh viên : Đoàn Hữu Phong
Mssv : 20192012
Lớp : TĐH 06
Lời mở đầu.
Hiện nay, khi các ngành công nghiệp đang phát triển vô cùng mạnh
mẽ. Song hành với đó là các công cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất ngày càng
hiện đại giúp đẩy mạnh sản lượng, chất lượng sản phẩm. Việc tự động hóa máy
móc trong các nhà máy đang được chú trọng phát triển để đạt hiệu quả cao, giảm
bớt nhân công và dễ dàng cho việc sửa chữa, lắp đặt. Trong kỳ thực tập kỹ thuật
này. Em được giao đề tài tìm hiểu về phần mềm Freelance của hãng ABB phát
triển. Sau đây, em xin phép được trình bày những hiểu biết của mình về phần mềm
trong báo cáo này sau một tháng tìm hiểu.
1 Hệ thống điều khiển phân tán (DCS)
1.1 Khái niệm
DCS là từ viết tắt của “Distributed Control System” trong tiếng anh, được dịch nghĩa là
“hệ thống điều khiển phân tán”. DCS là một hệ thống điều khiển cho một dây chuyền sản xuất,
một quá trình hoặc bất cứ một hệ thống động học nào, trong đó các bộ điều khiển không đặt tập
trung tại một nơi mà được phân tán trên toàn hệ thống với mỗi hệ thống con được điều khiển bởi
một hoặc nhiều bộ điều khiển.
1.2 Phân loại

1.Hệ thống DCS truyền thống


Các hệ thống này sử dụng các bộ điều khiển quá trình theo kiến trúc riêng của từng nhà sản xuất.
Các hệ thống cũ thường đóng kín, ít tuân theo các chuẩn giao tiếp công nghiệp, các bộ điều khiển
được sử dụng cũng thường chỉ làm nhiệm vụ điều khiển quá trình, vì vậy phải sử dụng kết hợp
các thiết bị điều khiển khả trình PLC (Programmable Logic Controller).

2.Hệ thống DCS trên nền PLC


Hầu hết các PLC hiện đại không chỉ có thể thực hiện các phép tính logic đơn giản, mà còn có khả
năng làm việc với các tín hiệu tương tự và thực hiện các phép toán số học, các thuật toán điều
khiển phản hồi. PLC được sử dụng trong các hệ điều khiển phân tán thường có cấu hình mạnh,
hỗ trợ điều khiển trình tự cùng với các phương pháp lập trình hiện đại.
3.Hệ thống DCS trên nền PC
Nếu so sánh với các bộ điều khiển khả trình PLC và các bộ điều khiển DCS đặc chủng thì thế
mạnh của PC chính là tính năng mở, khả năng lập trình tự do, hiệu năng tính toán cao và đa chức
năng, cũng như giá thành cạnh tranh.
1. DCS: Hệ thống điều khiển phân tán

1.3 Cấu trúc


Một hệ thống điều khiển phân tán DCS bao gồm các thành phần chính sau:
1. Trạm điều khiển cục bộ (local control station, LCS)
Trạm điều khiển cục bộ đôi khi còn được gọi là các khối điều khiển cục bộ (local control unit,
LCU) hoặc các trạm quá trình (process station, PS). Các trạm điều khiển cục bộ thuộc cấp điều
khiển, là nơi thực hiện mọi chức năng điều khiển cho một công đoạn. Các trạm này thường được
đặt trong phòng điều khiển hoặc phòng điện ở cạnh phòng điều khiển trung tâm hoặc rải rác gần
khu vực hiện trường.
2. Trạm vận hành (operator station, OS)
Trạm vận hành được đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Các trạm vận hành có thể hoạt động
song song, độc lập với nhau. Để tiện cho việc vận hành hệ thống, người ta thường sắp xếp mỗi
trạm vận hành tương ứng với một phân đoạn hoặc một phân xưởng.
3. Trạm kỹ thuật (engineering station, ES)
Trạm kỹ thuật là nơi cài đặt các công cụ phát triển, cho phép đặt cấu hình cho hệ thống, tạo và
theo dõi các chương trình ứng dụng điều khiển và giao diện người – máy, đặt cấu hình và tham
số hóa các thiết bị trường.
4. Hệ thống truyền thông
Hệ thống truyền thông gồm bus trường (field bus) và bus hệ thống (system bus). Bus trường có
chức năng ghép nối trạm điều khiển với các trạm vào/ ra phân tán và các thiết bị trường thông
minh, còn bus hệ thống sẽ nối mạng các trạm điều khiển cục bộ với nhau và với các trạm vận
hành, trạm kỹ thuật.
Ngoài các thành phần chính trên, một hệ DCS cụ thể có thể bao gồm các thành phần khác như
trạm vào/ra từ xa (remote I/O station), các bộ điều khiển chuyên dụng, v.v..
1.4 Ưu điểm

