You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN II
THIẾT KẾ HỆ THỐNG BMS CHO TÒA
NHÀ C7
Đề tài: Hệ thống thang máy

Nhóm 3: MSSV
Nguyễn Tiến Hợp 20202127
Phùng Ngọc Đạt 20202088
Bùi Canh Thìn 20191624
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nhiệm vụ
Đồ án II
Họ và tên MSSV Khóa Ngành
Bùi Canh Thìn 20191624 K64 Kỹ thuật điện
Phùng Ngọc Đạt 20202088 K65 Kỹ thuật điện
Nguyễn Tiến Hợp 20202127 K65 Kỹ thuật điện

1. Tên đề tài
Thiết kế hệ thông BMS cho toà nhà C7
2. Nội dung đề tài
Thiết kế hệ thống thang máy cho toà nhà điều khiển qua giao diện OpenHab
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Chí Dũng
4. Thời gian giao đề tài: 14/10/202
5. Thời gian hoàn thành đề tài: 02/02/2023
Lãnh đạo bộ môn Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Lời cảm ơn
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Chí Dũng đã hướng dẫn
em và các bạn tận tình để hoàn thành đồ án II này, đặc biệt được thầy định hướng cho
em rất nhiều trong suốt quá trình làm đồ án để em hiểu được gốc rễ vấn đề. Không
những chỉ hướng dẫn chuyên môn mà em còn được học ở thầy cả về tinh thần làm việc,
tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn đặt mục tiêu lớn để mình có thể học hỏi được
nhiều. Một lần nữa chúng em cảm ơn thầy và gửi lời biêt ơn sâu sắc nhất đến thầy.
Nhóm cũng cảm ơn đến các bạn nhóm khác đã hỗ trợ em những lúc khó khăn trong quá
trình em làm đồ án của mình.

Nhóm sinh viên thực hiện


(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BMS VÀ HỆ THỐNG
THANG MÁY CHO TÒA NHÀ ........................................................................... 5
1. Hệ thống BMS. ............................................................................................ 5
2. Hệ thống thang máy. .................................................................................... 6
2.1. Cấu tạo hệ thống thang máy ...................................... 7
CHƯƠNG 2: CÁC LINH KIỆN ................................................................ 9
1. Vi điều khiển ............................................................................................... 9
2. Công tắc hành trình 15A250V có bánh lăn V-156-1C25-D3H15 ............... 13
3. Servo motor MG996R................................................................................ 13
4. Mạch chuyển tiếp UART TTL sang RS485 ............................................... 14
15
5. Dây test board, tấm formex,… ................................................................... 15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THANG MÁY .......................... 16
1. Khung của thang máy ................................................................................ 16
2. Bộ phận di chuyển và công tắc hành trình .................................................. 17
3. Vi điều khiển và hệ thống dây kết nối ........................................................ 17
CHƯƠNG 4: KẾT NỐI CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ........... 18
Code cho VĐK ESP32 đóng vai trò là Slave: ( Môi trường lập trình sử
dụng Arduino IDE) ............................................................................................. 19
VĐK ESP32 còn lại đóng vai trò là Master có nhiệm vụ là truyền dữ liệu
lên bản tin MQTT (viết tắt của MQ Telemetry Transport). ............................. 22
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM THU ĐƯỢC ....................... 28
1. Động cơ motor di chuyển cabin ................................................................. 28
2. Chức năng điều khiển cabin tới các tầng .................................................... 28
3. Điều khiển thang máy qua Modbus ............................................................ 28
4. Gửi bản tin MQTT ..................................................................................... 28
5. Điều khiển thang máy qua OpenHab .......................................................... 28
KẾT LUẬN ............................................................................................... 29
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BMS VÀ HỆ THỐNG
THANG MÁY CHO TÒA NHÀ

1. Hệ thống BMS.
Hệ thống BMS (Building Management System) là hệ thống đồng bộ cho phép
điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống điện, hệ thống
cung cấp nước sinh hoạt, điều hòa thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy –
chữa cháy,… đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp
thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành. Hệ thống BMS là hệ
thống đồng bộ mang tính thời gian thực, trực tuyến, đa phương tiện, nhiều người dung,
hệ thống vi xử lý bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm với tất cả các phần mềm và phần
cứng máy tính, các thiết bị vào/ra, các bộ vi xử lý khu vực, các bộ cảm biến và điều
khiển qua các ma trận điểm.
Các tính năng của hệ thống BMS:
 Quản lý tín hiệu cảnh báo.
 Giám sát và điều khiển toàn bộ tòa nhà.
 Đặt lịch hoạt động cho thiết bị.
 Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương
trình soạn thảo đồ họa, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
 Báo cáo tổng hợp thông tin.
Hình 1. Hệ thống BMS cho tòa nhà

Cấu trúc của hệ thông BMS gồm 4 phần :


 Phần mềm điều khiển trung tâm.
 Thiết bị cấp quản lý.
 Bộ điều khiển cấp trường.
 Cảm biến và các thiết bị chấp hành.
Lợi ích mang lại từ BMS
 Đơn giản hóa và tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp
đi lặp lại.
 Quản lý tốt hơn các thiết bị trong toàn nhà nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu,
chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo cảnh báo.
 Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng hay khi
xảy ra sự cố.
 Giảm chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và
quản lý năng lượng.
 Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành – cách sử
dụng dễ hiểu, mô hình quản lý được thể hiện trực quan trên máy tính cho
phép giảm tối đa chi phí dành cho nhân sự và đào tạo.
 Dễ dàng nâng cấp, linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước,
tổ chức và các yêu cầu mở rộng khác nhau.

