You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

Đề tài:
Tần số

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Bình

MSSV: 20182380

Lớp:

Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, 8/2023
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................................... 3

1.1 Tên đề tài ......................................................................................................................... 3

1.2 Giới thiệu chung ............................................................................................................. 3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG WDM .................... 4

2.1 Giới thiệu chung ............................................................................................................. 4

2.2 Sơ đồ tổng quát ............................................................................................................... 4

2.3 Phân loại hệ thống WDM ............................................................................................... 5

2.4 Các phần tử cơ bản trong hệ thống WDM .................................................................... 5


2.4.1 Bộ phát quang .......................................................................................................... 5
2.4.2 Bộ thu quang ............................................................................................................ 6
2.4.3 Sợi quang ................................................................................................................. 6
2.4.4 Bộ tách ghép bước sóng( OMUX/ODEMUX) ........................................................ 7
2.4.5 Bộ xen rẽ bước sóng(OADM).................................................................................. 8
2.4.6 Bộ nối chéo quang (OXC) ....................................................................................... 9
2.4.7 Bộ khuếch đại quang: (OA - Optical Amplifier) .................................................... 10
2.4.8 Bộ chuyển đổi bước sóng ....................................................................................... 11

2.5 Ưu nhước điểm của hệ thống WDM ............................................................................ 11

CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP KÊNH


THEO BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO .................................................................................. 12

3.1 Yêu cầu thiết kế ............................................................................................................. 12

3.2 Mô phỏng theo phương án thiết kế .............................................................................. 13


3.2.1 Tuyến phát quang: Chọn cửa sổ truyền 1550nm ở băng C .................................... 13
3.2.2 Tuyến truyền dẫn quang ......................................................................................... 15
3.2.3 Tuyến thu của hệ thống DWDM ............................................................................ 17

CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG VÀ HIỆU CHỈNH CÔNG SUẤT PHÍA PHÁT .................... 19

4.1 Kết quả ban đầu với công suất phát 0dbm ................................................................... 20

4.2 Kết quả sau khi hiệu chỉnh........................................................................................... 23

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 31


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Tên đề tài


Đề tài: Xây dựng phương án thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang
DWDM

- Tốc độ bit: 40 Gbit/s

- Cự ly truyền dẫn: 73+95 km

- Số lượng kênh bước sóng: 16 kênh

- Loại sợi quang: G655

1.2 Giới thiệu chung


Ngày nay, hệ thống tin sợi quang đã và đang được sử dụng rộng rãi trong thông
tin liên lạc. Bởi lẽ đây là hệ thống đáp ứng được yêu cầu sử dụng băng thông cũng như
quỹ công suất thu phát và cự ly thông tin tốt nhất hiện nay. So với thông tin dùng cáp
đồng (ADSL) thì tốc độ tối đa đạt được của hệ thống thông tin sợi quang (FTTH) gấp
hàng chục lần. Không những thế hệ thống thông tin cáp sợi quang còn có độ bảo mật rất
cao do tính đóng kín hệ thống truyền dẫn và sử dụng tín hiệu ánh sáng thay cho tín hiệu
điện.

Trong quá trình làm Bài tập lớn chúng em đã vận dụng được rất nhiều kiến thức
đã học được trên lớp và đó cũng là mục tiêu của nhóm chúng em đề ra.

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hoàng Hải đã tận tình
hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình để nhóm chúng em hoàn thành được kết quả
như mong đợi.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

QUANG WDM

2.1 Giới thiệu chung


Ghép kênh theo bước sóng WDM (Wavelength Devision Multiplexing) là công
nghệ “trong một sợi quang đồng thời truyền dẫn nhiều bước sóng tín hiệu quang”. Ở
đầu phát, nhiều tín hiệu quang có bước sóng khác nhau được tổ hợp lại (ghép kênh) để
truyền đi trên một sợi quang. Ở đầu thu, tín hiệu tổ hợp đó được phân giải ra (tách kênh),
khôi phục lại tín hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác nhau.