1. Mức điều khiển cao


Hầu hết các hệ thống dcs đều bao gồm các bộ điều khiển, hệ thống mạng truyền thông và phần
mềm điều hành hệ thống tích hợp. Do đó, DCS có khả năng quản lý được rất nhiều điểm vào/ra.

2. Cấu hình linh hoạt


Nhờ khả năng dự phòng kép ở tất cả các thành phần, hệ thống dcs có khả năng thay đổi các
chương trình, thay đổi cấu trúc của hệ hay thêm bớt các thành phần mà không làm gián đoạn hay
khởi động lại quá trình.

3. Tỷ lệ lỗi thấp
Theo thiết kế, các hệ thống dcs thường có hệ thống mở, khả năng tích hợp cao với các PLC khác
nhau điều khiển máy và công đoạn sản xuất độc lập. Vì vậy, hệ thống điều khiển phân tán dcs có
tỷ lệ lỗi thấp, nhờ đó, việc điều khiển trong các nhà máy hay xí nghiệp sẽ vừa tiết kiệm chi phí,
vừa dễ bảo trì và vận hành.

4. Tính sẵn sàng và độ tin cậy


Các hệ thống điều khiển phân tán dcs hiện đại đều có các cơ chế dự phòng, an toàn, khởi động
lại khi xảy ra sự cố cũng như các chế độ bảo trì, chẩn đoán và chỉ thị lỗi. Bên cạnh đó, các hệ
thống dcs cũng cho phép người sử dụng cài đặt các chế độ bảo mật để hạn chế, kiểm soát quyền
truy nhập dữ liệu và điều khiển.
2 ABB Freelance Software
2.1 Giới thiệu
Freelance là một hệ thống điều khiển
phân tán chính thức kết hợp các ưu
điểm của PLC và DCS, cùng với chức
năng đầy đủ của DCS
Là một phần mềm giúp đơn giản hóa
kỹ thuật, vận hành, bảo trì và quản lý
Fieldbus. Giao diện điều hành trực
quan cho phép vận hành dễ dàng và
chẩn đoán toàn bộ hệ thống. Freelance
đã phát triển được 25 năm và hoàn
toàn có thể tương thích với các phiên
bản cũ hơn.

2 ABB Freelance software

Ngày nay, mục đích của các công ty trong các ngành công nghiệp đã được xác định rõ
ràng: Nâng cao tính tự động hóa trong sản xuất với chi phí thấp hơn. Dựa vào nguyên tắc này,
ABB đã xác định lại một hệ thống điều khiển nhỏ gọn nhưng có khả năng mở rộng. ABB được
coi là công ty tiên phong trong việc xác lập xu thế mới của tự động hóa trong ngành các công
nghiệp này.
Hệ thống Freelance mang lại giải pháp tự động hóa mạnh mẽ không chỉ với chi phí thấp xét về
phần cứng và phần mềm, mà còn rất dễ sử dụng. Thiết kế tiên tiến của Freelance khiến hệ thống
này trở thành sản phẩm lý tưởng cho nhiều ứng dụng trong ngành Năng lượng, trong các yêu cầu
của điều khiển quá trình (process control) hoặc các dự án Công Nghệ Môi Trường.
2.2 Những điểm mạnh của phần mềm
Chi phí thiết kế tối thiểu, hiệu quả tự động hóa tối đa

Hệ thống điều khiển Freelance làm đơn giản hóa quá trình thiết kế hệ thống bằng hệ thống kiến
trúc mở và hiện đại. Nói một cách chi tiết, điều này có nghĩa là:
* Chỉ sử dụng một công cụ kỹ thuật duy nhất Control Builder F cho các yêu cầu về thiết kế, chạy
thử và chuẩn đoán tình trạng hệ thống;
* Việc quản lý thiết bị trường hoàn toàn được tích hợp với việc thiết kế hệ thống điều khiển;
* Tích hợp tự động quá trình và điện khí hóa quá trình;
* Rút ngắn thời gian thiết kế, vận hành, chạy thử, dịch vụ và bảo trì;
Lắp đặt tại hiện trường, do đó có thể giảm chi phí đi dây tín hiệu và tiết kiệm không gian lắp đặt.

