You are on page 1of 90

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ SỬ

DỤNG PHẦN MỀM BMS

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên kiến thức từ cơ bản đến thực tế về hệ thống BMS cho tòa
nhà như: Khái quát và giới thiệu về phần mềm ứng dụng; yêu cầu phần cứng để vận hành
hệ thống quản lý BMS cho tòa nhà; từ đó đi đến các giải pháp vận hành thiết kế công
nghệ cho hệ thống BMS tòa nhà, giải pháp chiếu sáng hệ thống tòa nhà, giải pháp phòng
cháy cho tòa nhà, giải pháp an ninh cho tòa nhà,.v.v…

4.1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM


* Phần mềm của hệ thống quản lý tòa nhà - Hệ thống BMS (thực tế hiện nay) được
phát triển bởi mỗi hãng thì khác nhau về giao diện nhưng vẫn dựa vào các giao thức
thông dụng hiện nay là BACnet, LonMark và Modbus, v.v.... Các giao thức này được các
hãng sản xuất Hệ thống quản lý Tòa nhà - Hệ thống BMS sử dụng rộng rãi nhờ tính đổi
mới và liên kết trao đổi của chúng.
* BACnet, LonMark và Modbus: hệ thống BMS tòa nhà hoạt động như thế nào.

Hình 4.1. Một hệ thống BMS cho tòa nhà được quản lý bởi máy chủ

1
Từ xưa đến nay, tự động hóa có tính hệ thống (Automation System) vẫn chỉ được
biết đến tại Việt Nam như một lĩnh vực riêng của công nghiệp, nhưng trên thế giới đã
ứng dụng rất rộng rãi những công nghệ này vào cuộc sống. Cụ thể, công nghệ tự động
hóa ứng dụng trong điều khiển các hệ thống Cơ - Điện trong tòa nhà. Hệ thống BMS
(Building Management System) là hệ thống quản lý tòa nhà với các chức năng và nhiệm
vụ thực hiện như sau:
Điều khiển và giám sát cho các hệ thống Cơ - Điện trong tòa nhà nhằm đảm bảo
quá trình vận hành của các hệ thống này một cách tối ưu và hiệu quả.
Phối hợp hoạt động của các hệ thống Cơ - Điện trong tòa nhà để đáp ứng tốt nhất
các yêu cầu về mức độ sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn và tiện nghi, thoải mái cho con
người trong tòa nhà.
Tạo ra một công cụ giao tiếp Người - Máy cho các nhân viên vận hành tòa nhà để
họ có thể vận hành các hệ thống cơ-điện trong tòa nhà một cách an toàn, chính xác và
hiệu quả.
Thống kê các số liệu về tình trạng hoạt động, thông số kỹ thuật của các hệ thống
cơ-điện trong tòa nhà dưới dạng các báo cáo, cơ sở dữ liệu, .v.v… giúp cho việc vận hành
tòa nhà của các kỹ sư vận hành tối ưu nhất.
Tự động phát hiện sớm các sự cố, đưa ra các cảnh báo nhanh chóng, chính xác
nhất đến người vận hành để nhanh chóng sửa chữa, khắc phục, tránh các tai nạn đáng tiếc
ảnh hưởng trực tiếp đến con người trong tòa nhà.
Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái nhất cho con người tham gia
hoạt động trong tòa nhà, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, làm việc.
Đơn giản hóa vận hành: các thủ tục, các chức năng có tính lặp đi lặp lại được cụ
thể chương trình hóa để vận hành tự động.
Giảm thời gian đào tạo cho nhân viên vận hành: Do có các chỉ dẫn trực tiếp trên
màn hình cũng như giao diện trực quan của tòa nhà.
Phản ứng nhanh đối với các đòi hỏi của khách hàng và các sự cố xảy ra.
Giảm chi phí năng lượng: quản lý tập trung việc điều khiển và quản lý năng lượng.
Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà: nhờ vào hệ thống dữ liệu lưu trữ,
chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo các cảnh báo.
Linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở
rộng.
Hệ thống quản lý toà nhà BMS (Building Management System) có nhiệm vụ điều
khiển và quản lý các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như:
- Hệ thống điện (tủ điện hạ thế, tủ điện tầng, máy phát, máy biến áp,.v.v…).
- Hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống cấp và thoát nước

2
- Hệ thống điều hoà thông gió: Giám sát và điều khiển tòan bộ họat động của hệ
thống điều hòa Chiller hay VRV và các quạt thông gió để tối ưu vận hành cũng như năng
lượng sử dụng
- Hệ thống thang máy
- Hệ thống báo cháy - chữa cháy (PCCC)
- Hệ thống Camera giám sát (CCTV)
- Hệ thống truy cập vào ra (Access control)
Toà nhà được trang bị hệ thống BMS sẽ trở thành toà nhà hiện đại và đồng bộ, toà
nhà sẽ có tính cạnh tranh cao độ trong marketing, dễ sử dụng, tạo điều kiện làm việc và
phục vụ nhu cầu văn phòng, khách sạn, nhà ở cho các cộng đồng sinh hoạt và làm việc
văn minh, hiện đại và lịch sự.

Hình 4.2. Hệ thống BMS hoạt động trên cơ sở các phần mềm ứng dụng
Vào giai đoạn phát triển của máy tính cá nhân, chắc chắn là không ai cho rằng một
máy tính cá nhân có thể giao tiếp với một máy tính khác. Rồi đến hệ điều hành DOS xuất
hiện.
Được chấp nhận đầu tiên bởi IBM, nó đã nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn
cho nhiều ngành công nghiệp máy tính. Người sử dụng đã không phải lo lắng về việc có
hay không một hệ thống có thể giao tiếp với một hệ thống khác. Nhưng mọi thứ đã không
đơn giản như vậy với các hệ thống tự động hóa tòa nhà. Mỗi nhà sản xuất phát triển hệ
thống riêng của họ theo đúng công nghệ. Không có tiêu chuẩn ngành để làm theo. Kết
quả là các hệ thống đến từ các nhà sản xuất khác nhau thì không tương thích với nhau

3
được. Khi mà các hệ thống gia tăng dần lên độ phức tạp và mở rộng, những người quản
lý hệ thống trang thiết bị thường xuyên nhận ra rằng chính những sự không tương thích
này trở thành chướng ngại cản trở việc cải tiến hiệu năng vận hành. Rất khó hoặc hầu như
không thể để tích hợp các hệ thống điều khiển và tự động hóa độc lập trở thành một hệ
thống thống nhất.
Vấn đề là các hệ thống từ những nhà sản xuất khác nhau thì không thể đổi lẫn cho
nhau được. Những nỗ lực ban đầu để triển khai tính đổi lẫn ít ỏi hơn nhiều so với việc các
nhà sản xuất riêng lẻ đẩy mạnh việc triển khai các hệ thống điều khiển và tự động độc
quyền của họ nhằm chiếm lĩnh hệ thống. Với các hệ thống kiểu độc quyền này, nhà quản
lý hệ thống trang thiết bị bị khóa chặt với một nhà sản xuất.
Nếu như có một chức năng vận hành nào đó cần thực thi nhưng lại không được
cung cấp bởi nhà sản xuất thì thật là không may. Hơn nữa, với việc không có đối thủ
trong các hạng mục mở rộng, nâng cấp và thay thế, nhà quản lý hệ thống sẽ bị chịu sự áp
đặt giá từ phía nhà sản xuất. Một cách giải quyết khác cho việc thúc đầy tính đổi lẫn là
thông qua việc xuất bản những giao thức đổi lẫn. Một giao thức là một tập hợp các quy
tắc điều hành việc thông tin liên lạc trong một mạng máy tính, nó định nghĩa mọi thứ từ
việc kết nối các thiết bị như thế nào cho đến việc định dạng bản thân các thông điệp ra
sao. Các quy tắc này có thể được thiết lập bằng phần mềm, phần cứng hoặc cả hai. Hiện
đã có một sự chấp nhận rộng rãi việc sử dụng các giao thức tiêu chuẩn hóa để phát triển
các hệ thống thông tin liên lạc, bao gồm mạng nội bộ (LAN) và Internet.
Trong lĩnh vực tự động Tòa nhà, hiện có hai hướng giải quyết liên quan đến các
giao thức và tính đổi lẫn. Một số nhà phát triển giao thức chọn cách giữ phần lớn nội
dung giao thức độc quyền đồng thời cho phép các nhà sản xuất phát triển sản phẩm bám
chặt vào các tiêu chuẩn được thiết lập bởi giao thức. Một số nhà phát triển khác thì chọn
cách công bố rộng rãi tiêu chuẩn ra công chúng để bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể
phát triền sản phẩm theo đó. Ba trong số những giao thức đổi lẫn được sử dụng rộng rãi
nhất hiện nay là BACnet, LonMark và Modbus.
Trong khi cả ba giao thức này đều đạt được thành công trong việc triển khai những
hệ thống tự động hóa tòa nhà có thể đổi lẫn được, cách mà chúng giải quyết vấn đề đổi
lẫn thì lại khác nhau vô cùng. Những sự khác nhau này không có nghĩa là cái nào hay
hơn cái nào, chỉ là khác nhau về giao thức mạng.
4.1.1. Khái niệm về phần mềm BACnet
BACnet viết tắt cho Building Automation and Control Network (Mạng điều khiển
và tự động Tòa nhà). BACnet là tiêu chuẩn được phát triển bởi ASHRAE (Hiệp hội kỹ sư
nhiệt lạnh và điều hòa không khí Hoa Kỳ) - trong sự liên kết với các tổ chức quản lý tòa
nhà, người sử dụng hệ thống và các nhà sản xuất hệ thống - chuyên dụng cho các thiết bị
điều khiển và tự động hóa Tòa nhà.

4
Hình 4.3. Giao thức truyền thông BMS - BACnet
BACnet (Building Automation and Control networks) là một trong những chuẩn
giao thức truyền thông chuyên dụng sử dụng trong các mạng điều khiển và tự động hóa
tòa nhà. Chuẩn truyền thông BACnet được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu ứng dụng
điều khiển ánh sáng, sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí, kiểm soát ra/vào và các hệ
thống an ninh, báo cháy và các hệ thống liên quan khác.
Năm 1995 sau nhiều năm phát triển và sửa đổi, Ban điều hành ASHRAE phê
chuẩn và ban hành tiêu chuẩn ASHRAE 135-1995. Tiêu chuẩn này đã được trình lên
ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) và trong cùng năm đó nó đã được trở thành tiêu
chuẩn quốc gia với tên ANSI/ASHRAE 135-1995.
Trong 06 năm tiếp theo, tiêu chuẩn này đã trải qua nhiều lần nâng cấp và sửa đổi.
Vào năm 2001, ASHRAE công bố tiêu chuẩn cập nhật tên ASHRAE/ANSI 135-2001.
Vào năm 2003, BACnet trở thành tiêu chuẩn quốc tế ISO-16484-5.
- BACnet là một tiêu chuẩn thông tin giao tiếp không độc quyền, có tính mở. Nó
có thể được áp dụng trong thực tế vào bất kỳ hệ thống nào của Tòa nhà ngày nay, bao
gồm HVAC, chiếu sáng (lighting), an toàn sinh mạng (life safety), kiểm soát truy cập
(access control), vận chuyển (transportation) và bảo trì (maintenance). Theo thiết kế, tiêu
chuẩn này có thể sử dụng trong phạm vi rộng các công nghệ mạng và truyền thông. Nó
được viết ra bao gồm mọi thứ từ việc phải chọn kiểu cáp nào cho đến việc khởi gán lệnh
hoặc yêu cầu thông tin đặc thù ra sao. Các quy tắc giao tiếp của BACnet được thiết kế
đặc thù cho các thiết bị điều khiển và tự động hóa Tòa nhà, bao gồm các tác vụ như đọc

5
nhiệt độ yêu cầu ra sao, gửi trạng thái báo động (status alarm) và thiết lập quạt như thế
nào, v.v…

Hình 4.4. Mô tả hệ thống điều khiển BMS - BACnet


- Cách giải quyết mà các nhà phát triển BACnet triển khai khi thiết lập tiêu chuẩn
đề ra rằng, cho một hệ thống thực sự có tính đổi lẫn được cần phải có một vài điều khoản
tiêu chuẩn hóa cho hai thành phần chính sau đây: một là sự vận hành toàn thể hệ thống và
hai là các thành phần hệ thống riêng lẻ. Họ thực hiện việc này bằng cách sử dụng giải
pháp hướng đối tượng (object-oriented) trong các việc xét duyệt, điều khiển, sửa đổi và
tương tác với thông tin từ các thiết bị khác nhau. Một mô hình hướng đối tượng BACnet
(object-oriented model) bao gồm hai thành phần chính sau: các đối tượng (objects) và các
dịch vụ (services) (dịch vụ ở đây có thể hiểu là tập hợp các lệnh logic).
- Với BACnet, objects là một tập hợp các thuộc tính (properties), mỗi thuộc tính
đại diện cho một số bit thông tin. Bên cạnh các thuộc tính mang tính tiêu chuẩn, objects
có thể bao gồm các thuộc tính của nhà sản xuất miễn là chúng thi hành chức năng tuân
theo tiêu chuẩn. BACnet cũng định nghĩa các trạng thái có thể xảy ra cho mỗi thuộc tính
của một object. Điều làm cho giải pháp hướng đối tượng hoạt động đó là mọi object và
thuộc tính được định nghĩa bởi hệ thống thì có thể truy cập được một cách chính xác theo
cùng một cách thức.
- Quá trình đọc và ghi một thuộc tính BACnet gọi là service. Services là những
phương thức được sử dụng bởi bất kỳ thiết bị BACnet nào khi nó giao tiếp với một thiết

6
bị BACnet khác, bao gồm việc nhận, truyền tải thông tin hoặc xử lý một hành động
(action). Tiêu chuẩn đề ra một phạm vi rộng lớn các services cho việc truy xuất các
objects và thuộc tính của chúng.
- Để đảm bảo rằng các sản phẩm được phát triển bởi các nhà sản xuất khác nhau
tuân theo tiêu chuẩn BACnet, một phòng thí nghiệm kiểm tra được lập ra. Phòng thí
nghiệm này kiểm tra và cấp chứng nhận cho mọi thiết bị được tuân theo tiêu chuẩn.
Phòng thí nghiệm cũng phát triển một bộ hoàn chỉnh các quy trình kiểm tra để cho các
nhà sản xuất sử dụng.

Hình 4.5. Vai trò hệ thống BMS - BACnet


Giao thức BACnet liên lạc giữa thiết bị và đối tượng theo dịch vụ Who-Is, I-Am,
Who-Has, I-Have. Chia sẻ dữ liệu qua thuộc tính Read và Write. ANSI / ASHRAE 135-
2016 đã công bố xác định được 60 loại đối tượng. Các đối tượng bao gồm: Analog Input,
Analog Output, Analog Value, Binary Input, Binary Output, Binary Value, Multi-State
Input, Multi-State Output, Calendar, Event-Enrollment, File, Notification-Class, Group,
Loop, Program, Schedule, Command, và Device. Giao thức BACnet định nghĩa một số
liên kết dữ liệu / lớp vật lý, bao gồm ARCNET, Ethernet, BACnet / IP, BACnet / IPv6,
BACnet / MSTP, Point-To-Point qua RS-232, Master-Slave / Token-Passing qua RS-485,
ZigBee và LonTalk. Chuẩn giao tiếp truyền thông RS232, RS422, RS485.
4.1.2. Khái niệm về phần mềm LonMark
Tiêu chuẩn thứ hai, LonMark đưa ra cách giải quyết theo kiểu khác đối với vấn đề
tính đổi lẫn. Không như BACnet, LonMark là giao thức sở hữu độc quyền bởi tập đoàn
Echelon Corporation liên kết với Motorola vào đầu thập niên 1990. Tiêu chuẩn LonMark
được dựa trên giao thức thông tin có sở hữu với tên gọi LonTalk. Giao thức LonTalk thiết
lập một bộ quy tắc quản lý việc giao tiếp thông tin trong một mạng các thiết bị cùng hợp
tác. Để đơn giản hóa việc thực thi giao thức, Echelon đã chọn làm việc với Motorola để

7
phát triển một chip xử lý thông tin chuyên dụng có tên gọi Neuron. Thông qua việc sử
dụng con chip xử lý này cùng với các phần mềm hỗ trợ, giao thức thiết lập nên cách mà
thông tin được trao đổi giữa các thiết bị. Bởi vì phần lớn của giao thức giao tiếp được bao
hàm trong con chip xử lý, những người thiết kế và lắp đặt hệ thống có thể tập trung vào
các khía cạnh khác của hệ thống.
Trong khi LonTalk thiên về vấn đề các thiết bị truyền đạt thông tin như thế nào, nó
lại không quan tâm đến nội dung của việc trao đổi thông tin. Một giao thức thứ hai, tên là
LonWorks, định nghĩa nội dung và cấu trúc của thông tin được trao đổi. LonWorks là
một hệ thống điều khiển phân bổ vận hành trên nền tảng ngang hàng (peer-to-peer), nghĩa
là mọi thiết bị có thể giao tiếp với mọi thiết bị khác trên mạng hoặc là sử dụng cấu hình
chính-phụ (master-slave) để trao đổi thông tin giữa các thiết bị thông minh. Nền tảng
LonWorks hỗ trợ một phạm vi rộng các phương tiện trao đổi thông tin. Các thiết bị tương
thích với LonWorks giao tiếp với nhau qua một SNVT (Standard Network Variable
Type). Mặc dù một SNVT định nghĩa một thiết bị cũng giống như một object của
BACnet, cách giải quyết có hơi khác một chút. Để một SNVT thực thi chức năng, cả hai
thiết bị nhận và gửi phải có sự nhận biết chi tiết về cấu trúc SNVT là gì. Vì thế mỗi
SNVT được định danh bằng một mã số cho phép thiết bị nhận hiểu được đúng dữ liệu
truyền tải. Ban đầu LonWorks không định nghĩa mã SNVT đặc thù có ý nghĩa gì. Điều
này đem đến sự nhầm lẫn giữa các nhà sản xuất đã dùng mã số giống nhau để xác định
các vấn đề khác nhau. Để loại bỏ sự nhầm lẫn này đồng thời tiêu chuẩn hóa mã SNVT,
Hiệp hội về Tính đổi lẫn cho LonMark (LonMark Interoperability Association) được lập
ra năm 1994. Hợp thành bởi hàng trăm nhà sản xuất và tích hợp hệ thống, một trong
những mục tiêu chính của hiệp hội này là đặt ra những phương pháp tiêu chuẩn cho việc
thiết lập công nghệ LonWorks.
Để đảm bảo mọi thiết bị được lắp đặt trong một hệ thống LonMark sẽ hoạt động
đúng chức năng với các thiết bị khác, LonMark yêu cầu thiết bị phải được thẩm tra là
tuân theo giao thức LonMark để có được logo của LonMark trên nó. LonMark sử dụng
một công cụ trên nền web để giảm thiểu thời gian và chi phí chứng nhận cho các thiết bị.
Một trong những đổi mới gần đây nhất của LonMark là profile mạng (network profile). Ý
tưởng phía sau profile mạng là không cần quan tâm đến ai là người làm ra thiết bị chuyên
dụng này trong một hệ thống tòa nhà, tất cả mọi thiết bị cùng loại sẽ thi hành một chức
năng tương tự nhau. Để giảm gánh nặng và tăng tốc việc lắp đặt, LonMark định nghĩa
cách thức một thiết bị chuyên dụng thực thi chức năng trên mạng từ những điểm (points)
được đặt tên cho nó. Profile mạng định trước này là profile tối thiểu của mọi thiết bị kết
nối. Các nhà sản xuất có thể thêm vào các mục cho profile định trước này dựa trên sản
phẩm chuyên dụng của họ, để đem lại tính linh hoạt đồng thời duy trì được sự đơn giản
và tính đổi lẫn.
Giống như BACnet, LonWorks cũng được chấp nhận và lưu hành bởi nhiều tổ
chức tiêu chuẩn quốc tế (ANSI/CEA 709.1 và IEEE 1473-L).