2. Hệ thống thang máy.


Hệ thống thang máy là một phần không thể thiếu trong cấu trúc của các tòa nhà
hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tiện ích và linh hoạt cho cư dân và
người sử dụng. Thang máy không chỉ đơn giản là phương tiện di chuyển, mà còn là biểu
tượng của sự thuận tiện và hiện đại. Trong quá trình phát triển, từ những ngày đầu khi
chỉ được sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa, thang máy đã trải qua sự đổi mới đáng
kể, đặc biệt sau khi hệ thống phanh an toàn được giới thiệu.
Ngày nay, hệ thống thang máy không chỉ làm cho việc đi lại giữa các tầng trở nên
dễ dàng mà còn tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến. Cảm biến an toàn, hệ thống kiểm
soát thông minh và kết nối IoT giúp theo dõi và quản lý hiệu suất của thang máy. Đồng
thời, các xu hướng như tiết kiệm năng lượng và tích hợp trí tuệ nhân tạo đưa ra triển
vọng cho sự phát triển tiếp theo của hệ thống thang máy, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của cuộc sống đô thị hiện đại.
2.1. Cấu tạo hệ thống thang máy
Một hệ thống thang máy thông thường bao gồm các thành phần chính sau:
 Cabin: Nơi người sử dụng đứng hoặc ngồi khi di chuyển trong thang máy.
 Các bộ phận di chuyển: Bao gồm cáp, bánh xích, động cơ và hệ thống phanh để
đảm bảo di chuyển an toàn và chính xác.
 Hệ thống điều khiển: Bao gồm bộ điều khiển, cảm biến và hệ thống điều khiển
tầng để quản lý việc di chuyển và dừng thang máy.
 Hệ thống an toàn: Bao gồm cảm biến an toàn, hệ thống báo động và thiết bị an
toàn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
 Hệ thống nguồn điện: Bao gồm nguồn điện, hệ thống dự phòng và các thành phần
liên quan để cung cấp năng lượng cho hoạt động của thang máy.

Hình 2. Cấu tạo hệ thống thang máy


CHƯƠNG 2: CÁC LINH KIỆN
Dựa trên yêu cầu của đề tài, lựa chọn các linh kiện, thiết bị và phần tử để cấu tạo
nên mô hình thang máy với các đủ các chức năng như một hệ thống thực tế
1. Vi điều khiển
Vi điều khiển ESP32, số lượng: 2

Hình 3. Vi điều khiển

ESP32 là một series các vi điều khiển trên một vi mạch giá rẻ, năng lượng thấp
có tích hợp WiFi và dual-mode Bluetooth (tạm dịch: Bluetooth chế độ kép). Dòng
ESP32 sử dụng bộ vi xử lý Tensilica Xtensa LX6 có hai biến thể lõi kép và lõi đơn, và
bao gồm các công tắc antenna tích hợp, RF balun, bộ khuếch đại công suất, bộ khuếch
đại thu nhiễu thấp, bộ lọc và module quản lý năng lượng.
ESP32 được chế tạo và phát triển bởi Espressif Systems, một công ty Trung Quốc
có trụ sở tại Thượng Hải, và được sản xuất bởi TSMC bằng cách sử dụng công nghệ
40 nm. ESP32 là sản phẩm kế thừa từ vi điều khiển ESP8266.
Một số môi trường lập trình ESP32 thường dùng:
 Arduino IDE
 PlatformIO IDE (VS Code)
 LUA
 MicroPython
 Espressif IDF (Khung phát triển IoT)
 JavaScript
Các tính năng của ESP32 bao gồm:

 Bộ xử lý:
CPU: Bộ vi xử lý Xtensa lõi kép (hoặc lõi đơn) 32-bit LX6, hoạt động ở tần số
240 MHz (160 MHz cho ESP32-S0WD và ESP32-U4WDH) và hoạt động ở tối đa 600
MIPS (200 MIPS với ESP32-S0WD/ESP32-U4WDH)
 Bộ đồng xử lý (co-processor) công suất cực thấp (Ultra low power, viết tắt:
ULP)
 Hệ thống xung nhịp: CPU Clock, RTC Clock và Audio PLL Clock
 Bộ nhớ nội: 448 KB bộ nhớ ROM và 520 KB bộ nhớ SRAM
 Kết nối không dây: Wi-Fi: 802.11 b/g/n và Bluetooth: v4.2 BR/EDR và BLE
34 GPIO pad vật lý
Bảo mật:
 Hỗ trợ tất cả các tính năng bảo mật chuẩn IEEE 802.11, bao gồm WFA,
WPA/WPA2 và WAPI.
 Secure boot (tạm dịch: khởi động an toàn)
 Mã hóa flash
 1024-bit OTP, lên đến 768-bit cho khách hàng
 Tăng tốc mã hóa phần cứng: AES, SHA-2, RSA, elliptic curve cryptography
Quản lý năng lượng:
 Bộ ổn áp nội với điện áp rơi thấp (internal low-dropout regulator)
 Miền nguồn riêng (individual power domain) cho RTC
 Dòng 5 μA cho chế độ deep sleep
 Trở lại hoạt động từ ngắt GPIO, timer, đo ADC, ngắt với cảm ứng điện dung

You might also like