You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN ĐIỆN

ĐỒ ÁN I
Đề tài: Điều khiển độ sáng đèn dựa vào cảm biến ánh sáng

Giảng viên hướng dẫn: Lê Công Cường

Sinh viên: Trần Phúc Hân 20202368


Contents
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHIẾU SÁNG....................................................................3
1.1 Đèn sợi đốt.................................................................................................................3
1.2 Cường độ sáng lux (độ rọi)........................................................................................3
1.3 Các trường hợp chiếu sáng........................................................................................3
CHƯƠNG II: CẢM BIẾN ÁNH SÁNG..........................................................................4
2.1 Quang trở (LDR) là gì ?.............................................................................................4
2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quang trở..........................................................4
2.2.1 Cấu tạo quang trở................................................................................................4
2.2.2 Nguyên lý hoạt động...........................................................................................5
Ưu nhược điểm và một số mạch ứng dụng quang trở đơn giản................................5
2.3 Mạch cảm biển ánh sáng dùng quang trở có ưu điểm gì?.........................................5
2.3.1: Những lợi ích của cảm biến ánh sáng trong thực tế:.........................................6
2.4 Sơ đồ khối của mạch..................................................................................................7
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MẠCH..................................................................................8
3.1 Sơ đồ nguyên lý.........................................................................................................8
3.1.1 Khối mạch nguồn:...............................................................................................9
3.1.2: Mạch ổn áp :....................................................................................................10
3.1.3: Khối mạch cảm biến........................................................................................11
2.2: Tính toán giá trị linh kiện trong mạch....................................................................12
2.2.1 Khối hạ áp, chỉnh lưu........................................................................................12
3.2:Sản phẩm hoàn chỉnh và mạch in............................................................................13
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT...............................................................................................15
4.1 Kết luận....................................................................................................................15
Figure 1 Cường độ ánh sáng (lux).......................................................................................4
Figure 2 đèn led cảm ứng trong tủ quần áo tiện lợi.............................................................7
Figure 3: Sơ đồ khối mạch...................................................................................................8
Figure 4:Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến...........................................................................9
Figure 5: Khối mạch nguồn...............................................................................................10
Figure 6: Khối mạch ổn áp.................................................................................................11
Figure 7: Khối mạch cảm biến...........................................................................................12
Figure 8. PCB layout.........................................................................................................15
Figure 9 Sản phẩm hoàn chỉnh..........................................................................................16
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHIẾU SÁNG

1.1 Đèn sợi đốt


Đèn sợi đốt còn gọi là đèn dây tóc, cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt và sử dụng.
Trong bài toán này, đèn sợi đốt được sử dụng là nguồn sáng (để đọc sách).
Cấu tạo của đèn sợi đốt gồm dây tóc (vonfram), lớp vỏ thủy tinh, được rút
hết không khí và được bơm vào khí trơ.
Bóng đèn sợi đốt có công suất 25W, điện áp hiệu dụng 220V.

1.2 Cường độ sáng lux (độ rọi)

Là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm, hay còn gọi là quang thông trên
diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu, có đơn vị đo là
lux.

Figure 1 Cường độ ánh sáng (lux)


1.3 Các trường hợp chiếu sáng
Khi không có người, trong phòng đèn tắt.

Khi có người trong phòng:

- Trời sáng, độ rọi trên160 lux đèn tắt.


- Trời râm độ rọi 56-160 lux đèn sáng mờ.
- Trời tối độ rọi dưới 56 lux đèn sáng bình thường.

CHƯƠNG II: CẢM BIẾN ÁNH SÁNG

2.1 Quang trở (LDR) là gì ?


Quang trở còn được gọi là điện trở quang, photoresistor, photocell là một trong những linh kiện
được tạo bằng một chất đặc biệt có thể thay đổi điện trở khi ánh sáng chiếu vào. Về cơ bản, bạn
có thể hiểu nó là một tế bào quang điện được hoạt động dựa theo nguyên lý quang dẫn. Hay có
thể hiểu nó là một điện trở có thể thay đổi được giá trị theo cường độ ánh sáng.

Quang trở được sử dụng nhiều trong các mạch cảm biến ánh sáng, đèn đường, báo động ánh
sáng, đồng hồ ngoài trời,…

2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quang trở
2.2.1 Cấu tạo quang trở
Cấu tạo của quang trở gồm 2 phần là phần trên và phần dưới là các màng kim loại được
đấu nối với nhau thông qua các đầu cực. Linh kiện này được thiết kế theo cách cung cấp
diện tích tiếp xúc tối đa nhất với 2 màng kim loại và được đặt trong một hộp nhựa có thể
giúp tiếp xúc được với ánh sáng và có thể cảm nhận được sự thay đổi của cường độ ánh
sáng.