8
4.1.3. Khái niệm về Modbus
Giao thức thứ ba được sử dụng để đạt được tính đổi lẫn trong các hệ thống tự động
hóa Tòa nhà là Modbus. Giao thức Modbus được phát triển bởi Modicon trong những
năm 1970 cho việc sử dụng các hệ thống tự động hóa công nghiệp với các bộ điều khiển
lập trình (Programable Controllers). Ngày nay nó là một trong những phương tiện được
sử dụng rộng rãi nhất trong việc kết nối các thiết bị điện tử trong các ứng dụng công
nghiệp (industrial).
Tính đơn giản cũng khiến Modbus trở thành một công cụ hữu dụng để đem đến
tính đổi lẫn trong các ứng dụng tự động hóa tòa nhà. Modbus bao gồm một cấu trúc
thông điệp được thiết kế để thiết lập giao tiếp chính-phụ (master-slave), chủ-khách
(client-master) giữa một phạm vi rộng các thiết bị thông minh. Nó hỗ trợ các giao thức
tuần tự và mạng Ethernet. Nó thực sự là một tiêu chuẩn mở và là một trong những giao
thức được sử dụng rộng rãi nhất trong môi trường sản xuất công nghiệp. Sử dụng giao
thức cũng như cấp chứng nhận (licensing) là hoàn toàn miễn phí. Các công cụ và tài
nguyên hỗ trợ cho việc triển khai lắp đặt và vận hành được cung cấp trực tuyến (online).
Phiên bản nguyên thủy của Modbus bao gồm hai chế độ truyền tin: ASCII và RTU. Gần
đây, Modbus/TCP được phát triển, cho phép giao thức Modbus có thể truyền dẫn qua các
hệ thống mạng nền TCP/IP.
Vào năm 2004, tiêu chuẩn được chuyển giao về cho Modbus-IDA, một tổ chức phi
lợi nhuận hợp thành bởi nhiều người sử dụng và nhà cung cấp các thiết bị tự động hóa
chủ yếu cho lãnh vực sản xuất. Tuy rằng Modbus khởi đầu được thiết kế sử dụng trong
ứng dụng công nghiệp, việc dụng nó trong các ứng dụng tự động hóa tòa nhà, vận chuyển
và năng lượng đang lan rộng nhanh chóng. Điểm mạnh của Modbus là tính mở, đơn giản
và yêu cầu phần cứng ít nhất. Một lợi ích đáng kể khác đó là việc Modbus có sử dụng
giao thức truyền tin TCP/IP, giống giao thức sử dụng bởi Internet. Điều này có nghĩa là
Modbus có thể dễ dàng sử dụng được qua mạng Internet.
4.1.4. Khác biệt giữa Modbus, BACnet và Lonmark
Mỗi giao thức đều có sự cạnh tranh trên thị trường tuyên bố họ là giao thức tốt
nhât. Thế thì người quản lý hệ thống tòa nhà hay hệ thống công nghiệp nên chọn hệ thống
nào phù hợp nhất với hệ thống BMS thì ta lựa chọn.
Trên cơ sở một mô hình cấu trúc điều khiển hệ thống tòa nhà có kết hợp điều
khiển BACnet, Lonmark và Modbus, khí đó mỗi một hệ thống đều có một nhiệm vụ điều
khiển và giám sát riêng; cho phép liết kết chung lại một cấu trúc điểu khiển hệ thống, đó
là hệ thống điều khiển giám sát BMS cho tòa nhà.
Giao thức phải được lựa chọn dựa trên những nhu cầu về trang thiết bị và khả
năng hỗ trợ một giao thức riêng biệt của chúng. Mỗi giao thức đều được sử dụng nhiều
lần để triển khai một hệ thống đổi lẫn được. Mỗi giao thức đều có ưu điểm và nhược
điểm. Hãy đưa bộ phận quản lý IT (công nghệ thông tin) vào cuộc.

9
Hình 4.6. Sự khác biệt giữa Modbus, BACnet và Lonmark
Bảng 4.1. Lịch sử ra đời khác biệt giữa Modbus, BACnet và Lonmark
Tên giao thức – phần Lịch sử ra đời Đặc điểm chính
mềm
BACnet Được phát triển Là một tiêu chuẩn thông tin giao tiếp không độc quyền, có
bởi ASHRAE tính mở.
(Hiệp hội kỹ sư Một mô hình hướng đối tượng BACnet (object oriented
nhiệt lạnh và model) bao gồm hai thành phần chính sau: các đối tượng
điều hòa không (objects) và các dịch vụ (services).
khí Hoa Kỳ).
LONmark LonTalk Là giao thức sở Thiên về vấn đề các thiết bị truyền đạt thông tin như thế nào,
hữu độc quyền nó lại không quan tâm đến nội dung của việc trao đổi thông
bởi tập đoàn tin.
Echlon Giao thức LonTalk thiết lập một bộ quy tắc quản lý việc giao
Corporation liên tiếp thông tin trong một mạng các thiết bị cùng hợp tác.
LonWorks kết với Định nghĩa nội dung và cấu trúc của thông tin được trao đổi.
Motorola vào Nền tảng LonWorks hỗ trợ một phạm vi rộng các phương
đầu thập niên tiện trao đổi thông tin.
1990. LonWorks là một hệ thống điều khiển phân bổ vận hành trên
nền tảng ngang hàng (peer-to-peer) hoặc là sử dụng cấu hình
chính – phụ (master – slave) để trao đổi thông tin giữa các
thiết bị thông minh.
Modbus Giao thức Modbus bao gồm một cấu trúc thông điệp được thiết kế để
Modbus được thiết lập giao tiếp chính – phụ (master – slave), chủ – khách
phát triển bởi (master – client) giữa một phạm vi rộng các thiết bị thông
Modicon trong minh.
những năm Nó hỗ trợ các giao thức tuần tự và mạng Ethernet. Điểm
1970. mạnh của Modbus là tính mở, đơn giản và yêu cầu phần
cứng ít nhất.
Một lợi ích đáng kể khác đó là việc Modbus có sử dụng giao
thức truyền tin TCP/IP, giống giao thức sử dụng bởi Internet.

10
Do đó ta có một sô đặc điểm của từng hệ thống như sau:
* Với BACnet:
BACnet là một tiêu chuẩn thông tin giao tiếp không độc quyền, có tính mở. Nó có
thể được áp dụng trong thực tế vào bất kỳ hệ thống nào của tòa nhà ngày nay, bao gồm
HVAC, chiếu sáng (lighting), an toàn sinh mạng (life safety), kiểm soát truy cập (access
control), vận chuyển (transportation) và bảo trì (maintenance). Theo thiết kế, tiêu chuẩn
này có thể sử dụng trong phạm vi rộng các công nghệ mạng và truyền thông. Nó được
viết ra bao gồm mọi thứ từ việc phải chọn kiểu cáp nào cho đến việc khởi gán lệnh hoặc
yêu cầu thông tin đặc thù ra sao. Các quy tắc giao tiếp của BACnet được thiết kế đặc thù
cho các thiết bị điều khiển và tự động hóa tòa nhà, bao gồm các tác vụ như đọc nhiệt độ
yêu cầu ra sao, gửi trạng thái báo động (status alarm) và thiết lập quạt như thế nào,.v.v...
Cách giải quyết mà các nhà phát triển BACnet triển khai khi thiết lập tiêu chuẩn
đề ra rằng, cho một hệ thống thực sự có tính đổi lẫn được cần phải có một vài điều khoản
tiêu chuẩn hóa cho hai thành phần chính sau đây: một là sự vận hành toàn thể hệ thống và
hai là các thành phần hệ thống riêng lẻ. Họ thực hiện việc này bằng cách sử dụng giải
pháp hướng đối tượng (object-oriented) trong các việc xét duyệt, điều khiển, sửa đổi và
tương tác với thông tin từ các thiết bị khác nhau. Một mô hình hướng đối tượng BACnet
(object-oriented model) bao gồm hai thành phần chính sau: các đối tượng (objects) và các
dịch vụ (services), (dịch vụ ở đây có thể hiểu là tập hợp các lệnh logic).
Với BACnet, objects là một tập hợp các thuộc tính (properties), mỗi thuộc tính đại
diện cho một số bit thông tin . Bên cạnh các thuộc tính mang tính tiêu chuẩn, objects có
thể bao gồm các thuộc tính của nhà sản xuất miễn là chúng thi hành chức năng tuân theo
tiêu chuẩn. BACnet cũng định nghĩa các trạng thái có thể xảy ra cho mỗi thuộc tính của
một object. Điều làm cho giải pháp hướng đối tượng hoạt động đó là mọi object và thuộc
tính được định nghĩa bởi hệ thống thì có thể truy cập được một cách chính xác theo cùng
một cách thức.
Quá trình đọc và ghi một thuộc tính BACnet gọi là service. Services là những
phương thức được sử dụng bởi bất kỳ thiết bị BACnet nào khi nó giao tiếp với một thiết
bị BACnet khác, bao gồm việc nhận, truyền tải thông tin hoặc xử lý một hành động
(action). Tiêu chuẩn đề ra một phạm vi rộng lớn các Services cho việc truy xuất các
Objects và thuộc tính của chúng.
Để đảm bảo rằng các sản phẩm được phát triển bởi các nhà sản xuất khác nhau
tuân theo tiêu chuẩn BACnet, một phòng thí nghiệm kiểm tra được lập ra. Phòng thí
nghiệm này kiểm tra và cấp chứng nhận cho mọi thiết bị được tuân theo tiêu chuẩn.
Phòng thí nghiệm cũng phát triển một bộ hoàn chỉnh các quy trình kiểm tra để cho các
nhà sản xuất sử dụng.
* Với Lonmark:
LonMark đưa ra cách giải quyết theo kiểu khác đối với vấn đề tính đổi lẫn. Không
như BACnet, LonMark là giao thức sở hữu độc quyền bởi tập đoàn Echelon Corporation

11
liên kết với Motorola vào đầu thập niên 1990. Tiêu chuẩn LonMark được dựa trên giao
thức thông tin có sở hữu với tên gọi LonTalk. Giao thức LonTalk thiết lập một bộ quy tắc
quản lý việc giao tiếp thông tin trong một mạng các thiết bị cùng hợp tác. Để đơn giản
hóa việc thực thi giao thức, Echelon đã chọn làm việc với Motorola để phát triển một
chip xử lý thông tin chuyên dụng có tên gọi Neuron. Thông qua việc sử dụng con chip xử
lý này cùng với các phần mềm hỗ trợ, giao thức thiết lập nên cách mà thông tin được trao
đổi giữa các thiết bị. Bởi vì phần lớn của giao thức giao tiếp được bao hàm trong con chip
xử lý, những người thiết kế và lắp đặt hệ thống có thể tập trung vào các khía cạnh khác
của hệ thống.
Trong khi LonTalk thiên về vấn đề các thiết bị truyền đạt thông tin như thế nào, nó
lại không quan tâm đến nội dung của việc trao đổi thông tin. Một giao thức thứ hai, tên là
LonWorks, định nghĩa nội dung và cấu trúc của thông tin được trao đổi. LonWorks là
một hệ thống điều khiển phân bổ vận hành trên nền tảng ngang hàng (Peer-To-Peer),
nghĩa là mọi thiết bị có thể giao tiếp với mọi thiết bị khác trên mạng hoặc là sử dụng cấu
hình chính-phụ (Master - Slave) để trao đổi thông tin giữa các thiết bị thông minh. Nền
tảng LonWorks hỗ trợ một phạm vi rộng các phương tiện trao đổi thông tin.
Các thiết bị tương thích với LonWorks giao tiếp với nhau qua một SNVT
(Standard Network Variable Type). Mặc dù một SNVT định nghĩa một thiết bị cũng
giống như một object của BACnet, cách giải quyết có hơi khác một chút. Để một SNVT
thực thi chức năng, cả hai thiết bị nhận và gửi phải có sự nhận biết chi tiết về cấu trúc
SNVT là gì. Vì thế mỗi SNVT được định danh bằng một mã số cho phép thiết bị nhận
hiểu được đúng dữ liệu truyền tải.
Ban đầu LonWorks không định nghĩa mã SNVT đặc thù có ý nghĩa gì. Điều này
đem đến sự nhầm lẫn giữa các nhà sản xuất đã dùng mã số giống nhau để xác định các
vấn đề khác nhau. Để loại bỏ sự nhầm lẫn này đồng thời tiêu chuẩn hóa mã SNVT, Hiệp
hội về Tính đổi lẫn cho LonMark (LonMark Interoperability Association) được lập ra
năm 1994. Hợp thành bởi hàng trăm nhà sản xuất và tích hợp hệ thống, một trong những
mục tiêu chính của hiệp hội này là đặt ra những phương pháp tiêu chuẩn cho việc thiết
lập công nghệ LonWorks.
Để đảm bảo mọi thiết bị được lắp đặt trong một hệ thống LonMark sẽ hoạt động
đúng chức năng với các thiết bị khác, LonMark yêu cầu thiết bị phải được thẩm tra là
tuân theo giao thức LonMark để có được logo của LonMark trên nó. LonMark sử dụng
một công cụ trên nền web để giảm thiểu thời gian và chi phí chứng nhận cho các thiết bị.
Một trong những đổi mới gần đây nhất của LonMark là profile mạng (network
profile). Ý tưởng phía sau profile mạng là không cần quan tâm đến ai là người làm ra
thiết bị chuyên dụng này trong một hệ thống tòa nhà, tất cả mọi thiết bị cùng loại sẽ thi
hành một chức năng tương tự nhau. Để giảm gánh nặng và tăng tốc việc lắp đặt,
LonMark định nghĩa cách thức một thiết bị chuyên dụng thực thi chức năng trên mạng từ
những điểm (points) được đặt tên cho nó. Profile mạng định trước này là profile tối thiểu

12
của mọi thiết bị kết nối. Các nhà sản xuất có thể thêm vào các mục cho profile định trước
này dựa trên sản phẩm chuyên dụng của họ, để đem lại tính linh hoạt đồng thời duy trì
được sự đơn giản và tính đổi lẫn.
Giống như BACnet, LonWorks cũng được chấp nhận và lưu hành bởi nhiều tổ
chức tiêu chuẩn quốc tế (ANSI/CEA 709.1 và IEEE 1473-L).
* Với Modbus: Giao thức thứ ba được sử dụng để đạt được tính đổi lẫn trong các
hệ thống tự động hóa tòa nhà là Modbus. Giao thức Modbus được phát triển bởi Modicon
trong những năm 1970 cho việc sử dụng các hệ thống tự động hóa công nghiệp với các
bộ điều khiển lập trình (Programable Controllers). Ngày nay nó là một trong những
phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất trong việc kết nối các thiết bị điện tử trong các
ứng dụng công nghiệp (industrial). Tính đơn giản cũng khiến Modbus trở thành một công
cụ hữu dụng để đem đến tính đổi lẫn trong các ứng dụng tự động hóa tòa nhà.
- Modbus bao gồm một cấu trúc thông điệp được thiết kế để thiết lập giao tiếp
chính-phụ (master-slave), chủ-khách (client-master) giữa một phạm vi rộng các thiết bị
thông minh. Nó hỗ trợ các giao thức tuần tự và mạng Ethernet. Nó thực sự là một tiêu
chuẩn mở và là một trong những giao thức được sử dụng rộng rãi nhất trong môi trường
sản xuất công nghiệp. Sử dụng giao thức cũng như cấp chứng nhận (licensing) là hoàn
toàn miễn phí. Các công cụ và tài nguyên hỗ trợ cho việc triển khai lắp đặt và vận hành
được cung cấp trực tuyến (online).
- Phiên bản nguyên thủy của Modbus bao gồm hai chế độ truyền tin: ASCII và
RTU. Gần đây, Modbus/TCP được phát triển, cho phép giao thức Modbus có thể truyền
dẫn qua các hệ thống mạng nền TCP/IP.
- Vào năm 2004, tiêu chuẩn được chuyển giao về cho Modbus-IDA, một tổ chức
phi lợi nhuận hợp thành bởi nhiều người sử dụng và nhà cung cấp các thiết bị tự động hóa
chủ yếu cho lãnh vực sản xuất.
- Tuy rằng Modbus khởi đầu được thiết kế sử dụng trong ứng dụng công nghiệp,
việc dụng nó trong các ứng dụng tự động hóa tòa nhà, vận chuyển và năng lượng đang
lan rộng nhanh chóng. Điểm mạnh của Modbus là tính mở, đơn giản và yêu cầu phần
cứng ít nhất. Một lợi ích đáng kể khác đó là việc Modbus có sử dụng giao thức truyền tin
TCP/IP, giống giao thức sử dụng bởi Internet. Điều này có nghĩa là Modbus có thể dễ
dàng sử dụng được qua mạng Internet.
4.1.5. Định nghĩa Hệ thống điều khiển số trực tiếp/ Direct Digital Control (DDC)
Hệ thống điều chỉnh DDC bao gồm bộ điều khiển dựa trên bộ vi xử lý với logic
điều khiển được thực hiện bởi phần mềm. Bộ chuyển đổi Analog-to-Digital (A/D) chuyển
đổi các giá trị tương tự (analog) thành tín hiệu kỹ thuật số (digital) mà bộ vi xử lý có thể
đọc được. Các cảm biến analog có thể là điện trở, thiết bị tạo điện áp hoặc thiết bị phát
dòng. Hầu hết các hệ thống phân phối các phần mềm để điều khiển từ xa các bộ điều
chỉnh, loại bỏ sự cần thiết phải có khả năng thông tin liên lạc liên tục (độc lập). Các máy
tính được sử dụng chủ yếu để theo dõi tình trạng của hệ thống quản lý năng lượng, lưu