2.2 Sơ đồ tổng quát


Phát tín hiệu: Trong hệ thống WDM, nguồn phát quang được dùng là laser.
Hiện tại đã có một số loại nguồn phát như: Laser điều chỉnh được bước sóng (Tunable
Laser), Laser đa bước sóng (Multiwavelength Laser)... Yêu cầu đối với nguồn phát
laser là phải có độ rộng phổ hẹp, bước sóng phát ra ổn định, mức công suất phát đỉnh,
bước sóng trung tâm, độ rộng phổ, độ rộng chirp phải nằm trong giới hạn cho phép.

Ghép/tách tín hiệu: Ghép tín hiệu WDM là sự kết hợp một số nguồn sáng khác
nhau thành một luồng tín hiệu ánh sáng tổng hợp để truyền dẫn qua sợi quang. Tách
tín hiệu WDM là sự phân chia luồng ánh sáng tổng hợp đó thành các tín hiệu ánh sáng
riêng rẽ tại mỗi cổng đầu ra bộ tách. Hiện tại đã có các bộ tách/ghép tín hiệu WDM
như: bộ lọc màng mỏng điện môi, cách tử Bragg sợi, cách tử nhiễu xạ, linh kiện quang
tổ hợp AWG, bộ lọc Fabry-Perot... Khi xét đến các bộ tách/ghép WDM, ta phải xét các
tham số như: khoảng cách giữa các kênh, độ rộng băng tần của các kênh bước sóng,
bước sóng trung tâm của kênh, mức xuyên âm giữa các kênh, tính đồng đều của kênh,
suy hao xen, suy hao phản xạ Bragg, xuyên âm đầu gần đầu xa...

Truyền dẫn tín hiệu: Quá trình truyền dẫn tín hiệu trong sợi quang chịu sự ảnh
hưởng của nhiều yếu tố: suy hao sợi quang, tán sắc, các hiệu ứng phi tuyến, vấn đề
liên quan đến khuếch đại tín hiệu ... Mỗi vấn đề kể trên đều phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố sợi quang (loại sợi quang, chất lượng sợi...).

Thu tín hiệu: Thu tín hiệu trong các hệ thống WDM cũng sử dụng các bộ tách
sóng quang như trong hệ thống thông tin quang thông thường: PIN, APD.
Hình 2.1: Sơ đồ chức năng hệ thống WDM

2.3 Phân loại hệ thống WDM

Hình 2.2: Hệ thống ghép bước sóng đơn hướng và song hướng

Hệ thống WDM về cơ bản chia làm hai loại: hệ thống đơn hướng và song hướng
như minh hoạ trên hình 1.2. Hệ thống đơn hướng chỉ truyền theo một chiều trên sợi
quang. Do vậy, để truyền thông tin giữa hai điểm cần hai sợi quang. Hệ thống WDM
song hướng, ngược lại, truyền hai chiều trên một sợi quang nên chỉ cần 1 sợi quang để
có thể trao đổi thông tin giữa 2 điểm.

2.4 Các phần tử cơ bản trong hệ thống WDM

2.4.1 Bộ phát quang

Các nguồn quang cơ bản sử dụng trong hệ thống thông tin cáp sợi quang có thể
là Diode Laser (LD) hoặc Diode phát quang (LED).

Laser “ Light Amplication by Stimulated Emission of Radiation” Khuếch đại


ánh sáng nhờ bức xạ kích thích.Hoạt động của Laser dựa trên hai hiện tượng chính là :
Hiện tượng bức xạ kích thích và hiện tượng cộng hưởng của sóng ánh sáng khi lan truyền
trong Laser.
Tín hiệu quang phát ra từ LD hoặc LED có các tham số biến đổi tương ứng với
biến đổi của tín hiệu điện vào. Tín hiệu điện vào có thể phát ở dạng số hoặc tương tự.
Thiết bị phát quang sẽ thực hiện biến đổi tín hiệu điện vào thành tín hiệu quang tương
ứng bằng cách biến đổi dòng vào qua các nguồn phát quang. Bước sóng ánh sáng của
nguồn phát quang phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu chế tạo phần tử phát. Ví dụ: GaalAs
phát ra bức xạ vùng bước sóng 800 nm đến 900 nm, InGaAsP phát ra bức xạ ở vùng
1100 nm đến 1600 nm.