3 ABB giành vị trí số 1 về DCS

Cấp vận hành – DigiVis


Thiết kế kỹ thuật của các cấp vận hành DigiVis khá đơn giản. Một số thành phần trực quan là:
* Giao diện điều khiển (faceplates);
* Chuẩn đoán mô-đun (Module Diagnostics);
* Khả năng xử lý sự cố mở rộng;
* Tự động tạo lưu đồ tuần tự (sequence diagrams);
* Thư viện truyền thông sẵn có;
* Danh sách sự kiện và  cảnh báo;
* Đồ thị (trendy).

Các thành phần này có thể sử dụng ngay, do đó giảm thời gian và công sức lập cấu hình hệ thống
tới 50%.
Bộ điều khiển có thể mở rộng
Hai bộ điều khiển AC 700F và AC 800F là thành phần cốt lõi của hệ Freelance.
AC 700F là bộ điều khiển chiếm không gian lắp đặt nhỏ gọn, sử dụng dòng mô đun S700
I/O ghép trực tiếp lên rack có hỗ trợ chuẩn Profibus Master. Nhưng với bộ điều khiển AC 800F
có thể mở rộng lên đến 4 mô-đun kết nối fieldbus. Trong một số trường hợp chúng có thể là các
mô-đun fieldbus theo các chuẩn khác nhau. AC700F mở rộng khả năng của hệ Freelance cho
những ứng dụng cỡ nhỏ trong ngành công nghiệp. Các bộ điều khiển Freelance cho phép tối ưu
hóa khả năng mở rộng. Các ứng dụng có thể trải rộng từ một vài tới một vài nghìn tín hiệu. Cả
hai bộ điều khiển có thể sử dụng cùng nhau trong cùng một hệ điều khiển.
Hai bộ điều khiển AC700F và AC 800F đều phù hợp để lắp đặt trong phòng điều khiển
hay sử dụng kết hợp trong tủ điều khiển lắp tại hiện trường.

Dễ dàng thiết kế hệ thống


Freelance sử dụng chỉ một công cụ phần mềm Control Builder F duy nhất. Nó dùng để
cấu hình mọi chức năng của một hệ thống tự động hóa, giao diện vận hành với màn hình hiển thị
và truy cập hệ thống, cũng như quản lý thiết bị trường. Toàn bộ 5 ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn
theo tiêu chuẩn IEC 61131-3 đã có sẵn. Người sử dụng sẽ sử dụng ngôn ngữ nào quen thuộc với
mình để lập trình với phần mềm Control Builder F. Được hỗ trợ bởi nền tảng dữ liệu đồng nhất
qua toàn bộ hệ thống cũng như các chức năng tham chiếu chéo, phần mềm Control Builder F cho
phép người sử dụng vận hành toàn bộ cấu hình một cách nhanh chóng và dễ dàng, bao gồm:
* Lên cấu hình và tham số hóa các thiết bị trường và các tín hiệu vào/ra
* Thiết lập cấu trúc mạng và các tham số như tốc độ và địa chỉ nút mạng.
Phần mềm Control Builder F hoạt động theo cùng một phương cách với cả hai loại bộ
điều khiển AC 700F và AC 800F.
Hệ Freelance hỗ trợ FDT/DTM cho việc cấu hình hiệu quả hay các hoạt động bảo trì các
thiết bị hiện trường mà không cần tới các tác vụ tốn kém thời gian của việc tích hợp các thiết bị
thông qua GSD file. Một thiết bị DTM không chỉ cung cấp tham số đồ họa trực quan mà còn
mang lại các chức năng dự đoán tham số toàn diện cho phép thực hiện bảo trì hiệu quả.
Cấu trúc cấp thiết bị trường
Ở cấp thiết bị trường, ABB cung cấp nhiều lựa chọn phong phú. Nhờ có tiêu chuẩn
truyền thông đã thiết lập, nên việc tích hợp các thiết bị trường vào trong quy trình tự động hóa
quá trình trở nên giản đơn. Sử dụng chuẩn Profibus liên kết với các bộ điều khiển AC 700F hoặc
AC 800F tới các I/O từ xa tại cấp trường hoặc liên kết với các thiết bị thông minh một cách trực
tiếp từ cấp thiết bị trường.