13
trữ bản sao của các chương trình, chức năng ghi lại báo động và xu hướng điều khiển.
Chiến lược và chức năng quản lý năng lượng phức tạp hữu dụng ở mức thấp nhất trong
cấu trúc hệ thống. Nếu yêu cầu việc vận hành nhờ khí nén, thực hiện điều này bằng các
bộ chuyển đổi từ thiết bị điện tử sang khí nén. Hiệu chuẩn cảm biến thực hiện bằng toán
học, do đó tổng số giờ nhân công lao động để hiệu chuẩn được giảm đáng kể. Khả năng
chẩn đoán trung tâm là một tài sản quan trọng.
Phần mềm và việc lập trình cải thiện liên tục, ngày càng trở nên thân thiện hơn sau
mỗi lần cập nhật DDC làm cho việc điều chỉnh hệ thống HVAC hiệu quả hơn bằng cách
cung cấp khả năng cảm nhận dữ liệu chính xác hơn. Cảm biến điện tử đo các thông số
HVAC thông thường như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất vốn đã chính xác hơn các thiết bị
vận hành bằng khí nén trước đây. Vì bây giờ người ta đưa logic của vòng điều khiển vào
trong các phần mềm, logic này có thể dễ dàng được thay đổi. Xét đến ý nghĩa này, DDC
linh hoạt hơn trong việc thay đổi lịch trình thiết lập lại, định trị và logic điều chỉnh tổng
thể. Người dùng có khuynh hướng áp dụng chiến lược phức tạp hơn, thực hiện các tính
năng tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa hiệu năng hệ thống của họ vì những thay đổi đó
có chi phí thấp hơn so với khi logic điều chỉnh phân phối đến từng thiết bị riêng lẻ. Tất
nhiên ta giả định rằng người dùng vận dụng kiến thức của mình để thực hiện các thay đổi.
Hệ thống DDC, về mặt bản chất, chúng có thể tích hợp dễ dàng hơn vào các hệ
thống khác trong máy vi tính. Hệ thống DDC có thể tích hợp vào các hệ thống kiểm soát
hỏa hoạn, hệ thống kiểm soát truy cập/an ninh, hệ thống điều khiển chiếu sáng và hệ
thống quản lý bảo trì. Các cải tiến trong vận hành cho thấy cơ hội lớn nhất để cải thiện
hiệu quả trong điều khiển kỹ thuật số trực tiếp. Khả năng xử lý báo động mạnh mẽ, và
hầu hết các hệ thống có khả năng định vị báo động đến các địa điểm khác nhau trên một
mạng lưới kết nối. Các khả năng theo xu hướng (trending capability) cho phép một kỹ
thuật viên hay kỹ sư chẩn đoán để khắc phục sự cố hệ thống và kiểm soát vấn đề.
Chúng cũng cho phép dữ liệu được hiển thị trong định dạng khác nhau. Những dữ
liệu này cũng có thể được lưu trữ và phân tích các xu hướng trong hiệu suất thiết bị theo
thời gian. Thời gian hoạt động các thiết bị khác nhau có thể được theo dõi và phát đi các
báo động/thông điệp khi có một sự chuyển đổi sớm/trễ pha xảy ra hoặc nếu nó là thời
gian để tiến hành bảo dưỡng định kỳ. Khả năng truy cập/trao đổi thông tin off-site (xảy ra
bên ngoài nơi làm việc) cho phép chủ sở hữu/người vận hành truy cập vào hệ thống của
họ từ xa. Nhiều bộ phận cũng có thể tham gia vào xử lý sự cố một vấn đề. Các nhà cung
cấp hệ thống điều khiển, kỹ sư thiết kế và đơn vị ủy thác có thể sử dụng các tính năng
này để chẩn đoán hiệu quả hơn và hình dung cụ thể hơn cho vấn đề. Có rất nhiều chiến
lược điều khiển tiết kiệm năng lượng sử dụng trong logic điều chỉnh của hệ thống khí nén
có thể dễ dàng được sao chép lại trong logic DDC. Do việc bổ sung nhiều chức năng toán
học phức tạp (dễ dàng đạt được trong phần mềm), có nhiều chương trình sử dụng hiệu
quả năng lượng bổ sung có thể được sử dụng với DDC. Các chiến lược như giám sát và
hạn chế nhu cầu có thể được thực hiện dễ dàng hơn với các hệ thống DDC. Nhu cầu tổng

14
thể cho một cơ sở có thể được theo dõi và kiểm soát bằng cách đặt lại điểm đặt của các hệ
thống khác nhau dựa trên mức nhu cầu khác nhau.
Nếu một hệ thống DDC được cài đặt ở cấp độ khu vực, điều này có thể được thực
hiện bằng cách giảm nhu cầu làm mát trên cơ sở khu vực theo vùng. Bằng việc lưu trữ
các xu hướng, mô hình tiêu thụ năng lượng có thể được theo dõi. Thiết bị cũng có thể
được tập trung lên kế hoạch bật hoặc tắt trong các ứng dụng mà lịch trình thường xuyên
thay đổi.
4.2. CẤU HÌNH PHẦN CỨNG HỆ THỐNG BMS (THỰC TẾ)
Để thiết lập, lựa chọn cấu hình phần cứng hệ thống BMS cho tòa nhà, trước tiên
phải tuân thủ theo các yêu cầu đặc tính kỹ thuật của hệ thống BMS: Máy chủ BMS
(Server); Máy tính trạm BMS - Máy tính vận hành (BMSW); Các thiết bị phần cứng
PLC, biến tần,v.v…., các thiết bị cảm biến thông minh; các thiết bị ngoại vi trong phòng
điều khiển, thiết bị kết nối mạng; các thiết bị đóng cắt bảo vệ hệ thống, .v.v… Hệ thống
phần cứng này thực hiện đảm bảo thông qua cấu trúc hệ thống quản lý tòa nhà (cấp quản
lý “máy tính chủ và webserver”, cấp điều khiển giám sát “các máy tính kết nối mạng để
hiển thị”, cấp điều khiển “hệ thống PLC, CNC, robot, SCARA,…”, cấp chấp hành “Động
cơ, van điều khiển, cảm biến thông minh, mã vạch Barcodes”) và nhiều các thiết bị mới
thông minh khác cho hệ thống.
4.2.1. Cấu trúc phần cứng một hệ thống BMS
Phần cứng hệ thống BMS là một phần rất quan trọng trong toàn hệ thống, đây là
một phần xương sống của hệ thống BMS. Phần cứng cho phép kết nối với phần mềm
giám sát hệ thống một cách tối ưu cho tòa nhà. Ngoài ra cấu trúc của hệ thống BMS có
thể thực hiện theo cấu trúc các cấp quản lý theo từng thiết bị hê thống phù hợp với mỗi
một nhà máy hoặc một tòa nhà riêng biệt (đặc thù). Tuy nhiên về cơ bản một hệ thống
phần cứng bao gồm các thiết bị như sau:
Hệ thống tủ điện điều khiển DDC (Bộ điều khiển số trực tiếp), đây là hệ thống tủ
điện lắp đặt tối ưu cho phép kết nối mở rộng với các thiết bị điều khiển.

Hình 4.7. Hệ thống tủ điều khiển cho hệ thống BMS

15
Hệ thống máy chủ và máy trạm có cấu hình cao cho phép liên kết mở rộng hệ
thống khi nâng cấp thiết bị.
- Cây máy có kết cấu vỏ vững chắc đảm bảo hệ
thống thông gió khi làm việc.
- Tốc độ CPU: Intel Xeon E5-2620V4 trở lên.
Ram 16GB (1x16GB Registered DIMMs, 2400
MHz) trở lên. Hoặc Ram 32GB, 64GB, ...
- Ổ cứng HDD: 500GB hoặc lớn hơn.
- Hệ điều hành Windows Server 2015 trở lên.
(Hiện nay đã sử dụng hệ điều hành Windows
Server mới 2021).
- Có đầy đủ cạc màn hình tính năng mạnh cho
phép kết nối được với mọi thiết bị ngoại vi:
Usb, bàn phím, thiết bị lập trình,…
Hình 4.8. Máy chủ cho hệ thống BMS
- Tốc độ CPU: Intel Core i7 Processor (8M
Cache, 4GHz) hoặc cao hơn.
- Dung lượng ổ cứng: 1TB SATA đến 4TB
hoặc cao hơn.
- Bộ nhớ Ram 8GB hoặc cao hơn.
- Cạc màn hình Intel HD Graphic hoặc cao hơn.
- Hệ điều hành: Microsoft Window 10 Rro 64-
bit trở lên.

Hình 4.9. Máy Trạm hệ thống BMS


- Hệ thống nguồn lưu trữ điện năng UPS APC
25000 VA hoặc cao hơn, để cấp nguồn dự
phòng cho máy chủ Serve và máy trạm để
nhằm đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi
tình huống gây ra cho hệ thống BMS.

Hình 4.10. Nguồn lưu trữ điện UPS


cho hệ thống BMS
Bộ điều khiển cấp mạng; bộ điều khiển cấp mạng và các module mở rộng cho hệ
thống BMS tòa nhà bao gồm như sau:

16
Hình 4.11. Bộ điều khiển cấp mạng cho hệ thống BMS

Hình 4.12. Bộ điều khiển cấp mạng và các module mở rộng cho hệ thống BMS

Hình 4.13. Bộ điều khiển cấp trường của hệ thống BMS tòa nhà
- Được lắp đặt trong đường ống gió của các
quạt thông gió, quạt tăng áp, quạt hút khói
hành lang, bếp,… của hệ thống tòa nhà.

Hình 4.14. Bộ cảm biến đo tốc độ gió hệ


thống BMS tòa nhà

- Để lắp đặt trong đường ống gió của các


quạt hút khói hành lang, hút khói phòng
thờ, hút khói hội trường,v.v… của hệ thống

17
tòa nhà.
- Cảm biến khói cũng được lắp ở những nơi
như bếp đun, nấu, phòng khách, phòng làm
việc, nhà kho, .v.v… những nơi có thể phát
hiện khói, cháy nhằm cảnh báo về cho hệ
thống để báo động nguy hiểm.

Hình 4.15. Cảm biến báo khói

Cảm biến được lắp đặt trong bể


nước ngầm, bể nước tầng mái, bể
nước PCCC, bể nước xử lý nước
thải,v.v…

Hình 4.16. Cảm biến mức nước cho tòa nhà

Gồm hai hay nhiều bộ kết nối


phần cứng Bacnet truyền thông
với điều khiển trung tâm của điều
hòa VRV IV của hệ thống.

Hình 4.17. Phần cứng BACnet truyền thông kết nối


với hệ thống điều hòa
Bộ kết nối module BACnet IP cho phép kết
nối truyền thông với tủ điện trung tâm
HOCHIIKI của hệ thống phòng cháy chữa
cháy (PCCC) của tòa nhà.

Hình 4.18. Hệ thống truyền thông Bacnet


kết nối với PCCC
Ngoài ra còn có một số loại thiết bị phần cứng thực tế khác cũng được ứng dụng
để tích hợp vào hệ thống BMS cho tòa nhà cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong quá
trình thiết kế thi công, vận hành hệ thống.

18
Hình 4.19. Các thiết bị điều khiển số tích hợp vào hệ thống BMS
Ở đây bao gồm: các thiết bị đầu vào của hệ thống điều khiển, các thiết bị đầu ra
của hệ thống điều khiển, các cơ cấu chấp hành cho hệ thống, các thiết bị liên kết mạng,
.v.v… cho phép kết nối vào các bộ điều khiển trung tâm chuyên dụng của hệ thống BMS.

Hình 4.20. Một cấu trúc phần cứng hệ thống BMS cho tòa nhà

19
Các phần tử phần cứng kể trên luôn cho phép sử dụng một cách tối ưu cho hệ
thống BMS tòa nhà với tính năng điều khiển và giám sát hệ thống an toàn và thông minh.
4.2.2. Đặc tính kỹ thuật phần cứng BMS điều khiển
a) Phần cứng điều khiển - Bộ điều khiển số trực tiếp (DDC) bao gồm
Các tủ DDC chứa các bộ điều khiển cùng các phụ kiện được phân bố đều theo trục
của tòa nhà làm nhiệm vụ điều khiển và giám sát các thiết bị trường. Các bộ điều khiển
chứa các chương trình để điều khiển các thiết bị của tòa nhà theo các thuật toán và yêu
cầu về vận hành và hoạt động của thiết bị trường. Các tủ DDC này kết nối và truyền
thông với nhau theo chuẩn N2 hoặc Lonworks. Các tủ DDC kết nối và truyền thông với
cấp điều khiển giám giát qua các bộ điều khiển giao tiếp mạng. Bộ điều khiển số cơ bản
có các modun mở rộng để giúp linh hoạt và mở rộng chức năng điều khiển.
Các bộ DDC phải có khả năng làm việc độc lập không phụ thuộc vào các DDC
khác trong hệ thống. Nó được trang bị những bộ vi xử lý đa chức năng, điều khiển theo
thời gian thực. Mỗi DDC phãi bao gồm đầy đủ các linh kiện phần cứng như bộ vi xử lý,
cỗng giao tiếp RS485, bộ nguồn, các môđun vào /ra. Số lượng DDC phải được cung cấp
để đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật này cũng như bãng điểm đính kèm.
- Các bộ DDC có khả năng làm việc độc lập không phụ thuộc vào các DDC khác
trong hệ thống. Nó được trang bị những bộ vi xử lý đa chức năng, điều khiển theo thời
gian thực. Mỗi DDC bao gồm đầy đủ các linh kiện phần cứng như bộ vi xử lý, cổng giao
tiếp RS485, bộ nguồn, các môđun vào/ra. Số lượng DDC được cung cấp để đáp ứng đầy
đủ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Bộ điều khiển số trực tiếp – DDC cho phép


hỗ trợ việc điều khiển trực tiếp, nhưng
không giới hạn đến các thiết bị sau cũng
như có thể phát triển và mở rộng trong
tương lai.

Bộ điều khiển số trực tiếp DDC:


- Những loại điểm.
- Mỗi DDC hỗ trợ những điểm đầu vào và ra như sau:
+ Những điểm đầu vào dạng tương tự sẽ chấp nhận các tín hiệu sau: 4-20 mA; +
0-10 VDC;
+ 1000ohm RTDs;
+ Những ngõ vào dạng số: loại Triac hoặc rơle;
- Ngõ vào dạng bộ đếm sẽ giám sát những xung tiếp điểm không điện áp với độ
phân giải thấp nhất là 1 HZ.

20
+ Những ngõ ra dạng tương tự sẽ cung cấp những dạng sau: từ (4-20) mA; từ ( 0-
10) VDC.
+ Những ngõ ra dạng số sẽ cung cấp những tiếp điểm SPDT, 2 Amps ở 24VAC.
Bảo vệ chống xung điện được cung cấp cho mổi ngỏ ra.
+ Người vận hành được phép gửi lệnh điều khiển đến những điểm ngõ ra, chỉnh
các thông số cài đặt trên DDC. DDC cung cấp các đèn chỉ thị trạng thái làm việc cho mỗi
ngõ vào và ra dạng số.
+ Tất cả các điểm cài đặt, các thông số trong vòng lặp PID cũng như nhiều thông
số khác đều được lưu trữ trong bộ nhớ của DDC, vì thế khi bị mất điện không cần lập
trình lại cho DDC.
+ Tự động báo cáo sự thay đổi trạng thái cũng như các báo động.
+ Có thể lắp trên bề mặt hoặc ray.
+ Các module mở rộng sẽ giao tiếp với DDC thông qua cổng RS485 nội bộ.
+ Module mở rộng có sẳn các dạng cấu hình của 4, 8, 12, 16 điểm.
+ Các điểm của module mở rộng cũng được bao gồm trong giải thuật điều khiển
của DDC.
+ Các DDC và các linh kiện phụ như biến thế, trunking, terminal,.v.v… được lắp
ráp lại với nhau trước khi bàn giao tại công trường.
Bảng 4.2. Một số chức năng của các DDC của hệ thống BMS
Mỗi điểm AI hỗ trợ các tín hiệu. 0 - 5VDC , 0 – 10 VDC, 0 – 20
AI ( Analog input)
mA, các loại Sensor Ni1000, A99, Pt1000, NTC,
DI ( Digital input ) Tiếp điểm không điện.
DO (Digital output) SPST 3A relay, Triac 0.5A/24VAC
AO (Analog output) 0 – 10 VDC, 4 – 20 mA.
Có thể lập trình theo các giải thuật được đưa ra bởi người sử dụng
Tính năng lập trình bằng phần mềm cấu hình dạng đồ thị (Graphic Configuration
Software).
Các module tính năng lập trình, chọn lựa từ thư viện bao gồm P,
PI, PID hoặc On/off control, dual PID, dual On/off control.
Các module tính toán số học cho các hàm toán học.
Các module điều khiển trình tự (Sequence).
Các module tính toán cộng dồn cho số giờ chạy thiết bị hoặc chỉ
Module số điện năng tiêu thụ hàng tháng.
Các module lập trình PLC có bộ các hàm logic như: AND,
ANDNOT, OR, ORNOT, COS, OUT, OUTNOT, SET, RESET,
AND BLOCK, OR BLOCK.
Tám (8) module thời gian biểu.
Hai (2) module khởi động/dừng tối ưu.
Màn hình hiển thị LCD 4 x 20 ký tự với các phím vận hành được
Màn hình hiển thị
gắn liền trên bề mặt DDC, IP40, 1Mb flash memory.
Kết nối với bộ quản lý cấp mạng qua giao tiếp RS485, giao thức
Giao tiếp
truyền thông N2 Bus, BACnet, LONwork.

21
Nguồn cung cấp 24 VAC 50 / 60Hz,
Môi trường -20 đến +50 , 10 – 95%RH
Vỏ bảo vệ Vỏ bằng nhựa ABS/Polycarbonate self extinguishing
Europe – 89/336/EEC, EMC Directive: EN 50081-1 (EN 61000-
6- 3), EN 50082-1 (EN 61000-6-1), 72/23/EEC, Low Voltage
Directive: EN 60730.
Canada – UL Listed (PAZX7), CAN/CSA C22.2 No. 205, Signal
Tiêu chuẩn được
Equipment. UL Recognized (XAPX8), CAN/CSA C22.2 No. 24,
chứng
Temperature Indicating and Regulating Equipment. Industry
nhận
Canada, ICES-003.
United States – UL Listed (PAZX), UL 916, Energy Management
Equipment. UL Recognized (XAPX2), UL 873, Temperature
Indicating and Regulating Equipment. FCC compliant to CFR 47,
Part 15, Subpart B, Class A.
- Có thể lập trình theo các giải thuật được đưa ra bởi người sử dụng bằng phần
mềm cấu hình dạng đồ thị (Graphic Configuration Software).
- Cổng giao tiếp RS485 cho hệ thống giám sát.
- Tự động báo cáo sự thay đổi trạng thái cũng như các báo động
- Ổ cắm (Socket) giúp cho việc khóa/mở chế độ vận hành cưởng bức tại màn hình
DDC.
- Các ngõ vào/ra dạng tương tự, vào/ra dạng số đủ để phục vụ các thiết bị cần
được điều khiển và giám sát với 25% dự phòng.
b) Phần cứng điều khiển với đồng hồ đo đếm năng lượng Kỹ thuật số
Đồng hồ điện kỹ thuật số với màn hình hiển thị (LCD) sẽ được cung cấp để giám
sát các thông số điện của các thiết bị chính trong toà nhà. Các đồng hồ kỹ thuật số được
nối mạng với nhau và nằm trên lớp mạng thứ hai.
- Số lượng đồng hồ điện được liệt kê trong “ bảng điểm giám sát và điều khiển
BMS”.
- Đồng đồ điện kỹ thuật sẽ yêu cầu tối thiểu phải có các đặc tính sau: Gắn trong
mặt tủ kích thước 96x96mm ; Đấu nối: 3 pha 3 dây hoặc 3 pha 4 dây; Đấu nối trực tiếp
hay qua biến dòng.
- Cổng giao tiếp RS485: N2 Bus, tốc độ (1200 ...
9600).
- Loại màn hình hiển thị: Tinh thể lỏng kích cở
76,5 x 46,5 mm.
* Các thông số đo đếm: Điện áp pha và điện áp
dây; Dòng điện pha; Dòng trung tính; Tần số; Hệ số công
suất (dương và âm); Công suất tác dụng và công suất
phản kháng; Công suất tác dụng từng pha.