Thành phần chính để tạo nên quang trở đó chính là Cadmium Sulphide (CdS) được sử
dụng là chất quang dẫn, thường không chứa hoặc có rất ít các hạt electron khi không
được ánh sáng chiếu vào.

2.2.2 Nguyên lý hoạt động

Quang trở được là bằng chất bán dẫn có trở kháng rất cao và không có một tiếp giáp nào.
Trong bóng tối, quang trở thường có điện trở lên vài MΩ. Còn khi có ánh sáng chiếu vào
thì giá trị điện trở có thể giảm xuống mức một cho đến vài trăm Ω.

Nguyên lý hoạt động của quang trở dựa trên nguyên lý hiệu ứng quang điện trong một
khối vật chất. Khi mà các photon có năng lượng đủ lớn đập vào, sẽ khiến cho các electron
bật ra khỏi các phân tử và trở thành các electron tự do trong khối chất và từ chất bán dẫn
chuyển thành dẫn điện. Mức độ dẫn điện của quang trở tùy thuộc vào phần lớn các
photon được hấp thụ.

Khi ánh sáng lọt vào quang trở, các electron sẽ được giải phóng và độ dẫn điện sẽ được
tăng lên. Tùy thuốc vào chất bán dẫn mà các quang trở sẽ có những phản ứng khác nhau
với các loại sóng photon khác nhau.

Ưu nhược điểm và một số mạch ứng dụng quang trở đơn giản

 Ưu điểm: Quang trở với một số ưu điểm như giá thành rẻ, đa dạng về kích cỡ có
thể áp dụng với nhiều các bo mạch khác nhau, kích thước phổ biến có đường kính
mặt là 10mm. Cùng với đó là năng lượng tiêu thụ và điện áp hoạt động nhỏ.
 Nhược điểm: Thời gian phản hồi chậm nên độ chính xác sẽ không cao. Thời gian
phản hồi của quang trở nằm trong khoảng từ hàng chục cho đến hàng trăm mili
giây.
2.3 Mạch cảm biển ánh sáng dùng quang trở có ưu điểm gì?
Mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở với nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ gọn, độ
nhạy cao, các chi tiết phụ của mạch thường được gắn đầy đủ và dễ dàng thay thế nếu xảy
ra hư hỏng. Mạch có thể tăng độ nhạy hoặc giảm độ nhạy với ánh sáng bằng cách điều
chỉnh điện trở, chỉ cần xuất hiện ánh sáng có cường độ nhỏ thì đã ngắt mạch.

Do mạch cảm biến ánh sáng được ứng dụng với tính năng tự động bật/ tắt nên sẽ giúp tiết
kiệm điện và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện một cách hiệu quả. Hạn chế vấn đề
quên tắt điện khi không có người sử dụng.

2.3.1: Những lợi ích của cảm biến ánh sáng trong thực tế:

Mạch cảm biến được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị chiếu sáng. Thiết bị hoạt động
hiệu quả cho các khu vực thiếu sáng và mang lại nhiều tiện lợi cũng như an toàn khi sử
dụng về đêm, đặc biệt với những gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Figure 2 đèn led cảm ứng trong tủ quần áo tiện lợi

Cảm biến thay đổi ánh sáng màn hình tự động trong các thiết bị như điện thoại thông
minh và máy tính bảng.

Lắp đặt cảm biến trên ô tô để thay đổi ánh sáng đèn chiếu sáng tùy theo độ sáng của môi
trường.

Cùng nhiều ứng dụng trong nhận diện và điều chỉnh ánh sáng khác.
2.4 Sơ đồ khố i củ a mạ ch

Figure 3: Sơ đồ khối mạch

- Khối chỉnh lưu : sử dụng nguồn 220V qua cầu diode chỉnh lưu trở thành 12V
cung cấp cho mạch
- Khối cảm biến : Có chức năng biến tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện, ở đây
ta dùng quang trở.Như ta đã biết khi có ánh sáng chiếu vào,điện trở của quang
trở giảm đi đáng kể so với khi không được chiếu sáng.
- Khối hiển thị : Hiển thị ánh sáng,ở đây là bóng đèn dây tóc.
- Tác nhân: ánh sáng tự nhiên ( ánh sáng mặt trời ), ánh sáng nhân tạo ( đèn pin).
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MẠCH
3.1 Sơ đồ nguyên lý.