Lựa chọn loại fieldbus


Hệ Freelance cho phép tích hợp toàn bộ các fieldbus quan trọng, giúp người sử dụng tự do lựa
chọn

4 chọn loại Fieldbus

Nhiều loại fieldbus thậm chí có thể được vận hành đồng thời với một bộ điều khiển. Điều này
cho thấy tác dụng thực sự hiệu quả khi có một tác vụ cụ thể, thì loại fieldbus nào sẽ được sử
dụng.
Giao diện màn hình điều khiển DigiVis DigiVis đáp ứng tất cả các yêu cầu tiêu chuẩn liên quan
đến vận hành quy trình tự động hóa và quan sát hệ thống sản xuất với một mức giá hấp dẫn.
DigiVis cung cấp các tùy chọn trực quan sau đây:
* Các cấu trúc về faceplates rõ ràng đối với những can thiệp điều hành (bao gồm hiển thị nhóm);

* Hiển thị Đồ thị quá trình (Trending) bao gồm lịch sử vận hành;

* Trang báo động cho những khu vực cụ thể của nhà máy, hiển thị điều khiển tuần tự, bản ghi
thay đổi, bản ghi sự kiện và các dữ liệu lưu trữ;

* Hệ thống hiển thị tự động cho các chuẩn đoán liên quan tới phần cứng;

* Thiết kế đồ họa tùy biến bên cạnh các yếu tố đồ họa chuẩn, hỗ trợ định dạng thư viện ảnh
Bitmaps và 3D;

* Hỗ trợ vận hành với màn hình kép (Dual monitor operation).

Cấu hình DigiVis hoàn toàn tích hợp với công cụ với Control Builder F. Một tùy chọn khác là hệ
thống có thể tích hợp mở rộng tới hệ điều khiển quá trình Industrial IT 800xA. Chức năng quản
lý thông tin tiên tiến có sẵn khi sử dụng PGIM 800F.
Công nghệ tân tiến nhất trong tầm tay
Tính sẵn sàng cao
Công nghệ này đã chứng minh được giá trị của nó trong công nghiệp qua nhiều năm sử dụng và
đạt được những yêu cầu khắt khe về tính ổn định của hệ thống phần cứng được kết cấu dự phòng
ở nhiều cấp khác nhau, bao gồm tính dự phòng cho các mô-đun fieldbus, các đường mạng
fieldbus, dự phòng mạng điều khiển và dự phòng bộ điều khiển (Redundant Controller).
Khả năng mở rộng
Từ các hệ thống nhỏ với 8 tín hiệu tới hệ thống lớn với hơn 10.000 tín hiệu. Hệ điều khiển phân
tán Freelance có thể mở rộng cùng với sự mở rộng của nhà máy để đáp ứng yêu cầu tại bất kỳ
thời điểm nào.
Truyền thông mở
Tùy theo yêu cầu, người dùng có thể sử dụng các hình thức giao tiếp như: OPC, Ethernet,
TCP/IP, PROFIBUS, Fieldbus cơ sở, MODBUS, HART, tín hiệu giọng nói đầu ra để hướng dẫn
khi có báo động, tích hợp video hoặc kết nối qua Internet.

Quản lý vòng đời


Với chương trình Automation Sentinel, người sử dụng có thể cập nhật phần mềm điều khiển và
duy trì liên kết linh hoạt với công nghệ phần mềm hệ thống mới. Automation Sentinel giúp quản
lý tài sản phần mềm tự động hóa với thời gian cập nhật các phiên bản mới của phần mềm hệ
thống một cách nhanh nhất, từ đó mang lại tính hiệu quả sản xuất cao hơn, giảm chi phí hỗ trợ và
quản lý phần mềm đơn giản hơn. Cải tiến từ hệ thống điều khiển kiểu truyền thống sang hệ thống
điều khiển phân tán Freelance mang lại hiệu quả sử dụng và với chi phí bảo trì thấp hơn rất
nhiều.