Sử dụng bộ điều biến ngoài để giảm chirp, tốc độ điều biến cao và tạo các định
dạng tín hiệu quang khác nhau (NRZ, RZ, CS-RZ, DPSK …) và đảm bảo tín hiệu quang
có độ rộng phổ hẹp tại bớc sóng chính xác theo tiêu chuẩn.

2.4.2 Bộ thu quang


Phần thu quang gồm các bộ tách sóng quang, kênh tuyến tính và kênh phục hồi.
Nó tiếp nhận tín hiệu quang, tách lấy tín hiệu thu được từ phía phát, biến đổi thành tín
hiệu điện theo yêu cầu cụ thể. Trong phần này thường sử dụng các photodiode PIN
hoặc APD. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bộ thu quang là công suất quang phải nhỏ
nhất (độ nhạy quang) có thể thu được ở một tốc độ truyền dẫn số nào đó ứng với t lệ
lỗi bít (BER) cho phép.

Bộ thu quang trong hệ thống WDM

Hình 2.3: Sơ đồ khối bên thu

2.4.3 Sợi quang

Cấu tạo sợi quang

Ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần, sợi quang được chế tạo cơ bản gồm có hai lớp:

- Lớp trong cùng có dạng hình trụ tròn, có đường kính d = 2a, làm bằng thủy tinh có
chiết suất n1, được gọi là lõi (core) sợi.
- Lớp thứ hai cũng có dạng hình trụ bao quanh lõi nên được gọi là lớp bọc (cladding),
có đường kính D = 2b, làm bằng thủy tinh hoặc plastic, có chiết suất n2< n1

Hình 2.4: Cấu trúc tổng quát sợi quang

Phân loại sợi quang


 Phân loại theo chiết suất:
- Sợi quang chiết suất bậc SI (Step-Index)
- Sợi quang chiết suất biến đổi GI (Graded-Index)
 Phân loại theo mode
- Sợi đơn mode (Single-Mode)
- Sợi đa mode (Multi-Mode)

2.4.4 Bộ tách ghép bước sóng( OMUX/ODEMUX)


 Bộ ghép/ tách kênh bước sóng thường được mô tả theo những
thông số sau:
- Suy hao xen
- Số lượng kênh xử lý
- Bước sóng trung tâm
- Băng thông
- Giá trị lớn nhất của suy hao xen
- Độ suy hao chen giữa các kênh
Hình 2.5: Sơ đồ khối bộ ghép/ tách kênh bước sóng

2.4.5 Bộ xen rẽ bước sóng(OADM)

Khái niệm:

- OADM ( Optical Add/Drop Multiplexer) thường được dùng trong các mạng quang đô
thị và các mạng quang đường dài vì nó cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt đối với cấu
hình mạng tuyến tính, cấu hình mạng vòng.

- OADM được cấu hình để xen/ rớt một số kênh bước sóng,các kênh bước sóng còn lại
được cấu hình cho đi xuyên qua.

Các cấu trúc cho OADM:

- Cấu trúc song song : tất cả các kênh tín hiệu đều được giải ghép kênh. Sau đó một số
kênh tùy ý được cấu hình rớt, các kênh còn lại cấu hình cho đi xuyên qua một cách thích
hợp.

Hình 2.6: Cấu trúc song song


- Cấu trúc song song theo băng (theo modun): Tạo thành bằng cách thiết kế theo từng
modun cho cấu trúc song song.

Hình 2.7: Cấu trúc song song theo bang

- Cấu trúc nối tiếp : Một kênh đơn được thực hiện rớt và xen từ tập hợp các kênh đi vào
OADM.

Hình 2.8: Cấu trúc nối tiếp

2.4.6 Bộ nối chéo quang (OXC)

Định nghĩa: OXC là thiết bị đáp ứng yêu cầu về khả năng linh động trong việc
cung ứng dịch vụ, hay đáp ứng khả năng đáp ứng được sự tăng băng thông đột biến của
các dịch vụ đa phương tiện.