22
- Công suất tiêu thụ cao nhất và công suất đỉnh (Maximum demand and peak max.
demand).
“Total harmonic distortion” cho mổi áp pha; “Total harmonic distortion” cho mổi
dòng điện pha.
- Chỉ số điện năng tiêu thụ
Số đếm năng lượng: 8
Độ chính xác:
+ Năng lượng tiêu thụ: Class 2 (EN 61036)
+ Năng lượng phản kháng: Class 3 (IEC 1268)
+ Điện áp: ±0,5% (50...450V phase-phase)
+ Dòng điện: ±0,5% (10...120% In)
+ Công suất: ±1,5% (10...120% Pn/Qn/Sn cosfi 0,5 ind...0,5 cap.)
+ Hệ số công suất: ±2%
+ Tần số: ±0,15Hz
Các phím chức năng: 3
Truy cập thông số qua mã số
Loại đo đếm: RMS
Điều kiện môi trường: 0...50°C
Phù hợp cho khí hậu nhiệt đới
Vỏ bảo vệ
Chuẩn bảo vệ (EN 60529): IP52 (khung trước) IP20 (Terminal và vỏ).
Một số sơ đồ cấu trúc và cấu trúc phần cứng hệ thống BMS:

Hình 4.21. Modul lập trình kết nối với các thiết bị điều khiển dạng số

23
Hình 4.22. Cấu trúc phần cứng và phương thức đấu nối của hệ thống BACnet

Hình 4.23. Tổng thể khối cấu trúc hệ thống BMS cho tòa nhà

24
Hình 4.24. Sơ đồ cấu trúc hệ thống BMS - BACnet

Hình 4.25. Sơ đồ cấu trúc giao thức mạng cho hệ thống BMS
Link cài tải phần mềm để khai báo phần cứng Bacnet được giới thiệu ở cuối tài
liệu này. Hệ thống được cài đặt với máy tính cấu hình cao phù hợp; Thiết bị phần cứng
hệ thống điều khiển bao gồm: các cảm biến, van điều khiển, cơ cấu chấp hành, mã code,
.v.v… và các thiết bị kết nối mạng nhằm tích hợp hệ thống.
Server trung tâm đặt ở phòng kỹ thuật trung tâm. Server này sẽ hỗ trợ tất cả các bộ
điều khiển giao tiếp mạng NAE được kết nối với mạng của khách hàng bất kế nội bộ hay

25
kết nối từ xa. Máy chủ Server là nơi thu nhận thông tin từ các bộ điều khiển khu vực, xử
lý các thông tin giúp giao diện với người dùng theo dạng ký tự và các hình ảnh động. Nó
cho phép mỗi bộ điều khiển có thể truy cập từ giao diện người dùng đồ họa (GUI) hoặc
từ một trình duyệt web chuẩn (WBI) kết nối tới server này.
Kết nối nội bộ thông qua LAN Ethernet. Kết nối từ xa thông qua ISDN, ADSL, T1
hoặc thông qua quay số.
* Server này sẽ cung cấp những chức năng tối thiểu sau:
- Quản lý thông tin, quản lý mạng và quản lý dữ liệu và truy cập dữ liệu: Server sẽ
cho phép truy cập tối đa vào dữ liệu ở bất cứ đâu trong mạng.
- Điều khiển phân tán: Server có khả năng lập kế hoạch điều khiển toàn bộ các
công việc thực hiện dựa vào các thiết bị dữ liệu và BĐK giao tiếp mạng, tại chỗ hoặc từ
xa.
- Server này bao gồm dịch vụ thời gian chủ (định thời gian) cho các hệ thống phụ
và cung cấp sự đồng bộ hoá thời gian đối với tất cả bộ điều khiển giao tiếp mạng.
- Server này sẽ nhận những bản tin đồng bộ hóa thời gian từ những website có sử
dụng đồng hồ nguyên tử, và cập nhật thời gian theo nó.
- Server này sẽ điều hành kế hoạch cho tất cả các bộ điều khiển mạng và các thiêt
bị điều khiển vùng của nó.
- Server này sẽ quy định việc giới hạn lệnh, nó hoạt động thông qua các bộ điều
khiển vùng mạng. Server này phải có khả năng đáp ứng nhiều lệnh chương trình yêu cầu
cho những điểm cần nhiều máy đo và nhiều nguồn năng lượng. Mỗi chưong trình yêu cầu
có khả năng hỗ trợ cho danh sách các lệnh được đưa ra để điều khiển lệnh có hiệu quả
- Máy chủ sẽ xắp xếp độ ưu tiên cho các lệnh BACnet đối với sự an toàn và hiệu
quả của các giải pháp xung đột của các lệnh đưa ra.
- Mỗi bộ điều khiển giao tiếp mạng NAE được hỗ trợ bởi server có khả tự động
lưu trữ dữ liệu bản ghi, dữ liệu cảnh báo, và dữ liệu cơ sở của nó tới máy chủ.Tính năng
lưu trữ để xác định người dùng bao gồm thời gian lưu trữ và tần suất lưu trữ.
- Server này sẽ cung cấp việc quản lý báo động trung tâm đối với các bộ điều
khiển mạng được hỗ trợ bởi server. Quản lý báo động bao gồm:
+ Định tuyến các cảnh báo tối bộ hiển thị, máy in, email và máy nhắn tin.
+ Xem và xác nhận các cảnh báo.
+ Truy vấn các dữ liệu bản cảnh báo theo nhưng thông số mà người dùng đưa ra.
- Server cung cấp sự quản lý trung tâm các dữ liệu bản ghi của các bộ điều khiển
giao tiếp mạng được hỗ trợ bởi serrver này. Dữ liệu bản ghi bao gồm: bản ghi quá trình
hoạt động, bản ghi thời gian thực, các sự kiện, các chỉnh sửa và các lỗi Việc quản lý dữ
liệu bản ghi bao gồm: Xem và in các bản ghi dữ liệu; Xuất các bản ghi sang các format
của các ứng dụng khác.

26
4.3. CÁC GIẢI PHÁP PHẦN MỀM VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ BMS
TÒA NHÀ
Phần này trình bày các giải pháp phần mềm quản lý hệ thống; vận hành hệ thống
BMS cho tòa nhà. Trên cơ sở đó các giải pháp kỹ thuật cụ thể đến quy mô chiến lược
trong hoạch định chính sách cho hệ thống BMS trong tương lai. Đây cũng là cơ sở cho
việc tính toán thiết lập, thiết kế hệ thống với các phần mềm thiết kế BMS chuyên dụng.

Hình 4.26. Sơ đồ cấu trúc phân cấp của hệ thống BMS


- Cấu trúc của hệ thống BMS gồm 4 phần: Phần mềm điều khiển trung tâm. Thiết
bị cấp quản lý. Bộ điều khiển cấp trường. Cảm biến và thiết bị chấp hành. Cấp quản lý.
- Phần mềm điều khiển trung tâm: Đây là nơi điều khiển cao nhất trong hệ thống
quản lý tòa nhà BMS.
+ Cấp quản lý là nơi chưa phần mềm điều khiển trung tâm, ở đây có thể theo dõi,
giám sát, điều hành và ra lệnh cho bất cứ vị trí nào trong toàn bộ hệ thống điều khiển.Ở
phần mềm điều khiển trung tâm sẽ thu thập, lưu trữ và xử lý các dữ liệu như lịch sử quá
trình sử dụng năng lượng, chi phí vận hành, các cảnh báo và sự cố phát sinh, … Và cấp
quản lý sẽ tạo ra các báo cáo phục vụ cho quá trình quản lý một cách hiệu quả nhất.
+ Cấp điều khiển giám sát – Các thiết bị quản lý
Ở cấp điều khiển giám sát là nơi có các thiết bị quản lý (các máy tính), đóng vai
trò là một phương thức giao tiếp giữa hệ thống và nhân viên vận hành tòa nhà.
Chức năng chính của bộ phận này trong BMS System là giúp con người cài đặt các ứng
dụng, theo dõi, giám sát và cảnh báo các vấn đề bất thường thông qua đồ thị, bảng biểu
hay các báo cáo tự động định kỳ, .v.v…
+ Cấp điều khiển - Bộ điều khiển cấp trường
Đây là nơi xuất hiện của các bộ điều khiển như DDC, bộ điều khiển lập trình PLC
hay bộ điều khiển tự động hóa khả trình - PAC, .v.v…
Trong hệ thống BMS tòa nhà, các bộ điều khiển có nhiệm vụ tiếp nhận dữ liệu từ
hệ thống các cảm biến đầu vào. Sau đó, các bộ điều khiển sẽ sử dụng thuật toán để xử lý
những dữ liệu đầu vào này và chuyển chúng thành lệnh rồi truyền đạt tới các thiết bị
thuộc cấp chấp hành ở dưới.

27
Các bộ điều khiển có thể thay con người xử lý thông tin một cách chính xác trong
thời gian cực ngắn. Điều chỉnh thiết bị cấp dươi phù hợp với điều kiện thực tế mà không
cần sự can thiệp thực tế từ con người.
+ Cấp chấp hành - Cảm biến và các thiết bị chấp hành.
Ở cấp chấp hành chúng ta có những phần sau:
Các thiết bị thu thập dữ liệu đầu vào: hệ thống cảm biến, Camera, đầu thẻ, v.v…
Các thiết bị vận hành đầu ra: quạt, điều hòa, đèn, còi, chuông, loa, máy bơm, van,
động cơ,.v.v.…
Hệ thống sẽ tiếp nhận dữ liệu từ các thiết bị đầu vào, sau đó thì các cấp cao hơn sẽ
xử lý thông tin, chuyển đổi dữ liệu thành các lệnh và thay đổi trạng thái hoạt động của
các thiết bị đầu ra một cách chính xác.
Nhưng hiện nay các thiết bị đầu ra được thiết kế rất thông minh và có bộ xử lý
riêng. Vì vậy nó có thể tự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế mà không cần chờ
các cấp cao hơn của hệ thống quản lý tòa nhà BMS.
4.3.1. Giới thiệu phần mềm điều khiển và giải pháp công nghệ một số hãng điển
hình
Trên cơ sở hệ thống Web Server, Internet, hệ thống mạng Lan, .v.v… thì hệ thống
BMS cho tòa nhà có chức năng quản lý toàn bộ hệ thống của tòa nhà bao gồm:
Quản lý hệ thống điều khiển máy móc thiết bị đang hoạt động của tòa nhà thông
qua phần mềm giám sát điều khiển: Modbus; Bacnet; Lonmark,.v.v…
Quản lý cơ sở hạ tầng kho bãi, lối vào ra, hành lang, không gian, .v.v… toàn bộ hệ
thống vị trí đất đai trong khu vực của tòa nhà.
Quản lý hệ thống mở rộng: là quản lý toàn bộ thông tin các hộ gia đình trong tòa
nhà, quản lý thẻ xe, quản lý thang máy, quản lý bể bơi; quản lý hóa đơn; quản lý tin tức
thông tin về tòa nhà,.v.v…
Quản lý báo cáo thống kê: lập báo cáo thông kê, xuất dữ liệu ra đĩa mềm, xuất dữ
liệu ra file dữ liệu Exel từ những thông tin về hệ thống của tòa nhà.

Hình 4.27. Hệ thống BMS quản lý tòa nhà sử dụng phần mềm quản lý

28
Trên cơ sở đó người dùng (quản lý) có thể truy xuất dữ liệu từ hệ thống quản lý
tòa nhà BMS, nhằm phục vụ nắm bắt thông tin chính xác về toàn bộ hệ thống BMS tòa
nhà. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều phần mềm quản lý và có nhiều giải pháp phần
mềm khác nhau ở nước ta và trên thế giới như: Hệ thống phần mềm quản lý khối chính
phủ, hệ thống phần mềm quản lý khối ngành y tế, hệ thống phần mềm quản lý khối doanh
nghiệp, hệ thống phần mềm quản lý khối giáo dục, hệ thống phần mềm quản lý khối
ngành bất động sản, .v.v…
Đối với phần mềm điều khiển và giải pháp công nghệ một số hãng điển hình sử
dụng trong hệ thống BMS bao gồm như sau:
a) Trên nền hệ thống giao diện người dùng với WEB server (máy chủ web)
Trên thực tế một hệ thống Webserver có thể nhiều phần mềm có thể cài đặt được,
tùy theo các phần mềm ứng dụng mà hệ thống phần mềm webserver có thể cài đặt ở dạng
tương thích với các ngôn ngữ như: với máy chủ có một IP riêng và có thể đọc đa dạng
ngôn ngữ như HTML, CSS, JAVASCRIPT, .v.v… Máy chủ có dung lượng lớn và tốc độ
rất cao để có thể lưu trữ và vận hành tốt kho dữ liệu trên Internet.
Một số phần mềm hệ thống webserver như sau: WAMP, SAMPP, Zend, EasyPHP,
AMPPS, .v.v…
Webserver được biết đến như là một chức năng có khả năng cung cấp các thông
tin, lưu trữ thông tin, dữ liệu truy cập do máy khách gửi lên hoặc tải xuống.

Hình 4.28. Mô tả cấu trúc về webserver liên kết mạng


Tuy nhiên, trong quá trình phát triển phần mềm, chúng ta có thể sử dụng 2 laptop
cùng lúc cũng được. Thế nhưng khi laptop thứ nhất cài các phần mềm như web server,
data server thì laptop thứ 2 sẽ có nhiệm vụ truy cập vào và sử dụng data. Khi đó lap thứ
nhất sẽ được xem như là máy chủ, laptop thứ 2 sẽ được gọi là máy khách.
Hơn nữa, mọi dữ liệu đều do máy chủ server cung cấp và được lưu trữ trên hệ
thống máy chủ server được gọi là dịch vụ. Với dịch vụ này sẽ cung cấp mọi thông tin, lưu

29
trữ thông tin và máy chủ thường có cấu hình cao và mạnh cung cấp cho nhiều người dùng
trong cùng một lúc. Webserver có thể là phần cứng hoặc phần mềm cũng có thể bao gồm
cả hai.
Loại hình WebServer (máy chủ quản lý website) đang ngày càng trở nên phổ biến
trong giới doanh nghiệp muốn đầu tư vào website của mình. Web server sẽ giúp doanh
nghiệp xây dựng và vận hành trang web cho người dùng Internet trên khắp thế giới.
Trong khi có nhiều dịch vụ có thể quản lý web server (đôi khi đây lại là một sự lựa chọn
cần thiết vì nhiều lý do), việc doanh nghiệp tự điều hành trang web chắc chắn sẽ an toàn
và đáng tin cậy hơn. Đối với những tập đoàn lớn có lợi nhuận cùng với nhu cầu kết nối
với website cao, việc tự sắm cho mình một web server riêng để quản lý là điều hiển
nhiên. Nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ không có nhiều khả năng về mặt tài
chính, tốt nhất nên trả một khoản phí nhỏ cho các dịch vụ quản lý website third-party.
Tóm lại, lợi ích của việc tự vận hành web hay mail server là: dễ quản lý, khả năng truy
cập thông tin nội bộ cực kỳ dễ dàng, và quản lý một cách trực tiếp đường truyền kết nối.
WebServer đồng nghĩa với độ tin cậy cao. Gần như chắc chắn rằng nếu một thành
phần nào trong một hệ máy tính kết nối với nhau (nguồn điện, ổ cứng, bo mạch .v.v…)
lập tức dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng cho dù có sửa chữa và thay thế thành phần đó đến mấy.
Điều này khiến công ty phải chi hàng chục (thậm chí hàng trăm) giờ làm việc bị mất mát.
Server có thể giải quyết vấn đề này bằng việc quản lý chặt chẽ phần cứng dùng cho các
thiết bị bên trong server. Sẽ có thông báo hiển thị khi có một thiết bị hỏng hóc, nhưng hệ
thống vẫn tiếp tục làm việc.
* Phần mềm: Web server gồm một số phần điều khiển người dùng truy cập đến
file lưu trữ trên một máy chủ HTTP. Máy chủ HTTP là một phần mềm, nó có khả năng
hiểu được các địa chỉ website (URL) và giao thức trình duyệt sử dụng để xem các
website (HTTP).
Bất cứ khi nào một trình duyệt cần đến file được lưu trữ trên máy chủ, trình duyệt
gửi yêu cầu file đó thông qua HTTP. Khi yêu cầu tới đúng máy chủ (phần cứng), HTTP
(phần mềm) sẽ gửi tài liệu được yêu cầu trở lại thông qua HTTP.
* Tìm hiểu về tên miền:
Ngày nay, mạng Internet được phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Để có thể
khai thác và sử dụng các dịch vụ và ứng dụng trên mạng Internet chúng ta cần phải xác
định được vị trí của mỗi máy tính.
Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là thế hệ địa chỉ IPv4 có 32 bit
chia thành 4 Octet, mỗi Octet có 8 bit, tương đương với 1 byte được đếm từ trái qua phải
từ bit 1 đến bit 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm “.” và biểu hiện ở dạng thập
phân đầy đủ là 12 chữ số.
Ví dụ một IP như: 172.96.191.117.

30
Hiện nay một số quốc gia đã đưa vào sử dụng địa chỉ IPv6 nhằm mở rộng không
gian địa chỉ và sử dụng những ứng dụng và tính năng mới của IPv6, địa chỉ IPv6 gồm
128 bit dài gấp 4 lần so với độ dài của địa chỉ IPv4. Nói cách khác chính xác hơn là địa
IPv4 có khả nǎng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ, còn địa chỉ IPv6 có khả nǎng
cung cấp tới 2128 địa chỉ.
Địa chỉ dạng chữ số dài như vậy rất khó nhớ, dẫn đến việc sử dụng dịch vụ do một
máy tính trên mạng cung cấp là rất khó, hệ thống DNS được sinh ra để gán cho mỗi địa
chỉ IP dạng số một tên dạng chữ tương ứng, dễ nhớ. Các tên dạng chữ này được gọi là tên
miền. Các tên miền này thường có ý nghĩa liên quan đến các dịch vụ được cung cấp.
Ví dụ: Máy chủ Web Server của MESIDAS có địa chỉ là 172.96.191.117, tên miền
của nó là MESIDAS.COM.
Người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền này là truy
cập được vào trang web của MESIDAS.
Tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (word by word) từ
tiếng Anh (domain name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính
trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ
trên mạng Internet. Mỗi địa chỉ bằng chữ này phải tương ứng với một địa chỉ IP dạng số.
b) Phần mềm thiết kế hệ thống BMS
Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh BMS để điều khiển và giám sát những hệ
thống như thế nào? Phần mềm quản lý tòa nhà thông minh này thực hiện công việc điều
khiển, giám sát các hệ thống như: Hệ thống phân phối điện, máy phát điện dự phòng; Hệ
thống ánh sáng; Hệ thống máy lạnh, điều hòa thông gió; Hệ thống phòng cháy, chữa
cháy; Hệ thống thang máy; Hệ thống âm thanh; Hệ thống kiểm tra ra vào, an ninh.
Khi thiết kế hệ thống sử dụng phần mềm chuyên dụng BMS (tool BMS 3.7 trở
lên) của hãng Siemens để thiết kế hệ thống BMS, phần mềm được cài đặt và chạy trên
nền hệ điều hành Window thông dụng. Nó được thiết kế dưới dạng chức năng đặc trưng
thể hiện rõ ràng thiết bị hệ thống, các dạng Icon mang tính biểu tượng cao dễ sử dụng.

Hình 4.29. Main manu của BMS và các nút chức năng
Tùy theo đối tượng sử dụng (User) mà hệ thống cho phép xem, sử dụng và quản lý
từng chức năng phù hợp. Những user có quyền sử dụng cao nhất có thể phân chia các
tính năng phù hợp. Những user có quyền sử dụng cao nhất có thể chia các tính năng cho
tứng user khác từ hộp thoại chọn lọc.

31
Hình 4.30. lựa chọn các chức năng làm việc
* Các chức năng của BMS bao gồm:
User account: cho phép thiết lập quyền sử dụng hệ thống của từng user. Có thể
phân quyền theo phạm vi và phân quyền theo chức năng.
* Khi phân quyền theo phạm vi có 3 mức:
Insight account: cho toàn bộ hệ thống quyền vận hành được thiết lập theo các
chức năng (function) trên Main menu của hệ thống.
BLN account: Chia quyền theo phạm vi vật lý của hệ thống. Mỗi user sẽ được cấp
quyền vận hành theo một nhóm các bộ điều khiển DDC.
Access groups acount: Cấp quyền vận hành theo một nhóm điểm, chức năng
trong hệ thống (access group).

Hình 4.31. Cửa sổ user account để thiết lập lập quyền sử dụng hệ thống
Phân quyền theo chức năng thiết lập số lượng các chức năng mà user được can
thiệp ở mức độ khác nhau: Read only, Command, Configure/Edit hoặc Not Allow.