Quản lý tài sản


Nếu công ty muốn đảm bảo khả năng vận hành về lâu dài, họ cần thông tin về tính sẵn sàng và
mức độ hao mòn của thiết bị. Toàn bộ thông tin cần thiết đó đều có sẵn trong hệ thống điều khiển
và các phần dữ liệu liên kết. Đối với một số khách hàng, dữ liệu này có thể chứng minh rằng một
số khoản đầu tư thiết bị mà theo khách hàng là cần thiết, nhưng thực tế lại không cần thiết. Hệ
thống điều khiển phân tán Freelance cho phép sử dụng các phương pháp quản lý tài sản hiện đại
nhằm thực hiện bảo trì hiệu quả và tối ưu. Việc này giúp tận dụng tốt hơn công suất nhà máy.

3 Hướng dẫn sử dụng


3.1 Cài đặt
Sau khi tải bản giải nén của Freelance Software được cung cấp nội bộ lab ABB về ta sẽ
được file nén như sau

B1 : chuột phải  giải nén (extra file) bằng WINRAR hoặc các phần mềm có khả năng
đọc file rar khác ( nên tắt hết các thiết bị bảo vệ của WINDOW trước khi giải nén)
B2 : vào file vừa giải nén  Freelance Software  demo  setup 2013  autoplay .exe
(lưu ý: nếu không thấy file autoplay có thể chạy trực tiếp autoplay.exe trong file Freelance
Software bên trên với cùng đường dẫn mà không cần giải nén)
B3 : làm theo các ảnh sau :
Restart máy và hoàn tất cài đặt
3.2 Sử dụng
( trong bản Freelance tải về đã có phần tài liệu cho sinh viên PDF khá đầy đủ về các bước tạo
project, lập trình mà thiết kế DigiVis một hệ thống đơn giản nên em xin phép bỏ qua các bước và
đi vào phần các hiển thị và thao tác có thể làm được ở trong Control Builder F)
1. First step

5 Màn hình chính khi khởi động của Control Builder F


Tại đây ta có thể tạo Project mới, mở các projects có sẵn.
Sau khi tạo thành công project ta có màn hình như sau:

Tại đây ta thấy 01 tenproject ( là project node) : nơi bao gồm tất cả hệ thống thiết kế, lập trình
cho dự án và 02 pool ( là pool node) : nơi chưa dữ liệu riêng để sử dụng trong dự án, hay còn
được gọi là vùng nháp. Ở pool node ta có thể thêm các trạm, lập trình nhưng không ảnh hưởng gì
đến vùng project node.
Tiếp theo ta sẽ làm theo các bước có trong tài liệu có sẵn

Tại đây ta sẽ thấy được sử dụng ở đây là EMULATOR là chạy giả lập.
EMULATOR sẽ giúp chạy chương trình giả lập ngay trên máy tính mà không cần phải kết nối
tới phần cứng thật như AC700F hay AC800F
- Dưới đó là các Tasklist của trạm, ta có thể them nhiều tasklist hơn cho các dự án
phức tạp
- Tác vụ người dung với chu kỳ máy là 500ms, bên trong bao gồm một danh sách
chương trình gồm các phần tử cấu trúc
- Cuối cùng là chương trình được viết dưới dạng FBD ( Function blocks diagram)
- Ose ( VIS): dung để thiết kế giao diện DigiVis
(lưu ý: phần mềm cũng cho phép sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác
như ladder,… để thuận tiện nhất với người sử dụng)

Project tree

VD: Quan sát Project dưới đây

6 Ví dụ về một project tree của một dự án nhỏ

Ta thấy trong plant (TASK) có chứa các phần tử của cấu trúc project như Inlet (ống
vào ), tank ( bình chứa), Outlet ( ống ra) và các khối lập trình cho chúng
- Inlet ta có các khối lập trình cho từng biến điều khiển:
+ NP10 : điều khiển bơm
+ FI10 : đo lưu lượng dòng chảy
+ PI10 : đo áp suất
- Tank:
+ Trend : nắm bắt xu hướng biến thiên mức trong bình
+ Tank_B10 : Giám sát mức có trong bình và điều khiển
- Outlet: Giống với Inlet có them NS21: để giám sát lượng nước tiêu thụ

7 Hình ảnh DigiVis của project


Phần mềm cũng cho phép chúng ta di chuyển hay sao chép các phần tử của Tree Project
bằng các thao tác kéo thả chuột đơn giản và hiệu quả
3.Cấu hình phần cứng cho các trạm
Sau khi tạo xong cây Project ta chuyển sang cấu hình phần cứng để gán các trạm PS và
OS cho phù hợp với mục đích sử dụng là mô phỏng ( EMULATOR) hay kết nối thực tế với các
trạm (AC800F và AC700F).