Figure 4:Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến


3.1.1 Khối mạch nguồn:

Figure 5: Khối mạch nguồn

Khối nguồn ta sử dụng nguồn tụ 684/630V. Cấp nguồn 220V vào chân J2 ở hình 2.1.
Nguồn điện sẽ được giảm áp khi đi qua tụ điện, được nắn thành điện 1 chiều qua cầu
diode thành 12V sau đó đi vào mạch.Ta gắn thêm 1 con Zener 1N4742 sử dụng như một
mạch xén bảo vệ mạch khi điện áp lớn hơn 12V.

Tụ C4 470uF được sử dụng để lọc nguồn .

Tụ C5 100nF là tụ sử dụng để chống nhiễu . Điện trở 100Ohm 2W là linh kiện điện tử thụ
động đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện có công suất 2W.

Từ mạch trên ta có thể tạo ra được mạch nguồn 12V( chú ý: Nguồn không cách li nên có
thể giật )
3.1.2: Mạch ổn áp :

Figure 6: Khối mạch ổn áp

Điện áp 12V sẽ được đưa vào khối mạch ổn áp và qua IC78L05 ổn áp thành nguồn 5V ổn
định và cung cấp cho khối cảm biến hình 2.1 .Việc sử dụng nguồn ổn áp để điện áp có
thay đổi thì chúng vẫn hoạt động đúng với mức ánh sáng mình đã chỉnh cho quang trở
qua biến trở..

Mạch gắn thêm một con led để báo nguồn, khi ta cấp điện vào khối nguồn thì led sẽ sáng.
NGoài ra còn có tụ C1 để chống nhiễu và tụ C2 để lọc nguồn.
3.1.3: Khối mạch cảm biến

Figure 7: Khối mạch cảm biến

Khối mạch cảm biến sử dụng nguồn 5V được ổn áp nhờ IC 78L05 để có thể hoạt động.
Khối mạch này gồm 1 còn IC LM385. Đây là 1 con IC được tích hợp 2 Op-amp chức
năng so sánh điện áp chân 5,6 và chân 2,3 của LM385.Hai con biến trở để điều chỉnh
ngưỡng ánh sáng mà đèn sẽ tắt (RV1) và ngưỡng ánh sáng mà đèn sẽ bật(RV2)

Chìa khóa quyết định hành động đóng mở relay của mạch nằm ở 2 con Op-Amp với chức
năng so sánh.Khi điện áp thay đổi trên các đầu vào chân (2) và (3),(5) và (6). Opamp
nhận biết các tín hiệu này và thực hiện phép so sánh.

V1,V2,V3,V4,V5 V6 và V7 là điện thế các chân của IC LM358:

Nếu V5>V6 thì Vout( V7) = V8(tại chân 8) sẽ bằng Vcc = 5V làm Q1 dẫn,cuộn dây của
rowle có điện, Q2 dẫn và đèn sáng.

Ngược lại : Nếu V5< V6 => Vout = V4 ( tại chân 4).

Lúc này, tín hiệu đưa ra Transistor chắc chắn là 1 trong 2 giá trị: V8 hoặc V4

Vout = V4 =0 , mặc dù điện áp đã bằng 0 nhưng đèn vẫn không tắt vì nó vẫn được duy trì
bởi con Q2 ( A1015), khi trời đủ sáng thì V2< V3 thfi V7 sẽ bằng Vcc = 5V. Kích Q3 dẫn
và làm ngưng dẫn Q1 và ngắt rowle đồng thời ngắt nguồn làm ngưng dẫn Q2 và đèn tắt.
Khi trời trở lại tối V2 < V3, V1 đã trở về 0 nhưng đèn vẫn chưa bật bởi vì ngưỡng bật
chưa được đảo lại V5> V6, khi V5> V6 thì đèn sẽ sáng.

Như vậy,việc thay đổi điện trở thụ động của quang trở phụ thuộc vào ánh sáng chiếu vào
nó.Quang trở thay đổi điện trở phụ thuộc vào ánh sáng chiếu vào nó.Quang trở thay đổi
điện trở làm điện áp tại quang trở thay đổi liên tục và Op-amp sử dụng các tín hiệu điện
áp này để điều khiển điện áp ra…

Từ đó quyết định việc đóng mở của Transistor và relay…

Việc gắn relay phải gắn thêm diot (D1) để bảo vệ relay,xả điện áp ngược cuộn dây của
rowle , bảo vệ Q2. Do trong relay có cuộn dây nên khi tắt nguồn sẽ sinh ra dòng điện cảm
ứng có chiều ngược lại đánh trở lại relay nên phải có diot để chặn lại dòng này.