Hình 2.9: Sơ đồ kết nối OXC


Các yêu cầu đối với OXC :

- Cung cấp dịch vụ

- Bảo vệ

- Trong suốt đối với tốc độ truyền dẫn bit

- Giám sát chất lượng truyền dẫn

- Chuyển đổi bước sóng

- Ghép và nhóm tín hiệu

2.4.7 Bộ khuếch đại quang: (OA - Optical Amplifier)

Hình 2.10: Khuếch đại quang OLA

Đặc tính của 1 số bộ khuếch đại quang lý tưởng

- Hệ số khuếch đại và mức công suất đầu ra cao với hiệu suất chuyển đổi

- Độ rộng băng tần khuếch đại lớn với hệ số khuếch đại không đổi

- Không nhạy cảm với phân cực

- Nhiễu thấp

- Không gây xuyên kênh giữa các tín hiệu WDM

- Suy hao ghép nối với sợi quang thấp. Phân loại :

- Vào : giống như laser bán dẫn nhưng được phân cực dưới ngưỡng

- Bộ khuếch đại quang sợi pha tạp đất hiếm: khuếch đại xảy ra trong sợi quang
pha tạp đất hiếm, phổ biến là bộ EDFA
- Ra: khuếch đại xảy ra trong sợi quang nhờ mức công suất bơm cao

2.4.8 Bộ chuyển đổi bước sóng

Bộ chuyển đổi bước sóng là thiết bị chuyển đổi tín hiệu có bước sóng này ở đầu
vào ra thành tín hiệu có bước sóng khác ở đầu ra. Đối với hệ thống WDM, bộ chuyển
đổi bước sóng cho nhiều ứng dụng hữu ích khác nhau.

Tín hiệu có thể đi vào mạng với bước sóng không thích hợp khi truyền trong
WDM. Bộ chuyển đổi khi được trang bị trong các cấu hình nút mạng WDM giúp sử
dụng tài nguyên bước sóng hiệu quả hơn, linh động hơn.

Có 4 phương pháp chế tạo bộ chuyển đổi bước sóng:

- Phương pháp quang điện

- Phương pháp cửa quang

- Phương pháp giao thoa

- Phương pháp trộn bước sóng

2.5 Ưu nhước điểm của hệ thống WDM


Ưu điểm:

- Hệ thống WDM có dung lượng truyền dẫn lớn hơn nhiều so với hệ thống TDM.

- Không giống như TDM phải tăng tốc độ số liệu khi lưu lượng truyền dẫn tăng, WDM
chỉ cần mang vài tín hiệu, mỗi tín hiệu ứng với mỗi bước sóng riêng (kênh quang)

- WDM cho phép tăng dung lượng của mạng hiện có mà không cần phải lắp đặt thêm
sợi quang

Nhược điểm:

- Dung lượng hệ thống còn nhỏ, chưa khai thác triệt để băng tần rộng lớn của sợi quang.

- Chi phí cho khai thác, bảo dưỡng tăng do có nhiều hệ thống cùng hoạt động
CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

QUANG GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO

3.1 Yêu cầu thiết kế


Đề bài: Xây dựng phương án thiết kế và mô phỏng hệ thống thông tin quang DWDM

- Tốc độ bit: 40 Gbit/s

- Cự ly truyền dẫn: 258 km

- Số lượng kênh bước sóng: 16 kênh

Một số gợi ý khi thiết kế:

- Loại sợi: Sợi quang đơn mode chuẩn (G.655)

- Nguồn phát: - Loại nguồn: Laser.

- Phương thức điều chế: điều chế ngoài

- Bộ thu: Sử dụng PIN kết hợp với bộ lọc thông thấp Bessel

Yêu cầu:

a) Sử dụng phần mềm Optisystem xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống thông tin quang
WDM theo phương án đã thiết kế.