Đây là bước quan trọng để kết nối các trạm điều khiển tới các phần cứng cần điều khiển
và giám sát. Các bước cấu hình đã được trình bày trong tài liệu cho sinh viên nên sẽ không nhắc
lại.
Hình trên do sử dụng để mô phỏng nên chỉ cần duy nhất một Emu .

4. Function Block Diagram


Là ngôn ngữ lập trình chủ yếu được sử dụng trong các project. Sơ đồ khối chức năng
(FBD:Function Block Diagram ). Đây là một ngôn ngữ đơn giản và trực quan để lập trình
nhiều chương trình con cùng lúc trong một chương trình PLC. Ngôn ngữ FBD rất dễ học
và cung cấp rất nhiều tính năng.
Hầu hết các kỹ sư đều yêu thích ngôn ngữ FBD vì nó là một cách rất phổ biến và trực quan
để mô tả một hệ thống. Các kỹ sư thích xếp mọi thứ vào hộp (block). Và đó chính xác là
khái niệm về ngôn ngữ FBD. Ngôn ngữ FBD rất hữu ích khi các khái niệm điều khiển
hàng loạt từ ISA-88 được áp dụng.

Trong Control Builder F ta có thể bằng FBD ở các thẻ ( FBD) do ta tạo ra khi thiết lập Project
tree
Giao diện lập trình sẽ có dạng như sau:

Ta có thể lấy các khối ra bằng các chuột phải vào màn hình  Block để lấy các khối điều khiển
hay Chuột phải  Variables để them các biến vào hoặc ra

-Giới thiệu một số khối Block cơ bản:


* Khối Constant module CSTRE (Block → Constant → REAL constant ): tạo một số thực không
đổi

Ta có thể mở Parameter của các khối bằng cách nhấp đúp chuột trái vào khối
ở đây ta có thể đặt tên và cài số thực muốn tạo ra bằng cách thay đổi giá trị Constant
trong box
* Khối bộ đếm Analog CT_ANA (Block → Analog → Counter with analog input): Cộng
dồn các giá trị đầu vào IN và đưa ra tại CTC.
Trong Parameter của hộp này ta có thể chọn dải đếm tại Scale start và Scale end
Time base là thời gian cộng dồn mỗi lần nhận tín hiệu ( VD : second là mỗi giây sẽ đếm
một lần)
Và chọn được giá trị tín hiệu ra cho hai chân SL1 và SL2 tại ô Messages( VD: Khi CT
đếm đến 100 thì SL1 sẽ được đưa lên mức cao (1) trong kiểu dữ liệu BOOL)
*Phần tử MUX (Block → Standard → Switcher → MUX ): để chọn 1 trong nhiều luồng
dữ liệu

*Các khối logic cơ bản: And, Or, Not…


*Các khối tính toán, so sánh: khối trừ, so sánh…
*Khối điều khiển có phản hồi ( Block  open-loop control  IDF_1) : Khối điều khiển
các phần tử đóng mở.

Ta có thể thêm các biến điều khiển chế độ như Manual ( do người chỉnh) hay Auto ( tự
động) ở các chân MM và MA
Tại Parameter ta có thể cài đặt trạng thái các mức cao hoặc thấp tại Status texts ( thường
là ON và OFF)
Chọn phản ứng khi gặp sự cố tại Reaction after trouble (
Và chọn có sử dụng biến phản hồi không tại Feedback

Tại trang tiếp theo của parameter có thể chọn chế độ khi bắt đầu vận hành tại Manual
start mode
*Biến vào:

Ta có thể chọn kiểu biến để đưa vào các khối điều khiển ( REAL, BOOL, INT,...)
*Biến ra:
Tương tự như biến vào, ta cũng rất linh hoạt trong lựa chọn các kiểu của biến.

VÍ DỤ: Lập trình hệ thống cảnh báo mức nước

8 Lập trinh FBD cho hệ thống cảnh báo mức nước


- Lưu ý: Control Builder F cung cấp cho ta rất nhiều khối điều khiển và logic mạnh
mẽ, đặc thù để điều khiển và giải các bài toán điều khiển một cách nhanh gọn. Để
tìm hiểu them chúng ta có thể chọn một khối bất kỳ  mở Parameter  help để
có them thông tin về khối mình đang chọn

You might also like