Hình 4.32. Phân quyền theo chức năng

32
Graphic: chức năng hiển thị, mô phỏng điều khiển toàn bộ hệ thống dưới dạng đồ
hoạ. Khi cài đặt hệ thống có kèm theo một phần mềm công cụ đồ họa - Micografx desiner
giúp người sử dụng dễ dàng thêm bớt, điều chỉnh các graphic theo ý muốn.
Hệ thống cho phép thiết lập liên kết giữa các trang graphic, liên kết database vào
các hình vẽ, tạo hình ảnh động và thực hiện các thao tác lệnh trên nên các trang đồ họa -
commander.

Hình 4.33. Cửa sổ Graphic của hệ thống


Commander: đây là cửa sổ thực hiện các thao tác lệnh điều khiển. Có thể thực
hiện commander trực tiếp trên main menu hoặc từ các graphic.
Lệnh commander có nhiều cấp thạo tác khác nhau từ None đến cấp cao nhất là tác
động trực tiếp của người vận hành Người vận hành.

Hình 4.34. Cửa sổ commander

33
System profile: Công cụ để thiết lập sơ đồ cấu trúc thiết bị của hệ thống. Nó mô
tả cấu trúc vật lý thực của hệ thống trạng thái kết nối hiện tại của mỗi thiết bị. Đồng thời
giúp việc thực hiện mở rộng hay điều chỉnh hệ thống online trực tiếp mà không ảnh
hưởng đến các thiết bị khác đang vận hành.

Hình 4.35. Cửa sổ system profile


System activity log: cửa sổ này cho phép lưu lại tất cả các hoạt động thao tác trên
hệ thống, hình thức tác động, cấp độ và user thực hiện. Nó cho phép lưu trữ dữ liệu và
thực hiện các query để kiểm tra các sự việc đã xảy ra nhờ sử dụng chức năng history.

Hình 4.36. Cửa sổ System activity log


Alarm status: Hiển thị tất cả các trạng thái Alam của hệ thống, các mức độ Alarm
có thể phân biệt theo màu sắc ứng với cấp độ (PRI) và phát tín hiệu ra hệ thống âm thanh.

Hình 4.37. Cửa sổ Alarm status

34
Schedule: Lập kế hoạch làm việc cho hệ thống theo thời gian có thể vận hành theo
ngày trong tuấn, trong tháng, năm, ngày làm việc trong tuần và các ngày đặc biệt.
Schedule có thể thực hiện dưới 3 dạng:
- Zone schedule và Event schedule cho các thao tác lệnh đóng mở
- Trending schedule: thu thập dữ liệu từ các MBC về máy tính.
- Report schedule: Tự thực hiện các report: in ra, xuất ra màn hình hoặc tạo file.
Schedule còn cho phép overrides kế hoạch của một ngày bất kỳ mà không phải
thay đổi kế hoạch chung.

Hình 4.38. Cửa sổ Schedule


Report builder: tạo các report theo nhiều dạng có thể được tạo để kiểm soát hệ
thống và database.

Hình 4.39. Cửa sổ Report builder

35
Report Viewer: cho phép xem các report được tạo hoặc lưu trong bộ nhớ.

Hình 4.40. Cửa sổ Report Viewer


Dynamic plotter: Tạo giản đó theo dõi thay đổi của các point dữ liệu như nhiệt
độ, độ ẩm,.v.v... Có thể tạo bằng giá trị hiện hành hoặc dữ liệu đã được thu thập từ trước
dùng trending.

Hình 4.41. Cửa sổ Dynamic plotter


Ngoài ra phần mềm BMS còn có tất cả các đặc tính đáp ứng yêu cầu của hệ thống
như:
Event builder: Công cụ cho phép nhóm các điểm, các Zone để thực hiện chức
năng điều khiển theo thời gian – Schedule
Trend definition editor: Công cụ tạo, cho phép các điểm, các nhóm điểm thu
thập dữ liệu - Trending - về bộ nhỏ của DDC và tổng hợp về máy tính.

36
Database transfer: công cụ download, upload dữ liệu cho các DDC.
Online document: tất cả tài liệu hướng dẫn sử dụng dạng file *.pdf được cài đặt
giúp người vận hành sử dụng online.
Point Editor: Công cụ giúp thiết kế database online. Công cụ này còn giúp điều
chỉnh đặc điểm của các point được thiết kế. Việc điều chỉnh thực hiện online cho từng
điểm mà không phải download lại toàn bộ hệ thống.
Point group editor: Công cụ giúp thiết kế database online
Program editor: Đây là công cụ để viết chương trình tự do cho DDC dùng ngôn
ngữ chuyên dùng PPCL công cụ này cho phép người cài đặt và vận hành hệ thống thử
nghiệm, điều chỉnh chương trình hoàn toàn online mà không ảnh hưởng đến hệ thống mà
vẫn hành của các thiết bị khác bình thường.
c) Ứng dụng phần mềm Desigo CC cho hệ thống BMS Siemens
Trong phần mềm này cho phép thiết kế giao diện hệ thống điều khiển, hệ thống
chiếu sáng, hệ thống điều hòa, hệ thống an ninh, hệ thống báo cháy,.v.v… cho đến việc
tích hợp hệ thống Building automation system với các phần mềm Modbus RTU, BACnet
và Lonmark, Lontalk, KNX, .v.v…

Hình 4. 42. Ứng dụng phần mềm quản lý và kết nối hệ thống BMS cho tòa nhà
Trước hết ta tải phần mềm Desigo CC 3.0 trở lên (có thể dùng phiên bản cao hơn
để cài đặt với giao diện mới hơn như 5.0; 6.0; 6.3;.v.v….) về máy tính sau đó giải nén và
cài đặt vào máy tính cá nhân. Để thực hiện việc nghiên cứu lập trình với phần mềm này
thì sau đây ta xem xét một số giao diện quan trọng của phần mềm như sau:

37
Hình 4.43. Giao diện lựa chọn chức năng một trạm tự động hóa của hệ thống BMS

Hình 4.44. Cấu trúc thư viện và các ngăn xếp để lựa chọn

38
Hình 4.45. Giao diện làm việc, công cụ và lập trình Desigo xác định cấp kỹ thuật

Hình 4.46. Giao diện xác định lớp mạng và gán địa chỉ IP các trạm tự động hóa
Trên cơ sở đó việc xác định cấu hình mạng Xworks cho phép ta xác định cấu trúc
liên kết mạng. Ta có thể xác định mạng LON, mạng IP và các phân đoạn mạng, gán và
định địa chỉ các trạm tự động hóa cho các phân đoạn tương ứng, đồng thời xác định các
trạm và bộ định tuyến tự động hóa. Hơn nữa chúng ta có thể xác định một số địa điểm
trong một dự án. Kiểm tra mạng xác minh tất cả các trang web trong dự án (có thể xác

39
minh tất cả các trạm tự động hóa đã được xác định địa chỉ chính xác và duy nhất, đồng
thời ghi lại địa chỉ đó trong báo cáo mạng.

Hình 4.47. Giao diện chỉnh sửa CFC Classic (lưu đồ phân luồng liên tục) hệ thống

Hình 4.48. Giao diện giải pháp lập trình các trạm tự động hóa ABT
Giao diện này được coi như là một công cụ xây dựng tự động hóa Desigo: Desigo
Automation Building Tool (ABT).

40
Hình 4.49. Giao diện chỉnh sửa ABT và đặt cấu hình các đối tượng BACnet
Trên thực tế khi nghiên cứu phần mềm còn có nhiều giao diện để thực hiện, phần
này sẽ được bổ sung trong khi thực hành phần mạng truyền thông công nghiệp với hệ
thống BMS có kèm theo cài đặt đầy đủ các tool của hệ thống BMS.

a)

b)
Hình 4.50. Cấu trúc liên kết hệ thống BMS trên BACnet (dạng đơn giản): a) hệ thống
BACnet / IP; b) hệ thống BACnet / Lontalk

41
Hình 4.51. Cấu trúc liên kết hệ thống BMS trung bình

Hình 4.52. Cấu trúc liên kết hệ thống BMS lớn

42
Hình 4.53. Cấu trúc hệ thống, kết nối hệ thống điều hòa trung tâm VRV vào hệ thống
BMS
Nhìn chung để đi sâu học tập và nghiên cứu về các giải pháp ứng dụng phần mềm
BMS nhằm quản lý hệ thống cho tòa nhà thông minh, khi đó cần phải đọc và nghiên cứu
tài liệu, cài đặt phần mềm, add bổ sung các tool box, tool công cụ,.v.v…về hệ thống
BMS vào máy tính để thực hiện liên kết và khai thác thiết kế hệ thống BMS theo yêu cầu.
4.3.2. Một số yêu cầu phần mềm giám sát cho hệ thống BMS
- Phần này đưa ra những yêu cầu cơ bản và quan trọng đối với phần mềm hệ thống
quản lý tòa nhà BMS. Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS) gồm các ứng dụng phần mềm cho
phép quản lý, giám sát và điều khiển toàn bộ hệ thống trong tòa nhà. Tiếp nhận thông tin,
truy cập thông tin tới từng hệ thống như: hệ thống báo cháy - PCCC hệ thống anh ninh,
hệ thống điều khiển, hệ thống điều hòa, chiếu sáng, máy phát điện, bơm tưới tự động,
.v.v…
- Quản Lý Người Sử Dụng: Hệ thống được bảo vệ nhờ ID người sử dụng và mật
khẩu. Chức năng quản lý thành viên sẽ quản lý mật khẩu và ID người sử dụng. Quản trị
viên có thể giới hạn quyền thực hiện tìm kiếm và vận hành từng chức năng hay ở từng
điểm vận hành tùy theo ID người sử dụng.
- Chức năng này có thể đăng ký tối đa 200 ID người sử dụng. Thông thường, quá
trình xác thực người dùng được căn cứ thông qua ID người sử dụng và mật khẩu. Người
sử dụng cũng có thể được xác thực bằng cách đăng ký địa chỉ IP của máy tính khách. Có

43
thể thiết lập tối đa bốn máy tính khách cho một ID người sử dụng. Mật khẩu có độ dài 36
ký tự. Thành viên sẽ có thể thay đổi mật khẩu bất cứ lúc nào.
- Quyền truy cập màn hình để hiển thị và vận hành được xác lập theo người dùng.
Có thể phân cấp mức độ hoạt động, cảnh báo và báo động.
- Lưu Bản Ghi: Lưu và hiển thị bản ghi hoạt động được ra lệnh từ người dùng. Các
mục được ghi lại và hiển thị các dữ liệu cho phép.
- Phần mềm được thiết kế sao cho mỗi người dùng có thể có một User name và
một password duy nhất. Sự kết hợp của Username/ password cho phép người dùng đăng
nhập vào phần mềm, thiết lập và chỉ có thể sửa bởi nhà quản trị hệ thống. Việc phân
quyền truy cập được thể hiện bằng việc phân quyền, cụ thể chỉ cho phép quan sát View,
kích hoạt nhận diện cảnh báo, cho phép / không được phép thay đổi dữ liệu, lập trình và
cuối cùng là quản trị hệ thống. Hệ thống cho phép các khả năng trên được áp dụng độc
lập đến và với mỗi lớp đối tượng trong hệ thống.Hệ thống phải cho phép lên tới 256
người dùng đối với 1 trạm. Có một timer không kích hoạt có khả năng điều chỉnh, giúp tự
động log off khỏi vận hành hiện thời sau khi timer đó hết hạn.
- Phân vùng cơ sở dữ liệu: Do hệ thống BMS là hệ thống tích hợp phức tạp do đó
hệ thống phải có khả năng phân vùng cơ sở dữ liệu một cách hợp lý theo chức năng, và
phải có khả năng hạn chế quyền của mỗi người dùng vào một phân vùng nào đó. Ví dụ,
nhân viên bảo vệ phải có quyền truy cập xem báo động và giao diện đồ họa, nhưng họ có
thể không có quyền truy cập các đối tượng như hệ thống HVAC, điều khiển chiếu sáng,
hoặc môi trường lập trình. Hệ thống HVAC người dùng có thể truy cập tất cả các đồ họa
HVAC và điểm đặt, nhưng có thể không có quyền truy cập vào hồ sơ cán bộ. Kiểu việc
phân vùng phải được dễ dàng và trực quan để dễ dàng thiết lập và quản lý.
- Giao diện tùy chỉnh cấuhình: Phần mềm trạm có phong cách Windows Explorer
quen thuộc cho người vận hành và người lập trình để nhìn và sửa bất kỳ đối tượng nào
(bộ điều khiển, điểm, báo động, báo cáo, lịch,…) trong toàn bộ hệ thống. Thêm vào đó,
giao diện này thể hiện một “sơ đồ mạng” của tất cả những bộ điều khiển và các điểm,
chương trình, màn hình đồ họa, báo động và các báo cáo theo một cách dễ dàng và một
cấu trúc dễ hiểu. Tất cả các tên đối tượng theo kí tự anpha và sử dụng tên file Windows.
- Giao diện cấu hình cũng hỗ trợ các đối tượng mẫu. Những đối tượng này được sử
dụng như những khối của tòa nhà để tạo ra cơ sở dữ liệu cho BMS. Những loại đốitượng
mẫu được hỗ trợ bao gồm tất cả các loại điểm dữ liệu (đầu vào, đầu ra, biến chuỗi, điểm
đặt,.v.v…), thuật toán báo động, các đối tượng khai báo báo động, các báo cáo, các hiển
thị đồ họa, lịch và các chương trình. Các nhóm loại đối tượng này có thể được thiết lập
thành các hệ thống con và hệ thống kiểu mẫu. Hệ thống mẫu sẽ “nhắc” những dữ liệu đầu
vào nếu cần thiết. Hệ thống này luôn duy trì một kết nối tới tất cả các đối tượng con
được tạo ra bởi mỗi mẫu. Nếu người dùng muốn tạo một sự thay đổi của một đốitượng
mẫu, phần mềm sẽ hỏi người dùng có muốn cập nhật tất cả các đối tượng con có liên
quan đến với sự thay đổi này không. Hệ thống mẫu giúp thuận tiện cho việc cấu hình và

44
lập trình và tạo cho người dùng phương pháp đơn giản, nhanh gọn để tạo nên sự thay đổi
toàn bộ cho hệ thống BMS.
- Hiển thị đồ hoạ màu: Hệ thống cho phép tạo ra theo quy định của người dùng các
hiển thị đồ họa màu giúp cho việc quan sát các hệ thống cơ, điện và lược đồ tòa nhà. Giao
diện đồ họa này được thiết kế đúng với mặt bằng các tầng, và hiển thị đúng vị trí có cảnh
báo giúp cho người quản trị có thể biết chính xác vị trí và tình trạng nơi cần kiểm soát.
Những màn hình đồ họa này chứa thông tin về các điểm từ cơ sở dữ liệu bao gồm các
thuộc tính liên quan tới các điểm (các đơn vị kỹ thuật,…). Thêm vào đó, người vận hành
có thể điều khiển thiết bị hoặc thay đổi các điểm đặt từ màn hình đồ họa bằng cách sử
dụng chuột một cách thông dụng.
- Quản lý báo động: Phần mềm có khả năng chấp nhận các báo động trực tiếp từ
các bộ điều khiển, hoặc phát ra các báo động dựa vào việc đánh giá các dữ liệu thu thập
được từ các bộ điều khiển và so sánh với giới hạn hoặc các biểu thức điều kiện được cấu
hình thông qua phần mềm. Bất kỳ báođộngnào(khôngliênquanđếncănnguyêncủanó)đều
được tích hợp tất cả vào hệ thống quản lý báo động, sẽ xuất hiện trong tất cả các báo cáo
báo động tiêu chuẩn, sẵn sàng cho người vận hành xác nhận, và có tùy chọn cho các màn
hình đồ họa hiển thị, hoặc các báo cáo. Các đặc tính của quản lý báo động bao gồm:
+ Có 255 mức cảnh báo báo động. Mỗi mức cảnh báo thiết lập duy nhất một tập
hợp các tham số cho việc kiểm soát hiển thị báo đông, xác nhận, truyền tin qua bàn phím,
in ra các báo động và giữ lại bản ghi.
+ Tự động ghi lại trong cơ sở dữ liệu của các bản tin báo động, tên điểm, giá trị
điểm, các bộ điều khiển kết nối tới, khoảng thời gian, tên người dùng và thời gian xác
nhận, tên người dùng và thời gian tắt báo động (xác nhận mềm).
+ Tự động in các thông tin báo động hoặc các báo cáo về báo động tới một
máyincác báo động hoặc máy in báo cáo.
+ Có thể thông báo các báo động bằng nhiều cách: tiếng bip, file âm thanh (dạng
wav).
+ Chức năng gửi email hoặc các trang báo động tới bất kỳ người nào trong danh
sách tài khoản email của một trạm. Báođộngbịlặplạinếungườivận hành không xác nhận
báo động đó trong khung thời gian mà người dùng quy định. Khả năng sử dụng tiện ích
email và các trang báo động là một đặc điểm tiêu chuẩn của phần mềm tích hợp giao diện
ứng dụng thư của hệ điều hành (MAPI), mà không yêu cầu một giao diện phần mềm nào
đặc biệt.
+ Các báo động riêng lẻ có khả năng tái định tuyến tới một trạm hoặc nhiều trạm
tại thời gian và ngày cụ thể mà người dùng mong muốn.
+ Một của sổ quan sát báo động kích hoạt bao gồm những thông số mà người dùng
cần quan sát. Người dùng cũng có thể để ẩn hoặc để hiển thị các thuộc tính báo động này.

45
+ Kiểu font, màu, màu nền cho mỗi mức cảnh báo báo động sẽ được nhìn thấy
trong cửa sổ báo động được kích hoạt, giúp dễ dàng xác định các kiểu báo động và các
trạng thái của báo động.
+ Cửa sổ báo động có thể được cấu hình bằng việc gõ các đoạn text vào đầu vào
của cảnh báo và / hoặc lấy ra từ danh sách các hành động của người dùng cho từng cảnh
báo nhất định.
- Tạo báo cáo theo yêu cầu: Mỗi trạm có thể kết hợp các báo cáo với bất kỳ
chương trình Excel. Khi báo cáo hiển thị, nó sẽ tự động sinh ra theo dạng báo cáo đã kết
hợp chẳng hạn như MSExcel. Các báo cáo có thể có bất kỳ độ dài nào và bao gồm bất kỳ
thuộc tính nào của các điểm từ bất kỳ bộ điều khiển nào trong mạng. Các báo cáo tiêu
chuẩn bao gồm:
+ Các điểm trong mỗi bộ điều khiển
+ Các điểm trong báo động.
+ Các điểm bị cấm.
+ Các điểm bị sửa.
+ Báo các hoạt động của người vận hành
+ Bản ghi các báo động lịch sử
+ Liệt kê chương trình và trạng thái của bộ điều khiển
+ Trạng thái trên mạng của mỗi bộ điều khiển.
+ Báo cáo định dạng Excel
- Môi truờng lập trình: Môi trường cho người lập trình bao gồm khả năng truy cập
tới ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ trong các bộ điều khiển. Ở đây người lập trình có khả
năng cấu hình phần mềm ứng dụng off-line (nếu được yêu cầu) cho việc phát triển các
chương trình mong muốn như: viết chương trình tổng thể, các chương trình con thu thập
dữ liệu qua mạng. Trên cùng một màn hình như màn hình lập trình, môi trường lập trình
bao gồm khả năng chạy debug để gỡ lỗi và quan sát các giá trị được cập nhật, thuộc tính
của các điểm trong suốt thời gian lập trình. Thêm vào đó, công cụ Wizard sẵn sàng cho
việc tải các chương trình từ một file thư viện vào cửa sổ viết chương trình.
- Lưu/Nạp dữ liệu: Phần mềm trạm có một ứng dụng để lưu và khôi phục bộ nhớ
cho các bộ điều khiển trường.Ứng dụng này không giới hạn để lưu và nạp lại toàn bộ bộ
điều khiển, cũng có thể lưu / nạp lại các đối tượng riêng lẻ trong bộ điều khiển. Điều này
cho phép gỡ lỗi off - line của chương trình điều khiển, ví dụ như nạp lại các thông tin đã
sửa chữa.
- Ghi dữ liệu / Data Logging: Phần mềm trạm có khả năng cấu hình thành các
nhóm điểm dữ liệu một cách dễ dàng để vẽ lại các đồ thị của dữ liệu đã ghi lại. Một nhóm
các điểm dữ liệu có hể được tạo ra chỉ bằng việc kéo thả các điểm trong folder. Đồ thị
này có thể được hiển thị trong menu đơn giản, hoặc từ một điểm nóng (nhấp nháy hoặc

46
biến đổi màu sắc) trên màn hình đồ họa. Dữ liệu này có thể được lưu vào file hoặc được
in ra.
- Tra cứu thao tác truy nhập: Phần mềm trạm tự động ghi lại các tác vụ màn gười
vận hành đã thực hiện trên trạm, từ việc logon, log off một trạm để thay đổi giá trị điểm,
sửa chữa một chương trình, cho phép / cấm một đối tượng, quan sát một màn hình đồ
họa, chạy một báo cáo, sửa kế hoạch nào đó, .v.v…
4.4. THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG BMS
Hệ thống điều khiển tự động đóng có vai trò quan trọng như hệ thần kinh của thiết
bị hoặc của toà nhà BMS, do đó cần phải quan tâm đúng mức ngay từ giai đoạn thiết kế.
Mục này sẽ trình bày kế hoạch thiết kế hệ thống điều khiển tự động được xây dựng từ
giai đoạn bắt đầu thiết kế toà nhà và một ví dụ về quy trình thiết kế và lắp đặt thiết bị
riêng lẻ ở từng giai đoạn cụ thể.
Bảng 4.3. Kế hoạch thiết kế hệ thống BMS cho tòa nhà

Kế hoạch thiết kế hệ thống

Xác định diện tích, người ở, tỉ lệ, phương thức quản lý và điều hành, thiết kế
Xác định đặc tính của toà nhà và ngân sách của toà nhà. Sự thay đổi việc điều khiển phụ thuộc vào diện
tích và các sử dụng. Ví dụ, một số khu vực cần bảo vệ chống đọng sương.