Lưu ý: các tham số toàn cục (global parameters để mô phỏng) được thiết lập như sau

- Tốc độ bit: 40 Gbit/s

- Chiều dài chuỗi: 128 bits

- Số mẫu trong 1 bit: 64

b) Đưa các thiết bị đo vào mô hình mô phỏng. Các thiết bị đo trên tuyến được đặt tại các
vị trí phù hợp để xác định được chất lượng và dạng tín hiệu tại các điểm cần thiết trên
tuyến. Các thiết bị đo cơ bản:

- Thiết bị đo công suất quang

- Thiết bị phân tích phổ quang

- Thiết bị đo BER
c) Chạy mô phỏng

d) Hiển thị kết quả mô phỏng bằng các thiết bị đo đặt trên tuyến

e) Thay đổi các tham số của các phần tử trên tuyến để đạt được BER = 10

3.2 Mô phỏng theo phương án thiết kế

3.2.1 Tuyến phát quang: Chọn cửa sổ truyền 1550nm ở băng C

Thiết lập tham số toàn cục:


Nguồn phát: Sử dụng nguồn CW Laser ( continous Wave Laser ) : nhằm giảm ảnh
hưởng của tán sắc sợi.

Hình 3.1: Nguồn Laser phát CW Laser và Isolator

Bộ tạo xung RZ

Hình 3.2: Bộ tạo xung RZ

Bộ tạo chuỗi bit

Hình 3.3: Bộ tạo chuỗi bit

Bộ điều chế Mach-zehnder

Hình 3.4: Bộ điều chế Mach-zehnder

Phương pháp điều chế ngoài


Bộ ghép kênh MUX Phía phát

Hình 3.5: Thông số bộ ghép kênh Mux

3.2.2 Tuyến truyền dẫn quang

Hình 3.6: Tuyến truyền dẫn quang

Sợi quang sử dụng G.655 có các thông số:


- Suy hao sợi: 0.35dB
- Độ tán sắc: 6 ps/nmkm

Hình 3.7: Sợi quang G655

Chiều dài tuyến (theo yêu cầu thiết kế): 73Km + 95Km, được phân chia thành 2
chặng.

Sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu quang để bù lại suy hao đường truyền
Bộ Khuếch Đại Quang

Hình 3.8: Khuếch đại quang

Do sợi quang có suy hao tán sắc nên trong tuyến truyền dẫn sẽ sử dụng sợi
bù tán sắc DCF.
Hình 3.9: Thông số sợi bù tán sắc DCF

Để phân tích tín hiệu trước và sau truyền dẫn ta sử dụng các thiết bị mô phỏng để đo:

Thiết bị đo công suất quang

Thiết bị phân tích phổ quang

3.2.3 Tuyến thu của hệ thống DWDM

Hình 3.10: Tuyến thu WDM


Subsystems phía thu

Thiết bị đo BER
CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG VÀ HIỆU CHỈNH CÔNG SUẤT

PHÍA PHÁT
4.1 Kết quả ban đầu với công suất phát 0dbm
Thiết lập công suất phát ban đầu là 0dbm mỗi kênh

Quang phổ tín hiệu thu (tại điểm C)

Hình 4.1: Quang phổ tín hiệu thu tại C

Công suất thu tại điểm C

Hình 4.2: Tổng công suất tín hiệu thu tại C


OSNR tại điểm C

Hình 4.3: OSNR của từng kênh phía thu

Log-of-BER của mỗi kênh

Hình 4.4: logofBER của từng kênh

Khi thay đổi một trong các tham số hệ thống thì tỉ số lỗi bít BER sẽ thay đổi
theo. Ta thực hiện thay đổi công suất phát của các kênh

Lần lượt tìm từng khoảng giá trị công suất phát, thực hiện quét tham số công
suất phát của các kênh với giá trị từ -11dBm tới -8.5dBm với sweep=6

Hình 4.5: Giá trị công suất từng kênh được sweep
Sử dụng đồ thị có trục hoành là công suất phát, trục tung là Min-log-of-ber

Hình 4.6: Đồ thị Công suất-tỉ lệ lỗi bit

Kết hợp sử dụng bảng giá trị liên hệ Công suất phát-tỉ lệ lỗi bit của từng lần
sweep, ta thu hẹp dần khoảng sweep để tìm giá trị cuối cùng.