2.2: Tính toán giá trị linh kiện trong mạch


2.2.1 Khối hạ áp, chỉnh lưu
Đối với mạch này khá đơn giản.tải thấp P=0,5 W, nên ta dùng 3 Diode tạo thành một cầu
để chỉnh lưu áp xoay chiều AC thành DC.

Để lấy ra điện áp một chiều cần sử dụng cầu Diode chỉnh lưu biến đổi điện áp xoay chiều
thành điện áp 1 chiều, nhưng điện áp này có giá trị thấp hơn điện áp trước khi qua nó một
lượng UD (V) và không bằng phẳng ( Diode bán dẫn Si có UD = 0,6 V; Diode bán dẫn
Ge có UD = 0,2 V). Ta sẽ sử dụng chỉnh lưu cầu để điện áp sau khi qua chỉnh lưu ít nhấp
nhô hơn.

Đối với mạch như trên, ta cần lấy ra điện áp 1 chiều 12V bằng chỉnh lưu cầu,sử dụng
Diode bán dẫn Si. Theo đó, điện áp qua được chỉnh lưu cầu phải có giá tri thấp nhất bằng
12+ 2*0,6 = 13,2 V

Mà ở đây ta sử dụng trực tiếp điện áp xoay chiều 220V,nên trước khi cho áp qua cầu
diode ta dùng tụ gốm có điện áp lớn để không bị đánh thủng có công dụng nạp,xả áp và
không cho áp 1 chiều đi qua.Theo nguyên tắc chọn tụ an toàn thì chọn tụ có :

Utụ = U nguồn*1,6 = 220*1,6 = 352 V

Vậy ứng với tải P= 0,5W, Umax = 352 V ta chọn tụ 474j-400V.

Và chọn điện trở mắc song song với tụ để làm tải cho tụ xả điện,đồng thời cũng đóng vai
trò là cầu chì khi có sự cố xảy ra.
Ta có :
P 0 ,5
I = U = 400 =0,00125( A)
tụ

U max =220+ 400=620(V )

U max 620
R= = =496(Kohm)
I 0,00125

Vậy ta chọn R > 496 (Kohm) là hợp lý và an toàn nhất.

2.2.2 Gía trị điện trở

Led hoạt động ở mức điện áp từ 1,8 V đến 3V và dòng điện khoảng 10mA đến 20mA.

Nếu bạn lấy led ( loại thường 3V ) cắm vào nguồn 5V thì led sẽ bị hỏng.

Vì thế nếu muốn tính điện trở hạn dòng cho led tránh bị hỏng và hoạt động bình thường ở
mức điện áp 5V thì :

Gía trị điện trở nhỏ nhất:


5V −3 V
=100 ohm
20 mA

Gía trị điện trở lớn nhất:


5V −1 ,8 V
=320 ohm
10 mA

Vậy nên ta chọn điện trở có giá trị từ 100 ohm – 320 ohm.

Trong mạch chọn điện trở 220-ohm để bảo vệ led.

3.2:Sả n phẩ m hoà n chỉnh và mạ ch in


Figure 8. PCB layout
Figure 9 Sản phẩm hoàn chỉnh

CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT


4.1 Kết luậ n
Sau khi hoàn thành đồ án thiết kế và lắp đặt mạch tự động bật/tắt đèn dùng cảm biến ánh
sáng thành công , em cảm thấy sản phẩm của mình cũng khá hoàn thiện.

Mạch tự động bật/tắt theo ánh sáng là một mạch tuy đơn giản nhưng có ứng dụng thực
tế trong nhiều lĩnh vực.Với giá thành rẻ và mạch hoạt động ổn định thì em nghĩ đây là
một sản phẩm tốt trong ứng dụng thực tế.

Việc hoàn thành đồ án là bước tiến đầu tiên cho việc tìm hiểu về hệ thống
chiếu sáng thông minh cũng như đóng góp cho việc hoàn thành các hệ thống khác
trong tương lai. em đã học được nhiều điều: Từ tác phòng nghiên cứu khoa học,
cách tìm hiểu một đề tài khoa học, tìm lỗi sai và sửa trong mạch thiết kế, cách dùng
các phần mềm hỗ trợ,..

You might also like