Xác định tổng quan các thiết bị Xác định thiết kế, phương thức, hệ thống và số lượng các thiết bị.
trong toà nhà

Xác định thiết kế, hiệu quả, chất lượng yêu cầu (độ chính xác v.v.) và các
điều kiện môi trường của hệ thống điều khiển tự động. Ví dụ, xác định yếu
Xác định điều kiện
tố quan trọng nhất: các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, tiết kiệm năng lượng
hay độ tin cậy của hệ thống v.v.

Xác định đối tượng điều khiển và Xác định đối tượng điều khiển, các đối tượng, giám sát, vận hành và cho tất
chức năng cả các chức năng của các thiết bị. Xem phần 5 và phần 6.

Chọn cấu trúc và phương thức điều khiển cho hệ thống phù hợp với chức
Lựa chọn hệ thống và phương năng yêu cầu. Ví dụ, điều khiển tối ưu khởi động/dừng máy điều hòa không
thức điều khiển khí cón thể thực hiện tại khối giám sát trung tâm và việc điều khiển máy
AHU khác thể được thực hiện bởi DDC.

Kiểm tra xem chức năng và phương thức điều khiển đã chọn có thích ứng
Kiểm tra sự thích ứng với các hệ với hệ thống thiết bị không. Cân nhắc lại xem toà nhà hoặc các thiết bị có
thống thiết bị thực sự cần thiết cho chức năng yêu cầu của điều khiển tự động hay
không?!.

Kiểm tra ngân sách Kiểm tra xem kế hoạch này có nằm trong khả năng ngân sách hay không.

47
Bảng 4.4. Thiết kế lắp đặt từng thiết bị cho hệ thống BMS của tòa nhà
Thiết kế lắp đặt từng thiết bị

Xác định bản vẽ thiết bị Kiểm tra bảng thiết bị, sơ đồ mặt bằng, bố trí xác định vị trí máy móc

Kiểm tra đối tượng điều khiển và Kiểm tra tra đối tượng điều khiển, chức năng và độ chính xác yêu cầu của
chức năng hệ thống thiết bị tương ứng

Xác định hệ thống ống dẫn và máy móc liên quan đến thiết bị và kiểm tra
Xác định hệ thống thiết bị xem chúng có phù hợp với các đối tượng điều khiển hay không. Ví dụ như
quạt hồi lưu, quạt hút khí, hệ thống ống cho các máy điều hòa không khí

Kiểm tra van điều khiển gió, van vận hành, máy phun ẩm, bộ biến đổi,
Kiểm tra phần tử điều khiển cuối .v.v… liên quan tới thiết bị có được nối đến đúng các đối tượng điều khiển.

Xác định kiểu và vị trí lắp đặt các cảm biến (trong phòng, trong ống hồi
Xác định vị trí đặt các cảm biến lưu,.v.v...) đảm bảo các cảm biến đo được chính xác tải của đích điều khiển.
Cũng cần tính đến không gian xung quanh và các yếu tố ngoại vi có thể ảnh
hưởng đến cảm biến.

Xác định phương thức điều khiển trên cơ sở đối tượng nào cần điều khiển,
Chọn phương thức điều khiển những điều kiện yêu cầu về chất lượng, nguồn động lực, đo lường, cài đặt
và hiển, thị vị, phương thức vận hành và quản lý.

Tùy theo các thiết bị trên đây, thực hiện thiết kế logic điều khiển dựa trên
Thiết kế logic điều khiển vòng lặp điều khiển yêu cầu, thiết kế quan hệ các vòng lặp, khóa liên động,
các điểm cần giám sát, .v.v. Một mục tổng quan về logic điều khiển được
mô tả trong bản vẽ thiết kế đi kèm giải thích chi tiết cho tứng phần.

Chọn thiết bị điều khiển phù hợp với logic điều khiển, tín hiệu vào/ra, mạch
Chọn thiết bị điều khiển và khả năng tài chính.

Chọn các van điều khiển có cỡ và kiểu thích hợp với loại chất lỏng, tốc độ
Chọn van điều khiển chảy, áp suất vào, độ sụt áp (ÆP) và mức áp suất danh định. Kiểm tra xem
áp suất, tốc độ dòng và tốc độ đóng có ở trong khoảng cho phép của van
không.

Lập bản vẽ điều khiển Tạo sơ đồ cấu trúc, bảng thiết bị điều khiển tự động và bảng kích thước van.

Tính toán kích thước tủ điều Theo các thiết bị tương ứng lắp đặt trong tủ điều khiển tự động, tính kích cỡ
khiển tấm và lập bảng kích thước.

Tạo sơ đồ mặt bằng theo vị trí các thiết bị, ống nước, ống gió, nguồn và
Vẽ bản vẽ mặt bằng đánh giá chi bảng phân bố các giai đoạn công việc, các đường chạy dây và sơ đồ trang bị
tiết hiện có.

Xác định chất lượng thiết bị, tủ, ống, dây, công việc lắp đặt và tính toán
Đánh giá chi tiết ngân sách, bao gồm giá cả máy móc và tủ điều khiển, giá cả điều chỉnh,
công kỹ thuật và giá lắp đặt.

48
4.4.1. Giải pháp lắp đặt cho hệ thống chiếu sáng sử dụng KNX
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh sử dụng KNX: Trong các thiết bị phục vụ
cho việc thiết kết hệ thống chiếu sáng của tòa nhà theo bài toàn cụ thể là đề thi tay nghề
lắp đặt điện Quốc gia năm 2020, các thiết bị trong hệ thống KNX là hiện đại và phức tạp
hơn cả. Khi đó sẽ đi sâu nghiên cứu, ứng dụng vào các bài toán cơ bản trên thực tế dựa
trên các thiết bị KNX để xây dựng một bài tập và mô hình kèm theo nhằm mục đích đưa
ra giải pháp chiếu sáng thông minh này.
a) Giới thiệu chung về đề thi
- Đề thi tay nghề Quốc gia 2020, nghề lắp đặt điện, kế thừa và cập nhật các tiêu
chuẩn, quy định cũng như kiến thức và kỹ năng từ Đề thi tay nghề thế giới 2019, Đề thi
tay nghề ASEAN 2020.
- Đề thi gồm 5 mô - đun: (1) Phân tích và thiết kế mạch điện; (2) Lắp đặt thiết bị
và đường dẫn; (3) Đi dây và đấu nối; (4) Kiểm tra các điều kiện vận hành mạch điện; (5)
Lập trình PLC LOGO và lập trình điều khiển các thiết bị KNX.
- Các kỹ năng cần thiết để thực hiện bài thi: Kỹ năng phân tích tình huống; Kỹ
năng thiết kế mạch; Kỹ năng lập kế hoạch triển khai công việc; Kỹ năng lắp đặt thiết bị
và đường dẫn; Kỹ năng định tuyến, đi dây và đấu nối; Kỹ năng kiểm tra mạch điện
đảm bảo an toàn; Kỹ năng lập trình thiết bị điều khiển: PLC, KNX - Hình thức đề thi:
bao gồm phần mở và phần đóng.
- Hình thức đề thi: bao gồm phần mở và phần đóng.
+ Phần mở: bao gồm bản vẽ lắp đặt, danh mục vật tư, thiết bị. Phần mở được công
bố công khai trước kỳ thi.
+ Phần đóng: bao gồm mô tả chức năng điều khiển. Phần đóng sẽ do đơn vị độc
lập thiết kế và công bố chính thức vào ngày thi.
- Toàn bộ bài thi được lắp đặt trên 03 vách gỗ được ghép theo thành cabin (xem
bản vẽ kèm theo).
- Thời gian thi (Tổng thời gian thi: 15h). Vật tư, thiết bị thí sinh mang theo.
- Mỗi thí sinh tự mang theo các thiết bị của mình để thực hiện bài thi, bao gồm:
+ Máy tính cá nhân có cài phần mềm điều khiển LOGO! và phần mềm ETS
+ Máy tính cá nhân có cài phần mềm điều khiển LOGO! và phần mềm ETS
+ Thiết bị KNX của hãng Green Controls; + Rèm cuốn Venetian Blind; + Dây
cáp.
- Công nghệ điều khiển trong mạch điện.
- Điều khiển động cơ xoay chiều 3 pha không đồng bộ mô phỏng đóng mở cửa
gara và điều khiển hệ thống đèn báo.
- Điều khiển các đèn và ổ cắm - Điều khiển rèm cuốn.
- Điều khiển cường độ ánh sáng đèn.

49
* Chú ý: Chức năng cụ thể của mạch điện chỉ được cung cấp vào ngày thi và thí
sinh phải tự thiết kế mạch, lắp đặt, đi dây và đấu nối, lập trình theo yêu cầu chức năng cụ
thể của mạch điện.
- Bản vẽ: Thí sinh được cung cấp bản vẽ lắp đặt kèm theo mô tả kỹ thuật đề thi.
Bao gồm: Bản vẽ số 1: Bản vẽ lắp đặt; Bản vẽ số 2: Bản vẽ lắp đặt B1, B2, B3; Bản vẽ số
3: Bản vẽ lắp đặt A1.
b) Quá trình thực hiện
KNX Power Supply: Thiết bị có chức năng cung cấp năng lượng (30VDC) và
giám sát các thiết bị trong hệ thống KNX. Đường bus được tách ra từ nguồn cấp với một
cuộn cảm tích hợp. Nguồn cấp được kết nối với thiết bị đầu cuối thông qua đường bus.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm 1 cổng điện áp trong trường hợp thiết bị đầu cuối được
tách rời hoặc sụt áp.

Hình 4.54. KNX Switch Actuator Hình 4.55. Sơ đồ kết nối thiết bị KNX Power Supply
Trong đó, 1. Nút reset; 2. Đèn LED báo reset; 3. Đường cấp tín hiệu bus; 4. Kết
nối thiết bị đầu cuối (đầu ra điện áp phụ); 5. Nguồn cấp 220VAC; đèn ON sáng xanh khi
điện áp đầu ra đảm bảo; Đèn I > Im sáng đỏ khi quả tải, ngắn mạch.
Bảng 4.5. Bảng thông số bộ KNX Power Supply
Thiết bị KNX Power Supply
Điện áp hoạt động 95 – 255 VAC
Tần số 50 – 60 Hz
Đầu ra KNX 1 dòng với cuộn cảm
Điện áp định mức KNX 30V DC ± 2V, SELV
Đầu ra phụ 30V DC ± 2V, SELV
Dòng điện định mức KNX 640mA
Kết nối KNX Bus đầu cuối (Black/Red)

50
Kết nối đầu ra Kết nối đầu cuối (White/Yellow)
Nhiệt độ hoạt động -5°C ~ + 45°C
Nhiệt độ bảo quản -25C + 55°C
Gắn Gắn ray 35mm
Kích thước 108 x 90 x 64 mm
Dựa theo EMC và hướng dẫn điện áp
Tiêu chuẩn
thấp, EN 50090-2-2
Chứng nhận Chứng nhận EBI KNX
- KNX Switch Actuator: Thiết bị điều khiển đóng cắt đầu ra 4 kênh bao gồm cả
chức năng giám sát dòng điện tải. Sử dụng để điều khiển các phụ tải như: đèn, ổ cắm,
bình nước nóng, máy bơm và các phụ tải khác. Có thể sử dụng điều khiển timer hoặc
logic controller.

Hình 4.57. Sơ đồ kết nối thiết bị KNX Switch


Hình 4.56. KNX Switch Actuator
Actuator
Trong đó, 1. Nút lập trình; 2. LED báo trạng thái; 3. Thiết bị đầu cuối kết nối Bus
KNX / EIB; 4. Điều khiển hoạt động bằng tay; 5. Đầu ra tải.
Bảng 4.6. Thông số bộ KNX Switch Actuator
Thiết bị KNX Switch Actuator (4 kênh)
Điện áp hoạt động 21 ~ 30 VDC thông qua KNX bus
Dòng tiêu thụ < 12mA
Công suất tiêu thụ Max. 250mW
Số liên kết 4
Dòng chuyển đổi đầu ra 16 A/230VAC AC1, 16 A/24VDC (tải điện trở)
Hoạt động LED xanh lá có nghĩa là thiết bị hoạt động tốt;

51
LED đỏ và nút ấn để gán địa chỉ vật lý
Kết nối KNX Bus đầu cuối (Black / Red)
Dòng mạch tải kết nối Vít cố định
Nhiệt độ hoạt động –5 °C ~ + 45 °C
Nhiệt độ bảo quản – 25 °C ~ + 55 °C
Cài đặt Gắn trên ray 35mm
Kích thước (W x H x D) 72 x 90 x 64 mm

Tiêu chuẩn CE Theo hướng dẫn EMC và điện áp thấp, EN 50090-2-2

Hoàn thiện Trắng


Cân nặng 0.3KG
- KNX Shutter Actuator:
Thiết bị điều khiển rèm cuốn 4 kênh. Sử dụng để điều khiển nâng, hạ, kéo, lật rèm
hoặc tự động điều khiển rèm theo ngữ cảnh. Thiết bị phù hợp để thiết kế điều khiển rèm
cho các căn hộ, biệt thự, văn phòng hay tòa nhà thông minh.

Hình 4.58. KNX Shutter Hình 4.59. Sơ đồ kết nối thiết bị KNX Shutter
Actuator Actuator

Trong đó, 1. Kết nối KNX Bus; 2. Nút lập trình và LED; 3. Nút chuyển chế độ
Manual/Auto; 4. Nguồn cấp 220VAC cho thiết bị đầu cuối; 5. LEDs, hiển thị hướng và
giới hạn; 6. Nút ấn bằng tay; 7. Kết nối thiết bị đầu cuối.
Bảng 4.7. Thông số thiết bị KNX Shutter Actuator
KNX Shutter Actuator (4 kênh)
Điện áp hoạt động 21~30VDC thông qua KNX bus
Dòng tiêu thụ <12mA
Công suất tiêu thụ Max. 360mV

52
Số cổng (lên/xuống) 4

Đầu ra chuyển đổi 6A ở 230V AC AC1/AC3


Tuổi thọ cơ khí >10^5 AC1
Kết nối KNX Bus đầu cuối (Đen/Đỏ)
Kết nối mạch hiện tại Chốt đầu cuối
Nhiệt độ hoạt động -5°C ~ + 45°C
Nhiệt độ bảo quản -25C + 55°C
Lắp đặt Gắn ray 35mm
Kích thước 72 x 90 x 64 mm
Dựa theo EMC và hướng dẫn điện áp thấp, EN
Tiêu chuẩn
50090-2-2
Chứng nhận Chứng nhận EBI KNX
- KNX Dimming Actuator: Thiết bị sử dụng trong đề tài là bộ điều chỉnh độ sáng
vạn năng thực hiện làm mờ thông qua điều chế pha, có 4 kênh, mỗi đầu ra của chúng là
độc lập, có thể kết nối với đèn mờ, như đèn sợi đốt, đèn halogen HV, đèn halogen LV
(với máy biến áp điện tử thông thường hoặc phù hợp). Những đèn này có thể được
bật/tắt, điều chỉnh, hoạt động theo ngữ cảnh hoặc các hoạt động khác thông qua bus.
Thiết bị có tích hợp ngắn mạch và bảo vệ quá nhiệt độ. Kết nối về điện với thiết bị đầu
cuối nằng vít vặn; kết nối với bus EIB/KNX thông qua bus line. Điện áp hoạt động và
cung cấp cho thiết bị đầu cuối là 230VAC.

Hình 4.60. KNX Dimming Actuator

Hình 4.61. Sơ đồ kết nối thiết bị KNX Dimming Actutor

53
Trong đó, 1. Kết nối KNX Bus; 2. Đèn LED sáng đỏ thể hiện quá trình nạp chương trình,
đèn sáng xanh thể hiện hoạt động bình thường; 3. Nút nạp chương trình; 4. Bật/tắt và
điều chỉnh bằng tay; 5. Đèn báo đầu ra.
Bảng 4.8. Thông số thiết bị KNX Dimming Actuator
Thiết bị KNX Dimming Actuator (4 kênh)
Điện áp hoạt động 21 ~ 30 VDC thông qua KNX bus
Đầu vào nguồn 240V 50Hz
Dòng tiêu thụ ≤ 10mA
Nguồn tiêu thụ ≤ 250mW
Loại làm mờ Dựa trên SCR
Đầu ra làm mờ 500W / Kênh
Hoạt động LED xanh lá có nghĩa là thiết bị hoạt động tốt
LED đỏ và nút ấn để gán địa chỉ vật lý
Kết nối KNX Bus đầu cuối (Black / Red)
Nhiệt độ hoạt động –10 °C ~ + 45 °C
Nhiệt độ bảo quản – 40 °C ~ + 55 °C
Cài đặt Gắn trên ray 35mm
Kích thước (W x H x D) 215 x 90 x 65 mm
Tiêu chuẩn CE Theo hướng dẫn EMC và điện áp thấp, EN
50090-2-2
Hoàn thiện Trắng
Cân nặng 0.7KG
- KNX Push Button: Nút bấm thông minh KNX (6 phím). Sử dụng để điều khiển
các thiết bị trong hệ thống KNX.

Hình 4.62. KNX Push Button

54
Bảng 4.9. Thông số thiết bị KNX Push Button

Thiết bị KNX Push Button (3 Gang)

Diện áp điều khiển 21 – 30 VDC

Dòng điện điều khiển < 12mA


Tiêu chuẩn KNX/EIB, CE
Lắp đặt Âm tường hoặc nổi
- KNX USB Interface: Thiết bị USB Interface được sử dụng để hỗ trợ giao tiếp
giữa PC và KNX cho mục đích cấu hình, tham số hóa và ủy thác cài đặt EIB / KNX bằng
phần mềm ETS (ETS3 trở lên).