Hình 4.7: Bảng giá trị Công suất – tỉ lệ lỗi bit


4.2 Kết quả sau khi hiệu chỉnh
Quang phổ tín hiệu phát (tại điểm A):

Hình 4.8: Quang phổ tín hiệu phát thuộc băng tần C

Công suất tín hiệu phát (tại điểm A)

Hình 4.9: Tổng công suất phát


Quang phổ tín hiệu thu (tại điểm B)

Hình 4.10: Quang phổ tín hiệu thu tại B

Công suất thu tại điểm B

Hình 4.11: Tổng công suất tín hiệu thu tại B


OSNR tại điểm B

Hình 4.12: OSNR của từng kênh phía thu

Tỉ lệ lỗi Bit thu tại B

Đồ thị mắt tín hiệu thu tại kênh 1:

Hình 4.13: Đồ thị mắt kênh 1


Tỉ lệ lỗi bit thu tại kênh 1

Hình 4.14: Tỉ lệ lỗi bit thu tại kênh 1

Log-of-BER của mỗi kênh

Hình 4.15: logofBER của từng kênh


Quang phổ tín hiệu thu (tại điểm C)

Hình 4.16: Quang phổ tín hiệu thu tại C

Công suất thu tại điểm C

Hình 4.17: Tổng công suất tín hiệu thu tại C


OSNR tại điểm C

Hình 4.18: OSNR của từng kênh phía thu

Tỉ lệ lỗi Bit thu tại C

Đồ thị mắt tín hiệu thu tại kênh 1:

Hình 4.19: Đồ thị mắt kênh 1


Tỉ lệ lỗi bit thu tại kênh 1

Hình 4.20: Tỉ lệ lỗi bit thu tại kênh 1

Log-of-BER của mỗi kênh


Hình 4.21: logofBER của từng kênh

Kết quả tỉ lệ lỗi bit ở cuối chặng (tại điểm C) đã đạt yêu cầu trong

khoảng từ 10-13 đến 10-12 với công suất phát đã được hiệu chỉnh, công

suất phát kênh lớn nhất là -7.9dbm, công suất phát kênh nhỏ nhất là

-10.1dbm
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

WDM với những ưu thế về mặt công nghệ đã trở thành một phương tiện tối ưu
về kỹ thuật cũng như kinh tế để mở rộng dung lượng sợi quang một cách nhanh chóng
và quản lý hiệu quả hệ thống. WDM đã đáp ứng được hoàn toàn các dịch vụ băng rộng
trên mạng và là tiền đề để xây dựng mạng toàn quang trong tương lai.

Khi áp dụng các cơ chế bảo vệ và khôi phục dữ liệu cho tuyến quang trục dựa
trên nền tảng hệ thống WDM ta phải chú ý đến đặc điểm của tuyến quang trục truyền
với cự ly rất xa và khả năng xảy ra các sự cố như sự cố đứt cáp và hỏng hoàn toàn một
nút nào đó, cho nên khi xây dựng các cơ chế bảo vệ và khôi phục tín hiệu trên tuyến
phải chú ý tới hiệu quả kinh tế và khả năng phục hồi ở bất cứ trường hợp sự cố nào vì
chi phí đầu tư là rất lớn và độ tin cậy của hệ thống. Hy vọng trong tương lai gần chúng
ta có thể xây dựng các cơ chế bảo vệ và khôi phục dữ liệu có độ tin cậy cao đồng thời
chi phí đầu tư thiết bị ở mức hợp lý.

Sau khi thực hiện xong đề tài chúng em đã tiếp thu được kinh nghiệm làm việc
theo nhóm, cùng với những kiến thức vô cùng bổ ích về hệ thống thông tin quang cũng
như cách thức mô phỏng hệ thống băng phần mềm Optisystem. Tuy đã rất cố gắng nhưng
do kiến thức hiểu biết còn hạn hẹp nên còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết và còn
một số lỗi nhỏ. Chúng em rất mong nhận được sự trợ giúp của các thầy để giúp mình
hoàn thiện kiến thức hơn nữa. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy.

You might also like