Hình 4.63. KNX USB Interface Hình 4.64. Sơ đồ kết nối thiết bị KNX USB Interface
Trong đó, 1. Kết nối đầu cuối EIB/KNX bus; 2. Đèn LED màu xanh lá sáng lên
ngay khi giao diện USB và PC được kết nối và sẵn sàng hoạt động, đèn LED màu đỏ
sáng lên ngay sau khi giao diện USB và KNX bus được kết nối và sẵn sàng hoạt động, nó
nhấp nháy nghĩa là có tín hiệu điện trên bus; 3. Đèn LED màu đỏ để gắn địa chỉ vật lí,
LED màu xanh nhấp nháy để hiển thị ứng dụng hoạt động bình thường; 4. Nút lập trình;
5. Cổng kết nối USB; 6. Cáp mở rộng USB.
Bảng 4.10. Thông số thiết bị KNX USB Interface
Thiết bị KNX USB Interface
Điện áp hoạt động 21-30V DC, thông qua EIB bus
Dòng tiêu thụ < 12mA, EIB
Công suất tiêu thụ < 360mW, EIB
Nguồn cấp
Điện áp USB 5V DC
Dòng tiêu thụ < 100mA, USB
Công suất tiêu thụ < 500mW, USB

55
Tổng mức tiêu thụ < 860mW, USB and EIB
Giao diện Chuẩn USB 2.0
Thiết bị đầu cuối kết nối bus
EBI / KNX
Lõi đơn 0,2 - 0,6 mm
Kết nối
Qua ổ cắm USB loại A
Kết nối PC
Chiều dài cáp tối đa 5m (chuẩn hóa)
Hoạt động và hiển Prog.LED và nút
Để gán địa chỉ vật lý
thị nhấn

Hoạt động -5°C ~ + 45°C

Nhiệt độ Lưu trữ -25C + 55°C

Vận chuyển -25C + 70°C

Môi trường Độ ẩm <93%

Vị trí lắp đặt Theo yêu cầu

- KNX Line Couple: Bộ ghép nối đường dây được sử dụng để kết nối đường dây
chính KNX và các dòng phụ để mở rộng mạng KNX.

Hình 4.65. KNX Line Couple


c) Mô phỏng hệ thống nhà thông minh trên mô hình lắp đặt điện quốc gia 2020
- Kết nối USB Interface:
Ở đây ta sử dụng các sản phẩm KNX của hãng GreenControls Technology
(Malaysia), đây là một hãng sản xuất các thiết bị theo tiêu chuẩn KNX được Hiệp hội
KNX công nhận. GreenControls cung cấp các sản phẩm KNX: Switch, Dimmer, Shutter,

56
DALI control, Push Button, Touch Panel, Room Controller Unit, … cho phép kết nối với
hệ thống BMS của tòa nhà.
Để lắp đặt và lập trình vận hành bộ điều khiển nhà thông minh KNX ta thực hiện
các bước sau để kết nối cho KNX USB interface như sau:
Download file Installation Instruction tại trang web: www.greencontrols.vn.
Đối với phiên bản ETS 4: Copy file “GreenControls.inf” vào thư mục (ví dụ Win
64 bit): C:\ Program Files (×86) \ Common Files\EIBA sc\Falcon\USB.
Đối với phiên bản ETS 5.0.x trở lên: Copy file “knx_interface.xml” vào đồng thời
02 thư mục (ví dụ Win 64 bit):
C:\Program Files (x86)\ETS 5
C:\Program Data\KNX\Falcon
[Thư mục C:\Program Data là thư mục ẩn nên cần display thư mục này trước]
Khởi động lại máy tính, mở ETS5 và check kết nối USB Interface tại mục BUS
(phải kết nối các thiết bị KNX và cấp nguồn trước rồi mới check kết nối USB interface).
Nếu thành công trong việc cài đặt USB Interface màn hình sẽ báo như sau:

- Kết nối các thiết bị KNX:


- Kết nối phần cứng:
+ Kết nối các thiết bị KNX bằng cáp tín hiệu KNX Bus Cable.
+ Kết nối nguồn điện 230V cho thiết bị Power Supply 640mA Kết nối các thiết bị
KNX Switch Actuator, KNX Dimming Actuator với phụ tải (đèn). Kết nối thiết bị KNX
Shutter Actuator với phụ tải (rèm cuốn).
- Kết nối phần mềm:

57
Các thiết bị KNX muốn kết nối được với nhau phải được Hiệp hội KNX quốc tế
công nhận và có Database được cung cấp bởi nhà sản xuất.
Bước 1: Mở phần mềm ETS5 và tiến hành thao tác.

Bước 2: Chọn vào mục Catalogs.

Bước 3: Click chọn IMPORT và tiến hành import các file PRODUCT
DATABASE đã download.
Chi tiết kết nối phụ tải cụ thể đã được hướng dẫn phái trên hoặc có tại các file
DATASHEET của từng thiết bị, xem tại trang: www.greencontrols.vn.
Download các file PRODUCT DATABASE của từng thiết bị KNX về máy PC tại
trang: www.greencontronls.

58
d) Tạo dư án mới
Bước 1: Tại mục OVERVIEW, ta tạo dự án mới bằng cách click chọn NEW
PROJECT (nhấn “+”). Sau đó nhập tên dự án, chọn phương thức kết nối Topology, chọn
3 tầng vật lý.

Bước 2: Xuất hiện giao diện mới, ta tiếp tục tạo các lớp → Add Building Parts →
đặt tên → Add Floors → Add Rooms → Add Devices.

Bước 3: Import các thiết bị vào phòng bằng cách chọn thiết bị rồi click “Add”

59
Bước 4: Tạo ngữ cảnh: mục đích là tạo địa chỉ cho các yêu cầu mong muốn. Tùy
thuộc vào cách đặt ngữ cảnh, người thiết kế có thể đặt tên theo nhiều cách, điều quan
trọng ở đây là cung cấp địa chỉ cần thiết để thực hiện việc gán địa chỉ cho thao tác mong
muốn. ta thực hiện: Workplace → Open New Panel → Group Addresses.

Bước 5: Tại Group Addresses → Add main groups → Add middle groups → Add
group ddresses → tạo ngữ cảnh cho dự án → OK.

60
Như vậy, ta đã xong việc kết nối và tạo phòng, gán thiết bị, tạo địa chỉ vật lý,
muốn hệ thống hoạt động theo ý muốn, người thiết kế cần có kiến thức về lập trình KNX.
e) Các bài toán chiếu sáng cơ bản
- Điều khiển đèn đơn
Bước 1: Tạo các ngữ cảnh điều khiển đèn cơ bản, sau khi tạo ngữ cảnh, ta có địa
chỉ vật lý các ngữ cảnh.

Bước 2: Cài đặt nút nhấn, vào “Parameter”

Bước 3: Vào “Group Object” để gán địa chỉ ngữ cảnh cho nút nhấn, ta gán bằng
cách giữ địa chỉ rồi kéo/thả vào các nút ấn.

61
Bước 4: Gán địa chỉ ngữ cảnh cho thiết bị đóng/cắt Switch Actuator, thiết bị này
có vai trò kết nối phần cứng các đầu ra với phụ tải, trên phần mềm ta cần đầu ra nào thì sẽ
gán ngữ cảnh cho đầu ra đó, nếu một ngữ cảnh tác động đến nhiều đầu ra ta phải kéo địa
chỉ vào tất cả các đầu ra mong muốn.

Bước 5: Ta chọn vào phòng rồi click “Download” để nạp chương trình cho tất cả
các thiết bị trong phòng, khi nạp đến thiết bị nào, phần mềm sẽ báo phải ấn nút
“Programming Button” trên thiết bị đó để hoàn tất quá trình nạp.

- Điều khiển đèn cầu thang:

62
Bước 1: Tạo các ngữ cảnh điều khiển đèn cơ bản, sau khi tạo ngữ cảnh, ta có địa
chỉ vật lý các ngữ cảnh.

Bước 2: Cài đặt nút nhấn, vào “Parameter”

Bước 3: Vào “Group Object” để gán địa chỉ ngữ cảnh cho nút nhấn, ta gán bằng
cách giữ địa chỉ rồi kéo/thả vào các nút ấn. Vì muốn thực hiện đa chức năng nên khi ta
gán địa chỉ vào nút ấn, cần gán tất cả các ngữ cảnh mong muốn.

Bước 4: Gán địa chỉ ngữ cảnh cho thiết bị đóng/cắt Switch Actuator, thiết bị này
có vai trò kết nối phần cứng các đầu ra với phụ tải, trên phần mềm ta cần đầu ra nào thì sẽ
gán ngữ cảnh cho đầu ra đó, nếu một ngữ cảnh tác động đến nhiều đầu ra ta phải kéo địa
chỉ vào tất cả các đầu ra mong muốn. Ví dụ, ta nhấn nút ấn 1, đèn 1 sáng, nhấn nút ấn 2
đèn 1 tắt. Trên thực tế, đây là ngữ cảnh khi ta lên cầu thang mà khoảng cách của mình

63
đến công tắt 1 khá xa nên ta dùng 2 công tắc điều khiển 1 đèn để điều khiển bật/tắt thuận
tiện hơn.

Bước 5: Ta chọn vào phòng rồi click “Download” để nạp chương trình cho tất cả
các thiết bị trong phòng, khi nạp đến thiết bị nào, phần mềm sẽ báo phải ấn nút
“Programming Button” trên thiết bị đó để hoàn tất quá trình nạp.
- Điều khiển theo thời gian:
Bước 1: Tạo các ngữ cảnh điều khiển đèn cơ bản, sau khi tạo ngữ cảnh, ta có địa
chỉ vật lý các ngữ cảnh.

Bước 2: Cài đặt nút nhấn, vào “Parameter”

Bước 3: Vào “Group Object” để gán địa chỉ ngữ cảnh cho nút nhấn, ta gán bằng
cách giữ địa chỉ rồi kéo/thả vào các nút ấn.

64
Bước 4: Gán địa chỉ ngữ cảnh cho thiết bị đóng/cắt Switch Actuator, tại đây ta sẽ
lập trình thời gian trễ bật/tắt đèn. Ví dụ ở đây ta sẽ lập trình sau khi ấn nút thì đèn 1 sáng,
5s sau đèn 2 sẽ sáng, sau khi ấn nút lần 2 thì đèn 2 tắt sau 5s đèn 1 sẽ tắt. Trên thực tế,
đây là chức năng được kết hợp với cảm biến chuyển động để bật đèn khi có người và tắt
sau 1 khoảng thời gian khi không có chuyển động để tiết kiệm năng lượng. Ta vào
“Parameter” → Channel A → bật chế độ “active” cho chức năng đặc biệt.

Bước 5: Sau khi bật chức năng đặc biệt, bên trái sẽ hiện ra thêm tùy chọn “A:
Function”, ta chọn “enable” chức năng cài đặt thời gian.

Bước 6: Sau khi bật chức năng cài đặt thời gian, bên trái tiếp tục hiện ra tùy chọn
“A: Time”, tại dây ta sẽ cài đặt tham số.

65
Bước 7: Ta chọn vào phòng rồi click “Download” để nạp chương trình cho tất cả
các thiết bị trong phòng.

- Điều khiển đa chức năng:


Bước 1: Tạo các ngữ cảnh điều khiển đèn cơ bản, sau khi tạo ngữ cảnh, ta có địa
chỉ vật lý các ngữ cảnh.

Bước 2: Cài đặt nút nhấn, vào “Parameter”

Bước 3: Vào “Group Object” để gán địa chỉ ngữ cảnh cho nút nhấn, ta gán bằng
cách giữ địa chỉ rồi kéo/thả vào các nút ấn. Vì muốn thực hiện đa chức năng nên khi ta
gán địa chỉ vào nút ấn, cần gán tất cả các ngữ cảnh mong muốn.

66
Bước 4: Gán địa chỉ ngữ cảnh cho thiết bị đóng/cắt Switch Actuator, thiết bị này
có vai trò kết nối phần cứng các đầu ra với phụ tải, trên phần mềm ta cần đầu ra nào thì sẽ
gán ngữ cảnh cho đầu ra đó, nếu một ngữ cảnh tác động đến nhiều đầu ra ta phải kéo địa
chỉ vào tất cả các đầu ra mong muốn. Ví dụ, ta muốn nhấn nút ấn 1, đèn 1 sáng, đèn 2 tắt.
Nhấn và giữ nút ấn 1 thì đèn 2 sáng đèn 1 tắt. Trên thực tế, đây là ngữ cảnh khi ta làm
trong đường hầm.

Bước 5: Ta chọn vào phòng rồi click “Download” để nạp chương trình cho tất cả
các thiết bị trong phòng, khi nạp đến thiết bị nào, phần mềm sẽ báo phải ấn nút
“Programming Button” trên thiết bị đó để hoàn tất quá trình nạp.

f) Các bài toán về điều khiển rèm


- Điều khiển rèm bằng tay:
Bước 1: Tạo ngữ cảnh điều khiển rèm

67
Bước 2: Vào thiết bị điều khiển rèm, chọn Channel A mục “Parameter” chọn
“Shutter”.

Bước 3: Vào mục “Group Object” ta thấy đã hiển thị các chức năng điều khiển
rèm.

Bước 4: Download chương trình xuống thiết bị điều khiển rèm

68
Bước 5: Nhấn nút “Manual” trên thiết bị điều khiển rèm đến khi đèn đỏ sáng, lúc
này ta có thể sử dụng các phím trên thiết bị để điều khiển rèm bằng tay.
- Điều khiển rèm tự động.
Bước 1: Tạo ngữ cảnh điều khiển rèm.

Bước 2: Cài đặt nút ấn, chọn nút ấn chế độ “Shutter Control”, ta sẽ chọn ấn ngắn
là Stop, ấn dài là Up/Down.

Bước 3: Gán địa chỉ ngữ cảnh rèm nút ấn, vào “Group Object”, kéo/thả địa chỉ vào
Button 2.

Bước 4: Vào thiết bị điều khiển rèm, chọn “Group Object”, kéo/thả địa chỉ ngữ
cảnh rèm vào các mục Stop, Up/Down.

69
Bước 5: Download chương trình xuống thiết bị điều khiển rèm và nút ấn,.v.v..
g) Các bài toán điều chỉnh cường độ ánh sáng của đèn
- Điều chỉnh bằng tay: Ta có thể điều khiển bật/tắt trực tiếp thông qua các phím
bấm bằng tay trên thiết bị, không thể điều chỉnh được chức năng thay đổi độ sáng. Muốn
điều chỉnh được, ta phải sử dụng nút ấn KNX.

- Điều chỉnh qua nút ấn:


Bước 1: Tạo ngữ cảnh điều khiển đèn, lưu ý phải tạo 2 ngữ cảnh là bật/tắt đèn và
điều chỉnh độ sáng thì mới liên kết được địa chỉ thiết bị cho 2 thao tác này.

Bước 2: Vào thiết bị điều chỉnh độ sáng, gán ngữ cảnh tương ứng.

Bước 3: Download chương trình xuống thiết bị điều chỉnh độ sáng.

70
Bước 4: Nhấn nút “Programming” trên thiết bị để tải chương trình lập trình xuống.

Hình 4.66. Hình ảnh tủ điện kết nối hệ thống điều khiển LOGO (tủ A1)

Hình 4.67. Hình ảnh tủ điện kết nối hệ thống chiếu sáng KNX (tủ B1)

71
* Khi tích hợp hệ thống chiếu sáng KNX vào hệ thống BMS cho tòa nhà.

Hình 4.68. Hệ thống chiếu sáng KNX được tích hợp vào hệ thống BMS tòa nhà
4.4.2. Giải pháp quản lý cho hệ thống PCCC
a) Hệ thống báo cháy
Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép kết nối với hệ thống báo
Tổng quát
cháy thông qua giao thức tích hợp mức cao là Bacnet - TCP/IP.
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS,
các hệ thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau
đây:
1. Hệ thống báo cháy:
- Nhà thầu hệ thống báo cháy cung cấp cổng giao tiếp theo chuẩn
Yêu cầu kỹ truyền thông Bacnet-TCP/IP để giao tiếp với hệ thống BMS với đầy
thuật đủ các thông số báo cháy của hệ thống báo cháy.
2. BMS:
- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu đến cổng Bacnet-TCP/IP của hệ
thống báo cháy.
- Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống báo cháy.
Hoạt động Các thông số về trạng thái của hệ thống báo cháy thường xuyên được

72
đưa về hệ thống BMS. Khi có tín hiệu báo cháy từ các đầu đo, trung
tâm báo cháy sẽ phát tín hiệu, BMS sẽ chuyển sang chế độ Fire mode.
Lịch trình làm Tình trạng của hệ thống báo cháy sẽ được xuất ra dưới dạng các báo
việc cáo theo các lịch trình mà chủ đầu tư yêu cầu.
Điều khiển Không có lệnh điều khiển nào cho hệ thống báo cháy.
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
- Hệ thống báo cháy sẽ đưa các tín hiệu giám sát qua giao thức chuẩn
Giám sát
Modbus, Bacnet TCP/IP tới hệ thống BMS để người vận hành theo
dõi, giám sát tình trạng của hệ thống báo cháy và của Tòa nhà.
Các báo động
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
được giám sát
- Báo động khi phát hiện có cháy, có khói, có quá nhiệt,.v.v… được
từ trung tâm
hiển thị trên màn hình giao diện BMS
điều khiển

b) Hệ chống chữa cháy

Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép giám sát trạng thái của các bơm
Tổng quát
chữa cháy, bể nước chữa cháy, áp lực nước chữa cháy
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ
thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống bơm nước chữa cháy:
Nhà thầu PCCC cần cung cấp đầy đủ các tiếp điểm cho việc giám sát trạng
thái của các máy bơm nước, bình áp lực, mức nước của bể nước chữa cháy:
- Tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở của các bơm.
- Tiếp điểm giám sát tín hiệu báo lỗi các bơm.
Yêu cầu
- Tiếp điểm giám sát tín hiệu mức nước bể chữa cháy.
kỹ thuật
- Tiếp điểm giám sát trạng thái nguồn cấp cho bơm chữa cháy.
2. BMS:
- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kỹ
thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối các hệ thống có liên quan.
- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu, ống nhựa bảo vệ từ tủ DDC tới các tiếp
điểm giám sát trạng thái thiết bị của hệ thống PCCC.
- Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống chữa cháy.
- BMS giám sát trạng thái hoạt động của toàn bộ hệ thống bơm chữa cháy.
- Hệ thống BMS lien tục giám sát áp lực nước chữa cháy, nếu áp lực nước
Hoạt động chữa cháy thấp hơn so với yêu cầu thì BMS sẽ đưa ra cảnh báo trên giao
diện đồ hoạ để người vận hành thông báo cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra hoạt
động của bơm tiếp áp cũng như hệ thống bơm chữa cháy.

73
Khi có sự cố cháy, BMS sẽ đưa ra cảnh báo trên màn hình đồ họa, lưu vào
cơ sở dữ liệu đồng thời giám sát trạng thái của bơm chữa cháy.
Lịch trình
Không đặt lịch trình làm việc cho hệ thống chữa cháy từ BMS
làm việc
Điều khiển Không có lệnh điều khiển nào từ BMS cho hệ thống bơm chữa cháy
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
- Trạng thái của thiết bị (bơm chữa cháy).
Giám sát - Áp suất nước trong đường ống của hệ chữa cháy.
- Mức nước của các bể chứa nước cung cấp đảm bảo mức yêu cầu sẵn sàng
đáp ứng cho hệ thống vận hành chữa cháy.
Các báo
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
động được
- Báo động áp suất nước trong ống cao/thấp.
giám sát từ
- Báo động mức nước trong bể chữa cháy cao/thấp.
trung tâm
- Báo động sự cố quá tải của bơm
điều khiển
Tầm quan trọng của việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà:
Có thể hiểu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà là những cách
thức với mục đích loại trừ hoặc giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ dẫn đến cháy nổ
không những thế nó còn rất tiện lợi cho việc cứu người và tài sản trong những vụ cháy.
Thực tế cho thấy hiện những vụ tai nạn lao động do cháy nổ cũng vô cùng nhiều
gây nên những thiện hại lớn cho cả doanh nghiệp và gia đình những người bị nạn. Vì thế
tại những doanh nghiệp hay những tổ chức nên có những hệ thống thiết kế, lắp đặt hệ
thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà là điều vô cùng cần thiết.

Hình 4.70. Hệ thống báo cháy nổ các chức năng PCCC và tích hợp vào tủ điện hệ thống

74
Hình 4.71. Nguyên lý hệ thống báo cháy và điều khiển xả khí

Hình 4.72. Giải pháp lắp đặt hệ thống PCCC cho từng tầng của tòa nhà BMS

Hình 4.73. Giải pháp lắp đặt hệ thống phun nước PCCC cho tòa nhà BMS

75
Đây hệ thống chữa cháy tự động được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với khả
năng phòng chống cháy nổ hoàn hảo. Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa
nhà BMS thường được sử dụng cho rất nhiều không gian khác nhau, từ nhà ở, các tòa nhà
cao tầng hay những nhà xưởng và công trình. Hệ thống tự động phun nước để dập lửa,
nhờ vậy mà có thể loại bỏ nguy cơ gây cháy nổ cao.
4.4.3. Giải pháp lắp đặt và quản lý cho hệ thống an ninh tòa nhà
Hệ thống Camera giám sát an ninh và cảnh báo chuyên dùng để giám sát các hoạt
động trong tòa nhà dưới dạng hình ảnh bao gồm camerra tại các khu vực cần giám sát và
đầu ghi hình kỹ thuật số đặt tại trung tâm điều khiển.
- IBMS kết nối đến hệ thống camera an ninh qua giao tiếp điểm đến điểm. các đầu
ghi hình kỹ thuật số sẽ cung cấp các tiếp điểm khô tương ứng với các trạng thái hoạt
động của hệ thống camerra. Các điểm vi trí camerra cũng được thể hiện trên màn hình
mặt bằng đồ họa của hệ thống IBMS, các điểm camerra sẽ thể hiện trạng thái hoạt động,
báo sự cố khi bị mất nguồn. Các báo động trên sẽ được thể hiện bằng âm thanh và hình
ảnh động, thời gian xảy ra báo động sự cố được phần mềm IBMS ghi lại phục vụ cho
việc kiểm tra.
- Các đầu ghi hình kỹ thuật số cũng được thể hiện trên màn hình đồ họa IBMS bao
gồm các thông số về trạng thái, các sự cố bao gồm Camera không thu được hình ảnh, các
dữ liệu hình ảnh không được ghi và lưu trên lên ổ cứng Server, các ổ cứng bị tràn các dữ
liệu được bảo vệ, ổ cứng bị lỗi không đọc được, các đoạn dữ liệu trong ổ cứng bị lỗi,
DVR không thể xuất ra các đoạn thu Video như theo lịch đặt. Bất cứ một bộ phận thiết bị
của đầu DVR không khởi động được. Mỗi một dữ kiện trên sẽ được đưa đến đầu ra tiếp
điểm khô của đầu ghi DVR .
- IBMS thực hiện việc kết nối từ DDC đến các tiếp điểm khô để nhận biết các
thông tin, định nghĩa và thể hiện trên màn hình đồ họa các thông tin trên bằng hình ảnh
và âm thanh, tất cả dữ kiện trên đều được IBMS lưu lại tạo điều kiện cho việc kiểm tra .
- Hệ thống Camerra phải cung cấp ngõ ra các tiếp điểm khô như trên, phối hợp với
nhà thầu IBMS thực hiện việc kết nối và định nghĩa các điểm theo như bảng sau:
Bảng 4.11. Một số các lỗi của hệ thống Camera giám sát an ninh
Activation Alarm
Contact Type
Monitoring (Giám
TT Contact name (tên liên lạc) NC/NO (loại
sát cảnh báo kích
liên lạc)
hoạt)
Camerra does not delivery a video
1 signal: Camerra không gửi tín hiệu NC Yes
video
The Images could not be recorded by
2 the database server: Máy chủ cơ sở dữ NC Yes
liệu không thể ghi lại hình ảnh
Hard Disk full (protected data): Đĩa
3 NC Yes
cứng đầy (dữ liệu được bảo vệ).

76
4 Hard disk Failure: Ổ cứng bị lỗi NC Yes
Internal database error: Lỗi cơ sở dữ
5 NC Yes
liệu nội bộ.
Export video scheduler error: Lỗi bộ lập
6 NC Yes
lịch xuất video.
Device could not be started: Không thể
7 NC Yes
khởi động thiết bị.
Một số hệ thống camera an ninh IP có đường truyền tốc độ cao luôn là giải pháp
hữu hiệu khi lưu trữ các hình ảnh người ra vào tòa nhà, kiểm soát ra vào cho tòa nhà,
hàng rào an ninh, hành lang, bãi đỗ xe, kiểm soát lượng xe ra vào,.v.v… đây là giải pháp
thông minh và hữu hiệu của mỗi tòa nhà BMS.

Hình 4.74. Giải pháp camera an ninh được tích hợp vào hệ thống BMS cho tòa nhà

Hình 4.75. Hệ thống Camera kiểm soát lượng xe ô tô ra vào tòa nhà

77
Hình 4.76. Hệ thống Camera kiểm soát lượng xe mô tô (xe máy) ra vào tòa nhà
Nhìn chung hệ thống Camera giám sát an ninh đảm bảo an toàn cho tòa nhà và
từng bộ phận, từng gia đình, .v.v… thực sự giúp ích và thể hiện tính năng thông minh và
đẳng cấp của hệ thống BMS cho tòa nhà.
4.4.4. Giải pháp tích hợp hệ thống BMS cho tòa nhà
a) Tương thích với BACnet
BMS và các thành phần hoàn toàn tương thích với mạng BACnet IP vì sử dụng giao
thức truyền thông tích hợp với các hệ thống mở. Các máy chủ hệ thống có thể giao tiếp
với các thiết bị BACnet của hãng.
b) Tương thích với LonMark
BMS tương thích với tiêu chuẩn quốc tế LonMark ®. Bộ điều khiển cấp cao tòa nhà
truyền thông với các bộ điều khiển số trực tiếp sử dụng giao thức LonTalk.
3. Modbus
Có thể truyền thông với BMS bằng giao thức Modbus. Các thiết bị như đồng hồ
đo, hệ thống giám sát điện, hệ thống máy lạnh hoặc hệ thống chiếu sáng KNX đều sử
dụng và kết nối được với hệ thống giao thức Modbus RTU có thể được giám sát bởi các
BMS trung tâm.

Hình 4.77. Quản lý hệ thống và tích hợp hệ thống BMS cho tòa nhà

78
Ngoài ra hệ thống BMS cho tòa nhà còn được tích hợp với các hệ thống mạng
LAN nội bộ, trên cơ sở Webserver của hệ thống. Nhằm truy cập thông tin và cảnh báo an
ninh và những thành phần hệ thống an ninh khác (trống trộm, cảnh báo PCCC, báo
chuyển động vùng, .v.v…) bằng cách liên kết mạng gửi tin nhắn thông tin SMS, còi báo
động…
4.5. HỆ THỐNG BMS CHO TÒA NHÀ TRONG THỰC TẾ VÀ ỨNG DỤNG
Hệ thống BMS cho tòa nhà đang hiện có tại các tòa nhà trung tâm thương mại lớn,
Bệnh viện, nhà Ga, hệ thống siêu thị lớn như Big C (ở Việt Nam), nhà máy xí nghiệp,
trung cư cao tầng, .v.v... Đây là một hệ thống điều khiển dựa trên máy tính được cài đặt
trong các tòa nhà để điều khiển và giảm sát các thiết bị cơ điện của tòa nhà như: Hệ thống
thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, hệ thống cứu hỏa và hệ thống bảo mật, hệ thống
Camera an ninh, .v.v...
4.5.1. Ứng dụng chính hệ thống BMS
Hệ thống BMS mang lại cho chúng ta nhiều ứng dụng thực tế:
- Các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, ngân hàng, công ty bảo hiểm.
- Các toà nhà hành chính công cộng.
- Các nhà máy sản xuất công nghiệp.
- Các toà nhà dược phẩm, bệnh viện.
- Các nhà ga tàu, tàu điện ngầm.
- Các khách sạn, nhà hàng, nhà ăn.
- Các trường đại học, trường phổ thông.
- Các trung tâm điện thoại, giải trí, truyền hình.
- Các nhà máy điện.
- Các sân bay, trung tâm thông tin,.v.v…
- Các hệ thống siêu thị Big C trên thế giới.
BMS đang ngày được quan tâm và sự tăng trưởng như đã nói đầu bài viết là một
dấu hiệu cho thấy các chủ sở hữu đang nhận ra giá trị của nó. Một hệ thống BMS sẽ giúp
điều hành tòa nhà một cách hiệu quả hơn rất nhiều.
4.5.2. Hệ thống BMS cho tòa nhà trong thực tế
Ở đây giới thiệu hệ thống BMS cho một siêu thị Big C tại Ninh Bình và Big C
Nam Định đã và đang sử dụng hệ thống BMS với các thiết bị chuyên dụng của Siemens
với đầy đủ các tính năng từ hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển, hệ thống điều hòa,
hệ thống an ninh, hệ thống PCCC, .v.v… với một số hình ảnh thực tế như sau:

79
Hình 4.78. Tổng thể tòa nhà có sử dụng quản lý BMS tại Big C Ninh Bình

Hình 4.79. Hệ thống các tủ điện cho tòa nhà BMS

Hình 4.80. Tủ điện thiết bị quản lý cấp trường tới cấp vùng trên cơ sở các giao thức
truyền thông với các địa chỉ IP của hệ thống

80
Hình 4.81. Quản lý hệ thống trạm biến áp lực cho tòa nhà

Hình 4.82. Quản lý hệ thống tủ điện cấp điện theo lộ A

Hình 4.83. Quản lý hệ thống tủ điện cấp điện theo lộ B

81
Hình 4.84. Quản lý hệ thống cấp điện chiếu sáng tầng một

Hình 4.85. Quản lý hệ thống cấp điện chiếu sáng tầng hai

Hình 4.86. Quản lý hệ thống cấp điện cho các thang máy

82
Hình 4.87. Quản lý tủ điện kết nối hệ thống cung cấp điện với hệ thống BMS

Hình 4.88. Quản lý hệ thống máy bơm 1 và 2 phát điện dự phòng cho tòa nhà

Hình 4.89. Quản lý hệ thống máy bơm áp suất cho tòa nhà

83
Hình 4.90. Quản lý máy phát điện 1, 2, 3 dự phòng cho cả tòa nhà

Hình 4.91. Quản lý máy phát điện dự phòng cho hê thống bơm nước của tòa nhà

Hình 4.92. Quản lý hệ thống camera an ninh tòa nhà

84
Hình 4.93. Sơ đồ quản lý hệ thống Zone báo trộm cho tòa nhà

Hình 4.94. Tủ điện quản lý hệ thống báo cháy của tòa nhà

85
Hình 4.95. Hệ thống thống tủ điện cảnh báo các hệ thống báo động cho tòa nhà

Hình 4.96. Giao diện hệ thống của tủ điện cảnh báo các hệ thống báo động cho tòa nhà

86
Bảng 4.12. Phụ lục ghi chú cá từ viết tắt liên quan đến Hệ thống BMS

Viết tắt Mô tả Ghi chú


AC AHU Controller Bộ điều khiển AHU
AHU Air Handing Unit Máy điều hòa không khí
AI Analog Input Đầu vào tương tự
AO Analog Output Đầu ra tương tự
Auto-Regressive
Thuật toán điều khiển dự đoán tương lai
ARIMA Integrated Moving
dựa trên dữ liệu quá khứ
Average
AT Transformer Biến áp cách ly
Data Communications Protocol
Giao thức truyền thông dữ liệu
for
BACnet cho mạng điều khiển và tự động hóa tòa
Building Automation and Control
nhà
Networks
BAV Motorized bore valve Van động cơ cầu(phun ẩm)
BFV Motorized Butterfly Valve Van động cơ bướm
BMS Building Management System Hệ thống quản lý tòa nhà
BV Motorized Ball Valve Van động cơ cầu
CAV Constant Air Volume Bộ điều khiển lưu lượng khí không đổi
CLP Color Printer Máy in màu
CP Control Panel Tủ điều khiển
CSV Comma-Separated Variables Dạng tập tin CSV
DCCF Digital Controller for FCU Bộ điều khiển số cho dàn quạt lạnh
DCCV Digital Controller for VAV Bộ điều khiển số cho VAV
DDC Direct Digital Controller Bộ điều khiển số trực tiếp
DHC District Heating and Cooling Điều hòa khu vực
DI Digital Input Đầu vào số
DO Digital Output Đầu ra số
Differential pressure (static
dPE pressure) Đầu đo chênh áp (áp suất tĩnh)
transmitter
dPEW Differential pressure transmitter Đầu đo chênh áp (ống nước)
dPS Differential pressure switch Chuyển mạch chênh áp
DSS Data Storage Server Máy chủ lưu trữ số liệu
Duct Dew-point Sensor
DTE Cảm biến nhiệt độ đọng sương ống gió
(Transmitter)
EDS Energy Data Server Mảy chủ dữ liệu năng lượng
FCU Fan Coil Unit Dàn quạt lạnh
FM Flow meter Cảm biến đo lưu lượng
General Controller (Multipurpose
GC Bộ điều khiển đa dụng
Controller)
GD General Data (Gathering) Bộ thu thập dữ liệu
BMIF Building Multi Interface (System) Hệ tòa nhà đa dao diện
H Room Humidity Controller Bộ điều khiển độ ẩm phòng
HDD Hard Disk Driver Ổ cứng
HE Room Humidity Sensor Cảm biến độ ẩm phòng

87
(Transmitter)
HIC Humidity Indicating controller Bộ điều khiển hiển thị độ ẩm
Heating, Ventilation and Air
HVAC Điều hòa lưu thông không khí
Conditioning
I/O Input/Output Đầu vào/đầu ra
Intelligent Building Management
IBMS Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh
System
ID Card Identification Thẻ căn cước
Infilex
AHU Controller Bộ điều khiển AHU
AC
JIS Japanese Industrial Standards Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
JPEG Joint Photographic Experts Group Định dạng tập tin ảnh
Bus truyền thông bộ điều khiển giao thức
LC-bus LonTalk Protocol Controller-bus
LonTalk
LCD Liquid Crystal Display Màn hình tinh thể lỏng
LT Limit controller Bộ điều khiển giới hạn
MD Motorized Damper Actuator Van chấp hành động cơ điều tiết khí
Motorized Damper
MDE Van chấp hành động cơ điều tiết khí
Actuator
Motorized Damper
MDF Van chấp hành động cơ điều tiết khí
Actuator
MODBU
Modbus Giao thức modbus
S
MV Motorized Two-way Valve Van hai ngả
MVT Motorized Three way Valve Van ba ngả
NC-bus New Controller-bus Bus truyền thông bộ điều khiển mới
O.A Outdoor Air Khí trời
OAHU Outdoor Air Handing Unit Máy điều hòa không khí ngoài trời
Object Linking and Embedding Điều khiển quá trình cho các đối tượng
OPC for liên
Process Control kết và nhúng
OS Operator System Hệ điều hành
P,I,D Proportional Tỷ lệ
Intergral Tích phân
Derivativ
Vi phân
e
PC Personal Computer Máy tính cá nhân
PE Pressure transmitter Cảm biến áp suất
PEW Pipe insertion pressure transmitter Đầu đo áp suất ống nước
PLC Programmable Logic Controller Bộ điều khiển logic lập trình được
PMV Predicted Mean Value Giá trị bình quân dự đoán
Paramatrix(Digital controller for Bộ điều khiển số cho hệ thống bơm và
PMX
chiller plant/pump system) máy lạnh
QM Setpoint device Thiết bị cài đặt
QP Auxiliary potentiometer Chiết áp phụ
R Relay Rơle
R.A Return Air Khí hồi lưu

88
RS Remote Station Trạm từ xa
RU-L Lighting System Hệ thống chiếu sáng
S.A Supply Air Khí đầu vào
SC-bus Sub Controller-bus Bus truyền thông bộ điều khiển phụ
Silicon Controlled
SCR Bộ điều khiển thyristor
Rectifier
SCS System Core Server Máy chủ lõi hệ thống
System Management
SMS Máy chủ quản lý hệ thống
Server
SMS Short Message Service Tin nhắn di động
SPDT Single Pole Double Throw Một tiếp điểm hai cực
SV Motorized Electromagnetic Valve Van điện từ động cơ
SW Switch Chuyển mạch
T Room Temperature Controller Bộ điều khiển nhiệt độ phòng
TC Temperature Controller Bộ điều khiển nhiệt độ
TD Duct temperature Controller Bộ điều khiển nhiệt độ ống gió
TE Room Temperature Sensor Cảm biến nhiệt độ phòng
TED Duct Temperature Sensor Cảm biến nhiệt độ ống gió
TEW Pipe insertion temperature sensor Cảm biến nhiệt độ ống nước
Room Temperature and Humidity
THE Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm phòng
Sensor
TIC Temperature Indicating Controller Bộ điều khiển hiển thị nhiệt độ
TM Timer Bộ định thời
TR Transformer Biến áp
Pipe insertion temperature
TW Bộ điều khiển nhiệt độ ống nước
controller
UPS Uninterruptible Power System Bộ lưu điện
USB Universal Serial Bus Usb
UT Digital user terminal Cổng người dùng
VAV Variable Air Volume Bộ điều khiển lưu lượng gió biến đổi
Variable Speed
VSD Bộ điều khiển tốc độ gió biến đổi
Driver
Variable Water
VWV Bộ điều khiển lưu lượng nước biến đổi
Volume
ZM Zone Management Bộ quản lý khu vực

89
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4

1. Hãy nêu khái quát về hệ thống Webserver? Chức năng và sự cần thiết của hệ thống
này?
2. Hãy nêu khái niệm về BACnet? Và cho biết chức năng điều khiển BMS-BACnet?
3. Hãy nêu khái niệm về LonMark? Và cho biết chức năng điều khiển BMS- LonMark?
4. Hãy nêu khái niệm về Modbus? Và cho biết chức năng điều khiển BMS- Modbus?
5. Hãy nêu sự khác biệt về BACnet, Lonmark và Modbus? Cho biết ý nghĩa?
6. Hệ thống DDC có chức năng gì trong hệ thống BMS tòa nhà? Nêu đặc điểm ý nghĩa?
7. Hãy nêu cấu trúc phần cứng (nêu tóm tắt) của hệ thống BMS cho tòa nhà?
8. Một số các đặc tính kỹ thuật của hệ thống BMS cho tòa nhà?
9. Giải pháp phần mềm để vận hành hệ thống được thực hiện như thế nào? Nêu tóm tắt?
10. Hãy nêu đặc điểm của phần mềm thiết kế hệ thống BMS cho tòa nhà?
11. Hãy nêu một số Ứng dụng phần mềm Desigo CC cho hệ thống BMS của hãng
Siemens?
12. Việc thiết kế thi công và lắp đặt hệ thống BMS cần những yêu cầu kế hoạch gì?
13. Hãy nêu ưu nhược điểm của giải pháp chiếu sáng KNX cho hệ thống BMS toàn nhà?
14. Hãy trình bày giải pháp quản lý hệ thống PCCC cho hệ thống BMS tòa nhà?
15. Hãy trình bày giải pháp an ninh cho cho hệ thống BMS tòa nhà?

90

You might also like